Tải bản đầy đủ (.docx) (416 trang)

Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.39 MB, 416 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

VÕ VĂN SƠN

CHỢ TIỀN GIANG
TỪ GÓC NHÌN VĂN HĨA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

TRÀ VINH, NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

VÕ VĂN SƠN

CHỢ TIỀN GIANG
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC

Ngành: Văn hóa học
Mã ngành: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG
2. TS. NGUYỄN PHÚC NGHIỆP


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Chợ Tiền Giang từ góc nhìn Văn hóa học” là cơng trình
nghiên cứu độc lập của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Xuân Hương và TS. Nguyễn Phúc Nghiệp. Các số liệu, kết quả đề xuất trong Luận án là
trung thực, chính xác và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Trà Vinh, ngày tháng 3 năm 2024
Tác giả luận án
Võ Văn Sơn

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương
và TS. Nguyễn Phúc Nghiệp đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi từng bước hồn
thành Luận án. Thầy cơ cịn là nguồn động lực thơi thúc tơi cố gắng phấn đấu, rèn
luyện trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý thầy cô của Hội đồng đánh giá Luận án qua các cấp đã có những ý kiến
quý báu cho việc triển khai và thực hiện Luận án của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Ban Giám
hiệu Trường Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn, lãnh đạo
Phòng Đào tạo Sau đại học và các đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện Luận án. Đồng thời, tơi cũng cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Sở
Công Thương Tiền Giang, Cục Thống Kê Tiền Giang, Thư viện Tiền Giang, Chi hội Văn
nghệ dân gian Tiền Giang… đã cung cấp nhiều tài liệu có giá trị cho Luận án.

Đặc biệt, tôi cũng cảm ơn quý Anh/chị tiểu thương, người tiêu dùng, chủ vựa,
khách du lịch, cán bộ quản lý chợ, các nhà khoa học… đã cung cấp nhiều thơng tin

hữu ích trong q trình khảo sát thực tế. Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm, giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã chia sẻ kinh
nghiệm và dành cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong thời gian nghiên cứu Luận
án

Cuối cùng, từ sâu thẳm trái tim, tôi xin được dành lời cảm ơn tới gia đình,
người thân, bạn bè đã ln đồng hành cùng tôi, là chỗ dựa tinh thần, ủng hộ, động viên
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án này.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...........................................................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu.............................................................................................3
3.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC..............................4
4.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................4
4.2. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................4
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................5
5.1. Cách tiếp cận........................................................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5

6. KHUNG PHÂN TÍCH...............................................................................................7
7. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..........................................................................7
7.1. Tài liệu lưu trữ của các cơ quan..............................................................................7
7.2. Tài liệu là các cơng trình chun khảo....................................................................7
7.3. Tài liệu điền dã.......................................................................................................8
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN...................8
8.1. Ý nghĩa về mặt khoa học........................................................................................8
8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn.........................................................................................8
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN......................................................................................9
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN................................................................................................................ 10

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................10
1.1.1. Nghiên cứu về chợ ở nước ngoài.......................................................................10
1.1.2. Nghiên cứu về chợ ở Việt Nam..........................................................................15
1.1.3. Nghiên cứu về chợ ở Tiền Giang.......................................................................20
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................24
1.2.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................24
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu.........................................................................................34
1.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHỢ Ở TIỀN GIANG.......................36
1.3.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................36
1.3.2. Điều kiện dân cư................................................................................................38
1.3.3. Điều kiện kinh tế và xã hội................................................................................41
1.3.4. Điều kiện giao thông thủy, bộ............................................................................45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................48
CHƯƠNG 2 - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỢ Ở TIỀN GIANG...............................49
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ Ở
TIỀN GIANG............................................................................................................49
2.1.1. Chợ ở Tiền Giang giai đoạn trước năm 1861.....................................................49
2.1.2. Chợ ở Tiền Giang giai đoạn 1861 - 1975...........................................................51

2.1.3. Chợ ở Tiền Giang giai đoạn 1975 - 2020...........................................................54
2.2. CÁC LOẠI HÌNH CHỢ Ở TIỀN GIANG............................................................55
2.2.1. Chợ họp trên sông - chợ nổi Cái Bè...................................................................56
2.2.2. Chợ họp cố định trên đất liền - chợ cạn.............................................................58
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỢ Ở TIỀN GIANG.............................................................65
2.3.1. Tên chợ..............................................................................................................65
2.3.2. Thời gian họp chợ..............................................................................................66
2.3.3. Địa điểm họp chợ...............................................................................................66
2.3.4. Hàng hóa mua bán.............................................................................................67
2.3.5. Giá cả hàng hoá..................................................................................................69
2.3.6. Thành phần mua bán..........................................................................................68
2.3.7. Kiến trúc chợ.....................................................................................................70
2.3.8. Về cộng đồng tiểu thương của các chợ ở Tiền Giang.........................................72
2.4.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHỢ Ở TIỀN GIANG................................................86

2.4.1.Về phân bố các chợ..............................................................................................86
2.4.2.Về diện tích, mật độ và bán kính phục vụ của các chợ...........................................88
2.4.3.Về cơ sở hạ tầng của các chợ................................................................................89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................91
CHƯƠNG 3 - ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CHỢ TIỀN GIANG......................................92
3.1. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA NHẬN THỨC...............................................................92
3.1.1 Quan niệm về nghề bán hàng..............................................................................92
3.1.2. Quan niệm về nghệ thuật bn bán....................................................................94
3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HĨA TỔ CHỨC.....................................................................97
3.2.1. Hình thức mua bán.............................................................................................97
3.2.2. Nguyên tắc mua bán...........................................................................................98
3.2.3. Phương thức đo lường........................................................................................99
3.2.4. Hình thức vận chuyển hàng hóa.......................................................................101
3.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ỨNG XỬ.....................................................................103
3.3.1. Phong cách mua bán của chợ...........................................................................103

3.3.2. Phương thức rao hàng, chào hàng....................................................................110
3.3.3. Thói quen nói thách và trả giá ở chợ................................................................112
3.4. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA PHONG TỤC..............................................................120
3.4.1. Tập quán tín ngưỡng trong mua bán ở chợ Tiền Giang....................................120
3.4.2. Những kiêng kỵ trong mua bán ở các chợ Tiền Giang.....................................123
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................129
CHƯƠNG 4 - VAI TRÒ, GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHỢ Ở TIỀN GIANG. .130
4.1. VAI TRÒ CHỢ TIỀN GIANG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ
XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG..................................................................................130
4.1.1. Vai trò chợ Tiền Giang trong đời sống kinh tế của địa phương.......................130
4.1.2. Vai trò chợ Tiền Giang đối với sự phát triển của các thị trấn, thị tứ................134
4.1.3. Vai trò chợ Tiền Giang đối với sự phát triển văn hóa và xã hội.......................138
4.2.GIÁ TRỊ CỦA CHỢ TIỀN GIANG......................................................................144
4.2.1.Giá trị văn hóa....................................................................................................130
4.2.2. Giá trị xã hội......................................................................................................138
4.3. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỢ TIỀN GIANG HIỆN NAY........161
4.3.1. Thực trạng phát triển và biến đổi.....................................................................161

4.3.2. Nguyên nhân biến đổi......................................................................................170
4.3.3. Xu hướng phát triển và biến đổi.......................................................................173
4.4. PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CHỢ TIỀN GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
VÀ HỘI NHẬP.........................................................................................................179
4.4.1. Sự tồn tại và phát triển của chợ Tiền Giang ở hiện tại và tương lai.................179
4.4.2. Phát huy các giá trị của chợ Tiền Giang trong thời kỳ hội nhập......................185
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4............................................................................................196
KẾT LUẬN...............................................................................................................197
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................202
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..............................................................................................1
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 1


CB: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTQG:
ĐBSCL: Chủ biên
ĐHSP: Chính trị quốc gia
H: Đồng bằng sông Cửu Long
KHXH: Đại học sư phạm
NCS: Huyện
NXB: Khoa học xã hội
TNB: Nghiên cứu sinh
TNHH: Nhà xuất bản
TP: Tây Nam Bộ
Tr: Trách nhiệm hữu hạn
TX: Thành phố
UBND: Trang
VHDT: Thị xã
Ủy ban Nhân dân
Văn hóa dân tộc

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Các tiêu chí để xác định hạng chợ ở Việt Nam hiện nay.............................26

Bảng 1.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số Tiền Giang năm 2020...........................40

Bảng 2.1. Số lượng chợ ở Tiền Giang phân theo hạng.................................................55

Bảng 2.2. Hiện trạng mạng lưới chợ ở Tiền Giang theo vị trí họp chợ........................67


Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới chợ của Tiền Giang năm 2020...........88

Bảng 3.1. Tín ngưỡng của tiểu thương ở các chợ Tiền Giang....................................121

Bảng 3.2. Những kiêng kỵ chính trên ghe của giới thương hồ chợ nổi Cái Bè..........127

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1. Các thành tố của văn hóa chợ ở Tiền Giang...............................................31

Sơ đồ 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của chợ ở

Tiền Giang..................................................................................................................47

Sơ đồ 2.1. Kiến trúc chợ Mỹ Tho hiện nay..................................................................72

Sơ đồ 2.2. Số lượng chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang........................87

Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay.....................103

Sơ đồ 3.2. Đánh giá của người tiêu dùng về thói quen nói thách giá và trả giá ở các chợ

của Tiền Giang hiện nay............................................................................................116

Sơ đồ 3.3. Tín ngưỡng của tiểu thương ở các chợ Tiền Giang...................................123

Sơ đồ 3.4. Những kiêng kỵ của tiểu thương ở các chợ Tiền Giang............................125


Sơ đồ 4.1. Đánh giá của người tiêu dùng về vai trò của chợ Tiền Giang trong đời sống

kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương.................................................................134

Sơ đồ 4.2. Xu hướng phát triển của chợ.....................................................................135

Sơ đồ 4.3. Các yếu tố quan trọng then chốt để thu hút khách hàng đến chợ...................184

Sơ đồ 4.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của chợ đối với các loại hình thương mại khác 135

Sơ đồ 4.5. Những giải pháp phát triển chợ ở Tiền Giang trong giai đoạn mới...........135

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế và xã hội. Đối với
người Việt Nam từ bao đời nay, chợ không chỉ là nơi mua bán và trao đổi hàng hóa mà
cịn là nơi lưu giữ những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Ở mỗi vùng miền nước ta,
chợ như tấm gương phản ánh về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư địa phương. Do
đó, người xưa thường chọn “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để làm nơi định
cư và buôn bán. Trong vài thập niên trở lại đây, chợ đã trở thành đối tượng quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học như: sử học, kinh tế học, văn hóa học, nhân học… Vì
vậy, nghiên cứu chợ sẽ hiểu biết hơn về tình hình kinh tế, cuộc sống lao động sản xuất
cùng văn hóa phong tục, tập quán của dân cư một địa bàn cụ thể.
Từ góc nhìn văn hóa, chợ khơng chỉ đơn thuần là nơi trao đổi và mua bán hàng hóa;
mà cịn là trung tâm giao lưu văn hóa của cộng đồng dân cư. Đặc biệt ở những làng quê
xưa, chợ được xem là nơi tụ tập, gặp gỡ của những người thân quen. Mọi người đến chợ
không chỉ để mua bán hàng hóa mà cịn để thăm hỏi sức khỏe, trao đổi thơng tin và giao
lưu tình cảm. Hình thức tổ chức chợ ở mỗi vùng miền của nước ta có thể khác nhau,
nhưng đều mang trong mình hơi thở của cuộc sống và dấu ấn đặc sắc riêng của từng địa

phương. “Trong kí ức của cuộc đời mỗi người, chợ chiếm một chỗ thật sâu, thật quan
trọng” (Ngơ Anh Đào, 2014, 59). Vì lẽ đó, một số ngôi chợ của nước ta đã đi vào tâm
thức cá nhân và cộng đồng (văn học dân gian, thơ ca, hội họa và âm nhạc).
Tiền Giang là một vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí đắc địa là cửa
ngõ của đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), nối liền Sài Gịn/ thành phố (TP) Hồ
Chí Minh với các tỉnh miền Tây bằng mạng lưới giao thông thủy - bộ, nên từ rất sớm,
vùng đất này đã thu hút đông đảo lưu dân người Việt, người Hoa… đến sinh sống và
lập nghiệp. Từ đây, hệ thống chợ ở Tiền Giang cũng lần lượt được thiết lập. Với vị trí
trung gian then chốt ấy, chợ ở Tiền Giang là điểm kết nối thương mại quan trọng trong
mạng lưới thương mại Nam Bộ. Theo thời gian, các chợ của Tiền Giang còn được xem
là biểu tượng văn hóa của địa phương. Điển hình vào thế kỷ XVII-XVIII, Mỹ Tho đại
phố (chợ phố lớn Mỹ Tho) là một trong những trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhất Nam
Bộ.
Theo thống kê của Bộ Cơng Thương (2020), cả nước có gần 9.000 chợ, trong đó
tỉnh Tiền Giang có 177 chợ các loại đang hoạt động. Hoạt động của các chợ đã tạo nên

1

một bước đột phá quan trọng cho sự phát triển kinh tế, thể hiện nét văn hóa riêng của
từng

2

vùng, miền. Ngồi khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ cịn là một sinh hoạt văn hóa: nơi tụ
họp, giao tiếp phản ánh văn hóa lối sống của người dân địa phương. Như vậy, chợ không
chỉ là nơi giao lưu kinh tế mà còn là nơi hiển thị đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc nhất đời sống
văn hóa và xã hội. Do đó, nghiên cứu về chợ và văn hố chợ ở Tiền Giang, cịn giúp
chúng ta hiểu thêm về đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân vùng đất mới.

Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi hình thái kinh tế và mở cửa giao lưu hợp

tác văn hóa quốc tế, nhiều di sản văn hóa truyền thống của nước ta đã và đang biến đổi
hoặc đứng trước nguy cơ mai một, trong đó có các chợ. Có thể nói, chợ của nước ta
nói chung và ở Tiền Giang nói riêng là chứng nhân sống động của bối cảnh lịch sử xã
hội; là nơi biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc, diện mạo độc đáo của địa phương,
dung hợp nhiều yếu tố quan trọng của các lĩnh vực đời sống xã hội… đã và đang thách
thức về sự tồn tại trước hệ thống siêu thị cố định (Fixed supermarket system), siêu thị
trực tuyến (Online supermarket system) và các trung tâm thương mại (Shopping small)
đang được các tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư triệt để.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trog đó có chợ và văn hóa
chợ. Đáng chú ý, Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Công thương về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ
tồn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” đã nhấn mạnh quan điểm phát triển
mạng lưới chợ: “Phát triển mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại; đồng thời,
bảo đảm duy trì và phát huy được các yếu tố truyền thống đặc trưng và điển hình của
chợ” (Bộ Cơng thương, 2015, 1). Như vậy, việc tìm hiểu văn hóa chợ Tiền Giang cũng
khơng nằm ngồi mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ những ý nghĩa trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Chợ Tiền
Giang từ góc nhìn Văn hóa học” để nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần
làm rõ hơn vai trị, vị trí, ý nghĩa, giá trị văn hóa của chợ trong đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân Tiền Giang từ truyền thống đến đương đại. Kết quả nghiên cứu
của đề tài cũng là một căn cứ khoa học góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống trong phat triển và hội nhập hiện nay, trong đó có việc khai thác chợ
truyền thống như là một nguồn vốn xã hội, vốn văn hóa để phát triển kinh tế và xã hội
của Tiền Giang nói riêng, cả nước nói chung trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là khảo cứu và làm nổi bật về vai trị, vị trí, ý
nghĩa, giá trị văn hóa của chợ Tiền Giang (văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa
tâm linh) đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về chợ và văn hóa chợ.
- Nghiên cứu văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử và văn hóa tâm linh của các chợ ở
Tiền Giang trong đời sống kinh tế và xã hội của người dân, góp phần tìm hiểu văn hóa
truyền thống nói chung và văn hóa giao thương nói riêng của người dân Tiền Giang.
- Nghiên cứu xu hướng vận động, biến đổi của chợ ở Tiền Giang theo cơ chế kinh
tế thị trường; khuyến nghị các giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề bất cập của
các chợ trên địa bàn Tiền Giang trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vai trị, vị trí, ý nghĩa, giá trị văn hóa của chợ trong đời sống vật chất
và tinh thần của cư dân Tiền Giang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động sinh kế (mua bán, trao đổi hàng hóa) của người dân ở các chợ trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, đề tài nghiên cứu các chợ theo địa giới hành chính của tỉnh Tiền
Giang hiện nay. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, luận án tập trung
nghiên cứu 5 chợ tiêu biểu của Tiền Giang: chợ nổi Cái Bè, Huyện (H) Cái Bè; chợ Cai
Lậy, Thị xã (TX) Cai Lậy; chợ Gạo (H. Chợ Gạo); chợ Gị Cơng (TX. Gị Cơng); chợ Mỹ
Tho (TP. Mỹ Tho) đại diện cho mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh. Các chợ được chọn đều
có chủ đích, trong đó chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ đầu mối lớn nhất ở miền
Tây, chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nơng sản của vùng; cịn chợ Gạo, chợ Mỹ Tho,
chợ Gị Cơng, chợ Cai Lậy cũng là những chợ đầu mối sầm uất, có lịch sử phát triển khá

lâu và giữ vai trò quan trọng đối với đời sống của Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói

chung.

- Về thời gian, luận án nghiên cứu hoạt động của các chợ ở Tiền Giang hiện nay.
Tư liệu khảo sát được thực hiện trong 5 năm (từ năm 2015 đến năm 2020) và có đề cập
đến các chợ trên địa bàn tỉnh trước năm 2015 để nhận diện xu hướng biến đổi, lấy năm
1986 làm mốc thời gian để phân chia hệ thống chợ Tiền Giang trước và sau đổi mới, từ
đó làm rõ sự biến đổi văn hóa chợ chợ Tiền Giang trong giai đoạn kinh tế thị trường.
Đồng thời, NCS cũng sẽ tập trung khảo sát thực trạng hoạt động của các chợ Tiền Giang
hiện nay và đề xuất các giải pháp phát triển chợ ở Tiền Giang đến năm 2025 và những
năm tiếp theo.

Phạm vi nội dung, NCS tập trung nghiên cứu vai trò, giá trị và ý nghĩa văn hóa
của chợ (văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh) trong
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Tiền Giang. Đồng thời, nghiên cứu thực
trạng hoạt động, xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển
mạng lưới chợ ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung theo cơ chế thị trường; Đề
xuất các giải pháp phù hợp khai thác các giá trị văn hóa của chợ (kinh tế, văn hoá, xã
hội) hướng đến phát triển bền vững Tiền Giang.

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Trong những năm qua, các chợ của Tiền Giang đã góp phần quan trọng vào phát
triển kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương. Thiết nghĩ, cần phải có những giải
pháp thiết thực để phát huy các giá trị văn hóa của chợ ở Tiền Giang trong điều kiện
mới. Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là đi sâu nghiên cứu trường hợp đại
diện để minh chứng và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Câu hỏi thứ nhất: văn hóa chợ là gì? Nó có vai trị như thế nào đối với đời sống

vật chất và tinh thần của người dân nước ta nói chung và ở Tiền Giang nói riêng?

- Câu hỏi thứ hai: văn hóa chợ ở Tiền Giang (văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn
hóa ứng xử và văn hóa tâm linh) với những giá trị của nó hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi thứ ba: làm thế nào để phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn
hóa chợ ở Tiền Giang trong q trình đơ thị hóa và xây dựng nơng thôn mới hiện nay?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Văn hóa chợ ở Tiền Giang đóng vai trò quan trọng trong trong đời sống vật chất
và tinh thần của người dân, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội địa phương.

- Văn hóa chợ ở Tiền Giang hàm chứa nhiều giá trị, là “lăng kính” phản ánh
văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh của người dân
Tiền Giang từ xưa đến nay.

- Trong q trình đơ thị hóa và xây dựng nơng thơn mới hiện nay, các chợ ở Tiền
Giang tất có những thay đổi để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhập với thế giới.

5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Cách tiếp cận

Mặc dù đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa học - là hướng tiếp cận chính yếu
của luận án, song trong nghiên cứu văn hóa, cách tiếp cận liên ngành đóng vai trị quan
trọng bởi tính hiệu quả của nó. Do vậy, với đề tài này, NCS sử dụng những cách tiếp cận
cụ thể:

- Văn hóa học: Dưới giác độ văn hóa, luận án tiếp cận đề tài theo cách nhìn chợ

và văn hóa chợ là sản phẩm văn hóa của cộng đồng, được sinh thành và phát triển
trong một thực tiễn lịch sử - xã hội cụ thể là tiền công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cuộc
sống của con người. Là sản phẩm văn hóa, tất chợ có những giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc, được trao truyền, được gìn giữ và phát huy trong bối cảnh xã hội hiện
đại. Do vậy, luận án sẽ tìm hiểu các giá trị văn hóa được xác lập bởi các chợ truyền
thống cũng như các đặc điểm của văn hóa chợ ở Tiền Giang.

- Xã hội học: Từ góc nhìn xã hội học, luận án tìm hiểu sự hình thành những mối
quan hệ trong các hoạt động mua bán của mạng lưới chợ ở Tiền Giang. Hoạt động đó
có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân địa
phương.

- Nhân học: Với cách tiếp cận nhân học, luận án quan tâm đến sự biến đổi của
chợ và văn hóa chợ ở Tiền Giang trong bối cảnh đương đại: những ảnh hưởng của nhịp
sống đương đại, của phương thức sản xuất mới, đã tác động và làm biến đổi chợ truyền
thống cùng với những giá trị văn hóa chợ truyền thống. Do đó, trong nghiên cứu này,
NCS muốn tìm hiểu văn hóa chợ Tiền Giang được gìn giữ và phát huy như thế nào
trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, khuyến nghị về các giải pháp để phát huy giá trị
chợ ở Tiền Giang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập được ra đời từ nghiên cứu thực
tiễn này.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu: Luận án sử dụng kết quả của các
học giả đi trước đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vùng đất, con người và

thương nghiệp của Tiền Giang. Qua sự phân tích tư liệu này, luận án kế thừa và đưa ra
những nhận định liên quan đến các vấn đề của đề tài luận án.

- Phương pháp điền dã dân tộc học: là phương pháp chính được đề tài sử dụng

để thu thập tư liệu. Phương pháp này góp phần bổ khuyết cho những tư liệu chính sử
giúp nghiên cứu trở nên cụ thể, khách quan và có những đánh giá chính xác hơn trong
nghiên cứu. Để thu thập dữ liệu bằng phương pháp điền dã, NCS đã tiến hành như sau:
xác định vấn đề cần quan sát, tham dự; lựa chọn địa điểm và thời gian quan sát, tham
dự; có nhật ký diền dã cụ thể.

- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS khảo sát 200 đối tượng (lựa chọn ngẫu
nhiên) có liên quan đến hoạt động của chợ như: 100 tiểu thương kinh doanh/chủ vựa lâu
năm, 100 người tiêu dùng/ khách tham quan du lịch tại 5 chợ tiêu biểu của Tiền Giang (từ
năm 2015 đến 2020) về thực trạng hoạt động của các chợ, để có những tư liệu định
lượng, minh chứng cho những nhận xét, đánh giá định tính. Ngồi ra, NCS cịn tiến hành
phỏng vấn đại diện Ban quản lý của các chợ để hiểu rõ hơn về cơ sở hạ tầng của chợ.
Toàn bộ số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 (xem Phụ lục
1). Trên cơ sở các bảng khảo sát đã được lập, tiến hành khảo sát, tổng hợp và phân tích
số liệu để rút ra những nhận định, đánh giá khách quan, chân thực về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu đã sử dụng các số liệu sơ cấp từ cuộc
khảo sát riêng cho luận án, thông qua phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn. NCS tiến
hành phỏng vấn và xin ý kiến đánh giá, nhận xét của 20 chuyên gia (kinh tế, lịch sử,
văn hóa, xã hội về vai trị, vị trí, ý nghĩa, của chợ trong đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân Tiền Giang, cũng như xu hướng vận động và biến đổi của chợ ở Tiền
Giang theo cơ chế thị trường; Đề xuất các giải pháp thiết thực khai thác văn hóa chợ
của Tiền Giang, hướng đến phát triển bền vững trong thời gian tới.

- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu 5 chợ cụ thể ở Tiền Giang với
tư cách là nghiên cứu “điểm”, qua đó để hiểu “diện” - văn hóa chợ ở Tiền Giang.

- Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp này trình bày điều kiện và quá
trình hình thành, hoạt động, phát triển của các chợ Tiền Giang đặt trong bối cảnh
Nam Bộ.



×