Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên đặc điểm và chất lượng người hiến tiểu cầu túi ba tại trung tâm huyết học – truyền máu hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.68 KB, 35 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: </small>

<small>Website: </small>

<b>BÀI THU HOẠCH</b>

<b>BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP</b>

<b>KỸ THUẬT Y HẠNG III</b>

<b> </b>Họ và tên: Ngày sinh:

TRÀ VINH - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ</b>

<i><b>Chủ đề: </b></i>

<b>ĐẶC ĐIỂM VÀ CHẤT LƯỢNG NGƯỜI HIẾN TIỂU CẦUTÚI BA TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU HẢI</b>

<b>PHỊNG </b>

<b>Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghềnghiệp Kỹ Thuật Y hạng III</b>

<b>Họ và tên học viên: Đơn vị công tác: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ATP Adenosine triphosphat

<b>MỤC LỤ</b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ...1</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1.1.1. Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu...3</b>

<b>1.1.2. Cấu trúc của tiểu cầu...3</b>

<b>1.1.3. Chức năng của tiểu cầu...4</b>

<b>1.1.4. Sinh hóa của tiểu cầu...6</b>

<b>1.2. Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu gạn tách ở Việt Nam...8</b>

<b>1.3. Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu gạn tách Trên thế giới...10</b>

<b>CHƯƠNG 2...11</b>

<b>NỘI DUNG...11</b>

<b>2.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng...11</b>

<b>2.1.1. Đối tượng hiến tiểu cầu...11</b>

<b>2.1.2. Đặc điểm người hiến tiểu cầu túi ba tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng...11</b>

<b>2.2. Chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu gạn tách túi ba...12</b>

<b>2.2.1. Chất lượng khối tiểu cầu...12</b>

<b>2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng khối tiểu cầu...16</b>

<b>2.2.3. Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng khối tiểu cầu...18</b>

<b>KHUYẾN NGHỊ...19TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Máu và các chế phẩm máu được sử dụng ngày càng nhiều trong cấp cứu và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Trong đó khối tiểu cầu máu được sử dụng khá phổ biến. Do tiểu cầu là một trong những thành phần máu đóng vai trị quan trọng trong q trình đơng cầm máu. Tiểu cầu là tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương, có các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và giải phóng ra yếu tố hoạt hóa đơng máu. Truyền khối tiểu cầu trong trường hợp xuất huyết do giảm số lượng hoặc giảm chức năng tiểu cầu là một liệu pháp điều trị quan trọng, ngăn chặn quá trình chảy máu, cứu sống người bệnh [1], [2].

Ngày nay, việc sản xuất khối tiểu cầu được cải tiến liên tục nhằm làm giảm thiểu các phản ứng phụ, nâng cao chất lượng truyền khối tiểu cầu như lọc bạch cầu, khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản. Ngoài khối tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần, việc sản xuất khối tiểu cầu bằng gạn tách từ một người hiến máu là một thành tựu lớn mở đầu cho thời kỳ điều chế thành phần máu bằng gạn tách với các thiết bị tự động hiện đại. Kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động là một kỹ thuật mới, được các hãng như Hemonetics, Fresenius, Cobe Technology, Amicus phát triển với những đặc tính riêng của mỗi loại máy nhưng đã mang lại hiệu quả cao trong chiết tách khối tiểu cầu [1], [3].

Ở Việt Nam, kỹ thuật gạn tách tiểu cầu từ máy tách tế bào tự động đã được thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21 tại các trung tâm Truyền máu lớn như Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở gạn tách bằng kits đơn và kits đôi chưa thực hiện trên kits ba mặc dù trong thông tư 26/2013 “Hướng dẫn hoạt động truyền máu” đã có quy định gạn tách không quá 650ml huyết tương cho một lần hiến từ một người cho [4].

Tại Hải Phòng, Trung tâm Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Hữu nghị

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Việt Tiệp đã thực hiện kỹ thuật gạn tách tiểu cầu túi ba từ một người cho bằng máy tách tế bào máu tự động từ năm 2020 do nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu máy ngày càng tăng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá đặc điểm người hiến tiểu cầu túi ba và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đơn vị khối

<b>tiểu cầu gạn tách. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên</b>

<b>cứu đặc điểm và chất lượng người hiến tiểu cầu túi ba tại Trung tâmHuyết học – Truyền máu Hải Phòng” nhằm các mục tiêu sau:</b>

<i>1. Mô tả đặc điểm người hiến tiểu cầu túi túi ba tại Trung tâm Huyết học –Truyền máu Hải Phòng. </i>

<i>2. Đánh giá chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầugạn tách túi ba từ một người cho.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<i><b>1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của tiểu cầu</b></i>

<b>1.1.1. Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu</b>

Tiểu cầu được sinh sản và biệt hóa từ tế bào gốc sinh máu vạn năng theo sơ đồ sau:

<i>( HSC: hemopoietic stem cells, MTC: mẫu tiểu cầu, TC: tiểu cầu)</i>

<i><b>Hình 1.1: Sơ đồ sinh tiểu cầu [5]</b></i>

Mẫu tiểu cầu trưởng thành ở tuổi sinh tiểu cầu là tế bào máu lớn nhất trong các tế bào máu ở tủy xương, với nhân rất to, nhiều múi, nguyên sinh chất rộng, chứa nhiều hạt. Tủy xương có thể tái tạo 108 mẫu tiểu cầu (MTC) mỗi ngày [6], [7]. Mỗi MTC có thể sinh được 2.000 đến 5.000 tiểu cầu (TC) [6].

Tiểu cầu là một trong những tế bào máu có vai trị quan trọng bậc nhất của q trình cầm máu và đơng máu. Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ, không nhân, được sinh ra từ tủy xương [8]. Bình thường chỉ có khoảng 2/3 số lượng tiểu cầu lưu hành ở máu ngoại vi, tương đương 150-500 G/L, cịn khoảng 1/3 được tích tụ ở lách. Đời sống của tiểu cầu khoảng 8-10 ngày [9], [10].

<b>1.1.2. Cấu trúc của tiểu cầu</b>

Dưới kính hiển vi điện tử, tiểu cầu là một tế bào hình đĩa khơng nhân, kích thước từ 3-8 μm, cấu trúc bao gồm: Màng tiểu cầu, hệ thống vi ống, vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

sợi, các hạt đặc và hệ thống kênh mở, bề mặt tiểu cầu xù xì, trên bề mặt xuất hiện những nụ sùi kéo dài khoảng 14-20 nm, người ta cho rằng các nụ sùi trên được tạo bởi các glycoprotein, glycolipid, mucosposaccharide và các protein huyết tương được hấp thụ, ngồi ra cịn một số hình cưa ở trên bề mặt của tiểu cầu. Các hình cửa này được xem là phần cửa của hệ thống kênh mở (hình 1.2 và 1.3) [11].

<i><b>Hình 1.2. Cấu trúc tiểu cầu </b></i>

<i><b>Hình 1.3. Cấu trúc tiểu cầu dưới kính hiển vi điện tử </b></i>

<b>1.1.3. Chức năng của tiểu cầu</b>

Chức năng cơ bản của tiểu cầu là tham gia q trình cầm máu, đơng máu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu khi thành mạch bị tổn thương. Khi tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bào nội mô bị tổn thương ngay tức khắc tiểu cầu dính vào thành mạch, giải phóng thành phần trong các hạt và kích thích các tiểu cầu khác dính vào gây ngưng tập, tiểu cầu tạo thành nút tiểu cầu, sau cùng là tạo thành khối nơi thành mạch bị tổn thương [9].

<i>*Chức năng dính</i>

Bình thường tiểu cầu khơng dính vào nội mơ mạch máu cịn ngun vẹn do tế bào nội mô sản xuất ra prostaglandin I<small>2</small> là yếu tố ức chế chức năng tiểu cầu, nhưng chỉ vài giây sau khi thành mạch bị tổn thương thì tiểu cầu được tập trung đến và dính vào nơi bị tổn thương [9].

Thành phần tham gia hiện tượng dính bao gồm:

- Collagen: Chất quan trọng để tiểu cầu bám dính, kích thích tiểu cầu ngưng tập - collagen tồn tại ở vùng gian bào của thành mạch, khi thành mạch tổn thương thì lớp collagen bị bộc lộ.

- Glycoprotein Ib: là một protein xuyên màng, protein này có vị trí gắn với yếu tố von Willebrand, giúp cho hoạt động chức năng dính.

- Glycoprotein IIb/IIIa: là phức hợp protein màng phụ thuộc chặt chẽ ion calci, giúp liên kết giữa các tiểu cầu qua cầu nối fibrinogen.

- Von Willebrand: Gắn tiểu cầu qua glycoptotein Ib như cầu nối tiểu cầu với lớp nội mô bị tổn thương.

- Các yếu tố khác bao gồm: Fibronectin, thrombospodin, Ca<small>++ </small>[1].

<i>*Chức năng ngưng tập</i>

Tiểu cầu có khả năng dính kết lẫn nhau tạo nên các cụm tiểu cầu gọi là hiện tượng ngưng tập tiểu cầu.

Sau khi dính vào lớp dưới nội mơ tiểu cầu thay đổi hình dạng từ hình đĩa sang hình cầu gai hoạt hóa phức hợp glycoprotein IIb/IIIa, phức hợp này hoạt động như một thụ thể (receptor) gắn với các thụ thể trên các tiểu cầu khác như một cầu nối làm các tiểu cầu ngưng tập lại với nhau và tiết ra ADP, tổng hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thromboxan A2, hai hoạt động ngưng tập và chế tiết tác động qua lại liên tục cho đến khi tạo nút tiểu cầu và khởi động hệ thống đông máu nội sinh.

Khi tiểu cầu bị kích thích ngay lập tức hoạt hóa phospholipase tiểu cầu, enzyme này tác động giải phóng acid arachidonic từ màng tiểu cầu. Dưới sự xúc tác của enzyme cyclooxygenase (được chứa trong tiểu cầu và tế bào nội mạc) từ acid arachidonic cho ra prostacyclin và thromboxan nhờ chất xúc tác prostacyclin synthetase (của tế bào nội mạc) và thromboxane sythetase (của tiểu cầu) và một loạt các chất quan trọng trong chức năng ngưng tập tiểu cầu, khi thành mạch tổn thương tiểu cầu tự do trong hệ tuần hồn sẽ dính vào lớp dưới thành mạch sau đó tiết ra ADP và ngưng tập lại nơi thành mạch bị tổn thương, tiếp đến là q trình đơng máu nội sinh [9], [10].

<i>*Chức năng chế tiết</i>

Với sự có mặt của collagen hoặc thrombin hoạt hóa sẽ dẫn đến việc tăng chế tiết của hạt tiểu cầu bao gồm ADP, serotonin, fibrinogen, men lysosome, β-thromboglobulin, heparin, collagen và thrombin hoạt hóa q trình tổng hợp prostaglandin tiểu cầu. Các chất trên không chỉ làm tăng hoạt hóa tiểu cầu tiếp theo mà cịn có tác dụng tăng tính thấm thành mạch, hoạt hóa protein C, tạo thromboxane A<small>2</small> và prostacyclin. Từ đây một chuỗi phản ứng gồm tăng tính thấm thành mạch, giảm Ca<small>++</small>, ức chế ngưng tập tiểu cầu sẽ xảy ra [9], [12].

<i>* Khả năng hấp thụ và vận chuyển các chất</i>

Tiểu cầu có khả năng hấp thụ các chất trong huyết tương và các tế bào mô như serotonin, adrenalin, các yếu tố đơng máu trong huyết tương…, nhờ đó các chất cần thiết cho q trình đơng cầm máu được vận chuyển đến những nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ [2], [9].

<b>1.1.4. Sinh hóa của tiểu cầu</b>

Tiểu cầu là những mảnh nhỏ không nhân của mẫu tiểu cầu nên sự tổng hợp protein không có hoặc tổng hợp rất ít ở tiểu cầu. Khi tiểu cầu khơng hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

động thì sự ly giải đường và sự phosphoryl hóa là hai quá trình chuyển hóa chính. Khi tiểu cầu bị hoạt hóa thì hai q trình chuyển hóa này tăng lên rõ rệt, sự dịch chuyển của ion canxi, sự phosphoryl hóa protein và sự giải phóng các arachide cũng xảy ra [9].

<i>*Các q trình chuyển hóa của tiểu cầu khơng hoạt hóa</i>

Khi khơng hoạt động: tiểu cầu sử dụng năng lượng lấy từ ATP. ATP có được từ sự thối giáng của glycose, acid béo, acid amin từ huyết tương và từ glycogen của tiểu cầu.

<i>- Chuyển hóa carbohydrate tiểu cầu</i>

Con đường chuyển hóa chính của tiểu cầu để tạo năng lượng là sự phân giải glucose và glycogen, quá trình này phụ thuộc vào nồng độ glucose ngoại bào và oxy. Tiểu cầu trong mơi trường bảo quản khơng có đường và đầy đủ khí O<small>2</small> (hiệu ứng Crabtree). Ngược lại, sự hiện diện của glucose trong môi trường yếm khí sẽ ức chế tạo ATP của ty thể và làm tăng sự tạo thành lactat (hiệu ứng Pasteur). Nhờ hai hiệu ứng này mà tiểu cầu giữ được ATP ở mức hằng định. Trong môi trường glucose sự chuyển hóa của glycogen tiểu cầu đáp ứng được nhu cầu ATP. Khi glucose giảm xuống, chuyển hóa yếm khí của glycogen khơng đủ, vì vậy ATP giảm xuống. Sự phân giải glucose trong mơi trường ái khí sẽ tạo ra pyruvat, chất này bị oxy hóa thành CO<small>2</small> và H<small>2</small>O trong ty thể tiểu cầu. Sự phân giải đường yếm khí là q trình chuyển hóa glucose 6 phosphat thành lactate, có hai con đường hình thành glucose 6 phosphat. Một là sự phosphoryl hóa của glucose được vận chuyển qua màng tế bào bởi hexokinase, hai là sự chuyển hóa từ glucose 1 phosphat là sản phẩm phân giải từ glycogen, glucose 6 phosphat cũng được chuyển hóa bởi con đường hexose-monophosphate, quá trình này tạo ra CO2 và NADPH, chất này được dùng để tổng hợp acid béo [9].

<i>- Chuyển hóa lipid tiểu cầu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Phospholipid được tạo thành nhờ sự kết hợp các acid béo.

<i>*Các q trình chuyển hóa của tiểu cầu hoạt hóa</i>

Khởi đầu là sự gắn kết các chất đồng tác (agonist) khi tiểu cầu đáp ứng với các kích thích từ bên ngồi. Các chất đồng tác có thể hịa tan hay khơng hịa tan như collagen. Tiểu cầu tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu có bản chất là lipid trên màng tiểu cầu sau khi đã gắn kết các chất đồng tác. Chức năng của tiểu cầu thay đổi do tác động trực tiếp hoặc gắn gián tiếp của các chất dẫn truyền tín hiệu. Các thụ thể dành cho chất đồng tác trên tiểu cầu gắn chặt với glycoprotein, các thụ thể này có thể biến đổi cấu trúc để đáp ứng với sự gắn các chất agonist khác nhau .

Khi tiểu cầu bị hoạt hóa, các q trình chuyển hóa tăng nhiều lần. Chuyển hóa ATP tăng từ 3,6 ở trạng thái nghỉ lên 14,4 ATP mỗi phút cho 10<small>11</small>

TC. Đồng thời sự dịch chuyển của các ion, đặt biệt là ion calci từ ngoại bào và từ hạt đậm làm cho nồng độ calci trong bào tương của tiểu cầu tăng gây ra hiện tượng hoạt hóa các enzyme phụ thuộc calci như myosin light chain kinase, calpain I hay calpain II, các enzym này sẽ đóng vai trị quan trọng trong sự biến đổi hình dạng của tiểu cầu khi bị hoạt hóa. Ion Kali cịn đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính tồn vẹn của tiểu cầu, nhất là bơm năng lượng như Na<small>+</small> K <small>+</small> - ATPase, bơm Ca <small>++ </small>[9].

<i><b>1.2. Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu gạn tách ở Việt Nam</b></i>

Nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã mang lại những lợi ích lớn cho người bệnh. Chỉ định đúng, hợp lý, an tồn, cần gì truyền nấy, không cần không truyền đã làm thay đổi nhận thức trong việc sử dụng máu và chế phẩm máu cho người bệnh. Ở nước ta, việc điều chế ra khối tiểu cầu, ban đầu chỉ là khối tiểu cầu được tách ra từ máu toàn phần, ngày nay, với khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động đã được sử dụng rộng rãi [3]. Các trung tâm Truyền máu lớn như Hà Nội, thành phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ là những nơi đi tiên phong trong gạn tách tiểu cầu máy. Nhu cầu sử dụng cao cả về số lượng và chất lượng, đồng thời với sự phát triển mạnh của công nghệ cũng như đầu tư lớn về trang thiết bị, sản xuất khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động (khối tiểu cầu gạn tách) đã được thực hiện thường xuyên hơn, không chỉ ở các trung tâm truyền máu lớn [3].

Tại Hải Phòng, Trung tâm Huyết học – Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã thực hiện kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy gạn tách tế bào tự động từ năm 2010, đảm bảo cung cấp chế phẩm khối tiểu cầu có chất lượng tốt, giúp cho việc cấp cứu và điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn, kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, đặc biệt giảm tối đa các biến chứng do giảm tiểu cầu gây ra. Tiếp tục theo đà phát triển đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu truyền KTC ngày càng tăng, Trung tâm đã tiến hành gạn tách tiểu cầu túi ba từ một người cho trên máy gạn tách tế bào tự động và đạt được nhiều thành tựu lớn.

Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng cũng đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2019) về đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách tại Hải Phòng cho thấy: Người hiến tiểu cầu túi đơi có cân nặng là 73,32 ±11,73 kg, thể tích máu trung bình gạn tách của người hiến tiểu cầu là 5.645,64 ± 903,10 ml, người có thể tích máu thấp nhất là 3.850ml, số lượng tiểu cầu trong 1 đơn vị khối tiểu cầu đạt 4,05 ± 0,49 x 10<small>11</small>/đơn vị [3].

Ngồi ra, cũng có rất nhiều đề tài trong nước như của Hà Hữu Nguyện và Bùi Thị Mai An (2014) nghiên cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nghiên cứu thể tích máu gạn tách trung bình trên máy Trima là 4.396 ± 426ml [11]. Vũ Quang Hưng (2006) nghiên cứu trên máy tách thành phần máu tự động Haemonetics tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

ương bằng kits đơn kết quả trung bình số tiểu cầu trong 1 đơn vị gạn tách là 4,2 ± 0,6 x 10<small>11</small>/đv. Năm 2020, tác giả Phùng Thị Hoàng Yến và cộng sự tại bệnh viện Trung ương Huế, nghiên cứu 30 người hiến tiểu cầu bằng máy Amicore kết quả cho thấy số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầu và số lượng tiểu cầu sau tách đều giảm so với trước tách có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tất cả người hiến đều an tồn, phản ứng khơng mong muốn xảy ra chủ yếu là ngộ độc citrate mức độ nhẹ, biểu hiện bằng cảm giác tê mơi, tỷ lệ 13,33%. Thể tích trung bình khối tiểu cầu là 271,50 ± 25,41 ml. Số lượng tiểu cầu trung bình thu được là 310,30 ± 21,57 G/đv. 100% đơn vị khối tiểu cầu đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn AABB, chất lượng theo Thơng tư 26/2013/TT-BYT.

<i><b>1.3. Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu gạn tách Trên thế giới</b></i>

Chaudhary RK (2006), nghiên cứu các yếu tố từ người hiến máu ảnh hưởng tới sản lượng khối tiểu cầu máy trên hai hệ thống dòng chảy liên tục và khơng liên tục kết luận: có một mối quan hệ trực tiếp giữa số lượng tiểu cầu người hiến và số lượng tiểu cầu thu được, khơng có sự tương quan như vậy với Hb người hiến, khơng có sự tương quan giữa giới tính, tuổi và cân nặng của người hiến với số lượng tiểu cầu thu được.

Rainer Moog (2019) Tại ngân hàng máu Munich, Đức đã nghiên cứu “Tính khả thi và an toàn của gạn tách tiểu cầu túi ba thu thập từ máu ngoại vi” Có 12 người hiến tiểu cầu lần đầu tiên và 48 người hiến tiểu cầu nhắc lại trong nghiên cứu. Người hiến tiểu cầu được hiến 2 tuần một lần. Tuổi trung bình là 36 ± 10, chiều cao 175 ± 8 cm và và trọng lượng 80 ± 12 kg. Số lượng tiểu cầu máu ngoại vi trước hiến trung bình là 303 ± 64 G/l, sau hiến giảm xuống còn 195 ± 48 G/l. (Khơng có số người hiến nào có số lượng tiểu cầu giảm <100 G/l). Số lượng máu trung bình được gạn tách là 4.900 ± 732 ml, thời gian gạn tách là 86 phút 15giây. Số lượng tiểu cầu trung bình một đơn vị

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

là 3 x 10<small>11</small>/đơnvị, thể tích 1 đơn vị 230 ± 8 ml. Gạn tách tiểu cầu túi ba được thu thập đạt 96%, các sản phẩm không bị thất thoát, lượng hồng cầu tồn dư đạt 1,2 x10<small>7</small>/ đơn vị, bạch cầu còn là 1,6 x 10<small>5</small>/ đơn vị. Đa số người hiến tiểu cầu túi ba đều bình thường có 4,4% biểu hiện triệu chứng nhẹ như tê tay, 1,5% có nốt tụ máu dưới da. Kết luận: Việc thu thập khối tiểu cầu túi ba là khả thi và an toàn với điều kiện là người hiến được kiểm tra cẩn thận để đủ điều kiện hiến túi ba.

<b>CHƯƠNG 2NỘI DUNG</b>

<i><b>2.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng </b></i>

<b>2.1.1. Đối tượng hiến tiểu cầu</b>

<i><b>* Tiêu chuẩn lựa chọn người hiến tiểu:</b></i>

+ Cân nặng ≥ 65kg. + Tuổi: đủ 18 – 60 tuổi.

+ Sức khỏe: Huyết áp tối đa 110-140 mmHg; tối thiểu 70-90 mmHg. + Số lượng tiểu cầu máu ngoại vi: ≥ 250 G/l không quá 450 G/l. + Huyết sắc tố: ≥ 130 g/l, Thể tích trung bình hồng cầu > 80 fl.

+ Khơng mắc các bệnh cấp, mãn tính… theo thơng tư 26/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động truyền máu.

<i>*Tiêu chuẩn loại trừ</i>

- Những người hiến không đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn lựa chọn ở trên và không tự nguyện tham gia nghiên cứu.

<b>2.1.2. Đặc điểm người hiến tiểu cầu túi ba tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng</b>

- Tuổi: 24 – 40 tuổi; Cân nặng: ≥65kg

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Số lượng tiểu cầu máu ngoại vi: 294 ± 42 G/l

- Số lượng hồng cầu: 5,15 ± 0,42 T/l; Hemoglobin: 145,12 ± 6,34 g/l; MCV: 92 ± 7 fl

- Số lượng bạch cầu: 7,8 ± 2,4 G/l - Thời gian gạn tách: 96 ± 10,2 phút - Thể tích máu gạn tách: 5.168 ± 421 ml - Thể tích huyết tương thu được: 375 ml

<b>2.2. Chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu gạn tách túi ba</b>

<b>2.2.1. Chất lượng khối tiểu cầu </b>

<i>*Khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến bằng máy tự động (khối tiểu cầuapheresis)</i>

- Nguyên lý kỹ thuật của máy gạn tách thành phần tế bào máu:

Do các thành phần của máu có tỷ trọng, kích thước và độ nhớt khác nhau nên ly tâm sẽ phân tách thành các lớp khác nhau. Máy gạn tách thành phần máu sẽ lấy máu ra khỏi cơ thể, trộn với chất chống đông và đưa vào hệ thống ly tâm, phân tách ra các lớp và gạn tách thành phần theo yêu cầu và trả lại cơ thể các thành phần còn lại một cách tự động dựa trên phần mềm của máy đã được lập trình [3], [4].

- Phân loại máy: Căn cứ vào kỹ thuật ly tâm dịng chảy liên tục hay khơng người ta phân thành hai loại máy:

+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dịng chảy khơng liên tục, máy sử dụng kỹ thuật này xử lý máu theo nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ hoạt động bao gồm: lấy ra một thể tích máu nhất định, ly tâm phân tách máu ra các thành phần khác nhau (hồng cầu, bạch cầu, huyết tương …), lấy ra một thành phần rồi sau đó trả các thành phần cịn lại về cho người hiến máu. Các chu kỳ lặp lại cho đến khi đạt được lượng thành phần gạn tách theo yêu cầu [1], [3]. Những thế hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

máy này có thể lấy máu tại một hoặc hai vị trí tĩnh mạch, tuy nhiên kỹ thuật sử dụng với một vị trí tĩnh mạch hay được áp dụng hơn.

+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục, máy sử dụng kỹ thuật này thực hiện đồng thời, liên tục các hoạt động gồm: lấy máu ra từ một vị trí tĩnh mạch, ly tâm phân tách các thành phần khác nhau, gạn tách một thành phần theo yêu cầu và trả lại các thành phần cịn lại về một vị trí tĩnh mạch khác nhờ hệ thống bơm cho từng đường đi của các thành phần máu [3].

- Một số thiết bị gạn tách được sử dụng chủ yếu hiện nay:

+ Loại sử dụng kỹ thuật dịng chảy khơng liên tục: hệ thống phổ biến là Heamonetic, các thành phần có thể thu gom được là: tiểu cầu, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu đơn nhân, có thể cả hồng cầu và huyết tương.

+ Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy liên tục:

Caridian BCT: COBE Spectra, Trima, Trima Accel, Spectra Optia; Fenwal: Amicus, Alyx. Amicore; Fresenius: AS 104, Comtec…

Máy có thể gạn tách được nhiều loại chế phẩm khác nhau như: huyết tương, bạch cầu, tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, khối tiểu cầu... Máy được đánh giá là một thiết bị tốt đặc biệt trong việc gạn tách tế bào gốc tạo máu.

Quy trình gạn tách bao gồm việc lấy máu tồn phần từ người hiến máu vào trong một thiết bị được thiết kế về cơ bản như một máy ly tâm, các thành phần của máu được ly tâm để phân tách. Tách tiểu cầu và một phần huyết tương trực tiếp từ tĩnh mạch người hiến còn hồng cầu, bạch cầu, phần lớn huyết tương sẽ được tự động trả lại người hiến. Khối tiểu cầu - apheresis có số lượng tiểu cầu tối thiểu là 3 x 10<small>11</small> và trong thể tích huyết tương không dưới 250 ml, số lượng bạch cầu tối đa khoảng 5 x 10<small>6</small>, độ pH là 6,4 - 7,4. Thời gian bảo quản là 5 ngày, nhiệt độ bảo quản từ 20 - 24<small>0</small>C và phải được lắc liên tục [4].

</div>

×