Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong quy định tại phần chung Bộ luật Hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.34 MB, 132 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC

NHUNG VAN DE CAN TIẾP TỤC HOÀN THIỆN

TRONG QUY ĐỊNH TẠI PHAN CHUNG

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỤC LUC KY YEU HỘI THẢO

NHỮNG VAN DE CAN TIẾP TỤC HOÀN THIEN TRONG QUY ĐỊNH

TAI PHAN CHUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Can thay đơi nhận thức về tội phạm và cầu thành tội phạm PGS.TS. Trần Văn Độ

Ngun Phó Chánh án Tịa án nhân dân toi cao, ChánH án Tòa

<small>an Quan sự Trung wong</small>

Ban chat của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân —

Những nhận thức khác nhau và hệ quả về mặt lập pháp GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

Ngn của luật Hình sự Việt Nam — Khái quát một SỐ quan điểm

<small>lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiệnThS. Mai Thị Thanh Nhung</small>

<small>Truong Đại học Luật Hà Nội</small>

Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015

<small>TS. Lê Đăng Doanh</small>

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

<small>Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật</small>

Hình sự năm 2015- Một số van đề cần hoàn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Bộ luật Hình sự năm 2015 và những vân đề đặt ra

<small>PGS.TS. Trương Quang VinhTrường Đại học Luật Hà Nội</small>

Quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 2015

và một số đề xuất hồn thiện

ThS. Lê Thị Diễm Hang

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

Hoan thiện các quy định cua Bộ luật Hình sự nam 2015 về thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu đối với

người bị kết án phạt tù chung thân

<small>TS. Vũ Hải Anh</small>

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

<small>10.</small> Hồn thiện quy định cua Bộ luật Hình sự năm 2015 về tha tù

trước thời hạn có điều kiện

ThS. Nguyễn Thanh Long

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

<small>11.</small> Một số van đề về án treo trong Bộ luật Hình sự năm 2015

<small>Đoàn Thu Trang</small>

<small>Trường Đại học Luật Hà Nội</small>

<small>12.</small> Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm theo quy

<small>định của Bộ luật Hình sự năm 2015</small>

PGS. TS. Cao Thị Oanh và CN. Nguyễn Phương Théo

<small>121</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

CAN THAY DOI NHẬN THỨC

VE TOI PHAM VA CAU THÀNH TOI PHAM

PGS. TS. Tran Van Độ

1. Dat van dé

Trong khoa học luật hình sự, nhiều vấn đề lý luận về tội phạm và cầu thành tội phạm đã được đề cập khá nhiều từ lâu và từ các góc độ khác nhau. Nhiều nội dung như khái niệm tội phạm, các dau hiệu của tội phạm, khái niệm, vai trò cau thành tội phạm, mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội

phạm... đường như đã được giải quyết và có nhận thức khá thống nhất.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học luật hình sự trong bối

cảnh kinh tế, xã hội mới; đặc biệt là chính sách hình sự nước ta cũng như các

quốc gia trên thế giới có những sự thay đơi địi hỏi sự thay đơi về nhận thức lý

luận!. Ngồi ra, thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự hiện nay cũng

gặp nhiều bất cập, vướng mắc xuất phát từ nhận thức lý luận truyền thống... Vì vậy, chúng tơi cho rằng, cần có những nghiên cứu để tiếp tục hồn

thiện nhận thức cơ bản về luật hình sự nói chung, về tội phạm và cầu thành tội phạm nói riêng để làm cơ sở lý luận vững chắc cho thực tiễn lập pháp, giải thích cũng như áp dụng pháp luật. Bài viết này chúng tôi đề cập đến một số

vấn đề về tội phạm và cầu thành tội phạm.

2. Khái niệm truyền thống cơ bản về tội phạm và cấu thành tội

<small>phạm trong khoa học pháp lý.2.1. Khái niệm tội phạm</small>

Khoa học luật hình sự cũng như pháp luật hình sự có nhiều cách định nghĩa về tội phạm khác nhau. Nhưng tựu trung lại, có ba cách định nghĩa cơ bản là định nghĩa về hình thức, định nghĩa kết hợp nội dung với hình thức và định nghĩa phức hợp bằng cách bổ sung vào định nghĩa kết hợp một số dấu

<small>hiệu khác.</small>

<small>! Vi dụ: việc bố sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong chính sách pháp luật hình sự đã dẫn đến sự thay đôilớn nhận thức lý luận về tội phạm và trách nhiệm hình sự, trong kỹ thuật lập pháp hình sự trên thế giới và ở Việt</small>

<small>Nam. Hoặc luận giải về một số tội phạm như Tội xúi dục người dưới 18 tuổi phạm tội; Tội chứa chap, tiêu thụ tàisản do người khác phạm tội mà có..</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Theo định nghĩa về hình thức, tội phạm là hành vi được quy định trong pháp luật hình sự. Quan điểm này phổ biến trong luật hình sự phương tây và người ta giải thích rằng mặc dù không quy định trong luật, nhưng chỉ hành vi nào nguy hiểm thì mới bị nhà làm luật cắm trong luật hình sự.

Theo định nghĩa kết hợp nội dung với hình thức tuy được manh nha từ lâu, nhưng phổ biến trong pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa từ giữa thế kỷ XX đến nay, thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự. Định nghĩa này là sự kết hợp hai đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự”.

Cịn định nghĩa phức hợp, ngồi các dấu hiệu nội dung với hình thức, tội phạm còn bao gồm một số dấu hiệu khác như chủ thê, lỗi, tính phải chịu hình

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam định nghĩa phức hợp về tội phạm,

tức theo hướng kết hợp yếu tố nội dung và hình thức; đồng thời bổ sung thêm các yếu tố (dau hiệu) khác nhau (như lỗi, chủ thể của tội pham, tính phải chịu

hình phat...) dé xây dung định nghĩa pháp lý về tội phạm; và cũng vì vậy làm

<small>cho định nghĩa tội phạm này càng phong phú.</small>

<small>Thông thường trong khoa học Luật hình sự Việt Nam, các tác giả sửdụng phương pháp nghiên cứu thực chứng (căn cứ vào định nghĩa tội phạm</small>

trong pháp luật hình sự); đồng thời phân tích các dấu hiệu (đặc điểm, yếu

td...) của tội phạm dé xây dựng khái niệm khoa hoc về tội phạm. Theo đó,

“lội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật

<small>hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình</small>

”4 : “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong

pháp luật hình sự, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi” hoặc “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình

<small>? Lê Văn Cảm, Những vân đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần chung, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,</small>

<small>2019, tr. 290— 312.</small>

<small>3 Ví dụ: Định nghĩa tại Điều 8 BLHS Việt Nam 2015.</small>

<small>4 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần chung, NXB Công an nhân dân, 2017,</small>

<small>3 Lê Văn Cam, sdd, tr. 298.</small>

<small>5 Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Luật hình sự Việt Nam — Phần chung, NXB Khoa học xã hội, 2014, tr. 106.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Các định nghĩa trên về tội phạm, theo giới khoa học luật hình sự, đã thê

hiện đầy đủ các yếu tố (dau hiệu, đặc điểm...) khác nhau của tội phạm. Đó là:

1/ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; 2/ Tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự (trái pháp luật hình sự, do pháp luật hình sự cắm...) 3/ Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự (đủ độ tuổi luật định) thực hiện; 4/ Tội phạm được thực hiện một cách có lỗi; 5/ Phải chịu hình

phạt... Trong đó, dấu hiệu 3, 4, 5 chưa có sự thống nhất cao. Và các tác giả đều đánh giá thiếu một trong các dấu hiệu nêu trên, sẽ khơng có tội phạm.

2.2. Khai niệm cau thành tội phạm:

Một van dé co bản nữa, theo chúng tôi, cũng cần được tiếp tục nghiên

cứu trong khoa học Luật hình sự. Do là khái niệm cau thành tội phạm và mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp giải thích thuyết phục các vấn đề lý luận và thực tiễn của Luật hình sự.

Theo quan điểm truyền thống, cau thành tội phạm là “tổng hợp các dấu hiệu pháp lý do BLHS quy định thê hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm””, là “sự mô tả tội phạm trong luật””, là “tổng hợp những dau hiệu chung có tính đặc trưng cho tội phạm cụ thé được quy định trong luật hình sự”... Cũng theo lý luận truyền thống, cau thành tội phạm bao gồm 4

yếu tố: khách thé, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tố này thé hiện 4 dấu hiệu của tội phạm.

Như vậy, mặc dù có diễn đạt khác nhau, nhưng các quan điểm nêu trên đều thống nhất răng cấu thành tội phạm là khuôn mẫu pháp lý của một loại tội phạm cụ thể và các yếu tố cầu thành tội phạm là thể hiện trong luật các dau hiệu của tội phạm. Hay nói cách khác, cấu thành tội phạm là co sở pháp ly để

định tội trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.

2.3. Những bat cập, vướng mắc:

Chúng tơi thấy rằng, quan niệm khoa học về tội phạm và cấu thành

<small>tội phạm chung tưởng như được công nhận nêu trên đang làm giới khoa</small>

<small>7 Lê Văm Cảm, sdd, tr.322 — 323.</small>

<small>8 Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cau thành tội phạm, NXB Tư pháp, 2015, tr. 147</small>

<small>° Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân</small>

<small>dân, 2017, tr. 79.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

học và thực tiễn lúng túng trong giải thích nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Có thé hé thống lại một số bất cập.

vướng mắc lớn sau đây:

- Một là, nhà lập pháp hình sự lúng túng trong định nghĩa pháp lý về tội phạm tại Điều 8 BLHS 2015 khi bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân

<small>thương mại. Từ đó, trong khoa học pháp lý xảy ra cuộc tranh luận là pháp</small>

nhân thương mại có phải là chủ thể của tội phạm hay không, hay chỉ là chủ thé của trách nhiệm hình sự vi một trong những ly do được đưa ra là khơng thé nói pháp nhân có lỗi trong thực hiện tội phạm!?. Trong khi đó, Điều 2 BLHS khang định chỉ người nào (hoặc pháp nhân thương mại nào) phạm một

<small>tội được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, việc</small>

coi lỗi là dấu hiệu trong khái niệm chung về tội phạm, bao gồm tội phạm do thé nhân và pháp nhân thực hiện, đã làm cho nhận thức khoa học về tội phạm thiếu thống nhất. Bởi vì, khơng thê nói đến lỗi, tức thái độ tâm lý của pháp nhân đối với hành vi phạm tội và hậu quả nguy hại do hành vi đó gây ra.

- Hai là, do coi lỗi, các điều kiện chủ thể của tội phạm là những dấu hiệu, đặc điểm bắt buộc của tội phạm, cho nên, trong khoa học pháp lý chưa có sự thống nhất trong nhận thức về bản chất pháp lý của những trường hợp

loại trừ trách nhiệm hình sự. Các tác giả thống nhất răng đây là các trường

<small>hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, nhưng giải thích tại sao các trường hợp nàytrách nhiệm hình sự lại được loại trừ thì khá khác nhau. Có tác giả thì đó làcác trường hợp có căn cứ hợp pháp, trong đó, hành vi được thực hiện do sự</small>

kiện bất ngờ, do người chưa đủ tuổi trách nhiệm hình sự, trong tình trạng

<small>khơng có năng lực trách nhiệm hình sự là khơng phạm t6i'!. Tác giả khác thì</small>

cho rằng đó là các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi và các hành

<small>vi được thực hiện trong các trường hợp luật định này “không bị coi là tộirtd</small>

<small>!9 Nguyễn Văn Hương, Kỹ thuật lập pháp hình sự và việc hồn thiện Bộ luật hình sự 2015, trong sách “Luật họcViệt Nam — Những vấn đề đương đại” của Trường đại học luật Hà Nội, NXB Tư pháp, 2019, tr.534.</small>

<small>!! Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Tư pháp, 2015, tr.43 — 45.</small>

<small>!? Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Luật hình sự Việt Nam — Phần chung, NXB Khoa học xã hội, 2014, tr. 273; Lê</small>

<small>'Văm Cảm, sđd, tr. 444.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Ba là, việc coi chủ thể là một trong những dấu hiện cần và đủ của tội phạm đã làm cho việc quy định trong BLHS và áp dụng BLHS trong nhiều

trường hợp thiếu thống nhất. Ví dụ, từ góc độ lập pháp hình sự, có sự thiếu thống nhất trong quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS (xúi dục người dưới 18 tuổi phạm tội” và Điều 325 BLHS về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (in đậm là nhấn mạnh của chúng tôi).

Theo chúng tôi, việc sử dụng thuật ngữ phạm pháp trong Điều 325 BLHS là để bao gồm cả trường hợp dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp cả người dưới độ ti

<small>chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi phạm tội, đã vơ hình dung làm cho</small>

điều luật này khó xác định; mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự đối với tội

phạm này một cách khơng cần thiết. Rõ ràng, Điều 325 BLHS đã được sửa

đổi vì chịu sức ép khơng đáng có từ nhận thức lý luận rằng tội phạm là phải do người đủ tuôi luật định thực hiện.

Bốn là, cũng vì nhận thức này, thực tiễn áp dụng pháp luật cũng gặp

nhiều vướng mắc hoặc xử lý thiếu thống nhất, thiếu thuyết phục. Ví dụ: A có hành vi tiêu thụ tài sản trị giá 30 triệu đồng mà biết rõ do một người 20 ti

trộm cắp mà có; cịn B cũng có hành vi tiêu thụ tài sản tri giá 30 triệu đồng mà biết rõ do một người 13 tuổi (chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) trộm cắp mà có. Vậy cần xử lý A và B thế nào? Nếu theo lý luận luật hình sự xưa

nay hiểu thì hành vi của A và B phải được xử lý khác nhau: A phải bị xử lý về tội tiêu thụ tai sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 1 Điều 323 BLHS; cịn B khơng phạm tội vì tài sản tiêu thụ do người chưa đủ ti chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, nên khơng thé coi là do phạm tội mà có; mặc dù trên thực tế, hành vi của B nguy hiểm cho xã hội hơn hành vi của A. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật lại đi theo hướng khác: Người chứa chấp,

tiêu thụ tài sản do người mặc dù chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực

hiện hành vi phạm tội mà có thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội

chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có!3... Rõ ràng

trong những trường hợp này, về mặt lý luận phải chăng cần xem xét lại việc

có coi độ tuổi chủ thể là dấu hiệu của tội phạm hay chỉ là điều kiện trách

<small>nhiệm hình sự...</small>

<small>!3 Toa án nhân dan tối cao, Giải đáp một số van đề về nghiệp vụ năm 2018-2019, NXB Tư pháp, 2019, tr. 70-72.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3. Đối mới nhận thức lý luận cơ bản về tội phạm và cấu thành tội phạm

Theo chúng tôi, những phân tích các quan điểm khoa học và những bất

cập, vướng mắc nêu trên về lý luận cũng như thực tiễn địi hỏi tiếp tục nghiên

cứu, hồn thiện lý luận về tội phạm và cầu thành tội phạm. Việc nghiên cứu, hồn thiện có thé tập trung vào một số nội dung lớn sau đây:

3.1. Xây dựng khái niệm tội phạm từ các dẫu hiệu bản chất của tội phạm.

Theo chúng tôi, bất kỳ một tội phạm nào cũng có hai dấu hiệu đặc trưng

<small>cơ bản là:</small>

- Dau hiệu thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tội

phạm trước hết là hành vi được thé hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. Các

suy nghĩ chủ quan của con người, dù nguy hiểm thế nào đi nữa mà chưa được

thể hiện ra thể giới khách quan thì chưa phải là tội phạm. Hành vi phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội; hành vi đó gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại (trong một số ít trường hợp) nhìn từ góc độ lợi ích căn bản của xã

hội, của cộng đồng. Cho nên, có những hành vi tuy gây thiệt hại cho một

khách thê cụ thể nào đó, nhưng lại có lợi, hoặc ít nhất là khơng nguy hiểm nhìn từ góc độ lợi ích xã hội, cộng đồng thì khơng phải là tội phạm. Không ngẫu nhiên mà BLHS xác định các trường hợp phịng vệ chính đáng (Điều 22), tình thế cấp thiết (Điều 23), gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội (Điều 24), rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25) đều không phải là tội phạm; mặc dù các trường

hợp đó có gây thiệt hại cụ thé nào đó, nhưng từ góc độ lợi ích xã hội thì đó là các hành vi có ích cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện

ở khách thé bị xâm hại!*, hành vi khách quan được thực hiện và hậu quả do

<small>hành vi gây ra.</small>

- Tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự. Đây là dấu hiệu thể hiện bản chất pháp lý, thể hiện dấu hiệu hình thức của tội phạm đã được <small>14 Theo nhận thức hiện đại, khách thể của tội phạm nên hiểu là các giá trị xã hội, các quyền, lợi ích hợp pháp của</small>

<small>Cơ quan, tô chức, cá nhân bị gây thiệt hại; chứ không phải là các quan hệ xã hội như cách hiệu truyền thống. Bởi vì,</small>

<small>về bản chất, quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người trọng mọi lĩnh vực đời sông, trong khi có</small>

<small>nhiều khách thé (như tính mang, sức khoẻ, nhân phẩm. danh dự...) khó có thể nói là quan hệ xã hội, mà chỉ là</small>

<small>quyền cá nhân của một con người không chuyên giao...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

khẳng định từ những ngày đầu của các nhà nước tư sản. Nguyên tắc “pháp luật khơng quy định thì khơng có tội phạm” được thé hiện tuyệt đối trong

pháp luật của các quốc gia trong các thời kỳ và thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Nguyên tac này thể hiện tính pháp chế; thé hiện nguyên tắc hiến

định quyền con người chỉ bị hạn chế theo quy định của luật vì lợi ích quốc

gia, dân tộc, cộng đồng.

Trong các hệ thống pháp luật hình sự hiện đại, khái niệm pháp lý về tội phạm được thé hiện theo 3 cách cơ bản:

- Khái niệm hình thức: Tội phạm là hành vi bị cắm trong pháp luật hình

sự và phải chịu hình phạt. Khái niệm này chỉ thể hiện dấu hiệu hình thức pháp lý, không thể hiện dấu hiệu nội dung của tội phạm và được quy định trong pháp luật hầu hết các Nhà nước tư sản;

- Khái niệm kết hợp nội dung và hình thức: Tội phạm là hành vi nguy

hiểm cho xã hội được quy định trọng pháp luật hình sự. Khái niệm này thé hiện 2 dấu hiệu bản chất quan trọng nhất của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Khái niệm tội phạm này von đã được manh nha trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hồ Pháp

năm 1789 (được Quốc hội thơng qua 1891) “Luật chỉ có quyền cấm các hành

<small>vi gây thiệt hai cho xã hội. Không được can trở việc thực hiện những hành vi</small>

mà luật không câm...”(Điều 5). Điều 7 BLHS Liên bang Nga hiện hành cũng

khẳng định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình

<small>sự quy định”.</small>

- Khái niệm phức hợp: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được

<small>quy định trong pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự</small>

thực hiện một cách có lỗi. Trong khái niệm này ngoài 2 dấu hiệu đặc trưng

thuộc bản chất, người làm luật bé sung thêm một số dấu hiệu thuộc chủ thể của tội phạm, dấu hiệu lỗi và dấu hiệu tính phải chịu xử lý hình sự, hình phạt... Điều 8 BLHS Việt Nam đại diện cho cách quy định khái niệm phức

hợp này. Khái niệm này nhằm lẫn giữa dấu hiệu tội phạm và điều kiện trách

<small>nhiệm hình sự của chủ thê.</small>

<small>'S Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chúng tôi thấy rằng cách quy định thứ hai là cô đọng, đầy đủ và chặt chẽ nhất khái niệm về tội phạm. Tôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được

quy định trong pháp luật hình sự. Khái niệm này kết hợp một cách hiệu quả nhất 2 dấu hiệu cơ bản của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái

pháp luật hình sự. Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở chỗ hành vi đó gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các khách thể

(quyền, nghĩa vụ) khác nhau từ góc độ nhìn nhận của xã hội mà không cần

phải liệt kê cụ thể ngay trong khái niệm. Khái niệm pháp lý trong BLHS hiện

hành của nước ta (Điều 8) đọc qua có vẻ đầy đủ, nhưng thực ra đã đưa vào

<small>những tiêu chí khơng phải là đặc trưng của tội phạm, và vì vậy làm phát sinh</small>

những khó khăn, bất cập trong nhận thức lý luận và thực tiễn áp dụng mà

chúng tôi đã phân tích ở trên!”

3.2. Xây dựng khái niệm và xác định vai trò cấu thành tội phạm

Từ khái niệm và các dấu hiệu của tội phạm nêu trên, một câu hỏi được

đặt ra: các dau hiệu về chủ thé của tội phạm, về lỗi có phải là dấu hiệu của tội phạm và có cần được quy định trong định nghĩa về tội phạm hay khơng?

Có thê nói dấu hiệu về chủ thể của tội phạm và dấu hiệu về lỗi không phải là dấu hiệu bản chất của tội phạm mà là những dấu hiệu về điều kiện

trách nhiệm hình sự của chủ thé. Pháp luật hình sự quy định điều kiện riêng

cho mỗi loại chủ thể theo chính sách pháp luật hình sự của quốc gia đó:

- Chủ thê là thể nhân thực hiện tội phạm phải có đủ các điều kiện sau mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do mình thực hiện: 1/ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự luật định (Điều 12; khoản 3 Điều 14 BLHS); 2/ Không ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 BLHS)”: 3/ Tội phạm được thực hiện một cách có lỗi cỗ ý hoặc vơ ý (Điều <small>'6 Trong Dự thảo đầu tiên BLHS 2015 mà Ban soạn thảo trình lên UBTVQH đã đưa ra định nghĩa tội phạm nhưquan điểm của chúng tôi, tiếc rằng sau đó định nghĩa này đã khơng được Quốc hội chấp nhận trong Bộ luật được</small>

<small>thơng qua.</small>

<small>! Pháp luật hình sự chỉ quy định tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự, mà khơng hề có quy định vềnăng lực trách nhiệm hình sự. Việc trong khoa học Luật hình sự đưa năng lực trách nhiệm hình sự như là một điềukiện thuộc chủ thé tội phạm và được xác định thơng qua khái niệm tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình</small>

<small>sự là khiên cưỡng về mặt lý luận, về nhận thức logic, không phù hợp với pháp luật và trái thực tiễn. Đề không truycứu trách nhiệm hình sự đối với một người khi bị nghi ngờ, cơ quan tiến hành t6 tụng chỉ xác định trình trạngkhơng có năng lực trách nhiệm hình sự đối với người đó với 2 tiêu chí y học (bị bệnh) và tâm lý (khả năng nhận</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

10, Điều 11 BLHS); 4/ dấu hiệu đặc thù trong những trường hợp pháp luật

quy định chủ thê đặc biệt mới phải chịu trách nhiệm hình sự về một tội phạm cụ thể. Thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì người phạm tội khơng phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm thực hiện.

- Khác với điều kiện trách nhiệm hình sự của thể nhân, do bản chất của pháp nhân là một tổ chức, không phải con người, cho nên pháp luật không đặt

ra các điều kiện như đối với thé nhân là tuổi, tình trạng khơng có năng lực

trách nhiệm hình sự, lỗi... Điều kiện trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

bao gồm: 1/ Pháp nhân phải chịu trách nhiệm thông qua hành vi phạm tội của

<small>cá nhân thành viên; 2/ Hành vi được thực hiện nhân danh pháp nhân; 3/ Hànhvi được thực hiện vi lợi ich của pháp nhân; 4/ Hành vi được thực hiện có sự</small>

chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân. Tuy nhiên, khoản | Điều 75 BLHS chỉ quy định các điều kiện thứ 2, 3, 4 mà không quy định điều kiện

thứ nhất; nhưng quy định điều kiện về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

(điều kiện chung của cả hai loại chủ thể) là khơng chính xác.

Khoa học luật hình sự cần phân biệt dấu hiệu tội phạm với điều kiện

trách nhiệm hình sự. Một hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định

<small>trong pháp luật hình sự xảy ra có nghĩa là một tội phạm được thực hiện; còn</small>

người (thể nhân hoặc pháp nhân) thực hiện hành vi đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng thì phải căn cứ vào các điều kiện trách nhiệm hình

sự quy định. Vi dụ: A và B, trong đó B có bệnh tâm thần cùng dùng dao chém

chết C thì khơng thể nói A phạm tội giết người, cịn B khơng phạm tội; trong

trường hợp tội giết người đã được thực hiện và A và B đều phạm tội, nhưng A

phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, cịn B khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo Điều 21 BLHS.

Hoặc A rủ rê, lôi kéo, cầm đầu một số người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tudi trộm cap tài sản giá trị 40 triệu đồng; B cũng rủ rê, lôi kéo, cam đầu một số người dưới 14 tuổi trộm cắp tài sản giá trị 40 triệu đồng thì khơng thể định

<small>tội đôi với A phạm tội trộm cap tài sản đơng phạm có tơ chức với vai trị là</small>

<small>thức và điều khién hành vi của mình); chứ khơng phải mọi trường hợp phải chứng minh năng lực trách nhiệm hình</small>

<small>sự như là một dâu hiệu bat buộc của tội phạm.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

người tô chức, cầm đầu (điểm a khoản 2 Điều 173 BLHS) và tội dụ đỗ người dưới 18 tuổi phạm pháp (khoản 1 Điều 325 BLHS); cịn B chỉ phạm tội trộm

cắp tài san thơng thường (khoản 1 Điều 173 BLHS) và tội dụ đỗ người dưới 18 tuổi phạm pháp (khoản 1 Điều 325 BLHS). Cách hiểu truyền thống này đã dẫn đến tình trạng người phạm tội nguy hiểm hơn (B) lại phải chịu trách

<small>nhiệm hình sự nhẹ hơn.</small>

Việc phân biệt dấu hiệu tội phạm và dấu hiệu về điều kiện trách nhiệm

hình sự nêu trên dẫn chúng ta đến nhận thức lý luận rằng “Cấu thành tội

phạm được xây dựng trong các quy phạm pháp luật bao gom các dấu hiệu cần và đủ đặc trưng cho một loại tội phạm và các diéu kiện trách nhiệm hình sự của chủ thể đối với tội phạm do”.

Trong cau thành tội phạm hiển diện đồng thời: 1/ các dẫu hiệu của tội

phạm và 2/ các dấu hiệu về điều kiện trách nhiệm hình sự của chủ thé; trong đó, các dấu hiệu của tội phạm độc lập với các dấu hiệu về điều kiện trách

nhiệm hình sự. Điều 2 BLHS đã chính xác khi quy định “Chi người nào

<small>phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”</small>

(chủ thé phạm tội được tách ra khỏi tội phạm được thực hiện)!Š. Cũng chính

vì thé, trong BLHS 2015, thay cho việc quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ngay trong chương về tội phạm (BLHS 1999), nhà làm luật đã tách các quy định này thành một chương riêng (Chương IV BLHS), bao gồm:

1/ Các trường hợp không phải là tội phạm, tức hành vi không nguy hiểm cho

xã hội (Phịng vệ chính đáng (Điều 22), Tình thế cấp thiết (Điều 23), Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24), Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiễn bô khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25) và 2/

Các trường hợp khơng phải chịu trách nhiệm hình sự, tức chủ thể khơng đủ

điều kiện trách nhiệm hình sự (Sự kiện bat ngo (Diéu 20), Tinh trang khong

có nang lực trách nhiệm hình sự (Điều 21), Thi hành mệnh lệnh của người chi

huy hoặc cấp trên (Điều 26).

Cấu trúc của cau thành tội phạm bao gồm: 1/ Dấu hiệu khách thé của tội

phạm; 2/ Dấu hiệu hành vi phạm tội, hậu quả nguy hại do hành vi phạm tội

<small>!8 Các nhà khoa hoc Nga cũng khang định “Chủ thé tội phạm là người thực: hiện tội phạm và có năng lực chịu</small>

<small>trách nhiệm hình sự vê tội phạm đó”. Xem: Trường Dai học kinh tê - luật quôc tê, Giáo trình Luật hình sự - Phanchung, tr.40 (tiêng Nga).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

gây ra (hai dấu hiệu 1 và 2 thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm);

3/ Dau hiệu chủ thé tội phạm (tuổi, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự);

4/ Dau hiệu lỗi trong thực hiện tội phạm (hai dấu hiệu 3 và 4 thé hiện điều

<small>kiện trách nhiệm hình sự).</small>

Cấu thành tội phạm không phải chi là cơ sở pháp lý cho việc định tội!?,

<small>mà là cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường</small>

hợp tội phạm cụ thé được thực hiện. Thiếu bat ky dau hiệu nào cũng sẽ khơng

có cau thành tội phạm và vi vậy khơng có cơ sở pháp lý để truy cứu trách

nhiệm hình sự đối với thể nhân hoặc pháp nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Cảm (2019), Những van dé cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phan chung, NXB Dai học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Hoà (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Tu

3. Toà án nhân dân tối cao (2019), Giải đáp trực tuyến một số vấn đề về

<small>nghiệp vụ năm 2018 — 2019, NXB Tư phắp.</small>

4. Trường dai học luật Hà Nội (2019), Luật học Việt Nam — Những van

dé đương dai, NXB Tư pháp.

<small>5. Trường Đại học luật Ha Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt</small>

Nam, phan chung, NXB Công an nhân dân.

6. Trường Đại học kinh tế - luật quốc tế Mát scơ va (2001), Giáo trình Luật

hình sự - Phần chung, NXB Sách pháp lý, (tiếng Nga).

7. Võ Khánh Vinh (2014) (Chủ biên), Luật hình sự Việt Nam — Phần

<small>chung, NXB Khoa học xã hội.</small>

<small>' Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam — Phần chung, NXB Công an nhân dân, 2017, tr.</small>

<small>91-92.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

BAN CHAT CUA VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CUA PHAP NHÂN NHUNG NHAN THỨC KHÁC NHAU VÀ HỆ QUA VE MAT LẬP PHÁP

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa

<small>Trường Dai học Luật Hà Nội</small>

Tóm tắt: Bài viết phân tích hai nhận thức khác nhau về bản chất của việc quy

định trách nhiệm hình sự (TNHS) cua pháp nhân. Nhận thức chung cho rằng,

<small>việc quy định TNHS cua pháp nhân không phải là quy định tội phạm thứ hai</small>

mà chỉ là quy định chủ thể thứ hai phải chịu TNHS. Theo đó, nội dung quy định chỉ là quy định điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân nên có thể được quy định bổ sung trong Bộ luật hình sự (BLHS) hoặc co thể được quy

định trong luật riêng. Trải lại, nhận thức khác cho rằng, quy định TNHS cua

<small>pháp nhân là quy định loại tội phạm thứ hai — tội phạm do pháp nhân thực</small>

hiện. Từ đó địi hỏi phải sửa và cơ cấu lai BLHS dé có hệ thống quy định về tội phạm này bên cạnh hệ thong quy dinh VỀ tội phạm do cá nhán thực hiện. Từ khóa: 7rách nhiệm hình sự của pháp nhân; bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân; diéu kiện phải chịu trách nhiệm hình sự

<small>của pháp nhân; tội phạm thực; tội phạm ao</small>

Đặt vấn đề

Theo truyền thống, TNHS được đặt ra cho cá nhân trên cơ sở nguyên tắc

“hành vi” và nguyên tắc “có lỗi”. Người phải chịu TNHS là người có lối khi

<small>thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội và bị pháp luật hình sự coi là</small>

hành vi phạm tội. Theo đó, tội phạm được coi là thé thống nhất của bốn yếu tố

mà chủ thé của nó chỉ có thé là người/cá nhân có năng lực trách nhiệm hình

sự (có năng lực lý trí, năng lực ý chí và đủ tuổi chịu TNHS).” Cá nhân có thé

là chủ thể của tội phạm và do vậy có thể là chủ thể của TNHS. Đề đáp ứng yêu cầu chống và phòng ngừa tội phạm, nhiều quốc gia đã quy định bé sung

<small>20 Về van dé này xem: Nguyễn Ngọc Hòa, Năng lực trách nhiệm hình sự - Từ Lý thuyết đến sự thể hiện trong Bộ</small>

<small>huật Hình sự, tạp chí Luật học, sô 4/2014.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>TNHS của pháp nhân”! bên cạnh TNHS của cá nhân dựa trên cơ sở các học</small>

thuyết về TNHS của pháp nhân là thuyết trách nhiệm thay thế (Theory of Vicarious liability); thuyết đồng nhất trách nhiệm (Theory of Identification

liability) và thuyết văn hóa pháp nhân (Theory of Culture ...).” Như vay, bản

chất của TNHS của cá nhân và của pháp nhân là khác nhau vì dựa trên cơ sở

khác nhau. Tuy nhiên, nhận thức về bản chất của việc quy định TNHS của

pháp nhân ở Việt Nam hiện chưa có sự thống nhất. Trong khi đó, nhận thức

này rất cần thiết vì chỉ trên cơ sở nhận thức thống nhất về bản chất của việc

quy định TNHS của pháp nhân mới có thể có nhận thức thống nhất về nội dung cũng như về kỹ thuật quy định TNHS của pháp nhân.

I. Bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân —

<small>hai hướng nhận thức khác nhau</small>

Xét về bản chất, quy định TNHS của pháp nhân là việc xác định chủ thê thứ hai có thể phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đã được thực hiện bởi chủ

thé thứ nhất là cá nhân/người. “Theo đó, qui định TNHS của pháp nhân

khơng có nghĩa là qui định loại tội phạm thứ hai - tội phạm có chủ thể thực hiện là pháp nhân bên cạnh tội phạm có chủ thể thực hiện là con người đã được qui dinh.”? Trên thực té, khi quy định hay không quy định TNHS của

pháp nhân, “sự kiện phạm tội” vẫn chi là một. Đó là hành vi do con người

<small>thực hiện và bị pháp luật hình sự xác định là tội phạm. Việc quy định TNHScủa pháp nhân không làm phát sinh “sự kiện phạm tội thứ hai” mà chỉ làm</small>

phat sinh chủ thé thứ hai phải chịu TNHS cùng với chủ thé thứ nhất là con người về cùng một “su kiện phạm tội” mà con người đã thực hiện. Như vậy, hành vi phạm tội luôn chi là một hành vi phạm tội và chủ thé thuc hién 1a con người. Tuy nhiên, khi pháp nhân phải chịu TNHS về hành vi phạm tội do con người thực hiện vì thỏa mãn các điều kiện phải chịu TNHS thì pháp nhân <small>2! Chủ thể không phải là cá nhân phải chịu trách nhiệm hình có thể được gọi bằng các tên khác nhau. Trong đó,“pháp nhân” là tên gọi được sử dụng tương đối phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu, giảng day cũng như trong</small>

<small>luật hình sự của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, cịn có các tên gọi khác như “đơn vi” (Áo; Trung Quốc); “tổ chức”</small>

<small>(Thụy Sỹ) hoặc “pháp nhân thương mại” (Việt Nam). Trong bài viết này, tác gia sử dụng tên gọi “pháp nhân” déđối lại với “cá nhân”/"thể nhân”.</small>

<small>?2 Về các học thuyết nay, xem: Trần Văn Độ, tldd.</small>

<small>?3 Nguyên Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại — Nhận thức cân thong nhất?,</small>

<small>Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr. 18.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cũng có thể bị coi là chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chỉ là “chủ thé ảo” còn “chủ thé thực” vẫn là con người. Như vậy, tôi phạm van chỉ là

một và có hai chủ thé thực hiện — “chủ thé thực” và “chủ thé ảo”. Trong đó, pháp nhân chỉ là “chủ thé ảo”, không thực sự thực hiện hành vi phạm tội (mà chỉ có thé thực hiện qua hành vi của con người).”?

<small>Như vay, cơ sở của TNHS của pháp nhân không phải là hành vi phạm tộido pháp nhân thực hiện và độc lập với hành vi phạm tội do con người thực</small>

hiện vì trên thực tế khơng có hành vi phạm tội độc lập của pháp nhân mà chỉ

có duy nhất hành vi phạm tội do con người thực hiện và trong trường hợp nhất định pháp nhân cũng có thể được coi là đã thực hiện hành vi phạm tội

<small>này. Đó là trường hợp pháp nhân có quan hệ đặc biệt với người phạm tội và</small>

hành vi phạm tội nên việc quy kết TNHS cho pháp nhân về hành vi phạm tội

của con người là “hợp lý”? là cần thiết. TNHS của pháp nhân, theo đó là

TNHS mở rộng trong mối quan hệ với TNHS của con người đối với cùng hành vi phạm tội do con người thực hiện. TNHS theo quan niệm truyền

thống được đặt ra cho con người là chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội và

theo quan niệm mới, trách nhiệm này cịn có thể được mở rộng cho chủ thê

<small>thứ hai là pháp nhân. Quy định TNHS cho pháp nhân là quy định các trường</small>

hợp được phép mở rộng TNH§ (đối với hành vi phạm tội do con người thực

<small>hiện) cho pháp nhân.</small>

<small>? Do vậy trong Tố tụng hình sự, chỉ có bị cáo thực là người phạm tội, còn bị cáo pháp nhân thương mại chỉ là “bị</small>

<small>cáo ảo”.</small>

<small>25 “Quy kết hợp lý” trách nhiệm hình sự cho pháp nhân là theo cách giải thích trong phán quyết của Tịa án tơi caoHà Lan ngày 21 thang 10 năm 2003 - Supreme Court, 21 October 2003, NJ 2006/328 (Drijfmest-arrest). Về van đề</small>

<small>này, xem thêm: Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), sdd., tr. 226.</small>

<small>26 Về quan điểm này, có thê tham khảo: Thomas Britz, Trách nhiệm hình sự mở rộng của pháp nhân, (bản điện tử,tiéng Đức) được đăng tại hữp/wwwroedlLdefhemen4schechien⁄2014-10/erweiterte- sirafrechtliche-verantwortlichkeit-juristischer-personen, truy cập ngày 23/12/2015; Lê Văn Cảm (2016), Khái niệm tội phạm</small>

<small>(Điễu 8) và Đông phạm (Điêu 17) trong BLHS năm 2015: Nghiên cứu van dé đối với i pháp nhân thương mại và dé</small>

<small>xuất hoàn thiện các diéu luật này, Kỷ yêu Toa đàm khoa học: Trach nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mạitrong Bộ luật Hình sự năm 2015, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; Nguyễn Ngọc Hòa, Khdi niệm tội phạm và việcqui định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, tạp chí Luật</small>

<small>học, số 2/2016; Nguyễn Văn Hương, Trach nhiệm hình sự của pháp nhân thương mai theo Bộ luật Hình sự năm2015, tạp chí Luật học, số 4/2016; Lưu Hải Yến, Trach nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo qui định</small>

<small>của Bộ luật Hình sự năm 2015, tạp chí Luật học, Số đặc biét/2016 về Bộ luật Hình sự năm 2015; Nguyễn NgọcHịa, Tính thống nhất giữa các qui định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự</small>

<small>năm 2015, tạp chí Luật học, số 3/2017.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

TNHS của pháp nhân và TNHS của cá nhân tuy đều bắt nguồn từ cùng

<small>hành vi/su kiện phạm tội nhưng độc lập với nhau và không loại trừ nhau.TNHS của cá nhân phát sinh do cá nhân đã thực hiện hành vi bị pháp luật</small>

hình sự coi là tội phạm và do vậy cơ sở pháp lý ở đây là cấu thành tội phạm.

<small>Trong khi đó, TNHS của pháp nhân phát sinh do pháp nhân có quan hệ đặcbiệt với cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội cũng như với hành vi phạm tội</small>

này”” và do vậy, cơ sở pháp lý ở đây là mối quan hệ đặc biệt (đã được luật cụ

thé hóa thành các điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân). Tuy nhiên, dé có

thé xác định quan hệ đặc biệt này, trước hết cần xác định hành vi phạm tội đã được thực hiện. Ở đây cần chú ý: Xác định hành vi phạm tội để truy cứu

TNHS pháp nhân va cá nhân khơng hồn tồn đồng nhất với nhau. Xác định hành vi phạm tội dé truy cứu TNHS cá nhân phải gắn với hành vi của từng cá

nhân hoặc với các hành vi của nhóm cá nhân là đồng phạm với nhau, còn xác

định hành vi phạm tội dé truy cứu TNHS pháp nhân là gắn với hành vi của cá nhân nói chung, có thể là một cá nhân, nhiều cá nhân đồng phạm với nhau hoặc nhiều cá nhân nhưng khơng đồng phạm với nhau. Theo đó, trong trường hợp có nhiều cá nhân mà họ khơng đồng phạm với nhau, có thé xảy ra khả

<small>năng khơng có hành vi nào của các cá nhân này đủ mức độ (khách quan) của</small>

tội phạm nhưng tổng hợp các hành vi của họ lại đủ mức độ (khách quan) của tội phạm. Trong trường hợp này, do hành vi của mỗi người chưa đủ cau thành tội phạm nên khơng có tội phạm do cá nhân cụ thể thực hiện và theo lơ ØIC CĨ nghĩa khơng có tội phạm để truy cứu TNHS cá nhân. Tuy nhiên, vẫn có thé

coi có tội phạm để truy cứu TNHS pháp nhân. Do là tội phạm được hình

<small>thành từ các hành vi của các cá nhân khác nhau.</small>

Do có sự khác nhau về cơ sở pháp lý nên TNHS của pháp nhân và TNHS của cá nhân tuy có liên quan với nhau nhưng có tính độc lập tương đối.

Tính độc lập này thể hiện ở sự không phụ thuộc vào nhau giữa hai loại

<small>TNHS- TNHS của pháp nhân va TNHS của cá nhân. TNHS của pháp nhân</small>

chỉ địi hỏi có hành vi phạm tội xảy ra mà khơng địi hỏi chủ thể đã thực hiện <small>27 Quan hệ đặc biệt này được trình bày trong mục tiếp theo.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hành vi đó phải chịu TNHS. Thơng thường, đối với cùng hành vi phạm tội đã

xảy ra có thể có TNHS của cả pháp nhân và cá nhân. Tuy nhiên, trong trường

hợp cá biệt có thể khơng có một trong hai TNHS sự đó vì một trong hai chủ thé được miễn TNHS. Thuộc về trường hợp cá biệt này còn có thé là trường

<small>hợp hành vi của từng cá nhân không đủ mức (khách quan) của tội phạm nên</small>

chưa cấu thành tội phạm nhưng hành vi tổng hợp của các cá nhân lại đủ mức

<small>(khách quan) của tội phạm như đã được nêu trên. Đây là trường hợp khơng có</small>

TNHS của cá nhân cụ thé do hành vi của cá nhân cụ thé chưa cấu thành tội

phạm nhưng vẫn có TNHS của pháp nhân.”Š

Khác với nhận thức trên về bản chất của việc truy cứu TNHS của pháp nhân, hiện đang tồn tại nhận thức cho rằng việc quy định TNHS của pháp

<small>nhân là quy định loại hành vi phạm tội thứ hai - Hành vi phạm tội do phápnhân thực hiện bên cạnh hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện theo quan</small>

niệm truyền thống. Như vậy, sẽ có “tội phạm do người có năng lực TNHS thực hiện” và “tội phạm do pháp nhân thực hiện” như Điều 8 BLHS Việt Nam

đã khang định và như vậy, pháp nhân là chủ thé của tội phạm và là chủ thé của TNHS tương tự như cá nhân là chủ thé của tội phạm và là chủ thể của

<small>TNHS. Theo đó, tội phạm do pháp nhân thực hiện là “tội phạm thực” mà</small>

không phải là “tội phạm ảo”; pháp nhân là “chủ thê thực hiện tội phạm thực” mà không phải là “chủ thê thực hiện tội phạm ao”.

II. Hệ quả của việc nhận thức khác nhau về bản chất của việc quy

<small>định trách nhiệm hình sự của pháp nhân</small>

Nhận thức về bản chất của việc truy cứu TNHS của pháp nhân quyết

định nhận thức về nội dung quy định cũng như kỹ thuật quy định vấn đề này trong pháp luật hình sự. Theo đó, nhận thức khác nhau về bản chất của việc

truy cứu TNHS của pháp nhân sẽ dẫn nhận thức khác nhau về nội dung quy

định cũng như kỹ thuật quy định TNHS của pháp nhân. Nếu khơng có sự

thong nhất trong nhận thức về việc quy định TNHS của pháp nhân sẽ không

<small>°8 Đối với Việt Nam, có thé có trường hợp ngược lại: Có TNHS của cá nhân nhưng khơng có TNHS của pháp</small>

<small>nhân thương mại do luật quy định dâu hiệu nhân thân của cá nhân là dâu hiệu định tội cũng như quy định thêm</small>

<small>điêu kiện pháp nhân phải chịu TNHS ở một sơ tội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

có sự thống nhất trong nội dung và kỹ thuật quy định TNHS của pháp nhân và

như vậy sẽ có mâu thuẫn trong các quy định về TNHS của pháp nhân.” Cụ

<small>2.1. Nội dung và kỹ thuật quy định trách nhiệm hình sự cua pháp nhân</small>

khi quan niệm việc quy định này chỉ là quy định chủ thể thứ hai phải chịu

<small>trách nhiệm hình sự</small>

<small>Nhận thức theo hướng này có nghĩa, cơ sở phải chịu TNHS của phápnhân không phải là việc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội mà là quanhệ đặc biệt giữa pháp nhân với người phạm tội và với hành vi phạm tội đãđược thực hiện. Vì có quan hệ đặc biệt như vậy mà hành vi phạm tội tuy được</small>

cá nhân thực hiện nhưng cũng có thể được coi như là hành vi phạm tội của

pháp nhân. Do vậy, việc truy cứu TNHS pháp nhân là cần thiết, đảm bảo tính cơng bằng, hợp lý. Quan hệ đặc biệt này được pháp luật cụ thể hóa thành các

điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân. Đó là nội dung cốt lõi của việc quy

định TNHS của pháp nhân. Theo đó, về lý thuyết có thể có các trường hợp

<small>sau mà pháp nhân phải chịu TNHS:</small>

- Thứ nhất, hành vi phạm tội được (người) thực hiện là nhân danh pháp

<small>nhân và vì lợi ich của pháp nhân. Vi du: Hanh vi buôn bán trái phép qua biên</small>

giới (buôn lậu) dé mang lãi về cho doanh nghiệp của một số thành viên của

doanh nghiệp theo chỉ đạo của Giám đốc.

Ở đây, dấu hiệu “hân danh pháp nhân ” địi hỏi người thực hiện hành vi

phạm tội phải có vị trí lãnh đạo nhất định trong pháp nhân dé có thé thay mat

pháp nhân va do vậy hành vi của họ có thé được coi là hành vi của pháp nhân; dau hiệu “vì loi ích của pháp nhân ” đòi hỏi hành vi phạm tội được thực hiện

là có lợi hoặc nhằm có lợi cho pháp nhân. Qua việc hành vi tội phạm được thực hiện, pháp nhân có thể nhận (hoặc giữ lại) được lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần hoặc lợi thế nhất định trong hoạt động của mình. Hai dau hiệu “nhdn

danh pháp nhân” va “vì lợi ich của pháp nhân” thé hiện quan hệ đặc biệt giữa

<small>29 Về van đề này, xem: Nguyễn Ngọc Hòa, Tinh thong nhất giữa các quy định về trách nhiệm hình sự cửa pháp</small>

<small>nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015, tạp chí Luật học, sô 3/2017.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>pháp nhân với hành vi phạm tội cũng như với người thực hiện hành vi phạm tộiđó.</small>

Trong các hành vi phạm tội thỏa mãn hai dấu hiệu “nhdn danh pháp

<small>nhán `” và “vi lợi ich của pháp nhán ” có dạng hành vi phạm tội mặc nhiên đã</small>

có hai dấu hiệu này. Đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý được quy định trực tiếp cho pháp nhân như hành vi phạm tội trốn thuế hoặc trốn đóng bảo

hiểm xã hội cho người lao động của doanh nghiệp v.v.. Những hành vi phạm

tội này chỉ có thé do người có tư cách “nhdn danh pháp nhân” thực hiện và rõ ràng là “vì lợi ích của pháp nhân ”. Do có tính chất đặc biệt như vậy, nên dạng

hành vi phạm tội này có thể được tách thành một trường hợp pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự riêng để khi gặp trường hợp này, cơ quan áp dụng pháp luật hình sự không cần phải chứng minh hai dấu hiệu “nhdn danh pháp

<small>nhán `” và “vì lợi ích của pháp nhân `.</small>

<small>- Thứ hai, hành vi phạm tội được thành viên của pháp nhân thực hiện</small>

trong khi tiến hành công việc được pháp nhân giao và việc xảy ra hành vi phạm tội này có phan lỗi của pháp nhân. Vi du: Hanh vi gây hoa hoạn dẫn đến chết người trong khi hàn điện của người lao động được doanh nghiệp điều đến

sửa chữa cho khách hàng vì đã khơng tn thủ qui định về phịng cháy và việc

khơng tn thủ này có một phần ngun nhân từ phía doanh nghiệp, trong đó

có việc khơng tập huấn đầy đủ theo qui định cho người lao động về phòng

<small>cháy cũng như an tồn lao động nói chung. Trong trường hợp này, hành vi</small>

phạm tội là do người của doanh nghiệp thực hiện trong khi tiến hành công việc của doanh nghiệp và hành vi phạm tội đã xảy ra một phần do lỗi của

doanh nghiệp trong phòng ngừa tội phạm. Hai dau hiệu “trong khi tiến hành

công việc của pháp nhân” và “có phần lỗi của pháp nhân” của trường hợp thứ hai này thé hiện rõ quan hệ đặc biệt giữa pháp nhân với hành vi phạm tội

cũng như với người thực hiện hành vi phạm tội nay.*°

Điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân như được trình bày về mặt lý <small>39 Về trường hợp này, xem thêm: Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại —</small>

<small>Nhận thức cân thông nhái ”, Nxb. Tư pháp, 2019, Hà Nội, tr.26 và tr. 27.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

thuyết trên đây là nội dung cần được cụ thê hóa trong pháp luật hình sự của

quốc gia muốn truy cứu TNHS pháp nhân. Đây là nội dung quan trọng nhất cần

được quy định trong pháp luật hình sự.Ỷ!

<small>Với nội dung như vậy, việc quy định TNHS của pháp nhân không làm</small>

thay đổi các quy định của BLHS mà chỉ đòi hỏi bổ sung quy định về điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân cũng như một số quy định cần thiết khác như quy định về phạm vi các tơ chức có thé là pháp nhân với ý nghĩa là chủ thé của TNHS; về phạm vi các tội mà pháp nhân có thé phải chịu TNHS và về hình

phạt cũng như khung hình phạt có thé áp dụng cho pháp nhân...

<small>2.2. Nội dung và ky thuật quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhánkhi quan niệm việc quy định này là quy định hành vi phạm lội thứ hai — hànhvi phạm lội do pháp nhân thực hiện</small>

<small>Nhận thức theo hướng nay có nghĩa, cơ sở phải chịu TNHS của phápnhân là việc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội - loại hành vi phạm tộithứ hai bên cạnh hành vi phạm tội được cá nhân thực hiện. Theo đó, quy định</small>

TNHS cho pháp nhân địi hỏi phải có các quy định chung về tội phạm do pháp

nhân thực hiện cũng như quy định các CTTP của các tội cụ thé do pháp nhân thực hiện bên cạnh các quy định chung về tội phạm do cá nhân thực hiện cũng

như quy định các CTTP của các tội cu thể do cá nhân thực hiện. Như vậy,

trong BLHS sẽ có 2 hệ thống quy định khác nhau về tội phạm.?? Điều này địi

hỏi phải có sự sửa đơi, bơ sung và cơ cau lại toàn bộ BLHS. Kết luận

Đối chiếu với hai hướng nhận thức khác nhau về bản chất của việc quy

định TNHS của pháp nhân có thé thấy, BLHS Việt Nam năm 2015 thé hiện có

sự khơng nhất qn trong nhận thức về bản chất của việc quy định TNHS của

pháp nhân. Điều 2 và Điều 8 của Bộ luật xác định hành vi phạm tội do pháp

nhân thương mại thực hiện nhưng các điều luật tiếp theo trong Phần chung lại <small>3! Bên cạnh đó, pháp luật hình sự còn phải quy định phạm vi pháp nhân phải chịu TNHS (có thé là tat cả các pháp</small>

<small>nhân hay có sự giới hạn); phạm vi tội mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự (tất cả các tội hay có sự giớihạn); các hình phạt có thể áp dụng cho pháp nhân trong trường hợp pháp nhân phải chịu TNHS. Về vấn đề này có</small>

<small>thể tham khảo: Nguyễn Ngoc Hòa (chủ biên), sđd. Tr. 28 và các trang tiếp theo.</small>

<small>32 Ngồi ra, cũng cân có những quy định về hình phạt cho riêng pháp nhân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chỉ có nội dung về hành vi phạm tội do người có năng lực TNHS thực hiện.Tương tự như vậy, trong Phần các tội phạm, các CTTP đều chỉ mô tả hành vi phạm tội do người có năng lực TNHS thực hiện. Điều 75 của Bộ luật

quy định các điều kiện phải chịu TNHS của pháp nhân thương mại mà nội dung của điều này lại thé hiện, pháp nhân thương mại không thực hiện hành

<small>vi phạm tội (Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thươngmại).</small>

Như vậy, dé hoàn thiện BLHS cần thống nhất nhận thức về bản chất của

<small>việc quy định TNHS của pháp nhân thương mai theo hướng không phải là</small>

quy định hành vi phạm tội thứ hai và lay đó là co sở cho việc hoàn thiện các

quy định của BLHS về TNHS của pháp nhân thương mại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Cảm, Khái niệm tội phạm (Điều 8) và Đông phạm (Điều 17) trong BLHS năm 2015: Nghiên cứu vấn dé đối với pháp nhân thương mại và dé xuất hoàn thiện các điều luật này, Kỷ yéu Toa đàm khoa học: Trách nhiệm hình

sự đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Uỷ ban Tư

pháp của Quốc hội năm 2016

2. Trần Văn Độ, Các học thuyết về cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2011

3. Nguyễn Ngọc Hòa, Năng lực TNHS - Từ Lý thuyết đến sự thể hiện trong Bộ luật hình sự, tạp chí Luật học, số 4/2014

4. Nguyễn Ngọc Hịa, Khái niệm tội phạm và việc qui định trách nhiệm

<small>hình sự của pháp nhán thương mại trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015,</small>

tạp chí Luật học, số 2/2016

5. Nguyễn Ngọc Hịa, Tính thống nhất giữa các quy định về trách nhiệm

<small>hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015, tạp chí Luật</small>

học, số 3/2017

6. Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại — Nhận thức can thong nhat?, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

1. Nguyễn Văn Huong, Trach nhiệm hình sự của pháp nhân thương mai

theo Bộ luật Hình sự năm 2015, tạp chí Luật học, sơ 4/2016

8. Lưu Hải Yến, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mai theo qui định của Bộ luật Hình sự năm 2015, tạp chí Luật học, Số đặc biệt/2016 về Bộ

<small>luật Hình sự năm 2015</small>

<small>9. Thomas Britz, Trách nhiệm hình sự mở rộng của pháp nhân, (bản điện</small>

tử, tiếng Đức) được đăng tại:

<small>htfp:⁄/www.roedLde/themen/tschechien/2014-10/erweiterte-_ strafrechtliche-verantwortlichkeit-Juristischer-personen, truy capngày 23/12/2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

NGUON CUA LUAT HÌNH SU VIỆT NAM — KHÁI QUÁT MỘT SO

QUAN DIEM LY LUAN, THUC TRANG VA HUONG HOAN THIEN

<small>ThS. Mai Thi Thanh NhungTrường Dai hoc Luật Hà Nội</small>

Tóm tat: Nguồn của luật hình sự khơng chi là nơi chứa đựng nội dung

luật hình sự mà còn là căn cứ dé các cơ quan có thầm quyền dựa vào đó xác

định các vấn đề về tội phạm và TNHS. Với tư cách đó, nguồn của luật hình sự

Việt Nam là một vẫn đề khoa học pháp lý hình sự phức tạp, hiện cịn có nhiều

quan điểm khác nhau. Trong phạm vi hội thảo, tham luận tập trung khái quát: những quan điểm về nguồn của luật hình sự về mặt lý luận, thực trạng nguồn

luật hình sự Việt Nam và một số ý kiến hồn thiện nội dung này.

Từ khóa: Ngn, luật hình sự, hình thức bên ngồi, bộ luật hình sự, luật

<small>chun ngành.</small>

1. Khái quát một số vấn đề lý luận về nguồn của luật hình sự Việt Nam

“Luật hình sự là hệ thong các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bi coi là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thé áp dụng cho các tội phạm đó "3°. Với

tư cách là một ngành luật độc lập, luật hình sự là bộ phận cầu thành không thể

thiếu của hệ thống pháp luật quốc gia bao gồm hệ thống các quy định về tội

phạm và TNHS. Luật hình sự có tính thống nhất giữa hai yếu tố nội dung bên

<small>trong và hình thức phản ánh, chứa đựng nội dung đó. Nội dung của luật hình</small>

sự được hiểu là “nhiing yếu tô bên trong thuộc về bản chất của luật hình sự, gan lién với bản chất của luật hình sự ”°°, can có các hình thức phản ánh và chứa đựng nó. Vì vậy, hình thức của luật hình sự là mặt thứ hai khơng thê

<small>thiêu của luật hình sự.</small>

<small>33 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phan chung), Nxb. CAND, Ha Nội, tr.9</small>

<small>** Xem: Nguyễn Anh Tuấn (2018), Những van dé lý luận và thực tiễn về nguon của luật hình sự Việt Nam, Luậnán tién sĩ, Khoa Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội, tr.28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>“Hình thức của pháp luật hình sự chỉ có gia trị khi du kha năng phản</small>

ảnh được nội dung và những đặc điểm thuộc về bản chất của pháp luật ””°.

Xét dưới phương diện cau trúc, hình thức của pháp luật hình sự cịn được biéu

<small>hiện bởi hai loại co bản là hình thức bên trong va hình thức bên ngồi”°. Hình</small>

thức bên trong của luật hình sự (bao gồm các chế định của hình sự, quy phạm

pháp luật hình sự) khơng phải là nguồn của luật hình sự vì nguồn của luật hình sự là nơi chứa đựng hay nói cách khác là nơi lay ra các quy phạm pháp luật hình sự. Các quy phạm pháp luật hình sự cần được chứa đựng trong các

“ngn mang tính vật chất cụ thé mà chủ thé pháp luật có thể tri giác được một cách trực tiếp” như văn bản quy phạm pháp luật hay án lệ - chính là hình thức bên ngồi của pháp luật hình sự'”. Như vậy, nguồn của pháp luật hình sự được hiéu là hình thức bên ngồi của pháp luật hình sự.

Lịch sử phát triển luật hình sự ở Việt Nam cũng như trên thế giới từng

cho thấy sự tồn tại của nhiều nguồn cụ thé: từ những quy tắc mang tính tập quán cho đến các tiền lệ pháp (chủ yếu là án lệ) và các văn bản quy phạm pháp luật. Ở mỗi giai đoạn, các Nhà nước có thể lựa chọn một hoặc nhiều

dạng biểu hiện cụ thé của nguồn luật hình sự khác nhau trên cơ sở phù hợp với bối cảnh chính trị - xã hội, quan điểm và trình độ lập pháp.

Ở góc độ khác, nguồn của luật hình sự khơng chi đơn thuần là nơi chứa

đựng các quy phạm pháp luật hình sự mà còn là căn cứ pháp lý để các cơ

quan nhà nước có thâm quyền vận dụng trong việc giải quyết các vụ án hình

sự cụ thé. Khi tội phạm xảy ra, các cơ quan tiễn hành tố tụng phải căn cứ vào

quy định của pháp luật hình sự để xác định TNHS cho tội phạm đó. Tương đồng về nội dung này, có quan điểm khoa học khắng định nguồn của luật hình sự là “nhitng căn cứ trực tiếp quy định về những gì liên quan đến tội phạm và

<small>35 TSKH. Dao Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyền 1 — Những van dé chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà</small>

<small>Nội, tr.292.</small>

<small>3 Xem: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan (2020), Giáo trình ly luận về Nhà nước và pháp luật (tái ban lân thứ tư, có</small>

<small>sửa chữa, bơ sung), Nxb. Chính tri qc gia su that, Ha Ndi, tr.102. - ; Ộ</small>

<small>37 Xem: Nguyễn Anh Tuân (2018), Những van dé lý luận và thực tiên về nguôn của luật hình sự Việt Nam, tlảd,</small>

<small>38 Xem: PGS.TSKH. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1 — Những van dé chung, tldd, tr.293.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, nguồn của luật hình sự có thé

được phân loại theo những cách khác nhau, tuy theo quan niệm về các tiêu chi

<small>phân loại khác nhau, ví dụ:</small>

- Dựa vào phương thức phản ánh nội dung của luật hình sự, hệ thống nguồn của luật hình sự Việt Nam gồm hai bộ phận cau thành là nguồn trực tiếp và nguồn gián tiếp. Nguồn trực tiếp của luật hình sự chứa đựng quy phạm

pháp luật về tội phạm và hình phạt cũng như các van đề khác liên quan đến

giải quyết TNHS của người phạm tội?”. Nguồn gián tiếp của luật hình sự hiện nay bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật khác và các bản bản quy phạm

pháp luật phi hình sự chứa đựng các quy định liên quan với tính chất hỗ trợ

cho việc giải quyết những vấn đề về TNHS và quyết định hình phạt?, chang

hạn: quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham

gia giao thông đường bộ - là quy định thuộc nguồn trực tiếp của luật hình sự

vì quy định này mơ tả tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó. Tuy nhiên,

để xác định các dạng hành vi khách quan cụ thé của tội phạm (hành vi vi

phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ) thì cần phải dựa vào Luật giao thơng đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Bản thân

Luật giao thông đường bộ không trực tiếp quy định tội vi phạm quy định về

<small>tham gia giao thông đường bộ, song những quy định của văn bản này là cơ sở</small>

quan trọng dé xác định tội phạm này, vì vậy, nó trở thành nguồn gián tiếp của

luật hình sự. Các Luật về thuế, Luật chứng khốn, Luật đấu thầu, Luật sở hữu

trí tuệ, Luật cạnh tranh, Luật đất đai, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân

Việt Nam, Luật phịng chống ma túy... cũng có những trường hợp cụ thê với ý nghĩa tương tự, kết hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành những luật đó — đều có thê coi là nguồn gián tiếp của luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong hoặc có liên quan đến lĩnh vực hình sự cũng là một nguồn gián tiếp của luật hình sự. Hiện

nay, phần quy định về tội phạm và hình phạt trong các Điều ước quốc tế mà <small>3? Xem: Nguyễn Anh Tuan (2010), Ngn của Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, tr.64.</small>

<small>4° Xem: PGS.TSKH. Lê Văn Cam (2005), Những van dé cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phán chung), Nxb.</small>

<small>Đại học quôc gia, Hà Nội, tr.155-156.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Việt Nam tham gia, ký kết chỉ có thê áp dụng sau khi đã được nội luật hóa

băng quy định của nguồn trực tiếp là BLHS.*!

- Dựa vào một số quy định có tính ngun tắc của BLHS và thực tiễn

pháp lý giải quyết các vụ án hình sự, nguồn luật hình sự được phân thành nguồn chính thức và nguồn khơng chính thức. Nguồn chính thức là nguồn

chứa đựng “các tuyên bố chính thức của Nhà nước về những hành vi phạm tội cũng như chế tài dự kiến sẽ áp dụng đối với người phạm tội. Hiện nay, nguồn

chính thức và duy nhất của luật hình sự Việt Nam được khẳng định là BLHS.

Các quy định của BLHS là căn cứ pháp lý để kết luận về tội danh, hình phạt và các van đề TNHS khác. Ý tưởng cơ ban của nhà làm luật Việt Nam là tạo

nên một văn bản hoàn thiện thống nhất và tập trung quy định toàn bộ những

van đề về hoặc liên quan đến tội phạm và TNHS, “mét bộ pháp điển duy nhất điều chỉnh một cách day du, toàn điện moi quan hệ xã hội trong lĩnh vực luật hình sự”. Nguồn khơng chính thức của luật hình sự là nguồn khơng trực tiếp

quy định về tội phạm, hình phạt nhưng có liên quan nhưng có ý nghĩa bổ

sung, hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề TNHS đối với người phạm tội bao

gồm tồn bộ những hình thức chứa đựng nội dung luật hình sự ngồi nguồn chính thức nêu trên như Hiến pháp, các Điều ước quốc tế.... “2

- Dựa trên tư duy lý luận truyền thống được ảnh hưởng bởi pháp luật châu Âu lục địa, nguồn của luật hình sự có thé phân thành hai loại nguồn

thành văn và nguồn không thành văn. Nguồn thành văn của luật hình sự là nguồn thé hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật; nguồn không thành văn của luật hình sự là nguồn khơng xuất phát từ các cơ quan nhà nước có thâm quyền làm luật bao gồm án lệ (thực tiễn tư pháp) và học thuyết (lý thuyết) khoa học luật hình su.

- Dựa vào chức năng của các quy phạm pháp luật, nguồn của luật hình sự được cấu thành từ hai bộ phận: một là nguồn quy định tội phạm, hình phạt và

<small>*! Xem: Nguyễn Anh Tuan (2010), Ngn của Luật hình sự Việt Nam, tldd, tr.65.* Xem: Nguyễn Anh Tuan (2010), Ngn của Luật hình sự Việt Nam, tldd, tr.60-63.* Xem: Nguyễn Anh Tuan (2010), Ngn của Luật hình sự Việt Nam, tldd, tr.69.</small>

<small>44 Xem: Nguyễn Minh Đức (2012), Nguôn cua luật hình sự - Những vấn dé lý luận và thực tiên, Kỷ yêu hội thảokhoa học “Pháp luật hình sự phục vụ việc sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự”, TP. Hồ Chí Minh, tr.03.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

các chế định pháp lý hình sự khác; hai là nguồn giải thích của luật hình sự. Loại nguồn thứ nhất có chức năng trực tiếp ghi nhận dấu hiệu pháp lý của tội phạm và hình phạt cũng như các chế tài pháp lý hình sự. Loại nguồn thứ hai

có chức năng giải thích cho quy định của loại nguồn thứ nhất.*Š Ở góc độ nhất

định, nguồn quy định tội phạm, hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác có thể hiểu tương tự như “nguồn trực tiếp của luật hình sv’*® hay

“nguon của luật hình sự theo nghĩa hẹp”"”; hiện nay va ở Việt Nam, nguồn

này là BLHS. Trong hệ thống nguồn của luật hình sự quốc gia, loại nguồn giải thích của luật hình sự có ý nghĩa bổ trợ (có tính phái sinh và phụ thuộc) cho nguồn quy định tội phạm, hình phạt và các vấn đề khác về TNHS. Hiện

nay ở Việt Nam, ngu6n này tồn tại ở hai dạng là văn bản quy phạm pháp luật (như các Nghị quyết của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, các

Thơng tư liên tịch do Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an phối hợp ban hành) và án lệ hình sự.'8

Khái lược trên đây khơng mơ tả hết những quan niệm khác nhau về nguồn của luật hình sự, song phần nào phản ánh được sự đa chiều về nhận

thức khoa học đối với van đề này. Sự tồn tại những quan điểm khác nhau

<small>trong việc mở rộng, thu hẹp nội hàm khái niệm hay những cách thức phân loại</small>

khác nhau về nguồn của luật hình sự xuất phát từ những cách thức tiếp cận

khác nhau khi nghiên cứu về cùng một đối tượng. Trong phạm vi bài viết gắn liền với đề tài hội thảo, diễn giả lựa chọn tiếp cận (làm rõ hơn các nội dung

phía sau) về nguồn chính thức hay nguồn theo nghĩa hẹp hoặc cũng có quan

điểm gọi là nguồn quy định tội phạm, hình phat và các van đề khác về TNHS

(gọi tắt là nguồn quy định về tội phạm và hình phạt).

Với phạm vi như vậy, nguồn của luật hình sự là các văn bản chứa quy phạm pháp luật hình sự có nội dung quy định về tội phạm, hình phạt và các <small>%5 Xem: Nguyễn Anh Tuan (2018), Nhitng van dé lý luận và thực tiễn về nguôn của luật hình sự Việt Nam, tảd,</small>

<small>46 PGS.TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Những van dé cơ bản trong khoa hoc Luật hình sự (phan chung), tldd, tr.156.</small>

<small>47 GS.TS. Nguyén Ngoc Hoa (2011), _ Nguồn của pháp luật hình sự - Những yêu câu được đặt ra cho pháp luật</small>

<small>hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 7, tr. 24-31. ¬ Ộ</small>

<small>48 Xem: Nguyễn Anh Tuân (2018), Những van dé lý luận và thực tiên về nguon của luật hình sự Việt Nam, tlảd,tr.58.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

van đề khác về TNHS. Ở các quốc gia trên thế giới có hình thức nguồn nay,

các quy phạm pháp luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt có thé được

<small>chứa đựng trong BLHS””, các luật hình sự”? (riêng lẻ) hoặc luật khác có chưa</small>

quy phạm pháp luật hình sự”!.32 Mơ hình nguồn quy định tội phạm và hình phạt chỉ bao gồm BLHS thuộc kiêu mơ hình cấu trúc đơn; mơ hình nguồn quy định tội phạm và hình phạt có sử dụng nhiều hình thức văn bản quy phạm

<small>khác nhau như BLHS và các Luật hình sự riêng lẻ hoặc BLHS và các luậtchuyên ngành có chứa quy phạm pháp luật hình sự hoặc cả ba loại hình này</small>

được xác định thuộc mơ hình cau trúc kép — hay cịn gọi là “nguồn mở” của

<small>luật hình sw.*?</small>

2. Thực trạng nguồn của luật hình sự Việt Nam và hướng hồn thiện Sự phát triển nguồn của luật hình sự Việt Nam tính đến nay trải qua các

giai đoạn phát khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, thực trạng nguồn của luật hình sự

lại có những điểm nỗi bật riêng:

- Giai đoạn pháp luật phong kiến cho đến trước năm 1945: Nguồn của <small>Lệ^</small> luật hình sự giai đoạn này tương đối đa dạng về hình thức, phong phú về số

lượng, chủ yếu là nguồn luật thành văn; trong đó, xuất hiện các bộ pháp điển

lớn như Hình thư, Quốc triều Hình luật, Hoàng Việt luật lệ ... cùng với nhiều van bản luật hình sự đơn hành (như Sắc, Chiếu, Chi, Du, Lệnh...)

Thời kỳ Pháp thuộc với sự ảnh hưởng của chính sách chia dé trị của thực

dân Pháp đối với người Việt, chính quyền thuộc địa đã du nhập pháp luật chính quốc vào Việt Nam, trực tiếp sử dụng pháp luật Pháp trên một phần

<small>49 Là luật trong đó tập hợp day đủ hoặc tương đối day đủ các quy định về tội phạm và hình phạt, hay có thể nói,trong BLHS có tat cả hoặc hầu hết các quy phạm pháp luật hình sự [xem: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa (2015), Strađổi Bộ luật hình sự - Những nhận thức can thay đổi?, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.18]</small>

<small>50 Là luật chỉ chứa một số quy phạm pháp luật hình sự, giữ vai trò b6 sung cho BLHS trong trường hợp có BLHS.Trong trường hợp khơng có BLHS, các luật hình sự là những bộ phận, cùng nhau hợp thành một thể gọi là nguồncủa luật hình sự [xem: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa (2015), Sửa đổi Bộ luật hình sự - Những nhận thức cân thayđổi?, tldd, tr.18]</small>

<small>5! La các luật thuộc ngành luật khác mà trong đó có điều luật xác định tội phạm và hình phạt. Về nơi dung, cácngành luật này điều chỉnh những quan hệ xã hội khác nhau, song cũng có những quy định trực tiếp xác định tộiphạm và hình phạt. Nói cách khác, các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt trong các luật nàychỉ là một nội dung kèm theo các quy phạm pháp luật quy định những vấn đề chuyên ngành. [xem: GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Sửa đổi Bộ luật hình sự - Những nhận thức can thay đối?, tldd, tr.18 - 19]</small>

<small>52 Xem: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa (2015), Sửa đổi Bộ luật hình sự - Những nhận thức cần thay doi?, tldd, tr.19.</small>

<small>53 Xem: Nguyễn Anh Tuan (2018), Những vấn dé lý luận và thực tiễn về ngn của luật hình sự Việt Nam, tldd,</small>

<small>tr.53.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lãnh thổ nước ta. Đây là thời kỳ “gián đoạn” trong lịch sử phát triển lập pháp nói chung, nguồn luật hình sự Việt Nam nói riêng từ phong kiến đến hiện đại.

- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985 (trước lần pháp điển hóa đầu tiên): giai đoạn này, nguồn của luật hình sự Việt Nam trở về với sự phát triển

<small>tự thân, giảm bớt sự tác động từ pháp luật nước ngồi. Dù cịn ở những dạng</small>

thức sơ khai nhưng nguồn của luật hình sự Việt Nam giai đoạn này khá đa

dạng gồm văn bản (các sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư), án lệ và các nguyên tắc được rút ra từ khoa học pháp lý. Thời kỳ này, nguồn của luật hình sự cịn rời

rạc, thiếu hệ thống và tính thống nhất.

Năm 1985, với sự ra đời của BLHS đầu tiên, lịch sử phát triển nguồn của

luật hình sự Việt Nam đánh dau thêm một bước tiễn mới, quan trọng, đưa các loại hình nguồn hình thành một hệ thống thống nhất. Qua các mốc thời gian khác nhau trong giai đoạn từ năm 1985 đến nay, càng tịnh tiễn về hiện tại, các nội dung mang tính giải thích trong các nguồn giải thích pháp luật càng được chuyền đổi thành quy định của BLHS nhiều hơn trước.

Hiện nay, ton tại quan điểm nhận định rằng: BLHS năm 2015 chứa đựng

quá nhiều nội dung vượt qua khả năng của một văn bản quy phạm pháp luật.

<small>So sánh với BLDS năm 2015 — được ban hành cùng năm — BLHS năm 2015</small>

không có số lượng điều luật đồ sộ bằng trong khi đó nhiệm vụ mà BLHS phải

giải quyết thì nặng nề khơng kém. Vì BLDS đóng vai trị là “luật mẹ” - điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, còn các “luật con”

chuyên ngành sẽ giải quyết trực tiếp các lĩnh vực cụ thể. Trong khi đó, BLHS được xác định là nguồn trực tiếp, duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt. Điều này dẫn đến BLHS phải chưa đựng được hết những quy định này. Thêm vào đó, định hướng cụ thé hóa các dấu hiệu pháp lý của tội phạm trong lần sửa đối, b6 sung BLHS năm 2015 đã đưa tới việc mô tả chi tiết hơn đối với nhiều loại tội phạm ở các lĩnh vực với mức độ phức tạp không nhỏ như kinh tế, thương mại, thuế, tài chính, ngân hang, bảo hiểm, cơng nghệ thông tin...“

<small>5 Xem: Nguyễn Anh Tuan (2018), Những van dé ly luận và thực tiễn về nguồn của luật hình sự Việt Nam, tlđd, tr.</small>

<small>87 - 88</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Sự tiếp tục hoàn thiện BLHS với định hướng này trong tương lai có thể làm cho quá nhiều nội dung bị dồn nén trong một hình thức duy nhất và việc được

soạn thảo bởi chủ yếu các chuyên gia trong lĩnh vực hình sự cũng sẽ khiến

cho việc quy định những tội phạm trong các lĩnh vực mới, phức tạp chưa chắc

chan đảm bảo được tinh sâu sát, chính xác. Kết quả là có thé tạo ra những sai

<small>sót hoặc khơng phù hợp trong quy định.</small>

Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nguồn của luật hình phạt cần được tiếp tục đơi mới một cách hiện đại, phúc đáp được các yêu cầu

của thực tiễn đời sống xã hội, các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam đã gia

nhập trên cơ sở kết hợp truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam với các thành

tựu khoa học luật hình sự mới trong và ngồi nước. Việc hồn thiện nguồn của luật hình sự Việt Nam cần đảm bảo được yêu cầu về tính hợp hiến (nguồn của luật hình sự phải chứa đựng quy định phù hợp với Hiến pháp), tính thống

nhất, tính đồng bộ giữa nguồn của luật hình sự với các cam kết quốc tế, với

các ngành luật khác và với chính các bộ phận của nguồn với nhau. Đồng thời,

hoàn thiện nguồn của luật hình sự Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu phải có tính ồn định (có sự linh hoạt và tầm nhìn dự báo dé có thé phù hợp với thực tại và

sự biến đổi nhất định của tương lai dé không phải sửa đổi, bổ sung thường

<small>xuyên các quy định của BLHS). Sự thuận tiện cho việc áp dụng cũng là yêu</small>

cầu mà nguồn của luật hình sự cần đáp ứng, cụ thể nhất là sự thuận tiện trong việc tiếp cận, tra cứu các quy định về tội phạm và hình phạt."

Trên cơ sở mục tiêu và các u cầu mà việc hồn thiện nguồn của luật

hình sự phải đạt được dé tạo nên một “hình thức bên ngồi” ưu việt va hợp ly nhất có thê cho luật hình sự, cần phải đối mới mơ hình nguồn của luật hình sự hiện nay. Nhìn chung, những quan điểm cho rằng nên đổi mới mơ hình về nguồn của luật hình sự phần lớn đều theo hướng mở rộng các dạng thức của

nguồn. Các quan điểm về sự đơi mới này có thé khơng han là mới mẻ trong lich sử lập pháp hình sự các quốc gia trên thế giới (ví dụ: Hoa Kỳ, Pháp, Thụy

<small>55 Xem: Nguyễn Anh Tuan (2018), Những vấn dé lý luận và thực tiễn về ngn của luật hình sự Việt Nam, tldd,</small>

<small>tr.126 — 130.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Điền, Nhật Ban...)°° nhưng vẫn là những van đề trong giới khoa học nước nhà

quan tâm và cho rằng nên mở rộng theo hướng quy định tội phạm và hình phạt

<small>trong BLHS và trong cả các luật chuyên ngành khác””, thậm chí trong cả các</small>

luật phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong một số lĩnh vực cụ thé.** Kiến nghị này đã từng được đưa ra trong những lần sửa đổi, bố sung BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015, song kết quả quan điểm tiếp tục duy trì

phương thức pháp điển hóa tất cả quy định về tội phạm và hình phạt vào một văn bản với lý do “dé tạo diéu kiện thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc tra cứu, vận dụng, cũng như tạo thuận lợi cho quân chúng nhân dân trong việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và tuân theo và tham gia đấu tranh phòng va chong tôi phạm”°°. Trên thực té, nhận thức một cách day đủ, đúng đắn các quy định về tội phạm trong các lĩnh vực khác nhau, không thê chỉ

nghiên cứu quy định của BLHS. Riêng vấn đề nhận thức đúng đắn về những thuật ngữ chuyên ngành phức tạp (không thuộc hình sự) đã cần tra cứu luật

<small>chuyên ngành hoặc dựa trên những giải thích pháp luật. Việc giải thích pháp</small>

luật cũng không thê không bắt nguồn từ ban chất của thuật ngữ trong chính lĩnh vực chun ngành đó dé phát triển ra. Do vậy, việc quy định tat cả tội phạm và

hình phạt trong một văn bản chỉ thuận lợi đối với việc nhận thức và áp dụng các tội phạm có tính truyền thống (chỉ tồn tại trong luật hình sự); cịn lại vẫn phải kết hợp với luật chuyên ngành dé nhận thức và áp dung đúng.

Một lý do khác cho sự lựa chọn nguồn đóng là bởi ảnh hưởng từ truyền

thống lập pháp của Liên Xô cũ, được du nhập vào Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước với triết lý đề cao tính thơng nhất của pháp chế XHCN trong

<small>56 Xem một số bài viết như: TS. Trần Văn Dũng (2014), Vấn đề mở rộng nguon cua Luật hình sự, Tap chi Dân chủvà pháp luật, Số chuyên đề 8/2014; Ths. Nguyễn Anh Tuấn (2015), Nguồn của Luật hình sự một số nước trên thế</small>

<small>giới, Tạp chí Kiểm sát số 01/2015; PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn (2015), Nguồn của Luật hình sự nhìn từ góc độ so sánh</small>

<small>pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, số 6/2015; ThS. Lê Thị Diễm Hằng</small>

<small>(2020), Nguôn của luật hnfh sự theo pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tạp chí Tịa án nhân dân, sỐ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

lĩnh vực hình su.® Mơ hình nguồn đóng chỉ phù hợp với quy mơ về số lượng điều luật không nhiều đặt trong một môi trường xã hội ôn định, nhu cầu về pháp luật hình sự khơng lớn, các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội vận hành chậm. Tuy nhiên, bối cảnh Việt Nam tại thời điểm này đã có nhiều điểm khác biệt từ sự vận hành, phát triển nhanh chóng của xã hội dẫn cho đến sự thay

đơi về số lượng và nội dung các quan hệ xã hội, do đó, việc tiếp tục mơ hình nguồn đóng đối với luật hình sự cần được đánh giá và xem xét lại.

<small>Trong khi đó, lợi ích của việc quy định tội phạm trong luật chuyên ngành</small>

cho phép xử lý những van dé riêng của từng ngành luật mà không ảnh hưởng

đến tính 6n định của cả hệ thống nguồn. Sự thay đơi của luật chun ngành có thé làm thay đổi phạm vi truy cứu TNHS các tội trong những lĩnh vực chuyên

ngành đó. Nếu chỉ tồn tại nguồn đóng, việc sửa đơi luật chun ngành đưa tới

hai khả năng, hoặc là phải sửa nhiều luật (cả luật chuyên ngành và BLHS)

hoặc không thé đảm bảo tinh đồng bộ, tồn diện. Điều này lại có thể khắc phục nếu quy định nguồn mở (chỉ sửa luật chuyên ngành nhưng bao gồm được cả phần nội dung quan trong mà luật chuyên ngành điều chỉnh và những

<small>biện pháp xử lý vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực đó).</small>

Nguồn mở về phía luật chuyên ngành cũng làm cho quy định về tội

phạm được cụ thể, rõ ràng khi các thuật ngữ chuyên môn liên quan đến cấu

<small>thành tội phạm được mô tả sẽ được làm rõ ngay trong chính một văn bản.</small>

Phân biệt ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm trong lĩnh vực đó cũng dễ

dàng hơn khi được cơ cấu vào chung một phần (hay một chương) của luật chuyên ngành. Qua đó, tạo điều kiện cho sự đồng bộ, thống nhất giữa quy

<small>định tội phạm và vi phạm.</small>

Liên quan đến định hướng mở rộng nguồn của luật hình sự, bên cạnh quan điểm mở rộng sang luật chuyên ngành, một câu hỏi đặt ra rằng có thé

mở rộng theo sang cả các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết

hay không. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã, đang cũng như

<small>50 Xem: Nguyễn Anh Tuan (2018), Những van dé lý luận và thực tiễn về nguồn của luật hình sự Việt Nam, tlđd, tr.</small>

<small>131.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

giữ xu thế sẽ tham gia ngày một nhiều hơn các cam kết quốc tế hướng tới những mục tiêu phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Để

thực thi các Điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, các quốc gia thành viên

<small>thường lựa chọn một trong hai cách (hoặc cả hai) sau đây: mot /a, ap dụng</small>

trực tiếp Điều ước quốc tế; hai là, chuyên hóa (nội luật hóa) Điều ước quốc tế. Trong đó, áp dụng trực tiếp Điều ước quốc tế được hiểu là coi Điều ước quốc tế như một văn bản quy phạm pháp luật trong nước và áp dụng trực tiếp, không cần thơng qua chuyền hóa các nội dung của Điều ước vào nội luật. Với

cách thực thi thứ hai — nội luật hóa — các nội dung của Điều ước quốc tế được

chuyên hóa thành các quy phạm pháp luật quốc gia thông qua cơ chế làm luật (sửa đối, b6 sung, ban hành mới các văn bản pháp luật trong nước). Như vậy,

tồn tại một khả năng mở rộng nguồn quy định của pháp luật Việt Nam nói

chung băng cách, tuyên bố hoặc thừa nhận quy định của Điều ước quốc tế là nguồn quy định của pháp luật. Việc mở rộng nguồn theo hướng này có kha năng giup giảm thiểu các hoạt động sửa đôi, bô sung nội luật mỗi khi Việt

Nam tham gia, ký kết vào các Điều ước quốc tế mới.

Xem xét khả năng mở rộng nguồn của luật hình sự bao gồm cả Điều ước

quốc tế có quy định tội phạm và hình phạt. Mặc dù lựa chọn này có thê góp

phan gia tăng tính 6n định cho BLHS nhưng lại gặp phải những hạn chế đó là:

thơng thường các Điều ước quốc tế có quy định về tội phạm và hình phạt sẽ là

những nội dung về tội phạm và hình phạt trong lĩnh vực cụ thể (tức không phải những quy định phần chung). Với đặc điểm đó, các Điều ước quốc tế quy định về tội phạm và hình phạt chỉ có thể áp dụng trực tiếp khi mô tả tối thiểu là sự trọn vẹn hai bộ phận quan trọng của quy phạm pháp luật hình sự về một tội danh cụ thé là cấu thành tội phạm và khung hình phạt. Thông thường,

không phải Điều ước quốc tế nào cũng mơ tả trọn vẹn một tội danh mà có thê

chỉ mơ tả hành vi cần xử lý hình sự, một số hình phạt cần được quy định đối với tội danh đó nhưng khơng xây dựng thành các khung hình phạt cụ thể. Như

vậy, việc định tội có thể dựa trên đó để xác định nhưng việc định khung hình

phạt và quyết định hình phạt (trong nhiều trường hợp) thì khơng thé. Ví dụ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

CPTPP có quy định tại Điều 77 và 7§ Chương 18 về các hành vi xâm phạm

SHTT cần được xử lý hình sự; trong Hiệp định này có liệt kê hành vi cùng một sơ dau hiệu CTTP khác nhưng về hình phạt chỉ nêu nguyên tắc “các hình

phạt bao gồm cả phạt tù cũng như phạt tiền đủ cao dé ngăn chặn các hành vi

<small>xâm phạm trong tương lai và phải tương ứng với mức hình phạt áp dụng cho</small>

các tội có mức độ nghiêm trọng tương tự” (điểm a khoản 6 Điều 18.77

CPTPP), mà khơng phân hóa thành các khung hình phạt cụ thể làm căn cứ cho việc quyết định hình phạt sau đó.

Truyền thống nội luật hóa trong lĩnh vực hình sự đã thê hiện rõ trong các

văn bản phê chuẩn Điều ước quốc tế như: Tuyên bố gửi kèm của Việt Nam

khi phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của

Công ước này; việc thực hiện các quy định của Công ước sẽ theo nguyên tắc

Hiến pháp và pháp luật thực định của việt Nam trên cơ sở các thỏa thuận hợp

tác song phương và đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi có lại. Hay Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội Phê chuẩn Hiệp định đối tác, tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương cùng

các văn kiện liên quan đã nêu rõ quan điểm: “Ap dung toàn bộ nội dung của

Hiệp định CPTPP, trong đó áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định CPTPP tại phụ lục 2” (không bao gồm nội dung về hình sự hóa một số hành

vi như các hành vi xâm phạm SHTT tại Điều 18.77 Chương 18 CPTPP. Nội

dung này thuộc phụ lục 3 Nghị quyết, nằm trong số những cam kết thuộc

<small>Hiệp định phải nội luật hóa và BLHS cũng có nhiệm vụ này).</small>

Soi chiếu lại với kiến nghị mở rộng nguồn của luật hình sự thì phạm vi

mở rộng sang cả những quy định của các Điều ước quốc tế có nội dung về tội phạm và hình phạt theo hướng có thể áp dụng trực tiếp là khơng nhiều tính

khả thi. Việc mở rộng nguồn của luật hình sự theo hướng ngồi BLHS cịn

<small>cho phép các luật (nội luật) khác quy định tội phạm và hình phạt được đánh</small>

giá có điểm ưu việt hơn khi đảm bảo được tính 6n định, tồn diện, đồng bộ,

thống nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Từ định hướng thay đổi quan điểm về nguồn của luật hình sự (nguồn mở), quy định và cau trúc của BLHS cùng với các luật khác có liên quan cũng cần được điều chỉnh:

- Các quy định có liên quan đến việc mơ tả nguồn của luật hình sự cần sửa đổi như Điều 2, Điều 8 BLHS... vi dụ: định nghĩa tội phạm theo Điều 8 BLHS có thê sửa đơi thành theo hướng: tội phạm được quy định trong BLHS

<small>và các luật chuyên ngành có liên quan. Trong đó, BLHS sẽ đóng vai trị là</small>

nguồn quy định những tội phạm có tính truyền thống, ít thay đổi ví dụ: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự con người; các tội xâm phạm sở hữu...

- Chuyén quy dinh vé tội phạm, hình phat vào các luật chuyên ngành trên cơ sở rà soát quy định của BLHS và các Điều ước quốc tế có quy định tội

phạm thuộc lĩnh vực tương ứng dé quy định thống nhất, ví dụ: các luật chun ngành như Luật chứng khốn, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật dau thầu trực tiếp quy định tội phạm thuộc lĩnh vực mình, đối chiếu, rà soát với quy định của BLHS tránh trùng lặp, chồng chéo cũng như hài hịa hóa với các cam kết Việt Nam đã ký kết tham gia trong các Điều ước quốc tế. Khơng những là tội phạm và hình phạt, vi phạm hành chính và các chế tài hành chính cũng nên

được quy định ln trong các luật chun ngành dé tạo nên một chương riêng

về xử lý các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực đó./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

<small>1. Bộ Tư pháp (2000), 5ơ luật hình sự moi của nước Cộng hòa xã hội</small>

chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Thành phơ Hồ Chí Minh

2. PGS.TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn dé cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phan chung), Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội

3. GS.TS. Nguyễn Minh Đoan (2020), Giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ tu, có sửa chữa, b6 sung), Nxb. Chính trị quốc

<small>gia sự thật, Hà Nội</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

4. Nguyễn Minh Đức (2012), Nguồn của luật hình sự - Những van dé

ly luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật hình sự phục vụ

việc sửa đối tồn diện Bộ luật hình sự”, TP. Hồ Chí Minh

5. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (2011), Nguồn của pháp luật hình sự -Những yêu cẩu được đặt ra cho pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 7/2011

6. GS.TS. Nguyễn Ngoc Hòa (2015), Sửa đổi Bộ luật hình sự - Những nhận thức can thay d6i?, Nxb. Tư pháp, Hà Nội

<small>7. Trường Đại học Luật Ha Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt</small>

Nam (phan chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội

8. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Nguồn của Luật hình sự Việt Nam, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Nguyễn Anh Tuấn (2018), Những van dé lý luận và thực tiễn về

ngn của luật hình sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ, Khoa Luật — Đại học Quốc

<small>gia Hà Nội</small>

10. PGS.TSKH. Đào Trí Úc (2000), Ludt hình sự Việt Nam, Quyển 1 — Những van dé chung, Nxb. Khoa học xã hội, Ha Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

<small>ThS. Phạm Văn Báu</small>

Tóm tat: Quy định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong luật hình sự Việt Nam được BLHS năm 2015 sửa đồi, bố sung quy định chuẩn bị phạm tội. Nghiên cứu quy định chuẩn bị phạm tội (Điều 14 BLHS); phạm tội chưa đạt

(Diéu 15 BLHS) và tự ý nửa chừng cham dứt việc phạm tội (Diéu 16 BLHS), tham khảo y kiến một số tác giả và quy định trong luật hình sự một SỐ nước. Tác giả phân tích, trao đổi một số bất cập trong các quy định này và kiến

<small>nghị hồn thiện.</small>

Tù khóa: Hồn thiện; chuẩn bị phạm tội; phạm lội chưa đạt; tự ý nửa chừng chấm đứt phạm tội.

Bài tham luận tập chung phân tích những bat cập ba quy định: Chuan bị phạm tội; phạm tội chưa đạt; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS về những bắt cập này.

1. Chuẩn bị phạm tội

Điều 14 BLHS quy định:

“1, Chuẩn bị phạm lội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những diéu kiện khác dé thực hiện tội phạm hoặc thành lap, tham gia

<small>nhóm tội phạm trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy</small>

định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Diéu 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này... ”. Dé dàng nhận thấy quy định của điều luật về chuẩn bị

phạm tội chỉ nêu (liệt kê) một số hình thức tạo ra điều kiện cho việc thực hiện tội phạm thông thường nhưng lại thiếu một dấu hiệu cơ ban của chuẩn bị phạm tội là khơng thực hiện được tội phạm vì ngun nhân ngồi ý muốn

của người phạm tội và cũng là dấu hiệu dé phân biệt giữa chuẩn bị phạm tội và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là không thực hiện tội phạm đến

cùng tuy khơng có gi ngăn cản. Quy định tại điều 14 BLHS hiện nay chưa

có sự phân biệt giữa chuẩn bị phạm tội và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Xét về khách quan, chuẩn bị phạm tội và tự ý nửa chừng chấm dứt việc

<small>phạm tội người phạm tội đêu đã thực hiện hành vi tìm kiêm, sửa soạn cơng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

cụ, phương tiện...thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm... dé thực hiện tội phạm cụ thể nhưng khác nhau ở chỗ: Nếu tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ,

<small>phương tiện...hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm nhưng khơng thực</small>

hiện được tội phạm vì ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội, thì đó

là chuẩn bị phạm tội và phải chịu TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS. Nếu tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện...hoặc thành lập, tham

<small>gia nhóm tội phạm, tuy khơng có gì ngăn cản nhưng người phạm tội đã tựmình khơng thực hiện tội phạm định phạm nữa thì đây là trường hợp tự ý nửa</small>

chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16 BLHS). Trong lý luận và thực tiễn đều thống nhất giữa chuẩn bị phạm tội và tự ý nửa chừng cham dứt việc phạm

<small>tội sự khác nhau như đã phân tích và khơng thực hiện được tội phạm vì</small>

ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của chuẩn bị phạm tội, nhưng dấu hiệu này lại không được luật quy định rõ.

Chuan bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đều là những trường hợp tội phạm

chưa hồn thành vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội nhưng chỉ trong quy định phạm tội chưa đạt có mơ tả dấu hiệu này cịn quy định chuẩn bị phạm tội lại không mô tả dấu hiệu này. Để quy định của luật

được rõ ràng và cũng tương thích với quy định phạm tội chưa đạt, luật cần

xác định khơng thực hiện được tội phạm vì ngun nhân ngồi ý muốn

của người pham tội là dấu hiệu bắt buộc trong quy định chuẩn bị phạm tội và cũng dé phân biệt giữa chuẩn bị phạm tội và tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội. Tham khảo quy định chuẩn bị phạm tội tại Điều 30 BLHS Liên

bang Nga tác giả nhận thấy ngoài những nội dung tương đồng với quy định

tại Điều 14 BLHS nước ta cịn có điểm khác là luật quy định rõ không thực hiện được tội phạm vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội

là dấu hiệu của chuẩn bị phạm tội. Cu thé, điều luật quy định “Chudn bị phạm tội là hành vi tim tòi, chế tạo hoặc sử dụng các công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm, tim kiếm người đồng phạm, bàn bạc về thực hiện tội pham...néu hành vi phạm tội này không được thực hiện đến cùng vì những

<small>ngun nhân ngồi ý muon của người phạm toi”.</small>

<small>5! Xem: Điều 30 BLHS Liên Bang Nga, ban dich của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội- 2011</small>

</div>

×