Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 26 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Tên giải pháp
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4.

2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (Ghi ngày nào
sớm hơn):Tháng 9/2019 đến nay

3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Khơng
4. Mơ tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tình trạng và nhược điểm,
hạn chế của giải pháp cũ):

- Giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, quá trình thực
hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục của lớp chưa cao.

- Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chưa quan tâm đến điều kiện gia
đình của từng em. Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên
chưa chú ý phân loại các đối tượng, chỉ truyền thụ một chiều, chưa phát huy được
năng lực tự học của học sinh.

- Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội
chưa được chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc
nâng cao chất lượng học tập. Giáo viên chưa chú trọng đến các hoạt động rèn kĩ
năng sống cho học sinh.

- Giáo viên chưa phát huy được vai trò của Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp
phó), chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ trưởng nên không phát huy hết năng
lực của các em, nề nếp lớp chưa tốt mà giáo viên lại rất vất vả.



- Giáo viên chưa động viên, khen thưởng kịp thời, chưa tạo hứng thú cho học
sinh khi tham gia các hoạt động nên học sinh chỉ tham gia đối phó, khơng hào
hứng.

5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp:

Hiện nay việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề cơ bản trong trường
Tiểu học. Nó là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự phát triển của
ngành giáo dục đào tạo nói chung và của nhà trường nói riêng và được đặc biệt
quan tâm. Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức các hoạt động học tập, hoạt
động vui chơi cho học sinh tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện.

Giáo dục phổ thông đang đổi mới một cách mạnh mẽ theo hướng từ chủ yếu
là trang bị kiến thức sang trang bị đầy đủ cả kiến thức, năng lực và phẩm chất cho
các em học sinh nhằm giúp các em trở thành người tích cực, tự giác, sáng tạo, đáp
ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế . Bên
cạnh việc trang bị kiến thức thì việc hình thành và phát triển các năng lực, phẩm
chất cho học sinh cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Đây là
một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung
cần phải thực hiện.

Với học sinh tiểu học, các năng lực và phẩm chất của học sinh được hình
thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm trong
và ngoài nhà trường .Trường học là nơi đặt viên gạch đầu tiên về tri thức và xây
dựng nhân cách cho học sinh để cho các em được phát triển toàn diện. Ngồi việc
giảng dạy các mơn học, giáo viên cịn phải thường xuyên quan tâm, giáo dục cho
học sinh phát triển về năng lực, phẩm chất. Bởi vì “tri thức” chỉ là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để cho các em tự tin bước vào tương lai. Chính sự cần thiết ấy, bản

thân tôi cũng nhận thấy: Giúp học sinh phát triển toàn diện là một việc làm cần
thiết và vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của mình.

Trong quá trình công tác, tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức và học hỏi kinh
nghiệm để đưa chất lượng và phong trào của lớp đi lên. Tôi đi dạy được 13 năm.
Thời gian khơng phải là dài nhưng nó đã giúp tơi rút ra cho mình một số biện pháp
giúp học sinh phát triển toàn diện. Với biện pháp này lớp của tôi được ban giám
hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh ghi nhận là lớp học tốt và

có nề nếp tốt. Tơi ln mong học sinh trở thành những người có đức, có tài, có đủ
năng lực và phẩm chất tốt, là những hạt nhân tương lai của đất nước.Với mong
muốn như thế, tôi đã nghiên cứu và viết biện pháp “Biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4”

6. Mục đích của giải pháp:

Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp để
thực hịên tốt công tác dạy và học, phát huy tối đa năng lực, hình thành những phẩm
chất tốt cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách tốt
nhất.

Chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp, đồng thời cũng
mong nhận được những đóng góp từ phía đồng nghiệp.

7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

7.1.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo
dục phù hợp.


- Vào đầu năm học tôi thường tìm hiểu đối tượng học sinh lớp mình thơng
qua học bạ, giáo viên chủ nhiệm năm trước, qua phụ huynh, học sinh trong lớp.
Sau đó tơi tiến hành phân loại các đối tượng học sinh để đưa ra những biên pháp
giáo dục phù hợp.

- Tôi phân loại các đối tượng như sau :
+ Học sinh gặp hồn cảnh khó khăn.
+ Học sinh khuyết tật ( Lớp tơi khơng có)
+ Học sinh cá biệt về đạo đức.
+ Học sinh học yếu.
+ Học sinh học khá giỏi
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.
* Đối với những học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn

( Lớp tơi có em Nguyễn Trọng Hồng mồ cơi bố, Hà Minh Hiếu bố mẹ đi nước
ngồi, ở với ơng bà.)

Phiếu thông tin học sinh đầu năm học
- Tơi thường xun đến thăm gia đình em, nhắc các em học sinh biết quan
tâm giúp đỡ bạn vượt khó, bản thân tơi cũng quan tâm đến em đó nhiều hơn.
Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường để giúp đỡ em đó.
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Trước tiên tơi tìm hiểu ngun nhân qua gia đình, thơng qua bản thân học
sinh đó và các học sinh khác
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng
không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi
các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen kịp thời. Giao cho các em đó
một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh
mình. Giáo viên phải kiên trì bình tĩnh, mềm mỏng và phải thực sự hiểu các em.
- Thường xuyên phối hợp cùng gia đình để giáo dục các em.

- Hướng các em tham gia vào các hoạt động giáo dục, vui chơi lành mạnh.

* Đối với các em học yếu
- Trước tiên tơi tìm hiểu ngun nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những
mơn nào. Có thể là ở gia đình các em đó khơng có thời gian học tập vì phải làm
nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
- Sau đó tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu vào thời gian ngoài giờ lên lớp.

Rèn học sinh vào cuối buổi học.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm
tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh học khá giỏi giúp đỡ học
sinh yếu kém tiến bộ.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến
bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu
hổ trước bạn bè.
* Đối với các em học khá giỏi

- Đối với những em này, trong q trình giảng dạy, tơi ln kết cho thêm câu
hỏi, bài tập nâng cao hơn làm cho các em không nhàm chán và hứng thú học tập.
Qua đó giáo viên phát hiện những nhân tài về chương trình nâng cao từ đó đưa ra
kế hoạch bồi dưỡng các em.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi tìm hiểu về các vấn đề
trong chương trình lớp học để các em phát triển tư duy của mình.

Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương

pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, kiên trì, bình tĩnh, mềm mỏng,
phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức
là then chốt.

7.1.2. Thành lập Ban cán sự lớp

- Như chúng ta đã biết xây dựng một ban cán sự giỏi là việc rất quan trọng,
người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để
đội ngũ ban cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện
nề nếp học tập của các bạn là cơng việc cần thiết và có ích.

- Để xây dựng, cần bầu lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó.

- Trước hết, những học sinh được chọn làm lớp trưởng, lớp phó bao giờ
cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các
hoạt động, đối xử với bạn bè....

- Sau khi thành lập Ban cán sự lớp có danh sách như sau:

+ Lớp trưởng : Nguyễn Trâm Anh

+ Lớp phó : Phan Cẩm Tú

+ Lớp phó : Nguyễn Ngọc Khánh Hòa

Lớp được chia thành 4 tổ: mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó.

- Sau đó hằng ngày, hàng tuần, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó sẽ tiến
hành cơng việc của mình như sau


* Đầu giờ ( trước giờ truy bài): kiểm tra những việc sau: soạn sách vở theo
đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học, có ý thức xem bài trước, đi học
đúng giờ, không mang dép lê....

* Cuối giờ : Tổ phó đơn đốc các ban trực nhật.

- Hàng ngày tổ trưởng báo cáo tình hình lớp cho lớp lớp trưởng, lớp trưởng
phải cáo tình hình lớp với cô giáo.

- Trong năm học, bộ máy ban cán sự lớp có thể được thay đổi

7.1.3. Xây dựng nội quy lớp học và nề nếp học tập.

- Ngay từ đầu năm giáo viên phải xây dựng nội quy lớp học và nề nếp học
tập. Yêu cầu tất cả HS phải thực hiện nghiêm túc. Nếu các em vi phạm lần đầu thì
có thể nhắc nhở tha lỗi cho các em. Nếu các em thường xuyên mắc lỗi cần nhắc
nhở nghiêm khắc để làm gương cho những HS khác. Tuy nhiên GV không đánh
hoặc dùng những lời lẽ xúc phạm HS vi phạm mà cần động viên, gần gũi các em
để các em nhận ra lỗi của mình và sửa lỗi.

- GV cần đối xử công bằng với tất cả HS trong lớp

- Phân chia đôi bạn “cùng tiến”: Khi xếp chỗ ngồi cho HS giáo viên sẽ xếp
một HS khá ngồi với HS trung bình để giúp nhau cùng tiến bộ. HS giúp bạn sẽ
được tuyên dương.

7.1.4. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội.

* Đối với phụ huynh học sinh.


- Từ đầu năm tôi đã bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp có đủ thời gian
để cùng tham gia các hoạt động của lớp, có tâm huyết nhiệt tình với tất cả học sinh
thân yêu, am hiểu về lĩnh vực giáo dục.

- Nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh: Kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh, đặc biệt là

quan tâm đến phong trào của lớp. Đồng thời có kế hoạch khen thưởng cho học sinh
có tiến bộ.

- Phối kết hợp với tất cả các phụ huynh trong lớp thông qua các buổi họp phụ
huynh, qua việc tham gia đình học sinh. Vào đầu năm học tôi thực hiện tốt cuộc
họp phụ huynh đầu năm. Phổ biến phương hướng phong trào, kế hoạch từng tháng
cho phụ huynh biết để khi cần có thể phối hợp cùng phụ huynh ngay.

Ngay từ đầu năm học, tôi xin số điện thoại của tất cả các bậc phụ huynh trong
lớp rồi lập nhóm Zalo. Khi cần thơng báo tình hình của lớp thì thơng báo lên nhóm
giúp phụ huynh nắm bắt thông tin rất nhanh. Nhờ vậy phụ huynh nắm bắt được
tình hình học tập của con trên lớp. Qua đó phối hợp giáo dục học sinh cùng giáo
viên chủ nhiệm rất hiệu quả.

Bên cạnh việc thơng báo bằng tin nhắn tơi cịn chụp, quay các hoạt động ở
trường của các con như: thi võ cổ truyền, thi cha cha cha, đại hội chi đội…rồi gửi
cho các bậc phụ huynh xem. Phụ huynh thấy được các hoạt động của con rất phấn
khởi, càng ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của nhà trường.

* Đối với ban ngành đoàn thể trong nhà trường.

- Thường xuyên tham gia tích cực các phong trào do nhà trường đề ra. Kịp
thời báo cáo những trường hợp được tuyên dương và những hiện tượng cần nhắc

nhở. Phối hợp thường xuyên với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường đặc biệt
là tổng phụ trách đội để thực hiện tốt các phong trào của đội đề ra trong các đợt thi
đua.

* Đối với cộng đồng.

- Phối kết hợp với cá nhân, tổ chức ngoài nhà trường cùng chung tay xây
dựng xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp có đủ phương tiện phục vụ học
tập.

7.1.5. Tích cực bồi dưỡng các câu lạc bộ.
- Đầu năm giáo viên tìm hiểu, khảo sát để tìm ra những em có năng lực đặc
biệt ở các mơn. Thơng qua kế hoạch của trường và các đồn thể trong nhà trường
để lên kế hoạch ôn tập và bồi dưỡng cho các đội tuyển của lớp. Giáo viên cần khơi
dậy niềm đam mê, hứng thú ở các em.
- Bồi dưỡng câu lạc bộ Giải toán bằng tiếng Anh vào giờ ra chơi, giờ tan học.
Cho học sinh tham gia các cuộc thi như: Trạng nguyên Tiếng Việt, Trạng nguyên
nhí…

Học sinh thi Trạng nguyên Tiếng Việt

Học sinh dịch toán tiếng Anh

7.1.6. Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp từ đó rèn luyện cho
các em những kỹ năng sống và phát triển trí tuệ cho các em. Tích cực tổ chức các
sân chơi cho các em như: Rung chuông vàng, Đố vui học tập, Giao lưu tiếng Việt
của chúng em, chúng em với an tồn giao thơng vào những tiết hoạt động ngoài
giờ lên lớp hoặc lồng ghép vào các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp.
- Giờ sinh hoạt là lúc chúng ta tuyên dương những HS thực hiện tốt nội quy

và nhắc nhở những em làm chưa tốt. Không những thế giờ sinh hoạt còn là thời
gian tổ chức lồng ghép một số hoạt động như : Tổ chức sinh nhật, vệ sinh lớp học,
học hát múa…Thế nên GV cần hướng dẫn các em làm tốt giờ sinh hoạt thì mới
phát huy được ưu điểm, hạn chế những nhược điểm và phát huy được tính tích cực
của từng HS, rèn được kĩ năng sống cho học sinh.
- Tích cực hưởng ứng các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường, các hoạt
động trải nghiệm trong và ngoài tỉnh do nhà trường phát động.

Học sinh thi nhảy Cha cha cha.

Qua các hoạt động đó, học sinh phát triển phẩm chất đồn kết u thương,
bộc lộ được năng lực, năng khiếu của bản thân, rèn luyện sự dẻo dai, sức khỏe.

Học sinh thi võ cổ truyền.

Ngồi ra, tơi thường xuyên tổ chức cho các em lao động vệ sinh trường lớp.
Qua đó, phát triển phẩm chất chăm làm, yêu trường, yêu lớp cho các em học sinh.

- Để hình thành phẩm chất yêu thương, biết chia sẻ với những hồn cảnh
khó khăn, tơi phát động phong trào ni heo đất ủng hộ bạn nghèo.

Học sinh mổ heo đất mua quà tặng bạn nhân dịp Tết Nguyên Đán

Cho học sinh tham gia các hoạt động như hát quốc ca, lao động vệ sinh tại các
địa chỉ đỏ giúp các em hình thành phẩm chất yêu tổ quốc, yêu lao động.

Học sinh hát Quốc ca tại cơng viên Hồng Hoa Thám

Học sinh vui đùa sau khi hát Quốc ca.


Để phát huy vốn hiểu biết, tài năng của học sinh, giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh, tơi cịn tổ chức cho học sinh vẽ tranh với các chủ đề như: Bảo vệ môi
trường, ngày Tết quê em…


7.1.7. Tổ chức học tập nhóm cộng tác

- Trong các tiết học thường xuyên cho học sinh chia sẻ cặp đôi, chia sẻ trước
lớp, hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi cho bạn, đặt nhiều câu hỏi Vì sao?, Tại
sao? để phát huy được năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực tự học cho học sinh.

- Khi học sinh học cộng tác cũng hình thành được phẩm chất yêu thương, biết
giúp đỡ bạn của học sinh.

7.1.8. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Để phát huy tính tích cực của học sinh, khi hình thành kiến thức mới, tơi
thường u cầu học sinh gấp sách giáo khoa lại.
Hình thành kiến thức dựa vào vốn hiểu biết của học sinh.
Thay đổi dữ kiện bài toán, nâng cao độ khó khi học sinh đã làm được những
bài cơ bản.
Gắn bài toán vào thực tế để học sinh dễ hiểu.
Ví dụ: Trong bài: Phép cộng

Sách giáo khoa hướng dẫn học sinh cách cộng nhưng tôi không cho học sinh
mở sách giáo khoa mà làm như sau:

Bước 1: yêu cầu 2 em học sinh, mỗi em tìm cho cơ một số có 5 chữ số, rồi yêu
cầu học sinh thực hiện cá nhân phép cộng hai cố đó.

Bước 2: Cho học sinh chia sẻ cặp đôi về cách thực hiện phép cộng đó.

Bước 3: Cho học sinh chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Học sinh so sánh phép cộng đã học ở lớp 3với phép cộng ở lớp 4, rồi
rút ra cách cộng hai số có 5 chữ số, 6 chữ số.
Với các làm đó, học sinh phát huy được năng lực tự học và giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp, hợp tác.

Sang phần luyện tập, tôi cũng chưa cho học sinh mở sách giáo khoa.
Bài 1: Tôi cho 2 bạn ngồi cạnh nhau, mỗi bạn tìm một số có 4 chữ số. Sau đó
2 bạn sẽ thực hiện phép cộng hai số đó ra bảng con.
Ví dụ: 2153 + 4326

Sau khi học sinh thực hiện theo 3 bước học tập, cô giáo chốt lại kết quả đúng
xong. Tôi yêu cầu các em tự thêm 1 số bất vào cuối của 2 số hạng trên. Như vậy
các em đã có phép cộng hai số có 5 chữ số. Đây chính là nội dung của bài tập 2
ln.

7.1.9. Nêu gương, khen thưởng, tạo khơng khí lớp học vui tươi
- Muốn giáo dục được HS thì giáo viên phải là một tấm gương sáng cho HS
noi theo: Giáo viên cần đến lớp đúng giờ, ăn nói nhẹ nhàng, không nghe điện thoại
hay làm việc riêng trong giờ học, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ…..
- Ngồi ra GV có thể lấy những tấm gương sáng trong cuộc sống hoặc trong
các câu chuyện kể cho HS để các em noi theo.
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được
động viên nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện

phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong
trào học tập cũng như các phong trào khác.

- Khi HS phạm lỗi GV cần nghiêm khắc với HS. Nhưng không phải lúc nào
chúng ta cũng để không khí lớp căng thẳng mà chúng ta cần tạo ra một bầu khơng

khí vui vẻ để các em thoải mái dễ lĩnh hội kiến thức. Nếu GV là một người hài
hước, gần gũi HS thì sẽ tạo hứng thú cho HS và giờ học sẽ đạt hiệu quả cao.

Học sinh học tập vui vẻ, thoải mái.
* Kết quả của giải pháp (Số liệu cụ thể):
Từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về phẩm chất, năng lực
của học sinh và chất lượng hai mơn Tốn và Tiếng Việt.

Kết quả:


×