Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước về y tế trên địa bàn hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HO THI THU TRANG

QUAN LY CHI NGAN SACH NHA NUOC VE Y TE

TREN DIA BAN HAI DUONG

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ

Hà Nội - 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HO THI THU TRANG

QUAN LY CHI NGAN SACH NHA NUOC VE Y TE

TREN DIA BAN HAI DUONG

Nganh : Quan ly kinh té
Mã số : 8310110

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Viết Thái



Hà Nội - 2023

LOI CAM DOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Viết Thái. Cơng trình này có tính độc lập.

riêng, không sao chép kết quả nghiên cứu đã xuất bản của các tác giả khác.

Các loại tài liệu, số liệu sử dụng trong cơng trình này do tác giả đã thu thập

trong q trình nghiên cứu là hồn tồn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã

được liệt kê đầy đủ trong bảng Danh mục tài liệu tham khảo.

Tác giả xin chịu hoàn tồn trách nhiệm về tính trung thực của Đề án tốt

nghiệp.

Hải Dương, ngày — tháng _ năm 2023
Tác giả

Hồ Thị Thu Trang

LỜI CÁM ƠN

Dé hoàn thành Đề án tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân

thành đến quý thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại, các cán bộ của Viện Đào.


tạo sau đại học Trường Đại học Thương mại.

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo

PGS.TS. Nguyễn Viết Thái đã dành thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn giúp.
đỡ tơi để tơi hoàn thành Đề án tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp
hiện đang công tác tại Sở Tài chính tỉnh Hải Dương và gia đình đã động viên tạo

điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành Đề án tốt

nghiệp này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hai Duong, ngay tháng năm 2023
Tác giả

Hồ Thị Thu Trang

MỤC LỤC

DANH MUC C. > CHU VIET TAT.

DANH MUC BANG BIEU.

TOM TAT NOI DUNG DE AN TOT NGHIỆP.


PHAN MO DAL

1. Tính cấp thiết của đề tài đề án

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu của đề án.

CHUONG 1.MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM THUC TIEN 5

VE QUAN LY CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ...

1.1. Khái quát về chỉ ngân sách nhà nước về y tế 5

1.1.1. Nội dung chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế. -5

1.1.2. Đặc điểm của chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế.. 7

1.1.3. Nguyên tắc chỉ Ngân sách Nhà nước vỀ y t 8

1.2. Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y ti 10

1.2.1. Sự cần thiết phải quắn lý chỉ ngân sách nhà nước về y 10

1.2.2. Nội dung quan If chi NSNN vé y tế 12

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế. 16


1.2.4. Công cụ quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y té.. 18

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế....... 19

1.3.1. Yếu tố khách quan... 19

1.3.2. Yếu tố chủ quan... 20

ii

1.4. Kinh nghiệm quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế ở một số địa

phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương...... 22

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chỉ NSNN về y tế ở một số địa phương trong

nước 23

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương. 27

CHUONG 2.THUC TRANG QUAN LY CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÈ
Y TE TREN DIA BAN HAI DUONG.. 29

2.1. Một số nét cơ bản về y tế tỉnh Hải Dương... 29

2.1.1. Đôi nét về hệ thống y tế tỉnh Hải Dương..

2.1.2. Tinh hình chỉ ngân sách tỉnh Hải Dương về y tê.

2.1.3. Nguồn vốn đầu tư về y tế tỉnh Hải Dương ..


2.2. Phân tích thực trạng Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế trên địa
bàn Hải Dương 40

2.2.1. Quản lý q trình lập và phân bổ dự tốn chỉ NSNN về y tế trên địa
bàn tỉnh Hải Dương... 40

2.2.2. Quản lý q trình chấp hành dự tốn chi NSNN vé y té trén dia bàn
tỉnh Hải Dương... 44

2.2.3. Quản lý q trình quyết tốn chỉ NSINN vé y té trén dia ban tinh Hai

Dương.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhâi

CHƯƠNG 3.ĐÈ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ NHÀM TĂNG

CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÈ Y TE TREN DIA
BAN. 55

HAI DUONG 55

3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng tăng cường Quản lý chỉ ngân sách

nhà nước lê trên địa bàn Hải Dương...


li

3.1.1. Quan điểm và định hướng của Đăng và Nhà nước Việt Nam trong
phát triển sự nghiệp y tế 55

3.1.2. Quan điểm phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Hải Dương.. 56

3.1.3. Một số quan điểm và yêu cầu trong việc tăng cường quản lý chỉ
NSNN về y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương... 58

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y
tế trên địa bàn Hai Duong... 59

3.2.1. Bảo đảm cơ cấu chỉ ngân sách về y tế hợp lý, hiệu quả... 59

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chỉ thường xuyên phù hợp
với thực tế tại địa phương. 60

3.2.3. Quản lý chỉ NSNN phải được tăng cường trong cả ba khâu lập, chấp
hành và quyết tốn NSNN. Thực hiện quy chế cơng khai tài chính với
các đơn vị dự tốn 6

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản chỉ NSNN về y tế 64

3.2.5. Ciing c6 va nang cao chất lượng cán bộ làm cơng tác tài chính kế

tốn và trách nhiệm của các Lãnh đạo bệnh viện tại các đơn vị, cơ sở y tễ.65

3.2.6. Hồn thiện hệ thống cơng nghệ tin học thông tin. 65


3.2.7. Đẫy mạnh công tác xã hội hoá y tế 66

67

Ống văn bản, chính sách pháp luật 67

3.3.2. Đỗi mới và thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ trên toàn bộ các

khâu của chu trình ngân sách 69

3.3.3. Đảm bảo gắn trách nhiệm của cơ quan được phân cấp với hiệu quả
chỉ NSNN 70

3.3.4. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thông tin 7

KET LUAN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

iv

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT.

TT |Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 |ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm,
2_ |BHXH Bảo hiểm xã hội

3 |BHYT Bảo hiểm Y tế


4 |BN Bệnh Nhân
5 [BV Bệnh viện

6 |CBYT Cán Bộ Y tế

7 |ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản.

8 |GDSK Giáo dục sức khỏe.
9 |HĐND Hội đồng nhân dân

10 |KHH Kế hoạch hóa

1i |NSĐP Ngân sách địa phương.
12 |NSNN Ngân sách nhà nước.
l3 |NSTW Ngân sách Trung ương.
14 |QLHC Quản lý hành chính.

15 |TSCĐ Tài sản có định

l6 |TT Trung tâm
17 |TTVCCC Trung tâm vận chuyển cấp cứu

18 | TTYT Trung tâm Y tế
19 | YTDP Y tế dự phòng.

DANH MỤC BẢNG BIÊU

Bảng 2.1: Quy mô GDP các ngành giai đoạn 2020-2022................. s30)
Bảng 2.2: Tổng hợp số giường bệnh do Nhà nước quản lý giai doan 2020-2022....32


Bảng 2.3: Tình hình chỉ NSNN về y tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022........33

Bang 2.4: Chi NSNN về y tế theo nội dung nghiệp vụ ngành y tế....... —..

Bảng 2.5: Chỉ NSNN cho sự nghiệp theo 4 nhóm mục chỉ giai đoạn 2020-2022... 35

Bang 2.6: Nguồn kinh phí đầu tư về y tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 .....38

Bang 2.7: Dự toán chỉ ngân sách nhà nước về y tế giai đoạn 2020-2022................ 42

Bang 2.8: Định mức phân bổ ngân sách Nhà nước về y tế theo giường bệnh.....42

Bang 2.9: Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế về y tế................. cee AB

Bang 2.10: Cơ cầu GDP phân theo ngành y tế giai đoạn 2020-2022..................... 49

vi

TOM TAT NOI DUNG DE AN TÓT NGHIỆP.

Đề tài “Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế trên địa bàn Hải Dương" đã

tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản về vai trị, nội dung, nhiệm vụ, cơng tác quản

lý và sự cần thiết phải tăng cường quản lý chỉ NSNN về ytế. Nghiên cứu, đánh

giá tình hình và thực trạng công tác quản lý chỉ NSNN về y tế trên địa bản tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2020-2022 rút ra được ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra


nguyên nhân của những ưu, nhược điềm đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị nhằm tăng cường Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế trên địa bàn Hải

Dương.

- Bao dam cơ cấu chỉ ngân sách về y tế hợp lý, hiệu quả. Tăng dân tỷ trọng
chỉ về y tế dự phòng trong tông chỉ NSNN của địa phương về y tế đảm bảo nguồn
kinh phí về y tế dự phịng đạt ít nhất 30% ngân sách y tế theo tỉnh thần Nghị quyết

18/NQ-QH12 của Quốc hội. Hoàn thiện cơ cấu theo 4 nhóm mục chỉ.

- Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chỉ thường xuyên phù hợp với
thực tế tại địa phương. Nghiên cứu 2 phương thức phân bổ chính như sau:

Phương thức 1: Phan bé rực tiếp cho bệnh viện và người cung cấp dịch vụ
Phương thức 2: Phân bỏ theo hình thức hỗ trợ người sử dụng dịch vu.
~ Quản lý chỉ NSNN phải được tăng cường trong cả ba khâu lập, chấp

hành và quyết tốn NSNN. Thực hiện quy chế cơng khai tài chính đối với các

đơn vị dự tốn

~ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản chỉ NSNN về y tế.
- Củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn và

trách nhiệm của các Lãnh đạo bệnh viện tại các đơn vị, cơ sở y tế.

- Hồn thiện hệ thống cơng nghệ tin học thơng tin.: Chuân bị đầu tư hạ tầng

tin học để khi triển khai hệ thống Tabmis đối với đơn vị Sở ngành tại địa phương có.


thé dap img được ngay. Cần bố trí ngân sách hợp lý đề tăng cường đầu tư cho hạ
tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý NSNN.

- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố y tế.: Đa dạng hố các loại hình phục vụ,

chăm sóc sức khỏe, tô chức tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Nâng cao.
chất lượng mạng lưới y tế ở cơ sở, huy động sự đóng góp cả về nhân lực, vật lực, tài

lực của nhân dân.

PHÀN MỞ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của đề tài đề án
Y tế có vị trí quan trọng đặc biệt trong sự phát triển kinh tế xã hị của mỗi

quốc gia. Hiện nay, hệ thống y tế Việt Nam đang hướng tới các mục tiêu công bing,
hiệu quả, phát triển. Đề đạt được điều đó cần có sự can thiệp của Nhà nước bằng,
nhiều hình thức trong đó có chỉ NSNN về y tế. Chỉ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực
này đã tăng lên đáng kể, điều đó đã góp phần tạo điều kiện cải tạo, tăng cường cơ sở

vật chất bệnh viện, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng khám, phòng và chữa
bệnh trên phạm vỉ cả nước.

Nhận rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ và vai trò của ngành Y tế trong.

việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, hàng năm, Nhà nước đã dành một phần từ Ngân

sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế. Nhưng do Ngân sách Nhà nước cịn hạn hẹp,


với chủ trương xố bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyền sang nền kinh tế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chỉ Ngân

sách Nhà nước về y tế cũng có những thay đổi theo hướng “Giảm dần các khốn

chỉ có tính bao biện từ Ngân sách Nhà nước, chỉ có trọng tâm trọng điểm” nhưng
vẫn đảm bảo mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là *Mơng cao tính cơng bằng và
hiệu quả trong việc tiếp cận và sứ dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
của nhân dân” ( Trích văn kiện Đại hội Đảng IX )

Nhiều năm qua Nhà nước Việt Nam đã quan tâm đầu tư cho hệ thống y tế.
Nhưng nguồn lực NSNN cịn hạn chế, mặt khác các chính sách chế độ liên quan đến
lĩnh vực chỉ này nhiều, phức tạp và thay thay đôi làm sao đề quản lý chỉ NSNN về y

tế vừa đảm bảo được khả năng cân đối ngân sách, vừa hiệu quả tạo điều kiện cho.

ngành làm tốt công tác chuyên môn. Thực tế này đặt ra câu hỏi quản lý chỉ NSNNỀ
về y tế như thế nào đề đạt được yêu cầu trên.

Xét trên phạm vi một tỉnh, chỉ ngân sách về y tế có một vị trí quan trọng. Hải

Dương là tỉnh thuần nơng, đắt chật, người đơng, trình độ phát triển kinh tế hạn chế,
khả năng xã hội hoá chưa nhiều nên các khoản chỉ từ ngân sách nhà nước về y tế
vẫn còn giữ vai trò chủ đạo. Trong thời gian qua, quản lý chỉ ngân sách về y tế, đặc

biệt là quản lý chỉ thường xuyên cho lĩnh vực trên địa bàn tỉnh bên cạnh những kết

quả đạt được vẫn còn một số tổn tại, vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu sửa đơi. Vì
vậy, việc chọn đề tài “Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế trên địa bàn Hải


Duong” là cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Dé xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường Quản lý chỉ ngân sách
nhà nước về y tế trên địa bàn Hải Dương,

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu là:

~ Những vấn đề lý luận cơ bản về chỉ ngân sách nhà nước về y tế tại tỉnh Hải

Dương là gì?

~ Công tác quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế tại tỉnh Hải Dương hiện

nay được thực hiện như thế nào?

~ Công tác quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế tại tỉnh Hải Dương cần

phải bổ sung hồn thiện nội dung gì và hồn thiện như thế nào?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề án vào những vấn đề

chủ yếu sau đây:


- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chỉ
ngân sách nhà nước về y tế tại tỉnh Hải Dương.

~ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y

tế tai tinh Hải Dương, làm rõ những thành công, yếu kém, nguyên nhân và các vấn
đề cần giải quyết nhằm tăng cường quản lý chỉ về y tế tại tỉnh Hải Dương.

~ Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quan ly chi ngân sách nhà
nước về y tế tại tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

~ Về nội dung: quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế tại tỉnh Hải Dương với

các nội dung cơ bản sau: (1) Quản lý quá trình lập va phân bổ dự tốn chỉ NSNN;
(2) Quản lý q trình chấp hành dự toán chỉ NSNN; (3) Quản lý quá trình quyết
toan chi NSNN

- Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi tại tỉnh Hải Dương.

- Về thời gian: Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế tại tỉnh Hải Dương

giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022.


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán; Các tài liệu

về quản lý thu ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp có thu tham khảo từ các
giáo trình, sách, tài liệu học tập, slides bài giảng, mạng internet, báo chí, các trang

website,...; Tham khảo các cơng trình nghiên cứu liên quan đề kế thừa và phát huy
những giá trị đã đạt được và hồn thiện những vấn đề cịn tồn tại của các cơng trình
nghiên cứu trước đó. Các tài liệu giới thiệu, báo cáo tông kết về tỉnh Hải Dương,

thông tin về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội.

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi khảo sát được xử lý
và phân tích trên phần mềm Excel

~ Phương pháp tổng hợp thông tin

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để mô tả mức độ của
hiện tượng qua số tuyệt đối, số tương bình quân để đánh giá sự biến
của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian theo một số
tiêu thức nhất định.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh thực hiện với kế
hoạch, so sánh theo thời gian để thấy được mức độ biến động và phát triển trong.

công tác quản lý thu tại các đơn vị sự nghiệp theo các tiêu chí khác nhau và những
thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022.


+ Phương pháp diễn giải: Được thể hiện trong việc tiếp cận thông tin khai

thác từ các phương tiện thông tin truyền thông hiện đại như internet, truyền hình đề
thống kê tài liệu, dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng quản lý thu sự nghiệp trong thực

tiễn nói riêng; từ đó, phương pháp tổng hợp, đánh giá được sử dụng để đưa ra

những giải pháp hoàn thiện vấn đề cần nghiên cứu cả về góc độ lý luận và thực tiễn.

5. Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Đề án tốt nghiệp

gồm có 3 chương.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chỉ
ngân sách nhà nước về y tế

Chương 2: Thực trạng Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế trên địa bàn

Hải Dương

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường Quản lý chỉ
ngân sách nhà nước về y tế trên địa bàn Hải Dương.

CHUONG 1

MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM THUC TIEN VE QUAN

LY CHI NGAN SACH NHA NUGC CHO Y TE


1.1. Khái quát về chỉ ngân sách nhà nước về y tế

1.1.1. Nội dung chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế
Khái niệm: Chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế được hiểu là sự thê hiện quan

hệ phân phối dưới hình thức giá trị, từ một bộ phận quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước nhằm duy trì, phát triển sự nghiệp Y tế theo ngun tắc khơng hồn trả trực
tiếp; Hay đó là khoản chỉ để duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ thống Y tế từ
Trung ương xuống cơ sở nhằm thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ

cộng đồng (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2007),

Nội dung: Chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế có nhiều nội dung chỉ tiết khác
nhau và được phân ra dưới một số tiêu thức chủ yếu sau:

Theo chức năng ngành y tế
Nội dung chi Ngân sách Nhà nước về y tế gồm: Chi phòng bệnh, chỉ chữa

bệnh, chỉ đảo tạo, chỉ nghiên cứu khoa học y Dược, chỉ quản lý hành chính và chỉ
khác

Tác dụng của việc phân loại này là nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá
tinh hình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước cho chuyên môn nghiệp vụ của ngành Y'

tế như thế nào, từ đó đánh giá được mức độ chỉ cho chun mơn nghiệp vụ đã hợp.
lý chưa đề có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo tính chất các khoản chỉ


Nội dung chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế gồm:

Chi Đầu tư như: Chi xây lắp, chỉ thiết bị, chỉ khác về đầu tư.

Chỉ Thường xuyên như: Chỉ lương cho cán bộ nhân viên Y tế và đội ngũ bác
sĩ, chỉ bù lỗ bù giá, chỉ công tác phí, chỉ hội nghị phí, cơng vụ phí, chỉ dao tao và
chỉ khác.

Tác dụng của cách phân loại theo tính chất các khoản chỉ là có thể quản lý
một cách chặt chẽ các khoản chỉ dành cho đầu tư và chỉ thường xuyên, từ. đó có thể

có được những thơng tin chính xác về tình hình quản lý biên chế và quỹ lương, tình

hình tuân thủ chính sách chế độ chỉ NSNN tại mỗi đơn vị thụ hưởng.

Theo tuyến chỉ:

Chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế gồm : Chi Y tế cho tuyến Trung ương,
tuyến Tỉnh, tuyến Huyện và tuyến Xã.

Tác dụng của việc phân loại này là có thể xác định được mức độ chỉ Ngân

sách Nhà nước về y tế ở mỗi cấp đề có sự điều chỉnh hợp lý, đảm bảo tính cơng,
bằng trong việc phân bỗ kinh phí hoạt động Y tế giữa các tuyến, phù hợp với nhu
cầu phát triển của ngành Y tế nói riêng và sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung,

của từng vùng
Trong công tắc quản lý các khoản chỉ tiêu thường xuyên của Ngân sách Nhà

nước chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế được phân chia theo 4 nhóm chính sau


Nhóm I: Chỉ Bộ máy
Đứng trên góc độ tài chính, đây là khoản chỉ tiêu thường xuyên như : Tiền

lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản

khác. Trong đó:

Tiền lương bao gồm: Lương ngạch bậc, lương tập sự, lương hợp đồng.

Tiền phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm,
phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm và phụ cấp đặc biệt.

“Tiền thưởng gồm: Thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất và thưởng khác.

Phúc lợi tập thể gồm: Trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột
xuất, tiền tàu xe, phúc lợi khác.

Các khoản đóng góp: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nhém 2: Chi quản lý hành chính

Nhóm này bao gồm các khoản chỉ: Chỉ thanh tốn dịch vụ công cộng (tiền

điện, tiền nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường và dịch vụ công cộng khác); Chỉ vật
tư văn phịng (gồm văn phịng phẩm, cơng cụ dụng cụ và vật tư văn phịng khác);

Chỉ thơng tin liên lạc (gồm điện thoại, fax, tuyên truyền, ấn phẩm truyền thơng...);

Chỉ cơng tác phí (tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp cơng tác phí, th phịng ngủ,


khốn cơng tác phí và cơng tác phí khác); Chỉ hội nghỉ phí (gồm tài liệu, bồi dưỡng.

giảng viên, thuê phòng ngủ, thuê hội trường, chỉ bù tiền ăn và các chỉ phí khác).

Nhóm 3: Chỉ nghiệp vụ chuyên môn

Đây là khoản chỉ quan trọng nhất tác động trực tiếp đến công tác khám chữa
bệnh. Khoản chỉ này bao gồm: Chỉ cho vật tư dùng cho chuyên môn, thiết bị chuyên

dung, in ấn chỉ, trang phục, bảo hộ lao động, sách, tài liệu, mua súc vật dùng cho.

hoạt động chun mơn, thanh tốn hợp đồng với bên ngồi, thuốc khám và điều

trị...

Nhém 4: Chỉ mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản.

Như mua ô tơ, đồ gỗ, mây tre, máy tính, máy điều hồ nhiệt độ, các tài sản cố

định có độ bền cao.... sữa chữa ô tô, xe chuyên dụng, đường điện, cấp thoát nước.

Đây là nhóm chỉ khơng thê thiếu được của tồn ngành y tế. Hàng năm, do sự.
xuống cấp của các tài sản có định dùng cho hoạt động y tế, địi hỏi phải có kinh phí

để đầu tư mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi lại và từng bước hiện đại hoá trang.

thiết bị ngành Y tế ở những đơn vị Y tế được Nhà nước bao cấp. Chính nhờ nhóm.
chỉ này đã góp phần nâng cao năng lực hiện có của tài sản cố định, nâng cao chất

lượng của các bệnh viện, phịng khám, qua đó giúp cho hoạt động khám chữa bệnh


ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như về quy mô.

1.1.2. Đặc điểm của chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế
Chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế là khoản chỉ thường xuyên thuộc lĩnh vực

văn xã, nhưng so với các khoản chỉ thường xuyên khác, chỉ Ngân sách Nhà nước về

y tế có những nét riêng biệt

Thứ nhất, chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế là khoản chỉ vừa mang tính chất

tiêu dùng hiện tại, vừa mang tính chất tích luỹ đặc biệt.
Xét về hình thức bên ngồi và theo từng niên độ Ngân sách thì đây là khoản

chỉ mang tính tiêu dùng xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ của nhân dân, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó.
Song khoản chỉ này gián tiếp tác động đến việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
nâng cao trỉ thức con người, tạo điều kiện cho nền kinh tế ồn định và tăng trưởng,

tăng tích luỳ Ngân sách.

Vi vay, néu xét về bản chất bên trong và xét về tác dụng lâu dài thì khoản chỉ
này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sự sáng tạo ra của cải vật
chất và văn hoá tỉnh thần, là nhân tố tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của
nên kinh tế xã hội trong tương lai.

Thứ hai, chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế là khoản chỉ chứa đựng nhiều yếu

tố xã hội.


Chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế quyết định mức độ ưu đãi đối với các tầng

lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hồn cảnh khó khăn, những
đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính sách, những người có cơng với
cách mạng, những đối tượng thuộc vùng sâu vùng xa và những vùng thường xuyên
xảy ra dịch bệnh; Qua đó để thực hiện công bằng xã hội.

Mặt khác, chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế cũng chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố xã hội (phong tục, tập quán, mức sống...). Chính những yếu tố này sẽ quyết

định tới quan điểm hoạt động của sự nghiệp Y tt

1.1.3. Nguyên tắc chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế
Để các khoản chỉ Ngân sách Nhà nước về y tế thực sự mang lại hiệu quả và

phát huy được những vai trị to lớn của mình thì trong q trình tổ chức quản lý phải

tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Chỉ ngân sách nhà nước về y tế là một bộ phận của chỉ thường xuyên của

NSNN. Vì vậy, quản lý chỉ ngân sách về y tế cần quán triệt các nguyên tắc quản lý

chỉ thường xuyên của NSNN nói chung, cụ thể

~ Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu
trình ngân sách. Lập dự tốn sẽ giúp chủ thê quản lý chủ động trong phân bỗ và sử
dụng các nguồn lực tài chính. Đối với chỉ thường xun về y tế, lập dự tốn cịn là

căn cứ quan trọng để quản lý và kiểm soát các khoản chỉ trong q trình điều hành


ngân sách. Ngồi ra, quản lý theo dự toán cũng là cơ sở để đảm bảo cân đối ngân
sách, tạo điều kiện chấp hành ngân sách. Tuy nhiên, để nguyên tắc này phát huy tác

dụng thì việc lập dự tốn từ các đơn vị, cở sở y tế thụ hưởng ngân sách phải khoa

học, định mức và chính sách chế độ phải phù hợp với từng nhiệm vụ chỉ.

~ Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn:

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, đòi hỏi tắt cả các khoản chỉ NSNN về y
tế đều phải được thực hiện theo đúng định mức, đúng kế hoạch. Các khoản chỉ đều
phải được ghi số đầy đủ vào loạch NSNN và được quyết toán rành mạch.
Nguyên tắc này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng để ngồi ngân sách của các
khoản chỉ thuộc ngân sách nhà nước, dẫn đến tình trạng lãng phí trong sử dung vốn

NSNN.

~ Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Hiệu quả là yêu cầu của mọi quá trình quản
lý, đặc biệt là quản lý tài chính. Tính hiệu quả xuất phát từ thực tế nguồn lực tài
chính nói chung, nguồn kinh phí chỉ thường xuyên cho lĩnh vực y tế nói riêng có
giới hạn, nên việc phân bỗ và sử dụng cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra. Đề nguyên tắc này được tôn trọng, quản lý chỉ thường
xuyên của NSNN cho ngành phải làm tốt một số nội dung sau:

+ Phải xây dựng định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu phù hợp với từng đối tượng
hay tính chát cơng việc, đồng thời phải có tính thực tiễn.

+ Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp


phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị hoặc phù hợp với yêu cầu quản lý của từng
nhóm mục chỉ

+ Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục.

chỉ sao cho tổng số chỉ có hạn nhưng khối lượng cơng việc vẫn hoàn thành và đạt

chất lượng cao.

~ Ngun tắc cơng khai hố:

Nguyên tắc này được thể hiện suốt trong chu trình NSNN( lập, chấp hành và

quyết tốn NSNN) và phải được áp dụng cho các cơ quan tham gia vào chu trình

NSNN. Việc chi NSNN về y tế phải được công khai đề mọi người biết. Nguyên tắc
này xuất phát từ những lý do: Y tế là lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến lợi ích

của tồn dân. Hơn nữa, nguồn tài chính chỉ cho nhiệm vụ này được thực hiện phần

lớn bằng nguồn vốn NSNN - một nguồn vốn được đóng góp chủ

do đó việc cơng khai hố các khoản chỉ để mọi người dân được biết là một nguyên

tắc không thê thiếu.

~ Nguyên tắc cân đối ngân sách:

10


Cân đối được hiểu là các khoản chỉ chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các

nguồn thu bù đấp. Việc thực hiện nguyên tắc này địi hỏi: chỉ những khoản chỉ nào.
đã có trong dự toán chỉ ngân sách nhà nước về y tế và đã được cơ quan có thâm

quyền phê duyệ thì mới được phép chỉ.

~ Nguyên tắc đảm bảo chỉ trả trực tiếp qua kho bạc nhà nước:

Với chức năng quản lý quỷ ngân sách nhà nước, kho bạc nhả nước kiểm soát
mọi khoản chỉ ngân sách và có quyền từ chối thanh tốn các khoản chỉ không đúng
quy định, không phù hợp với chế độ. Hiện nay, các đơn vị dự toán phải mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước. Mọi khoản thanh toán đều phải có kiểm sốt chỉ từ

kho bạc trước khi nguồn vốn ngân sách được thanh toán chỉ trả.

1.2. Quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế
1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý chỉ ngân sách nhà nước về y tế

Y tế cần thiết có sự cung ứng của Nhà nước hay nói cách khác, chỉ Ngân
sách Nhà nước về y tế là cần thiết vì sự nghiệp Y tế có vai trị quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động Y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, mà sức khoẻ con người là

tiền đề cần thiết đề tạo ra trí tuệ - tài sản quý nhất của mọi tài sản. Thực tế cho thấy,

quá trình phát triển kinh tế xã hội khơng diễn ra một cách thụ động mà nó phụ thuộc.
vào trình độ chuyên môn của con người, con người không nắm vững khoa học cơng

nghệ tiên tiến, khơng có phâm chất nhân cách phù hợp với nhu cầu cơng việc thì

khơng thé đây mạnh phát triển kinh tế là điều tất yếu, điều đó nói lên rằng, Y tế
khơng phải là phạm trù phúc lợi đơn thuần mà nó tác động đến sự nghiệp kinh tế
của mỗi quốc gia.

Mặc dù chỉ tiêu công không mang lại lợi ích bằng tiền nhưng chính sự can
thiệp của Nhà nước đã góp phần vào việc đảm bảo cơng bằng xã hội; Thơng qua
những chính sách của mình, Nhà nước điều tiết nguồn tài chính từ nơi thừa sang nơi
thiếu, mà ở lĩnh vực Y tế là từ người giàu sang người nghèo, sang những gia đình
chính sách, có cơng với đất nước, mà điều này thì khu vực tư nhân không thê làm
được. Nền kinh tế thị trường có những mặt trái của nó mà sự phân hố giàu nghèo.

là một trong những mặt trái đó: Xã hội càng phát triển thì sự phân hố giàu nghèo.
cảng trở nên rõ rệt, người giàu thì càng giàu mà người nghèo thì càng nghèo, như
vậy, tầng lớp nghèo có nguy cơ bị thiệt thỏi, không đủ khả năng khám chữa bệnh


×