Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển. Vận dụng quan điểm này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.67 KB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>BỘ MÔN TRIẾT HỌC</b>

ĐỀ TÀI

“Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển. Vận dụng quan điểm này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”

<b>Nhóm thực hiện: Nhóm 9Lớp học phần: 231_MLNP0221_24</b>

<b>Chuyên ngành: Tài chính cơngGiảng viên: Đào Thu Hà</b>

<b>HÀ NỘI, 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ</b>

3 Hồng Thị Minh Trang Làm powerpoint 10 4 Nguyễn Thuỳ Trang Viết nội dung

phần 2.2

7 Phạm Hồng Trang Viết nội dung

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲQUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>2.2.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt</b></i>

<b>2.4. Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay………...24KẾT LUẬN...28DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………..</b>

….30

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Đào Thu Hà – giảng viên bộ mơn Triết học đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên chúng em trong suốt thời gian học môn. Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô, chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài luận của mình.

Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Thương mại -những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng tốt như ngày hơm nay. Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc tới gia đình, bạn bè người thân đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của chúng em trong thời gian qua. Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người.

Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong cơ thơng cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023 Nhóm 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Ngày nay, trong thế giới đầy biến động và phức tạp, triết học vẫn giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giúp chúng ta tìm hiểu sự tồn tại và ý nghĩa của cuộc sống. Chương 1 và Chương 2 trong triết học là những chặng đường quan trọng để tìm hiểu về triết học và cung cấp cho chúng ta những cơ sở vững chắc để khám phá và thấu hiểu thế giới xung quanh.

Chương 1 là cánh cửa mở ra sự tiếp xúc đầu tiên với triết học. Nó giới thiệu cho chúng ta khái niệm cơ bản về triết học và tầm quan trọng của nó trong việc nghiên cứu sự tồn tại, tri thức, đạo đức và thực tế. Chương này giúp chúng ta nhìn vào sự liên quan giữa triết học và các lĩnh vực khác như khoa học, tâm lý học và văn hóa. Nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về triết học và là sự khởi đầu cho việc tiếp cận các vấn đề triết học cụ thể.

Chương 2 tiếp tục mở rộng chúng ta vào thế giới phức tạp và đa dạng của triết học. Nó tập trung vào sự phân biệt và đa dạng trong xã hội và thiên nhiên. Chương này giúp chúng ta nắm bắt khái niệm về sự khách quan và tương đối trong triết học và cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về những giới hạn và khả năng của triết học. Nó cũng khuyến khích chúng ta suy nghĩ về vai trị của triết học trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và đạo đức, mở rộng khả năng tư duy và cách tiếp cận vấn đề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Từ hai chương này chúng ta có thể khám phá những nền tảng của triết học và quan sát sự phát triển và tiến hóa của nó theo thời gian. Đồng thời, chúng ta cũng được khuyến khích để áp dụng triết học vào cuộc sống hàng ngày và đối diện với những thách thức và vấn đề mà chúng ta gặp phải. Với triết học, chúng ta có thể tiếp cận thế giới xung quanh một cách tỉnh táo hơn, hiểu rõ hơn về bản chất của sự tồn tại và định hướng cho cuộc sống của chúng ta.

Triết học không chỉ đơn thuần là những học thuyết và tư tưởng hoang đường mà nó cịn mang ý nghĩa thực tiễn và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người. Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của triết học, sau đây nhóm em sẽ phân tích cơ sở lý luận của quan điểm phát triển, từ đó vận dụng quan điểm này trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam ngày nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>NỘI DUNGCHƯƠNG I.</b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN1.1. Khái niệm của phát triển</b>

Khái niệm chung: Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Trong lịch sử phát triển của triết học, có hai phương pháp nhận thức đối lập nhau. Do đó, khái niệm phát triển theo hai trường phái này cũng có quan điểm khác nhau, cụ thể:

<i><b>- Quan điểm siêu hình:</b></i>

+ Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. + Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt lượng, khơng có sự thay đổi về chất, khơng có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.

<i><b>- Quan điểm biện chứng:</b></i>

+ Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp thậm chí có những bước thụt lùi.

- Ví dụ:

+ Q trình phát triển của cơng nghệ thơng tin, ngày càng có nhiều loại cơng nghệ hiện đại ra đời thay thế cho những công nghệ đã dần lạc hậu.

+ Quá trình phát triển của một con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển mạnh mẽ về mặt tư duy nhận thức của mình.

<b>* Phân biệt Phát triển với Tiến hóa, Tiến bộ và Vận động:</b>

- Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình thức của tồn tại từ đơn giản đến phúc tạp.

- Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

- Khái niệm vận động có nội hàm rộng hơn phát triển, chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Do đó phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ.

<b>1.2. Tính chất của phát triển</b>

<i>- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan</i>

chi phối mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn. Thực chất là giải quyết hàng loạt mâu thuẫn trong quá trình phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ví dụ: Một nhà báo viết bài báo về một vụ tai nạn giao thông. Nhà báo này phải thu thập các thông tin từ các nguồn tin cậy, chẳng hạn như cảnh sát địa phương, nhân chứng và báo cáo từ các cơ quan chức năng. Nhà báo phải chọn những thơng tin có chứng cứ cụ thể để viết bài báo một cách khách quan, tránh việc có ý kiến riêng.

<i>- Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện</i>

tượng, mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.

Ví dụ: Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội từ Cộng sản nguyên thủy đến Cộng sản chủ nghĩa.

<i>- Tính phong phú, đa dạng: Q trình phát triển của sự vật, hiện tượng khơng</i>

hồn tồn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau, chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.

Ví dụ: Trong cùng một lớp học, cùng một thầy giáo dạy, cùng kiến thức đó nhưng sự phát triển của các học sinh lại có sự khác nhau. Cùng một thầy cô dạy những mỗi người có một kết quả đánh giá khác nhau và sự vận dụng kiến thức đó trong đời sống cũng khác nhau.

<i>- Tính kế thừa: Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ chứ</i>

không phải ra đời từ hư vơ. Vì vậy, trong sự vật, hiện tượng mới cịn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố cịn tác dụng, cịn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển.

Ví dụ: Sự ra đời của học thuyết Mác kế thừa 3 tiên đề lý luận.

<b>1.3. Nguyên nhân của phát triển</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Theo đó, nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ “mâu thuẫn” theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Quy trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng mà trong đó mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động.

Từ xưa đến nay, mỗi mâu thuẫn sẽ bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Đến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới sẽ được hình thành; những sự vật, hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thế bằng những sự vật, hiện tượng mới.

Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội.

<b>1.4. Ý nghĩa của phương pháp luận</b>

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm này đòi hỏi:

<i>- Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát triển xu</i>

hướng biến đổi của nó để khơng chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

Ví dụ: Học sinh lựa chọn một ngành nghề để học đại học.

<i>- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai</i>

đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Ví dụ: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp của học sinh: từ tiểu học đến THCS, THPT, đại học…

<i>- Thứ ba, phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự</i>

vật, hiện tượng; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.

Ví dụ: Một sáng kiến mới trong một tập thể để thay đổi cách làm, mọi người cần trân trọng, ủng hộ.

<i>- Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết</i>

kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển, sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

Ví dụ: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội phải kế thừa thành tựu của chủ nghĩa tư bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 2.</b>

<b>VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘLÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

<b>2.1. Nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam</b>

<i><b>- Thời kỳ quá độ:</b></i>

Thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra với giai đoạn trong thay đổi tính chất xã hội, cải tạo cách mạng xã hội Tư bản chủ nghĩa thành xã hội Xã hội chủ nghĩa. Khi đó hàng loạt các chính sách được thay đổi đáp ứng với chiến lược đề ra, mang đến các chuyển hóa để đi đến thành công trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ở một số quốc gia, có thể có bước nhảy vọt lên Chủ nghĩa xã hội mà không trải qua Tư bản chủ nghĩa. Nhưng tất cả các tính chất diễn ra trong giai đoạn này vẫn đảm bảo cho thời kỳ quá độ được phản ánh.

Bắt đầu từ khi giai cấp cơng nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Khơng có một khoảng thời gian cụ thể để các quốc gia thực hiện thành công đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi các phản ánh trong thực tế đất nước và cách thức lãnh đạo tác động rất lớn đến kết quả. Cho nên, bên cạnh các kinh nghiệm trên thế giới, các thuận lợi, sáng tạo sẽ giúp các quốc gia nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Các thay đổi mang đến sự điều chỉnh phù hợp với các thành phần kinh tế. Phản ánh rõ nhất với các đảm bảo cho đất nước được ổn định thông qua thay đổi và tác động trên lộ trình cụ thể. Những thay đổi phải diễn ra tự nhiên nhất, trên cơ sở thêm mới hay loại bỏ tác động kinh tế phù hợp. Việc chưa thể ngay lập tức đưa ra chính sách điều dịch chuyển kinh tế rõ rệt khiến cho sự chuyển giao hết sức nhẹ nhàng. Từ đó mà các ngành nghề mới được thúc đẩy mở rộng tạo nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại.

<i><b>- Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kỳ quá độ:</b></i>

Một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động. Đảm bảo đúng tính chất và ý nghĩa đối với chủ nghĩa xã hội. Khi đó giai cấp lãnh đạo thể hiện cho tính đại diện quyền lực nhà nước. Trong khi các quyền lớn nhất thuộc về nhân dân, các tầng lớp khác nhau trong xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho những tính chất thể hiện của chủ nghĩa xã hội được thực hiện, thay đổi bộ mặt của Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là trong tính chất quản lý, lãnh đạo, tập trung quyền lực.

Mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đây cũng là tính chất giao thoa trong nhiệm vụ được xác định. Với các tồn tại cần được loại bỏ. Nhằm tạo ra những thuận lợi cần thiết khôi phục nền kinh tế, xã hội. Cùng với phát triển kinh tế, thúc đẩy những lợi ích mới bên cạnh giá trị đóng góp vào nền kinh tế. Xã hội chủ nghĩa xã hội đặt ra tính đảm bảo cho cơng bằng, bình đẳng và dân chủ.

<i><b>- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:</b></i>

Trong tính tất yếu, nước ta xác định nhu cầu đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó trong khoảng thời gian chưa thống nhất đất nước, thời kỳ quá độ được diễn ra trước tiên ở miền Bắc. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1954 sau khi miền Bắc được giải phóng. Sau đó, các tính chất trong đấu tranh giải phóng và chi viện cho miền Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

được thực hiện. Đến năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất hai miền Nam Bắc. Khi đó, sự thống nhất trong vai trò lãnh đạo của Đảng đặt ra mục tiêu phát triển đất nước. Trước tiên là khôi phục kinh tế, xã hội và đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy đến năm 1975, cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Diễn ra với các chính sách cần thiết dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có vai trị quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển của xã hội cộng sản ở Việt Nam. Nó đã tạo ra một nền tảng cho sự công bằng xã hội, cải thiện điều kiện sống của người dân và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

<b>2.2. Tính tất yếu của thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam</b>

Sự phát triển như vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay đã làm biến đổi sâu sắc tình hình trên thế giới, có vai trị chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Triển vọng đổi mới này tạo ra những cơ hội thực tế cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Trong giai đoạn phát triển vượt bậc này, xã hội lồi người cũng cần có những sự thay đổi, cần sự phát triển lên một thời đại văn minh, tiến bộ hơn. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển phù hợp với quy luật khách quan, là một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường.

<i><b>2.2.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam</b></i>

Trên con đường đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những thành tựu to lớn, có vị trí nhất trên thị trường thế giới. Bởi vậy, đi lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn và duy nhất, là tất yếu:

<i><b>* Phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người: xã hội loàingười sẽ tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả hình thái kinh tế - xã hội. Do điều kiện khách quan, chủ quan mà có thể bỏ qua một, hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa, từ thể chế phong kiến tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa. Nhờ có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, nước ta đã giành thắng lợi các cuộc kháng chiến, hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, và sử dụng mơ hình cơng – nơng – binh làm điều kiện để xây dựng CNXH, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN.

<i><b>* Phù hợp với đặc điểm của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại:</b></i>

- Sự lựa chọn đi lên con đường XHCN ở Việt Nam: Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đang trong tình trạng hỗn loạn, kinh tế suy thoái, nhân dân chịu nhiều khổ cực:

+ Ý thức hệ phong kiến: Dưới sự yêu nước của sĩ phu, đánh đuổi thực dân Pháp để lập lại chế độ quân chủ phong kiến. Điển hình là phong trào Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa khác đi theo tiếng gọi phong trào, diễn ra mạnh mẽ nhưng dã thất bại.

+ Đầu thế kỉ XX, có sự du nhập tư tưởng tiên tiến, phong trào cách mạng kiểu dân chủ tư sản, tiểu tư sản. Điển hình phong trào: cụ Phan Bội Châu, thấy Nhật là nước lớn mạnh và tương đồng Việt Nam, đưa thanh niên sang học tập, dựa vào Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng Pháp Nhật bắt tay với nhau nên thất bại. Các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại, rơi vào khủng hoảng đường lối cứu nước, giai cấp cách mạng.

+ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, đi tìm con đường cách mạng, trải nghiệm, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn. Người cho rằng cách mạng tư sản là cách mạng chưa đến nơi, sau cách mạng giai cấp công nhân vẫn bị áp bức. Chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là cách mạng đến nơi, quần chúng nhân dân

</div>

×