Tải bản đầy đủ (.doc) (219 trang)

Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.3 KB, 219 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiêncứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trongluận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõràng, khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN </b>

1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án 10 1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và

những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu <sup>25</sup>

<b>Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỰCTIỄN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦAGIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂNVĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN</b>

2.1. Quan niệm về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học và tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường

2.2. Nhân tố cơ bản quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội <sup>55</sup>

<b>Chương3:</b>

<b>THỰC TRẠNG TÍNH THỰC TIỄN TRONG NGHIÊNCỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌCXÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN,TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY VÀ</b>

3.1. Thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 79 3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong 111

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

<b>Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THỰC TIỄNTRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNGVIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁCHỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN</b>

4.1. Tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đối với nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học

4.2. Xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 138 4.3. Phát huy nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã

hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đối với việc tự nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu

<b>KẾT LUẬN</b>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN</b>

171 173

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài luận án</b>

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên nói chung, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng. Hoạt động sư phạm muốn đạt chất lượng, hiệu quả tốt chỉ khi nghiên cứu khoa học đem lại hiệu quả ứng dụng thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp phần khắc phục “bệnh” tư biện, giáo điều, xa rời thực tế và lý luận sng… Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đặt ra yêu cầu cao đối với chủ thể nghiên cứu và quản lý khoa học, nhất là khâu lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu để bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học được phần lớn giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội coi trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đã được giảng viên khoa học xã hội và nhân văn lựa chọn nghiên cứu, trong đó nội dung, phương pháp nghiên cứu đã có nhiều đổi mới theo định hướng nâng cao tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã khẳng định năng lực, trình độ và ý thức coi trọng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo và sức mạnh chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội vẫn còn một số hạn chế, nhất là hướng nghiên cứu, xác định và lựa chọn đề tài khoa học chưa sát với thực tiễn hoạt động quân sự, sản phẩm nghiên cứu chưa phải là cái đơn vị cần, quân đội quan tâm, một số cơng trình nghiên cứu chưa hướng vào giải quyết những vấn đề “nổi cộm” mà thực tiễn đặt ra; nội dung một số đề tài khoa học khi xác định và lựa chọn còn dập khn, máy móc, đi theo “đường mịn, lối cũ”, nặng về lý luận, tư biện, xa rời chương trình, nội dung môn học;

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

phương pháp nghiên cứu còn chậm được đổi mới; một số giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cịn thiếu tính tích cực, chưa chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, phương pháp tư duy biện chứng duy vật dù đã đổi mới nhưng chưa sắc bén; vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, làm cho “Hoạt động khoa học và cơng nghệ cịn có mặt chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn” [107, tr.12]. Vì vậy, đã ảnh hưởng nhất định đến nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày càng phát triển; quân đội được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với công tác giáo dục, đào tạo. Trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học là đòi hỏi khách quan cả trước mắt và lâu dài của các nhà trường quân đội. Vì vậy, nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trực tiếp góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, cùng cán bộ, chiến sĩ toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 1652-NQ/TW của Quân ủy Trung ương ngày 20 tháng 12 năm 2022 về lãnh đạo công tác khoa học quân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo, xác định: “Khoa học quân sự... là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” [108, tr.2].

<i>Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Tính thực tiễntrong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án. Đây là vấn đề</i>

nghiên cứu có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>Mục đích nghiên cứu</b></i>

Làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

viện, trường sĩ quan quân đội; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

<i><b>Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.

- Phân tích, luận giải quan niệm và nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

- Đề xuất giải pháp cơ bản, khả thi nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

<i><b>Phạm vi nghiên cứu</b></i>

- Về nội dung: Những nội dung liên quan đến lý luận và thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Trong đó, tập trung vào khâu lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nội dung, phương pháp nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ công tác giảng dạy, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới của một đối tượng cụ thể là giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội: Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Biên phịng, Trường Sĩ quan Chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Pháo binh.

- Về thời gian: Thời gian sử dụng số liệu, tài liệu chủ yếu từ năm 2016 đến nay (Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam).

<b>4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>Cơ sở lý luận</b></i>

Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và thực tiễn, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, khoa học, nghiên cứu khoa học; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

<i><b>Cơ sở thực tiễn </b></i>

Các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các đề tài khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã được nghiệm thu, đưa vào ứng dụng; các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội; kết quả điều tra xã hội học về thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

<i><b>Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lơgíc, so sánh, thống kê, khái quát hóa, trừu tượng hóa, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

<b>5. Những đóng góp mới của luận án</b>

Luận án góp phần làm rõ quan niệm và nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Luận án đánh giá đúng thực trạng và xác định một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Luận án cung cấp các giải pháp cơ bản phù hợp, khả thi nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

<b>6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án</b>

Luận án cung cấp hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính bản chất và quy luật của tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp các học viện, trường sĩ quan quân đội tham khảo, vận dụng vào nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng nhà trường thơng minh, chính quy, tiên tiến, mẫu mực, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội và những người quan tâm về vấn đề này.

<b>7. Kết cấu của luận án</b>

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã cơng bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

<b>Chương 1</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN</b>

<b>1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án</b>

<i><b>1.1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận vềtính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hộivà nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội</b></i>

<i>Lê Thanh Sinh (2002), Triết học thực tiễn [116]. Cơng trình cho rằng,</i>

muốn thực hiện được chức năng cải tạo thực tiễn của triết học, trước hết bản thân nội dung triết học phải được bổ sung phù hợp với tính khách quan của thực tiễn trong từng giai đoạn lịch sử. Hai là, người nghiên cứu, giảng dạy triết học phải đủ tri thức để tiếp cận với triết học đó. Ba là, người nghiên cứu, giảng dạy triết học phải giúp các nhà khoa học cụ thể vận dụng những nguyên lý, quy luật triết học phù hợp với đối tượng đang nghiên cứu [116, tr.17]. Theo đó, thực tiễn có vai trị quan trọng đối với giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Mọi hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cần phải coi trọng thực tiễn, tính thực tiễn.

<i>Vũ Quang Lộc (Chủ biên, 2002), Mối quan hệ giữa nâng cao chấtlượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở các nhàtrường qn đội [83]. Cơng trình khẳng định, nghiên cứu khoa học xã hội và</i>

nhân văn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội và con người trong đời sống đất nước, quân đội, tạo ra hệ thống tri thức khoa học xã hội và nhân văn có giá trị, ứng dụng các tri thức đó vào trong thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, xây dựng và chiến đấu của quân đội [83, tr.14]. Các hoạt động nghiên cứu, các đề tài khoa học phải mang tính cấp thiết, xuất phát từ thực tiễn và phải có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Bởi vì, thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học.

<i>Đỗ Công Tuấn (2004), Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học</i>

[132]. Cơng trình đã trình bày quan niệm của tác giả về khoa học, các loại hình nghiên cứu khoa học và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Theo tác giả: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí tuệ phức tạp, có tính sáng tạo cao, do các nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

khoa học tiến hành nhằm mục đích sáng tạo ra các tri thức khoa học, đáp ứng các yêu cầu lợi ích ngày càng cao của con người” [132, tr.17]. Từ đó, nghiên cứu khoa học có ba mục đích, thứ nhất, để đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thế; thứ hai, nhằm phát hiện ra những kiến thức mới; thứ ba, sáng tạo ra những tri thức mới để đạt mục đích nhất định.

<i>Trần Tiên Đạt (2006), Nguyên lý triết học chủ nghĩa Mác [43].</i>

Cơng trình khẳng định, thực tiễn là hoạt động do chính con người tiến hành và phục vụ con người, nó làm cho quan hệ giữa con người và vật chất trở nên có mục đích, từ vật chất chi phối con người trở thành con người chi phối vật chất, từ đó xác lập nên vị trí chủ thể của con người đối với tự nhiên. Nhìn từ tổng thể, thực tiễn có ba đặc trưng cơ bản: Tính hiện thực khách quan, tính năng động tự giác và tính lịch sử xã hội [43, tr.186]. Theo tác giả, ba đặc trưng cơ bản này tồn tại khách quan và chi phối mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là quan niệm được tiếp cận từ góc độ triết học, khẳng định những đặc trưng cơ bản của thực tiễn.

<i>Học viện Chính trị quân sự (2008), Định hướng và quy trình hoạt độngkhoa học ở Học viện Chính trị quân sự [57]. Cơng trình trình bày những vấn</i>

đề chủ yếu về lý luận, thực tiễn quy trình hoạt động khoa học xã hội và nhân văn quân sự và hướng dẫn cách thức, nội dung nghiên cứu, quy trình quản lý một số nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động khoa học ở Học viện Chính trị qn sự. Cơng trình chỉ rõ: Quy trình hoạt động khoa học là trình tự các khâu, các bước cần phải tiến hành để đạt mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trong cả hoạt động hoặc từng nhiệm vụ khoa học cụ thể, phù hợp với tình hình nhiệm vụ và đặc điểm, điều kiện trong mỗi giai đoạn [57, tr.17]. Nội dung của công trình là cơ sở để các nhà trường và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tham chiếu, vận dụng trong thực hiện quy trình hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Vũ Cao Đàm (2011), Đánh giá nghiên cứu khoa học [44]. Cơng trình</i>

cho rằng, đánh giá khoa học là nhu cầu thiết thân của việc nghiên cứu khoa học (đánh giá để bác bỏ hoặc kế thừa), phục vụ cho việc tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học. Để đánh giá nghiên cứu khoa học, có ý kiến lấy tiêu chí đánh giá giá trị khoa học của một cá nhân hoặc một quốc gia là “chỉ số trích dẫn” theo thống kê của ISI, có ý kiến xem việc “được áp dụng” là một tiêu chí về chất lượng nghiên cứu, có ý kiến xem việc đưa lại “hiệu quả kinh tế” tính bằng tiền để đánh giá nghiên cứu khoa học, có ý kiến địi hỏi đánh giá “tính mới” trong nghiên cứu, có ý kiến xem xét giá trị của khoa học trên cơ sở đề tài “được nghiệm thu”. Tuy nhiên, cách tiếp cận chung, để đánh giá kết quả nghiên cứu phải dựa trên hiệu quả và tính thực tiễn của nghiên cứu sau khi kết quả nghiên cứu được công bố và áp dụng vào sản xuất và đời sống xã hội.

<i>Nguyễn Văn Tuấn (2015), Đi vào nghiên cứu khoa học [134]. Cơng</i>

trình đã đề cập một cách toàn diện những nội dung liên quan đến nghiên cứu khoa học như: Thế nào là nghiên cứu khoa học; phân biệt khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng; cách đặt câu hỏi nghiên cứu; tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học. Có hai điều kiện để một hoạt động được xem là nghiên cứu khoa học là mục tiêu và phương pháp. Liên quan đến tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, cơng trình nhấn mạnh “khoa học, nhà khoa học, nghiên cứu, trí thức khơng phải là những phù hiệu mà ai muốn mang vào ngực thì mang, mà là những việc làm thực tiễn, những ý nghĩ và sáng kiến mới” [134, tr.22].

<i>Hà Đức Long (Chủ nhiệm, 2017), Nâng cao năng lực nghiên cứu cơbản của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trịhiện nay [82]. Cơng trình đưa ra quan niệm: Nghiên cứu cơ bản khoa học xã</i>

hội và nhân văn là nghiên cứu về xã hội loài người theo các khía cạnh chung nhất của từng mơn khoa học, ở tầm bản chất, quy luật hình thành, vận động, phát triển của xã hội loài người với tư cách là sản phẩm phát triển cao nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

của giới tự nhiên (theo quan điểm mácxít), trong đó có con người [82, tr.16]. Theo đó, nghiên cứu cơ bản là nhiệm vụ quan trọng của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khẳng định, điều quan trọng nhất trong nghiên cứu cơ bản của giảng viên là các cơng trình, đề tài phải được ứng dụng vào thực tiễn để phục vụ trực tiếp nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Đây là cách tiếp cận đúng đắn về nghiên cứu cơ bản và đặt ra vấn đề phải nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu cơ bản của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội.

Nguyễn Văn Thế (2017), “Khắc phục nhận thức sai lệch trong nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [123]. Cơng trình nhấn mạnh: “Thốt lý hiện thực, xa rời thực tế thì nghiên cứu lý luận sẽ kém chất lượng, những kết luận được rút ra sẽ trở nên trống rỗng, vô giá trị” [123, tr.13]. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều vấn đề thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải được làm sáng tỏ; nhiều vấn đề lý luận cần được bổ sung, phát triển và hồn thiện. Điều đó địi hỏi phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp khoa học. Lý luận phải gắn với thực tiễn, bám sát thực tiễn, tổng kết, đúc rút từ thực tiễn, trả lời những câu hỏi của thực tiễn; thực tiễn phải được khoa học dẫn đường, phải tuân theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận phải làm cơ sở khoa học cho đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách, pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, phải khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, không bám chắc vào thực tiễn cách mạng của đất nước trong hoạt động lý luận.

Trần Hậu Tân (2017), “Vai trò ngày càng tăng của triết học Mác -Lênin đối với lý luận và thực tiễn qn sự hiện đại” [117]. Cơng trình nhận định: Lý luận quân sự là sự khái quát những kinh nghiệm quân sự và tri thức về thực tiễn quân sự hình thành hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật phản ảnh thực tiễn quân sự và lĩnh vực quân sự [117, tr. 27]. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo cả hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn nói chung, hoạt động lý luận và thực tiễn quân sự nói riêng và có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Đoàn Minh Huấn (2019), “Tổng kết thực tiễn phục vụ nghiên cứu lý luận của Đảng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra” [65]. Công trình khẳng định, nghiên cứu lý luận theo nghĩa rộng bao gồm nghiên cứu lý luận cơ bản, nghiên cứu lý luận chính trị, nghiên cứu lý luận chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Trong đó, nghiên cứu khoa học có phạm vi rất rộng, thuộc nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. “Mỗi bước tiến của khoa học có ý nghĩa trực tiếp cho phát triển lý luận chuyên ngành, có giá trị chỉ đạo trên từng chuyên ngành cụ thể (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại, mơi trường…), gián tiếp cung cấp tri thức cho bổ sung, phát triển lý luận chính trị” [65, tr.32]. Do đó, cần phải coi trọng công tác nghiên cứu khoa học trong mọi hoạt động nói chung và tổng kết thực tiễn, phục vụ nghiên cứu lý luận của Đảng nói riêng.

<i><b>1.1.2. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạngtính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hộivà nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay</b></i>

<i>Phạm Anh Tuấn (2010), Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học xã hộinhân văn quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay [133]. Cơng trình cho rằng:</i>

“Một cơng trình, đề tài nghiên cứu có chất lượng, có giá trị khoa học, nhưng chỉ có thể đưa vào ứng dụng thực tiễn và ứng dụng có kết quả khi phù hợp nhu cầu và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, của cộng đồng và của đơn vị” [133, tr.16]. Chỉ rõ thực trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay, tác giả cho rằng hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động xây dựng Học viện về con người và tổ chức đã và đang làm xuất hiện những nhu cầu thực tiễn hết sức đa dạng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phong phú. Đặc biệt, về giáo dục, đào tạo, cùng với hệ thống nhà trường toàn quân, yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học đã và đang đòi hỏi hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội và nhân văn quân sự nói riêng phải đáp ứng. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động hàng ngày của Học viện, của các đơn vị trên tất cả các mặt công tác luôn xuất hiện những vấn đề, những nội dung cần giải quyết, tháo gỡ và đó chính là những nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cần tổ chức nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó.

<i>Nguyễn Đức Độ (Chủ nhiệm, 2014), Nghiên cứu nâng cao hiệu quảhoạt động khoa học của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ởcác học viện, trường qn đội hiện nay [45]. Cơng trình khẳng định, hoạt động</i>

khoa học của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường quân đội không phải từ ý muốn chủ quan mà từ yêu cầu khách quan, kết quả của hoạt động khoa học của họ phải được ứng dụng vào thực tiễn, nhất là thực tiễn giáo dục đào tạo ở các học viện, trường quân đội [45, tr.15]. Tuy nhiên, giá trị ứng dụng của kết quả các hoạt động khoa học của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường đại học quân đội còn nhiều hạn chế; “nhiều đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được triển khai song tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn khơng cao, điều đó cũng ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của đề tài” [45, tr.32]. Đây là thực trạng hạn chế cần tháo gỡ để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các nhà trường trong tình hình mới.

<i>Bùi Quang Huy (2015), Dân chủ trong nghiên cứu khoa học của tríthức khoa học xã hội và nhân văn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [69].</i>

Tiếp cận dưới góc độ triết học, cơng trình tập trung luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận về dân chủ trong nghiên cứu khoa học của trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội. Theo tác giả, có bốn hạn chế ảnh hưởng đến dân chủ trong nghiên cứu khoa học của trí thức khoa học xã hội và nhân văn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Một là, nhận thức và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chỉ huy các cấp về phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học của trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân đội có nội dung chưa thoả đáng. Hai là, dân chủ trong thực hiện quy trình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân đội còn những bất cập. Ba là, việc thực hiện dân chủ trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự còn bộc lộ hạn chế, yếu kém. Bốn là, việc thực hiện dân chủ trong xây dựng trí thức và phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân đội còn bộc lộ một số bất cập. Đây là những hạn chế cần giải quyết để phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học của trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân đội hiện nay.

<i>Đặng Sỹ Lộc (2017), Xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hộivà nhân văn trong các nhà trường quân đội hiện nay [84]. Công trình khẳng</i>

định, nhìn tổng quát, số giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường quân đội tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, hội thảo khoa học các cấp ngày càng nhiều. Song, năng lực nắm bắt thực tiễn, phát hiện vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để bắt tay vào nghiên cứu, giải đáp, đưa ra giải pháp phù hợp của khơng ít giảng viên trẻ cịn hạn chế; chưa mạnh dạn, chủ động, linh hoạt, chưa chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, chưa gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với giáo dục, đào tạo. “Một số đề tài, cơng trình, tài liệu có đội ngũ giảng viên trẻ tham gia nghiệm thu chất lượng thấp, chưa đúng hình thức, quy cách hoặc chậm tiến độ, tính ứng dụng vào thực tế chưa cao” [84, tr.76 - 77]. Những hạn chế trên đặt ra yêu cầu phải nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường quân đội.

<i>Tổng cục Chính trị (2019), Nâng cao chất lượng biên soạn giáotrình, tài liệu dạy học khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường quânđội hiện nay [128]. Cơng trình khẳng định: Bên cạnh những ưu điểm là cơ</i>

bản, nghiên cứu chỉ ra một số hạn chế: “tính khái quát và hàm lượng khoa học ở một số giáo trình, tài liệu chưa cao. Sự liên hệ, vận dụng lý luận vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn hoạt động quân sự, thực tiễn nhà trường quân đội, thực tiễn cương vị người học phải đảm nhiệm sau khi ra trường còn chưa sâu”;… “luận giải nội dung còn nặng về kinh viện, thiếu tính thực tiễn” [128, tr.58]. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên cần phải nâng cao chất lượng biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường quân đội cần phải coi trọng tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học.

Lương Cường (2020), “Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý luận quân sự, quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [23]. Cơng trình nhấn mạnh: Tính sáng tạo và sức sống của công tác lý luận của Đảng, của quân đội thể hiện rất rõ ở việc bám sát thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kịp thời nghiên cứu, giải đáp những vấn đề vướng mắc, nảy sinh từ thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc; qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng về cơng tác qn sự, quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc [23, tr.902 - 903]. Đây là những đánh giá khách quan về ưu điểm của công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đồng thời là định hướng quan trọng để đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn các học viện, trường sĩ quan quân đội phấn đấu thực hiện trong công tác nghiên cứu khoa học.

Phạm Văn Sơn (2021), “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” [115]. Công trình khẳng định, bên cạnh những ưu điểm đạt được, còn một số hạn chế trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự: “Còn ít những cơng trình, đề tài nghiên cứu cơ bản đạt đến độ sâu sắc về mặt lý luận và phong phú, cập nhật về mặt thực tiễn”;… “một số cơng trình khoa học xã hội và nhân văn qn sự phục vụ giảng dạy và truyền thụ tri thức khoa học cịn mang tính kinh viện, chưa phản ánh kịp thời thực tiễn vận động, phát triển tình hình” [115, tr.468]. Việc nghiên cứu chuyên sâu các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự và sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

xã hội và nhân văn với nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đấu tranh tư tưởng, lý luận có mặt cịn hạn chế. Đây là những hạn chế cần phải khắc phục đối với nghiên cứu khoa học ở các nhà trường quân đội hiện nay.

Nguyễn Kiêm Viện (2021), “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ trong các nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay” [152], khẳng định thực trạng, những nghiên cứu của giảng viên trẻ đã góp phần cung cấp những vấn đề lý luận, thực tiễn mới vận dụng vào nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường quân đội. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ trong các nhà trường qn đội cịn có những hạn chế nhất định: Chất lượng một số cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, tài liệu chưa cao; tiến độ cịn chậm so với kế hoạch đề ra; số lượng các đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài có chất lượng tốt chiếm tỷ trọng thấp; hiệu quả xã hội hoá và ứng dụng các sản phẩm vào thực tiễn cịn nảy sinh bất cập. Nhiều vấn đề chính trị, xã hội, quân sự, quốc phòng mới nảy sinh chưa được giảng viên trẻ phát hiện, lựa chọn nghiên cứu [152, tr.487 - 488]. Từ những hạn chế trên, tác giả đã đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ trong các nhà trường quân đội.

Lương Thanh Hân (2022), “Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào giảng dạy ở Học viện Chính trị” [52]. Cơng trình nhận định, do cả ngun nhân khách quan và chủ quan, mà việc nghiên cứu, ứng dụng, sử dụng một số sản phẩm khoa học vào giảng dạy chưa hiệu quả; tính ứng dụng, tính thực tiễn của một số sản phẩm khoa học chưa đạt được như mong muốn; có cơng trình, đề tài chưa đủ điều kiện để xã hội hóa; một số giảng viên chưa chủ động tìm kiếm, nghiên cứu, khai thác ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào giảng dạy; do đó, bài giảng chun đề thiếu tính chuyên sâu về lý luận và cập nhật thực tiễn, chưa thật sự phong phú về nội dung, tính thuyết phục đối với người học còn mức độ” [52, tr.67 - 68]. Đây là những hạn chế liên quan đến thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học cần phải khắc phục để nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào giảng dạy.

<i>Nguyễn Bá Hùng (Chủ biên, 2022), Đổi mới chương trình, nội dung đàotạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>đội theo tiếp cận chuẩn đầu ra [68]. Cơng trình đã chỉ rõ thực trạng đổi mới</i>

chương trình, nội dung đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường. Trong nội dung đào tạo, sau mỗi năm học và khóa học, các học viện, trường sĩ quan quân đội đều thực hiện việc rà soát nội dung đào tạo, kiên quyết khắc phục sự giao thoa, trùng lặp nội dung giữa các môn học, học phần, chỉnh sửa bổ sung những kiến thức mới, những phát triển mới của khoa học chuyên ngành, loại bỏ những nội dung cũ, lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn đào tạo của chuyên ngành, làm cho nội dung luôn được cập nhật theo kịp với thực tiễn [68, tr.48 - 49]. Đây là những ưu điểm cơ bản để giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tiếp tục phát huy nhằm nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học và trong biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học.

Ngô Văn Giao (2023), “Chủ trương, giải pháp đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học qn sự” [112]. Cơng trình đã chỉ rõ thực trạng thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học quân sự đã được tổ chức triển khai tương đối đồng bộ, thống nhất, tồn diện và có bước phát triển mới phục vụ thiết thực, hiệu quả cho các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng Quân đội. Bên cạnh những ưu điểm, hoạt động nghiên cứu khoa học quân sự trong những năm qua vẫn cịn có mặt hạn chế, bất cập như: Nhiệm vụ nghiên cứu chưa có quy hoạch đồng bộ, thống nhất và chưa thực sự xuất phát từ thực tiễn. Từ thực trạng trên, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học quân sự; đặc biệt cần làm tốt công tác xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm để có định hướng, điều chỉnh phù hợp, kịp thời, sát với nhu cầu thực tế.

<i><b>1.1.3. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giải phápnâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay</b></i>

<i>Lê Minh Vụ (2008), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trongqn đội trước tình hình mới [154]. Cơng trình đã chỉ rõ một số hạn chế về tính</i>

thực tiễn trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: “Ở tầm vĩ mơ, nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cơng trình, nhiều đề tài nghiên cứu được đầu tư khơng ít cơng sức, tiền của, nhưng sau nghiệm thu lại rơi vào tình trạng nằm trong các ngăn tủ” [154, tr.242]. Để khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, tác giả đã chỉ ra giải pháp cơ bản cần phải rút ngắn khoảng cách từ kết quả nghiên cứu đến cấp có thẩm quyền; đồng thời các tạp chí khoa học, các phương tiện công nghệ thông tin cần dành sự quan tâm đăng tải kết quả các cơng trình nghiên cứu, góp phần đưa kết quả nghiên cứu đến thẳng cơ sở, đến từng cán bộ, chiến sĩ.

Lê Văn Quang, Lê Minh Vụ, Nguyễn Tiến Quốc (Đồng Chủ biên, 2008),

<i>Thực hiện quốc sách giáo dục - đào tạo và khoa học - cơng nghệ trong đào tạocủa Học viện Chính trị qn sự [103]. Cơng trình khẳng định: Nhiều kết luận</i>

của khoa học xã hội và nhân văn đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo nghị quyết, hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gắn bó hơn với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào thành cơng của cơng cuộc đổi mới. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu nghiên cứu khoa học vào quá trình giáo dục, đào tạo, các tác giả đã chỉ rõ giải pháp cụ thể: “Cần xác định đúng vai trò của khoa học xã hội và nhân văn, tránh nhấn mạnh quá mức vai trị của khoa học tự nhiên và cơng nghệ” [103, tr.189]. Đồng thời, phải phát huy vai trò đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, vai trò của các cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, thông tin khoa học và đội ngũ giảng viên trong nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện.

<i>Phạm Văn Nhuận (Chủ nhiệm, 2010), Nâng cao hiệu quả nghiên cứukhoa học xã hội và nhân văn quân sự trong quân đội hiện nay [96]. Cơng trình</i>

chỉ ra rằng, hiện nay, tuy quy mô nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã được mở rộng nhưng chất lượng, nhất là hiệu quả nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều vấn đề thực tiễn mới nảy sinh trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc chưa được làm sáng tỏ về phương diện lý luận, hoặc thiếu những dự báo khoa học, chưa chú trọng tổng kết thực tiễn. Định hướng cho nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong quân đội hiện nay, nghiên cứu đã chỉ ra giải pháp cơ bản: “Bám sát thực tiễn, bảo đảm tính hướng đích, tập trung đáp ứng những nhu cầu thực tiễn đặt ra trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự” [96, tr.102].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Lê Thị Thu Huyền (2015), “Luận điểm của C. Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” [71]. Tiếp cận dưới góc độ triết học, cơng trình nhấn mạnh, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, luận điểm của C. Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã và đang được chứng minh, khẳng định ý nghĩa và giá trị thời đại của nó. Tiếp cận xu thế phát triển tất yếu của thời đại, Việt Nam cần phải tranh thủ mọi thời cơ, vận hội, khắc phục mọi khó khăn đang đặt ra để đẩy mạnh hơn nữa q trình đổi mới tồn diện. Trong giai đoạn hiện nay, để vận dụng luận điểm của C.Mác vào thực tiễn, cần đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học để “thực sự là “quốc sách hàng đầu”, thực sự là “đầu tàu” cho sự phát triển kinh tế - xã hội” [71, tr.82]. Đây là những định hướng mang tính giải pháp để phát huy vai trò của nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Bá Dương (2019), “Khoa học xã hội nhân văn quân sự với sự nghiệp xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị” [26]. Cơng trình chỉ rõ, khoa học xã hội và nhân văn quân sự ra đời từ thực tiễn, có vai trò rất quan trọng trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Đồng thời khẳng định: “Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là do mọi quyết sách lớn của Đảng đều kế thừa các nghiên cứu đi trước, kết luận rút ra từ tổng kết thực tiễn, đúc kết, khái quát kinh nghiệm, thử nghiệm từ thực tiễn, sự tìm tịi, nghiên cứu khoa học của các chuyên ngành, các nhà khoa học xã hội và nhân văn” [26, tr.37]. Vì vậy, để hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội cần phải chú trọng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự, trong đó cần tập trung vào làm sáng tỏ đối tượng, nội dung, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật của các khoa học xã hội và nhân văn quân sự cho phù hợp với sự phát triển mới của quân đội; cung cấp luận cứ khoa học về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong tình hình mới.

<i>Tổng cục Chính trị (2020), Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xãhội và nhân văn ở các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy trong Quân đội nhân dânViệt Nam [129]. Cơng trình đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân; xác định một</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

số vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn ở các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy trong quân đội, trong đó tập trung vào nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp và các lực lượng đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng, cá nhân trong nâng cao chất lượng nghiên cứu xã hội nhân văn; xây dựng quy chế, kế hoạch, hướng dẫn nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn gắn liền với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, thống nhất với quy chế giáo dục, đào tạo ở các trường; kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cán bộ, giảng viên (giáo viên), nhà khoa học, học viên trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi; bảo đảm tốt cơ sở vật chất, chế độ, chính sách; tăng cường khuyến khích, khen thưởng vật chất và tinh thần; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn [129, tr.125]. Đây là các giải pháp tồn diện, có tính khả thi cao góp phần nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn các học viện, trường sĩ quan qn đội hiện nay.

Hồng Chí Bảo (2019), “Khốc áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học - mối nguy hại cần bóc trần và loại bỏ” [6]. Cơng trình chỉ rõ, khốc áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học không chỉ là vấn đề nhận thức mà còn phức tạp và nguy hại hơn, bởi đây là một khuynh hướng tư tưởng, thể hiện thái độ, quan điểm nhân danh khách quan khoa học để truyền bá những tư tưởng xa lạ với khoa học vào trong nhận thức của quần chúng, xuyên tạc sự thật và chân lý, lung lạc niềm tin của quần chúng, làm suy yếu nền tảng tư tưởng của Đảng và ý thức hệ xã hội nói chung, khơng phải vơ tình mà có dụng ý về chính trị, dẫn tới nguy cơ mất phương hướng chính trị trong hoạt động lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. “Yêu cầu nghiêm túc đặt ra với người nghiên cứu là phải tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ chân lý khách quan và tỏ rõ lập trường, quan điểm nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

quán trong nghiên cứu, trung thực về đạo đức, trung thành với lý tưởng” [6, tr.41]. Đây là giải pháp cơ bản góp phần khẳng định tính khách quan và tính đảng trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nguyễn Văn Bạo (2021), “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các nhà trường quân đội theo tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” [4]. Cơng trình khẳng định tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong công tác giáo dục và đào tạo ở các nhà trường quân đội. Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các nhà trường quân đội cần phải thực hiện năm giải pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu khoa học, với thực tiễn ở các nhà trường. Tạo chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, học viên về mối quan hệ giữa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với giáo dục và đào tạo, với thực tiễn. “Cán bộ, giảng viên, học viên phải bám sát quá trình đào tạo, thực tiễn đơn vị, quân đội, đất nước để phát hiện vấn đề, xây dựng đề tài, chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học” [4, tr.93]. Đây là những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Nguyễn Văn Thái (2021), “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các nhà trường quân đội” [119]. Theo tác giả, việc nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên các nhà trường quân đội là rất cần thiết. “Các đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, nảy sinh từ thực tiễn giảng dạy, công tác, đời sống hằng ngày” [119, tr.83]. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các nhà trường quân đội, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp: Xây dựng quy chế nghiên cứu khoa học phù hợp; bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để tiến hành nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường sư phạm quân sự dân chủ, tạo động lực cho giảng viên trong nghiên cứu khoa học;

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

mỗi giảng viên nhận thức rõ trách nhiệm, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn; tăng cường hỗ trợ kinh phí đối với những đề tài của giảng viên có giá trị và ứng dụng thực tiễn sâu sắc.

<i>Nguyễn Minh Đức (2021), Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụnghiên cứu khoa học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiệnnay [47]. Tiếp cận ở góc độ khoa học chính trị, cơng trình tập trung luận giải</i>

những vấn đề lý luận, thực tiễn về nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án xác định các yêu cầu và đề xuất 05 giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, trong đó có đề cập đến việc tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội; nâng cao năng lực lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của đảng ủy nhà trường, các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc các đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội; xác định đúng nội dung, đổi mới phương thức lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các đảng ủy; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học ở các học viện, trường sĩ quan vững mạnh. Đây là những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn các nhà trường quân đội.

<i>Nguyễn Đình Bắc (Chủ nhiệm, 2022), Nâng cao tính thực tiễn tronggiảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩquan quân đội hiện nay [7]. Cơng trình đã chỉ ra, để nâng cao tính thực tiễn</i>

trong giảng dạy, nghiên cứu cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ bốn biện pháp: Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng sư phạm đối với việc nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các mơn khoa học xã hội và nhân văn; tích cực đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt các phương pháp nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các mơn khoa học xã hội và nhân văn; tạo lập mơi trường, hồn thiện các chính sách, điều kiện bảo đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thuận lợi cho nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn; phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đối với việc nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy. Những giải pháp này có giá trị trong nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy, đồng thời một số nội dung có thể vận dụng trong nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.

Chiêu Dương (2023), “Khoa học và công nghệ phải lấy thực tiễn làm thước đo của thành công” [27]. Cơng trình đã tổng thuật ý kiến của các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý trong Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt giới trí thức; 10 năm Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam. Bài viết đã nêu bật ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phát triển khoa học và công nghệ khi khẳng định “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải gắn liền với thực tiễn, tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo của sự thành công” [27, tr.6]. Đây là những nhận định khách quan, phản ánh vai trò quan trọng của thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, đồng thời là định hướng giải pháp góp phần nâng cao tính thực tiễn trong công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay.

<b>1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổngquan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quanđối với đề tài luận án</b></i>

Tổng quan các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay cho thấy đã có nhiều cơng trình của nhiều tác giả đề cập đến nghiên cứu khoa học, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường trong và ngồi qn đội có liên quan đến đề tài luận án. Mặc dù tiếp cận nghiên cứu, luận giải dưới nhiều góc độ các chuyên ngành khác nhau, song hầu hết các cơng trình nghiên cứu bước đầu đã làm sáng tỏ nội dung, vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Những luận cứ, luận chứng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

kết quả và những gợi mở khoa học của các cơng trình nghiên cứu là những đóng góp có giá trị về mặt khoa học, giúp tác giả luận án có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Qua nghiên cứu các cơng trình khoa học đã được cơng bố, tác giả luận án nhận thấy:

<i>Một là, nhiều công trình khoa học có nội dung liên quan đến lý luận về</i>

tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Một số cơng trình đã đi sâu nghiên cứu, luận giải về quan niệm, cấu trúc, đặc điểm và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học.

Một số cơng trình đã phân tích, luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo ở các nhà trường với cách tiếp cận khách quan, khoa học, đánh giá trung thực. Nhiều cơng trình nghiên cứu mang tính chất chun sâu, có ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, nhiều thơng tin bổ ích, nhiều số liệu minh chứng đáng tin cậy. Với cách tiếp cận ở đối tượng, phạm vi cũng như khách thể nghiên cứu khác nhau, một số nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

Dù tiếp cận dưới góc độ của các ngành khoa học khác nhau, các cơng trình khoa học đã bước đầu luận giải và làm sáng tỏ quan niệm về tính thực tiễn, đặc điểm, biểu hiện, sự cần thiết của tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học và tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong nghiên cứu của mình.

<i>Hai là, đã có một số cơng trình khoa học đi sâu nghiên cứu, luận giải</i>

những vấn đề liên quan đến thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Dù là kết quả nghiên cứu của các cơng trình, đề tài,

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tạp chí khoa học hay các tham luận được cơng bố trong hội thảo khoa học song những đánh giá, nhận định có liên quan đến thành tựu và hạn chế tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; đã đánh giá được nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, quản lý các nhà trường; chất lượng, số lượng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong nghiên cứu của mình.

<i>Ba là, một số cơng trình đã đề cập đến những vấn đề có liên quan tới</i>

các giải pháp nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Các giải pháp rất đa dạng, từ việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các nhà trường; đổi mới quy trình, các khâu, các bước của hoạt động nghiên cứu khoa học, nội dung và phương pháp nghiên cứu theo hướng nâng cao tính thực tiễn; đầu tư cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học; xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi, có các chính sách khuyến khích giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tăng cường nghiên cứu khoa học để phục vụ nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; nâng cao trình độ, năng lực thực tiễn cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.

Mặc dù tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng những cơng trình nghiên cứu có liên quan có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với đề tài luận án. Đây là nguồn tư liệu phong phú để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào đề cập một cách có hệ thống và chuyên sâu ở góc độ ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Do vậy, tiếp cận triết học về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay là vấn đề đặt ra cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan khẳng định luận án là một hướng đi riêng, một cơng trình khoa học độc lập, khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.

<i><b>1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan và giá trị của các cơng trình nghiên cứu đối với đề tài “Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu như sau:

<i>Một là, tập trung phân tích, làm rõ quan niệm và nhân tố quy định tínhthực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.</i>

Thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thời gian qua cho thấy, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã tham gia nghiên cứu thành công nhiều cơng trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; là chủ biên nhiều giáo trình, tài liệu dạy học khoa học xã hội và nhân văn; là tác giả của nhiều bài báo khoa học có giá trị. Với kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan qn đội ngày càng khẳng định vị trí, vai trị quan trọng trong nghiên cứu khoa học không chỉ ở phạm vi nhà trường mà còn đối với quân đội và quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều nhận thức, quan niệm chưa thống nhất về tính thực tiễn và tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Để thống nhất nhận thức và có cơ sở đề xuất các giải pháp đồng bộ, tồn diện nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, luận án sẽ tập trung nghiên cứu để đưa ra quan niệm tính thực tiễn, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

quân đội và cấu trúc của tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó, luận giải những nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội làm cơ sở lý luận cho các nội dung tiếp theo của luận án.

<i>Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng tính thực tiễn trongnghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay và xác địnhnhững vấn đề đặt ra từ thực trạng.</i>

Đánh giá thực trạng là một trong những nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng của luận án, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trên thực tế. Đồng thời, là một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Trong các cơng trình nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, các nhà khoa học cũng đã khảo sát về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, thực trạng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, thực trạng cơ sở vật chất và cơ chế, chính sách đối với giảng viên trong nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đánh giá về thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội còn chưa đầy đủ và toàn diện. Trên cơ sở quan niệm và các nhân tố cơ bản quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, tác giả khảo sát, đánh giá một cách tồn diện thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Xác định nguyên nhân thực trạng từ những nhân tố quy định và những vấn đề đặt ra từ thực trạng để định hướng cho giải pháp nâng cao tính thực tiễn trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.

<i>Ba là, đề xuất những giải pháp nâng cao tính thực tiễntrong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.</i>

Trên cơ sở lý luận và thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, luận án tập trung đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thời gian tới. Luận án tập trung đề xuất hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với khung lý luận, thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Trong đó, tập trung vào giải pháp tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và phát huy nhân tố chủ quan của giảng viên trong nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học. Những giải pháp này góp phần nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Kết luận chương 1</b>

Tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội luôn được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Các cơng trình khoa học tiêu biểu được nghiên cứu sinh tổng quan dù tiếp cận ở góc độ của nhiều ngành khoa học khác nhau, song có nhiều nội dung liên quan đến đề tài luận án như: Quan niệm, đặc điểm, những nhân tố quy định, sự cần thiết phải nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; một số đánh giá, nhận định có liên quan đến thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học; một số giải pháp góp phần nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Đây là nguồn tư liệu có giá trị về mặt khoa học, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể hơn về kết quả nghiên cứu trước đó nhằm tham khảo, đối chiếu trong q trình thực hiện luận án. Từ đó, giúp nghiên cứu sinh khái quát giá trị khoa học và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu: Làm rõ quan niệm và nhân tố quy định tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; khảo sát, đánh giá thực trạng tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng; nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án khẳng định: Hiện nay, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu ở góc độ tiếp cận của ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Do đó, đề tài luận án mà nghiên cứu sinh nghiên cứu là một cơng trình khoa học độc lập, có giá trị khoa học mới, mang tính cấp thiết và khơng trùng lặp với các cơng trình đã được cơng bố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Chương 2</b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỰC TIỄN</b>

<b>TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌCXÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN</b>

<b>QUÂN ĐỘI</b>

<b>2.1. Quan niệm về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học và tínhthực tiễn trong nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội</b>

<i><b>2.1.1. Quan niệm về tính thực tiễn và tính thực tiễntrong nghiên cứu khoa học</b></i>

<i>* Quan niệm về tính thực tiễn</i>

Phạm trù thực tiễn có vai trị rất quan trọng trong hình thành, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng, từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, lý luận nhận thức, bản chất của con người, đến việc tạo ra cơ sở chắc chắn cho việc hình thành chủ nghĩa duy vật lịch sử. Thực tiễn là một trong những phạm trù trung tâm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên suốt trong mọi vấn đề, tập trung ở việc luận giải quá trình nhận thức và hoạt động sống của

<i>con người. Trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C. Mác viết: “Khuyết điểm chủ</i>

yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức

<i>dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ khơng được nhận thứclà hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn; không được nhận thức về</i>

mặt chủ quan”[85, tr.9]. Đây là sự khác nhau về nguyên tắc giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin với chủ nghĩa duy vật siêu hình. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người

<i>nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn có ba đặc trưng cơ bản:</i>

<i>Thực tiễn có tính hiện thực trực tiếp. Các yếu tố và tiền đề cấu thành của</i>

thực tiễn gồm: Chủ thể của thực tiễn (con người), đối tượng của thực tiễn (thế

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

giới bên ngồi) và phương tiện của thực tiễn (cơng cụ…). Chúng đều là hiện

<i>thực trực tiếp mà con người có thể cảm biết được. Trong Bút ký triết học, V.I.</i>

Lênin cũng cho rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm khơng những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [79, tr.230]; nghĩa là, con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng hoạt động thực tiễn trực tiếp. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người được hình thành và phát triển.

<i>Thực tiễn có tính mục đích, sáng tạo. Tính mục đích là một trong những</i>

đặc trưng cơ bản của thực tiễn; mục đích vừa là điểm xuất phát của thực tiễn, vừa là nhân tố bên trong, vừa là kết quả của thực tiễn, nó xuyên suốt và thẩm thấu đến tồn bộ q trình thực tiễn. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có mục đích với tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của động vật. Tính mục đích, tính sáng tạo của hoạt động thực tiễn biểu hiện rõ nhất ở tính năng động, sáng tạo; tính năng động, sáng tạo, tự giác không chỉ là đặc điểm của thực tiễn, mà cịn là thước đo trình độ phát triển thực tiễn. Tính mục đích, sáng tạo của thực tiễn có ý nghĩa quan trọng, nó bổ sung một nội dung mới về mặt thế giới quan cho giai cấp vô sản. Vì vậy, đã có lúc C. Mác gọi người cộng

<i>sản là nhà duy vật thực tiễn: “thật ra là đối với nhà duy vật thực tiễn, tức là đốivới người cộng sản thì tất cả vấn đề là ở chỗ cách mạng hóa thế giới hiện có, tấn</i>

cơng và thay đổi một cách thực tiễn trạng thái sự vật hiện có” [86, tr. 61].

<i>Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội. Thực tiễn vừa bắt</i>

đầu đã là thực tiễn của xã hội, là thực tiễn của lịch sử đang phát triển. Con người luôn ở trong mối quan hệ xã hội nhất định để tiến hành các hoạt động thực tiễn. Cho dù thực tiễn có biểu hiện là hoạt động cá thể của con người, nhưng con người luôn dựa vào lực lượng xã hội làm nảy sinh quan hệ với tự nhiên, là hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo con người trong xã hội. Vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc tình hình cụ thể mà có biểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

hiện khác nhau. Hoạt động thực tiễn không ngừng phát triển qua các thời kỳ, do đó thực tiễn ln là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội.

<i>Theo Từ điển Triết học, thuộc tính là “Đặc tính vốn có của một sự vật,</i>

khơng có đặc tính đó thì sự vật không tồn tại được, và cũng không thể quan

<i>niệm” được [137, tr.921]. Theo Từ điển Tiếng Việt, “tính (dùng trước một từ</i>

khác làm thành một tổ hợp) dùng để chỉ đặc điểm làm nên cái cơ bản của sự vật, khiến cho sự vật này khác với sự vật khác về bản chất, tính chất” [148,

<i>tr.998]. Như vậy, tính là khái niệm dùng để chỉ những đặc tính cơ bản củamột sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Trong Luận cương vềPhoi-ơ-bắc, C. Mác cho rằng: “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chấtthực tiễn” [85, tr.12].</i>

<i>Theo đó, tính thực tiễn là tổng hịa những thuộc tính bản chất của thựctiễn, được chủ thể phản ánh, cụ thể hóa thành hệ thống phương pháp luận tươngứng nhằm giải quyết vấn đề đặt ra trong một lĩnh vực hoạt động nhất định.</i>

Quan niệm trên cho thấy một số nội hàm sau:

<i>Một là, nội dung tính thực tiễn là tổng hịa những thuộc tính bản chấtcủa thực tiễn. Tính thực tiễn khơng phải là một mặt hoạt động thực tiễn của</i>

con người mà là tổng hịa những thuộc tính bản chất của thực tiễn, được con người nhận thức và sử dụng nhằm đạt mục đích đã xác định. Như vậy, tính thực tiễn khơng chỉ phản ánh một tính chất của thực tiễn mà là tổng hòa, tập hợp tất cả các tính chất cơ bản của thực tiễn. Nếu chỉ phản ánh một mặt của thực tiễn thì khơng đầy đủ và không phản ánh hết những đặc trưng của thực tiễn. Vì vậy, tính thực tiễn là tổng hịa những đặc trưng nhưng là những đặc trưng cơ bản nhất, cốt lõi nhất của thực tiễn như tính hiện thực trực tiếp, tính mục đích, sáng tạo và tính lịch sử - xã hội.

<i>Hai là, tính thực tiễn phản ánh và được cụ thể hóa thành hệ thốngnguyên tắc, phương pháp luận chỉ đạo hành động của chủ thể. </i>

Từ những đặc trưng của thực tiễn có thể rút ra nhiều nguyên tắc, phương pháp luận chỉ đạo hành động của chủ thể. Trong đó, có các nguyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tắc, phương pháp luận cơ bản là: Nguyên tắc khách quan, nguyên tắc sáng tạo, nguyên tắc coi trọng thực tế.

Tính hiện thực trực tiếp của thực tiễn phản ánh và được cụ thể hóa

<i>thành nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hành động của chủ thể. Nguyên</i>

tắc khách quan đòi hỏi con người trong hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, điểm xuất phát, phương tiện hoạt động. Nguyên tắc khách quan đặt ra yêu cầu khi đánh giá, phân tích sự vật, hiện tượng phải phản ánh trung thực bản chất vốn có của nó. Trong nhận thức và hành động không được lấy ý muốn chủ quan để áp đặt, gán ghép cho sự vật, hiện tượng cái mà nó khơng có. Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan để bảo đảm hoạt động đạt hiệu quả và không bị các yếu tố khách quan chi phối, cản trở. Khi xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào các quy luật khách quan để lựa chọn phương pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Mọi biểu hiện không phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, áp đặt ý muốn chủ quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đều là vi phạm nguyên tắc khách quan. Đồng thời, nguyên tắc khách quan là cơ sở để khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí và giáo điều, tức là những khuynh hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi thường, hạ thấp thực tiễn, không đánh giá đúng vai trị của thực tiễn trong nhận thức.

Tính mục đích, sáng tạo của thực tiễn được phản ánh và cụ thể hóa thành

<i>nguyên tắc sáng tạo trong nhận thức và hành động của chủ thể. Nguyên tắc sáng</i>

tạo thể hiện ở sự tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm; là sự “phá cách” theo quy luật của cái mới, vì thế nó đồng nghĩa với tinh thần cách mạng. Nguyên tắc sáng tạo yêu cầu con người không tự bằng lịng với cái sẵn có, khơng bắt chước, dập khn, máy móc phương cách đã có mà trái lại, luôn hướng tới cái mới, phát hiện cái mới; luôn vận động, phát triển, không thoả mãn, dừng lại với cái hiện có, khơng tư biện, giáo điều. Tùy điều kiện, hồn cảnh và mục đích, nhiệm vụ, hoạt động khác nhau mà nội dung và mức độ sáng tạo khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Tính lịch sử - xã hội của thực tiễn được phản ánh và cụ thể hóa thành

<i>nguyên tắc coi trọng thực tế trong nhận thức và hành động của chủ thể. Coi</i>

trọng thực tế, do đó, là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng trong hoạt động của con người. Sự ảo tưởng, tưởng tượng, xa rời điều kiện hồn cảnh khách quan, khơng tính đến những vấn đề vốn có của sự vật, hiện tượng cần tránh trong mọi hoạt động của con người. Điều này có nghĩa là, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải gắn với nhu cầu thực tiễn, phải theo sát sự phát triển của thực tiễn để điều chỉnh nhận thức cho phù hợp với sự biến đổi, phát triển của thực tiễn, phải lấy thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức, lý luận. Nếu xa rời thực tiễn, tất yếu sẽ dẫn tới sai lầm, thốt ly cuộc sống.

<i>Ba là, tính thực tiễn phụ thuộc vào nhận thức và hoạt động của chủ thể.</i>

Do tính thực tiễn phản ánh khái quát những thuộc tính cơ bản của thực tiễn nên nó phụ thuộc vào nhận thức và hoạt động của chủ thể. Nghĩa là, nhận thức, mục đích, nhu cầu của chủ thể đến đâu thì tính thực tiễn cũng được phản ánh một cách tương ứng. Tính thực tiễn càng sâu sắc bao nhiêu thì càng chứng minh chủ thể đã thể hiện được năng lực nhận thức, năng lực thực tiễn tốt bấy nhiêu. Nếu chủ thể nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhận thức được những tính chất cơ bản của thực tiễn thì chủ thể sẽ chủ động, tự giác vận dụng tính thực tiễn trong hoạt động cụ thể để đạt mục đích như C. Mác khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan khơng, hồn tồn khơng phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý” [85, tr.9 - 10]. Tính thực tiễn ln gắn liền với nhận thức và hành động của chủ thể, bởi đây là sự phản ánh của các chủ thể về những đặc tính của thực tiễn, bảo đảm cho hoạt động của chủ thể phù hợp với thực tiễn khách quan mà cao nhất là bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Do đó, ở mỗi chủ thể khác nhau, việc nhận thức và vận dụng tính thực tiễn trong một hoạt động cụ thể là khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Bốn là, tính thực tiễn được nhận thức và sử dụng để giải quyết nhữngvấn đề đặt ra trong một số lĩnh vực hoạt động, trong đó có hoạt động tưtưởng, lý luận.</i>

Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất diễn ra ngồi đầu óc con người, có mối quan hệ biện chứng với hoạt động tư tưởng, lý luận. Khác với những tính chất cơ bản của thực tiễn như tính khách quan, tính mục đích, sáng tạo và tính lịch sử - xã hội, hoạt động tư tưởng, lý luận có tính giới hạn, tính trừu tượng, gián tiếp, tính ổn định tương đối, mang dấu ấn chủ quan của chủ thể. Tính thực tiễn về cơ bản khác với tính lý luận bởi lý luận là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa phản ánh bản chất, quy luật vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; tính lý luận phản ánh gián tiếp và có tính hệ thống các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Trong hoạt động tư tưởng lý luận, nếu chủ thể tuyệt đối hóa lý luận, hạ thấp vai trị của kinh nghiệm, coi thường ngun tắc tính thực tiễn, khơng đánh giá đúng vai trị của thực tiễn trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động lý luận thì rơi vào “bệnh” giáo điều. Do đó, tính thực tiễn được chủ thể nhận thức và sử dụng nó để khắc phục tính tư biện, giáo điều, xa rời thực tế trong hoạt động tư tưởng, lý luận. Đồng thời, đòi hỏi chủ thể hoạt động phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở của thực tiễn, giải quyết vấn đề của thực tiễn, kiểm nghiệm tính đúng đắn từ thực tiễn. Hiểu rõ bản chất và nội hàm của tính thực tiễn là cơ sở để nghiên cứu tính thực tiễn trong một lĩnh vực đặc thù là hoạt động nghiên cứu khoa học.

<i>* Quan niệm về tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học</i>

<i>Theo Từ điển Triết học, khoa học là “Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã</i>

hội và tư tưởng tích lũy trong quá trình lịch sử. Khoa học là tổng kết sự phát triển lâu dài của ý thức” [137, tr.445]. Ở góc độ tiếp cận triết học, khoa học được coi là sản phẩm của hoạt động nhận thức, hoạt động này được quy định bởi các yếu tố của tồn tại xã hội. Khoa học là một hệ thống các quan điểm, hệ thống tri thức của con người được hình thành, phát triển nhờ hoạt động nhận thức, đáp ứng các nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Tiếp cận nghiên cứu khoa học có thể ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Hiểu theo nghĩa chung nhất, nghiên cứu khoa học là hoạt động tự giác của con người trong khám phá, tìm hiểu, sáng tạo tri thức mới về bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm thực hiện mục đích đã xác định. Nghiên cứu khoa học là một trong những hình thức hoạt động thực tiễn của con người, gắn liền với xã hội lồi người. Trong nghiên cứu khoa học phải lấy tính thực tiễn làm cơ sở thì mới bảo đảm tính khách quan, đạt đến chân lý khoa học. Nếu không có tính thực tiễn thì sản phẩm tri thức được khái qt trong các cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học chỉ là sản phẩm mang tính chủ quan, thuần túy tư biện, khơng thể là chân lý.

<i>Theo đó, tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học là tổng hịa nhữngthuộc tính bản chất của thực tiễn được chủ thể nghiên cứu phản ánh và cụ thểhóa thành hệ thống phương pháp luận tương ứng chỉ đạo việc khám phá vàsáng tạo tri thức mới nhằm khắc phục biểu hiện xa rời thực tế, tư biện, giáođiều, kém hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học.</i>

Nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn sâu sắc, do đó nó bao hàm tồn bộ những thuộc tính bản chất của thực tiễn, đó là hoạt động vật chất mang tính khách quan, hoạt động năng động mang tính sáng tạo và hoạt động xã hội - lịch sử mang tính thực tế. Những thuộc tính này được chủ thể nhận thức, phản ánh và cụ thể hóa thành hệ thống phương pháp luận tương ứng, đó là tính khách quan, tính sáng tạo và tính phù hợp với thực tế, tập trung trong khâu lựa chọn vấn đề nghiên cứu, trong nội dung, phương pháp nghiên cứu. Song, với tính cách là một hình thức đặc thù của thực tiễn, nên tính thực tiễn trong nghiên cứu khoa học lại có những biểu hiện đặc thù, tập trung ở hệ thống phương pháp luận chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, đó là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính khoa học; sự thống nhất giữa tính sáng tạo và tính mới; sự thống nhất giữa tính thực tế và tính hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Sự thống nhất giữa tính khách quan và tính khoa học trong nghiên cứukhoa học. Tính khách quan trong nghiên cứu khoa học địi hỏi chủ thể phải</i>

tơn trọng điều kiện khách quan, quy luật khách quan, phải xem xét sự vật, hiện tượng như chính sự tồn tại của nó, không bị những yếu tố chủ quan chi phối, nhận thức sai lệch, tô hồng hay bôi đen hiện thực. Cần tơn trọng chân lý, diễn đạt chính xác chân lý, đồng thời phải nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề có tính quy luật trong nghiên cứu khoa học. Đó là những vấn đề phản ánh bản chất, đặc trưng cốt lõi, chi phối sự vận động, phát triển cũng như mục đích, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Tính khoa học thể hiện ở mục đích của nghiên cứu khoa học là nhằm nhận thức và cải tạo thế giới thông qua các chức năng giải thích, dự báo và sáng tạo. Đồng thời, tính khoa học cũng địi hỏi việc nghiên cứu phải gắn với một khuôn khổ lý thuyết và cơ sở lý luận rõ ràng.

Sự thống nhất giữa tính khách quan và tính khoa học trong hoạt động nghiên cứu khoa học đòi hỏi chủ thể nghiên cứu phải đảm bảo tính cụ thể, chân thực, thể hiện đầy đủ bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển, lý giải đúng đắn sự tồn tại của hiện thực, chỉ ra phương hướng tác động có hiệu quả tới hiện thực, thúc đẩy nó vận động, phát triển theo quy luật khách quan của lịch sử xã hội; các lập luận phải có sức thuyết phục cao, phù hợp với điều kiện lịch sử và thực tiễn đời sống chính trị - xã hội. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “điều kiện quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học là không nên quên mối liên hệ lịch sử căn bản; là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào” [80, tr.78].

<i>Sự thống nhất giữa tính sáng tạo và tính mới trong nghiên cứu khoa học.</i>

Tính sáng tạo là thuộc tính quan trọng “số một” của nghiên cứu khoa học vì nghiên cứu khoa học ln hướng tới phát hiện mới hoặc sáng tạo mới, không chấp nhận sự lặp lại như cũ dù đó là trong phịng thí nghiệm hay trong cách lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

giải và các kết luận. Tính sáng tạo thực chất là phát hiện mới của con người, phản ánh sự biến đổi hợp quy luật trong quá trình tư duy, đáp ứng những nhu cầu khách quan của thực tiễn. Trong nghiên cứu khoa học cần có sự “phá cách” mà thực chất là sự thay đổi, từ bỏ những gì đó đã biết và quen làm để theo đuổi cái chưa từng có, chưa từng biết, là sự thay đổi, “từ bỏ” theo quy luật của tư duy, phù hợp với biện chứng của quá trình nhận thức của chủ thể.

Tính mới trong nghiên cứu khoa học là khả năng tìm ra ý tưởng mới, có sự khác biệt với những ý tưởng trước đó và của người khác, từ khi nảy sinh ý tưởng, lựa chọn vấn đề nghiên cứu đến cách thức thực thi ý tưởng, vấn đề nghiên cứu có sự khác biệt với thơng thường và có khuynh hướng tránh lặp lại cách giải quyết cũ bằng con đường độc đáo. Sự thống nhất giữa tính sáng tạo và tính mới trong nghiên cứu khoa học địi hỏi chủ thể nghiên cứu phải chú trọng tính mới, sáng tạo trong từng khâu, từng bước, trong nội dung và phương pháp nghiên cứu để phát hiện mới hoặc sáng tạo mới có giá trị.

<i>Sự thống nhất giữa tính thực tế và tính hiệu quả trong nghiên cứu khoahọc. Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn hướng tới một mục đích nhất định</i>

trả lời cho câu hỏi “nhằm vào việc gì?” hoặc “để phục vụ cho cái gì?”. Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà

<i>không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng</i>

vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách” [88, tr. 274]. Do đó trong q trình nghiên cứu khoa học, chủ thể cần coi trọng tính thực tế, tính hiệu quả của kết quả nghiên cứu khoa học, mọi nghiên cứu khoa học cần phải xuất phát từ đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, trả lời câu hỏi mà thực tiễn đặt ra, tránh rơi vào tình trạng nghiên cứu thốt ly thực tế, khơng xuất phát từ thực tiễn, thậm chí lặp lại hướng đi của các nghiên cứu đã triển khai, kết quả nghiên cứu khơng thể ứng dụng. Tính thực tế ln đi liền với tính hiệu quả trong nghiên cứu khoa học. Hiệu

</div>

×