Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và sự vận dụng quan điểm toàn diện của
đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và các khoa học nói chung.
Theo Ph.Ănghen:"Phép biện chứng là phương pháp màđiều căn bản là nó xem xét những sự vật và nhữn
phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự
vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng". Là cơ sở của nhận thức lý luận tự giác, phép biện
chứng duy vật là phương pháp dùng để nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát
triển của hiện thực, đưa lại chìa khoáđể nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và có vai trò quyết
định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật không chỉđưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra
các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu màđồng thời còn làđiểm xuất phát đểđánh giá
những kết quảđạt được.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một trong hai nguyên lý cơ
bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy
định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Nguồn: />nước?s=b0d8c18c5b19a65e97748f70298963c2#ixzz20nrFs1QM
Thư Viện Điện Tử www.KILOBOOKS.com
Quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là một trong những nguyên tắc quan trọng
của biện chứng Mác xít.
► Trong lý luận:
- Quan điểm toàn diện là xem xét đầy đủ các mối liên hệ ( bên trong và bên ngoài) của sự vật hiện tượng , phải biết phân biệt các mối
liên hệ khác nhau, làm nổi bật cái cơ bản cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng. Có nghĩa là phải xem xét tất cả các mặt, các yếu
tố liên quan đến sự vật.
- Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải đặt sự vật hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể (hoàn cảnh lịch sử) mà xem xét, đánh
giá. Nghiên cứu quá trình vận động của sự vật hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai.
Quan điểm toàn diện và lịch sử có cơ sở từ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
♥ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau, quy định và chuyển
hóa lẫn nhau. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập, riêng lẻ,
diễn ra trên mọi lĩnh vực trên mọi quan hệ giữa các yếu tố
Do đó nắm vững nguyên lý mối quan hệ phổ biến, trong nhận thức cũng như trong hành động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn
diện khi xem xét đánh giá sự vật hiện tượng và thế giới, nhất là các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
♥ - Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. phát triển là khuynh hướng của vận
động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái
vận động đi xuống. Sự phát triển và đổi mới là hiện tượng khách quan diễn ra không ngừng trong vũ trụ. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực.
Sự phát triển không phải bao giờ cũng diễn ra thẳng tắp.
Do đó, nắm vững nguyên lý về sự phát triển cần có quan điểm phát triển khi xem xét đánh giá sự vật hiện, khắc phục tư tưởng bảo
thủ, trì trệ
Trong phép biện chứng duy vật, Hai nguyên lý này thống nhất với nhau. Do vậy, khi xem xét và giải quyết vấn đề phải dựa trên quan
điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần
định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện
được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển,
biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. .
► * Sự vận dụng yêu cầu của quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong đường lối đổi mới của Đảng ta:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đường lối chính sách của Đảng và
nhà nước đúng đắn có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của đất nước. trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội Đảng ta luôn lấy
dựa chủ nghĩa Mác – lê nin làm nền tảng. Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc quan trọng của biện chứng Mác xít : quan điểm toàn
diện và lịch sử cụ thể vào điều kiện thực tiễn của đất nước. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước. Quan điểm toàn diện và lịch
sử cụ thể giúp cho Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đất nước vào Đại hội 6 (12/ 1986) và đổi mới như thế nào? Quá trình chỉ đạo phát
triển đất nước phải dựa vào tình hình cụ thể, mối quan hệ biện chứng các yếu tố, các lĩnh vực kinh tế, chính trị … bối cảnh trong nước
và ngoài nước để đề ra đường lối chiến lược đúng đắn. Do đó trên cơ sở nhìn đúng sự thât, đánh giá đúng sự thật nói rõ sự thật đã
giúp cho Đảng ta thấy được những về những thành tựu và hạn chế, yếu kém trong nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là thấy được những tồn
tại yếu kém, nguyên nhân khách quan và chủ quan thời kì trước đổi mới:
- Thành tựu: Trong nhiều thập kỷ trước đổi mới ở nước ta duy trì mô kinh kinh tế - xã hội: chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu
sản xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung bảo đảm quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo
lập những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu rất quan trọng của XHCN, mang lại cho nhân dân cuộc sống tự do, việc làm, quyền làm
chủ xã hội cùng với những cải thiện đáng kể trong đời sống vật chất và tinh thần.
- Hạn chế, yếu kém: tuy nhiên do trình độ sản xuất thấp kém, cơ sở vật chất kỉ thuật nghèo nàn, lạc hậu, năng suất lao động thấp kém,
lại bị các cuộc chiến tranh tàn phá Trong quá trình chỉ đạo Đảng ta đã mắc 1 số sai lầm chủ quan, duy ý chí: không tôn trọng quy luật
khách quan về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX, bố trí cơ cấu thành phần kinh tế không hợp lý, cơ chế quản
lý kinh tế theo lối tập trung quan liêu bao cấp; nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, muốn nhanh chóng xóa bỏ thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa, chú trọng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. hậu quả là kinh tê chậm phát triển, sản xuất trì trệ. Dẫn đến khủng
hoảng kinh tế xã hội vào những nắm cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ 20.
Bên cạnh những khó khăn của nền kinh tế xã hội trong nước, tình hình quốc tế cũng có những biến động phức tạp: khủng hoảng dẫn
đến tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước Đông Âu và Liên Xô. Cho thấy mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu củ không còn thích
hợp. Do đó để đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, thúc đẩy kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu lâu dài: xây dựng xã hội không còn áp
bức bóc lột, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo điều kiện cũng cố quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa. Nhận rõ nhu cầu bức thiết ấy, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam ( 1 2/ 1986) đã chính thức khởi xướng sự nghiệp
đổi mới toàn diện và triệt để. Đổi mới trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa trong đó đổi mới tư duy về kinh tế là
trọng tâm và then chốt.
. Trước hết là đổi mới tư duy. Quá trình đổi mới tư duy phát triển trên thực tế là quá trình đấu tranh về mặt lý luận và tư tưởng nhằm
đạt đến nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Thông qua chỉ thị 100; Quyết định
25/ CP về phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, hai lần cải cách giá và tiền lương được coi là
khâu đột phá giúp cho Đảng ta nhận định: phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung
dân chủ, hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa tiền tệ, phải vận dụng các quy luật của sản xuất
hàng hóa: quy luật giá tri, QL cung cầu, QL cạnh tranh.
.
(Các) nguồn
Nôi dung cốt lõi của tư duy đổi mới là bước chuyển từ quan niệm kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,
phát triển trong thời kỳ quá độ một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chê thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, bảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế
với các thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể với sở hữu công cộng (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) giữ
vị trí thống trị sang quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) với nhiều hình thức sở hữu đa dạng, hỗn hợp, đan
xen lẫn nhau. Nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải
quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Đổi mới tư duy phát triển thể hiện " kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới". Mở rộng hợp tác
quốc tế theo phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam xác định phải ngày càng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng, còn Nhà nước phải được
xây dựng thành Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Đổi mới trên lĩnh vực văn hóa - xã hội coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất
nước. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại hội VI đề ra định hướng cơ bản, lâu dài trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đánh
giá và tổng kết tình hình phát triển kinh tế qua các thời kì, đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đường lối
đổi mới, Xác định rõ con đường xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội , đến nay, Việt Nam có đủ cơ sở để khẳng
định rằng đổi mới là sự lựa chọn đúng đắn, đã đặt Việt Nam vào quỹ đạo phát triển mới về chất, phù hợp với xu thế của thời đại và với
ý nguyện của nhân dân. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, thực hiện mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh”