Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nghiên cứu biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và giá trị tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.85 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

DƯƠNG HỒNG NIÊN

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ ST2 HÒA TAN
HUYẾT THANH VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG
Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Ngành: Nội khoa
Mã số: 972 01 07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2024

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lương Công Thức
2. PGS.TS. Vũ Xuân Nghĩa

Phản biện 1: PGS.TS Tạ Mạnh Cường
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Thái Giang
Phản biện 3: PGS.TS Phạm Đăng Khoa

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia


2. Thư viện Học viện Quân y


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những
tổn thương cấu trúc hay rối loạn chức năng của tim làm cho tim không
đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu, tỷ lệ mắc suy tim năm
2021 ở Hoa Kỳ là hơn 6 triệu người, chiếm gần 1,8% tổng dân số.
Đến năm 2030, suy tim có xu hướng tăng lên ở nhóm BN cao tuổi, dự

kiến có khoảng 8,5% ở những người từ 65 đến 70 tuổi [1]. Chi phí
điều trị suy tim ngày càng tăng gây ra gánh nặng cho kinh tế toàn cầu

[2].
sST2 huyết thanh là một protein được tìm thấy trong máu, hoạt

động như một thụ thể mồi cho interleukin-33. Nồng độ sST2 và IL-33
tăng lên khi có quá tải áp lực, xơ hóa, tái cấu trúc, hay tình trạng viêm

trong suy tim [5]. Khi sST2 tăng có tác dụng làm mất tác dụng bảo vệ

tim mạch của IL-33 [6]. Và được nhiều nghiên cứu chứng minh là có
liên quan đến các biến cố tim mạch.

Ở Việt Nam sự biến đổi nồng độ sST2 huyết thanh cũng như vai
trò tiên lượng của sST2 ở BN suy tim mạn tính chưa được nghiên cứu
đầy đủ, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và giá trị tiên lượng ở
bệnh nhân suy tim mạn tính” với mục tiêu:
1. Khảo sát biến đổi nồng độ ST2 hòa tan huyết thanh và đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
2. Đánh giá mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

2

và vai trò tiên lượng ngắn hạn tái nhập viện - tử vong của nồng độ
ST2 hòa tan huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việc quản lý tốt các BN cùng với khám và chẩn đốn sớm tình
trạng suy tim xuất hiện, điều trị kịp thời sẽ cải thiện thời gian sống
thêm, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí điều trị cho
người bệnh [3].

Vai trò của N-terminal pro B-type natriuretic peptide (NT-
proBNP) trong suy tim đã được chứng minh và đưa vào khuyến cáo
của các hiệp hội tim mạch trên thế giới và Hội Tim mạch Việt Nam.
NT-proBNP là công cụ giúp sàng lọc và đưa ra định hướng điều trị
suy tim [4]. Tuy nhiên, NT-proBNP bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố
như tuổi, giới, mức lọc cầu thận hay thừa cân, béo phì. Trong số các
dấu ấn sinh học đang được tập trung nghiên cứu, chất ức chế khối u-2
dạng hòa tan huyết thanh (sST2) sẽ giải quyết phần nào những hạn
chế của NT-proBNP, đặc biệt trong tiên lượng ở BN suy tim mạn tính.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Xác định được nồng độ và sự biến đổi nồng độ sST2 huyết

thanh ở BN suy tim mạn tính.
2. Xác định được mối liên quan giữa nồng độ sST2 huyết thanh với
một số đặc điểm lâm sàng, cận lậm sàng ở BN suy tim mạn tính.

3

3. Khẳng định được vai trò tiên lượng ngắn hạn biến cố tái nhập
viện do suy tim và tử vong của nồng độ sST2 huyết thanh ở BN suy
tim mạn tính có phân suất tống máu thất trái giảm.

BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 123 trang (chưa kể phụ lục và tài liệu tham khảo):
Đặt vấn đề: 2 trang; Tổng quan tài liệu: 31 trang; Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 25 trang; Kết quả nghiên cứu: 29 trang. Bàn
luận: 32 trang. Hạn chế của nghiên cứu: 1 trang. Kết luận: 2 trang.
Kiến nghị: 1 trang. Với 45 bảng, 10 biểu đồ, 12 hình. Có 155 tài liệu
tham khảo gồm 18 tài liệu tiếng Việt và 137 tài liệu tiếng Anh.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Suy tim trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), suy tim ảnh hưởng đến hơn 64
triệu người trên toàn thế giới.
1.1.2. Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các số liệu thống kê chưa thống nhất, tuy nhiên nếu
dựa trên dân số trên 90 triệu người và tần suất tương ứng của châu Âu,

sẽ có từ 360.000 đến 1,8 triệu người suy tim cần điều trị [3]. Suy tim

mạn tính là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh van tim,
bệnh cơ tim, THA, bệnh động mạch vành, loạn nhịp tim…
1.1.3. Chẩn đoán suy tim mạn tính

4

* Chẩn đoán suy tim mạn theo ESC 2016
Suy tim là một hội chứng lâm sàng có từ trước hoặc hiện tại với

các triệu chứng cơ năng điển hình như khó thở, mệt mỏi và có thể kèm
theo các triệu chứng thực thể của suy tim như tĩnh mạch cổ nổi, phổi
có ran, tràn dịch màng phổi, phù ngoại vi, và kèm theo ít nhất một
trong những yếu tố:

- Tăng nồng độ peptid lợi niệu natri
- Bằng chứng khách quan về sung huyết phổi hoặc sung huyết hệ
thống qua các phương thức chẩn đốn, như chẩn đốn hình ảnh hoặc

thăm dị huyết động lúc nghỉ hoặc khi gắng sức [13].
1.2. Tổng quan về ST2 và hệ trục IL-33/ST2
1.2.1. Cấu trúc và tác dụng sinh học của ST2

Gen mã hóa ST2 nằm trên nhiễm sắc thể người 2q12 và thuộc cụm

gen IL-1 lớn hơn (mã số trong GenBank AC007248) [46]. Gen ST2
của người được mã hóa bốn dạng đồng phân bằng cách ghép nối
promotor thay thế: ST2 hòa tan (sST2 hoặc IL1RL1-a), ST2 xuyên
màng (ST2L hoặc IL1RL1-b), ST2V và ST2LV. Trong số bốn dạng

đồng phân, sST2 và ST2L là những sản phẩm quan trọng nhất [49].

sST2 (được tạo thành từ 328 axit amin) ngắn hơn ST2L. Các

nghiên cứu cho thấy rằng sST2 chủ yếu được tiết ra bởi các tế bào cơ
tim, tế bào nội mô và các tế bào miễn dịch khác nhau như tế bào T
tiền viêm, đại thực bào và tế bào mast, khi cơ thể đáp ứng với kích

5

thích nội sinh hay ngoại sinh [50]. IL-33 chủ yếu được tiết ra bởi các
tế bào nội mô cơ tim, liên kết với ST2L và có tác dụng chống phì đại

và chống xơ hóa để bảo vệ tim mạch [55]. Tuy nhiên, sST2 cũng liên
kết với IL-33 dưới dạng thụ thể mồi nhử, có thể ngăn chặn sự kích
hoạt phức hợp thụ thể ST2L/IL-1RAcP dị thể và ngăn chặn tác dụng
bảo vệ của con đường truyền tín hiệu IL-33/ST2 trên mơ tim.
1.2.2. Vai trị của sST2 trong suy tim và ứng dụng trong lâm sàng

Nồng độ sST2 cao có liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong trong 1
năm, khơng có BN nào có giá trị sST2 dưới mức trung bình tử vong

trong 6 tháng đầu theo dõi [57]. sST2 là một dấu ấn sinh học tiềm

năng để theo dõi, hướng dẫn điều trị ở BN suy tim [74].
1.3. Tình hình nghiên cứu về sST2 ở bệnh nhân suy tim trong
nước và trên thế giới
1.3.1. Trên thế giới

Có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị độc lập trong tiên lượng tử
vong cũng như tái nhập viện do suy tim trong ngắn hạn cũng như dài
hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính, đặc biệt trong nhóm suy tim có

phân suất tống máu thất trái giảm. Giá trị tiên lượng của sST2 ít phụ
thuộc vào tuổi, giới, chỉ số BMI và mức lọc cầu thận.
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Lê Ngọc Hùng thực hiện nghiên cứu đánh giá tính chuẩn hóa của
bộ kit xét nghiệm Presage™ ST2 ELISA và xác định khoảng tham
chiếu ở người Việt Nam tương đương người Châu Âu nhưng thấp hơn

6

người Mỹ [10]. Phạm Nguyễn Vinh nghiên cứu trên 291 BN nhập
viện cấp cứu vì suy tim cấp theo dõi trong 180 ngày, ghi nhận biến đổi
động học sST2 liên quan đến tử vong và tái nhập viện vì suy tim. Tác
giả kết luận sST2 có giá trị tiên lượng tử vong toàn bộ và tái nhập viện

do suy tim ngắn hạn [11].
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

+ Nhóm nghiên cứu: gồm 116 BN được chẩn đốn xác định suy
tim mạn tính theo tiêu chuẩn ESC 2016 và VNHA 2015 điều trị tại
khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện 19-8 Bộ
Công an từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2022.

+ Nhóm chứng: 40 đối tượng được lựa chọn là người khỏe mạnh
khơng suy tim và khơng có các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như
loại trừ các bệnh lý khác có khả năng ảnh hưởng tới nồng độ sST2
như bệnh lý Hen, COPD, Lupus, viêm đa khớp dạng thấp.
2.1.1. Nhóm bệnh
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn


- BN được chẩn đoán suy tim mạn tính theo tiêu chuẩn của ESC
2016 và VNHA 2015, BN được định lượng sST2 lúc nhập viện và sau
một đợt điều trị nội khoa tối ưu (Theo hướng dẫn của Hội Tim mạch
châu Âu 2016), sau khi ra viện được theo dõi dọc 6 tháng để thu thập
các biến cố tái nhập viện do suy tim và tử vong.

- Bệnh nhân tuân thủ điều trị theo hướng dẫn sau khi ra viện.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

7

- Bệnh nhân đang có triệu chứng hay dấu hiệu lâm sàng của bệnh
lý tim mạch cấp tính như hội chứng vành cấp, viêm cơ tim cấp.

- Bệnh nhân đang trong tình trạng viêm nhiễm nặng.
- Bệnh nhân có bệnh lý hệ thống như lupus hay viêm đa khớp dạng
thấp, COPD, hen phế quản.
- Bệnh nhân suy tim có bệnh lý ác tính kèm theo.
- Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Nhóm chứng
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người trưởng thành khỏe mạnh trên 18 tuổi khơng bị suy tim,
khơng có các bệnh lý tim mạch khác và các bệnh lý ảnh hưởng đến
nồng độ sST2.
- Khám lâm sàng tim mạch bình thường khơng biểu hiện của suy
tim.
- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo bình thương.
- Chụp X-Quang ngực thẳng bình thường.
- Siêu âm tim bình thường.

- Được hội đồng kết luận sức khỏe hồn tồn bình thường
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có triệu chứng hay dấu hiệu lâm sàng của suy tim hay các bệnh
lý tim mạch khác.
- Hiện tại đang có biểu hiện của bệnh lý hệ thống như lupus hay
viêm đa khớp dạng thấp, COPD, hen phế quản hay đang trong tình
trạng viêm nhiễm.

8

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả. Các BN
được lấy vào nghiên cứu theo trình tự thời gian.

- Địa điểm tiến hành:
+ BN điều trị tại Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Quân y 103 và

Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
+ Xét nghiệm định lượng sST2 tại bộ môn sinh lý bệnh Học viện

Quân y.
- Phương tiện:
+ Máy phân tích DAR 800 của Mỹ định lượng sST2 bằng phương

pháp ELISA với bộ kít Human ST2 (IL-33R) ELISA kit (BMS2231),
hãng Invitrogen, Thermo Fisher, Hoa Kỳ.

+ Định lượng NT-proBNP bằng máy COBAS E602.

+ Máy siêu âm tim Philips EPIQ 7C với đầu dò 2,5 - 5 MHz.
- Quy trình và cách lưu trữ, bảo quản mẫu và xét nghiệm
sST2:

+ Mẫu máu tĩnh mạch (chống đông EDTA) được lấy trong cùng
ngày thăm khám bệnh nhân điểm bệnh nhân vào viện và sau 1 đợt điều
trị, ly tâm lấy huyết thanh chuyển đến phịng xét nghiệm của Bộ mơn
sinh lý bệnh Học viện Quân y, sau đó được lưu trữ trong tủ - 800C cho
tới khi làm xét nghiệm mới rã đông một lần duy nhất.

+ Định lượng nồng độ sST2 bằng phương pháp ELISA.

9

- Các chỉ số siêu âm tim:
Siêu âm tim được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch có

chứng chỉ hành nghề siêu âm tim tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh
viện 19-8 Bộ Công an. Phân suất tống máu thất trái được xác định
bằng phương pháp Simpson 2 buồng. Kỹ thuật siêu âm và cách đánh
giá các thông số siêu âm tim được tính tốn theo hướng dẫn của Hội

siêu âm tim Hoa Kỳ [93].

10

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: tuổi, giới, BMI, tần số tim, huyết áp,
độ NYHA, nguyên nhân suy tim và bệnh đồng mắc, đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của suy tim, các biến cố tái nhập viện do suy
tim, tử vong do mọi nguyên nhân.


- Các thời điểm theo dõi và cách thu thập số liệu sau một đợt
điều trị và sau xuất viện: Các biến cố chính theo dõi trong nghiên
cứu: Tái nhập viện do suy tim và tử vong do mọi nguyên nhân.

- Điều trị nội khoa: Điều trị tối ưu theo khuyến cao ESC 2016 [20].
- Theo dõi sau khi ra viện: Sau khi ra viện BN được duy trì các
thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, tiến hành tái khám
định kỳ 1 tháng 1 lần trong 6 tháng. Các lần tái khám theo hẹn bệnh
nhân được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng,
chỉnh liều thuốc tối ưu theo phác đồ điều trị và ghi nhận các biến cố,
hoặc thông qua gọi điện thoại cho BN hoặc người nhà để ghi nhận
theo giấy ra viện hoặc sao chụp hồ sơ bệnh án từ phòng Kế hoạch
tổng hợp của Bệnh viện nơi BN điều trị.
- Tái nhập viện do suy tim: BN được nhập viện với chẩn đốn
chính là suy tim và thời gian nằm viện của BN kéo dài ít nhất 24 giờ.
BN cần thay đổi điều trị như bắt đầu hay tăng liều thuốc lợi tiểu đường
uống, phối hợp thuốc lợi tiểu hay chuyển sang dùng đường tĩnh mạch,
cần dùng thuốc vận mạch hoặc cần can thiệp cơ học hoặc phẫu thuật.
- Tử vong: Tình trạng tử vong ghi nhận trong thời gian theo dõi
dựa trên hồ sơ bệnh án, giấy chứng tử của BN, bao gồm tử vong do
mọi nguyên nhân.

11

2.3. Xử lý các số liệu nghiên cứu: thu thập các số liệu và xử lý bằng
phần mềm SPSS 22.0. và MedCalc. Kết quả được coi là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới và thể trạng

Nhóm nghiên cứu (n=116) Nhóm chứng (n=40)

Đặc điểm Nam Nữ P Nam Nữ (n=17)
0,019 (n=23)
Tuổi (năm) (n=67) (n=49)

X´ ±SD 65,31±15,83 72,3±15,34 40,17±7,63 40,82±5,64

68,27±15,94 (24; 98) 40,45±6,78 (28; 55)

BMI (kg/m2) 22,78±3,03 21,58±2,85 23,92±2,06 21,59±1,51
0,033 22,93±2,16 (18,1; 27,4)
X´ ±SD
22,27±3,0 (14,38; 32,05)

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 68,27±15,94, Nam

chiếm tỉ lệ 57,76 % (67/116). Tuổi trung bình của nữ cao hơn nam

với p < 0,05. Có sự khác biệt về tuổi và BMI giữa nam và nữ trong

nhóm nghiên cứu với p < 0,05.

Bảng 3.2. Đặc điểm phân độ NYHA

Phân độ NYHA Số bệnh nhân (n=116) Tỷ lệ %


II 20 17,2
III 63 54,3
IV 33 28,5

12

Nhóm phân độ NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3 %.

Bảng 3.4. Đặc điểm phân loại suy tim theo EF

Phân nhóm suy tim theo Số bệnh nhân (n=116) Tỷ lệ %
PSTMTT

HFrEF (EF ≤ 40%) 43 37,1

HFmrEF (EF 41 – 49 %) 46 39,7

HFpEF (EF ≥ 50%) 27 23,3

Bệnh nhân HFmrEF có tỷ lệ cao nhất chiếm 39,7%.
3.2. Đặc điểm biến đổi nồng độ sST2 của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.13. Đặc điểm nồng độ sST2 theo giới

Nhóm nghiên cứu (n = 116) Nhóm chứng (n = 40)

sST2 Nam Nữ p Nam Nữ p
(ng/mL
5,83 5,9 0,851 3,05 2,36 0,313

)
Trung [3,31;12,6 [4,25;10,90 a [1,94;4,45 [1,96;3,36 b
vị [IQ1;
IQ3] ] ] ] ]
Chung
5,89 [3,97; 11,47] 2,39 [1,96; 3,79]
p
< 0,001c

Nồng độ sST2 giữa hai giới khơng thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Nhóm BN suy tim cao hơn nhóm chứng là người
khỏe mạnh khơng suy tim có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

13

14

Bảng 3.15. Biến đổi nồng độ sST2 sau một đợt điều trị

Nhóm Tại thời điểm nhập viện Sau một đợt điều trị

sST2 (ng/ mL) Nam Nữ Nam Nữ

Trung vị 5,83 5,9 4,44 4,95
[IQ1; IQ3] [3,31;12,6 [4,25;10,90] [2,79;6,57] [1,96;3,36

] ]

Chung 5,89 [3,97; 11,47] 4,67 [2,99; 6,28]


p < 0,001

Wilcoxon Signed Ranks Test

Giá trị trung vị đo được trước và sau một đợt điều trị lần lượt là

5,87 ng/ml và 4,67 ng/ml. Sau một đợt điều trị nồng độ sST2 giảm có

ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,001.

Bảng 3.16. Đặc điểm nồng độ sST2 với các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng n Log (sST2) sau điều trị p

Khó thở khi Có 97 1,46±0,65 0,982
gắng sức 1,46±0,43
Không 19

Phù Có 10 1,79±0,61 Khơng 106 1,43±0,61 0,074

Ran phổi Có 13 1,16±0,73 0,066
1,50±0,60
Không 103

Tiếng thổi ở tim Có 10 1,19±0,61 Khơng 106 1,48±0,62 0,15

Gan to Có 9 1,63±0,57 0,398
1,45±0,62
Không 107


NYHA I-II 81 1,39±0,55 III-IV 35 1,70±0,60 0,009

Independent Samples T-Test

Có sự khác biệt giá trị nồng độ sST2 sau một đợt điều trị của

nhóm NYHA I-II và nhóm NYHA III-IV với p =0,009.

15

Bảng 3.17. Biến đổi giá trị của sST2, NT-proBNP, EF

Giá trị Trung vị [IQ1; IQ3] p
ΔssST2 -1,00
ΔsNT-proBNP [-4,87; 0,56] 0,001
ΔsEF -1904,75
7,00 [-3667,25; -787,43] < 0,001

[4,00; 13,93] < 0,001

Wilcoxon Signed Ranks Test

Sau một đợt điều trị nồng độ sST2, NT-proBNP đều giảm có ý

nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ và phương trình hồi quy tuyến tính sự thay đổi

phân độ NYHA với thay đổi nồng độ sST2 sau một đợt điều trị.


3.3. Mối liên quan nồng độ sST2 của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sST2 với phân độ NYHA

Log(sST2)

NYHA n TB p

II 20 1,19 ± 0,74 0,004a

III 63 1,73 ± 0,68 < 0,001b < 0,001d

IV 33 2,30 ± 0,68 < 0,001c

Nồng độ sST2 càng tăng cùng với tăng độ NYHA. sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa sST2 với EF

Log(sST2)

16

LVEF n TB p

≤ 40% 43 2,05 ± 0,76 0,034a

41– 49% 46 1,69 ± 0,82 0,008b 0,019d


≥ 50% 27 1,57 ± 0,65 0,499c

Giá trị nồng độ sST2 giảm tuyến tính theo phân nhóm EF, sự

khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.3. Vai trò tiên lượng của nồng độ sST2

Bảng 3.32. Giá trị tiên lượng tái nhập viện do suy tim và tử vong của

nồng độ sST2 với EF

Nhóm bệnh nhân Tỷ lệ tái nhập viện- AUC p

Chung tử vong 0,57 0,21
EF giảm (≤ 40%) 44/116 0,718 0,006
EF giảm nhẹ (41- 18/43 0,515 0,865
17/46

49%)

EF bảo tồn (≥ 50%) 9/27 0,505 0,975

BN có EF giảm AUC của nồng độ sST2 trong tiên lượng tái nhập

viện và tử vong là 0,718 với p = 0,006.

Bảng 3.36. Giá trị tiên lượng của nồng độ sST2, NT-proBNP thời

điểm nhập viện với biến cố tái nhập viện - tử vong ở nhóm EF giảm


Chỉ số AUC 95%CI p
sST2 0,718
NT-pro-BNP 0,611 0,564; 0,871 0,434; 0,788 0,88

Pairwise comparison of ROC curves

Không thấy sự khác biệt giữa nồng độ sST2 và nồng độ NT-

proBNP trong tiện lượng biến cố tái nhập viện và tử vong ở nhóm BN

có EF giảm với p > 0,05.

Bảng 3.39. Giá trị tiên lượng biến biến cố tái nhập viện và tử vong khi

phân tích hồi quy COX đa biến ở nhóm bệnh nhân có EF giảm

Biến số HR (KTC 95%) p
Log (sST2) 4,33 (1,04 – 18,05) 0,044

17

Log (NT-proBNP) 2,90 (1,28 – 6,59) 0,011

Tuổi 0,95 (0,90 – 1,00) 0,055

BMI 1,40 (1,12 – 1,77) 0,004

NYHA 1,08 (0,33 – 3,59) 0,895
Tần số tim 1,01 (0,98 – 1,05) 0,472


Nguyên nhân Bệnh ĐMV 1,44 (0,44 – 4,80) 0,549

và bệnh đồng ĐTĐ típ 2 2,66 (0,85 – 8,31) 0,093

mắc THA 1,09 (0,13 – 8,87) 0,932

p mơ hình 0,003

Có sự phù hợp của mơ hình hồi quy Cox đa biến sST2, NT-

proBNP, BMI thời điểm nhập viện trong tiên lượng biến cố tái nhập

viện - tử vong ở BN có HFrEF với p < 0,05.

Bảng 3.40. Giá trị tiên lượng biến biến cố tái nhập viện và tử vong khi

phân tích hồi quy COX đơn biến ở nhóm bệnh nhân EF giảm

Biến số HR (KTC 95% -2Log Likehood p
Log(sST2) 2,52 (1,10 – 5,74) 122,388 0,028

Log(NT-proBNP) 1,47 (0,85 – 2,54) 126,480 0,173

BMI 1,13 (0,96 – 1,33) 126,149 0,135

Khi khảo sát hồi quy Cox đơn biến cho thấy chỉ có nồng độ

sST2 là có giá trị tiên lượng độc lập với biến cố tái nhập viện và tử


vong ở BN suy tim mạn tính có EF giảm.


×