Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích cơ sở lý luận, nội dung và cách thực hiện quan điểm Phân tích mâu thuẫn. Từ đó liên hệ với công việc chuyên môn của A/C (Bài được 8đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.4 KB, 13 trang )

Phân tích cơ sở lý luận, nội dung và cách thực hiện quan điểm Phân tích mâu
thuẫn. Từ đó liên hệ với công việc chuyên môn của Anh (Chị).
BÀI LÀM
Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và
phép biện chứng duy vật khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn
tại mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của
giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện
đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật có thể có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong
cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình
thành...
Lý luận chung về mâu thuẫn.
Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại. Trong lịch sử triết học có ba hình thức cơ bản
của phép biện chứng: phép biện chứng chất phác (thơ ngây), phép biện chứng duy tâm và
phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới
quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Nhờ đó đã khắc phục được những hạn chế
trước đây của phép biện chứng chất phác và phép biện chứng duy tâm và thực sự trở thành
khoa học.
Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các
mặt đối lập và xem xét sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu
triết học cổ đại phương Đông đã xem vận động do sự hình thành những đối lập và các đối
lập ấy cũng luôn vận động. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hờ-ra-clớt- người được Lênin coi là
ông tổ của phép biện chứng cho rằng sự trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình,
các sự vật đều có khuynh hướng chuyển sang các mặt đối lập ... Tư tưởng biện chứng về
những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của phép biện chứng trước Mỏcxớt
là trong học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là G. V. Hờghen- nhà biện chứng, đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Ông là người sớm
nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển: "Mâu thuẫn là nguồn
gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống. Chỉ trong chừng mực một vật

1



chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt
động".
Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn, bằng
việc tổng kết từ thực tể lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng
chúng ta phải tìm xung lực vận động và sự phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong
những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)- hạt nhân của phép biện
chứng.
Muốn tiến hành bất cứ một nghiên cứu khoa học nào ta cũng phải nắm vững cơ sở lý
luận về những vấn đề cần nghiên cứu. Như Prikhoto đã từng nói: "Những ý nghĩ và tư tưởng
của ta không xuất hiện một cách bất ngờ từ một điểm vô căn cứ". Nếu không có lý luận soi
đường chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bác Hồ đã từng nói :"Làm mà không có
lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận
thì mới hiểu được mọi sự việc trong xã hội... để chủ trương cho đúng, làm cho đúng".
Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Mâu thuẫn: từ trước đến nay đã có nhiều hình thức định nghĩa khác nhau về mâu
thuẫn, nhưng ta chỉ xét trên cơ sở khái niệm của phép biện chứng duy vật: Mâu thuẫn là mối
liên hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Mặt đối lập: là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng . . .
trái ngược nhautrong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng, chúng luôn có xu hướng
loại trừ nhau nhưng lại là điều kiện tồn tại của nhau.
Thống nhất của các mặt đối lập: Nghĩa là các mặt đối lập nương tựa vào nhau, tạo ra
sự phù hợp, cân bằng nhưng liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc, mặt đối lập này lấy
mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại.
Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hóa
lẫn nhau của các mặt đối lập.
* Vị trí và vai trò của quy luật:
Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và
là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
Quy luật chỉ ra nguồn gốc bên trong, động lực của mọi sự vận động và phát triển của

thế giới khách quan.
2


* Tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn.
Những người theo quan điểm siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự
vật và hiện tượng. Theo họ, sự vật là một cái gì đồng nhất thuần túy, không có mâu thuẫn
trong bản thân nó. Tư duy của người ta về sự vật có thể có mâu thuẫn, song như vậy thì tư
duy đó là sai lầm, không đáng tin cậy. Những người theo quan điểm siêu hình chỉ thừa nhận
có những sự đối kháng, sự xung đột giữa các sự vật và hiện tượng với nhau, nhưng không
cho đó là có tính quy luật.
Đối lập với các quan điểm triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng,
mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mỗi sự vật và hiện
tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập
nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu
thuẫn. Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của
sự vật, hiện tượng quy định.
Mâu thuẫn trong mỗi sự vật- hiện tượng và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác
nhau và trong bản thân mỗi sự vật- hiện tượng cũng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu
thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm, vai trò tác động lẫn nhau đối với sự vận
động và phát triển của sự vật.
Sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan bao giờ cũng có kết cấu, tổ chức nhất
định nghĩa là sự vật được tạo thành từ nhiều yếu tố, bộ phận khác nhau. Và theo nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến thì chúng thường xuyên liên hệ tác động lẫn nhau tạo thành những
xu hướng phát triển trái ngược nhau và được gọi là các mặt đối lập. Các mặt đối lập đó hợp
lại thành mâu thuẫn của sự vật do đó mâu thuẫn là sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa các mặt
đối lập trong bản thân sự vật hay giữa các sự vật với nhau. Điều này nằm ngoài ý muốn của
con người, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Khi một mâu thuẫn nào
đó được giải quyết sự vật lại nảy sinh mâu thuẫn khác vì thế bất kỳ ở đâu, lúc nào sự vật
cũng tồn tại mâu thuẫn do đó mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của sự vật.

Nó phổ biến của nó thể hiện ở chỗ nó là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy của con người. Đặc biệt là trong xã hội loài người, mâu thuẫn trở
nên phức tạp hơn, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa các giai cấp đối kháng. Như vậy, các hoạt động kinh tế
của con người chắc chắn khôngthể tránh khỏi những mâu thuẫn , điều quan trọng là trong
3


thực tiễn cần phải biết phân tích từng mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức
được bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển mà giải quyết mâu thuẫn một cách cụ
thể và đúng đắn.
Để chứng minh tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn , Ăng- ghen chỉ ra rằng,
ngay hình thức vận động đơn giản nhất của vật chất- vận động cơ học, đã là một mâu thuẫn .
Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ là vìmột vật
trong cùng một lúc vừa là ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở trong cùng một chỗ duy nhất
lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở hình thức vận động cao hơn lại
càng bao hàm mâu thuẫn . Ăng- ghen viết :"Nếu bản thân sự di động một cách máy móc
đơn giản đã chứa dựng mâu thuẫn , thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật
chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa
đựng mâu thuẫn , như vậy sự sống trước hết chính là ở chỗ một sự vật trong mỗi lúc vừa là
nó nhưng lại vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản
thân các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn đã
hết thì sự sống cũng không còn nữa vì cái chết xảy đến, cũng như chúng ta đã thấy rằng
trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thúat khỏi mâu thuẫn, chẳng hạn như
mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồng tai thực
tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn
chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của
các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng tathực tế cũng là vô tận và được giải quyết
trong sự vận độngđi lên vô tận".
Mao Trạch Đông có nói về tính phổ biến của mâu thuẫn :''Vấn đề tính phổ biến hoặc

tính tuyệt đối của mâu thuẫn có ý nghĩa về hai mặt, một là mâu thuẫn tồn tại trong quá
trình phát triển của tất cả mọi sự vật, hai là, trong quá trình phát triển của mỗi sự vật đều
có sự vân động của mâu thuẫn từ đầu đến cuối".
• Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Để hiểu được nội dung quy luật, trước hết cần nắm được khái niệm ''mặt đối lập''.
Không nên hiểu khái niệm này một cách thô sơ, đơn giản theo khiểu khống có sống thì
không có chết, chẳng có trên thì cũng chẳng có dưới, có thuận lợi mới có khó khăn… Khái
niệm mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát những mặt, những thuộc tính,
những khuynh hướng… phát triển trái ngược nhau nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau, chúng vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh tiờu diệt lẫn nhau. Trong đó thống
4


nhất là tương đối, tạm thời còn đấu tranh là vĩnh viễn tuyệt đối. Chính những mặt như vậy
nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Do đó cần
phải phân biệt rằng mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập nhưng không phải bất kỳ mặt
đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn . Bởi vì trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách
quan, không phải chỉ tồn tại trong hai mặt đối lập mà trong cùng một thời điểm mỗi sự vật
có thể cùng tồng tại nhiều mặt đối lập, có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng
một sự vật có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau nhưng có khuynh
hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau mới tạo thành
mâu thuẫn. Ví dụ như điện tích âm và điện tích dương trong nguyên tử, lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
trong triết học …Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với
nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau. Sự ''thống nhất''
trong quy lật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau quy
định lẫn nhau, mặt nàylấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu
thiếu một trong hai mặt đối lậpchính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của
sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự

tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng của
bản thân sự vật tạo nên. Ví dụ, trong sự vật, hai mặt đối lập đồng húa và dị húa thống nhất
với nhau, nếu chỉ là một qúa trình thì sự vật sẽ chết. Trong xã hội tư bản, giai cấp vố sản và
giai cấp tư sản là hai mặt đối lập thống nhất với nhâu, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại
với tư cách là một giai cấp bán sức lao động cho nhà tư bản thì cũng không có giai cấp tư
sản tồn tại với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vô sản để bóc lột giá trị
thặng dư.
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “đồng nhất'' với
nhau. Vì vậy “đồng nhất'' và ''thống nhất" trong trường hợp này là đồng nghĩa với nhau.
Lênin viết: ''Sự đồng nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu
thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên.
Song khái niệm ''đồng nhất'' còn có một nghĩa khác đó là sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các măt đối lập. Trong trường hợp này, ''đồng nhất'' không đồng nghĩa với khái niệm
''thống nhất'' nói trên. Lênin viết :"phép biện chứng là học thuyết vạch ra những mặt đối lập
làm thế nào mà có thể và thường là trở thành đồng nhất, trong những điều kiện nào thì
5


chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau, tại sao lý trí con người không nên xem
những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là linh động, có điều kiện, năng động , chuyển
hóa lẫn nhau''.
Như vậy, theo quan điểm của phép biện chứng, sự đồng nhất không tách rời với sự
khác nhau, sự đối lập. Mỗi sự vật vừa là bản thân nó, vừalà một cái khác với bản thân nó.
Trong sự đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, sự đối lập, Phép biện chứng đối lập với phép
siêu hình..
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đốilập diễn ra có giới hạn, có khởi
đầu, có kết thúc. Giới hạn đó chính là sự tồn tại của vật. Vì thế nó chỉ là hiện tượng tương
đối tạm thời nhưng sự vật thông nhất giữa các mặt đối lập đã tạo ra mâu thuẫn, tạo ra địa
bàn cho sự đấutranh giữa chúng và đấutranh giữa các mặt đối lập.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu khống có sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất và

lực lượng sản xuất, tích lũy và tiêu dùng, giữa cung vàcầu, giữa chính sách kinh tế và chính
sách xã hội … thì khó có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển . Nghiên cứu về tính thống nhất
giữa các mặt đối lập giúp chúng ta có một thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thức thực
tiễn và áp dung trong viờc xây dựng nền kinh tế đất nước.
* Sự đấu tranh của các mặt đối lập.
Tính thống nhất của các mặt đối lập mà ta xem xét ở trên chỉ là đặc tính tạm thời, cũn
sự đấu tranh giữa chúng mới là cái thương xuyên diễn ra. Lênin viết :''sự thống nhất của các
mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
bài trừ lẫn nhau làtuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối''... Khái niệm "
đấu tranh" giữa các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ phủ định nhau. Sự bài trừ,
phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạng khác nhau, cùng tồn
tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên ngoài
nhau mà điều chỉnh chuyển hóa lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật.
Ví dụ: Sự đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được diễn ra dưới dạng
xung đột với nhau về nhiều mặt rất gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thể thông qua cách mạng xã
hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được mâu thuẫn này một cách căn
bản. Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đồng húa và dị húa, súc hút và sức đẩy. . . . thì lại
diễn ra dưới tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

6


Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia
ra từng giai đoạn. Mỗi giai đọan lại có những đặc điểm riêng của nó. Khi mới xuất hiện mâu
thuẫn hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, mà được biểu hiện ở sự khác nhau
của hai mặt đối lập - giai đoạn hình thành mâu thuẫn. Song không phải bất cứ sự khác nhau
nào của các mặt cũng là mâu thuẫn. Chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau
trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau thì mới hình thành bước
đầu của mâu thuẫn.
Khi xung đột trở nên gay gắt, có điều kiện chín muồi, thì hai mặt đối lập sẽ chuyển

hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự vật mới là
một thể thống nhất mới của hai mặt đối lập và quá trình đấu tranh lại diễn ra, sự chuyển hóa
cuối cùng lại được thực hiện và một sự vật mới hơn lại hình thành làm cho sự vật không thể
tồn tại một cách vĩnh viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực
bên trong của sự vận động và phát triển.
Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập,
sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất
có tính tam thời, tương đối, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các
sự vật và hiện tượng. Còn sự đấu tranh của mối quan hệ có tính tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ
sự ổn định dẫn đến sự chuyển hóa về vật chất của các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân
vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiên tượng trong thế giới
vật chất.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập.
Sự chuyển hóa cuối cùng giữa hai mặt đối lập là sự kiện quan trọng nhất trong quá
trình vận động giải quyết mâu thuẫn của sự vật. Nếu như đấu tranh giữa các mặt đối lập
không dẫn đến sự chuyển hóa cuối cùng thì mâu thuẫn chưa được giải quyết, sự vật vẫn là
nó. Chuyển hóa của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất
đi, sự vật mới ra đời, đó chính là qúa trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong
phú khác nhau. Do đó, không nên hiểu sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập một
cách đơn giản là sự đổi chỗ cơ giới mà cần phải hiểu được cả hai mặt đối lập đều cùng vận
động, phát triển lên một tính chất và trình độ mới, mâu thuẫn của sự cũng có tính chất mới
vì thế đòi hỏi phải có những biện pháp mới để giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vật
phát triển.
7


Thông thường các mặt đối lập chuyển hóa theo hai phương thức:
Một là :Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét
phương diện chất của sự vật. Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội
phong kiến đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất TBCN và lực

lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn.
Hai là :Cả hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập hoàn toàn. Ví
dụ: Ta xét quan hệ cung cầu trong nền kinh tế nước ta. Trong nền kinh tế bao cấp, Nhà nước
bao tiêu mọi sản phẩm do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất ra và phân phối cho nhân
dân, đó chính là cung Nhà nước và cầu nhân dân. Nhân dân chỉ có nguồn cung đó là chủ
yếu. Khi đó, hầu như không có khái niệm giá cả, nhân dân phần lớn ỷ lại vào Nhà nước dẫn
đến nền kinh tế bị khủng hoảng, sự đấu tranh giữa cung- cầu gắt sẽ xảy ra. Nước ta chuyển
từ nền kinh tế bao cấp sang nền KTTT thì quan hệ cung cầu cũng chuyển đổi lên một dạng
mới cao hơn, khi đó Nhà nước không còn độc quyền phân phối sản phẩm nữa mà còn do
nhiều thành phần kinh tế khác, còn cung không phải chỉ là của nhân dân mà còn xuất khẩu.
Vậy cung đã đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau phát triển lên một trình độ cao hơn. Đó
là động lực thuc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Như vậy, từ những phân tích trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kỳ một sự
vật- hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có
khuynh hướng phát triển trái ngược nhau. Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập
trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ
biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật
mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này lại đấu tranh
chuyển hóa, phủ định lẫn nhau để trở thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy
mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển, Lênin từng nói :"Sự phát triển là
một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập".
Một số loại mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới với những hình thức rất
đa dạng. Tính đa dạng của mâu thuẫn do tính đa dạng của các mối liên hệ trong sự vận động
và phát triển của thế giới vật chất quy định. Mỗi loại mâu thuẫn đều có những đặc điểm
riêng và có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của sự vật.
8



a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân của sự vật và hiện tượng. Mâu
thuẫn này bao giờ cũng là nhân tố quyết định bản chất và xu thế vận động của chính bản
thân sự vật. Ví dụ như mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phương
thức giai cấp.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật- hiện tượng với nhau. Mâu thuẫn bên
ngoài là phổ biến nhưng mâu thuẫn bên trong lại quyết định mâu thuẫn bên ngoài, vì không
thông qua mâu thuẫn bên trong thì mâu thuẫn bên ngoài tự nó không thể phát huy được vai
trò của mình.
Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có ý nghĩa tương đối. Tùy
theo những mối quan hệ cụ thể mà một mâu thuẫn nào đó được coi là mâu thuẫn bên trong
hay mâu thuẫn bên ngoài, trong mối quan hệ này nó là mâu thuẫn bên trong nhưng trong
mối quan hệ khác nó lại là mâu thuẫn bên ngoài. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
giai cấp là mâu thuẫn bên trong của xã hội tư bản nhưng lại là mâu thuẫn bên ngoài đối với
mỗi giai cấp... Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là rất cần thiết, bởi
mỗi loại mâu thuẫn có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật. Nhận thức
rõ vai trò của từng loại mâu thuẫn, Đảng ta trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, một
mặt đã tập trung mọi khả năng nhằm khai thác tốt tiềm lực hiện có trong nước. Mặt khác, có
chính sách đối ngoại năng động, thu hút vô đầu tư và kỹ thuật nước ngoài hỗ trợ tích cực
cho sự phát triển kinh tế trong nước.
b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật và hiện tượng, nó quyết định
quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng từ khi hình thành cho đến khi kết thúc. Nó là
cơ sở hình thành và chi phối tất cả các mâu thuẫn bên trong sự vật, trong đó có mâu thuẫn
không cơ bản.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không quyết định trực tiếp bản chất và khuynh
hướng phát triển của sự vật nhưng có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự vận động và
phát triển của sự vật.
Trong lĩnh vực đời sống xã hội, việc phân tích mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản có ý
nghĩa rất quan trọng. Trong công tác cách mạng, xây dựng được mâu thuẫn cơ bản mới định

được chiến lược đúng đắn cho phong trào cách mạng. Khi nghiên cứu kết cấu kinh tế của xã
hội TBCN ta thấy mâu thuẫn cơ bản của xã hội ấy là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa
9


của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Từ mâu
thuẫn này nảy sinh ra một số mâu thuẫn không cơ bản: mâu thuẫn giữa tính chất có tổ chức
của sản xuất trong từng xí nghiệp riêng rẽ với tính chất vô tổ chức của sản xuất trong toàn
xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua
chế độ Tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp.
Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề, những tàn dư thực
dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ
XHCN và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu dân giàu nước
mạnh theo con đường XHCN, điều quan trọng nhất là phải tiến hành cải biến căn bản tình
trạng kinh tế- xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện
mục tiêu đó, trước hêt là các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chông CNXH.
c. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá
trình phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối với quá trình phát
triển của sự vật.
Ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu là tương đối. Trong từng điều kiện
hoàn cảnh, mâu thuẫn chủ yếu có thể trở thành mâu thuẫn thứ yếu và ngược lại. Ta xem xét
lại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nói chung thì lực lượng sản xuất
có vai trò quyết định . Song trong những điều kiện nhất định, quan hệ sản xuất lại có tác
dụng chủ yếu và quyết định. Nếu không thay đổi quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất
không thể phát triển, lúc đó sự thay đổi quan hệ sản xuất lại có tác dụng chủ yếu và quyết
định.
Trong cách mạng, việc tìm ra mâu thuẫn chủ yếu của xã hội trong từng thời kỳ là rất quan
trọng để xác định kẻ thù trước mắt, đề ra nhiệm vụ trung tâm cần giải quyết, có sách lược

thích hợp đưa cách mạng tiến lên.
Trong hoạt động thực tiễn, mỗi người, mỗi ngành cũng cần tìm ra mâu thuẫn chủ yếu của
bản thân, của ngành mình để có hướng tập trung trong công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói
: "bất cứ địa phương nào, cơ quan nào, thường trong một lúc có nhiều công việc trọng yếu.
Trong thời gian đó lại có một việc trọng yếu nhất và vài ba việc trọng yếu vừa. Người lãnh
đạo trong địa phương hoặc cơ quan đó phải xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặt công việc cho

10


đúng, việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp
việc nào làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn không ngăn nắp".
d. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà
lợi ích căn bản trái ngược nhau, không thể điều hòa được. Ví dụ như mâu thuẫn giữa nô lệ
và chủ nô, nông dân và địa chủ, vô sản và tư sản. Đó là mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột
và bị boc lột, giai cấp thống trị và giai cấp bị trị... và chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn thông
qua các cuộc cách mạng xã hội.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã
hội mà lợi ích căn bản nhất thì trái ngược nhau. Ví dụ :mâu thuẫn giữa doanh nghiệp quốc
doanh và doanh nghiệp tư nhân, giữa KTTT XHCN và KTTT TBCN...
Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng là mâu thuẫn đặc thù, chỉ tồn tại trong những xã
hội có đối kháng giai cấp.
Việc phân tích mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có quan hệ chặt chẽ với việc sử
dụng những phương pháp, những biện pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn. Theo quy luật
chung, mâu thuẫn đối kháng đòi hỏi phải được giải quyết bằng bạo lực cách mạng, còn mâu
thuẫn không đối kháng được giải quyết bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, phê bình
và tự phê bình. Điều cần chú ý là cả hai loại mâu thuẫn trên đều phải được giải quyết bằng
đấu tranh chứ không phải bằng cách dung hòa, điều hòa giữa hai mặt đối lập.
Nhưng hai loại mâu thuẫn trên có thể chuyển hóa cho nhau, ta xem xét điều đó qua mâu

thuẫn giữa kinh tế thành thị và nông thôn. Trong xã hội TBCN, ở đó thành thị do giai cấp tư
sản thống trị, bóc lột tàn khốc nông thôn- đó là mâu thuẫn hết sức đối kháng. Nhưng ở
XHCN, mâu thuẫn đối kháng đó biến thành không đối kháng mà đến xã hội cộng sản thì
mâu thuẫn đó sẽ hết.

 Ý nghĩa phương pháp luận
-

Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sựvận
động, phát triển, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn,
phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủcác mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc,
khuynh hướng của sựvận động và phát triển. V.I.Lênin đã cho rằng: “Sự phân đôi của

11


cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó… đó là thực chất… của
phép biện chứng”.
-

Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu
thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu
thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và
thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh,
điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết
từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.

• Liên hệ thực tế
Điều khiển cuộc sống của mình theo ý muốn là việc mà tất cả mọi người chúng ta đều
mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này cho dù đó là nhưng

người thật sự thành đạt hay là những nhà chính trị tài ba…Lý giải điều này thật đơn giản khi
cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng và chứa đựng trong nó là vô vàn các mâu
thuẫn. Các mâu thuẫn này làm cho cuộc sống của chúng ta không ngừng vận động và phát
triển theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâu thuẫn lại được tạo nên từ các mặt đối
lập mà đôi khi chúng ta lại lầm tưởng đó là cách giải quyết mâu thuẫn. Thế nhưng, muốn
sống và làm việc thì chúng ta phải nhận thức được sự tồn tai của mâu thuẫn và học cách để
chung sống với nó, thay vì lựa chọn một trong các mặt đối lập của nó.
Nếu như sự mâu thuẫn trong tự nhiên khó nhận ra thì sự mâu thuẫn trong các quan hệ xã
hội lại rất dễ nhận ra và xảy ra phổ biến trong cuộc sống. Điều này có thể thấy rõ qua mối
quan hệ giữa bố mẹ với các con, thầy cô với học sinh, đồng nghiệp trong công ty vơi
nhau…Trong mỗi quan hệ xã hội đó chúng ta luôn có những cách ứng xử thích hợp khi trải
qua nó, tuy nhiên cách thức để thực hiện cũng như suy nghĩ của mỗi người là hoàn toàn
khác nhau mà qua đó tạo nên những mâu thuẫn. Ví như trong quan hệ giữa bố mẹ với các
con, khi đó bố mẹ có thể yêu mến người con này nhưng lại không yêu mến người con khác
và ngược lại ở những người con. Có thể thấy rõ, trong tình cảm của cha mẹ hay con cái
cũng có những suy nghĩ trái ngược nhau giữa yêu và ghét. Cũng tương tự với mối quan hệ
giữa thầy cô và học sinh, luôn có sự yêu và ghét trong suy nghĩ của thầy cô với học sinh của
mình, có thể là thích học sinh này và ghét học sinh nọ hay như sự tôn trọng và yêu mến của
học sinh dành cho thầy cô này nhưng lại không thích thầy cô nọ. Hay như trong mối quan
12


hệ của các đồng nghiệp trong cùng một công ty, luôn có những mâu thuẫn xảy ra bởi sự
ganh đua hay sự hiểu lầm một vấn đề gì đó về nhau. Những điều này luôn được thể hiện rõ
nét và trực tiếp trong cuộc sống. Thế nhưng mâu thuẫn thì vẫn cứ là mâu thuẫn nếu chúng ta
không biết chấp nhập nhận và chung sống với nó. Chúng ta chấp nhận và chung sống với
mâu thuẫn là cách để chúng ta điều khiển cuộc sống của mình. Có thể thấy rõ điều này qua
các ví dụ trên, đúng rằng mâu thuẫn là luôn tồn tại trong quan hệ của các đông nghiệp trong
cùng một công ty thế nhưng họ vẫn chấp nhận và chung sống với nó. Nếu mâu thuẫn đo
xuất phát từ sự ganh đua trong công việc thì mâu thuẫn sẽ giúp cho người đó nâng cao năng

lực cũng như năng suất lao động của mình để sáng bằng với người khác. Nếu mâu thuẫn đó
suất phát từ sự hiểu lầm nào đó thì nó sẽ giúp cho họ hiểu nhau hơn khi mâu thuẫn được giải
quyết. Như vậy, mâu thuẫn đã giúp ta điều khiển được cuộc sống néu chúng ta biết học cách
để chung song với nó.

13



×