Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức vào xây dựng ý thức đạo đức của sinh viên trường đại học bách khoa – đhqg hcm trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.84 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC KỲ 232

LỚP: L04
NHÓM: 05
GVHD: THS. NGUYỄN THẾ VINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


ĐỀ TÀI 7:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀO XÂY
DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ST MSSV Phân công
Họ tên

T



1 Lai Cẩm Tài 2014407 Mục 2.1

2 Huỳnh Trung 2110370 Mục 2.2
Nam

3 Huỳnh Tiểu 2014194 Mục 1
Phụng

4 Kiều Thị Hoài 2014640 Mở đầu - Kết luận - Word

Thu
5 Kim Hoàng Tú 2012373 Mục 3.1
6 Huỳnh Tiến Phát 1914585 Mục 3.2

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

MỤC LỤC

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................................3
MỞ ĐẦU..................................................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................... 6
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức......................................................6

1.1 Hồ Chí Minh và nền đạo đức mới Việt Nam...............................................6
1.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại
mới.................................................................................................................... 12
1.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.................................................16
Chương 2. Thực trạng về xây dựng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại
học Bách khoa – ĐHQG.HCM trong giai đoạn hiện nay...................................18

2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bách khoa –
ĐHQG.HCM..................................................................................................... 18

2.1.1 Mặt tích cực.......................................................................................18
2.1.2 Mặt hạn chế.......................................................................................21
2.1.3 Nguyên nhân......................................................................................23
2.2 Thực trạng giáo dục xây dựng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại
học Bách khoa – ĐHQG.HCM........................................................................24
2.2.1 Mặt tích cực.......................................................................................24
2.2.2 Mặt hạn chế.......................................................................................26
2.2.3 Nguyên nhân......................................................................................27
Chương 3: Giải pháp xây dựng ý thức đạo đức cho sinh viên Trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG.HCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức..................28
3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức..........................................28
3.2 Một số giải pháp Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây
dựng ý thức đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bách khoa –
ĐHQG.HCM..................................................................................................... 30
KẾT LUẬN............................................................................................................33

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................35

2

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQGTPHCM)
Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chi Minh
(ĐHBK-ĐHQGTPHCM)
Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM)


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất,
người tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức và khí phách của dân tộc Việt Nam. Người
vừa là nhà đạo đức học lớn, vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu
nhất, qn mình vì nước vì dân, về lịng nhân ái và cao thượng, về tác phong khiêm
tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là sự kết tinh “sự thống nhất giữa trí lực của một nhà bác học và đạo
đức của một nhà hiền triết. Sự thống nhất ấy tạo nên một nhà văn hoá - cộng sản
kiệt xuất”, một hệ giá trị chuẩn mực bền vững, trở thành tài sản tinh thần vô giá của
Đảng và nhân dân ta; là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là
động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây
dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn đề cao việc
tuyên truyền giáo dục đạo đức, và đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện
đạo đức cho nhân dân, Người cho rằng đạo đức là cái gốc phẩm chất nhân cách con
người, là điều kiện quan trọng để đưa cách mạng thành công.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vị trí đặc biệt của thanh
niên đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng, Người rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng
đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của
nước nhà.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho thanh niên tự giác
học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành lực
lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trong bản Di chúc, Người
đã căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa


“chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
rất cần thiết”1.

Đáng nói hơn, sự sa sút về đạo đức đã xuất hiện ở một bộ phận thanh thiếu
niên, thế hệ trẻ của chúng ta. Bên cạnh những sinh viên, học sinh có hồi bão, lý
tưởng đúng đắn vẫn cịn khơng ít những thanh thiếu niên, sinh viên thờ ơ với lý
tưởng đạo đức cách mạng, chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa và sa vào các tệ nạn
xã hội. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tăng cường giáo dục đạo đức cho mọi người,
đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - học tập và làm theo
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Là những sinh viên đang học “Tư tưởng Hồ Chí
Minh”, chúng em nhận thức được xây dựng ý thức đạo đức trong thời buổi Cơng
nghiệp hóa - Hiện đại hóa một cách tiên tiến là hết sức cần thiết, cấp bách.

Bài tiểu luận “VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀO
XÂY DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA - ĐHQG.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” mang ý nghĩa to lớn.
Không chỉ giúp từng cá nhân sinh viên hiểu rõ về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức, nâng cao tư duy, rèn luyện đạo đức mà còn giúp áp dụng vào thực tiễn. Phần
nhỏ góp vào cơng cuộc xây dựng đất nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng và
nhà nước ta.

1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tập 15, tr.622, 507.

NỘI DUNG
Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1 Hồ Chí Minh và nền đạo đức mới Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách

mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm

đạo đức lớn. nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những
bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách
phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam. Bản thân Người lại thực
hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết
về đạo đức Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức
trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận.

Vì vậy tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khơng phải chỉ thơng qua
những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thơng qua chính
hành vi được thể hiện trong tồn bộ hoạt động thực tiễn của Người, thơng qua mẫu
mực đạo đức trong sáng mà Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc, cho nhân loại.
Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, giữa lý luận và thực
tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc trưng này đã
làm cho Hồ Chí Minh phân biệt với rất nhiều nhà tư tưởng, nhiều lãnh tụ cách mạng
khác từ trước đến nay.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư
tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan
trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm
gương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại. Điều này đã được thể hiện trong
những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người "đã
nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ".
"Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần
yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao

đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho
trái tim của họ hướng về Người, khơng có gì ngăn nổi". Đây khơng phải chỉ là tình
cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà cịn là tình cảm của tất cả các dân
tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại.


Trong lĩnh vực đạo đức, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm,
phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo. Nếu từ
đó lại cho rằng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Nho giáo thì
hồn tồn sai lầm. Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức
của loài người. Qua các thời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài
sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã cớ nhiều thay đổi. Những khái niệm
như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính ... đã có trong Nho giáo từ mấy
trăm năm trước Công nguyên; dân chủ, tự do. công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời
cổ đại Hy Lạp - La Mã. Nhưng trong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các
dân tộc đã hiểu những khái niệm đó rất khác nhau, thậm chí có những điểm trái
ngược nhau. Điều đó là do những lợi ích khác nhau của các giai cấp, các dân tộc
khác nhau quy định.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã
từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới,
đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm. trù đạo đức của thời đại mới.
Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn
nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho
Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu những
tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong
phú, đã được đơng đảo những người nước ngồi chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam
trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam. Sự kết hợp giữa truyền thống
và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh.

Với tư duy độc lập và sáng tạo, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực
tiễn việt Nam thực hiện một cơng việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị
đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu

của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh
vực đạo đức ở Việt Nam. Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản
chất mới và đã được Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức mới
đã lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân
dân lao động. Đạo đức mới xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn ln
ln trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ
đẳng cấp tôn ty trật tự hết sức hà khắc của giai cấp phong kiến. Đạo đức mới hoàn
toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản.
Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản, kìm hãm con người trong những
lợi ích riêng tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi, cũng như trong vịng gia trưởng nhỏ bé. Nó
càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc kỷ, cam chịu, chấp
nhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi
chết ở nơi thiên đàng hay chốn niết bàn. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói rõ: "Có
người cho đạo đức cũ và đạo đức mới khơng có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm
to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược
xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được
dưới đất, đầu ngửng lên trời . Người cịn nói "Đạo đức đó khơng phải là đạo đức thủ
cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng của cá nhân,
mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người"

Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với
Đảng dày cơng xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân,
kết hợp với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo
đức của nhân loại. Nền đạo đức ấy ngày càng phát triển cùng với sự vận động của
thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa

bộ mặt của nền văn hóa Việt Nam. Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và
của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hịa

bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới.

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như
gốc của cây, ngọn nguồn của sơng, của suối. Như Người vẫn thường nói, đối với
con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề;
con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải
là một đại lộ thẳng tắp. Nó địi hỏi sự phấn đấu khơng ngừng của mỗi người, mỗi
thế hệ, hơn nữa cịn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái
nền tảng ấy phải là công việc thường xun của tồn Đảng, tồn dân, của mỗi gia
đình và mỗi người trong xã hội ta.

Có phải như vậy là Hồ Chí Minh theo thuyết chủ nghĩa xã hội đạo đức? Hoàn
toàn không phải như vậy. Người không bao giờ đặt hy vọng vào "lòng tốt" của bọn
thực dân phong kiến cũng như của các giai cấp bóc lột để kêu gọi lịng thương cảm
và sự ban ơn. Người cũng khơng bao giờ nghĩ rằng chỉ cần mọi người tu nhân tích
đức là đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ được tự do hạnh phúc. Phải bằng cuộc đấu
tranh kiên cường bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới được mục tiêu đó. Đạo đức là
một vũ khí sắc bén phục vụ cho cuộc đấu tranh đó, đúng như quan điểm của Lênin:
"Chúng ta nói rằng: đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc
lột và góp phần đồn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản
đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản".

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức là văn minh", thì
mới hồn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Người cũng thường nhắc
lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của
dân tộc mình và của thời đại. Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó


chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức hiện đại
của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách
mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Còn
đạo đức chính là những phẩm chất địi hỏi con người cần phải có để tham gia vào
cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều
nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì muốn làm
cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối
với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy
lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với
đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình. Phải có tâm, có đức mới
giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống.
Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó.

Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm đến
việc giáo dục đạo đức cho mọi người. Tùy theo từng thời kỳ cách mạng, Người đề
ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn
thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ đó mà giành thắng
lợi càng to lớn hơn cho sự nghiệp cách mạng.

Đường Kách mệnh là cuốn sách bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng
Việt Nam đi theo học thuyết Mác - Lênin và con đường của Cách mạng tháng Mười
Nga vĩ đại, đi theo đường lối cách mạng mới đã được Nguyễn Ái Quốc xác định.
Đó cũng là cuốn sách đầu tiên tuyên truyền trực tiếp về chủ nghĩa Mác - Lênin cho
lớp thanh niên cách mạng ưu tú nhất thời đó. Nhưng mở đầu cuốn sách lại là bài nói
về Tư cách một người cách mệnh. Chắc chắn chúng ta khơng thể tìm thấy một
trường hợp nào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin giống như vậy. Phải chăng Hồ Chí
Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: Phải có cái đức để đi đến cái trí .Vì khi đã có


cái trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ
nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hoá
mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết
hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đơi, khơng thể có mặt này, thiếu mặt kia. Như
Người đã phân tích, người nào có đức mà khơng có tài thì cũng chẳng khác gì ơng
bụt ngồi trong chùa, khơng làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì. Ngược lại, nếu
có tài mà khơng có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem
lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ơ, ăn cắp của cơng, thì như vậy chỉ có hại cho
dân cho nước, cịn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự
có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài
năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức khơng vươn lên được
thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ
vượt lên trước. Ý nghĩa "đức là gốc" chính là ở chỗ đó.

Những vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minh xem xét một cách tồn diện:
Thứ nhất, là đối với mọi đối tượng - từ công nhân, nông dân đến trí thức,

văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lão đến phụ nữ, thanh thiếu niên nhi đồng; từ đồng bào
các dân tộc đến đồng bào các tôn giáo, các nhà tu hành... Cùng với việc đề cập đạo
đức công dân, Người đặc biệt quan tâm đến đạo đức của cán bộ, đảng viên. Có thể
nói đây là nội dung chiếm phần chủ yếu nhất trong tư tưởng đạo đức của Người.

Thứ hai, là trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người - từ đời tư đến đời
công, như sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu lãnh đạo, quản lý...

Thứ ba, là trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng - từ gia đình đến xã hội (làng
xóm, phố phường, một tập thể, một đơn vị, một tổ chức...), từ giai cấp đến dân tộc,
từ các vùng - miền, địa phương đến cả nước, từ quốc gia đến quốc tế.


Thứ tư, là trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người – đối với mình,
đối với người, đối với việc. Đối với người thì có quan hệ giữa cán bộ, đảng viên của
Đảng và Nhà nước với dân, quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, v.v...

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo
đức của cán bộ, đảng viên, khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Hai mươi bốn
năm trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về
đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Nếu quyền lực là sức mạnh để giữ vững những
thành quả cách mạng, để tổ chức và xây dựng chế độ xã hội mới, để phát triển kinh
tế và văn hóa, để biến đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành giàu mạnh, văn
minh, thì quyền lực lại có mặt trái của nó là có thể làm tha hóa con người nắm
quyền lực, có thể đưa đến những tổn thất lớn cho cách mạng. Người đã nhìn thấy
điều này từ rất sớm, không phải chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước, kể cả
những nước xã hội chủ nghĩa khác. Nhưng vấn đề về đạo đức mà Người đặt ra với
cán bộ, đảng viên chính là nhằm ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng tha hóa có
thể hoặc đã xảy ra, nhất là để chống lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực
như quan liêu, cậy thế cậy quyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê
quyền lực, tham quyền cố vị, v.v. , những tệ nạn có thể trở thành nguy cơ làm sụp
đổ sự nghiệp của một người, thậm chí của cả một Đảng Cộng sản.

1.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại
mới

Thứ nhất, trung với nước, hiếu với dân.
“Trung” và “Hiếu” vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung
hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”, phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân
đối với vua, con đối với cha mẹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vào khái niệm cũ
này một nội dung mới và mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân.
Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là
người chủ của nước. Vì vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm
với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất
nước.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

Một là, trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết
đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.

Hai là, quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
Ba là, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội
dung chủ yếu của hiếu với dân là:
Bốn là, khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
Năm là, tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với
dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Sáu là, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là những khái niệm đạo đức cũ, được
chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới.
Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng khơng thực hiện;
ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân
dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là một
biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân".
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư,
tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, khơng hoang phí. Liêm là trong sạch,
khơng tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là khơng tà, là thẳng thắn, đứng
đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống
như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm,
liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả

mới là hồn chỉnh.
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết:
"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì khơng thành trời Thiếu một phương, thì khơng thành đất.
Thiếu một đức, thì khơng thành người".

Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu
cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung
của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các
cơng sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu khơng giữ đúng cần, kiệm, liêm,
chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

Cần, kiệm, liêm, chính cịn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về
tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng
của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người,
làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ
quốc và nhân loại.

Chí cơng vơ tư là khơng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì
đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực
hành chí cơng vơ tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn "mọi người vì mình" mà
khơng biết "mình vì mọi người". Nó là một thứ giặc nội xâm, cịn nguy hiểm hơn cả
giặc ngoại xâm. Nó là bạn đồng minh của chủ nghĩa đế quốc và thói quen truyền
thống lạc hậu. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ

bệnh nguy hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ơ, lãng phí, xa
hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể,
xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền... Tóm lại, "chủ nghĩa cá nhân, tư
tưởng tiểu tư sản cịn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp
thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy". Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại
cho cá nhân con người, cho một đảng và cả dân tộc. Hồ Chí Minh viết: "Một dân
tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, khơng
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng

dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Chủ nghĩa cá nhân là một
trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân, đâu là lợi ích
cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời
sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó khơng
trái với lợi ích của tập thể thì khơng phải là xấu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh,
chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời
sống của riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.

Thứ ba, thương yêu con người
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn đấu
tranh cách mạng của các dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có
nhiều người, nhiều cơng việc, nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện
và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện,
làm việc tà là người ác. Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột,
những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tơn giáo có khác
nhau, vẫn có thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đồn kết, đại hịa hợp, coi
nhau như anh em một nhà.

Tình thương u con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng
kiểu tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai
cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa
bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí
Minh ln sống giữa cuộc đời và khơng có cái gì thuộc về con người đối với Hồ
Chí Minh lại là xa lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng
người, việc ăn, việc mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, khơng qn,
khơng sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. Tình

thương u con người ở Hồ Chí Minh ln gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu
vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.

Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hịa quyện giữa chủ nghĩa u nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức
cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của
xã hội xã hội chủ nghĩa.
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc.
Đó là sự tơn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự
hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn
phương vô sản đều là anh em; giúp bạn là giúp mình; thắng lợi của mình cũng là
thắng lợi của nhân dân thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình
đồn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu,
kiến tạo một nền văn hóa hịa bình trên thế giới
1.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Thứ nhất, nói phải đi đơi với làm và phải nêu gương về đạo đức.
Điều này đã được Hồ Chí Minh nói ngay trong Đường Kách mệnh , khi đề
cập tư cách của một người cánh mệnh. Đối với mỗi người, lời nói phải đi đơi với

hành động thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác
dụng đối với người khác. Tuyệt nhiên khơng được: nói nhiều làm ít, nói mà khơng
làm, nói một đằng lảm một nẻo – Làm vậy thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác
dụng, gây suy đồi đạo đức xã hội. Những hành động đó là hồn tồn khác xa với
đạo đức cách mạng, với nền đạo đức mà chúng ta cần xây dựng.
Từ đó, chúng ta thấy rằng khơng lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được
đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, tấm gương của con cái là bố mẹ,
của các em là anh chị. Trong nhà trường, tấm gương của học sinh, sinh viên là các
thầy, cô giáo. Trong xã hội, tấm gương này là giữa mọi người với nhau. Những

gương sáng “người tốt việc tốt” mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện thì chúng ta
phải noi theo.

Thứ hai, xây đi đôi với chống.
Muốn xây dựng được nền đạo đức mới với những phẩm chất tốt đẹp thì ngồi
việc bồi dưỡng những giá trị đạo đức cách mạng ấy, ta còn phải phòng chống những
biểu hiện sai trái, đi ngược lại với tiêu chuẩn xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày,
những tệ nạn, những cái vô đạo đức vẫn luôn tồn tại đan xen với những giá trị tốt
đẹp, chúng đối chọi nhau và diễn ra ngay trong bản thân mỗi người. Chính vì lẽ đó,
việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hồn tồn khơng đơn giản. Xây phải đi
đối với chống, chống là để xây.
Muốn xây và chống hiệu quả thì vấn đề quan trọng nhất là việc giáo dục đạo
đức, tức là khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh trong bản thân mỗi người, để mỗi
người tự nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Bên cạnh đó, phải xây
dựng được một xã hội lành mạnh để con người được phát triển đạo đức. Phải chống
lại những tệ nạn vẫn thường diễn ra, phải phát hiện sớm những dấu hiệu của sự sai
phạm để mọi người bài trừ, phải nhìn thấy trước những cái nguy hại tiềm ẩn để đề
phòng, ngăn chặn.
Thứ ba, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên

chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đấy cũng là cơng việc phải
làm kiên trì bền bỉ suốt đời, khơng người nào có thể chủ quan tự mãn. Người đưa ra
lời khuyên rất dễ hiểu : “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống, đó là do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay
chỗ dở, chỗ xấu chỗ tất, ai cũng có thiện có ác ở trong bản thân mình. Vấn đề là
dám nhìn thẳng vào con người mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay
cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục.


×