Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển năng lực trí tuệ xúc cảm cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 124 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU </b>

<b>VĂN BẢN TỰ SỰ</b>

<small>Thuộc nhóm ngành khoa học: </small><i>Khoa học Giáo dục</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>THANH HÓA, THÁNG 5 /2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU </b>

<b>VĂN BẢN TỰ SỰ</b>

<small>Thuộc nhóm ngành khoa học:</small><i> Khoa học Giáo dục </i>

<b>Trưởng nhóm nghiên cứu: Lê Việt Hùng </b>

Nam, Nữ: Nam

Lớp, khoa: Khoa học xã hội Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Đại học Sư phạm Ngữ Văn

<b><small>Người hướng dẫn: ThS. Lưu Thị Thanh Thùy</small></b>

<b>THANH HÓA, THÁNG 5 /2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI </b>

1 Lê Việt Hùng

K23 - ĐHSP Ngữ văn

- Xây dựng thuyết minh đề tài

- Xây dựng phiếu khảo sát thực trạng

- Đề xuất biện pháp, viết nguyên tắc đề xuất biện pháp chương 2

- Viết chương 3

- Xây dựng giáo án thực nghiệm - Tổng hợp nội dung nghiên cứu

- Xây dựng thuyết minh đề tài

- Xây dựng phiếu khảo sát thực trạng - Tìm hiểu, xây dựng phần tổng quan

- Đề xuất, viết biện pháp chương 2 - Xây dựng nội dung quy trình thực nghiệm

- Xây dựng giáo án thực nghiệm - Viết tiểu kết chương 3

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Tổng hợp nội dung nghiên cứu

- Xây dựng thuyết minh đề tài

- Xây dựng phiếu khảo sát thực trạng, phiếu khảo sát sau thực nghiệm

- Tìm hiểu, xây dựng phần tổng quan nghiên cứu

- Viết nội dung lý thuyết chương 1 và tiểu kết chương 2

- Đề xuất, viết biện pháp chương 2 - Xây dựng giáo án thực nghiệm - Viết kết luận đề tài

- Viết danh mục tài liệu tham khảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC </b>

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ... 1

MỤC LỤC ... vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ... 9

MỞ ĐẦU ... 10

1. Lý do chọn đề tài ... 10

3. Mục đích nghiên cứu ... 13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 13

5. Phương pháp nghiên cứu ... 13

6. Cấu trúc đề tài ... 14

CHƯƠNG 1.: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ ... 15

1.1. Cơ sở lí luận ... 15

<i>1.1.1. Khái quát về năng lực TTXC ... 15 </i>

<i>1.1.2. Khái quát về VBTS ... 20 </i>

<i>1.1.3. Tiềm năng phát triển TTXC cho HS trong dạy học đọc hiểu VBTS ... 24 </i>

<i>1.1.4. Biểu hiện của năng lực TTXC trong đọc hiểu VBTS ... 25 </i>

1.2. Cơ sở thực tiễn ... 27

<i>1.2.1. Điều kiện điều tra thực trạng ... 27 </i>

<i>1.2.2. Kết quả thực trạng ... 28 </i>

Tiểu kết chương 1 ... 32

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ ... 33

2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ... 33

<i>2.1.1. Đảm bảo các biện pháp đề ra phù hợp với đặc trưng của TTXC... 33 </i>

<i>2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS lớp 10 ... 33 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng và mục tiêu dạy học phát triển năng lực

của môn Ngữ văn ... 33

2.2. Biện pháp phát triển năng lực TTXC trong dạy học đọc hiểu VBTS ... 34

<i>2.2.1. Hướng dẫn HS nhập vai để tăng khả năng thấu cảm, tự nhận thức và tạo động lực phát triển bản thân ... 34 </i>

<i>2.2.2. Tạo cơ hội để học sinh liên hệ VBTS với cuộc sống, trải nghiệm bản thân, với văn bản khác để thấu hiểu hoàn cảnh của nhân vật trong VBTS từ đó tự nhận thức về bản thân, tự điều chỉnh quản lý tốt hành vi... 42 </i>

<i>2.2.3. Sử dụng một số kĩ thuật nhằm đánh giá các vấn đề trong VBTS để phát triển năng lực TTXC cho HS ... 45 </i>

Tiểu kết chương 2 ... 51

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 53

3.1. Mục đích thực nghiệm ... 53

3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ... 53

<i>3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ... 53 </i>

<i>3.2.2. Địa bàn thực nghiệm ... 53 </i>

3.3. Nội dung thực nghiệm và cách thức tiến hành thực nghiệm ... 53

<i>3.3.1. Nội dung thực nghiệm ... 53 </i>

<i>3.3.2. Cách thức thực nghiệm ... 54 </i>

3.4. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm ... 54

3.5. Kế hoạch bài dạy đối chứng ... 73

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ... 91

Tiểu kết chương 3 ... 93

KẾT LUẬN ... 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 96

PHỤ LỤC ... 98

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH </b>

Bảng 1: Bảng khảo sát các VBTS trong sách lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc

sống ... 21

Bảng 2: Bảng khảo sát các văn bản tự sự trong sách lớp 10 bộ Cánh diều ... 22

Bảng 3: Bảng khảo sát các văn bản tự sự trong sách lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo ... 23

Hình 1: Biểu đồ đánh giá của HS về mức độ tiêu biểu của các VBTS ... 28

Hình 2: Biểu đồ đánh giá mức hiểu biết của HS về khái niệm ... 29

năng lực TTXC ... 29

Hình 3: Biểu đồ đánh giá của HS vai trò của việc phát triển năng lực TTCX ... 30

Hình 4: Biểu đồ đánh giá của HS về việc tiếp cận với kiến thức về TTXC ... 31

Hình 5: Sơ đồ kĩ thuật sau chiếc mũ tƣ duy ... 48

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<i><b>1.1. Việc phát triển năng lực TTXC cho HS có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay </b></i>

Theo Daniel Goleman, TTXC bao gồm những kĩ năng thành tố: “tự kiềm chế, kiểm sốt, nhiệt tình, kiên trì và năng lượng tự thơi thúc mình” [1; tr. 36]. TTXC có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của con người nói chung và HS nói riêng. Bên cạnh trí thơng minh, việc trang bị cho HS TTXC là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp các em hiểu và kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, phát triển tốt khả năng giao tiếp của bản thân (quan hệ gia đình, quan hệ cơng việc, quan hệ bạn bè…) thơng qua q trình đồng cảm. Phát triển TTXC, HS có thể kiềm chế tốt cơn giận hoặc lòng ghen tỵ thái quá, khơng ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn. Ngồi ra, năng lực này còn giúp HS giải quyết được những vấn đề tinh thần như lo sợ, giận dữ, bi quan, chán nản – là những vấn đề phổ biến trong đời sống tinh thần hiện nay của giới trẻ.

<i><b>1.2. Thực trạng phát triển năng lực TTXC cho HS trong dạy học Ngữ văn hiện cịn nhiều bất cập </b></i>

Về phía GV Ngữ văn, việc phát triển năng lực cho HS, trong đó có năng lực TTXC cịn gặp nhiều khó khăn. Năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018. Do đó, nhiều GV khối lớp 10 lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm và biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực này cho HS trong quá trình giảng dạy.

HS hiện nay phải đối mặt với nhịp sống nhanh của xã hội, dành nhiều sự quan tâm tới kết quả học tập mà chưa chú trọng tới sự phát triển của đời sống nội tâm: các em vơ cảm, ít quan tâm đến thế giới xung quanh, chìm đắm trong thế giới ảo mà bỏ qua hiện thực, thường tham gia những hoạt động khơng bổ ích,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ngồi ra, HS khối lớp 10 gặp khơng ít khó khăn khi chuyển tiếp từ chương trình dạy học định hướng nội dung ở lớp 9 sang chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ở lớp 10. Chính vì vậy, việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nói chung, phát triển năng lực TTXC nói riêng cho HS lớp 10 trong dạy học Ngữ văn được xem là vấn đề cấp thiết và quan trọng.

Bên cạnh đó, những VBTS được đưa vào giảng dạy ở lớp 10 phần lớn là các văn bản dân gian và trung đại, có khoảng cách lớn về mặt thời gian và văn hóa đối với HS hiện nay. Do đó, HS khó có hứng thú và không dành thời gian suy nghĩ, tìm tịi trong q trình đọc hiểu văn bản. Việc phát triển năng lực TTXC cho HS trong dạy học sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hứng thú cho người học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản.

<i><b>1.3. Dạy học đọc hiểu VBTS có khả năng phát triển TTXC cho HS lớp 10 </b></i>

Đặc trưng của VBTS tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển năng lực TTXC cho HS. Đặc điểm nổi bật của VBTS là yếu tố trần thuật: tác giả có thể dễ dàng thêm vào những lời bình, đánh giá của tác giả hay đối thoại, độc thoại của nhân vật giúp định hướng cảm xúc đúng đắn cho người đọc. Ngồi ra, tự sự có thể mô tả một sự vật, sự việc, hiện tượng một cách chính xác và chi tiết trong từng từ ngữ: xây dựng những nét tính cách nhân vật phức tạp, mâu thuẫn, đa diện, đang hình thành,... giúp HS có thể bày tỏ thái độ đồng cảm, thương xót hay phê phán. Bên cạnh đó, VBTS có dung lượng khơng hạn chế nên triển khai vấn đề được rõ ràng, liền mạch, từ đó tăng khả năng dẫn dắt cảm xúc cho HS. Hơn nữa, VBTS được chọn dạy trong chương trình rất đa dạng, bao gồm: thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi anh hùng, truyện ngắn,... đưa đến nhiều tình huống đời sống, tạo cơ hội để GV áp dụng thường xuyên các biện pháp phát triển TTXC cho HS.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực trí tuệ xúc cảm cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Vấn đề trí tuệ xúc cảm </b></i>

<i>Daniel Goleman (1995), trong cuốn sách Trí tuệ xúc cảm (Emotional </i>

<i>Intelligence) đã trình bày một cách rõ ràng, toàn diện về vấn đề TTXC, giúp </i>

chúng ta khám phá những kiến thức mới, tồn diện hơn về trí tuệ con người [1].

<i>Amy Morin (2021), trong bài viết How to Raise an Emotionally Intelligent </i>

<i>Child, đã khẳng định lợi ích của TTXC, mơ hình của TTXC và các cách thích </i>

hợp để thể hiện cảm xúc. Đồng thời bài viết cũng nêu lên mối quan hệ của TTXC với việc phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề [2].

Các tác giả Đinh Thị Hồng Vân, Phan Thị Mai Hương, Đỗ Thị Lệ Hằng

<i>(2016), trong bài viết Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và tự đánh giá về giá trị </i>

<i>bản thân của thanh thiếu niên, cho thấy TTXC và tất cả các thành tố của nó đều </i>

có mối tương quan thuận với tự đánh giá về giá trị bản thân. Để gia tăng sự đánh giá tích cực về bản thân cho thanh thiếu niên, các chương trình giáo dục nhằm phát triển TTXC cần được thực hiện rộng rãi trong các nhà trường [3].

<i><b>2.2. Vấn đề phát triển năng lực TTXC trong dạy học </b></i>

<i>Bùi Thị Thanh Thủy (2017), trong nghiên cứu Phát triển trí tuệ cảm xúc </i>

<i>cho học sinh tiểu học trong dạy học mơn Tốn theo mơ hình trường học mới (VNEN), đã trình bày một số thiết kế bổ sung các hoạt động dạy Toán ở Tiểu </i>

học theo mơ hình VNEN góp phần phát triển TTXC cho HS, thiết kế các hoạt

<i>động học tập cho Sách hướng dẫn học Tốn 5 nhằm góp phần phát triển TTXC </i>

cho HS [4].

<i>Đào Thị Oanh (2011), trong bài viết Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh </i>

<i>trong nhà trường phổ thông đã đề cập tới thực trạng giáo dục TTXC cho HS </i>

trong nhà trường. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu giúp các GV nâng cao nhận thức về TTXC và tác động tích cực của nó [5].

<i><b>2.3. Vấn đề phát triển năng lực TTXC trong dạy học Ngữ văn </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Tác giả Hoàng Thị Mai (2010), trong bài viết Dạy học văn ở nhà trường </i>

<i>phổ thơng – nhìn từ góc độ trí tuệ xúc cảm đã khái quát một số vấn đề cơ bản về </i>

lí thuyết TTXC, khả năng giáo dục TTXC cho HS qua dạy học văn và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển TTXC cho HS trong dạy học đọc hiểu văn bản [6].

Như vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đã quan tâm tìm hiểu về TTXC, và các biện pháp phát triển năng lực này. Tuy nhiên, chưa có đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển TTXC trong dạy học đọc hiểu VBTS cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực. Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm phát triển TTXC cho HS trong dạy học VBTS.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong dạy học đọc hiểu VBTS.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Biện pháp phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong dạy học đọc hiểu VBTS.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

- Học sinh lớp 10. - Thể loại VBTS.

- Phạm vi khảo sát: THPT Tĩnh Gia, THPT Hàm Rồng, THPT Lam Kinh (tương ứng với 3 miền của Thanh Hóa: miền núi, đồng bằng và miền biển).

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết </b></i>

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng nhằm xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài. Các lý thuyết được nghiên cứu bao gồm các tài liệu liên quan đến TTXC; VBTS, đọc hiểu văn bản; các SGK, điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 10. Phương pháp này được thực hiện thơng qua các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê hệ thống hoá các vấn đề lý luận về TTXC, lý luận trong dạy học đọc hiểu VBTS ở HS lớp 10.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i><b>5.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn, hỏi chuyên gia </b></i>

Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng nhằm hai mục đích: khảo sát thực trạng phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong việc dạy học đọc hiểu VBTS và kiểm chứng hiệu quả của các nguyên tắc và biện pháp nhằm phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong dạy học đọc hiểu VBTS. Cách thức điều tra, khảo sát bao gồm: điều tra bằng phiếu dành cho GV với 12 câu hỏi trắc nghiệm và dành cho HS với 10 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự luận; phỏng vấn GV, HS sau các tiết dạy, dự giờ; khảo sát qua bài kiểm tra sau giờ dạy học thực nghiệm và đối chứng 1 câu hỏi tự luận. Quá trình sử dụng phương pháp này và các kết quả được trình bày cụ thể ở chương 2 và chương 3.

<i><b>5.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm </b></i>

Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm mục đích xem xét, xác nhận, kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các nguyên tắc và biện pháp được đề tài đề xuất nhằm phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong việc dạy học đọc hiểu VBTS. Quá trình thực hiện cũng như kết quả đạt được khi sử dụng phương pháp này được trình bày và phân tích kĩ tại chương 3.

<i><b>5.2.3. Phương pháp xử lí số liệu </b></i>

Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê, biểu đồ để xử lí các số liệu thu được từ các phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm. Một số tham số thống kê được sử dụng qua bảng phân phối điểm. Bên cạnh đó, các kết quả điều tra, nghiên cứu cịn được trực quan hóa qua các biểu đồ.

<b>6. Cấu trúc đề tài </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi gồm có các chương:

<b>Chương 1: Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực trí tuệ xúc cảm cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự </b>

<b>Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực trí tuệ xúc cảm cho học sinh lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự </b>

<b>Chương 3: Thực nghiệm sư phạm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1. </b>

<b>CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC </b>

<b>HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ 1.1. Cơ sở lí luận </b>

<i><b>1.1.1. Khái quát về năng lực TTXC </b></i>

<i>1.1.1.1. Khái niệm năng lực TTXC </i>

<i><b>Về khái niệm năng lực </b></i>

Đã có rất nhiều định nghĩa về năng lực được đưa ra, đem đến nhiều cách

<i>tiếp cận. Trước hết, theo tổ chức OECD (2002), năng lực được hiểu là “khả </i>

<i>năng thực hiện một cách có hiệu quả những đòi hỏi phức tạp trong một tình huống cụ thể của thực tế” [7, tr. 12]. Đồng thời, tổ chức này cũng đưa ra phân </i>

loại về năng lực gồm: năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn, tạo tiền đề cơ sở lý thuyết cho nhiều nghiên cứu về năng lực sau này.

<i>Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai định nghĩa về năng lực: (1) “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự </i>

<i>nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2)“Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [8, tr. 654]. </i>

Năm 2004, chương trình GD trung học bang Québec của Canada xem năng lực như một khả năng, từ đó thực hiện được hành động một cách có hiệu quả dựa trên sự đóng góp của nhiều nguồn lực. Như vậy có thể hiểu, theo quan điểm này, các nhà học thuật muốn chỉ rõ ý thức nắm bắt và tận dụng các điều kiện xung quanh của cá nhân [9, tr. 22].

Nhà tâm lí học nổi tiếng người Đức F. E. Weinert đã thành công trong việc đưa ra định nghĩa về năng lực, góp phần quan trọng trong việc cải cách hóa nền giáo dục Cộng hịa Liên bang Đức hiện nay. Ông cho rằng, năng lực là sự tổng hịa của các khả năng, kĩ năng có được trong quá trình học hỏi hay tồn tại sẵn như một yếu tố tự nhiên bên trong con người... [10, tr. 25]

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Trong Chương trình Giáo dục phổ thơng Chương trình tổng thể năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, khái niệm năng lực được định nghĩa như

<i>sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất có </i>

<i>sẵn và q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hành động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể”. [11, tr. 37] </i>

Căn cứ trên các định nghĩa trên, chúng tôi quan niệm năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, và các thuộc tính cá nhân khác (thái độ, phẩm chất, niềm tin, ý chí,…) trong việc thực hiện giải quyết một tình huống thực tiễn.

<i><b> Khái niệm năng lực trí tuệ xúc cảm </b></i>

Từ lâu, vấn đề về trí tuệ của con người đã được các nhà khoa học quan tâm và giải mã. Ban đầu các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng trí thơng minh là yếu tố tác động đến sự thành công trong công việc và đời sống của cá nhân và cộng đồng loài người. Họ xây dựng một hệ thống các tiêu chí để đo lường trí thơng minh của con người và hợp thành một chỉ số về nó (IQ – Intelligence).

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự tồn tại của một yếu tố khác, bên cạnh trí thơng minh, tác động đến cuộc sống và sự thành cơng của cá nhân. Nó được gọi tên là TTXC - Emotional Intelligence (EI).

Một trong những lý thuyết đầu tiên về TTXC được trình bày trong cơng trình nghiên cứu của hai học giả J. Mayer và P. Salovey (1990). Nhóm tác giả đã đưa ra một khái niệm khá đầy đủ về TTXC, cho rằng đây là một năng lực tổng hòa bởi nhiều yếu tố nhỏ của cá nhân như nhận biết, bày tỏ cảm xúc, hòa cảm xúc của mình vào trong suy nghĩ, hiểu và lý giải được cảm xúc trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, và trên hết là kiểm soát được cảm xúc của mình và của người khác. [12, tr. 184]

Cũng bàn về lĩnh vực này, Reuven Bar - On lại cho rằng TTXC là một tổ hợp mà ở đó các năng lực phi nhận thức và các kĩ năng chi phối năng lực của cá

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

nhân nhằm đạt được hiệu quả cho cá nhân trong cuộc sống dưới tương quan tác động của môi trường. [13, tr. 15]

<i>Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc - tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng </i>

<i>hơn IQ, Daniel Goleman (1995) đã nhận được sự đồng thuận từ đông đảo bạn </i>

đọc khi đưa ra quan điểm: chỉ số thông minh - IQ không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự thành công của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ông khẳng định rằng năng lực TTXC được cấu thành bởi nhiều kĩ năng thành

<i>tố, bao gồm: “khả năng tự kiềm chế bản thân, kiếm sốt, nhiệt tình, kiên trì và </i>

<i>năng lực tự thơi thúc mình”. Vào năm 1998, Goleman đã đưa ra một khái niệm </i>

<i>hồn chỉnh của riêng mình về TTXC trong cơng trình Làm việc với trí tuệ cảm </i>

<i>xúc: TTXC là năng lực nhận biết đúng đắn các cảm xúc tồn tại bên trong bản </i>

thân và của người khác, cá nhân có khả năng thúc đẩy hay quản lí tốt những cảm xúc của mình cũng như trong mối liên hệ với các cá nhân khác trong môi trường giao tiếp. Có thể thấy, ở đây có sự gặp gỡ với quan điểm của Reuven Bar – On (2000) khi tác giả này cũng nhìn nhận TTXC dưới góc độ tổ hợp của các năng lực.

Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi đưa ra định nghĩa về năng lực

<i>TTXC như sau: Năng lực TTXC là một năng lực biểu hiện thông qua khả năng </i>

<i>nhận biết các cảm xúc của bản thân và những người khác trong quá trình tiếp xúc; khả năng tự điều chỉnh thái độ của bản thân về ngưỡng ổn định trong các tình huống; đồng thời tạo được ảnh hưởng tích cực đối với những người xung quanh. </i>

<i>1.1.1.2. Kĩ năng thành tố của năng lực TTXC </i>

Đã có nhiều nghiên cứu về các thành tố của năng lực TTXC. Theo P. Salovey (1997), có năm thành tố của năng lực TTXC bao gồm: Sự hiểu biết về cảm xúc của bản thân, làm chủ cảm xúc của bản thân, khả năng nhận biết cảm xúc của người khác, khả năng thấu cảm, đồng cảm, truyền cảm hứng, khuyến khích mình và người khác hành động và khả năng làm chủ các mối quan hệ người với người [12, tr. 25]. Theo Daniel Goleman (1995) có năm thành tố của

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

năng lực trí tuệ xúc cảm bao gồm: Nhận thức về bản thân (Self – awareness), biết kiềm chế bản thân (Self – regulation), năng lực tạo động lực cho bản thân (Motivation), thấu cảm (Empathy) và kĩ năng giao tiếp xã hội (Social skills). [1, tr. 65]

Căn cứ trên các nghiên cứu trên đây, chúng tôi quan niệm TTXC gồm các kĩ năng thành tố sau:

Nhận thức về bản thân (Self – awareness): Biết lắng nghe cảm xúc bên trong tâm hồn về nguồn lực hay trực giác của bản thân đồng thời hiểu được hành động của bản thân có ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào.

Biết điều chỉnh bản thân (Self - regulation): Đó là khả năng điều chỉnh được cảm xúc bên trong, hiếm khi tấn công đối phương bằng lời nói và tránh việc đưa ra quyết định một cách vội vàng, rập khuôn. Theo chuyên gia tâm lý học Goleman thì khả năng kiểm sốt bản thân cũng là biểu hiện của người giàu tinh thần trách nhiệm và linh hoạt trong xử lý mọi chuyện.

Năng lực tạo động lực cho bản thân (Motivation): Người giàu tư duy TTXC luôn hoàn thành mọi việc cần thiết để hướng tới mục tiêu đặt ra.

Thấu cảm (Empathy): Khả năng đồng cảm sẽ giúp chúng ta đặt mình vào vị trí của mọi người trong các hồn cảnh khác nhau.

Kỹ năng xã hội (Social skills): Đây là đặc điểm trí tuệ cảm xúc yêu cầu quan trọng trong giao tiếp. Người có tư duy TTXC cao sẽ luôn lắng nghe và liên kết với mọi người xung quanh.

<i>1.1.1.3. Cấu trúc của năng lực TTXC </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>1.1.1.4. Vai trò của năng lực TTXC </i>

Trong công việc, năng lực TTXC giúp mỗi cá nhân ln sẵn sàng đón nhận những sáng kiến mới, có khả năng truyền cảm hứng đến với mọi người, tăng khả năng ảnh hưởng và luôn luôn biết lắng nghe người khác. Năng lực này sẽ giúp mỗi cá nhân tự tạo động lực cho mình, làm việc hiệu quả.

Nhận biết, gọi tên, lí giải, đánh giá được nhận thức của người khác (góc nhìn, suy nghĩ, tính

Đánh giá chính xác bản thân (điểm mạnh, điểm yếu, rút kinh nghiệm để xác định các mục tiêu

mới, học tập không ngừng)

Tự tin thể hiện bản thân với mọi người xung quanh, không ngại sự khác biệt

Kĩ năng xã hội

Có năng lực giao tiếp tốt

Biết lắng nghe, phản hồi ý kiến tích cực

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Năng lực TTXC giúp mỗi cá nhân ln biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ và hành động. Khi các cá nhân có năng lực trí tuệ xúc cảm cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. Thơng qua làm việc nhóm, mỗi người sẽ học hỏi thêm được những kinh nghiệm ở những người có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống để từ đó giúp rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.

Ngoài ra, năng lực TTXC giúp cho mỗi cá nhân biết tự làm chủ, tự độc lập, thoải mái và tự tin hơn trong các hoạt động thực tiễn, giao tiếp và lời nói sinh hoạt thường ngày. Khi có năng lực này tốt thì mỗi cá nhân sẽ tự biết cân bằng cơng việc và cuộc sống.

Có thể nói, năng lực TTXC có vai trị hết sức quan trọng đối với cuộc sống và thực tiễn dời sống của mỗi người.

<i><b>1.1.2. Khái quát về VBTS </b></i>

<i>1.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của VBTS </i>

<i>Văn bản, theo Từ điển tiếng Việt (2011) do Hoàng Phê chủ biên được hiểu theo hai nghĩa: “Bản viết hoặc in, thường để lưu lại; chuỗi kí hiệu thuộc một hệ </i>

<i>thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn” </i>

[13, tr. 1360]. Cũng trong công trình nghiên cứu này, tự sự được định nghĩa là “một thể loại văn học trong đó nhà văn phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách, thơng qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh” [13, tr. 1332].

Văn bản tự sự “tái hiện đời sống trong tồn bộ tính khách quan của nó”, “phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người”. Tư tưởng và tình cảm của nhà văn không được bộc lộ trực tiếp mà “thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người” [14, tr. 385].

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện “được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống, văn hố, lịch sử; lại cịn có cả những chi tiết liên tưởng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được” [14, tr. 385].

<i>1.1.2.2. Nội dung phần VBTS trong chương trình Ngữ văn lớp 10 </i>

Trong SGK Ngữ văn 10 VBTS đã được quan tâm, nhiều VBTS tiêu biểu đã được đưa vào chương trình.

<i><b>Bảng 1: Bảng khảo sát các VBTS trong sách lớp 10 bộ Kết nối tri thức </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>Bảng 2: Bảng khảo sát các văn bản tự sự trong sách lớp 10 bộ Cánh diều </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>Bảng 3: Bảng khảo sát các văn bản tự sự trong sách lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>* Nhận xét: </b>

<i>Các VBTS được đưa vào SGK với số lượng lớn ở cả ba bộ sách (Cánh </i>

<i>diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo) với các thể loại đa </i>

dạng: thần thoại, truyền kì, truyện ngắn, sử thi, tiểu thuyết, nhật ký, truyện thần thoại bằng thơ, tiểu thuyết chương hồi. Mỗi văn bản đại diện cho phong tục, tập quán, lịch sử, truyền thống văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng, quốc gia.

Trong đó, truyện ngắn có nội dung gần gũi, dung lượng ngắn, giúp cho HS có thể dễ dàng tiếp cận, rút ra được những bài học cho bản thân. Ngồi ra, HS cịn được làm quen với những thể loại văn học cổ đại, trung đại như sử thi, truyền kì,… Những văn bản này giúp HS có thêm trải nghiệm tình huống phong phú, hiểu thêm bài học của người xưa để lại.

<i><b>1.1.3. Tiềm năng phát triển TTXC cho HS trong dạy học đọc hiểu VBTS </b></i>

Mơn Ngữ văn nói chung, phân mơn đọc văn nói riêng có tính thẩm mỹ cao, thiên về bồi dưỡng cảm xúc. Đọc hiểu VBTS có nhiều đặc điểm giúp phát triển TTXC như:

VBTS được đưa vào giảng dạy đa dạng về thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyền kì, sử thi,…), thuộc nhiều quốc gia khác nhau với những đặc trưng riêng về phong tục, lịch sử, văn hố,… Nhờ đó, HS có trải nghiệm học tập phong phú, được tiếp thu đa dạng kiến thức từ các tác phẩm tiêu biểu cho thể loại của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Từ đó, HS hiểu nhiều hơn về số phận của con người, các tình huống khác nhau trong đời sống,... qua đó góp phần

<i>giúp cho HS phát triển năng lực tự nhận thức và năng lực thấu cảm (Empathy). </i>

VBTS xây dựng được những hình mẫu lí tưởng của thời đại qua hệ thống nhân vật chính diện, nhân vật anh hùng, thể hiện các khát vọng, lí tưởng của con người thời đại, khát khao một xã hội tốt đẹp mang giá trị chân, thiện, mĩ. Nhờ đó, HS xây dựng được lí tưởng sống. Đây chính là tiêu chí hàng đầu để phát

<i>triển thành tố tự tạo động lực cho bản thân (Motivation) – một trong những </i>

thành tố quan trọng của năng lực TTXC.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

VBTS thường mô tả sự xung đột, đấu tranh trong nội tâm nhân vật, khi HS được tiếp cận với văn bản có nội dung ấy sẽ tạo điều kiện cho các em cũng tự

<i>biết nhận thức, tự có ý thức về bản thân (Self – awareness) để nhận biết được cảm xúc, tâm trạng của chính mình, điều chỉnh bản thân (Self – regulation). </i>

Dựa trên các sự kiện, tình huống, vấn đề đặt ra trong VBTS, HS có thể được thảo luận nhóm, nhập vai các nhân vật; dựng lại bối cảnh, tình huống truyện,… Người học có khơng khí dân chủ, tự tin phát biểu, giao tiếp trao đổi với nhau về các vấn đề trong VBTS, từ đó biết lắng nghe, hiểu về nhau hơn. Từ

<i>đó sự thấu cảm (Empathy) và kĩ năng xã hội (Social skills) được bồi dưỡng và </i>

phát triển hơn.

Ở chiều ngược lại, nhờ có năng lực TTXC, HS có những kĩ năng giao tiếp, kiềm chế cảm xúc, tự tạo động lực cho bản thân, thấu cảm, ý thức về bản thân mà HS có thể có tâm hồn nhạy cảm hơn với văn học, cảm thụ một tác phẩm văn học tốt hơn, giúp việc học tập VBTS nói riêng và học mơn Ngữ văn nói chung đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, có thể nói việc phát triển năng lực TTXC và nâng cao năng lực đọc hiểu VBTS có mối quan hệ hai chiều tương hỗ lẫn nhau:quá trình đọc hiểu VBTS giúp phát triển TTXC và chính nhờ sự phát triển TTXC mà khả năng đọc hiểu VBTS của HS cũng sẽ tốt hơn. Do đó, việc tích hợp phát triển TTXC trong dạy học đọc hiểu VBTS là cần thiết và phù hợp.

<i><b>1.1.4. Biểu hiện của năng lực TTXC trong đọc hiểu VBTS </b></i>

Căn cứ trên cấu trúc của năng lực TTXC và đặc trưng của VBTS, của đọc hiểu VBTS, chúng tôi đề xuất hệ thống kĩ năng thành tố của TTXC như sau: 1) Nhận biết, phân tích đặc điểm cảm xúc, tính cách, nội tâm nhân vật trong VBTS; 2) Tự nhận thức về bản thân trong quá trình tìm hiểu về nhân vật, tình huống,… của VBTS; 3) Xác định động lực và có định hướng đúng đắn cho bản thân trong quá trình tìm hiểu về nhân vật, tình huống,… của VBTS; 4) Tự điều chỉnh bản thân trong quá trình soi chiếu với nhân vật, tình huống,… của VBTS;

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

5) Thành thạo đưa ra các quan điểm về tác phẩm, nhân vật, tình huống

<i><b>truyện,… trong VBTS khi làm việc nhóm. </b></i>

<b>Bảng hệ thống hoá các hành vi biểu hiện kĩ năng thành tố của năng </b>

1.1. Nhận biết, gọi tên được cảm xúc của nhân vật, phân

<b>tích, lí giải được diễn biến cảm xúc của nhân vật </b>

1.2. Nhận biết, gọi tên và phân tích, lí giải được đặc

2.1. Nhận ra và gọi tên được cảm xúc của bản thân về nhân vật, tình huống truyện…

2.2. Lí giải được về cảm xúc của bản thân về nhân vật,

3.1. Xác định được lí tưởng sống cho bản thân từ việc phân tích lí tưởng thẩm mĩ gửi gắm trong văn bản và đánh giá nhân vật chính diện, phản diện trong VBTS 3.2. Xác định được vai trị của động lực có được từ các giá trị mà tác giả đã truyền tải trong tác phẩm

3.3. Xác định mục tiêu thực hiện và đưa ra những định hướng cho bản thân

3.4. Xác định được các cách thức duy trì động lực cho bản thân

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn </b>

<i><b>1.2.1. Điều kiện điều tra thực trạng </b></i>

Để tìm hiểu về thực trạng dạy học VBTS ở nhà trường phổ thông, sự hiểu biết của HS về năng lực TTXC và thực trạng phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong dạy học đọc hiểu VBTS, chúng tôi tiến hành khảo sát tại ba trường: THPT Tĩnh Gia, THPT Hàm Rồng, THPT Lam Kinh, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dưới hai hình thức là phiếu khảo sát và câu hỏi phỏng vấn với số lượng 206 HS và 10 GV đang tham gia hoạt động giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát là hai tuần.

Trong thời gian tiến hành hoạt động khảo sát thực trạng, 100% đối tượng được khảo sát tham gia một cách nghiêm túc, tiến hành khảo sát phiếu một cách độc lập và khách quan các đề mục chúng tôi đề ra, đem đến việc đánh giá toàn diện, khách quan, cụ thể về tình hình phát triển năng lực TTXC cho HS lớp 10 trong dạy học đọc hiểu VBTS.

Để thực hiện hoạt động nghiên cứu tình hình thực tiễn, nhóm nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để đem đến kết quả khách quan như: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, phân tích - tổng hợp số liệu và 4. Tự điều chỉnh bản

thân trong quá trình soi chiếu với nhân vật, tình huống,… của VBTS

4.1. Nhận ra những điểm cịn hạn chế, thiếu sót của bản thân trong q trình soi chiếu với nhân vật chính diện và phản diện

4.2. Điều chỉnh, phát triển bản thân theo hướng tích cực hơn nhờ các bài học rút ra sau khi phân tích nhân vật,

5.1. Có năng lực giao tiếp tốt khi trình bày các quan

<b>điểm về nhân vật, tình huống truyện,… trong VBTS </b>

5.2. Lắng nghe và phản hồi tích cực với các quan điểm khác về nhân vật, tình huống truyện,… trong VBTS

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thông tin. Trong đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi.

<i><b>1.2.2. Kết quả thực trạng </b></i>

<i>1.2.2.1. Thực trạng dạy học VBTS ở nhà trường phổ thông </i>

Về việc nhận xét mức độ tiêu biểu của các VBTS được chọn dạy trong SGK Ngữ văn lớp 10 hiện nay, 100% GV khi được phỏng vấn đều cho rằng các văn bản được chọn là tiêu biểu, hình thành hứng thú ở đối tượng HS. Tỷ lệ này ở HS được thể hiện như sau:

<i><b>Hình 1: Biểu đồ đánh giá của HS về mức độ tiêu biểu của các VBTS </b></i>

Thơng qua biểu đồ trên có thể thấy, có 52,9% HS cho rằng các VBTS rất tiêu biểu, rất hứng thú; 35,3% HS cho rằng tiêu biểu, hứng thú; 11,8% cịn lại đánh giá ít tiêu biểu, ít tạo được hứng thú và nhàm chán, không tạo được hứng thú. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng phát triển năng lực TTXC thông qua việc dạy học đọc hiểu VBTS bởi đa phần HS có thái độ tích cực đối với vấn đề này.

Về đặc trưng cơ bản của VBTS, đa số HS đều nhận thức đúng đắn.

Như vậy, nhìn chung về việc dạy học VBTS, đa số HS đều có những hiểu biết tốt, có hứng thú học tập đối với những VBTS được sử dụng trong chương trình SGK. Tuy nhiên, vẫn cịn 11,8% (24 HS) cho rằng các VBTS chưa thực sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đem tới hứng thú học tập đối với họ. Điều này cho thấy tồn tại các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến hứng thú học tập của HS, đòi hỏi GV phải quan tâm chú ý thiết kế hoạt động dạy học sinh động, quan tâm hơn đến đối tượng này nhằm đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp.

<i>1.2.2.2. Thực trạng phát triển năng lực TTXC trong dạy học đọc hiểu </i>

Về khái niệm năng lực TTXC: 95,1% (196 HS) hiểu đúng và đủ về năng

<i>lực TTXC là “một năng lực biểu hiện thông qua khả năng nhận biết các cảm </i>

<i>xúc của bản thân và những người khác trong quá trình tiếp xúc; khả năng tự điều chỉnh thái độ của bản thân về ngưỡng ổn định trong đa phần các tình huống; đồng thời tạo được ảnh hưởng tích cực đối với những người xung quanh”. Có 4,9% (9 HS) chọn phương án: “Trí tuệ xúc cảm bao gồm những yếu tố: tự kiềm chế, kiểm sốt, nhiệt tình, kiên trì và năng lượng tự thơi thúc mình”. </i>

Như vậy, có thể thấy tỉ lệ HS hiểu đúng về năng lực TTXC rất cao, số HS còn lại hiểu chưa đúng và đủ về khái niệm, tồn tại sự nhầm lẫn giữa thành tố của TTXC và khái niệm về dạng năng lực này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>Hình 3: Biểu đồ đánh giá của HS vai trò của việc phát triển năng lực TTCX </b></i>

Về vai trò của việc phát triển năng lực TTXC cho HS, có đến 84,4% HS

<i>cho rằng đây là năng lực quan trọng và rất cần thiết, Số HS còn lại cho rằng đây là năng lực quan trọng và cần thiết. Điều đó có thể thấy, 100% HS đã có sự </i>

quan tâm và thái độ đúng đắn đối với vấn đề phát triển năng lực này. Đồng thời, cũng cho thấy nhu cầu được phát triển năng lực này của đối tượng HS lớp 10 là

<i>rất lớn. HS cho rằng điều này giúp bản thân các em cảm thấy thoải mái khi giao </i>

<i>tiếp (75,6%); không cư xử thiếu suy nghĩ đối với bản thân và với mọi người xung quanh (73,3%); giúp học sinh tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực do quá trình học tập và cuộc sống gây ra (75,6%); giúp học sinh khơng nóng giận vơ cớ (31,3%). </i>

Về việc tiếp cận kiến thức TTXC tại trường học, 57,8% HS khẳng định đã có tìm hiểu, tiếp cận TTXC, 11,1% HS chưa từng tìm hiểu về TTXC; 31,1% chưa xác định rõ việc tiếp cận kiến thức về TTXC. Như vậy, nhiều HS vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề phát triển năng lực này trong trường học. Từ đó địi hỏi GV có sự quan tâm, lồng ghép vào nội dung dạy học của GV vấn đề này nhằm hình thành và phát triển tồn diện hơn năng lực TTXC cho HS bên cạnh các nhóm năng lực khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b> Hình 4: Biểu đồ đánh giá của HS về việc tiếp cận với kiến thức về TTXC </b></i>

Về việc tham gia các hoạt động tích cực có tác động tới sự hình thành và phát triển năng lực TTXC trong giờ học đọc hiểu VBTS. Có 20% HS “Hiếm

<i>khi” được phát biểu, bộc lộ cảm xúc cá nhân; 53,3% HS “Thỉnh thoảng”, 26,6% HS “Hiếm khi” được thực hiện nhập vai các nhân vật, tác giả khi đọc VBTS; 37,7% HS “Thỉnh thoảng”, 17,7% HS “Hiếm khi” được thực hiện hoạt động liên </i>

hệ với đời sống, với văn bản khác... nhằm bồi dưỡng và phát triển cảm xúc bản

<i>thân; 64,4% HS “Thường xuyên” được GV định hướng đồng cảm, thấu hiểu với các nhân vật, tình huống... trong VBTS, phần trăm còn lại ở ngưỡng “Thỉnh </i>

<i>thoảng” là 31,1% và “Hiếm khi” là 4,4%; 28,8% HS “Thỉnh thoảng”, 44% </i>

<i>“Hiếm khi” và 11,1% “Không bao giờ” thực hiện hoạt động sân khấu hóa hình thức nhập cuộc vào tình huống/ bối cảnh khác nhau; 28,8% HS “Thỉnh thoảng”, 33,3% “Hiếm khi”, 20% “Không bao giờ” được thực hiện hoạt động viết nhật </i>

kí, tranh luận ủng hộ/ phản đối… để đánh giá các vấn đề trong VBTS. Như vậy, có thể thấy thực trạng hiểu biết và phát triển năng lực TTXC cho

HS lớp 10 trong dạy học đọc hiểu VBTS tuy đã có những biểu hiện tích cực nhưng vẫn cịn nhiều thiếu sót, địi hỏi GV quan tâm hơn tới việc tích hợp phát triển năng lực TTXC cho người học trong dạy học Ngữ văn nói chung, trong dạy học đọc hiểu VBTS nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, vấn đề phát triển năng lực TTXC nói chung và giáo dục năng lực TTXC trong VBTS nói riêng đã được các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận trong nhiều thập kỉ qua.

Về cơ sở lí luận, chúng tơi đã khảo sát và rút ra được các định nghĩa liên quan năng lực TTXC và văn bản tự sự cùng với những tiềm năng phát triển TTXC trong VBTS. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi nhận thấy thực trạng dạy học VBTS ở nhà trường phổ thông và thực trạng phát triển năng lực TTXC trong dạy học VBTS nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Do đó, việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực TTXC là phù hợp và cần thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ </b>

<b>2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp </b>

<i><b>2.1.1. Đảm bảo các biện pháp đề ra phù hợp với đặc trưng của TTXC </b></i>

Phát triển TTXC thiên về cảm xúc, định hướng ở người học khả năng tự nhận thức, thấu cảm, tạo động lực, khả năng điều chỉnh. Dạy học đọc hiểu VBTS tuy thiên về phân tích, đánh giá các kí hiệu thẩm mĩ có tính vấn đề trong văn bản để hiểu được quan điểm, tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn, nhưng khi định hướng phát triển TTXC cho HS, thì những cách hướng dẫn, cắt nghĩa về các vấn đề này cần giúp cho HS bộc lộ được cảm xúc, đánh giá cảm xúc và hình thành các cảm xúc tích cực.

<i><b>2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS lớp 10 </b></i>

Đặt trong mối tương quan với việc phát triển năng lực TTXC trong dạy học đọc hiểu VBTS, HS lớp 10 có những đặc điểm tâm lý nổi bật như: Trí tuệ đã được hình thành và tiếp tục q trình hồn thiện; Đời sống tình cảm diễn ra phức tạp; Thái độ đối với các vấn đề xung quanh có sự phức tạp, hành động đơi khi thiếu cân nhắc.

Từ những đặc điểm nổi bật trên, đòi hỏi trong giờ dạy đọc hiểu VBTS, GV cần đưa ra các hoạt động học tập linh hoạt, định hướng cho HS có thái độ đúng đắn, phát huy tối đa sự tích cực trong học tập của các em cũng như tạo điều kiện để HS bộc lộ và điều chỉnh cảm xúc bản thân.

<b>2.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng và mục tiêu dạy học phát triển năng lực của môn Ngữ văn </b>

Môn Ngữ văn là môn học đặc thù đa chức năng. Ngồi tính mơn học, tính cơng cụ, đây cịn là mơn học có tính nhân văn và thẩm mĩ. Việc phát triển năng lực TTXC, do đó, cần đảm bảo phù hợp với các đặc thù này.

<i>Trong Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, mục tiêu dạy học phát triển </i>

năng lực được quan tâm, tuy khái niệm năng lực TTXC chưa được đề cập tới

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

trong nội dung của Chương trình, nhưng đây là năng lực nền tảng có khả năng nâng cao chất lượng các năng lực cốt lõi và đặc thù của dạy học Ngữ văn. Do đó, trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học VBTS nói riêng, việc tích hợp phát triển năng lực TTXC là một mục tiêu quan trọng, cần được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo phân hoá, cụ thể hoá trong các thao tác của hoạt động dạy học.

<b>2.2. Biện pháp phát triển năng lực TTXC trong dạy học đọc hiểu VBTS </b>

<i><b>2.2.1. Hướng dẫn HS nhập vai để tăng khả năng thấu cảm, tự nhận thức và tạo động lực phát triển bản thân </b></i>

<i>Nhập vai (roleplay) theo Từ điển Oxford là “the changing of one’s </i>

<i>behaviour to fulfill a social role”- sự thay đổi hành vi của một con người để </i>

hồn thành một vai trị trong xã hội [15, tr 1282]. Nhập vai là một phương pháp dạy học, trong đó, HS đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận, thấu hiểu họ, đồng thời tự soi chiếu vào bản thân, nhận thức được ưu, nhược điểm của cá nhân. Áp dụng trong dạy học VBTS, việc người học được nhập vai sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực TTXC.

Văn chương bắt nguồn từ đời sống, tình huống hay nhân vật trong văn chương là những hình ảnh phản chiếu từ đời sống. Việc HS được nhập vai trong quá trình đọc hiểu văn bản văn chương sẽ giúp HS có nhiều trải nghiệm, thấu hiểu hơn về cuộc đời, con người và chính mình… Đặc biệt, với đối tượng học sinh lớp 10 có vốn sống còn hạn chế, việc nhập vai trong đọc hiểu VBTS có vai trị hết sức quan trọng trong việc tích lũy kinh nghiệm, tri thức nói chung và phát triển TTXC nói riêng.

<i>2.2.1.1. Hướng dẫn HS nhập vai nhân vật trong VBTS để thấu hiểu tình huống và thấu cảm con người </i>

<i>Nhân vật theo Từ điển tiếng Việt được hiểu là “đối tượng (thường là con </i>

người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học”[15, tr.881]. Trong cuốn

<i>Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định: “Nhân vật văn học là con </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có thể khơng có tên riêng. Khái niệm văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm...” [14, tr.

<i>235]. Trong Giáo trình Lí luận văn học, Trần Đình Sử (2015) đã khái quát về </i>

nhân vật văn học “là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng

<i>các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ " [16, tr. 73]. Theo Từ điển tiếng </i>

<i>Việt, “tình huống là tồn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời </i>

gian, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng…” [8, tr. 2547]. Theo đó, tình huống truyện là sự kiện đặc biệt trong văn bản mà ở đó tác giả thể hiện tập trung các dụng ý nghệ thuật.

Nhân vật và tình huống truyện là những yếu tố không thể thiếu trong một VBTS. Khi được nhập vai vào nhân vật, HS sẽ thuận lợi hơn trong việc thấu cảm về cảm xúc, suy nghĩ, hành động,... của nhân vật. Người học cũng đồng thời nhận biết, thấu hiểu được tình huống, có cơ hội để thử nghiệm xử lý tình huống.

Trong thực tế, việc thấu cảm và thấu hiểu một nhân vật, tình huống trong một tác phẩm văn học của HS gặp nhiều khó khăn. VBTS được sáng tác từ lâu, ít có sự gần gũi với HS thời nay. Bên cạnh đó, khi đọc hiểu VBTS, HS thường chịu ảnh hưởng bởi những cách hiểu trước đó về nhân vật và tình huống, dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thiên kiến và phiến diện, chưa thể hiện được sự cảm nhận, thấu hiểu thực sự của cá nhân. Biện pháp nhập vai nhân vật sẽ giúp khắc phục hạn chế này. Khi nhập vai, HS có thể cảm nhận, thấu hiểu nhân vật và tình huống một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất từ góc nhìn của chính bản thân. Vì vậy, nhập vai khơng chỉ phát triển năng lực TTXC, mà còn giúp đọc hiểu văn bản tốt hơn bởi tất cả các tri thức như: đặc điểm tính cách, hành động, cảm xúc,... của nhân vật trong tình huống ấy đã được chính các em trải nghiệm, thấu cảm được. Khi hướng dẫn HS nhập vai nhân vật, giáo viên cần lưu ý HS đặt mình trong bối

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

cảnh văn hóa, thấu hiểu đặc điểm tâm lí của con người của thời đại được phản ánh trong văn bản, có liên hệ với trải nghiệm của bản thân để nhập vai một cách phù hợp.

<i><b>Cách thức tiến hành: </b></i>

Để thực hiện biện pháp này, khi u cầu HS đặt mình vào hồn cảnh, thân phận của nhân vật tự sự, GV có thể cho thực hiện các thao tác cơ bản sau:

<i><b>Bước 1: Căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, GV và/ hoặc HS lựa chọn </b></i>

nhân vật, tình huống tiêu biểu, có khả năng giáo dục TTXC cho HS. Giao nhiệm vụ nhập vai cho HS: yêu cầu HS tưởng tượng bản thân đang trong tình huống của nhân vật và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, quyết định của bản thân trong tình huống đó.

<i><b>Bước 2: HS thể hiện tâm trạng, tình cảm, cảm xúc, cách xử lý, giải quyết </b></i>

tình huống,... dưới góc nhìn của chính nhân vật được nhập vai. Yêu cầu HS trình bày, lý giải vì sao lại biểu hiện, hành động như vậy.

Một số câu hỏi khơi gợi thơng tin:

<i>Tình huống này là gì? </i>

<i>Em có cảm xúc, suy nghĩ thế nào khi nhập vai xử lí tình huống này? </i>

<i>Nếu em ở trong tình huống này, em sẽ làm gì? Trình bày, lý giải vì sao em lại hành động như vậy? </i>

<i>Em hãy thử gọi tên cảm xúc của em khi đó?Vì sao em lại có cảm xúc như vậy? </i>

<i>Do đâu mà em hiểu được cảm xúc này? </i>

<i><b>Bước 3: Yêu cầu HS nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ, hành động của bạn </b></i>

học khi đóng vai nhân vật, xác định đặc điểm nào nên học tập, đặc điểm nào nên tránh,... thông qua hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp.

Một số câu hỏi khơi gợi thơng tin:

<i>Cách xử lí tình huống của bạn có điểm gì tích cực/ tiêu cực/ chưa hợp lí? Cảm xúc trong tình huống như vậy của bạn là nên hay không nên?Nếu là em, thì em có cảm xúc như vậy khơng? </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Qua việc xử lí tình huống như vậy, sẽ nhận xét được tính cách gì của bạn? </i>

<i><b>Ví dụ: </b></i>

<i><b>Bước 1: Căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, GV lựa chọn nhân vật </b></i>

viên quản ngục trong cảnh cho chữ. GV giao nhiệm vụ nhập vai cho HS: Hãy tưởng tượng bản thân là viên quản ngục em có cảm xúc như thế nào khi bày tỏ tâm nguyện với Huấn Cao?

<i><b>Bước 2:HS thể hiện tâm trạng, tình cảm, cảm xúc,... dưới góc nhìn của </b></i>

nhân vật viên quản ngục.

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

<i>Em có cảm xúc thế nào khi ở trong tình huống của nhân vật viên quản ngục? Em hãy thử gọi tên cảm xúc của em khi đó? </i>

<i>Nếu em ở trong hoàn cảnh như viên quản ngục, em sẽ làm gì? Trình bày, lý giải vì sao em lại hành động như vậy? Hệ quả của hành động đó theo em là gì? </i>

GV cần hướng dẫn HS đọc lại văn bản, liệt kê các chi tiết thể hiện phẩm chất, tính cách, cá tính của viên quản ngục để HS có thể nhập vai hiệu quả:

<i>* Viên quản ngục là người coi trọng người tài: ln tỏ thái độ kính trọng, khiêm nhường với Huấn Cao, dũng cảm biệt đãi Huấn Cao, cảm thấy tiếc nuối khi Huấn Cao sắp bị tử hình... </i>

<i>* Là người vô cùng khát khao và trân trọng cái đẹp: khát khao được treo câu đối, bất chấp cả tính mạng để xin được chữ của Huấn Cao, lo sợ không xin được chữ... </i>

<i>* Cảm thấy vô cùng khát khao chạm tới cái đẹp, nhưng lại lo lắng khi đứng trước bậc kì tài như Huấn Cao. </i>

<i><b>Bước 3: Yêu cầu HS nhận xét về tính cách, suy nghĩ, hành động của nhân </b></i>

vật là tốt hay xấu, đặc điểm nào nên học tập, đặc điểm nào nên tránh,... thông qua hệ thống câu hỏi và phiếu học tập:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>PHIẾU HỌC TẬP </b>

<i><b>Văn bản Chữ người tử tù </b></i>

<b>Nguyễn Tuân </b>

<i>2.2.1.2. Hướng dẫn HS nhập các vai xã hội khác để có góc nhìn đa chiều và thấu hiểu nhân vật toàn diện hơn </i>

Để hiểu thấu đáo, trọn vẹn những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong VBTS là điều khơng hề dễ dàng. Ngồi việc đặt chính mình vào hồn cảnh, số phận của nhân vật, nhập vai nhân vật, HS cịn có thể đóng vai những nhân vật xã hội khác (nhƣ phóng viên, luật sƣ, y tá, thẩm phán, chuyên viên tham vấn tâm lí,…) nhằm quan sát nhân vật và tình huống từ nhiều chiều, giúp HS có cảm nhận sâu sắc về nhân vật và tình huống. Thêm nữa, trong quá trình đóng vai phóng viên, luật sƣ, y tá, thẩm phán, chuyên viên tham vấn tâm lí,… do đều là những nhân vật giả định đƣợc thêm vào tác phẩm nên HS phải tự tƣ duy để đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

xuất quan điểm, qua đó phát triển được kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, hợp tác. GV cần lưu ý HS lựa chọn vai xã hội phù hợp với hoàn cảnh và nhân vật trong VBTS bằng cách đặt các câu hỏi sau:

<i>Tình huống trong văn bản là gì? Tình huống này có thể/ cần đến sự tham gia của nhân vật có vai xã hội nào để giải quyết? </i>

<i>Vai xã hội nào có thể đưa ra được các nhận định, đánh giá, suy nghĩ, cảm xúc về các nhân vật trong tình huống này? </i>

<i>Nhân vật này có thể cần sự trợ giúp từ nhân vật có vai xã hội nào? Có thể trị chuyện với ai để giải quyết được vấn đề của cá nhân? </i>

Để thực hiện biện pháp này, khi yêu cầu HS tiếp cận tác phẩm một cách đa chiều qua góc nhìn của nhiều nhân vật xã hội khác nhau, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cơ bản sau:

<i><b>Bước 1: Căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, GV lựa chọn tình huống </b></i>

và các nhân vật xã hội tham gia tình huống (thẩm phán, luật sư, học sinh, phóng viên, chuyên gia tham vấn tâm lí,…).

<i><b>Bước 2: HS trình bày nội dung được yêu cầu </b></i>

Một số câu hỏi tìm ý:

<i>Ở vị trí là một…, em sẽ giải quyết tình huống… theo cách nào? </i>

<i>Ở vị trí là một…, em thử nêu quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật, tình huống…? </i>

<i>Em có cảm xúc thế nào khi được nhập vai thẩm phán/ luật sư/ phóng viên/ cảnh sát/ học sinh…? </i>

<i>Qua việc nhập vai..., em rút ra được bài học gì? </i>

<i><b>Bước 3: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, nhận xét, </b></i>

thảo luận, phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn.

<i><b>Ví dụ: </b></i>

<i><b>Bước 1: GV và HS lựa chọn đóng vai một đồng nghiệp ở thành phố của </b></i>

<i>nhân vật Thanh trong Dưới bóng hồng lan (Thạch Lam) hỏi Thanh về những </i>

kỉ niệm bên bà ở quê.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>Bước 2: HS trình bày nội dung được yêu cầu qua việc trả lời những câu </b></i>

hỏi GV đặt ra:

<i>Là bạn của Thanh, em sẽ nói điều gì với Thanh khi nghe Thanh tâm sự chuyện gia đình? </i>

<i>Là bạn của Thanh, em thử nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình khi cùng về nhà, ngắm cảnh ngôi nhà, được gặp bà và Nga, thấy được tình cảm thương mến giữa bà cháu Thanh, giữa Thanh và Nga? </i>

<i>Em rút ra được điều gì khi đóng vai bạn của Thanh? </i>

<i><b>Bước 3: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, nhận xét, </b></i>

thảo luận, phỏng vấn, đặt các câu hỏi:

<i>Em có cảm xúc thế nào khi được nhập vai là người bạn của Thanh? </i>

<i>Qua việc nhập vai trên, em rút ra được bài học gì? (bài học về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, uống nước nhớ nguồn,....) </i>

<i>2.2.1.3. Hướng dẫn HS nhập vai tác giả để thấu hiểu quá trình sáng tạo </i>

“Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nào đó” [15, tr.1134]. Qua tác phẩm của mình, tác giả hướng tới thể hiện dụng ý nghệ thuật, và quá trình sáng tạo các chi tiết, hình ảnh, nhân vật, tình huống,… cũng chính là để thể hiện dụng ý nghệ thuật ấy. Hơn thế, trong quá trình sáng tạo, những cảm xúc suy tư của nhà văn cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn các kí hiệu thẩm mĩ. Vì vậy, khi nhập vai vào tác giả, HS có thể hiểu rõ hơn về những tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã đặt vào tác phẩm, căn nguyên của việc lựa chọn tình huống, cốt truyện, cách miêu tả, xây dựng nhân vật,…

<i><b>Cách thức tiến hành: </b></i>

Để thực hiện biện pháp này, khi yêu cầu HS nhập vai tác giả trong VBTS, GV có thể cho thực hiện các thao tác cơ bản sau:

<i><b>Bước 1: GV cho HS lựa chọn đóng vai tác giả. </b></i>

<i><b>Bước 2: HS đóng vai tác giả, tự đặt và trả lời các câu hỏi sau: </b></i>

</div>

×