Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiểu luận Tư tưởng nhận thức của Francis Bacon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.91 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Triết Học
  

TIỂU LUẬN MÔN

LÝ LUẬN NHẬN THỨC

ĐỀ TÀI

LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA
FRANCIS BACON

Giảng viên : TS. HÀ THIÊN SƠN

Học viên thực hiện : ĐỖ THỊ THÙY DUNG

Mã số học viên : 20822900104

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2022

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ............................................... 4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 5
Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA


FRANCIS BACON ............................................................................................................ 5
1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội của việc hình thành lý luận nhận thức của
Francis Bacon .................................................................................................................. 5
1.2. Tiền đề lý luận cho việc hình thành lý luận nhận thức của Francis Bacon................. 6
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA
FRANCIS BACON ............................................................................................................ 7
2.1. Bản chất của nhận thức trong lý luận nhận thức của Francis Bacon ........................ 7
2.2. Phương pháp của nhận thức trong lý luận nhận thức của Francis Bacon ................. 8
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 13

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Francis Bacon (1561-1626) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo K. Marx, F.
Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ F. Bacon,
lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng. Tinh thần
phê phán và khám phá của triết học F. Bacon đã ảnh hưởng sâu sắc đền nền triết học Anh
nói riêng cũng như triết học Tây Âu nói chung thế kỷ XVII-XVIII. Đặc biệt, tuyên bố “tri
thức là sức mạnh” của ông đã trở thành tun ngơn thời đại. Với vai trị mở đường cho tinh
thần triết học mới, F. Bacon đã tạo ra một thời đại sôi động và cách mạng trong triết học,
trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại trật tự phong
kiến và giáo hội cũng như những uy quyền trung cổ.

Trong vấn đề nhận thức luận, F. Bacon đã có cơng lao to lớn khi chỉ ra được bản chất
của nhận thức, những cản trở đối với nhận thức con người, đồng thời cịn nêu lên phương
pháp để có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ các sự vật, hiện tượng. Không những thế, F.

Bacon còn là người mở đường cho tinh thần triết học khoa học và để lại ảnh hưởng to lớn
đối với nhiều triết gia về sau như John Stuart Mill (1806-1873), John Herschel (1792-
1871)… Trước bối cảnh tri thức ngày càng giữ vai trò quan trọng, nghiên cứu các tư tưởng
về nhận thức của F. Bacon chính là một trong những nền tảng để có thể xây dựng xã hội
phát triển vững chắc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận hướng đến mục đích tổng hợp và phân tích những nội dung trong lý luận
nhận thức của Francis Bacon. Để đạt được mục đích đó, tiểu luận thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Một là, tìm hiểu cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình thành nên lý luận nhận thức của
Francis Bacon.

3

Hai là, tổng hợp, phân tích để tìm ra các nội dung cơ bản trong lý luận nhận thức của
Francis Bacon, trong đó có tư tưởng về bản chất của nhận thức, phương pháp của nhận
thức.

3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở lý luận nền tảng là thế giới quan của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời còn có các phương pháp khác
như lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu...
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Về mặt lý luận, bài nghiên cứu này góp phần nêu lên được những nội dung cơ bản
trong lý luận nhận thức của Francis Bacon, chỉ ra những giá trị cũng như hạn chế của các
tư tưởng này.
Về mặt thực tiễn, những giá trị và hạn chế trong lý luận nhận thức của Francis Bacon
mà bài tiểu luận chỉ ra sẽ tạo điều kiện để xây dựng phương pháp nhận thức đúng đắn và
phù hợp, tránh được những hạn chế trong nhận thức, từ đó phát huy tốt nhất khả năng của

con người trong bối cảnh hiện nay.

4

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA FRANCIS

BACON

1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội của việc hình thành lý luận nhận thức của
Francis Bacon

Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, nước Anh cũng như toàn thể Tây Âu diễn ra những
thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử, trước hết là sự biến đổi trong phương thức
sản xuất dẫn đến những biến đổi trên lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa. Đó là sự xuất hiện,
củng cố và phát triển của phương thức sản xuất mới thay thế cho nền sản xuất nhỏ và các
đạo luật hà khắc của xã hội phong kiến.

Về kinh tế, từ nửa sau thế kỷ XVI, Anh trở thành quốc gia điển hình về tích lũy tư
bản nguyên thủy và hình thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nơng thơn. Về chính trị xã
hội, cùng với việc hình thành chế độ chuyên chế tập quyền, tầng lớp quý tộc mới có xu
hướng tư sản hóa, chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu chính trị - xã hội. Xã hội Anh cuối thế
kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã báo trước sự sụp đổ của chế độ chuyên chế phong kiến, tạo
tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640. Các tín đồ Thanh giáo tuyên truyền rộng
rãi đạo đức, tôn giáo mới, đồng thời những tổ chức chính trị của giai cấp tư sản và quý tộc
mới bậc trung và một số nơng dân, bình dân thành thị cũng đã ra đời.

Xét toàn cảnh nước Anh, từ nửa sau thế kỷ XVI, xu hướng cải cách chính trị, xã hội

và đời sống tinh thần đã trở nên phổ biến. Mặc dù F. Bacon thuộc tầng lớp quý tộc, không
ủng hộ đổi mới chính trị, xong xu thế đổi mới đời sống xã hội đã tác động đến cách nhìn
của ơng, là tiền đề để ơng hình thành nên những hệ thống lý luận cho riêng mình, trong đó
có lý luận về nhận thức.

5

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)


×