Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu tạo dòng và tối ưu điều kiện biểu hiện gen mã hóa nattokinase trong bacillus subtilis bd170 tái tổ hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 112 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small> </small></b>

<b>ĐẠI HỌC HUẾ </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC </b>

<b>NGUYỄN THỊ ANH THƯ </b>

NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG VÀ TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN BIỂU HIỆN GEN MÃ HĨA NATTOKINASE

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ CƠNG NGHỆ SINH HỌC </b>

<b>HUẾ, 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐẠI HỌC HUẾ </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC </b>

<b>NGUYỄN THỊ ANH THƯ </b>

NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG VÀ TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA NATTOKINASE

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Lời Cảm Ơn

Trong suốt thời gian học tập và hoàn thnh lun ỏn, em ó nhn c rỗt nhiu sự quan tåm, giúp đỡ của quý ban lãnh đäo, q thỉy cơ giáo, q đồng nghiệp và các anh chị học viên và sinh viên. Em xin chân thành câm ơn sự giúp đỡ quý giá đó.

Đặc biệt, em xin bày tơ lịng biết ơn chån thành và lời câm ơn såu sắc đến Thæy giáo GS. TS. Nguyễn Hồng Lộc đã tận tình chỉ bâo và nhẫn näi với em trong suốt quá trình làm luận án, đã giúp đỡ em hồn thành luận án này. Nếu khơng có sự giúp đỡ của thỉy, thật sự em khơng thể có được như ngày hôm nay.

Em xin câm ơn các thỉy cơ giáo täi bộ mơn Cơng nghệ Sinh học, trường Đäi học Khoa học, Đäi học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài, đã động viên em chån thành và đæy cởi mở ngay từ những ngày đæu tiên.

Em xin cám ơn phòng Đào täo Sau đäi học trường Đäi học Khoa học, Đäi học Huế đã có nhiều giúp quý bỏu, tọo mi iu kin tt nhỗt em hoàn thành luận án này.

Em muốn gửi lời câm ơn đến Thỉy giáo TS. Nguyễn Minh Trí, Thổy ó giỳp em rỗt nhiu trong vic hon thnh cỏc th tc h s giỗy t em có thể bâo vệ thành cơng luận án.

Em xin gửi lời câm ơn đến Ban Giám đốc, Ban Đào täo và Công tác Sinh viên Đäi học Huế; Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức Hành chính và Thanh tra Pháp chế, quý đồng nghiệp Khoa Cơ bân, Trường Đäi học Y - Dược, Đäi học Huế đã luôn täo những điều kiện tt nhỗt em cú iu kin hon thnh luận án này.

Tôi xin chån thành cám ơn các bän học viên, sinh viên ngành Công ngh Sinh hc ó h tr rỗt nhiu trong q trình thực hiện các thí nghiệm của luận án, đã đồng hành cùng tôi suốt thời gian làm luận án.

Con xin gửi đến ba mẹ yêu quý ca con nhng li bit n chồn thnh nhỗt. Cám ơn ba mẹ luôn ở bên cänh con để chia sẻ, động viên con trong những ngày con làm luận án.

Cuối cùng xin gửi lời câm ơn đến người chồng yêu quý và hai con đã luôn bên cänh động viên, khuyến khích. Thật sự đåy là những động lực to lớn để tơi có thể đi đến thnh cụng ny.

Mt lổn na xin cõm n tỗt cõ vi lũng bit n v chồn thnh nhỗt!

<i><b>Tha Thiên Huế, tháng 2 năm 2024 </b></i>

<b>Nguyễn Thị Anh Thư </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<b>Người cam đoan </b>

<b>Nguyễn Thị Anh Thư </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ATP Adenosine triphosphate

ATPS Aqueous two-phase system Hệ hai pha nước

BDNF Brain-derived neurotrophic factor Yếu tố thần kinh nguồn gốc từ não BSA Bovine serum albumin

cAMP Cyclic adenosine monophosphate EDTA Ethylene diamine triacetic acid

ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay Kỹ thuật sinh hóa được dùng trong miễn dịch học

GFP Green fluorescent protein

IGF-1 Insulin-like growth factor-1 Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 IPTG Isopropyl

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

β-D-1-thiogalactopyranoside JAK1 Janus kinase 1

LB Luria Bertani ORF Open reading frame

PAI-1 Plasminogen activator inhibitor-1 PBS Phosphate Buffered Saline

PCR Polymerase chain reaction Phản ứng chuỗi Polymerase PEG polyethylene glycol

PMSF Phenylmethylsulfonyl fluoride

RBS Ribosome binding site SBTI Self-Directed Biological

SRP Signal recognition particle

STAT1 Signal transducer and activator of transcription 1

TCA Trichloroacetic acid

TGF-β Transforming growth factor beta

uPA Urokinase-type plasminogen activator

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới YPD Yeast peptone dextrose

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4 </b>

1.1. GIỚI THIỆU VỀ NATTOKINASE ... 4

1.1.1. Đặc điểm của nattokinase ... 4

1.1.2. Nguồn sản xuất nattokinase ... 6

<i>1.2. HỆ THỐNG BIỂU HIỆN Bacillus subtilis ... 18 </i>

<i>1.2.1. Vi khuẩn Bacillus subtilis ... 18 </i>

<i>1.2.2. Hệ thống vector biểu hiện ở Bacillus ... 19 </i>

<i>1.2.3. Hệ thống tiết ở Bacillus ... 20 </i>

<i>1.3. ỨNG DỤNG Bacillus subtilis TRONG SẢN XUẤT ENZYME TÁI TỔ HỢP .. 23 </i>

1.3.1. Nattokinase ... 23

1.3.2. Các enzyme khác ... 25

1.4. TINH SẠCH ENZYME BẰNG HỆ 2 PHA NƯỚC ... 27

1.4.1. Cấu tạo và đặc tính của hệ hai pha nước ... 28

1.4.2. Ứng dụng hệ hai pha trong tinh sạch enzyme ... 31

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ... 37

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37

<i>2.2.1. Phân lập gen mã hóa nattokinase từ các chủng B. subtilis C10 và N05 .. 37 </i>

<i>2.2.2. Tạo dòng gen mã hóa nattokinase trong tế bào E. coli TOP10 ... 38 </i>

<i>2.2.3. Biến nạp vector pHT43/nat05 và pHT43/natC10 vào Bacillus subtilis </i> BD170 ... 40

2.2.4. Biểu hiện nattokinase bằng hệ thống vector pHT43 ... 41

2.2.5. Xác định hoạt tính nattokinase ... 43

2.2.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố lên hoạt tính phân giải fibrin ... 44

2.2.7. Thử nghiệm khả năng phân giải fibrin trong máu thỏ bằng nattokinase tái tổ hợp ... 45

2.2.8. Tinh sạch nattokinase tái tổ hợp bằng hệ hai pha nước ... 45

2.3. XỬ LÝ THỐNG KÊ ... 47

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 48 </b>

<i>3.1. PHÂN LẬP GEN MÃ HÓA NATTOKINASE TỪ CÁC CHỦNG Bacillus subtilis……….48 </i>

<i>3.1.1. Khuếch đại gen mã hóa nattokinase từ các chủng B. subtilis ... 48 </i>

3.1.2. Tạo dòng gen nattokinase giả định trong vector pCR<sup>®</sup>2.1 ... 49

<i>3.1.3. Xác định trình tự gen nattokinase giả định từ các chủng B. subtilis ... 51 </i>

<i>3.2. TẠO DÒNG GEN nat05 VÀ natC10 TRONG Bacillus subtilis BD170 ... 54 </i>

<i>3.2.1. Tạo dòng gen nat05 và natC10 vào vector pHT43 ... 54 </i>

<i>3.2.2. Biến nạp vector pHT43 tái tổ hợp vào B. subtilis BD170 ... 56 </i>

<i>3.3. BIỂU HIỆN NATTOKINASE TÁI TỔ HỢP TRONG Bacillus subtilis BD170 . 57 3.3.1. Xác định dòng B. subtilis BD170 biểu hiện nattokinase mạnh ... 57 </i>

3.3.2. Đặc điểm của nattokinase tái tổ hợp ở dòng R4 ... 59

3.4. TINH SẠCH NATTOKINASE BẰNG HỆ HAI PHA NƯỚC ... 63

3.4.1. Ảnh hưởng của khối lượng phân tử PEG ... 63

3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ potassium phosphate ... 65

3.4.3. Thu hồi enzyme ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.4.4. Xác định khối lượng phân tử của nattokinase tái tổ hợp ... 67

<b>Chương 4. THẢO LUẬN ... 69 </b>

<i>4.1. PHÂN LẬP GEN MÃ HÓA NATTOKINASE TỪ CÁC CHỦNG Bacillus subtilis ... 69 </i>

<i>4.2. TẠO DÒNG GEN nat05 VÀ natC10 TRONG VECTOR BIỂU HIỆN pHT43 70 4.3. BIỂU HIỆN NATTOKINASE TÁI TỔ HỢP Ở Bacilus subtilis ... 71 </i>

4.3.1. Biểu hiện gen mã hóa nattokinase ... 71

4.3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố lên hoạt tính phân giải fibrin ... 74

4.3.3. Thử nghiệm khả năng phân giải cơ chất của nattokinase ... 77

4.4. TINH SẠCH NATTOKINASE BẰNG HỆ HAI PHA NƯỚC ... 79

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 81 </b>

1. KẾT LUẬN ... 81

2. KIẾN NGHỊ ... 81

<b>DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 82 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 83 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

<i>Bảng 1.1. Một số chủng vi khuẩn Bacillus sản xuất được phân lập từ thực phẩm </i>

lên men truyền thống ... 6

Bảng 1.2. Nguồn sinh vật sản xuất enzyme thủy phân fibrin. ... 11

<i>Bảng 2.1. Trình tự các primer dùng để khuếch đại PCR gen nattokinase từ B. subtilis C10 và N05 ... 38 </i>

<i>Bảng 3.1. Hoạt độ protease của các dòng B. subtilis BD170 tái tổ hợp ... 58 </i>

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính nattokinase của Nat05 ... 60

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính nattokinase của Nat05 ... 61

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các ion kim loại và chất hoạt động bề mặt lên hoạt tính nattokinase của Nat05... 62

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của PEG 2000 và PP 20% đến sự phân tách nattokinase. .. 64

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của PEG 6000 và PP 20% đến sự phân tách nattokinase. .. 64

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của PEG 10000 và PP 20% đến sự phân tách nattokinase . 65 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của PP 15% đến sự phân tách nattokinase ... 65

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của PP 25% đến sự phân tách nattokinase ... 66

Bảng 3.10. Độ tinh sạch và hiệu suất thu hồi enzyme khi sử dụng hệ hai pha nước <i>của B. subtilis BD170 tái tổ hợp ... 67 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Hình 1.1. Cấu trúc khơng gian 3 chiều của nattokiase ... 5

Hình 1.2. Cơ chế hoạt động của nattokinase trong chống đông máu. ... 14

<i>Hình 1.3. Hình ảnh kính hiển vi điện tự quét tế bào B. subtilis 168. ... 19 </i>

<i>Hình 1.4. Sơ đồ biểu diễn hệ thống mạng lưới các con đường tiết protein của B. subtilis. ... 21 </i>

Hình 1.5. Sơ đồ mô tả hệ thống tiết protein theo con đường Sec và các thành phần <i>tham gia ở B. subtilis.. ... 23 </i>

Hình 1.6. Sơ đồ phân tách q trình chuyển hóa sinh học bằng hệ hai pha ... 28

Hình 1.7. Các giai đoạn phân tách và tinh sạch enzyme bằng hệ hai pha PEG/muối. ... 30

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tách nattokinase bằng hệ 2 pha. ... 47

Hình 3.1. Khuếch đại PCR với cặp mồi NatF và NatR từ DNA tổng số.. ... 48

Hình 3.2. Tinh sạch sản phẩm PCR.. ... 49

Hình 3.3. Kiểm tra khuẩn lạc mang sản phẩm PCR với cặp mồi đặc hiệu. ... 50

Hình 3.4. Sơ đồ vector pCR<sup>®</sup>2.1 mang gen mã hóa nattokinase. ... 50

<i>Hình 3.5. So sánh trình tự của các gen nat05 và natC10 phân lập được với trình tự gen aprN từ chủng B. subtilis MTCC 7164 ... 53 </i>

Hình 3.6. So sánh trình tự amino acid suy diễn của các gen phân lập được với <i>trình tự nattokinase từ chủng B. subtilis MTCC 7164 . ... 54 </i>

Hình 3.7. Kiểm tra sự hiện diện gen mã hóa nattokinase trong vector pHT43 ở <i>chủng vi khuẩn E. coli TOP10 bằng phản ứng PCR. ... 55 </i>

Hình 3.8. Sơ đồ vector pHT43 mang gen mã hóa nattokinase.. ... 55

<i>Hình 3.9. Kiểm tra sự hiện diện của vector pHT43 tái tổ hợp trong B. subtilis </i> BD170 bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu.. ... 56

<i>Hình 3.10. Vịng phân giải sữa tách béo của các dòng B. subtilis BD170 tái tổ hợp </i> khi cảm ứng IPTG ở nồng độ 1 mM. ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 3.11. Vịng phân giải fibrinogen của dịng R4 khi đƣợc cảm ứng với IPTG ở các Hình 3.14. Điện di sản phẩm tinh sạch trên polyacrylamide gel 12%. ... 68 Hình 3.15. Điện di sản phẩm tinh sạch trên polyacrylamide gel có bổ sung cơ chất. ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch là những bệnh rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và là nguyên nhân chính gây đột tử ở người. Theo thống kê của WHO, khoảng 17,7 triệu người chết mỗi năm trên thế giới liên quan đến bệnh tim mạch, trong đó chủ yếu bệnh thiếu máu cục bộ, cao huyết áp và các bệnh mạch máu não. Nhồi máu cơ tim, đột quỵ do thiếu máu, tắc nghẽn phổi, cục máu đông tĩnh mạch là các chứng bệnh do rối loạn đơng máu gây ra. Ở người bình thường, sự tích tụ fibrin và phân hủy fibrin trong máu được duy trì cân bằng, tuy nhiên khi fibrin không bị phân hủy gây nên sự mất cân bằng, dẫn đến nhồi máu cơ tim và các rối loạn đơng máu khác. Khi đó, máu đơng sẽ hình thành trong thành mạch [119].

Phân giải fibrin đóng vai trò quan trọng trong liệu pháp điều trị các bệnh tắc nghẽn mạch máu. Do bản chất fibrin là các protein nên chúng sẽ bị phân hủy bằng protease. Các protease thường được sử dụng trong điều trị gồm có nattokinase, urokinase, streptokinase và plasmin. Urokinase và plasmin luôn hiện diện trong cơ thể người nhưng sự tích lũy plasmin có thể gây ra hiện tượng xuất huyết trong. Streptokinase có nguồn gốc từ vi sinh vật, có giá thành sản xuất rẻ, tuy nhiên gây ra đáp ứng miễn dịch khi đưa vào cơ thể, tạo ra hiệu ứng không mong muốn như xuất huyết trong và dị ứng. Hiện nay, nattokinase là liệu pháp chính được sử dụng để chống lại các bệnh máu đông [91, 99].

Natto là một sản phẩm lên men từ đậu nành được người Nhật sử dụng trên 2000 năm như thuốc tự nhiên phòng và trị các bệnh tim mạch. Thành phần chính của Natto là nattokinase, đây là một serine protease [102]. Nattokinase phân hủy máu đông trực tiếp thông qua thủy phân sợi fibrin và cơ chất plasmin, chuyển đổi prourokinase nội sinh đến urokinase, phân hủy tác nhân ức chế lên plasminogen và tăng mức độ hoạt hóa plasminogen ở mơ qua đó tăng cường hoạt tính thủy phân fibrin [119, 126]. Ngồi ưu điểm ít tác dụng phụ lên mạch máu, nattokinase dễ dàng được hấp thụ qua đường ruột và có hoạt tính rất mạnh sau khi hấp thụ trong tá tràng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Những ưu điểm này giúp nattokinase dễ sử dụng và hoạt tính thủy phân fibrin có thể áp dụng chống lại bệnh máu đơng [35, 45]. Ngồi ra, nattokinae cịn được sử dụng trong điều trị huyết áp [28] hay được sử dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh Alzheimer [31].

Công nghệ DNA tái tổ hợp đã góp phần tạo ra một lượng lớn enzyme công

<i>nghiệp như protease, amylase, và lipase từ vi khuẩn Gram dương và nấm. Bacillus </i>

là một trong những nhóm vi sinh vật được ứng dụng nhiều nhất để sản xuất enzyme, phụ gia thực phẩm, vitamin, kháng sinh và thuốc diệt côn trùng. Bên cạnh ưu điểm

<i>sản xuất protein ngoại bào mạnh, vi khuẩn thuộc chi Bacillus còn sử dụng sản xuất </i>

các protein tái tổ hợp khơng glycosyl hóa do đặc tính di truyền của chúng được nghiên cứu rất kỹ và dễ dàng kiểm sốt q trình sinh tổng hợp thông qua các kỹ thuật di truyền [29]. Bên cạnh đó, trình tự tín hiệu peptide của chúng có thể được sử dụng trong sản xuất các protein dung hợp. Đặc biệt, các trình tự tín hiệu peptide dễ dàng được tối ưu cho từng loại protein đích, vì vậy tăng cường đáng kể hiệu quả sản xuất ngoại bào các protein tái tổ hợp [15].

<b>Trên cơ sở đó, chúng tơi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tạo dòng và tối ưu </b>

<i><b>điều kiện biểu hiện gen mã hóa nattokinase trong Bacillus subtilis BD170 tái tổ </b></i>

<b>hợp” nhằm mục đích cung cấp nguồn dược chất tự nhiên cho các ứng dụng trong </b>

lĩnh vực y dược học.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i>Phân lập, tạo dịng gen mã hóa nattokinase từ các chủng Bacillus subtilis tự nhiên và biểu hiện thành công nattokinase tái tổ hợp trong chủng B. subtilis BD170. </i>

Nattokinase tái tổ hợp được biểu hiện mạnh và có khả năng phân hủy cục máu đông.

<b>3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Nội dung nghiên cứu </b></i>

<i>- Phân lập gen mã hóa nattokinase từ các chủng B. subtilis tự nhiên - Tạo dòng gen mã hóa nattokinase trong B. subtilis BD170 </i>

<i>- Biểu hiện nattokinase tái tổ hợp trong B. subtilis BD170 </i>

- Tinh sạch nattokinase bằng hệ hai pha nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>Phạm vi nghiên cứu </b></i>

- Nghiên cứu được thực hiện tại Phịng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ Sinh học, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

<b>4. Đóng góp mới của luận án </b>

Luận án đã phân lập và tạo dịng các gen mã hóa nattokinase từ các chủng

<i>Bacillus subtilis tự nhiên N05 và C10, biểu hiện thành công trong chủng B. subtilis </i>

BD170. Nattokinase tái tổ hợp đã được thu hồi, tinh sạch bằng hệ 2 pha nước, phân tích đặc điểm và bước đầu thử nghiệm phân hủy cục máu đông mạnh với enzyme

<b>được kết tủa bằng acetone </b>

<b>5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án </b>

Nattokinase là enzyme có vai trị quan trọng trong y học, đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nattokinase thường được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng và được sử dụng phổ biến ở những người mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh tim, tăng huyết áp, mỡ máu, đột quỵ, đau thắt ngực, huyết khối tĩnh mạch sâu, xơ vữa động mạch, … Vì vậy, nghiên cứu sản xuất nattokinase bằng công nghệ DNA tái tổ hợp nhằm tăng khả năng sản xuất enzyme này là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần vào việc phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. GIỚI THIỆU VỀ NATTOKINASE 1.1.1. Đặc điểm của nattokinase </b>

<i>Nattokinase được mã hóa bởi gen aprN và được sinh tổng hợp ở dạng tiền chất </i>

với tín hiệu peptide và trình tự propeptide nằm ở đầu tận cùng NH<sub>2</sub> trong cấu trúc

<i>enzyme [83]. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy nattokinase từ Bacilus subtilis là </i>

một serine protease có khối lượng phân tử khoảng 27-29 kDa và pI khoảng 8,6 [52, 83, 84, 115]. Gần đây, nhiều nattokinase khác đã được phân lập và công bố, chẳng

<i>hạn, Pinontoan và cs (2021) đã phân lập được 6 nattokinase từ chủng B. subtilis G8, </i>

các enzyme này có khối lượng phân tử từ 13,7 đến 42 kDa, trong đó enzyme có khối lượng phân tử 20 kDa thể hiện hoạt tính mạnh nhất [96]. Minh và cs (2022)

<i>nhận thấy sau khi tinh sạch nattokinase từ B. subtilis TH9, có 3 băng với khối lượng </i>

phân tử khoảng 21, 27 và 37 kDa thể hiện hoạt tính thủy phân fibrin [76].

<i>Phân tích cấu trúc 3 chiều cho thấy, nattokinase từ chủng B. subtilis natto là </i>

một chuỗi polypeptide đơn không chứa liên kết disulfide. Enzyme chứa 9 chuỗi xoắn α, 9 vị trí gấp cuộn β (Gln2, Asp41, Leu75, Asn77, Ile79, Val81, Ala169, Tyr171, Thr174) và 2 vị trí gắn Ca<sup>2+</sup>. Trung tâm hoạt động của enzyme là Asp32-His64-Ser221, trong khi vị trí gắn cơ chất chứa các amino acid là Ser125, Leu126, Gly127 (Hình 1.1). Tương tự các serine protease khác, 7 vị trí gấp cuộn β của nattokinase nằm gần trung tâm hoạt động của phân tử enzyme, 2 vị trí gấp cuộn khác nằm gần đầu tận cùng NH<sub>2</sub>. 9 gấp cuộn β nằm ngược với 9 cấu trúc xoắn α, trong đó có 7 xoắn α có bề mặt tương tự nhau [127].

Cơ chế xúc tác của nattokinase hiện nay chưa được cơng bố. Từ mơ hình cấu trúc 3 chiều cũng như so sánh với các protease khác cho thấy cơ chế phân tử của nattokinase cũng tương tự như các alkaline serine protease khác [127]. Cấu trúc

<i>nattokinase tương đồng cao với subtilisin E trong họ serine protease của Bacillus </i>

[91]. Nattokinase là một protease khơng có cysteine, vì vậy khơng có liên kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

disulfide giữa các amino acid. Khi có sự hiện diện của PMSF, nattokinase mất hầu hết hoạt tính enzyme tương tự như các enzyme khác trong họ serine protease. Mặc dù được xếp vào nhóm sublitisin trong họ protease nhưng nattokinase khác với subtilisin ở đặc tính tác dụng mạnh trên cơ chất fibrin [91, 124].

<b>Hình 1.1. Cấu trúc không gian 3 chiều của nattokiase [127]. A. Vị trí liên kết </b>

calcium (màu vàng), B. Cấu trúc không gian 3 chiều, C. ba vị trí xúc tác của nattokinase (His-64, Asp-32 và Seb-221).

Nghiên cứu đột biến điểm định hướng và động học phân tử của các mơ hình cấu trúc 3D cho thấy liên kết hydrogen giữa các amino acid Ser33, Asp60, Ser62 và Thr220 giúp ổn định phản ứng, các amino acid Ser125, Leu126 và Gly127 đóng vai trị liên kết với cơ chất. Trong khi đó, các amino acid Ser3, Gly100, Ser101 và Leu126 chịu trách nhiệm hoạt tính thủy phân fibrin [121].

Nghiên cứu đánh giá độc tính nattokinase lên mơ hình động vật thí nghiệm cũng như người cho thấy nattokinase an tồn, khơng gây đột biến di truyền ở điều

<i>kiện thí nghiệm in vitro. Bên cạnh đó, nattokinase không gây ra sự khác biệt nào </i>

sau 28 ngày thí nghiệm trên chuột ở mức bổ sung 157 mg/kg/ngày và 90 ngày với mức 1000 mg/kg/ngày. Các phân tích ở mức độ tế bào cũng khơng cho thấy có tổn thương nào. Kiểm tra trên người với mức bổ sung 10 mg/kg/ngày liên tục trong 4 tuần cho thấy nattokinase không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào. Nghiên cứu đã cho thấy nattokinase không có hoặc có độc tính ở mức độ rất thấp khi sử dụng với liều lượng 10 mg/kg/ngày [58].

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.1.2. Nguồn sản xuất nattokinase </b>

<i>1.1.2.1. Vi khuẩn Bacillus </i>

Nattokinase được sản xuất từ các nguồn vi sinh vật khác nhau, chủ yếu từ thực phẩm lên men như Natto của Nhật Bản, Chungkook-jang và Meju của Hàn Quốc, Gembus của Indonesia, Douchi của Trung Quốc. Natto là một sản phẩm đậu nành lên men được xem là nguồn nguyên liệu tốt nhất để sản xuất nattokinase. Chungkook-Jang cũng là sản phẩm lên men từ đậu nành và cũng là nguồn nguyên liệu phổ biến cho sản xuất nattokinase (Bảng 1.1) [91, 92, 99].

<i><b>Bảng 1.1. Một số chủng vi khuẩn Bacillus sản xuất được phân lập từ thực phẩm lên men </b></i>

truyền thống [91]

<b>Chủng vi khuẩn Nguồn phân lập Tên enzyme </b>

<i>B. natto </i> Natto, Nhật Bản Nattokinase, NK

<i>B. amyloliquefaciens DC-4 </i> Douchi, Trung Quốc Subtilisin DFE

<i>Bacillus sp. CK </i> Chungkook-jang, Hàn Quốc CK

<i>Bacillus sp. DJ-4 </i> Doen-jang, Hàn Quốc Subtilisin DJ-4

<i>Bacillus sp. DJ-2 </i> Doen-jang, Hàn Quốc bpDJ-2

<i>Bacillus sp. KA38 </i> Jeot-gal, Hàn Quốc Jeot-gal enzyme

<i>B. subtilis QK02 </i> Đậu nành lên men, Hàn Quốc QK-1 và QK-2

<i>Bacillus firmus NA-1 </i> Natto, Nhật Bản -

<i>B. subtilis IMR-NK1 </i> Natto, Đài Loan -

<i>Bacillus sp. KDO-13 </i> Bơ đậu, Hàn Quốc -

Fujita và cs (1993) đã tinh sạch enzyme có hoạt tính thủy phân fibrin từ thực phẩm lên men Natto gọi là nattokinase. Nattokinase được tách chiết từ Natto bằng dung dịch muối sinh lý, sau đó được tinh sạch theo trình tự sắc ký kỵ nước, sắc ký trao đổi ion và sắc ký lọc gel. Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự enzyme cho thấy có 275 amino acid với khối lượng phân tử khoảng 27,78 kDa. Trình tự enzyme này tương đồng cao với nhóm enzyme subtilisin. Nattokinase tinh sạch ngồi đặc tính thủy phân sợi fibrin cịn có khả năng thủy phân nhiều cơ chất peptide tổng hợp khác nhau. Trong số các peptide tổng hợp được khảo sát thì trình tự peptide Suc-Ala-Ala-Pro-Phe-pNA cho hiệu quả thủy phân cao nhất. Enzyme bị ức chế mạnh bởi PMSF

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

ở cả 2 đặc tính thủy phân fibrin và thủy phân peptide cho thấy nattokinase thuộc họ serine protease [34].

Wei và cs (2012) đã phân lập chủng vi khuẩn sinh nattokinase từ sản phẩm đậu nành lên men để sản xuất nattokinase làm thực phẩm chức năng. Kết hợp phương pháp hóa sinh xác định hoạt tính enzyme và giải trình tự gen 16S rDNA,

<i>nhóm tác giả đã định danh được một chủng thuộc B. subtilis và đặt tên là LSSE-22. </i>

Hoạt độ nattokinase đạt giá trị 356,25 FU/g cơ chất. Nattokinase sau đó được tách chiết với ethanol 50% và kết tủa với ethanol 70%, hỗn hợp sau kết tủa có hoạt tính nattokinase 4000 FU/g [118].

<i>Chủng vi khuẩn B. subtilis ICTF-1 phân lập từ nước biển và được xác định có </i>

sản xuất nattokinase nhờ phương pháp thử hoạt tính với fibrin. Enzyme sau đó được tinh sạch bằng sắc ký trao đổi ion để khảo sát đặc tính. Băng protein của enzyme tinh sạch có khối lượng phân tử khoảng 28 kDa trên hình ảnh điện di SDS-PAGE. pH tối ưu cho hoạt tính enzyme từ 7-11 với giá trị tối ưu là pH 9. Nhiệt độ tối ưu của enzyme từ 50-60<sup>o</sup>C. Hoạt tính enzyme giảm mạnh khi có mặt PMSF, Zn<sup>2+</sup>, Fe<sup>3+</sup> và Hg<sup>2+</sup> [71].

<i>Chủng vi khuẩn B. subtilis RJA19 được phân lập từ đậu nành lên men và định </i>

danh phân tử bằng trình tự gen 16S rDNA. Chủng RJA19 sản xuất nattokinase cao nhất sau 72 giờ nuôi cấy ở 50<sup>o</sup>C và pH 9. Cơ chất lactose và peptone giúp tăng khả năng sản xuất enzyme. Nattokinase sau khi thu nhận từ dịch nuôi cấy được phân tích SDS-PAGE cũng như khảo sát các đặc tính của nó. Kết quả cho thấy enzyme có khối lượng phân tử khoảng 35 kDa, hoạt động ổn định trong khoảng pH 9,5-11 (tối ưu là 9,5). Nhiệt độ tối ưu cho hoạt tính enzyme là 65<sup>o</sup>C và độ bền nhiệt lên đến 85<sup>o</sup>C [56].

Các chủng vi khuẩn có hoạt tính nattokinase cũng được phân lập từ đậu nành lên men truyền thống của Trung Quốc bằng phương pháp sàng lọc đĩa fibrin. Từ

<i>những nghiên cứu đó, chủng vi khuẩn B. subtilis MX-6 đã được tuyển chọn có hoạt tính nattokinase rất mạnh. Gen aprN mã hóa nattokinase cũng được khuếch đại, tạo </i>

dịng, giải trình tự và so sánh với cơ sở dữ liệu của GenBank. Nattokinase từ dịch nuôi cấy được kết tủa bằng ammonium sulfate sau đó được tinh sạch bằng phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

pháp sắc ký. Enzyme tinh khiết được phân tích SDS-PAGE cho một băng protein có khối lượng phân tử khoảng 28 kDa. Chủng MX-6 cho hiệu quả sản xuất nattokinase cao nhất sau 72 giờ ni cấy với vịng phân hủy fibrin đạt 21,6 mm [72].

Bên cạnh việc thu nhận nattokinase, các nghiên cứu tối ưu hóa sản xuất

<i>enzyme này từ B. subtilis cũng đã được quan tâm trong những năm qua. Mahajan và cs (2012) đã nghiên cứu tối ưu hóa thành phần mơi trường cho chủng B. subtilis </i>

ICTF-1 phân lập từ đất ven biển. Các tác giả khảo sát ảnh hưởng của 8 yếu tố lên hoạt tính thủy phân fibrin bao gồm: pH mơi trường, nồng độ maltose, peptone đậu nành, dịch chiết nấm men, K<sub>2</sub>HPO<sub>4</sub>, MgSO<sub>4</sub>, CaCl<sub>2</sub> và NaCl trong 18 thí nghiệm khác nhau. Kết quả cho thấy nồng độ MgSO<sub>4</sub> và CaCl<sub>2</sub> có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng enzyme thu được trong khi pH có ảnh hưởng không đáng kể. Tăng nồng độ maltose kết hợp với K<sub>2</sub>HPO<sub>4</sub> và MgSO<sub>4</sub> cũng cải thiện hiệu suất enzyme. Bên cạnh đó, peptone đậu nành, dịch chiết nấm men, CaCl<small>2</small> và NaCl khi sử dụng ở nồng độ thấp cho hoạt tính enzyme cao nhất. Dựa trên các kết quả thu được, môi trường tối

<i>ưu cho chủng B. subtilis ICTF-1 sản xuất nattokinase được đề xuất gồm có 30 g/L </i>

maltose, 5 g/L peptone đậu nành, 15 g/L dịch chiết nấm men, 1,5 g/L K<small>2</small>HPO<sub>4</sub>, 1,25 g/L MgSO<sub>4</sub>, 0,25 g/L CaCl<sub>2</sub> và 10 g/L NaCl (pH 8) cho hoạt độ enzyme lên tới 8.814 U/mL [71].

Unrean và cs (2012) đã tối ưu hóa q trình sản xuất nattokinase từ vi khuẩn

<i>B. subtilis K-C3 trong hệ lên men mẻ có bổ sung dinh dưỡng. Sau khi khảo sát và </i>

tối ưu các nguồn cơ chất ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme kết quả cho thấy glycerol là nguồn cơ chất tốt nhất để sản xuất nattokinase đồng thời hạn chế sự hình thành các sản phẩm phụ. Q trình tối ưu hóa ở hệ lên men sử dụng mơ hình động học với tốc độ sinh trưởng đặc trưng (specific growth rate) được cố định thông qua kiểm soát lượng glycerol bổ sung. Kết quả thu được sinh khối cực đại đạt 73,47 g/L và hoạt tính nattokinase là 9198,5 U/mL sau 28 giờ nuôi cấy. Lượng enzyme trung bình thu nhận được là 61,36 U/g. Hiệu suất nattokinase thu được trong hệ lên men đạt 545,95 U/giờ, cao hơn 20 lần so với lên men mẻ [112].

<i>Chủng B. subtilis RJAS19 phân lập từ thực phẩm lên men Natto cũng đã được </i>

sử dụng để sản xuất nattokinase và khảo sát đặc tính của enzyme sau tinh sạch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Thành phần môi trường bao gồm nguồn carbon (saccharose, lactose, glucose, tinh bột, fructose, mannose), nguồn nitrogen (dịch chiết nấm men, dịch chiết thịt bò, peptone, ammonium chloride, sodium nitrate, ammonium carbonate) và điều kiện nuôi cấy như thời gian, pH, nhiệt độ đã được khảo sát và tối ưu. Kết quả cho thấy lactose là nguồn carbon tốt nhất trong khi saccharose, glucose và fructose làm giảm lượng enzyme thu nhận. Trong số các nguồn nitrogen được nghiên cứu, peptone cho sinh khối tế bào và hoạt độ enzyme cao nhất, trong khi dịch chiết thịt bò, ammonium chloride, ammonium nitrate cho hoạt độ enzyme thấp. Lượng enzyme thu được đạt cực đại sau 72 giờ nuôi cấy ở 50<small>o</small>C với pH 9 [56].

<i>Zhang và cs (2021) đã phân lập được chủng B. subtilis JNFE0126 từ sữa lên </i>

men có thể hiện hoạt tính thủy phân thrombin. Nhiệt độ và pH tối ưu cho hoạt động của nattokinase là 40<sup>o</sup>C và pH 7,0. Hoạt độ thủy phân thrombin của enzyme trong dịch lên men sữa là 215,1 U/mL sau 8 giờ lên men. Khả năng lên men sữa của chủng

<i>JNFE0126 được đánh giá là tương tự các chủng truyền thống như Lactobacillus </i>

<i>bulgaricus và Streptococcus. Việc sử dụng chủng JNFE0126 để lên men sữa còn có tác </i>

dụng làm giảm hiện tượng máu đơng khi thử nghiệm trên chuột [131].

<i>Bacillus subtilis 13932 là chủng có khả năng sản xuất nattokinase mạnh. Li và </i>

<i>cs (2021) đã tối ưu quy trình sản xuất nattokinase từ chủng B. subtilis 13932 bằng </i>

cách sử dụng nguồn nitrogen từ nước thải chế biến tofu. Tác giả đã thành công trong việc sản xuất ở quy mơ 7L và 100L, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất tofu gây ra đồng thời hạ giá thành sản xuất nattokinase [60]. Zhang và cs (2023) tiếp tục tối ưu quá trình sản xuất nattokinase từ chủng này sử dụng hạt cây gai dầu làm cơ chất trong lên men thể rắn. Nuôi cấy ban đầu được thực hiện với tỷ lệ cơ chất: nước là 1:2, độ dày cơ chất 2,9 cm, tỷ lệ cấy giống 10% và độ ẩm là 75,2%, nhiệt độ 35<small>o</small>C với thời gian lên men 20 giờ. Các tác giả đã thu được enzyme có hoạt độ 7067,12 IU/g [130].

<i>Ở Việt Nam, các nghiên cứu tối ưu sản xuất nattokinase từ B. subtilis cũng đã </i>

được thực hiện. Phương pháp tối ưu hóa bề mặt đã được Trần Quốc Tuấn và cs

<i>(2014) sử dụng để tăng cường sản xuất nattokinase từ chủng vi khuẩn B. subtilis BD104 mang gen mã hóa nattokinase aprN trên plasmid pBG01-aprN và được cảm </i>

ứng bằng IPTG. Bảy nguồn nitrogen (peptone, peptone đậu nành, cao nấm men,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tryptone, (NH<sub>4</sub>)<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>, NaNO<sub>3</sub> và glutamate) và năm nguồn carbon (glucose, fructose, xylose, maltose và saccharose) khác nhau được khảo sát kết hợp MgSO<sub>4</sub>, CaCl<sub>2</sub> và K<sub>2</sub>HPO<sub>4</sub>. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nitrogen hữu cơ cho hoạt tính nattokinase cao hơn nitrogen vô cơ, và cao nhất là peptone đậu nành, đạt 92 FU/mL. Trong khi đó bổ sung maltose vào môi trường nuôi cấy sẽ cho hoạt tính enzyme cao nhất đạt 85 FU/mL. Sử dụng nguồn nitrogen peptone đậu nành và maltose làm nguồn carbon, các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme như MgSO<sub>4</sub>, CaCl<sub>2</sub>, K<sub>2</sub>HPO<sub>4</sub>, NaCl với các mức nồng độ khác nhau cũng được thử nghiệm. Kết quả cho thấy môi trường tối ưu cho q trình ni cấy có thành phần 10 g/L pepton đậu nành, 0,88 g/L MgSO<sub>4</sub> và 5 g/L NaCl. Hoạt tính nattokinase cao nhất thu được là 152 FU/mL sau 16 giờ nuôi cấy [6].

<i>Bui và cs (2020) đã tối ưu quá trình sản xuất nattokinase từ B. subtilis natto </i>

bằng nuôi cấy lên men rắn. Điều kiện tối ưu cho quá trình lên men là cơ chất dày 3 cm, tỷ lệ tiếp giống theo tỷ lệ 1:50, thời gian lên men 42 giờ. Tại điều kiện tối ưu,

<i>hoạt độ enzyme thu được là 16,55 U/mL. chủng B. subtilis natto có thể được tái sử </i>

dụng với hoạt độ cao n hất thu được là 14,10 U/mL [16].

<i>Bên cạnh B. subtilis, nhiều lồi thuộc chi Bacillus khác cũng có khả năng tiết ra nattokinase. Peng và cs (2003) đã phân lập chủng vi khuẩn B. amyloliquefaciens </i>

DC-4 từ Douchi. Chủng này tiết enzyme có hoạt độ riêng 407 U/mg protein tổng số. Enzyme có hoạt tính thủy phân fibrin đã được tinh sạch và khảo sát các đặc điểm lý hóa của chúng. Kết quả điện di SDS-PAGE và phân tích điểm đẳng điện cho thấy enzyme có khối lượng phân tử khoảng 28 kDa và pI = 8. pH tối ưu cho hoạt động enzyme có giá trị khoảng 9 và nhiệt độ tối thích là 48<sup>o</sup>C. Enzyme tinh khiết có thể phân hủy fibrin tự nhiên cũng như một số cơ chất tổng hợp nhân tạo khác. PMSF ức

<i>chế hoàn tồn hoạt tính enzyme [90]. Chủng B. polyfermenticus được phân lập từ </i>

Meju, sản phẩm giống cho quá trình lên men đậu nành trong chế biến món ăn Kochujang và Doenjang của Hàn Quốc. Phân tích hoạt tính thủy phân fibrin cho

<i>thấy B. polyfermenticus mạnh hơn so với các chủng vi khuẩn Bacillus khác của hỗn </i>

hợp. Gen mã hóa enzyme cũng được phân lập và có độ tương đồng cao với gen

<i>nattokinase của vi khuẩn B. subtilis natto [78]. </i>

Từ sáu mẫu mắm tôm thu nhận tại ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam, Anh và cs (2015) đã kiểm tra hoạt tính thủy phân fibrin cũng như sàng lọc các

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>chủng vi khuẩn có liên quan. Kết quả phân lập được chủng vi khuẩn Bacillus sp. từ </i>

mẫu mắm tơm miền Trung có hoạt lực cao nhất. Nghiên cứu sản xuất nattokinase từ

<i>chủng Bacillus sp. phân lập bằng phương pháp tối ưu hóa bề mặt cho kết quả lượng </i>

enzyme đạt cao nhất là 6,85 FU/mL trong môi trường chứa 1,5% bột tôm và 1,44% NaCl với thời gian nuôi cấy là 32 giờ ở 33<sup>o</sup>C [7].

<i>Để tăng cường khả năng sản xuất nattokinase từ chủng B. licheniformis BL11, Li và cs (2023) đã knockout gen pgsC nhằm hạn chế sinh tổng hợp sản phẩm trung </i>

gian là poly-γ-glutamic acid (γ-PGA). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ biểu hiện các gen tăng lên đáng kể. Hoạt độ nattokinase cao nhất thu được là 2522,2 FU/mL sau 54 giờ lên men [62].

<i>1.1.2.2. Các nguồn sinh vật khác </i>

<i>Bên cạnh chi Bacillus cịn có nhiều loại vi sinh vật khác có khả năng sản xuất </i>

enzyme có hoạt tính thủy phân fibrin như các loài vi khuẩn khác, xạ khuẩn, nấm, tảo biển, giun đất được trình bày ở bảng 1.2.

Các chủng vi sinh vật từ sữa bị được phân lập dựa trên hoạt tính β-hem, sau đó được sàng lọc hoạt tính nattokinase. Kết quả cho thấy trong số 10 chủng vi khuẩn có hoạt tính β-hem có một chủng có hoạt tính nattokinase. Định danh phân tử

<i>cho thấy đó là vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và được đặt tên chủng là CMSS. </i>

Chủng CMSS sản xuất nattokinase mạnh nhất ở pH 7 và nhiệt độ 25<sup>o</sup>C với hoạt độ

<i>enzyme thu được khoảng 1500 U/mL. P. aeruginosa CMSS sản xuất nattokinase </i>

mạnh trong môi trường có bổ sung bột vỏ tơm đạt giá trị 2524 U/mL. Thí nghiệm thủy phân sợi huyết cho thấy nattokinase có khả năng tiêu huyết sau khoảng 2 giờ phản ứng. Nattokinase được tinh sạch một phần và điện di trên SDS-PAGE cho băng protein có khối lượng phân tử khoảng 21 kDa [18].

<b>Bảng 1.2. Nguồn sinh vật sản xuất enzyme thủy phân fibrin [53, 91]. </b>

<b>Vi khuẩn </b>

<i><b>Streptococcus hemolyticus </b></i> <b>Vết thương </b>

<i><b>Staphylococcus aureus </b></i> <b>Da người </b>

<i><b>Treponema denticola </b></i> <b>Nướu răng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Tên sinh vật Nguồn phân lập </b>

<i><b>Chryseobacterium taeanense TKU001 </b></i> <b>Đất </b>

<i><b>Pseudomonas sp. TKU015 </b></i> <b>Đất </b>

<i><b>Paenibacillus polymyxa EJS-3 Rễ cây Stemona japonica </b></i>

<b>Xạ khuẩn </b>

<i><b>Actinomyces thermovulgaris T-54 </b></i> <b>Thư viện vi sinh vật </b>

<i><b>Streptomyces sp. NRC 411 </b></i> <b>Thư viện vi sinh vật </b>

<i><b>Streptomyces sp. Y405 </b></i> <b>Thư viện vi sinh vật </b>

<i><b>Streptomyces megaspores SD5 </b></i> <b>Suối nước nóng </b>

<i><b>Streptomyces sp. CS624 </b></i> <b>Đất </b>

<b>Nấm </b>

<i><b>Flammulina velutipes </b></i> <b>Thư viện nuôi cấy </b>

<i><b>Cochliobolus lunatus </b></i> <b>Thư viện nuôi cấy </b>

<i><b>Penicillium chrysogenum H9 </b></i> <b>Đất </b>

<i><b>Fusarium pallidoroseum </b></i> <b>Đất </b>

<i><b>Ganoderma lucidum </b></i> <b>Thư viện nuôi cấy </b>

<i><b>Fusarium oxysporum </b></i> <b>Thư viện nuôi cấy </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Enzyme có hoạt tính thủy phân fibrin cũng được tìm thấy trên nấm Fusarium </i>

sp. BLB phân lập từ lá atiso đỏ và có khối lượng phân tử khoảng 27 kDa trên điện di SDS-PAGE. Enzyme có hoạt tính cao nhất ở pH 9,5 và nhiệt độ 50<sup>o</sup>C, độ bền pH cao với khoảng pH từ 2,5 đến 11,5 trong khi độ bền nhiệt dưới 50<sup>o</sup>C. DFP và PMSF ức chế mạnh hoạt tính enzyme như hầu hết các serine protease khác [109].

<i>Xạ khuẩn Streptomyces cũng được xem là nguồn sản xuất enzyme thủy phân fibrin. Enzyme thủy phân fibrin từ chủng S. rubiginosus VITPSSM đã được phân </i>

lập và xác định khối lượng phân tử bằng điện di SDS-PAGE và điện di cơ chất. Kết quả cho thấy có băng protein với khối lượng phân tử khoảng 45 kDa. Ở điều kiện tối ưu với nguồn cơ chất bột đậu nành, glycerol, pH 7,2 và nhiệt độ 37<sup>o</sup><i>C, S. </i>

<i>rubiginosus sản xuất enzyme đạt giá trị cao hơn 2 lần ở điều kiện ni cấy bình </i>

thường [27].

Bên cạnh vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm mốc, enzyme thủy phân fibrin cịn được

<i>tìm thấy ở tảo biển. Matsubara và cs (2000) đã phân lập được loài tảo biển Codium </i>

<i>divaricatum có khả năng sinh enzyme thủy phân fibrin. Enzyme này phân hủy mạnh </i>

chuỗi α-fibrin nhưng lại rất yếu đối với chuỗi β- và γ-fibrin. Đặc tính này tương tự như enzyme có trong nọc độc của rắn, hoạt tính protease cao nhất ở pH 9 và bị ức chế hoàn toàn bởi DFP và PMSF cho thấy nó là một serine protease có khối lượng phân tử khoảng 31 kDa [110].

Lumbrokinase, một enzyme có hoạt tính phân hủy fibrin được tìm thấy ở loài

<i>giun đất Lumbricus rubellus. Nghiên cứu cho thấy enzyme không những phân hủy </i>

fibrin giàu plasminogen mà cịn phân hủy fibrin khơng có plasminogen. Hoạt tính thủy phân fibrin trung bình khoảng 100 đơn vị plasmin và 250 đơn vị urokinase trên 1 g khối lượng tươi tế bào. Khối lượng phân tử enzyme khoảng 20 kDa với điểm đẳng điện 3,4. Lumbrokinase có độ bền nhiệt cao và khả năng hoạt động trong dải pH rộng. Các chất như DFP và SBTI ức chế mạnh hoạt tính enzyme nhưng chất kháng plasmin t-AMCHA gần như không ảnh hưởng đến hoạt tính lumbrokinase [75].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.1.3. Ứng dụng của nattokinase </b>

<i>1.1.3.1. Ứng dụng trong chống đông máu </i>

Nattokinase được xem là thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng mạnh và kéo dài, giá thành rẻ, được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp [28]. Các thử nghiệm trên mô hình động vật và người đã chứng minh chúng có thể hỗ trợ hệ tuần hoàn nhờ thu nhỏ thành mạch máu và hòa tan các khối huyết bám trên thành mạch máu. Cơ chế hoạt động chống đông máu của nattokinase được trình bày ở hình 1.2. Nattokinase hịa tan cục máu đông bằng cách phân hủy fibrin và cơ chất plasmin. Nattokinase xúc tác chuyển pro-urokinase nội sinh thành urokinase, phá hủy yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen (PAI-1) đồng thời tăng mức độ biểu hiện của yếu tố kích hoạt plasminogen trong mơ (t-PA) [119].

<b>Hình 1.2. Cơ chế hoạt động của nattokinase trong chống đông máu [119]. </b>

Nattokinase đã được Xu và cs (2014) ứng dụng để chống hiện tượng đông

<i>máu ở điều kiện in vivo trên mơ hình chuột bị cảm ứng chất đơng máu. Nhóm tác </i>

giả tiêm hợp chất K-carrageenan vào chuột mơ hình và theo dõi sự đông máu ở các cá thể được tiêm. Sau đó, bổ sung nattokinase vào thức ăn của chuột và kiểm tra khả năng chống đông máu của chúng. Nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

ELISA để đo sản phẩm thủy phân fibrin nhằm xác định hoạt tính thủy phân fibrin của nattokinase. Kết quả cho thấy máu của nhóm chuột sử dụng thức ăn bổ sung nattokinase có sản phẩm của quá trình phân hủy sợi fibrin ở mức cao hơn so với nhóm chuột đối chứng. Hoạt tính thủy phân fibrin của nattokinase tương tự như khi sử dụng kinase từ nọc độc rắn [123].

Nghiên cứu của Ji và cs (2014) đã đưa ra cơ chế bảo vệ mạch máu não khỏi

<i>tắc nghẽn của nattokinase qua các thử nghiệm in vitro và in vivo. Nhóm tác giả kết </i>

luận nattokinase có khả năng loại bỏ các gốc tự do, tăng mức độ biểu hiện chu trình vận chuyển tín hiệu Janus kinase (JAK1) mRNA tại những điểm bị thương ở vùng não giữa trên chuột thí nghiệm, qua đó ức chế biểu hiện chu trình vận chuyển tín hiệu và kích hoạt phiên mã 1 STAT1 mRNA. Tăng cAMP bảo vệ não thông qua ức chế sự tăng nồng độ ion Ca<sup>2+</sup> nội bào tiểu cầu, làm nhẵn thành mạch máu thơng qua tổng hợp và giải phóng NO, giảm ion Ca<sup>2+</sup> trong dòng máu. Nattokinase cũng tham gia bảo vệ tế bào thành mạch máu nhờ hoạt tính thủy phân fibrin và thúc đẩy phản ứng nội phân thrombrin [49].

Nghiên cứu trên động vật của Jang và cs (2013) cho thấy nattokinase tăng tốc độ dịng chảy của máu thơng qua ức chế sự ngưng kết tiểu cầu và hình thành khối huyết. Dung dịch giàu tiểu cầu thỏ được ủ với nattokinase sau đó phân tích collagen cảm ứng ngưng kết tiểu cầu, hình thành sợi huyết và tốc độ ngưng kết tiểu cầu. Kết quả cho thấy nattokinase ức chế collagen và sợi huyết gây ngưng kết tiểu cầu. Nattokinase cũng giảm lượng thromboxane B2 hình thành từ collagen hoạt hóa của tiểu cầu. Nhóm tác giả cũng thử nghiệm trên mơ hình chuột được bổ sung nattokinase vào khẩu phần ăn trong 1 tuần và giải phẫu hệ động mạch để kiểm tra cục máu đơng. Kết quả phân tích cho thấy nattokinase làm chậm tắc nghẽn động mạch và phụ thuộc vào lượng nattokinase bổ sung ban đầu. Ở lượng bổ sung 500 mg/kg, nattokinase ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng tắc nghẽn động mạch tương tự như khi xử lý chuột với aspirin ở nồng độ 30 mg/kg. Từ đó, nhóm nghiên cứu rút ra kết luận nattokinase ức chế sự ngưng kết tiểu cầu thông qua cơ chế khóa sự hình thành thromboxane, theo đó làm chậm ngưng tụ máu bằng cách oxi hóa thành động mạch bị tổn thương [46].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Hitosugi và cs (2015) nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng Natto lên các triệu chứng gây ra bởi tắc nghẽn mạch máu trên nhóm bệnh nhân nữ mạn tính. Nhóm bệnh nhân được bổ sung nattokinase trong 4 tuần và theo dõi các triệu chứng đau nhức vai, đau lưng, cảm lạnh. Kết quả cho thấy những người có bổ sung nattokinase giảm số lần xuất hiện triệu chứng đau nhức vai từ 42,3 xuống còn 32,4 lần, xuất hiện đau lưng giảm 25,5 xuống 18,8 lần, triệu chứng cảm lạnh giảm từ 33,1 xuống còn 25,7 lần. Trong khi đó, triệu chứng đau đầu khơng có sự thay đổi giữa những người theo dõi. Sử dụng nattokinase làm thực phẩm bổ sung giúp giảm các triệu chứng liên quan đến tác nghẽn mạch máu trên người bệnh mãn tính [39].

Các nghiên cứu ở Bắc Mỹ cho thấy có sự liên quan giữa sử dụng nattokinase với hạ huyết áp và yếu tố von Wilebrand (một chỉ thị của bệnh tim mạch). Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên 79 người có triệu chứng cao huyết áp và được điều trị sử dụng nattokinase trong 8 tuần. Kết quả cho thấy huyết áp nhóm bệnh sử dụng nattokinase giảm trên cả bệnh nhân nam và nữ, trong đó nhóm bệnh nữ có sự điều hòa tốt hơn. Mức độ huyết áp trung bình giảm từ 87 mmHg về 84 mmHg ở nhóm bệnh nhân sử dụng nattokinase, trong khi nhóm bệnh khơng sử dụng nattokinase vẫn duy trì huyết áp trung bình 87 mmHg. Đặc biệt trên nhóm bệnh nhân nữ, huyết áp giảm xuống còn 81 mmHg. Sự giảm yếu tố von Wilebrand cũng được ghi nhận trên nhóm bệnh nhân nam. Từ các kết quả trên, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận nattokinase làm giảm huyết áp người bệnh ở Bắc Mỹ, sự giảm huyết áp và yếu tố von Wilebrand phụ thuộc vào giới tính [47].

<i>1.1.3.2. Các ứng dụng khác </i>

Bên cạnh ứng dụng phân hủy cục máu đông, chống đông máu và tác nghẽn mạch máu, nattokinase còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Nattokinase được nghiên cứu ứng dụng trong điều trị bệnh Alzheimer<sup>’</sup>s trên mơ hình chuột. Chuột được ni có bổ sung AlCl<sub>3</sub> trong 45 ngày gây ra các triệu chứng của bệnh Alzheimer như tăng hoạt độ acetylcholinesterase não (AchE), yếu tố sinh trưởng β (TGF-β), Fas và interleukin-6 đồng thời làm giảm yếu tố trung hóa não (BDNF), yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1) và bất hoạt biểu hiện các metalloproteinase

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

9 (ADAM9) và metalloproteinase 10 (ADAM10) của não. Sau đó, chuột được bổ sung nattokinase vào khẩu phần ăn và tiếp tục theo dõi các thông số trên. Kết quả cho thấy nattokinase giảm hoạt tính AchE, TGF-β, Fas và IL-6 đồng thời tăng biểu hiện BDNF và IGF-1. Cùng với đó, mức độ biểu hiện gen ADAM9 và ADAM10 tăng trên mô não chuột. Các kết quả trên đã chứng tỏ sự thay đổi các triệu chứng trên mô não chuột trong điều kiện có và khơng có nattokinase, qua đó cho thấy nattokinase có khả năng điều hòa các triệu chứng của bệnh Alzheimer<sup>’</sup>s [30].

Wei và cs (2014) ứng dụng nattokinase phủ lên vật liệu kết hợp với nano bạc. Kết quả đã tạo ra vật liệu có khả năng chống đơng máu và kháng khuẩn mạnh. Vật liệu nattokinase-nano bạc sau đó được kết hợp với polyethylenimine tạo nên lớp phủ cho các thiết bị y tế. Phân tích quang phổ cho thấy hỗn hợp đã bao phủ tốt trên vật liệu. Màng nattokinase-nano bạc và polyethylenimine thể hiện hoạt tính chống đơng máu và hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng cao của màng trong sản xuất các thiết bị y tế [117].

Nattokinase cũng được ứng dụng trong xử lý thu hồi tế bào gốc trung mô từ nuôi cấy trên sợi gel fibrin 3 chiều. Tế bào gốc trung mô thường được nuôi cấy đơn lớp trên đĩa plastic, tuy nhiên có thể giảm hiệu suất. Hệ thống ni cấy 3 chiều cung cấp môi trường sinh lý phù hợp hơn cho dịng tế bào qua đó tăng hiệu quả q trình ni. Vì vậy, sợi huyết được sử dụng để tạo môi trường nuôi cấy 3 chiều cho dòng tế bào gốc trung mô. Tuy nhiên, phương pháp có giá thành cao và khó thu hồi tế bào. Do đó, nhóm tác giả Carrion và cs (2014) đã nghiên cứu ứng dụng nattokinase trong thu nhận tế bào gốc trung mô trên môi trường nuôi cấy 3 chiều sợi huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy nattokinase phân hủy sợi fibrin 3 chiều nhưng không gây tổn thương tế bào, đặc biệt ở quá trình hình thành màng tế bào trong 6 giờ đầu tiên. Sau 30 phút ủ với nattokinase, gần 100% tế bào được thu hồi. Ở thí nghiệm tương tự nhưng sử dụng trypsin, nhóm tác giả nhận thấy hiệu suất thu hồi bị giảm sút [17].

Như vậy, các nghiên cứu về phân lập, đặc điểm và chức năng của enzyme nattokinase đã được nghiên cứu và công bố khá đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu được triển khai ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là phân lập các chủng có khả năng sản xuất nattokinase ở khu vực miền Trung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>1.2. HỆ THỐNG BIỂU HIỆN Bacillus subtilis 1.2.1. Vi khuẩn Bacillus subtilis </b></i>

<i>Bacillus subtilis là vi khuẩn hiếu khí, tạo bào tử, được đặt tên vào năm 1872 </i>

<i>bởi Cohn. B. subtilis thuộc nhóm vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi. Chúng có thể được tìm thấy trong đất, nước và khơng khí. B. subtilis thuộc giới vi khuẩn, ngành Firmicutes, lớp Bacilli, bộ Bacillales, họ Bacillaceae, chi Bacillus, loài Bacillus subtilis. B. subtilis là trực khuẩn nhỏ, hai đầu trịn, bắt </i>

màu tím Gram (+), kớch thc 0,5-0,8 àm ì 1,5-3 µm, đơn lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động, có 8-12 lơng, sinh bào tử hình bầu dục nhỏ hơn nằm giữa hoặc lệch tâm tế bào, kích thước từ 0,8-1,8 µm. Thành tế bào vi khuẩn có cấu trúc peptidoglycan (Hình 1.3) [22, 133].

<i>Hình thành bào tử là một đặc tính quan trọng của B. subtilis và được chia </i>

thành 2 loại khác nhau: nội bào tử và tế bào mẹ. Bào tử đóng vai trị quan trọng

<i>trong chu trình phát triển của B. subtilis, giúp vi khuẩn chống chịu các điều kiện bất </i>

lợi của môi trường, chống chịu được tia tử ngoại, các chất oxi hóa mạnh, nhiệt độ

<i>cao, enzyme thủy phân, chịu khô hạn. Trạng thái bào tử giúp B. subtilis tồn tại trong </i>

thời gian dài [74, 103].

<i>Trình tự genome của B. subtilis được giải mã hoàn chỉnh gồm có 4214810 bp </i>

chứa 4100 gen mã hóa. Trong số đó, 53% chỉ biểu hiện cho một loại protein trong khi khoảng ¼ genome thuộc về các họ gen tham gia vào quá trình nhân bản gen. Họ

<i>gen lớn nhất chứa 77 gen mã hóa protein vận chuyển liên kết ATP. Hệ gen B. </i>

<i>subtilis chứa 5 gen mã hóa peptidase cắt tín hiện peptide cũng như hàng loạt gen mã </i>

hóa cho các yếu tố trong con đường tiết protein. Hệ gen cũng chứa nhiều gen tham gia vào các chu trình sinh tổng hợp các hợp chất thứ cấp bao gồm kháng sinh [57].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>Hình 1.3. Hình ảnh kính hiển vi điện tự qt tế bào B. subtilis 168 [133]. </b></i>

<i><b>1.2.2. Hệ thống vector biểu hiện ở Bacillus </b></i>

<i>Hệ thống vector biểu hiện cho Bacillus, đặc biệt cho B. subtilis được chia </i>

thành hai nhóm chính: Nhóm vector biểu hiện là các plasmid tồn tại độc lập với hệ gen vật chủ, có cơ chế tự nhân đơi, phiên mã và dịch mã riêng; nhóm vector biểu

<i>hiện mang các trình tự tương đồng với một vị trí đích trên genome của B. subtilis từ đó có thể dung hợp và tồn tại cùng với genome của B. subtilis thông qua cơ chế tái </i>

tổ hợp tương đồng [94].

Promoter là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển các hệ thống biểu hiện

<i>mạnh cho B. subtilis. Phần lớn promoter được sử dụng hiện nay là promoter SPAC (P<sub>spac</sub>) được tạo ra bằng cách dung hợp trình tự 5’ từ promoter SPO1 của B. subtilis và trình tự 3’ từ promoter lac của E. coli. Promoter P<sub>spac</sub></i> hoạt động ổn định trong cấu trúc plasmid và nhiễm sắc thể, đặc biệt khi tồn tại ở nhiều bản sao có thể sản

<i>xuất được protein đích chiếm tỷ lệ lớn trong protein tổng số. Tuy nhiên, promoter </i>

<i>P<sub>spac</sub></i> không thực sự quá mạnh và tốn nhiều chi phí cho chất cảm ứng khi sản xuất

<i>công nghiệp [97]. Promoter cho hệ thống biểu hiện ở B. subtilis vẫn được tiếp tục </i>

phát triển dựa trên cơ sở các plasmid đã được thiết kế trước đó. Phan và cs (2006)

<i>đã phát triển vector biểu hiện cho B. subtilis dựa trên promoter mạnh phụ thuộc yếu </i>

tố σ<sup>A</sup><i> nằm phía trước operon groE của B. subtilis dung hợp với lac operator tạo thuận lợi cho việc cảm ứng bằng IPTG. Để giúp B. subtilis tiết protein tái tổ hợp ra ngồi mơi trường, vector được gắn với tín hiệu peptide của gen amyQ mã hóa cho </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>một α-amylase từ B. amyloliquefaciens. Nhờ đó vector mang gen tái tổ hợp sau khi được biến nạp vào B. subtillis có thể sản xuất lượng lớn protein tái tổ hợp ngoại bào [93]. Chen và cs (2010) đã sử dụng hệ thống biểu hiện T7 cho B. subtilis. Nhóm tác </i>

giả đã dung hợp vector có chứa gen mã hóa T7 RNA polymerase dưới sự điều khiển

<i>của promoter P<sub>spac</sub> và dung hợp với genome của B. subtilis ở vị trí cố định nhờ q trình tái tổ hợp tương đồng. Kết quả cho thấy chủng B. subtilis tái tổ hợp có khả </i>

năng sản xuất vượt mức enzyme tái tổ hợp [19].

<i>Cheng và cs (2016) đã phát triển promoter cảm ứng tự động cho B. subtilis dựa trên promoter điều khiển nhân tố quorum-sensing srfA (P<sub>srfA</sub></i>). Trình tự nucleotide trên promoter P<i><sub>srfA</sub></i> cũng được đột biến để kiểm tra ảnh hưởng của chúng đến mức độ biểu hiện gen. Sử dụng gen chỉ thị huỳnh quang GFP để phân tích mức độ biểu hiện, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được một promoter đặt tên là P10 có thể tăng mức độ biểu hiện lên 1,5 lần so với promoter gốc. Kiểm tra mức độ biểu hiện promoter P10 trên các gen khác như nattokinase và endoglucanase cũng cho các kết quả tương tự [20].

<i><b>1.2.3. Hệ thống tiết ở Bacillus </b></i>

<i>Một trong những ưu điểm của B. subtilis và các loài thuộc chi Bacillus khác là </i>

khả năng tiết một lượng lớn protein ra môi trường. Điều này cho phép thương mại

<i>hóa Bacillus như một nhà máy sản xuất enzyme ngoại bào. Phân tích sâu về hệ </i>

thống tiết của 4 con đường sản xuất protein từ tế bào chất cho thấy có khoảng 300 protein tham gia vào quá trình này. Phần lớn protein tham gia vào con đường vận

<i>chuyển Sec (Hình 1.4). Trong khi đó, con đường vận chuyển arginine đôi, con </i>

đường phát triển khả biến và hộp vận chuyển bám ATP có thể xem là những con đường vận chuyển đặc biệt khi mà chỉ có một số ít các protein sử dụng. Bên cạnh đó, nhóm tín hiệu peptide trực tiếp, protein vận chuyển màng, peptidase cắt tín hiệu peptide cũng như các thành phần khác của con đường đóng vai trị rất quan trọng

<i>trong hệ thống tiết của B. subtilis [33]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>Hình 1.4. Sơ đồ biểu diễn hệ thống mạng lưới các con đường tiết protein của B. subtilis [33]. </b></i>

<i>1.2.3.1. Tín hiệu peptide </i>

Tín hiệu peptide là yếu tố điều hịa nằm ở vị trí đầu amine (-NH<sub>2</sub>) của protein tiết và đóng vai trị tối quan trọng trong nhận biết chính xác bộ máy vận chuyển từ tế bào chất ra môi trường. Mặc dù phân tích tín hiệu peptide khác nhau khơng cho thấy có sự bảo thủ ở các vị trí amino acid, tín hiệu peptide vẫn có 3 vùng cơ bản bao gồm: vùng tích điện dương ở đầu NH<sub>2</sub>, vùng kỵ nước nằm ở giữa và vùng chứa vị trí cắt ở đầu carboxyl (COOH). Đặc biệt, trong tín hiệu peptide của con đường Sec, vị trí tích điện dương ở đầu NH<sub>2 </sub>ln có hai hoặc ba lysine hoặc arginine chịu trách nhiệm nhận diện định hướng tín hiệu peptide trên màng [97]. Vùng trung tâm kỵ nước thường có trình tự bảo tồn glycine hoặc proline ở vị trí -4 hoặc -6 liên quan đến vị trí cắt của chuỗi helix. Vùng trung tâm đóng vai trò nhận diện chuỗi α-helix trên màng và tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình tiết protein [128]. Trong khi đó, đầu COOH đóng vai trị kết thúc cho vị trí nhận biết cho enzyme cắt qua trình tự alanine-X-alanine [107]. Các phần mềm nhận diện tín hiệu peptide được phát triển dựa trên ba vùng đặc trưng trên và được ứng dụng rộng rãi [51].

<i>1.2.3.2. Tiểu phần nhận diện tín hiệu </i>

Tiểu phần nhận diện tín hiệu có hệ ribonucleoprotein bảo thủ cao, đóng vai trị nhận diện trình tự tín hiệu peptide của chuỗi polypeptide mới tạo thành và định

<i>hướng nó đến màng tế bào (Hình 1.5). Ở B. subtilis tổ hợp vùng tiểu phần nhận diện </i>

tín hiệu được cấu thành từ một RNA tế bào chất nhỏ, hai GTPase và 1 protein giống

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

histone [81, 82]. Bên cạnh đó, một SRP receptor (FtsY) có trình tự bảo thủ cao trong họ SRP-GTPase cũng đóng vai trị thiết yếu trong vận chuyển phức hợp ribosome-protein mới tổng hợp đến kênh vận chuyển [87].

<i>1.2.3.3. Các yếu tố điều hòa </i>

Để hồn thiện một q trình tiết hiệu quả cũng như cuộn xoắn gấp khúc protein đúng, cần phải có sự tham gia của nhiều phân tử khác như chaperone,

<i>foldase và protease để kiểm soát chất lượng biểu hiện trong B. subtilis. B. subtilis có </i>

hai loại phân tử chaperone tồn tại trong tế bào chất và ngoài tế bào chất. Chaperone trong tế bào chất như GroE và DnaK đóng vai trị hỗ trợ protein cuộn xoắn, hạn chế sự kết tụ và giữ preprotein ở trạng thái ổn định chờ vận chuyển. Bên cạnh đó, một chaperone tế bào chất (CsaA) được dự đốn có tương tác đặc biệt với con đường

<i>vận chuyển SecA-ATPase và preprotein. CsaA tăng vận chuyển in vitro preprotein </i>

đến màng tế bào khoảng 2 đến 3 lần [33]. Yếu tố chaperone ngoài tế bào chất PrsA là một lipoprotein cần thiết cho sự cuộn xoắn gấp khúc của protein hoàn chỉnh sang trạng thái ổn định và hoạt hóa. Ở mỗi tế bào vi khuẩn Gram dương có khoảng 20000 phân tử lipoprotein PrsA liên kết màng tế bào [33, 51].

<i>Quá trình gắn liên kết disulfide ở B. subtilis đóng vai trị trong quá trình ổn </i>

định và hoạt hóa protein. Để tăng cầu nối disulfide ở các protein tương đồng, điều hịa q trình khởi động hay thay đổi các thiol-disulfide oxidoreductase rất hữu ích

<i>khi mà rất ít cầu disulfide tồn tại trong con đường tiết protein ở B. subtilis. Nhiều protein có các cầu nối disulfide đã được biểu hiện thành công trong B. subtilis bằng </i>

cách cảm ứng thiol-disulfide oxidoreductase [54, 55].

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Hình 1.5. Sơ đồ mô tả hệ thống tiết protein theo con đường Sec và các thành phần tham </b>

<i>gia ở B. subtilis. Hai con đường vận chuyển chủ yếu CsaA-SecA (mũi tên đứt đoạn) và </i>

SRP-SecA (mũi tên liền). Phân tử mRNA có màu đỏ. Phức hợp ribosome có màu xanh dương và chuỗi peptide vừa được tổng hợp có màu đen. Các tiểu phần nhận diện tín hiệu, CsaA, FtsY, SecA và peptidase cắt tín hiệu peptide có màu xanh lục. Protein điều hịa liên quan đến sự cuộn xoắn của protein tiết (PrsA, BdbB/C/D) và phân hủy các protein cuộn xoắn lỗi có màu cam. Cầu disulfide của protein hoạt động có màu đỏ [51].

<i>Như vậy, B. subtilis hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành vật chủ trong sản </i>

xuất protein tái tổ hợp như dễ nuôi cấy, đầy đủ các hệ thống di truyền cho sản xuất protein/enzyme ngoại bào, dễ tác động về mặt di truyền và dễ tối ưu điều kiện nuôi cấy trong sản xuất protrin tái tổ hợp.

<i><b>1.3. ỨNG DỤNG Bacillus subtilis TRONG SẢN XUẤT ENZYME TÁI TỔ </b></i>

<b>HỢP </b>

<b>1.3.1. Nattokinase </b>

<i>Hiện nay, nattokinase đã được biểu hiện thành công nhiều vật chủ như E. coli, </i>

<i>Lactobacillus, Bacillus và Pichia pastoris. E. coli là vật chủ được nghiên cứu rộng </i>

rãi nhất trong biểu hiện nattokinase [127]. Tuy nhiên, trong các vật chủ đã được sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>dụng hiện nay thì B. subtilis thể hiện tiềm năng cao nhất do có thể sản xuất lượng </i>

vượt mức và tiết trực tiếp protein tái tổ hợp ra môi trường nuôi cấy [84].

<i>Từ lâu, sản xuất nattokinase tái tổ hợp dựa vào B. subtilis đã được nhiều tác giả thực hiện và công bố. Gen mã hóa subtilisin DFE từ chủng vi khuẩn B. </i>

<i>amyloliquefaciens DC-4 đã được phân lập, sau đó dung hợp với trình tự peptide </i>

AmyP của gen α-amylase cũng từ chủng DC-4, gắn vào vector pSUGV4 và biểu

<i>hiện trong chủng B. subtilis WB600. Phân tích hoạt tính thủy phân fibrin cho thấy </i>

enzyme tái tổ hợp có hoạt tính đạt 200 U/mL trong khi đối chứng không có hoạt tính này. Tín hiệu peptide AmyP tăng mức độ biểu hiện lên 4 lần so với sử dụng tín hiệu peptide của gen gốc. Điện di SDS-PAGE và phân tích Western blot cho thấy có băng protein tái tổ hợp với khối lượng phân tử khoảng 28 kDa, tương tự kích

<i>thước enzyme tự nhiên tiết ra từ chủng DC-4. Kết quả này chứng tỏ chủng B. </i>

<i>subtilis WB600 tái tổ hợp đã loại bỏ trình tự AmyP và pro-peptide của protein dung </i>

hợp trước khi tiết enzyme ra ngoài môi trường [122].

<i>Chen và cs (2010) đã tạo được chủng B. subtilis PT5 tái tổ hợp chứa gen mã hóa nattokinase và endoglucanase E1 từ Thermononospora fusca sử dụng promoter </i>

T7. Sau 24 giờ nuôi cấy và cảm ứng bằng IPTG, chủng tái tổ hợp tiết nattokinase và endoglucanase ra môi trường với hoạt độ lần lượt là 10960 CU/mL và 8,4 U/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng cao của hệ thống biểu hiện dung

<i>hợp genome với B. subtilis sản xuất các protein tái tổ hợp [19]. </i>

<i>Gen mã hóa enzyme thủy phân fibrin aprE2 từ B. subtilis CH3-5, aprE176 từ </i>

<i>B. subtilis HK176 và gen aprE179 đột biến từ gen aprE176 được gắn vào plasmid </i>

<i>pDG1662 và dung hợp với genome B. subtilis 168 khơng có sự hiện diện gen kháng </i>

kháng sinh. Các thể tái tổ hợp được chọn lọc và kiểm tra bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu cho từng gen. Phân tích hoạt tính thủy phân fibrin cho thấy chủng tái tổ hợp sản xuất lượng enzyme lớn hơn ít nhất 3,2 lần so với chủng không biến nạp khi được nuôi cấy trên môi trường LB. Các chủng tái tổ hợp sau đó được sử dụng để sản xuất sản phẩm Cheonggukjang, hoạt độ enzyme đo được sau 72 giờ ủ

<i>là 4,6 U/g đối với chủng B. subtilis 168 tự nhiên, 10,8 U/g đối với chủng mang gen </i>

<i>aprE2, 7 U/g đối với chủng mang gen aprE176 và 8 U/g đối với chủng mang gen aprE179 [48]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Một promoter liên quan đến quorum-sensing srfA (P<sub>srfA</sub></i>) được Cheng và cs

<i>(2016) sử dụng để tạo ra hệ thống biểu hiện cảm ứng tự động ở B. subtilis nhằm sản </i>

xuất protein tái tổ hợp. Trong thư viện đột biến promoter thu nhận được, promoter mạnh nhất P10 có khả năng tiết protein huỳnh quang (GFP) gấp 1,5 lần so với promoter bình thường P<i><sub>srfA</sub></i>. Gen mã hóa aminopeptidase và nattokinase dưới sự điều khiển của P10 cho mức độ biểu hiện mạnh hơn 3,6 lần và 1,5 lần so với khi sử dụng promoter gốc P<i><sub>srfA</sub></i> [20].

<i>Hai đoạn gen aprN và pro-aprN từ chủng B. subtilis natto đã được Tian và cs (2019) tạo dòng vào vector pHT43 và biểu hiện thành công trong vật chủ Bacillus </i>

<i>subtilis WB800N. Sau khi tối ưu điều kiện cảm ứng (1 mM IPTG ở 37°C, pH 7,5, </i>

mật độ tế bào OD<sub>600</sub> = 0,6), hoạt độ enzyme ngoại bào cao nhất thu được là 848,52 IU/mL sau 4 giờ lên men. Môi trường cảm ứng để sản xuất enzyme tái tổ hợp cũng đã được tối ưu, nattokinae sau đó được kết tủa bằng muối và siêu lọc để tinh sạch enzyme. Hệ số tinh sạch của dịch enzyme từ môi trường nuôi cấy là 6,63 với tỷ lệ thu hồi là 80%, hoạt độ riêng của enzyme sau khi tinh sạch là 11507,92 IU/mg [105]. Nhóm tác giả cũng đã thành cơng trong việc tối ưu quá trình lên men để sản xuất nattokinase từ chủng taistoor hợp PSP2. Môi trường lên men bao gồm 1,0% trypsin, 1,0% dịch protein thủy phân hàu, 2,0% maltose, và 0,5% NaCl (pH 7,0). Hoạt độ nattokinase thu được cao nhất là 390,23 FU/mL sau 72 giờ lên men [106].

<i>Ngan và cs (2022) đã tinh sạch nattokinase tái tổ hợp từ B. subtilis R0H1 bằng </i>

cách lọc qua màng lọc 2 lần. Enzyme được thu hồi hơn 80% và hoạt độ tăng lên 3,2 lần so với khi chưa tinh sạch. Nattokinase có khối lượng phân tử khoảng 28 kDa và thể hiện hoạt tính thủy phân fibrin trên hình ảnh điện di zymogram. pH và nhiệt độ hoạt động tối ưu của enzyme là 8,5 và 55°C. Enzyme được cải thiện hoạt độ nhờ các ion Mg<sup>2+</sup> và Ca<sup>2+</sup> đồng thời bị ức chế bởi Co<sup>2+</sup>, Zn<sup>2+</sup>, Fe<sup>2+</sup> và SDS. Sử dụng fibrin là cơ chất, giá trị K<sub>m</sub> và V<sub>max</sub> của enzyme đạt 3,08 mM và 6,7 nmol/min. Tác giả nhận thấy có thể sử dụng hệ thống màng lọc để tinh sạch nattokinase ở quy mô pilot [84].

<b>1.3.2. Các enzyme khác </b>

<i>Khoảng 60% enzyme thương mại được sản xuất từ các loài thuộc chi Bacillus do khả năng tiết enzyme ngoại bào rất mạnh. Bên cạnh đó, tiềm năng sử dụng B. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>subtilis sản xuất các protein có dược tính cũng được nghiên cứu nhiều trong những </i>

năm qua [33, 61]. Lin và cs (2016) đã tạo dòng gen mã hóa γ-polyglutamic acid

<i>synthetase (pgsBCA) từ chủng B. subtilis 168 và biểu hiện trong chủng B. subtilis WB600. Gen pgsBCA được gắn vào vector biểu hiện pWB980 với sự điều khiển của promoter P43. Kết quả phân tích hoạt tính cho thấy chủng B. subtilis tái tổ hợp </i>

có khả năng tổng hợp polyglutamic acid (PGA) ở mức 1,74 g/L. Sản phẩm γ-PGA từ dịch lên men được thu nhận, tinh sạch và khảo sát các tính chất. Biểu hiện

<i>gen γ-PGA synthetase trong hệ thống B. subtilis cho thấy tiềm năng ứng dụng cao </i>

trong lĩnh vực công nghiệp [65].

Zhang và cs (2017) đã biểu hiện gen mã hóa β-cyclodextrin

<i>glycosyltransferase trong B. subtilis CCTCC M 2016536, trong đó 9 plasmid mang </i>

promoter đơn đã được sàng lọc để tìm ra promoter tối ưu. Kết quả cho thấy plasmid mang promoter P<i><sub>amyQ</sub></i> cho lượng enzyme ngoại bào thu được cao nhất (24,1 U/mL). Đối với promoter kép, P<sub>HpaII</sub>-P<sub>amyQ</sub> cho lượng enzyme thu được cao hơn 3,7 lần (90,7 U/mL) [129].

<i>Gen mã hóa lignin peroxidase từ chủng vi khuẩn Rhodococcus jostii RHA1 và laccase từ chủng vi khuẩn Bacillus megaterium O1 được tạo dòng vào plasmid pMA0911 và biểu hiện vào chủng B. subtilis WB800. Lignin peroxidase và laccase tái tổ hợp từ chủng B. subtilis WB800 có pH tối ưu là 4 và 4,5; nhiệt độ hoạt động </i>

tối ưu cho 2 enzyme lần lượt 35<sup>o</sup>C và 60<sup>o</sup><i>C. Chủng B. subtilis tái tổ hợp được sử </i>

dụng xử lý tẩy trắng giấy, kết quả cho thấy hỗn hợp enzyme tăng độ sáng của giấy làm bột gỗ thông và bột gỗ thải loại lên 66,45% và 64,67% [88].

<i>Các chủng B. subtilis WB600 và WB800 được sử dụng để biểu hiện gen mã hóa pullulanase từ B. naganoensis. Gen mã hóa các trình tự tăng cường DegQ, DegU và DegS được gắn với plasmid pMA0911-PsacB-pul mang promoter P<sub>sacB</sub></i>,

<i>tín hiệu peptide LipA và gen mã hóa pullulanase. Ở điều kiện tối ưu, chủng B. </i>

<i>subtilis WB800 tiết pullulanase đạt giá trị 26,5 U/mL, cao hơn 5,9 lần so với chủng B. subtilis WB800 tái tổ hợp khơng có trình tự tăng cường DegQ. Mức độ biểu hiện </i>

<i>enzyme tái tổ hợp trên chủng B. subtilis WB600 sử dụng hệ biểu hiện tối ưu cho kết </i>

quả tăng 1,8 lần so với hệ thống biểu hiện khơng có trình tự tăng cường DegQ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Kiểm tra điện di SDS-PAGE protein tái tổ hợp trên 2 chủng B. subtilis cho thấy </i>

băng protein có khối lượng phân tử khoảng 100 kDa [26].

Wang và cs (2018) đã tạo dòng gen saccharose phosphorylase từ chủng vi

<i>khuẩn Bifidobacterium adolescentis và biểu hiện tái tổ hợp trong B. subtilis. Gen </i>

được gắn với vector pBSMuL3-SPase mà không sử dụng tín hiệu peptide. Kết quả cho thấy enzyme tái tổ hợp được tiết ra ngồi mơi trường. Ở quy mô sản xuất hệ lên men 3 L, enzyme đạt giá trị hoạt độ 5,3 U/mL với khối lượng 7,5 g/L. Phân tích SDS-PAGE cho thấy enzyme tái tổ có khối lượng phân tử khoảng 56 kDa. Điều kiện hoạt động tối ưu cho enzyme là pH 7 và nhiệt độ 50<sup>o</sup>C [116].

<i>Ma và cs (2018) nhận thấy mức độ sản xuất lipase tái tổ hợp từ B. subtilis 168 </i>

có nhiều hạn chế vì những khó khăn hệ thống biểu hiện và tiết. Từ chủng vi khuẩn

<i>tự nhiên B. subtilis 168 với hoạt tính lipase ngoại bào rất thấp, nhóm tác giả đã sử </i>

dụng các công cụ sinh học phân tử để tăng mức độ biểu hiện. Nhóm sử dụng promoter điều khiển mới là P<small>43</small> và P<sub>AE</sub>. Kết quả cho thấy hoạt tính lipase ngoại bào tăng hơn 100 lần so với đối chứng trong đó, chủng tái tổ hợp mang gen được điều khiển bằng promoter P<sub>AE</sub> cho hiệu suất cao hơn 1,6 lần so với promoter P<sub>43</sub>. Phức hệ promoter-gen sau khi được gắn với vector pHP13 cho hiệu quả tiết tăng hơn 10 lần. Tăng cường biểu hiện các yếu tố cấu thành hệ thống tiết như secDF và prsA cũng góp phần tăng mức độ sản xuất enzyme tái tổ hợp lên đến 49% [70].

<i>Từ các kết quả đã công bố cho thấy, B. subtilis là vật chủ phù hợp để sản xuất </i>

nattokinase cũng như các enzyme tái tổ hợp khác, nhiều enzyme đã được sản xuất tái tổ hợp thành công.

<b>1.4. TINH SẠCH ENZYME BẰNG HỆ 2 PHA NƯỚC </b>

Hệ hai pha nước (aqueous two-phase system-ATPS) thường được biết đến như một kỹ thuật tạo ra các sản phẩm có độ tinh sạch cao, dễ thực hiện và giá thành thấp. Kỹ thuật này được dùng để tinh chế các phân tử sinh học như protein, nucleic acid, enzyme, virus, .. Hiện nay, chiết xuất hai pha nước (aqueous two-phase extraction-ATPE) được xem là chuyển chất tan từ pha nước này sang pha nước khác. Trong ATPE, để thu hồi các phân tử sinh học, các hệ thống polymer-polymer

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

và polymer-muối thường được sử dụng. Những vấn đề liên quan đến thu hồi các phân tử sinh học bằng ATPS đã được nghiên cứu, bao gồm cơ chế kiểm sốt sự hình thành pha, các điều kiện phân chia chất tan trong các quá trình ATPS và các yếu tố ảnh hưởng đến ATPS như nồng độ và khối lượng phân tử của polymer, loại muối, pH và nhiệt độ phân tách pha [100].

<b>1.4.1. Cấu tạo và đặc tính của hệ hai pha nước </b>

Hệ hai pha nước (ATPS) được tạo thành nhờ sự kết hợp giữa hai polymer hoặc giữa polymer với một muối vô cơ.

Hệ hai pha nước polymer-polymer được tạo thành do sự kết hợp giữa polyethylene glycol (PEG), dẫn xuất carboxylate của PEG, polyethylene glycol ester, polyethyleneimine, trimethylamino-polyethylene glycol, polyvinyl alcohol, polyvinylpyrrolidone…với một polymer khác như dextran, methycellulose, dextran-sulphate… Hoặc do sự kết hợp giữa một polymer và một muối vô cơ là các hợp chất có chứa các cation: sodium, potassium, magnesium, amonium, và các anion: sulphate, carbonate, citrate, chloride, phosphate. Khi kết hợp các thành phần trên hệ sẽ tạo thành hai pha riêng biệt [2].

<b>Hình 1.6. Sơ đồ phân tách quá trình chuyển hóa sinh học bằng hệ hai pha [4]. P: sản phẩm </b>

của chuyển hóa, E: enzyme, S: cơ chất, T: pha trên, D: pha dưới.

Hệ hai pha nước polymer/polymer hoặc polymer/muối đã và đang được sử dụng rộng rãi trong phân tách và tinh sạch những đại phân tử sinh học mang lại hiệu quả cao. Sự phân tách được thực hiện bằng việc thay đổi vị trí hợp chất đích trong hệ và thể tích giữa hai pha. Nhờ thể tích nước cao trong cả hai pha và sức căng bề mặt chung giữa hai pha thấp, những hệ này cung cấp những điều kiện ơn hịa đặc biệt thích hợp cho sự phân tách những đại phân tử sinh học [2].

</div>

×