Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.35 MB, 113 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC THUONG MAI

Nguyễn Vinh Thành

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH
NGHIEP DEN KET QUA KINH DOANH CUA TAP DOAN

CONG NGHIEP VIEN THONG QUAN DOI - CHI NHANH

HA NOI

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Hà Nội, Năm 2023

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nguyễn Vinh Thành

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH
NGHIEP DEN KET QUA KINH DOANH CUA TAP DOAN

CONG NGHIEP VIEN THONG QUAN DOI - CHI NHANH

HA NOI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh



Mã số: 8340101

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Viết Thái

Hà Nội, Năm 2023

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả

nghiên cứu có tính độc lập khơng sao chép ở bắt cứ tải liệu nào, các số liệu, các nguồn
trích dẫn trong trong luận được chú thích có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Hà Nội, ngày .... thắng .... năm 2023
Tac giả luận văn

Nguyễn Vinh Thành

LOL CAM ON

Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân

thành, sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Viết Thái vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác

giả trong quá trình thực hiện luận văn.


Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giảng viên đã nhiệt

tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường. Cam

ơn toàn thê cán bộ, nhân viên Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi

nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hồn thành chương trình

Cao học.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ quan hữu

quan, đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hồn thành

bản luậ văn được thuận lợi.

Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn nay,

Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cơ trong Hội đồng bảo vệ và kính mong

nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô đề tác giả có điều kiện hồn thiện

tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp

dụng vào trong thực tiễn.

Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả


Nguyễn Vinh Thành

iii

LOI CAM DOAN

LOI CAM ON...

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT...

DANH SÁCH CÁC BẢNG

DANH SÁCH CÁC HÌNH...

MỞ ĐÀU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LUẬN LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC

DONG CUA VAN HOA DOANH NGHIEP DEN KET QUA KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP... "
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp "
1.1.1. Khái niệm "
1.12. Vai trị của văn hóa với phát triển của doanh nghiệp. 12
1.1.3. Các mơ hình cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 14

1.2. Cơ sở lý luận về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 18


1.2.1. Khái niệm 18

1.2.2. Các yếu tố của kết quả kinh doanh 19

1.2.3. Vai trò của kết quả kinh doanh. 19

1.3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...20.

1.4. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết thống kê 22

1.4.1. Mơ hình nghiên cứu. 22

1.4.2. Các giả thuyết thống kê 24

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HĨA DOANH NGHIỆP.

DEN KET QUA KINH DOANH CỦA VIETTEL HÀ NỘI. 28

2.1. Giới thiệu khái quát về Viettel Hà Nội 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2. Cơ cấu tô chức và đội ngũ nguồn nhân lực 28

iv

2.1.3. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp và kết quả kinh doanh tại Viettel Hà Nội

2.2.1. Mơ tả nghiên cứu.....................--222121222227...re 38
2.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo....................2--22-2222222.reree 4
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá........................-.-2..2.222..-.2tr2e. 50

2.2.4. Phân tích tương quan....................---2.212122221.r..e %4

2.2.5. Phân tích hồi quy.......................---22222222222222E2.222Er2r.rr2r2rr2rErr.ee 55

2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.....

2.3.1. Thảo luận về các yếu tố văn hóa doanh nghiệp và mức độ tác động đến

kết quả kinh doanh tại Viettel Hà Nội......................---22-2222.reree 59

2.3.2. Thảo luận về kết quả kinh doanh tại Viettel Hà Nội............................ 68

2.4. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp và kết quả kinh doanh tại Viettel Hà

Nội..................... TH HH. Hee 69

2.4.1. Những kết quả đạt được......................-22-2-22EE2Er2rr2r2er2rr2rr2e2er2rr2ee 69

2.4.2. Những hạn chế... a ......70

CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP NHẢM

CAI THIEN KET QUÁ KINH DOANH CỦA VIETTEL HÀ NỘI...

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Viettel Hà Nội đến năm 2030............ 72
3.1.1. Xu hướng phát triển viễn thông ở Việt Nam đến năm 2030.............. 72
3.1.2. Định hướng phát triển của Viettel Hà Nội đến năm 2030................. 73

3.1.3. Mục tiêu phát triển của Viettel Hà Nội đến năm 2030........................ 74


3.2. Giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp và cải thiện kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp.........
3.2.1. Giải pháp về sứ mệnh (SM),......................--212222r.2e. T5
3.2.2. Giải pháp về sự nhất quán (SNQ).........................-2.+2222.2.errre 71
3.2.3. Giải pháp về sự tham gia (STG)....................----2.t2r-2e22 79
3.2.4. Giải pháp về khả năng thích ứng (TU),........................--2-222:-222 80

3.3. Kiến nghị đối với Tập đoàn Viettel 82

KET LUAN

TAI LIEU THAM KHẢO...

PHY LUC

vi

DANH MUC CAC TU VIET TAT

AP Giải nghĩa tiếng V Giải nghĩa tiếng Anh
Dich vụ tứn nhắn ‘Application to Person SMS
DT Doanh thu
DTDV Doanh thu dich vụ
EFA Phân tích nhân tơ khám phá — | Exploratory Factor Analysis
iLO Tổ chức Lao động Quốc TẾ | International Labour Organization
KIDN Khách hàng doanh nghiệp
KQKD Kết quả kinh doanh
PGD Phó giám đốc
SM Sứ mệnh Mission


SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium-sized
Enterprises
SNQ Sự nhất quán Consistency
STG Sự tham gia Participation
TU Thich ứng ‘Adaptability
VHDN Văn hóa doanh nghiệp
Viena Tap đồn Cơng nghiệp - Viễn
thông Quân đội

vii

DANH SACH CAC BANG

Bang Trang
Bang 2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Viettel Hà Nội.............................-----225s 30

Bang 2.2. Kết quả kinh doanh tại Viettel Hà Nội giai đoạn 2020 - 2022..............37
Bảng 2.3. Thang đo nghiên cứu ca 239

Bang 2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố SM lần 1................. 45

Bang 2.5. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố SM lan 2 sau khi loại bỏ.

thđao SnM8g..................2.s. „.........Ơ

Bang 2.6. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố SNQ lần 1............... 46

Bang 2.7. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố SNQ lần 2 sau khi loại


bỏ thang đo SNQ6 Xe.

Bang 2.8. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố SNQ lần 1............... 48

Bang 2.9. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố TU lần L................. 48

Bang 2.10. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố TU lần 2 sau khi loại

bỏ thang đo TU3.....................--222222222221222r..e. 49

Bảng 2.11. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho nhân tố SNQ lần L.............50.

Bảng 2 12. Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett............................--s-2.--zzsse 51

Bang 2.13. Kết quả phân tích EFA biến độc lập. 52

Bang 2.14. Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc........................ 53

Bang 2.15. Nhóm các nhân tố sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá.........53

Bang 2.16. Ma trận hệ số tương quan......................-.2222222222222222722222.227r2e 54

Bảng 2.17. Kết qua phan tich phurong sai ANOVA .......cscsccscsscsctcnscsentes 56

Bảng 2.18. Kiểm tra đa cộng tuyến......................22222222222222222222227121221-EEE.re. 58

Bang 2.19. Kết quả phân tích hồi quy........ .58

Bảng 2.20. Đánh giá của các CBNV vẻ “Sứ mệnh (SM)” của Viettel Hà 61


Bang 2.21. Đánh giá của các CBNV về “Sự nhất quán (SNQ)” của Viettel Hà Nội63

Bang 2.22. Đánh giá của các CBNV về “Sự tham gia (STG)” của Viettel Hà Nội..65

Bảng 2.23. Đánh giá của các CBNV về “Khả năng thích ứng (TU)” của Viettel Hà

viii

Bang 2.24. Danh giá của các CBNV về “Kết quả kinh doanh (KQKD)” của Viettel

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình Trang
Hình 1.1. Mơ hình đánh giá tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả kinh
doanh tại Viettel Hà Nội......................-2222222.222r.2e. 24
Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viettel Hà Nội............................-----2- 29

Hình 2.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa..........................-222222.222222zczzcr 56

Hình 2.3. Biểu đồ tần số P - Plot

1. Tính cấp thiết đề t

'Văn hóa doanh nghiệp, một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản trị kinh

doanh, bao gồm các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử, và các hành vi được chia sẻ

trong một tổ chức. Nó tạo nên bản sắc độc đáo cho mỗi doanh nghiệp, hình thành từ

lịch sử, kinh nghiệm và giá trị cốt lõi của tổ chức (Schein, 2010). Văn hóa doanh
nghiệp khơng chỉ phản ánh cách thức mà nhân viên tương tác với nhau và với khách

hàng, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường làm việc, quyết định chiến lược,

và sự đổi mới. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp trong sự tồn tại và phát triển của

một tổ chức là không thể phủ nhận. Đặc biệt, văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trị
quan trọng trong việc hình thành và duy trì các kết quả kinh doanh. Nó khơng chỉ

giúp thúc đẩy sự cam kết và động lực của nhân viên, mà cịn tạo ra mơi trường làm

việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng

văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực có thê dẫn đến hiệu suất cao hơn, khả

năng cạnh tranh tốt hơn và tăng trưởng dài hạn (Kotter & Heskett, 1992). Trong thời

đại tồn cầu hóa và biến đổi nhanh chóng, việc duy trì một văn hóa doanh nghiệp

đồng bộ và phản ánh giá trị của tô chức trở thành yếu tố then chốt để đảm bảo sự tồn

tại và phát triển bền vững.

'Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một trong những tập
đoàn Nhà nước hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng

và cơng nghệ thơng tin. Bắt nguồn từ Quân đội và phát triền mạnh mẽ qua những thử

thách, Viettel không chỉ nổi bật với thành tựu kinh doanh mà cịn với văn hóa doanh

nghiệp sâu đậm. Tại Viettel, văn hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển dựa
trên tám giá trị cốt lõi: (1) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý, (2) Trưởng
thành qua những thách thức và thất bại, (3) Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh,

(4) Sáng tạo là sức sống, (5) Tư duy hệ thống, (6) Kết hợp đông tây, (7) Truyền thống.

và cách làm người lính, và (8) Viettel là ngơi nhà chung. Giá trị văn hóa tại Viettel

phản ánh sâu sắc bản chất của một doanh nghiệp phát triển từ nền tảng quân đội, nơi

mà sự kiên cường, tính kỷ luật, và tinh thần đồng đội được đề cao. Mỗi giá trị cốt lõi

khơng chỉ là một phương châm làm việc mà cịn là nguyên tắc định hướng cho mọi
hoạt động, từ quản lý đến phát triển sản phẩm. Những giá trị này khơng chỉ giúp xây

dựng một mơi trường làm việc có tính cộng đồng mạnh mẽ mà cịn là động lực thúc

đây sự đổi mới và sáng tạo. Chính văn hóa doanh nghiệp đặc thù này đã góp phần

quan trọng vào sự tổn tại và phát triển của Viettel, đồng thời tạo nên sức mạnh cạnh

tranh trên thị trường viễn thông và cơng nghệ thơng tin. Văn hóa doanh nghiệp tại

'Viettel không chỉ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững mà còn là nguồn

cảm hứng cho các thế hệ lãnh đạo và nhân viên, góp phần khơng nhỏ vào việc xây.

dựng đất nước.

'Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thơng Qn đội - Chỉ nhánh Hà Nội (sau đây gọi

là Viettel Ha Nội) là chỉ nhánh lớn nhất của Viettel tại Việt Nam, với doanh thu hàng

năm hơn 9.000 tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của Viettel

hàng năm. Dù Viettel Hà Nội là chỉ nhánh lớn nhất và đóng góp phần lớn vào doanh
thu của tập đồn, sự thay đổi trong lãnh đạo - đặc biệt là sự chuyển giao tir “thé hé

đầu tiên” sang những người lãnh đạo mới - có thê dẫn đến những biến đồi về văn hóa

doanh nghiệp. Những biến đồi này, nếu không được quản lý và hướng dẫn một cách

cân thận sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tỉnh thần làm việc của cả chỉ nhánh. Trong

quá trình mở rộng và phát triển, việc duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp không
chỉ giúp xây dựng một môi trường làm việc đồn kết và hiệu quả, mà cịn là chìa khóa

để giữ vững sự ơn định và phát triển bền vững. Văn hóa doanh nghiệp tại Viettel, với

các giá trị cốt lõi như sự thực tiễn, tư duy hệ thống và sáng tạo, đã chứng minh là

nguồn lực quý giá, góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của tập đồn. Sự chuyên tiếp

trong lãnh đạo cần được cân nhắc kỳ lưỡng đẻ đảm bảo rằng những giá trị này vẫn
được duy trì và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng.
của ngành viễn thơng hiện nay.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh

nghiệp đến kết quả kinh doanh của Tập đồn Công nghiệp thông Quân đội
~- Chỉ nhánh Hà ” không chỉ giúp hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa văn hóa doanh


nghiệp và hiệu suất kinh doanh, mà còn cung cấp các giải pháp và chiến lược đề tối

ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đảm bao ring

Viettel Hà Nội, với vai trò là chỉ nhánh chủ chốt, sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào sự

thành cơng và tăng trưởng của Viettel như một tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực viễn
thơng tại Việt Nam.

2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Garmendia (2004) với bài viét “The impact ofcorporate culture on company

performance” được đăng tải trên Current sociology, 52(6), 1021-1038. Bài viết được

nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe nhằm tập trung vào việc đánh giá các hồ sơ hiệu

suất khác nhau dựa trên sự kết hợp của các biến số như thành cơng tài chính, sức

mạnh văn hóa, sự linh hoạt và khả năng thích ứng với mơi trường. Bằng việc khảo.

sát hơn 200 người lao động trong lĩnh vực sức khỏe. Kết quả nghiên cứu một lần nữa

khẳng định, tầm quan trọng của việc phát triển một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ
và linh hoạt, có thể thích nghỉ và phản ứng với các thách thức và cơ hội trong môi
trường kinh doanh.

Tedla (2016) véi bai viết “The impact of organizational culture on corporate

performance”. Nghién citu tap trung vào việc khám phá các chiến lược thành công

mà các quản lý cấp cao sử dụng đề thiết lập văn hóa tơ chức hiệu quả nhằm cải thiện

hiệu suất kinh doanh. Nghiên cứu được tiền hành với mục tiêu cung cấp thơng tin có

liên quan cho các quản lý doanh nghiệp về vai trò của văn hóa tổ chức. Mẫu nghiên

cứu bao gồm 20 quản lý cấp cao từ một nhóm cơng ty tại Ethiopia, với tiêu chí lựa

chọn là có ít nhất 5 năm kinh nghiệm với các chiến lược thành công trong việc thiết

lập văn hóa tổ chức hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là nghiên cứu trường

hợp định tính khám phá, sử dụng mơ hình văn hóa tổ chức Denison làm khung lý

thuyết. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc mặt đối mặt. Kết quả

nghiên cứu bao gồm việc xác định một sứ mệnh rõ ràng giúp phát triển sự hiểu biết

chung giữa nhân viên và quản lý, và lãnh đạo tập trung vào nhân viên giúp tăng cường.

động lực cho nhân viên. Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm sự phát triển

xã hội thông qua trách nhiệm xã hội tự quản của doanh nghiệp.

Ali va cộng sự (2017) với bài viết “The impact of organizational culture on
corporate financial performance” được đăng tải trên A review. International Journal
of Economics, Commerce and Management, 5(8), 585-597. Mục đích của nghiên cứu


này là xem xét mối quan hệ giữa văn hóa tơ chức và hiệu suất tài chính của doanh

nghiệp. Nghiên cứu này tổng hợp và phân tích các nghiên cứu thực nghiệm trước đây,

kết luận rằng mối quan hệ giữa văn hóa tơ chức và hiệu suất tài chính doanh nghiệp

là rat khang khít. Nghiên cứu này cung cắp thông tin quý giá cho đề tài “Nghiên cứu.

tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của Viettel Hà Nội” bằng.

cách chỉ ra rằng, mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa có

kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa văn hóa tơ chức và hiệu suất tài chính doanh

nghiệp. Điều này đặt ra nhu cầu cho việc nghiên cứu sâu hơn trong bối cảnh cụ thể

của Viettel Hà Nội, đồng thời khám phá cách các yếu tố văn hóa tơ chức cụ thể có

thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của chỉ nhánh này.

Pathiranage và cộng sự (2020) véi dé tai “A Literature Review on
Organizational Culture towards Corporate Performance” duge đăng tải trên
International Journal of Management, Accounting & Economics, 7(9). Nghiên cứu

nay được thực hiện tại Đại học Kelaniya, Sri Lanka và nhằm mục đích tổng hợp và

phân tích các nghiên cứu về vai trị của văn hóa tơ chức đối với hiệu suất doanh

nghiệp. Các tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu từ nhiều


nguồn xuất bản khác nhau, bao gồm tạp chí, sách và tài liệu được cơng bó. Kết quả

nghiên cứu cho thấy văn hóa tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất tô chức.

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy thiếu hụt sự hịa nhập văn hóa giữa các cơng

ty thành viên là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong các nhóm doanh nghiệp.

Nghiên cứu này khẳng định rằng việc tăng cường văn hóa sẽ dẫn đến việt nâng cao

hiệu suất. Các nhà quản lý doanh nghiệp được khuyến nghị thiết lập một văn hóa tổ

chức hiệu quả để cải thiện hiệu suất doanh nghiệp.

2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước
Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2019) với bài viết “7úc động

của văn hóa doanh nghiệp và quản trị chất lượng đền hiệu quả dự án tại công ty lắp

máy khu vực Miền Trung” được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần

Thơ, Tập 55, Số ID (2019): 80-87. Nghiên cứu được thực hiện tại các công ty lắp

máy khu vực miền Trung của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), nhằm

xác định mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, quản trị chất lượng toàn diện và

hiệu quả dự án. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình phân tích cấu trúc tuyến tinh (SEM)

đề phân tích dữ liệu thu thập từ 251 lao động của các cơng ty này. Kết quả cho thấy


văn hóa doanh nghiệp và quản lý chất lượng tồn diện có ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả dự án. Đặc biệt, nghiên cứu này cũng đề ra các biện pháp quản trị nhằm tạo.

lợi thế cạnh tranh cho các công ty lắp máy khu vực miền Trung của LILAMA, đồng

thời cung cấp thơng tin hữu ích cho việc áp dụng tại các doanh nghiệp khác tại Việt

Nam. Điều này mang lại những giá trị quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về vai trị

của văn hóa doanh nghiệp và quản trị chất lượng toàn diện trong việc nâng cao hiệu
quả dự án, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực lắp máy và xây dựng cơ bản

Trương Thị Hương Xuân và Nguyễn Khắc Hoàn (2019) với bài viết “ inh

hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588-1205. Nghiên cứu này nhận diện các đặc điểm văn
hóa của các doanh nghiệp theo mơ hình văn hóa tổ chức của Denison (Denison's

Organizational cuture model) và xem xét sự ảnh hưởng của văn hóa tơ chức đến hiệu

quả tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy.

văn hóa doanh nghiệp tại địa điểm nghiên cứu có tính hướng nội và có xu hướng linh

hoạt. Trong mơ hình này, đặc điểm Sự thích ứng của doanh nghiệp được đánh giá

thấp nhất và đặc điểm Sự tham gia được đánh giá cao nhất. Mơ hình phân tích cấu


trúc tuyến tính SEM cho thấy có sự tác động cùng chiều của bốn đặc điểm văn hóa

doanh nghiệp đến Hiệu quả tài chính theo thứ tự Sự tham gia, Sứ mệnh, Sự thích ứng

và Tính nhất quán.

Hoàng Anh Duy và Nguyễn Phương Thảo (2021) với bài viết “Ánh hưởng của

văn hóa doanh nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp của Ngân

hàng Sacombank Chỉ nhánh Hải Phịng ” được đăng tải trên Tạp chí Khoa học & Đào.

tạo Ngân hàng Số 233-Tháng 10/2021. Nghiên cứu được thực hiện tại chỉ nhánh
Sacombank ở Hải Phỏng trong quý 4 năm 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là

khám phá mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của

Sacombank Hải Phịng dựa trên mơ hình Denison. Đối tượng khảo sát gồm 160 nhân

viên của chỉ nhánh này. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào thu thập dữ liệu

sơ cấp từ bảng hỏi, sau đó phân tích dữ liệu sử dụng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên

cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa văn hóa doanh nghiệp và kết quả hoạt

động kinh doanh. Các yếu tố như khả năng thích ứng, sự tham gia của nhân viên được

xác định là có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của chỉ nhánh. Nghiên


cứu này đem lại những thông tin quý giá về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

trong việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt tại các chỉ nhánh ngân
hàng. Đây là những thông tin hữu ích cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh

nghiệp tại các tơ chức tương tự, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày.

càng gay gắt trong ngành tài chính, ngân hàng.

Trần Đức Lợi (2022) với bài viết “Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến

kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”
đăng tải trên Tạp chí AC&CS số in tháng 11/2022. Nghiên cứu này tập trung vào việc

xem xét tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Mục đích chính của nghiên cứu là

đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm văn hóa doanh nghiệp và từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh thơng qua việc

cải thiện các đặc điểm văn hóa. Quy trình nghiên cứu bao gồm hai bước chính: nghiên

cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu sơ bộ định tính, tác
giả đã tiến hành điều chỉnh và bổ sung thang đo phù hợp với các doanh nghiệp tại
Thanh Hóa, dựa trên mơ hình nghiên cứu của Denison (1990) và các chỉ tiêu đánh
giá của Kaplan & Norton (1993). Nghiên cứu định lượng sau đó được tiến hành để
kiểm định lại các thang đo trong mơ hình nghiên cứu, thơng qua việc phân tích chỉ


tiết dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra gửi cho nhân viên của các doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng thuận chiều của các yếu tố văn hóa doanh

nghiệp như Sứ mệnh, Sự nhất quán, Sự tham gia, và Khả năng thích ứng đến kết quả

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tai tinh Thanh Hóa. Trong đó, yếu tố Khả

năng thích ứng (KNTU) có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh với

hệ số hồi quy là 0.335.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy, các

nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu suất kinh doanh, cả ở

cấp độ quốc tế và trong nước, đã cung cấp một bức tranh toàn diện về tầm quan trọng.

và sự đa dạng của văn hóa tổ chức trong mơi trường kinh doanh hiện đại. Từ
Garmendia (2004) và Tedla (2016) đến Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi
(2019), các nghiên cứu này đã sử dụng phạm vi rộng lớn của các phương pháp từ
nghiên cứu định lượng đến định tính, khảo sát trực tiếp và phân tích tài liệu, để khám

phá mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và các kết quả kinh doanh.

Một điểm chung trong những nghiên cứu này là việc sử dụng mơ hình văn hóa
tổ chức của Denison, đặc biệt là trong các nghiên cứu của Tedla (2016) và Trương.

Thị Hương Xuân và Nguyễn Khắc Hoàn (2019), cung cấp một khung cơ sở lý thuyết


vững chắc cho việc đo lường và phân tích văn hóa doanh nghiệp. Kết quả từ các

nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ ích cực giữa văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ,

linh hoạt và khả năng thích ứng với mơi trường đối với việc cải thiện hiệu suất kinh

doanh. Đặc biệt, những yếu tố như Sứ mệnh, Sự nhất quán, Sự tham gia, và Khả năng.

thích ứng thường xuyên được xác định là có tác động lớn đến kết quả hoạt động kinh
doanh, như trong nghiên cứu của Trần Đức Lợi (2022).

Những kết quả này đều chỉ ra rằng việc phát triển một văn hóa doanh nghiệp

mạnh mẽ và linh hoạt không chỉ giúp doanh nghiệp đối mặt với thách thức và nắm.

bắt cơ hội trong mơi trường kinh doanh biến động, mà cịn là một yếu tố then chốt đề

cải thiện hiệu suất kinh doanh. Sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu cũng phản

ánh sự phức tạp và sự đa chiều của văn hóa doanh nghiệp, địi hỏi một cách tiếp cận

tồn diện và linh hoạt để hiểu và đánh giá ảnh hưởng của nó. Những nghiên cứu này

cung cấp thơng tin q giá không chỉ cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc

xây dựng văn hóa tổ chức hiệu qua, mà cịn cho các nhà nghiên cứu trong việc phát

triển các mô hình lý thuyết và phương pháp đo lường tiên tiến hơn trong tương lai.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và đo lường tác động của văn hóa doanh

nghiệp đến quả kinh doanh của Viettel Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp, kết quả kinh doanh
và tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kiểm định và đo lường tác động của văn hóa doanh nghiệp đến kinh doanh
của Viettel Hà Nội

- Giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp nhằm cải thiện kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của văn hóa doanh nghiệp đến

quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2. Pham vi nghién citu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Viettel Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2020 -

2022. Các giải pháp, hàm ý quản trị đề xuất đến năm 2030. Thời gian tiến hành khảo.

sát từ tháng 3/2023 đến hết tháng 5/2023


5. Phương pháp nghiên cứu

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong luận văn bao gồm:
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Viettel Hà Nội các năm 2020,
2021, 2022.

~ Báo cáo về nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực tại Viettel Hà Nội các

năm 2020, 2021, 2022.

~ Báo cáo nội bộ về văn hóa doanh nghiệp đang được triên khai và áp dụng tại

Viettel Hà Nội các năm 2020, 2021, 2022.

* Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi

Đối tượng khảo sát: Các cán bộ nhân viên tại Viettel Hà Nội có thời gian làm
việc từ 1 năm trở lên.

'Kích thước mẫu: Mẫu được chọn theo nguyên tắc tối thiêu gấp 5 lần số lượng.

thang đo trong mơ hình nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo tỷ lệ.

3.2. Phần mềm xử ly,

Để xử lý các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phần mềm


Excel, SPSS 26.0.

5.3. Các phương pháp phân tích dữ liệu

- Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: Thống kê mô tả đặc điềm mẫu

nghiên cứu với phân tích tần số theo các biến phân loại như độ tuổi, giới tính và trình
độ để kiểm tra tính đại diện của mẫu nghiên cứu so với tổng thẻ

~ Kiểm định độ tin cậy thang đo: Thông qua hệ số Cronbach`s Alpha sẽ kiểm

tra độ tin cậy của các biến dùng đề đo lường từng yếu tố trong mơ hình nghiên cứu.

Những biến khơng đảm bảo. iy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ khơng xuất hiện

ở phần phân tích nhân tố, bao gồm các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng.

< 0,3, giá trị hệ số Cronbach's Alpha < 0,6 (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2008).

~ Phân tích yếu tố khám phá: Phân tích yếu tố EFA nhằm rút gọn

hợp gồm nhiều thang đo phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (nhân tố) để

chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến

ban đầu. Theo Hair và cộng sự (2014), số tải yêu tô (Factor loading) là chỉ tiêu


đảm bảo mức ý nghĩa của EFA. Nếu hệ số tai yếu tố tối thiểu bang 0,3; lớn hơn 0,4


×