Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề án: Đề tài Xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam vào thị trường Nhật bản từ năm 2017 đến năm 2021, tầm nhìn đến 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.85 KB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

<b>VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾBỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ</b>

<b>ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam vào thị trường</b>

<b>Nhật Bản từ năm 2017 đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2025</b>

<b>Sinh viên: Hồng Thúy Hiền Lớp: Kinh tế quốc tế 61AMã số SV: 11197092</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Đỗ Đức Bình</b>

<b>HÀ NỘI – tháng 4 năm 2021</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>MỞ ĐẦU...3</small></b>

<b><small>Chương 1 : Lý luận chung về xuất khẩu...4</small></b>

<b><small>1.1 Khái niệm xuất khẩu...4</small></b>

<b><small>Các hình thức xuất khẩu...4</small></b>

<b><small>1.2 Vai trị của xuất khẩu...4</small></b>

<b><small>Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu vải thiều lục ngạn của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đến năm 2025...5</small></b>

<b><small>Yêu cầu đối với vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản...6</small></b>

<b><small>Yêu cầu chi tiết về kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu...6</small></b>

<b><small>2.2.1 Sản lượng giảm ...7</small></b>

<b><small>2.2.2 Vải thiều cịn chưa hết khó khăn...8</small></b>

<b><small>2.2.3 Vải Thiều Việt Nam chính thức nhập khẩu sang Nhật Bản...8</small></b>

<b><small>2.4 Giá Vải thiều Lục Ngạn xuất đi Nhật Bản...10</small></b>

<b><small>3. Các giải pháp thúc đẩy Xuất Khẩu quả Vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản...15</small></b>

<b><small>3.1 Đối với doanh nghiệp, nhà cung cấp...15</small></b>

<b><small>3.2 Các giải pháp về phía nhà nước...17</small></b>

<b><small>KẾT LUẬN...19</small></b>

<b><small>TÀI LIỆU THAM KHẢO...19</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Sau gần ba mươi năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, trong đó nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu. Ngành nông nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm. Tỷ trọng xuất khẩu nơng sản trong xuất khẩu hàng hóa của cả nước ổn định ở mức cao, đạt 26-27%. Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới. Tỉnh Bắc Giang là một tỉnh thuần nơng nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh đã xác định 4 sản phẩm nông nghiệp có lợi thế để ưu tiên phát triển, đó là: vải thiều, rau quả chế biến, gạo, lạc. Các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu nơng sản của tồn tỉnh. Tuy nhiên đến nay, chính sách xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của tỉnh Bắc Giang chưa thực sự phát huy hiệu quả. Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của tỉnh cịn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Với mục đích đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp có

<b>lợi thế, tơi đã chọn đề tài “Xuất khẩu vải thiều lục ngạn của Việt Nam vào thị trường</b>

<b>Nhật Bản từ năm 2017 đến 2021, tầm nhìn đến năm 2025.” làm đề tài nghiên cứu của</b>

mình. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp hồn thiện chính sách xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của tỉnh Bắc Giang. Để thực hiện đựơc mục tiêu trên, luận văn cần nghiên cứu: Lý luận về sản phẩm nông nghiệp có lợi thế và chính sách xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế; Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của tỉnh Bắc Giang; Đề xuất giải pháp, kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp để hồn thiện chính sách xuất khẩu sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 1 : Lý luận chung về xuất khẩu1.1 Khái niệm xuất khẩu</b>

Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thơng qua hành vi mua bán. Vậy, xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hữu hình hay vơ hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh tốn. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).

-Theo điều 28 trong Luật thương mại 2005 của Việt Nam: xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổi Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

-Trong cách tính tốn cán cân thanh tốn quốc tế theo IMF, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngồi.

-Cũng có thể nói, xuất khẩu là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia.

Như vậy, hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của ngoại thương và đã ra đời từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng tới những hàng hóa phục vụ sản xuất…Tất cả những hoạt động trao đổi đó đều mang lại lợi ích cho các quốc gia.

<b>Các hình thức xuất khẩu</b>

Cùng với sự tồn cầu hóa, các hình thức xuất khẩu cũng dần trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xét đến các hình thức xuất khẩu phổ biến: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu gia công ủy thác, xuất khẩu tại chỗ, tái xuất khẩu và chuyển

<b>1.2 Vai trò của xuất khẩu.</b>

<i>Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu của</i>

thương mại quốc tế, nắm giữ vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của một quốc gia:

<i>Một là, xuất khẩu giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ q trình cơng nghiệp</i>

hóa- hiện đại hóa đất nước. Cùng với vốn đầu tư nước ngồi, vốn từ hoạt động xuất khẩu có vai trị quyết định đối với quy mơ và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Cơng nghiệp hóa đất nước là một bước đi phù hợp cho sự phát triển, tuy nhiên, để có thể thực hiện cơng nghiệp hóa địi hỏi phải có số lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Những nước đang phát triển là những nước đang nằm trong tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ và thừa lao động. Đối với những nước này, việc nhập khẩu lại càng cần thiết. Song, muốn nhập khẩu thì cần có ngoại tệ. Nguồn vốn ngoại tệ có thể lấy được từ các hình thức: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ xuất khẩu…Nguồn vốn chủ động nhất là nguồn lấy từ xuất khẩu. Cho nên, có thể nói xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.

<i>Hai là, xuất khẩu thúc đẩy sản xuất và đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu nền</i>

kinh tế. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu, và các nước cần đấy mạnh các hoạt động chuyển

Loại vải thiều được mệnh danh là “vua” của các loại vải có xuất xứ từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Mùa hè là thời điểm thu hoạch vải thiều Lục Ngạn, khắp các thôn xóm đến thị trấn đầy những xe chở vải giao thương.

<b>- Đặc điểm sinh trưởng cây</b>

Cây vải thiều cao từ 2-6m, cây có tán lá trịn tạo thành hình cầu. Cành cây dày, nhiều lá nhỏ phiến bóng. Chùm hoa vải thiều Lục Ngạn từ phần cuống đến nụ hoa được phủ một lớp lơng màu trắng xóa.

Mặc dù được trồng trong một vùng sinh thái nhất định, thế nhưng màu sắc lá không giống nhau do điều kiện nhiệt độ, dinh dưỡng đất, nước...Và điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của vải thiều.

<b>- Hình thái quả</b>

Vải thiều Lục Ngạn có hình bầu dục, thon về 1 đầu, quả có thể to gần bằng chén nước uống trà nếu sinh trưởng tốt. Quả vải khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, lại rất giàu chất dinh dưỡng.

Hương vị của vải cũng mang những nét đặc trưng riêng, khi ở xa thì thấy thoang thoảng, đưa lên mũi thì vị ngọt nồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Vải Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Australia, các quốc gia EU.

<b>Diện tích trồng trọt và sản lượng:</b>

Tính đến nay, diện tích vải thiều tỉnh Bắc Giang đã lên đến gần 32.000 ha (73% diện tích cây ăn quả), sản lượng hàng năm đạt trên dưới 200.000 tấn .Vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP(Tiêu chuẩn thực hành nơng nghiệp tốt Việt Nam) và GlobalGAP(Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) trên 12.000 ha, sản lượng trên dưới 80.000 tấn, chủ yếu ở Lục Ngạn.

<b>Phương pháp sản xuất:</b>

<b>Áp dụng quy trình sản xuất vải thiều VietGAP và GlobalGAP mà Sở NNPTNTBắc Giang phối hợp Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) hướng dẫn người dân thựchiện tại các vùng chuyên canh vải thiều.</b>

<b>Yêu cầu đối với vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản</b>

Sau khoảng thời gian 5 năm tích cực đàm phán mở cửa thị trường của cơ quan chức năng hai nước, ngày 16/12/2019, Bộ Nơng Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, về việc đồng ý cho phép nhập khẩu quả vải thiều tươi của Việt Nam.

Các yêu cầu đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản cụ thể như sau:

<b> Yêu cầu chi tiết về kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu </b>

Do thị trường Nhật Bản yêu cầu khắt khe về mức dư lượng tối đa cho phép, hầu hết ở mức 0,01, tức là gần như khơng có. Chỉ khi nào có dấu hiệu sâu bệnh hại vượt ngưỡng gây hại thì mới tiến hành phun các loại thuốc trong danh mục và đảm bảo thời gian cách ly

Để được xuất khẩu sang Nhật Bản, vườn vải thiều phải đảm bảo có thể truy suất nguồn gốc, lập và lưu hồ sơ, nhật ký sản xuất và được Cục BVTV kiểm tra, cấp mã số. Về an toàn thực phẩm, trên các vườn trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản, tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng để đảm bảo đáp ứng quy định của Nhật Bản về mức dư lượng tối đa cho phép đối với quả vải tươi xuất khẩu.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam thiết kế và xây dựng buồng khử trùng theo công nghệ của Juran đối với trái vải tươi, đồng thời, thiết kế khu cách ly đóng gói lại nhằm phục vụ nhu cầu đóng gói thành phẩm khác nhau của các đơn vị xuất khẩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Quy định về khử trùng vải trước khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản</b>

Để được công nhận đủ điều kiện thực hiện khử trùng vải thiều xuất khẩu thì buồng khử trùng phải đáp ứng các điều kiện: đủ kín khí để duy trì nồng độ khí thuốc trong q trình khử trùng. Buồng khử trùng được thiết kế để có thể đo được nồng độ khí thuốc trong khu vực từ bên ngồi, có thiết bị để đảo khí giúp cân bằng nồng độ khí thuốc bên trong buồng trứng và thiết bị để thơng thống thuốc ngay sau khi kết thúc q trình khử trùng. Bên cạnh đó, buồng khử trùng phải có thiết bị đo nồng độ Methyl Bromide, có gắn thiết bị đo nhiệt độ và theo dõi nhiệt độ từ bên ngoài. Mỗi năm cán bộ kiểm dịch thực vật Nhật Bản sẽ tiền hành khảo sát trước khi sử dụng buồng khử trùng. Nếu thấy cần thiết thì cán bộ kiểm dịch thực vật có thể khảo sát bất cứ lúc nào trong quá trình sử dụng

<b>2.2. Tình hình xuất khẩu Vải Thiều Lục Ngạn sang Nhật Bản2.2.1 Sản lượng giảm</b>

Năm 2018, Bắc Giang có tổng diện tích trồng vải khoảng 32 nghìn ha, sản lượng tồn tỉnh ước đạt hơn 150 nghìn tấn quả tươi, thấp hơn so với năm 2017 khoảng 30 nghìn tấn. Dự báo sẽ được tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng khoảng 90 nghìn tấn, xuất khẩu khoảng 40%, tương ứng 60 nghìn tấn.

Thị trường nội địa tiêu thụ vải tươi được xác định rộng khắp tồn quốc, trong đó, chủ yếu tại các tỉnh phía bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh … Các thị trường xuất khẩu truyền thống như; Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng của vải thiều Bắc Giang, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng xuất khẩu.

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều, nhất là các các thị trường mới, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch xúc tiến xuất xuất khẩu vải thiều năm 2018 và những năm tiếp theo. Mục tiêu năm 2018, sẽ xuất thử nghiệm những lô vải thiều tươi đầu tiên vào thị trường như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc...Đây sẽ là tiền đề quan trọng để vải thiều Bắc Giang mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị thương hiệu, giá trị kinh tế quả vải thiều, đồng thời tránh phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Đồng thời Bắc Giang cũng đã lựa chọn áp dụng công nghệ hiện đại, giá cả hợp lý vào bảo quản, chế biến, đóng gói nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian tiêu thụ vải thiều. Hình thành và phát triển chuỗi liên kết chặt chẽ trong sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ vải thiều. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại, tích cực thâm nhập và nắm bắt thông tin giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, từng bước tiếp cận, khơi thông, mở rộng sang các thị trường mới, cao cấp như thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Qua những năm đầu tư cho cây vài thiều cả về chất và lượng, đến nay sản phẩm “Vải thiều Lục Ngạn” và “Vải sớm Phúc Hòa” đã được nhà nước bảo hộ, cấp văn bằng chỉ dẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

địa lý. Qua đó, vải thiều sẽ được đóng gói vào các thùng, túi có nhãn mác, mã vạch và bán rộng rãi trên thị trường. Công tác quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo quy chế cần được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, đóng gói đến khâu tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

<b>2.2.2 Vải thiều còn chưa hết khó khăn </b>

Được biết, diện tích vải thiều tỉnh Bắc Giang thuyên giảm là do người dân ở vùng cao đã chặt hạ cây vải để thay thế bằng cây trồng khác với nhiều nguyên nhân như năng suất, chất lượng không bảo đảm, giá thành vận chuyển bị đội lên do ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, việc tiêu thụ vải thiều tươi trong nội địa (chiếm 60% tổng sản lượng) khó có thể tăng thêm trong khi việc chế biến các sản phẩm từ vải thiều vẫn chưa đạt được sản lượng như mong muốn.

Thị trường xuất khẩu vải thiều lại phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống là Trung Quốc (chiếm khoảng 90% sản lượng xuất khẩu). Việc mở rộng các thị trường xuất khẩu khác gặp rất nhiều khó khăn về bảo quản, vận chuyển và chất lượng, trong những năm tiếp theo sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này vẫn chưa thể tăng mạnh.

Mặt khác cơ sở hạ tầng giao thơng của Bắc Giang vẫn cịn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cơng tác tiêu thụ vải, tình trạng ùn tắc giao thơng xảy ra trong những ngày cao điểm thu hoạch vải. Công tác xuất khẩu vải thiều tại một số cửa khẩu vẫn chưa được thơng suốt cho nên xảy ra tình trạng ùn tắc xe trở vải thiều tại cửa khẩu. Vải thiều Bắc Giang nói chung và vải thiều Lục Ngạn nói riêng vẫn có sự chênh lệch về chất lượng cho nên xảy ra tình trạng giá vải có sự chênh lệch, tình trạng người dân bán vải bị ép giá, cân thiếu vẫn xảy ra trong mùa thu hoạch. Tình trạng các thương nhân kinh doanh vải thiều không thông qua hợp đồng với đối tác, bị động vẫn còn diễn ra phổ biến tiềm ẩn nhiều rủi ro.

<b>2.2.3 Vải Thiều Việt Nam chính thức nhập khẩu sang Nhật Bản</b>

Sau một năm chính thức Nhật Bản mở cửa thị trường cho mặt hàng vải thiều tươi của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tình hình xuất khẩu và tiêu thụ quả vải thiều Việt Nam tại thị trường Nhật Bản năm 2021 hiện đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi.

Trong ngày 23/5/2021 những lô vải đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sunrise Farm Nhật Bản ký kết với Công ty Cổ phẩn Ameii Việt Nam đã cập cảng hàng không tại Nhật Bản đánh dấu cho một mùa vải bội thu và nhiều người tiêu dùng tại Nhật Bản hồ hởi đón nhận. Quả vải thiều Việt Nam cũng đã gây được tiếng vang sau một năm xâm nhập thị trường Nhật Bản. Khi lần đầu tiên được ra mắt tại chuỗi siêu thị AEON vào tháng 6/2020,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

quả vải thiều đã được người tiêu dùng Nhật Bản và đông đảo cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật hồ hởi đón nhận. Nhiều người Nhật đã dành lời khen cho sự tươi ngon của quả vải Việt Nam và họ cũng mua tặng gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó, việc số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản đang ngày càng gia tăng qua từng năm cũng góp phần nâng cao nhu cầu mua và ăn vải thiều tại Nhật. Câu chuyện về quả vải tươi của Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản và Việt Nam tại Nhật Bản trao đổi thường xuyên và trở thành đề tài nói chuyện “Câu chuyện làm q” trước khi trao đổi cơng việc chính. Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), năm nay Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản không cử chuyên gia sang giám sát trực tiếp, mà thay vào đó ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật phía Việt Nam thực hiện việc giám sát khử trùng vải thiều xuất khẩu sang thị trường này. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong khâu chuẩn bị xuất khẩu, tạo điều kiện cho quả vải thiều sang Nhật Bản được thuận lợi hơn. Với những kinh nghiệm, kết quả thu được sau năm đầu tiên xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân tại các vùng trồng vải lớn đã sớm có sự chuẩn bị cho mùa vụ năm nay.

Tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo gia tăng diện tích vùng sản xuất vải cũng như số lượng mã số vùng trồng được phép xuất khẩu sang Nhật Bản, trong khi các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu cũng tăng cường đầu tư các chi phí xử lý, bảo quản quả vải cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương cũng rất chủ động, hiệu quả trong công tác hỗ trợ xúc tiến bán và xuất khẩu vải thiều. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn đã tích cực kêu gọi các sàn giao dịch thương mại điện tử, các đầu mối thu mua trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài tham gia hoạt động giao thương trực tuyến với các đầu mối xuất khẩu tại các Hội nghị xúc tiến xuất khẩu vải thiều do UBND tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang tổ chức. Trong bối cảnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã sớm triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh quả vải Việt Nam tại thủ đô Tokyo và nhiều địa phương của Nhật Bản, như là phối hợp với đầu mối nhập khẩu phía Nhật Bản phổ biến rộng rãi thơng tin tới cộng đồng về chương trình mua vải theo hình thức trực tuyến, đồng thời tích cực kêu gọi các doanh nghiệp Nhật quan tâm đầu tư các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản quả vải tươi hiệu quả hơn. Trong mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối xuất khẩu vải thiều đã xây dựng kế hoạch xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản.

<b>2.3 Đối thủ cạnh tranh nhập khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản </b>

Khối lượng vải tươi nhập khẩu vào Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu quả vải tươi từ Đài Loan và Trung Quốc.

Trung Quốc là nước xuất khẩu vải tươi lớn nhất sang Nhật Bản vào năm 2013 với 256 tấn, tuy nhiên lượng nhập khẩu vải tươi từ Trung Quốc giảm mạnh hơn 50% vào năm 2018, xuống còn 123 tấn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Theo chiều ngược lại, nhập khẩu vải tươi từ Đài Loan tăng hơn 23%, đưa Đài Loan trở thành nước xuất khẩu vải tươi lớn nhất vào Nhật Bản trong năm 2018. Mexico xếp thứ ba, trong khi Mỹ đứng cuối cùng trong danh sách các nước xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản với khối lượng thấp và không ổn định.

Năm 2019, lần đầu tiên Honduras xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản.

<b>2.4 Giá Vải thiều Lục Ngạn xuất đi Nhật Bản</b>

Theo thông tin từ các doanh nghiệp, ngày 20/6, khoảng 4 - 5 tấn vải sẽ tiếp tục sang Nhật bằng đường biển. Dự kiến khoảng 100 tấn vải thiều tươi sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật trong năm nay.

</div>

×