Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá quy trình phát máu an toàn tại trung tâm huyết học – truyền máu bệnh viện 19 8 bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
__________________________________

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH PHÁT MÁU AN TOÀN
TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯỜNG
_______________________

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH PHÁT MÁU AN TOÀN
TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THẠC SĨ NGÔ THỊ THẢO

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em. Các nội dung
và kết quả nghiên cứu thu được trong đề tài nghiên cứu khoa học này là trung
thực, khách quan và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hải Dương, ngày 28 tháng 7 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Như Quỳnh


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Đánh giá quy trình phát
máu an toàn tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an”
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của ban lãnh đạo khoa Xét Nghiệm, thầy cô
Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương và Ban lãnh đạo, nhân viên y tế trong
Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện 19-8.
Vì vậy em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trường Đại Học
Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương và Ban lãnh đạo Trung tâm Huyết học – Truyền máu,
Bệnh viện 19-8 đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Ngô Thị Thảo

– Trưởng khoa Xét Nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương – Cán bộ
trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp rất nhiều
kiến thức chuyên ngành giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Trần Văn Tính – Phó Giám
đốc Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện 19-8 đã tận tình chỉnh sửa đề
cương nghiên cứu và tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập số liệu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Lê Đức Thuận, Thạc sĩ Đặng
Hồng Văn đã tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến chuyên ngành giúp em hoàn thiện
đề cương nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị nhân viên trong
Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện 19-8 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
em thu thập số liệu.
Cuối cùng em xin gửi lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn
bên cạnh để động viên, hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Sinh viên
Nguyễn Thị Như Quỳnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

ATTM

An toàn truyền máu

2.

BN


Bệnh nhân

3.

CMV

Cytomegalovirus

4.

CPM

Chế phẩm máu

5.

CVP

6.

ELISA

Enzyme-Linked Immuno-Sorbent-Assay

7.

HBV

Hepatitis B virus


8.

HC

Hồng cầu

9.

HCV

Hepatitis C virus

10.

HIV

Human immuno deficiency virus

11.

HST

Huyết sắc tố

12.

HTGTC

Huyết tương giàu tiểu cầu


13.

HTTĐL

Huyết tương tươi đông lạnh

14.

KHC

Khối hồng cầu

15.

KN

Kháng nguyên

16.

KT

Kháng thể

17.

KTBT

Kháng thể bất thường


18.

KTC

Khối tiểu cầu

19.

MTP

Máu toàn phần

20.

NCM

Người cho máu

21.

ON

Ống nghiệm

22.

Rh

Rherus


23.

RPR

Rapid Plasma Reagin

24.

TC

Tiểu cầu

25.

TM

Truyền máu

26.

XNSL

Central Vennous Pressure

Xét nghiệm sàng lọc


MỤC LỤC

STT


Nội dung
Đặt vấn đề

Trang

1

Chương 1: Tổng quan tài liệu
1.1.

Đại cương về hệ thống kháng nguyên – kháng thể hồng cầu

3

1.1.1.

Hệ nhóm máu ABO

3

1.1.2.

Hệ nhóm máu Reshus

5

1.1.3.

Hệ nhóm máu khác


6

1.2.

Các chế phẩm máu chính được sử dụng tại Bệnh viện 19-8

6

1.2.1.

Máu toàn phần

7

1.2.2.

Khối hồng cầu đậm đặc

7

1.2.3.

Khối hồng cầu rửa

8

1.2.4.

Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần


8

1.2.5.

Khối tiểu cầu gạn tách từ người cho máu

8

1.2.6.

Huyết tương tươi đông lạnh

8

1.3.

Truyền máu

9

1.3.1.

Lợi ích và nguy cơ truyền máu

9

1.3.2.

Các phản ứng không mong muốn xảy ra trong truyền máu


10

1.4.

Quy trình phát máu an toàn

11

1.4.1.

Chuẩn bị dụng cụ, sinh phẩm

12

1.4.2.

Nhận bệnh phẩm

12

1.4.3.

Định nhóm máu hệ ABO và Rh

12

1.4.4.

Lựa chọn đơn vị máu hòa hợp miễn dịch


14

1.4.5.

Thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch

15

1.4.6.

Làm tan đông, ủ ấm chế phẩm máu

16

1.4.7.

Giao nhận máu, chế phẩm máu

17

1.4.8.

Lưu trữ mẫu đơn vị máu và máu của bệnh nhân

17


1.5.


Tình hình truyền máu trên thế giới và Việt Nam

17

1.5.1.

Lịch sử truyền máu trên thế giới

17

1.5.2.

Tình hình truyền máu ở Việt Nam

18

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.

Địa điểm nghiên cứu

19

2.2.

Đối tượng nghiên cứu

19

2.3.


Phương pháp nghiên cứu

19

2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu

19

2.3.2.

Phương pháp chọn cỡ mẫu

20

2.4.

Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu

20

2.4.1.

Quy trình nghiên cứu

20

2.4.2.


Công cụ thu thập số liệu

21

2.4.3.

Kỹ thuật thu thập số liệu

21

2.5.

Xử lý số liệu

25

2.6.

Phương pháp khống chế sai số

25

2.7.

Thời gian nghiên cứu

25

2.8.


Đạo đức trong nghiên cứu

25

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1.

Đặc điểm truyền máu tại bệnh viện 19-8

26

3.2.

Đánh giá quy trình phát máu an toàn

29

Chương 4: Bàn luận

39

Kết luận

52

Kiến nghị

53


Tài liệu tham khảo

54


DANH SÁCH CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

1.1.

Hệ nhóm máu ABO

4

1.2.

Các hệ nhóm máu có ý nghĩa trong lâm sàng

6

1.3.

MTP và KHC hoà hợp nhóm máu hệ ABO với người nhận

14

1.4.


Chế phẩm HT hòa hợp nhóm máu hệ ABO với người nhận

14

1.5.

Chọn lựa các chế phẩm tiểu cầu và bạch cầu hạt

15

1.6.

Chọn lựa các đơn vị MTP, KHC, TC, BC hạt theo nhóm Rh(D)

15

3.1.

Số lượng chế phẩm máu cấp phát đến các khoa, phòng

26

3.2.

Khả năng đáp ứng nhu cầu truyền máu

27

3.3.


Tình hình thu gom và sản xuất chế phẩm máu phục vụ điều trị

28

3.4.

Tình hình sử dụng máu tại khoa, phòng

28

3.5.

Tỷ lệ mẫu máu của bệnh nhân bị từ chối

29

3.6.

Nguyên nhân mẫu máu bệnh nhân bị từ chối

29

3.7

Đặc điểm mẫu máu của bệnh nhân khi nhận mẫu

29

3.8.


Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO

32

3.9.

Phương pháp định nhóm máu hệ ABO ống máu bệnh nhân

32

3.10.

Phương pháp HTM và HCM trong định nhóm BN

33

3.11.

Phương pháp định nhóm hệ ABO chế phẩm máu

33

3.12.

Phương pháp HTM và HCM trong định nhóm CPM

34

3.13.


Tỷ lệ thực hiện định nhóm máu hệ Rh

34

3.14.

Phân loại tỷ lệ định nhóm máu hệ Rh mẫu máu BN theo CPM

35

3.15.

Kỹ thuật định nhóm máu hệ Rh mẫu máu bệnh nhân

35

3.16.

Lựa chọn chế phẩm máu phù hợp trong phát máu

36

3.17.

Phản ứng hòa hợp ở các điều kiện

36

3.18.


Phân loại phản ứng chéo (20-24oC) theo chế phẩm máu

37

3.19.

An toàn sinh học và nhân viên phát máu

38

Trang


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Nội dung

Trang

3.1.

Số lượng các nhóm máu cấp phát đến các khoa, phòng

27

3.2.

Đánh giá bước nhận bệnh phẩm xét nghiệm


30

3.3.

Các bước chuẩn bị xét nghiệm

31

3.4

Kết quả phản ứng hòa hợp ở điều kiện 20-24oC

37

3.5.

Các bước vào sổ chuẩn bị phát máu

38


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước những năm 1900, người ta đã biết máu rất quan trọng và cần thiết cho
sự sống. Tuy nhiên, khi đó người ta chưa thực sự hiểu được tại sao máu lại quan
trọng như vậy và tại sao khi truyền máu thì có trường hợp thành công nhưng hầu hết
đều thất bại? Năm 1900, Karl Landsteiner đã phát hiện ra nhóm máu hệ ABO - hệ
thống nhóm máu đầu tiên được phát hiện ở người và cũng là hệ thống nhóm máu
đóng vai trò quan trọng nhất trong thực hành truyền máu (TM) [10], [15]. Kết quả
của ông đã góp phần giải thích nguyên nhân bệnh nhân tử vong ở thời kỳ trước và

mở ra một hướng đi mới cho công tác TM. Năm 1950, nghiên cứu về chất chống
đông và túi chất dẻo thành công, người ta bắt đầu chiến lược tách các thành phần
máu và truyền máu từng phần vừa hiệu quả, an toàn và tiết kiệm [12].
Ngày nay, nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máu và các chế phẩm máu
không chỉ được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về máu mà còn được sử dụng
rộng rãi trong các chuyên ngành khác như ngoại khoa, sản khoa… Hàng năm, trên
thế giới có hơn 100 triệu đơn vị máu được thu thập để truyền cho người bệnh, cứu
sống hàng triệu bệnh nhân qua cơn nguy kịch [2]. Tuy nhiên, TM cũng có thể gây ra
nhiều hậu quả không mong muốn nếu các nguyên tắc về an toàn truyền máu
(ATTM) không được đảm bảo. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
thì ATTM bao gồm hai nội dung chính là an toàn truyền máu phòng lây nhiễm các
bệnh lây truyền qua đường máu và an toàn truyền máu về mặt miễn dịch [12], [20].
Cả hai nội dung này đều rất quan trọng, đặc biệt đảm bảo an toàn về mặt miễn dịch
đóng vai trò quyết định thành công của quá trình truyền máu.
Tại các nước tiên tiến trên thế giới, việc xác định nhóm máu hệ ABO, Rh,
các hệ nhóm máu khác, xét nghiệm hòa hợp, sàng lọc kháng thể bất thường ở cả
người cho máu (NCM) và bệnh nhân (BN) nhận máu đã được thực hiện một cách
thường quy từ những năm thuộc thập kỷ 60 của thế kỷ XX [12], [9].
Trong khi đó tại Việt Nam, trước khi truyền máu chúng ta mới chỉ xác định
được nhóm máu hệ ABO, Rh (D), làm phản ứng hòa hợp ở 22°C, còn phản ứng hòa


hợp ở 37°C và có sử dụng kháng globulin người mới chỉ được thực hiện tại một số
cơ sở truyền máu lớn [2]. Việc xác định các hệ nhóm máu hồng cầu khác, sàng lọc
kháng thể bất thường (KTBT) ở cả người cho máu và bệnh nhân chưa được thực
hiện một cách thường quy. Chính vì vậy, những tai biến không mong muốn về mặt
miễn dịch ở bệnh nhân được truyền máu, đặc biệt là ở bệnh nhân truyền máu nhiều
lần là khó tránh khỏi và gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị. Những tai biến
không mong muốn có thể là các phản ứng cấp tính hoặc mạn tính như sốt cao, sốc,
hôn mê… Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Hương (2013) tại Bệnh

viện Trường đại học Y Hà Nội thu được tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường trong
truyền máu là 11,9% [8], [13]. Năm 2011, tại bệnh viện Thanh Trì - Hà Nội, do xác
định nhầm bệnh nhân nhóm máu O thành nhóm máu AB, trong quá trình truyền
máu bệnh nhân đã tử vong do phản ứng tan máu cấp [23]. Đây là một trong những
minh chứng rất rõ ràng về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn miễn dịch trong
truyền máu cũng như những hiểm họa khó lường nếu quy trình phát máu an toàn
không được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Trung tâm Huyết học – Truyền máu bệnh viện 19-8, Bộ Công an được thành
lập ngày 16/12/2010, tiền thân là khoa Huyết học – Truyền máu (1979) thực hiện ba
chức năng chính là tổ chức thực hiện các xét nghiệm huyết học; vận động thu gom,
sàng lọc, sản xuất, lưu trữ và cấp phát các chế phẩm máu và điều trị một số bệnh về
máu. Hiện nay, trung tâm Huyết học - Truyền máu thuộc Bệnh viện 19-8 là ngân
hàng máu duy nhất của Bộ Công an , đảm nhận công tác sản xuất các chế phẩm
máu chính phục vụ cho điều trị bệnh [22]. Trước tình hình đó, đảm bảo ATTM nói
chung và an toàn về mặt miễn dịch nói riêng càng phải được thực hiện nghiêm túc
và triệt để. Nhằm tăng cường đảm bảo ATTM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá quy trình phát máu an toàn tại trung tâm Huyết học – Truyền máu
bệnh viện 19-8, Bộ Công an” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm truyền máu tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an từ tháng 4 đến
tháng 5 năm 2015.
2. Đánh giá quy trình phát máu an toàn tại trung tâm Huyết học – Truyền máu
bệnh viện 19-8, Bộ Công an từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2015.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Đại cương về hệ thống kháng nguyên – kháng thể hồng cầu

Năm 1900, với phát minh vĩ đại của Karl Landsteiner, hệ nhóm máu ABO

được phát hiện, đây là hệ thống nhóm máu đầu tiên được phát hiện ở người và đóng
vai trò quan trọng nhất trong thực hành truyền máu [10], [15], [16]. Năm 1941,
Levine đã phát hiện thêm nhóm máu Rh. Đây là hệ thống nhóm máu quan trọng thứ
hai sau hệ thống nhóm máu hệ ABO. Tiếp sau đó rất nhiều hệ nhóm máu hệ HC
khác được phát hiện như hệ Kell, hệ Kidd, hệ Duffy... [3], [13].
Theo danh pháp của Hội Truyền máu Quốc tế AABB, tính đến năm 2013 đã
có khoảng 30 hệ thống nhóm máu HC được phát hiện với gần 600 loại kháng
nguyên hồng cầu khác nhau [1], [18] . Việc phát hiện ra các nhóm máu khác nhau
của hệ HC đã giải thích được các trường hợp tai biến TM mặc dù đã có phù hợp về
nhóm máu hệ ABO, các tai biến này là do có sự bất đồng KN nhóm máu giữa người
cho và người bệnh hoặc giữa mẹ và thai nhi [2].
1.1.1. Hệ nhóm máu ABO
1.1.1.1.

Lịch sử phát hiện

Năm 1900, nhà bác học Karl Landsteiner và cộng sự đã làm thực nghiệm
trộn các mẫu máu của các cá thể với nhau và quan sát hiện tượng ngưng kết. Ông
nhận thấy có những mẫu ngưng kết, có những mẫu không ngưng kết. Qua phân tích
hiện tượng ngưng kết giữa hồng cầu của người này với huyết thanh của người kia
và ngược lại, ông đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO với 3 nhóm máu là: Nhóm A,
nhóm B, nhóm O [16], [17]. Năm 1902, Decastello và Sturli đã lặp lại thí nghiệm
của Landsteiner và phát hiện thêm nhóm máu AB [15].
1.1.1.2.

Đặc điểm của nhóm máu hệ ABO

Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm chính là nhóm A, nhóm B, nhóm AB và

nhóm O. Bốn nhóm máu này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt


của kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt của
kháng thể chống A, kháng thể chống B trong huyết thanh (Bảng 1.1).
Kháng nguyên (KN) của hệ nhóm máu ABO thường xuất hiện sớm vào
khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai. Kháng thể (KT) chống A và KT chống B
thường là KT tự nhiên có bản chất là IgM, thích hợp hoạt động ở 4°C, xuất hiện sau
khi sinh, không qua được hàng rào nhau thai, không có trong huyết thanh của cá thể
có KN tương ứng trên bề mặt HC. Kháng thể thuộc hệ nhóm máu ABO hầu hết là
kháng thể tự nhiên có ngay từ khi hình thành bào thai và tồn tại suốt đời. Vì vậy,
xác định hệ nhóm máu ABO chỉ cần 1 lần có thể sử dụng cho suốt đời.
KT chống A và chống B cũng có thể là KT miễn dịch, có bản chất là IgG,
thích hợp hoạt động ở 37°C, được hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn dịch
do tiếp xúc với KN của hệ ABO gặp trong trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ
và con, TM không hoà hợp hệ ABO, các KT này có thể qua hàng rào nhau thai, kết
hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng mạch [10], [15].
Bảng 1.2 Hệ nhóm máu ABO [2]
Kiểu gen

Kiểu hình

Kháng nguyên

Kháng thể tự nhiên

O

OO


O

Anti A, Anti B

A

AA hoặc AO

A

Anti B

B

BB hoặc BO

B

Anti A

AB

AB

A, B

Không có

-


Người nhóm máu A thì có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có

kháng thể kháng B trong huyết thanh.
-

Người nhóm máu B thì có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng

thể kháng A trong huyết thanh.
-

Người nhóm máu AB thì có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và

không có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh.
-

Người nhóm máu O thì không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu

và có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh.


Tỷ lệ các nhóm máu trong hệ thông nhóm máu này rất khác nhau, theo Giáo
sư Bạch Quốc Tuyên và cộng sự: nhóm A = 21%, nhóm B = 30%, nhóm AB = 6%,
nhóm O = 43% [13].
Sơ đồ truyền máu cổ điển phù hợp hệ nhóm máu ABO [7]

A
O

AB
B


1.1.2. Hệ thống nhóm máu Rh (Rhesus)
1.1.2.1.

Lịch sử phát hiện

Năm 1939, Levine và Stetson đã phát hiện một kháng thể bất thường trong
huyết thanh của một sản phụ có con bị bệnh vàng da tan máu, kháng thể này ngưng
kết với HC của cha và con nhưng không làm ngưng kết hồng cầu của mẹ. Năm
1940, Karl Lansteiner và Wiener gây miễn dịch lợn và thỏ bằng HC khỉ Rhesus và
đã thu được một kháng thể mà gây ngưng kết với khoảng 85% hồng cầu người và
họ đã gọi tên yếu tố đó là Rh, Wiener và Peters cũng đã nhận xét có sự xuất hiện
kháng thể Rh ở những bệnh nhân Rh âm mà đã nhận máu Rh dương. Tuy nhiên
người được công nhận phát hiện ra kháng nguyên D là Levine và cộng sự (19391940) [1], [21]. Năm 1941, thêm ba kháng nguyên của hệ Rh được phát hiện là C,
E, c bởi Wiener, Race và Levine. Năm 1945, Mourant phát hiện thêm kháng nguyên
e của hệ Rh. Cho đến nay khoảng 50 kháng nguyên khác nhau của hệ Rh đã được
phát hiện, tuy nhiên kháng nguyên chính của hệ Rh vẫn là kháng nguyên D [2].
Kháng thể của hệ Rh hầu hết là kháng thể miễn dịch có bản chất là IgG, có
thể lọt qua hàng rào nhau thai. Kháng thể tự nhiên của hệ Rh rất hiếm gặp, người ta
có thể gặp người có kháng thể IgM chống E nhưng với tỷ lệ rất thấp. Kháng thể của
hệ Rh được sinh ra do quá trình miễn dịch bởi các KN của hệ Rh thường do người
có nhóm máu Rh âm nhận máu Rh dương hoặc do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ


Rh, mẹ nhóm máu Rh âm và con nhóm máu Rh dương. Kháng thể quan trọng nhất
có ý nghĩa trên lâm sàng của hệ Rh là kháng thể D [3], [4].
1.1.2.2.

Đặc tính của hệ nhóm máu Rh


Cho đến nay khoảng 50 kháng nguyên của hệ Rh đã được phát hiện, tuy
nhiên 5 kháng nguyên quan trọng nhất của hệ Rh là D, C, c, E, e tương ứng với 6
gen là D, d, C, c, E, e. Gen d chỉ được giả định trên lý thuyết vì chưa phát hiện
kháng thể chống d. Các kiểu phối hợp gen của hệ Rh ở các chủng tộc, vùng và nước
khác nhau thì rất khác nhau, kiểu gen DCe/DCe chiếm tỷ lệ khá cao ở người Việt
Nam (50-57%), trong khi đó kiểu gen này chỉ gặp 19 % ở người da trắng và 3% ở
người da đen [5], [15].
1.1.3. Hệ nhóm máu khác
Ngoài các hệ thống nhóm máu kể trên còn rất nhiều các hệ thống nhóm máu
khác như: Kell, Duffy, Lutheran, Kidd, I và i, MN, Lewis...
Bảng 1.2 Một số hệ nhóm máu có ý nghĩa trong lâm sàng [1]
Hệ nhóm máu

Khả năng gây phản ứng tan máu

ABO

Rất thường gặp

Rh

Thường gặp

Kell

Có thể gặp

Duffy

Có thể gặp


Kidd

Có thể gặp

Lutheran

Hiếm gặp

Lewis

Hiếm gặp

P

Hiếm gặp

MN

Hiếm gặp

Ii

Rất hiếm gặp
1.2.

Các chế phẩm máu chính sử dụng tại Bệnh viện 19-8
Chế phẩm máu bao gồm các sản phẩm điều trị được điều chế từ máu người.

Chế phẩm máu có thể được điều chế từ máu toàn phần của người cho bằng cách ly



tâm phân lớp theo tỷ trọng, điều chế bằng máy tách các thành phần máu tự động
hoặc sản xuất theo các công nghệ đặc biệt từ huyết tương hỗn hợp của rất nhiều
người cho (gọi là các sản phẩm chiết tách từ huyết tương).
 Các chế phẩm máu đang được sản xuất và sử dụng tại bệnh viện 19-8
Trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại Trung tâm Huyết học – Truyền
máu, Bệnh viện 19-8 ( Từ 1/4/2015 đến 30/5/2015), các chế phẩm máu được thu
gom và sản xuất tại viện gồm:
-

Máu toàn phần: thể tích 250ml.

-

Khối hồng cầu đậm đặc: thể tích điều chế từ 1 đơn vị máu toàn phần 250ml.

-

Khối hồng cầu rửa: điều chế từ 1 đơn vị khối hồng cầu đậm đặc.

-

Huyết tương tươi đông lạnh: thể tích điều chế từ 1 đơn vị MTP 250ml.

-

Huyết tương giàu tiểu cầu: thể tích điều chế từ 1 đơn vị MTP 250ml.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu TM, một số chế phẩm không sản xuất được tại


Trung tâm, đã được dự trù từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương, gồm:
-

Khối tiểu cầu thường: thể tích điều chế từ 1 đơn vị máu toàn phần 250ml.

-

Khối tiểu cầu gạn tách từ người cho máu (khối tiểu cầu máy).
Theo Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 26/09/2013 của Bộ Y tế đã đưa ra các

tiêu chuẩn với các chế phẩm máu chính như sau [4]:
1.2.1.

Máu toàn phần
Máu toàn phần được thu gom từ người cho máu và chứa trong túi chất dẻo

vô trùng có dung dịch chống đông – bảo quản bao gồm các chất citrate, phosphate,
dextrose và thường có adenine (CPD-A) [6].
Mỗi đơn vị máu toàn phần có thể tích 250-350-450 ml (tùy loại túi lấy máu),
chứa khoảng 63 ml dung dịch chống đông (đối với đơn vị máu 450 ml), nồng độ
hemoglobin xấp xỉ 12g /100ml, không có tiểu cầu còn chức năng hoạt động và
không có các yếu tố đông máu không bền vững (V hoặc VIII) [21].
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: Khi bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC đến 6oC,
hạn sử dụng của máu toàn phần không quá 21 ngày với dung dịch chống đông
Citrat-Phosphat-Dextrose; không quá 35 ngày với dung dịch Citrat-PhosphatDextrose-Adenin; ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC không quá 24 giờ.


1.2.2.

Khối hồng cầu đậm đặc

KHC đậm đặc là phần còn lại của MTP đã tách huyết tương sau khi ly tâm

hoặc để lắng và không thực hiện thêm bất kỳ công đoạn xử lý nào khác.
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: như máu toàn phần
1.2.3.

Khối hồng cầu rửa
Khối hồng cầu rửa là KHC được loại bỏ huyết tương bằng cách rửa nhiều

lần với dung dịch muối đẳng trương và được pha loãng trong dung dịch muối đẳng
trương hoặc trong dung dịch bảo quản hoặc trong huyết tương phù hợp.
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: Đối với rửa khối hồng cầu trong hệ
thống hở, bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC đến 6oC hạn sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ
khi kết thúc điều chế. Trường hợp bảo quản ở nhiệt độ 20oC đến 24oC, hạn sử dụng
trong vòng 6 giờ kể từ khi kết thúc điều chế.
1.2.4.

Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần
Khối tiểu cầu chứa phần lớn tiểu cầu được điều chế từ đơn vị máu toàn phần

bảo quản ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC trong 24 giờ kể từ khi lấy máu.
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: Đối với KTC điều chế từ đơn vị MTP
trong hệ thống kín: hạn sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất túi lấy máu,
nhưng không quá 05 ngày kể từ ngày lấy máu và bảo quản TC ở nhiệt độ từ 20oC
đến 24oC kèm theo lắc liên tục. Đối với khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn
phần trong hệ thống hở: hạn sử dụng không quá 06 giờ kể từ khi kết thúc điều chế,
bảo quản ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC kèm theo lắc liên tục.
1.2.5.

Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu

Khối tiểu cầu gạn tách là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ người hiến máu bằng

máy tách tế bào tự động.
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: theo khuyến nghị của nhà sản xuất túi
lấy tiểu cầu, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày gạn tách tiểu cầu khi bảo quản ở
nhiệt độ từ 20oC đến 24oC, kèm lắc liên tục.
1.2.6.

Huyết tương tươi đông lạnh
HTTĐL là huyết tương có nồng độ các yếu tố đông máu không bền vững

duy trì ở nồng độ sinh lý, được điều chế từ máu toàn phần hoặc lấy trực tiếp từ


người hiến máu bằng phương pháp gạn tách, được làm đông lạnh huyết tương trong
khoảng thời gian tối đa là 18 giờ kể từ khi lấy máu hoặc gạn tách huyết tương.
Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: Bảo quản ở nhiệt độ từ âm 18oC đến âm
25oC: hạn sử dụng không quá 12 tháng từ khi lấy máu hoặc gạn tách huyết tương.
Bảo quản ở nhiệt độ từ âm 25oC trở xuống: hạn sử dụng không quá 24 tháng kể từ
thời điểm lấy máu hoặc gạn tách huyết tương. Đối với chế phẩm huyết tương tươi và
HTTĐL đã làm tan đông: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC đến 6oC: sử dụng ngay trong
vòng 06 giờ tính từ thời điểm bắt đầu làm tan đông; phải thay nhãn phù hợp nếu
bảo quản trên 06 giờ.
Cần chú ý, không được đông lạnh lại huyết tương tươi đông lạnh đã làm tan đông.
1.3.

Truyền máu

Truyền máu là đưa các thành phần máu vào hệ thống tuần hoàn của một cá
thể đang cần thiết thành phần đó. Tùy vào nhu cầu cần thiết của từng cá thể mà có

thể truyền máu toàn phần hay truyền máu từng phần.
1.3.1. Lợi ích và nguy cơ của truyền máu
-

Lợi ích của truyền máu:
Cứu sống người bệnh khi mất máu quá nhiều trong các trường hợp như chấn

thương do tai nạn, chiến tranh; phụ nữ mang thai, chửa ngoài tử cung vỡ, tai biến
khi sinh đẻ; các bệnh gây thiếu máu; phẫu thuật...
Nhờ truyền máu, đã phát triển được nhiều kỹ thuật hiện đại như phẫu thuật
cấy ghép tổ chức, cơ quan; hỗ trợ cho hóa trị liệu trong điều trị các bệnh ung thư;
mở rộng phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh; điều trị thận nhân tạo.
Chữa trị một số bệnh do thiếu một trong số các thành phần máu như bổ sung
yếu tố VIII, IX điều trị bệnh Hemopline A, B; ... [9].
-

Nguy cơ của truyền máu
Có thể gây tai biến nguy hiểm đến tính mạng do sai sót về kỹ thuật truyền

máu như xác định sai nhóm máu, nhầm tên bệnh nhân...
Có thể lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng như HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt
rét... do truyền máu chưa sàng lọc các bệnh nhiễm trùng này.


Có thể gây các phản ứng sau truyền máu: Phản ứng miễn dịch, dị ứng do
kháng thể mới được hình thành trong truyền máu [11], [19].
1.3.2. Các phản ứng không mong muốn xảy ra trong truyền máu [2], [14]
1.3.2.1.

Phản ứng do miễn dịch


 Tan máu cấp (sốc phản vệ)
Tan máu cấp là phản ứng do truyền nhầm nhóm máu hệ ABO. Triệu chứng
nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào số lượng máu đã truyền và mức độ không tương đồng
hệ ABO. Thường xuất hiện sớm ngay sau khi TM được khoảng vài ml [16].

 Phản ứng tan máu muộn
Phản ứng tan máu muộn thường do việc gây miễn dịch tiên phát hoặc thứ
phát chống lại các đồng KN HC như kháng nguyên hệ Rh, Kell, Kidd... Phản ứng
tan máu muộn có thể không có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt có thể chỉ là hiện tượng
giảm HST không giải thích được.
Xét nghiệm xác định: Coombs trực tiếp, gián tiếp, hemoglobin tự do,
bilirubin gián tiếp, cần thiết phải tìm kháng thể miễn dịch.

 Phản ứng sốt sau truyền máu không do tan máu
Phản ứng sốt sau truyền máu thường xuất hiện các kháng thể độc tế bào hoặc
các kháng thể ngưng kết chống lại các kháng nguyên có trên bề mặt bạch cầu hạt,
lymphocyte hoặc tiểu cầu (HLA) hoặc các protein lạ trong huyết thanh.

 Phù phổi không do bệnh tim
 Phản ứng dị ứng do truyền máu
Nổi mề đay: Thường truyền máu có dị nguyên hoà tan, thường gặp ở người
có cơ địa dị ứng, làm giải phóng histamin từ bạch cầu ưa acid.
Bệnh ghép chống chủ: bệnh ghép chống chủ có thể xảy ra khi các lympho
đồng loài có thẩm quyền miễn dịch được truyền vào bệnh nhân có suy giảm miễn
dịch trầm trọng. Thường gặp ở người truyền máu nhiều lần.
1.3.2.2.

Các bệnh nhiễm trùng


 Nhiễm các loại virus viêm gan: Là biến chứng thường gặp nhất. Phần lớn là
viêm gan C (HCV), có thể là HBV, HDV và CMV.
 Nhiễm HIV/AIDS. Nhiễm các vi khuẩn khác: HTLV1- HTLV2


 Nhiễm trùng không do virus
-

Sốt rét (P. Falciparum), Giang mai (Treporema paclidum).

-

Nhiễm các vi khuẩn khác: Pseudomonas, Citrobacterirendi, E. coli...

1.3.2.3.
-

Biến chứng khi truyền máu khối lượng lớn

Rối loạn huyết động: Do truyền MTP và KHC không chứa đủ lượng TC, các

yếu tố đông máu bị mất khi bảo quản, khi TM khối lượng lớn dễ dẫn đến chảy máu.
-

Nhiễm độc citrate: Citrate là một phần quan trọng trong dung dịch bảo quản

máu. Khi truyền khối lượng máu lớn trong thời gian ngắn, cho thêm dung dịch calci
clorid hoặc glucorat calci vào tĩnh mạch (không cho vào túi máu).
-


Hạ thân nhiệt

-

Mất thăng bằng acid, base

-

Tăng kali máu

1.4.

Quy trình phát máu an toàn

Đảm bảo phát máu an toàn cho người bệnh là một khâu rất quan trọng để bảo
đảm rằng máu của người cho và bệnh nhân được lựa chọn phù hợp.
Nội dung an toàn phát máu:
-

An toàn về mặt miễn dịch cho người nhận máu: Chọn được các đơn vị máu

tương đồng để đảm bảo đời sống bình thường của các tế bào máu được truyền trong
cơ thể BN, đồng thời bảo vệ đời sống bình thường các tế bào máu của BN. Ngoài
ra, góp phần ngăn chặn nguy cơ xảy ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể BN [13].
-

An toàn cho nhân viên xét nghiệm thực hiện quy trình phát máu.
Các bước của quy trình phát máu an toàn:

1. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, sinh phẩm.

2. Nhận bệnh phẩm: Kiểm tra các thông tin trên phiếu yêu cầu máu và ống máu
bệnh nhân. Ghi thời điểm nhận bệnh phẩm.
3. Định nhóm máu hệ ABO và Rh của bệnh nhân.
4. Tìm túi máu (chế phẩm) phù hợp hệ ABO và Rh. Kiểm tra chất lượng túi
máu bằng mắt thường.
5. Định lại nhóm máu người cho.
6. Tiến hành làm phản ứng chéo giữa máu người cho và máu người nhận.


7. Dán nhãn vào bịch máu.
8. Ghi chép vào phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng chéo (lưu), phiếu
truyền máu các thông tin liên quan, kết quả phản ứng chéo.
9. Kiểm tra lại toàn bộ các thông tin về người cho và bệnh nhân trên túi máu,
phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng chéo và phiếu truyền máu.
10. Lấy chữ ký người lĩnh máu vào phiếu yêu cầu máu và sổ kết quả.
1.4.1. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, sinh phẩm
-

Dụng cụ xét nghiệm cần chuẩn bị: Pipet tự động, ống nghiệm, đũa thủy tinh,

máy ly tâm, nồi cách thủy, bút đánh dấu, sổ phát máu....
-

Hóa chất xét nghiệm cần chuẩn bị: Bộ hóa chất huyết thanh mẫu (anti A, anti

B, anti AB), bộ hồng cầu mẫu (HCM A, HCM B, HCM O), anti D, huyết thanh
coombs, nước muối sinh lý vô khuẩn....
-

Sinh phẩm: Kiểm tra số lượng CPM còn lại, chất lượng, hạn sử dụng...


1.4.2. Nhận bệnh phẩm
Khi nhận được phiếu dự trù và mẫu máu người bệnh, nhân viên đơn vị phát
máu phải thực hiện các công việc sau: Kiểm tra, đối chiếu thông tin mẫu máu với
phiếu dự trù. Trường hợp thông tin không trùng khớp, thì mẫu máu đó không được
dùng để định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp.
1.4.3. Định nhóm máu hệ ABO và Rh
 Định nhóm máu hệ ABO mẫu máu người bệnh và đơn vị máu
-

Theo kỹ thuật trong ống nghiệm hoặc các kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.

-

Thực hiện định nhóm máu đồng thời bằng hai phương pháp huyết thanh mẫu

và hồng cầu mẫu cho mẫu máu người bệnh, đơn vị MTP và khối bạch cầu hạt. Định
nhóm máu bằng phương pháp HTM cho các chế phẩm hồng cầu. Định nhóm máu
bằng phương pháp HCM cho các chế phẩm huyết tương, tủa lạnh và tiểu cầu.
-

Việc định nhóm máu người bệnh được thực hiện hai lần trên cùng mẫu máu

hoặc hai mẫu máu của cùng một người bệnh. Trường hợp các kết quả của hai
phương pháp định nhóm máu hệ ABO trong cùng một lần hoặc của các lần định
nhóm máu không phù hợp với nhau, phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung để
khẳng định kết quả định nhóm máu.


 Định nhóm máu hệ Rh(D) mẫu máu người bệnh:

-

Khi có chỉ định truyền đơn vị MTP, KHC, KTC và khối bạch cầu.

-

Thực hiện định nhóm máu hệ Rh(D) bằng kỹ thuật trong ống nghiệm hoặc
các kỹ thuật khác có độ nhạy cao hơn.

 Đối chiếu kết quả XNSL và định danh KTBT đã thực hiện trước đó.
 Những khó khăn trong định nhóm hệ ABO[3], [19]
Hai phương pháp HCM và HTM phải luôn được tiến hành đồng thời và phải
luôn cho kết quả phù hợp. Tất cả mọi trường hợp khó khăn xảy ra khi định nhóm
máu hệ ABO đều có sự không phù hợp giữa 2 phuương pháp HTM và HCM. Muốn
biết nguyên nhân của sự không phù hợp này, ta phải tiến hành như sau:
Rửa HC BN và HC O bằng nước muối sinh lý vô khuẩn 3 lần. Pha thành
dịch treo HC 5%. Tiến hành 3 chứng:
1) Chứng tự thân: Phản ứng giữa huyết thanh và HC BN (Nhỏ vào 1 ống nghiệm
tan máu 2 giọt huyết thanh BN và 1 giọt HC BN đã rửa pha thành 5%. Trộn đều, ly
tâm 1000 vòng phút/ 1 phút, đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi).
2) Chứng AB: Phản ứng giữa huyết thanh AB và HC BN (Nhỏ vào 1 ống nghiệm
tan máu 2 giọt huyết thanh AB và 1 giọt HC BN đã rửa pha thành 5%. Trộn đều ly
tâm 1000 vòng phút/ 1 phút, đọc kết quả bằng mắt thường và trên kính hiển vi). Nếu
phản ứng âm tính thì phương pháp định nhóm HTM được bảo đảm.
3) Chứng đồng loài: Phản ứng giữa huyết thanh BN và hồng cầu O (Nhỏ 2 giọt
huyết thanh BN và 1 giọt hồng cầu O đã rửa pha thành 5%. Trộn đều, ly tâm 1000
vòng phút/ 1 phút, đọc kết quả bằng mắt thường và trên kính hiển vi). Nếu phản ứng
âm tính thì phương pháp định nhóm bằng HCM được bảo đảm.
Dựa vào kết quả 3 chứng, phân loại các trường hợp khó khăn trong định nhóm máu
hệ ABO thành 2 nhóm chính như sau:

Những khó khăn xảy ra khi cả 3 chứng nói trên đều âm tính:
-

Trường hợp có tiêu huyết tố, giải quyết:

 Khử bổ thể có trong huyết thanh của bệnh nhân ở 30oC/ 56 phút.
-

Hai quần thể hồng cầu, giải quyết:

 Hỏi triệu chứng lâm sàng, tiền sử truyền máu, truyền tuỷ của bệnh nhân.


 Tìm chất ABH trong nước bọt. Xác định kiểu hình trong các trường hợp
khảm hoặc ghép của gen bằng nghiên cứu di truyền.
-

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, giải quyết:

 Điện di miễn dịch để khẳng định. Làm các xét nghiệm để chẩn đoán lecemie.
Những khó khăn khi một hoặc cả 3 chứng Allo, Auto, AB đều dương tính.
-

Kháng thể lạnh, giải quyết:

 Rửa hồng cầu bệnh nhân bằng nước muối sinh lý vô khuẩn để ấm 37oC.
 Định nhóm trên phiến kính nóng 37°C hoặc ống nghiệm 37oC.
-

Kháng thể tự miễn, giải quyết:


 Xem lại chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân. Rửa HC BN nhiều lần bằng
nước muối sinh lý vô khuẩn ở 37oC và định lại nhóm máu cho BN .
-

Hồng cầu chuỗi tiền, giải quyết:

 Rửa HCNB bằng nước muối sinh lý vô khuẩn, định lại phương pháp HTM.
 Với phương pháp HCM thì pha loãng huyết thanh BN trong nước muối sinh
lý cho đến khi nồng độ protein trong huyết thanh không đủ để kết tầng các
HCM thành hình chuỗi tiền thì định lại với phương pháp HCM.
1.4.4. Lựa chọn đơn vị máu hoà hợp miễn dịch [9]
Bảng 1.3 MTP và KHC hoà hợp nhóm máu hệ ABO với người nhận
Nhóm máu người bệnh

Nhóm máu đơn vị máu truyền

nhận máu

Khối hồng cầu

Máu toàn phần

O

O

O

A


A hoặc O

A

B

B hoặc O

B

AB

AB hoặc A hoặc B hoặc O

AB

Bảng 1.4 Chế phẩm huyết tương hòa hợp nhóm máu hệ ABO với người nhận
Nhóm máu người bệnh nhận máu

Nhóm máu đơn vị huyết tương truyền

O

O hoặc B hoặc A hoặc AB

A

A hoặc AB



B

B hoặc AB

AB

AB

Bảng 1.5 Chọn lựa các chế phẩm tiểu cầu và bạch cầu hạt
Nhóm

máu

người

Nhóm máu của đơn vị máu, chế phẩm máu truyền

bệnh nhận máu

CPM còn huyết tương

CPM đã loại huyết tương

O

O

O


A

A

A hoặc O

B

B

B hoặc O

AB

AB

AB hoặc A hoặc B hoặc O

Bảng 1.6 Chọn lựa các đơn vị MTP, KHC, TC, BC hạt theo nhóm Rh(D)
Nhóm máu người bệnh nhận máu

Nhóm máu của đơn vị máu truyền

D(-)

D(-)

D(+)

D(+) hoặc D(-)

Có thể truyền tủa lạnh không hoà hợp nhóm hệ ABO cho BN nhận máu với

liều lượng truyền không vượt quá 10 ml/kg cân nặng cơ thể trong thời gian 12 giờ.
1.4.5. Thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu
Thực hiện xét nghiệm hoà hợp miễn dich
̣ trong ống nghiệm hoặc bằng các
kỹ thuật có độ nhạy cao hơn. Có 2 ống phản ứng hòa hợp, tùy vào từng chế phẩm
máu thì thực hiện phản ứng chéo khác nhau:
+ Ống 1: Gồm HC của đơn vị máu, chế phẩ m máu với huyết thanh người nhận;
+ Ống 2: Gồm huyết tương của đơn vị máu, CPM với hồng cầu người nhận.

 Truyền máu toàn phần, khối hồng cầu còn nhiều huyết tương, khối bạch cầu:
Xét nghiệm hoà hợp miễn di ch
̣ thực hiện ống chéo 1 và chéo 2 ở môi
trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng xét nghiệm 20oC đến 24oC; nhiệt độ
37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin (nghiệm pháp Coombs gián tiếp).
Chỉ thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa HC của đơn vị máu, KHC, khối bạch cầu


với huyết thanh của người nhận bằng phương pháp ống nghiệm ở nhiệt độ 37 oC và
có sử dụng huyết thanh kháng globulin hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.

 Truyền các loại khối hồng cầu còn ít hoặc không còn huyết tương:
Xét nghiệm hoà hợp miễn dich
̣ thực hiện ống chéo 1 ở môi trường nước
muối sinh lý, nhiệt độ phòng từ 20oC đến 24oC; nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết
thanh kháng globulin (nghiệm pháp Coombs gián tiếp) bằng kỹ thuật trong ống
nghiệm hoặc các kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.

 Truyền chế phẩm tiểu cầu, huyết tương:

Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch thực hiện ống chéo 2 ở môi trường nước
muối sinh lý, nhiệt độ phòng từ 20oC đến 24oC hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
Kế t quả xét nghiê ̣m hòa hơ ̣p đươ ̣c coi là âm tính khi không có hiê ̣n tươ ̣ng
ngưng kế t, tan máu. Chỉ cấp phát đơn vị máu khi kế t quả xét nghiê ̣m hòa hơ ̣p là âm
tin
́ h, trừ trường hơ ̣p truyề n tủa la ̣nh.
Khi kết quả XN hoà hợp có hiện tượng ngưng kết, tan máu cần kiểm tra, đối
chiếu hồ sơ, thông tin liên quan và phối hợp với bác sỹ điều trị chỉ định XN.

 Bảo đảm hòa hợp miễn dịch trong một số trường hợp cấp cứu
Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm hoặc không
xác định được nhóm máu BN hoặc không lựa chọn được đơn vị máu, CPM phù
hợp, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của bác sỹ điều trị có thể cấp phát như sau:
-

Truyền thay KHC nhóm O cho người bệnh có chỉ định truyền KHC.

-

Truyền KHC nhóm O, Rh(D) âm cho BN nhóm máu Rh(D) âm hoặc không

xác định nhóm Rh(D).
-

Truyền huyết tương nhóm AB cho người bệnh có chỉ định truyền huyết tương.

1.4.6. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu
Làm tan đông không để bề mặt túi máu, các vị trí cắm kim truyền máu tiếp
xúc trực tiếp với dung dịch làm tan đông ở nhiệt độ từ 30oC đến 37oC trong thời
gian không quá 15 phút đối với chế phẩm tủa lạnh và không quá 45 phút đối với

HTĐL. Sau khi làm tan đông, phải kiểm tra tình trạng túi máu, chế phẩm máu. Nế u
phát hiê ̣n túi máu không bảo đảm chấ t lươ ̣ng thì phải hủy túi máu đó.
Đơn vị máu, CPM đã làm tan đông thì không được làm đông lạnh lại.


×