Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn tại các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.84 MB, 93 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN THỊ DIEU LINH

KHỞI TĨ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO U CÂU CỦA BỊ HẠI VÀ THUC TIEN TẠI CÁC CƠ QUAN TIEN HANH TO

TUNG CAP HUYEN CUA THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THI DIEU LINH

KHOI TO VU AN HÌNH SU THEO YEU CÂU CUA BI HAI VA THUC TIEN TAI CAC CO QUAN TIEN HANH

TO TUNG CAP HUYEN CUA THANH PHO HA NOI LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành: Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Gia Lâm

HÀ NỘI, NAM 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi</small> dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Gia Lâm

Các số liệu thống kê, trích dẫn nội dung Bản án trong luận văn đảm bảo độ chính xác, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng theo quy định. Những kết quả nghiên cứu khoa học nêu trong luận văn chưa từng được ai cơng bồ trong bat kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn <small>này./.</small>

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Diệu Linh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC TU VIET TAT

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>MỤC LỤC</small>

9827.0000015 ... | 1. Tinh cấp thiết của đề tài...-- csescesesestesesseeeeseees | 2. _ Tình hình nghiên cứu đề tài ...---- 2-5 secxecererrrerkerxee 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài... 6 4. Doi tượng và phạm vi nghiên eứu...--- - 2 2 s+s++sz£x+xerxd 7 <small>5. Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu ... 7</small> 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...---5-5scs¿ 8 <small>9:10/9)/e... 10</small>

MOT SO VAN DE CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TO TUNG HINH SU VE KHOI TO VU AN THEO YEU CAU CUA BI HẠA Ì... G5 SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111 1111111111 grx 10 1.1. Một số van đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu <small>CUA DEAT 0... ... 10</small> 1.1.1. Khái niệm khởi tô vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hai ... 10 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định khởi to vụ án hình sự theo yêu cau <small>CUA DENG 81nn77ẦẦaAa... 17</small> 1.2. Quy định của Bộ luật tơ tung hình sự về khởi tổ vu án hình sự <small>theo yêu câu CUA ĐỊ NAL ... cv kg tk TH tre 20</small> 1.2.2. Chủ thể có quyền yêu cau, nội dung và hình thức thực hiện <small>u câu khởi tơ vụ an hình sự của bị lại... à ààccsessses 23</small>

1.2.3. Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu và rút yêu cầu khởi to vụ <small>an hình sự theo yêu câu của bị Hqi...c cà SccSssSsseiseeeeres 30</small> KET LUẬN CHUONG ...- - 2 + S2+EE+E£E£EEEEEEEEEEEEErErkerkees 37

<small>0):19/9)02 211 ---43-... 38</small>

THUC TIEN KHOI TÔ VỤ ÁN THEO YÊU CÂU CUA BỊ HAI TẠI CÁC CO QUAN TIEN HANH TO TUNG CAP HUYỆN CUA THÀNH PHO HÀ NỘI VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ... 38 2.1. Thực tiễn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại tại <small>các cơ quan tiên hành tô tụng câp huyện của thành phô Hà nội... 38</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.1.1. Thực tiễn khởi tô và giải quyết các vụ án khởi tô theo yêu cau <small>của bị hại tại các cơ quan tiên hành tô tụng cáp huyện trên địa bàn#,2//02.,30zi.0 1/327 0nẺ8nẺ8... 38</small> 2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thuc tiễn khởi tô vụ án theo <small>yêu cẩu của bị hại tại các cơ quan tiến hành tô tụng cấp huyện của</small>

<small>thành phố Hà Nội và nguyên n"hÂH... - 25-52 S‡Sk‡E‡EESEE+EeEEEerkerkrrees 45</small> 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khởi tố vụ án theo <small>yêu cau của bị hai từ thực tiên các cơ quan tiên hành tô tụng cap</small> huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội ... 5-52 eee 59 2.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật...---- 2secs+cee: 59 2.2.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật... 69 KET LUẬN CHƯNG 2... -- (5< Ss SE kEEEE EEEEkEEEEkEkerkrkererkred 72 KET LUẬN ...--- 52 ST S1 1 181111111111 0111111 1111111111 tk grrkd 73 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO...--- 2 5 s+szcx+xerxd |

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Tố tụng hình sự bao gồm tồn bộ hoạt động của các chủ thê tố tụng hướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, cơng bằng, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người. Tổ tụng hình sự là một quá trình giải quyết vụ án, trong đó có nhiều chủ thể, nhiều giai đoạn khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm của các cơ quan tiễn hành tố tụng, là cơ chế mà qua đó tội phạm được điều tra làm rõ, bị truy tố, xét xử và hình phạt được áp dụng mà vẫn đảm bảo tôn trọng va bảo vệ qun con người trong tơ tụng hình sự ln phải được giải quyết hài hòa. Về nguyên tắc, khi xảy ra vụ án hình sự, cơ quan có thầm quyền phải khởi t6 vụ án, nhằm giữ nghiêm trật tự, kỷ cương, nhưng có khi việc khởi tố vụ án lại mang đến cho người bị hại những hậu quả không mong muốn. Do vậy trong một số trường hợp, pháp luật cho phép người bị hại quyết định có yêu cầu nhà nước xử lý người gây thiệt hại cho mình theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự hay khơng, dé bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Quy định khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại là cơ sở pháp lý quan trọng, đã và đang phát huy vai trị tích cực trong thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, quy định này đã bộc lộ những vướng mắc,

bat cap do chua hop ly va thiéu đồng bộ; chưa dự liệu và điều chỉnh hết các

trường hợp xảy ra trong thực tiễn; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự.

Mặt khác, Việt Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Hoàn thiện quy định khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ich hợp pháp của người bị hại trong t6 tụng hình sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Mặc dù là một trong những van đề trọng tâm của khoa học Luật tố tụng hình sự, lại là vẫn đề phức tạp trong công tác thực hiện pháp luật, nhưng lý luận về khởi tố VAHS lại chưa được các chuyên gia pháp lý hình sự nghiên cứu chuyên sâu. Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quy định khởi t6 VAHS. Lý luận về khởi tố VAHS so với các vấn đề khác của tố tụng hình sự vẫn chưa phát triển, mảng tri thức về đề tài này hiện còn hạn chế dẫn đến việc nhận thức chưa có sự thống nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện và chuyên sâu về quy định khởi tố VAHS theo yêu câu của người bị hại là yêu cầu khách quan và cần thiết, nhăm lý giải một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay.

Từ những ly do nêu trên, tác giả đã chọn dé tài: “Khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn tại các cơ quan tiễn hành t6 tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn của <small>mình.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại là một quy định không mới, được áp dụng khá phô biến trong pháp luật các nước, nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ và mức độ nghiên cứu khác nhau, điển hình như:

- Về các cơng trình khoa học là bài báo có các tác giả: Một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến van đề khởi tổ VAHS theo yêu cầu của người bị hại, như: tác giả Hoàng Thị Liên, “Cần sửa đổi các quy định liên quan đến quyên khởi to theo yêu câu của người bị hại trong BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2006; tác giả Phạm Mạnh Hùng, “Mot số vấn dé lý luận và thực tiễn của việc khởi to vụ án và kiểm sát việc khởi t6 vụ án”, tạp chí Kiểm sát, 2007; tác giả Lê Văn Cân, <small>“Một số vướng mac khi giải quyết vụ an được khởi tô theo yêu cau của người</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bị hại”, Tạp chi Kiểm sát số 4/2008; tác giả Nguyễn Hải Ninh, “Vấn dé khởi to vụ án hình sự theo yêu cẩu người bị hại”, Tạp chí Luật học số 6/2010; tác gia Phạm Thái, “Ban về một số van dé khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2012; Tạp chí kiểm sát: số 03 tháng 2/2008; số 9 tháng 5/2009v.v...

- Về các cơng trình nghiên cứu chun khảo, tham khảo hay bình luận <small>có các cơng trình sau: Viện nhà nước và Pháp luật, Toi phạm học, luật hình sự</small> và t6 tụng hình sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Giáo trình luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội; PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên) Bình luận khoa học bộ luật tổ tụng hình sự, Nxb CAND, 2004; PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương thứ bay — người tham gia tô tụng, Chương mười — Khởi tố vụ án hình sự, Giáo trình luật tổ tụng hình sự

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013;...

- Về luận án tiễn sĩ và luận văn thạc sĩ, có: tác giả Hồng Lan Phương, Khởi to vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật to tung hình sự <small>Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật - DHQGHN, 2009; tác gia Thịnh</small>

Quang Thắng, Người bị hại trong luật t6 tụng hình sự Việt Nam, Luan văn

thạc si, Khoa luật DHQGHN, 2011; tác giả Nguyễn Trương Tín, Mot số vấn dé về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo yêu cẩu của cải cách tu pháp, Luận văn thạc sĩ, <small>Khoa luật - DHQGHN, 2010; tác gia Phạm Văn Huân, Những cơ sở và căn</small> cứ khởi t6 vụ án hình sự trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc <small>sĩ, Khoa luật - DHQGHN, 2013; tác giả Lê Nguyên Thanh, “Người bị thiệt</small> hại do tội phạm gây ra trong to tụng hình sự Việt Nam'”,NCS.Lê Lan Chi, Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam — Những van dé ly luận va thực tién, Luan an tién si luat hoc, Khoa luat - DHQGHN, 2010; Luan an tiến sĩ luật hoc, Đại học Luật TP Hồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chí Minh, 2013 ; NCS.Dinh Thi Mai, “Quyên của người bị hại trong to tung hình sự Việt Nam”, Luận án tiên sĩ luật hoc, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2014; Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Đức Thai, “Khoi to vụ án hình sự theo yêu cẩu của người bị hại trong to tụng hình sự Việt Nam”, bảo vệ tại trường Dai học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 đã tiếp cận dưới giác độ việc khởi t6 VAHS theo yêu cầu của người bị hại trong Luật t6 tụng hình sự Việt Nam từ khi có BLTTHS năm 1988 đến BLTTHS năm 2003.

Những cơng trình nghiên cứu ké trên, ở mức độ nhất định, đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung, pháp luật hay thực tiễn thi hành về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình này được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở <small>quy định của BLTTHS năm 2003.</small>

Sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, van đề khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại cũng đã được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu như: Gido frình luật to tụng hình sự Việt Nam, Trường dai hoc Luật Hà Nội; Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015 do Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng làm chủ biên; Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015 do PGS.TS.Nguyễn Văn Huyên và TS.Lê Lan Chi làm chủ biên. Tuy nhiên, vấn dé khởi tố VAHS theo u cầu của bị hại trong các cơng trình trên mới chỉ được đề cập một cách khái quát nên cần phải có những cơng trình nghiên cứu chun sâu hơn. Một số cơng trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây, tuy có đề cập đến vấn đề khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại trong BLTTHS năm 2015 nhưng chỉ dừng lại ở một số khía cạnh nhất định như: Pham Thái, Khởi t6 vu án hình sự theo yêu cẩu của bị hại, Luật học số 9/2016; tác giả Trần Hồng Ca, Boi fhường thiệt hại cho <small>người bị buộc tội oan trong vụ an hình sự khởi tô theo yêu câu cua bị hại, Tạp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2016; tác giả Lương Văn Công, Quy định của BLTTHS năm 2015 về khởi tơ vụ án hình sự theo u cẩu của bị hại, Tạp chí Kiểm sát số 9/2016; tác giả Nguyễn Văn Khánh, Vé quy định khởi tổ vụ án theo yêu câu của bị hại tại Điễu 155 BLTTHS năm 2015, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2017; tác gia Vũ Gia Lâm, Khoi t6 vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại — những Vướng mắc khi thực hiện và kiến nghị khắc phục, Tạp chí Luật học số 12/2017; tác giả Huỳnh Thanh Dam, Quyên rút yêu câu khởi tổ của bị hại ở giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát 15/2018,... Bên cạnh đó, có một số luận văn, luận án nghiên cứu về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại được bảo vệ sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực như: tác giả Nguyễn Tiến Long, Khoi t6 vu án hình sự theo yêu cau cua bị hại trong quy định cua Bộ luật T 6 tụng hình sự năm 2015; luận van <small>thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018; tác giả Hoàng Thị Vân</small> Anh, Khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019; tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Khoi tô vụ án theo yêu cẩu của bị hại và thực tiễn thi hành tại thành phô Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Trường Dai <small>học Luật Hà Nội, 2019:...</small>

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên cho thấy, ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về van đề khởi tố vụ án, địa vị pháp lý của bị hại cũng như xung quanh vấn đề bảo đảm quyền và nghĩa vụ của bị hại khi tham gia t6 tụng. Tuy nhiên những nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở các cơng trình nghiên cứu chung hoặc được thê hiện một phần trong kết quả của các cơng trình nghiên cứu khác về khởi tố VAHS, địa vị pháp lý của bị hại, một số cơng trình chỉ nghiên cứu về vẫn đề khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại nhưng chưa tập trung lý giải cơ sở lý luận, triết lý làm cơ sở quy định pháp luật và điều chỉnh pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, chưa có cơng trình nào nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại tại các cơ quan tiễn hành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội.

Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và thực tiễn tại các cơ quan tiễn hành tổ tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. <small>3.1. Mục dich nghiên cứu</small>

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ một số van dé lý luận, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi pháp luật về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại trong t6 tụng hình sự tại các co quan tiễn hành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra các định hướng và các luận cứ khoa học nhằm kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hành pháp luật về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.

<small>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Đề đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được tác giả xác định cụ thể nghiên cứu như sau:

- Làm rõ một số vẫn đề lý luận về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại. Phân tích, đánh giá bản chất pháp lý, nhu cầu khách quan điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc khởi tố VAHS; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về khởi tố VAHS; cơ chế điều chỉnh pháp luật và các yếu tố tác động đến điều chỉnh pháp luật về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại.

<small>- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng quy định của pháp luật và thực</small> tiễn thi hành quy định về khởi tổ vụ án tại các cơ quan tiến hành tổ tụng cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

huyện của thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những vướng mắc, hạn chế và nhu cầu hoàn thiện.

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu qua thi hành pháp luật về khởi tổ VAHS theo yêu cầu của bị hại trong tơ tụng hình sự Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại, thực tiễn khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

Về nội dung, phạm vi nghiên cứu về nội dung là một số vẫn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Về không gian và thời gian, Luận văn nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật hiện hành về khởi tố VAHS theo yêu cầu cầu của bị hại trong BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan; thực tiễn áp dụng chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại tại các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện của thành phố Hà Nội cụ thể là khối cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện của thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2017 đến <small>năm 2021.</small>

<small>5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về nhà nước pháp quyền XHCN, về bảo đảm quyền con người. Các phương pháp luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chung dé nghiên cứu dé tài là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp nghiên cứu đặc <small>thù của khoa học xã hội như phương pháp logic; phương pháp lịch sử, so</small> sánh; phương pháp phân tích quy nạp, diễn dịch; phương pháp thống kê và một số phương pháp khác.

6. Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Y nghĩa khoa hoc: Luận văn góp phan làm sáng tỏ những van đề lý luận và thực tiễn về pháp luật và điều chỉnh pháp luật về quyền yêu cầu khởi tố VAHS của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của dé tài góp phần bổ sung lý luận về hoàn thiện pháp luật và điều chỉnh pháp luật về quyền của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự, cung cấp các kết luận khoa học, luận cứ để góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về “khởi t6 VAHS theo yêu cẩu của người bị hai” trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu của <small>cải cách tư pháp.</small>

Y nghĩa thực tiên: Các kết quả nghiên cứu luận có thé sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo về pháp luật hình sự, luật tố tụng hình sự, pháp luật về phịng ngừa tội phạm trong tội phạm học, các chuyên đề về nâng cao nhận thức trong xử lý các vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Bên cạnh đó, Luận văn có thé sử dụng

như nguồn tham khảo đối với việc sửa đổi, bố sung, hồn thiện Bộ luật tố

<small>tụng hình sự.</small>

7. Câu trúc của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục <small>bảng, biêu, nội dung của luận văn gôm 2 chương:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Chương 1: Một số van dé chung và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.

Chương 2: Thực tiễn khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại tại các cơ quan tiến hành tổ tung cấp huyện của thành phố Hà Nội va một số kiến nghị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>CHƯƠNG 1</small>

MOT SO VAN DE CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT TO TUNG HINH SU VE KHOI TO VU AN THEO YÊU CAU CUA BI HAI 1.1. Một số van dé chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bi hại 1.1.1. Khái niệm khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

- Khái niệm khởi to vụ án hình sự:

Do tính chất phức tạp của tội phạm, việc giải quyết vụ án hình sự khơng giống với trình tự giải quyết các vụ án dân sự, vụ án hành chính, kinh tế, lao động. Q trình tố tụng được chia thành các giai đoạn khác nhau, gan liền với những hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nhất định. O nước ta, quá trình giải quyết các vụ án hình sự được bắt đầu ké từ khi nhận thức được các thông tin về tội phạm cho đến khi bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật được đưa vào thi hành. Mỗi giai đoạn tố tụng thực hiện các nhiệm vụ cụ thé của q trình tơ tụng. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các giai đoạn tố tụng hình sự, song hầu hết các quan điểm đều thừa nhận “khởi tố vụ án là một giai đoạn tố tụng” có vi trí đặc biệt và có vai trị riêng trong q trình tố tụng hình sự.

Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì: “Khởi tơ vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiễn hành tổ tụng xác định có sự việc phạm tội dé tiễn hành diéu tra phái hiện tội phạm =<small>. Tuy nhiên,</small> định nghĩa nay chưa chính xác vì bên cạnh các cơ quan tiễn hành tố tụng thi hoạt động khởi tố vụ án hình sự cịn được thực hiện bởi một số các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biến...

Định nghĩa về khởi t6 vụ án hình sự cũng được GS.TSKH Lê Cảm đưa <small>ra, theo đó: “Khởi to vụ án hình sự là giai đoạn tơ tụng hình sự dau tiên mà</small>

<small>Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.429.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyên căn cứ vào các quy định của pháp luật t6 tụng hình sự tiễn hành việc xác định có (hay khơng) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tơ (hoặc khơng khởi tơ) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó””. Do vậy, khởi tơ vụ án hình sự là giai đoạn đầu

tiên của trình tự giải quyết vụ án, có nhiệm vụ xác định một sự việc xảy ra

trong thực tế có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm dé ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn được tiễn hành trước các giai đoạn tố tụng tiếp theo như: điều tra, truy tố, xét xử,... Với vai trò này, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong q trình giải quyết vụ án hình sự, xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội, lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy t6 người phạm tội ra trước Tòa an dé xét xử.

GS.TS Võ Khánh Vinh đưa ra định nghĩa về Quyết định khởi tố vụ án hình sự, trong đó có bao hàm nội dung của định nghĩa khởi tố vụ án hình sự: “Quyết định khởi tơ vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của một pháp nhân (chủ thể tiễn hành tơ tụng) có thẩm qun khởi tơ vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS nhằm khởi phát những quan hệ tô tụng, mở đâu cho việc thực hiện những hành vi tổ tung can thiết dé làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó. Giai đoạn khởi tơ vụ án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền ra được một trong hai quyết định là quyết định khởi tơ vụ án hình sự và quyết

định khơng khởi to vụ án hình sự”. Theo định nghĩa thì giai đoạn khởi tố vụ

<small>? Lê Cảm (2004), “Một số van dé lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát (02),</small>

<small>3 Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tổ tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,</small>

<small>tr.268-269.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan có thấm quyền nhận được tin báo về tội phạm và kết thúc khi co quan có thẩm quyên ra được một trong hai quyết định là quyết định khởi tơ vụ án hình sự và quyết định khơng khởi tố vụ án

hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự được đưa ra khi cơ quan có thấm

quyền xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế có dau hiệu của một tội phạm cu thé được quy định trong BLHS. Đồng thời, việc khởi tố vụ án hình sự sẽ làm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tổ tung cần thiết dé làm rõ sự thật khách quan về sự kiện pháp <small>lý đó.</small>

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có quan điểm: “Khoi t6 vụ án hình sự là một giai <small>đoạn độc lập cua qua trình chứng minh vụ án hình sự, trong đó cơ quan có</small> thẩm qun xác định có hay khơng dấu hiệu tội phạm dé quyết định khởi tổ hoặc quyết định không khởi tô vụ án. Giai đoạn khởi tô bắt dau từ việc tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc phái hiện dấu hiệu tội phạm và kết thúc bằng một quyết định khởi tơ hoặc khơng khởi to vụ án hình sw’.

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa sau: “Khởi to vụ án hình sự là giai đoạn mo dau của to tung hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyên xác định sự việc xảy ra có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tô hoặc ra quyết định không khởi to vu án””. Nhu vay, theo quan diém nay thi khởi t6 vu an hinh su được xem là giai đoạn đầu tiên, mở đầu cho quá trình tổ tụng hình sự. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyên là xem xét, xác định <small>một sự việc xảy ra trên thực tê có dâu hiệu của tội phạm hay khơng đê từ đó</small>

<small>“Trường Dai học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật to tụng hình sự Việt Nam, Nxb HồngĐức, thành phố Hồ Chí Minh, tr 330.</small>

<small>5 Trường Đại học Luật Ha Nội (2020), Giáo trinh Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân,</small>

<small>Hà Nội, tr 271.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tiễn hành một trong hai loại quyết định: khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu

của tội phạm hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự nếu khơng có dấu hiệu của tội <small>phạm.</small>

Các quan điểm nêu trên tuy được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều thê hiện sự thống nhất đó là coi khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mở đầu cho quá trình tố tụng hình sự và trong giai đoạn này, các cơ quan có thấm quyên phải xác định có sự việc phạm tội xảy ra mà sự việc đó có dấu hiệu tội phạm hay khơng dé ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự hay quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự.

Tu những quan điểm nêu trên về khởi tô vu án, theo chúng tơi, khái niệm khởi t6 vụ án hình sự có thé được hiểu như sau:

Khởi tổ vụ án hình sự là giai đoạn độc lập của to tụng hình sự, mo dau cho quá trình giải quyết vu án hình sự, trong đó cơ quan hoặc người có thẩm quyên căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và tơ tụng hình sự xác định có hay không dấu hiệu tội phạm, được bắt đâu từ khi tiếp nhận các nguôn tin về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khơng khởi tơ vụ án hình sự.

- Khái niệm khởi tơ vụ án hình sự theo u cầu của bị hại:

<small>+ Khái niệm bị hại</small>

Trước năm BLTTHS năm 2015 ra đời, khái niệm bị hại được dùng để chỉ thê nhân (cá nhân) bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Trong BLTTHS năm 1988 và năm 2003 đều sử dụng cụm từ “người bị hại” dé chỉ đối tượng bị thiệt hai do hành vi phạm tội gây ra. Khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988 quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tỉnh thân hoặc tài sản do tội phạm gây ra”; khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003 cũng quy định tương tự như sau: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tỉnh thần, <small>tài sản do hành vi phạm tội gáy ra”. Quan điêm người bi hại chỉ có thê là cá</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nhân đã loại trừ khả năng các cơ quan, tô chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra được tham gia t6 tụng hình sự với tu cách “người bi hại” trong vu án, gây ảnh hướng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức bị thiệt hại. Khi đó, cũng có quan điểm cho rằng “Người bị hại là cả nhân, cơ quan, tô chức bị thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản do tội phạm gây ra me) Xét thấy, quan điểm này mặc dù đã mở rộng phạm vi “người bi hai” nhưng <small>đưa ra định nghĩa chưa thật chính xác vì chưa có sự phân biệt rạch ròi người</small> bị hại là cá nhân với đối tượng bị thiệt hai là cơ quan, tổ chức, pháp nhân, bởi các cơ quan, tổ chức không phải “người”. BLTTHS năm 2015 ra đời đã có sự sửa đôi, bố sung về khái niệm này, thuật ngữ “Người bị hại” đã được thay thế bang thuật ngữ “Bi hại” trong đó khái niệm bi hai mở rộng hơn đối tượng bao gồm cả thể nhân và cơ quan, tổ chức. Theo đó, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thé chat, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tô chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra (Điều 62 BLTTHS năm

2015). Sự thay đơi này mang lại một góc nhìn mời, đã khắc phục được hạn

chế về mặt lập pháp cũng như quan niệm chưa đúng đắn về tư cách “người bị hại” trong tố tụng hình sự băng cách bỏ từ “người” đăng trước cum từ “bị hại” và bô sung diện bị hại là cơ quan, tô chức.

Như vậy, bị hại trong BLTTHS hiện hành có đặc điểm sau đây:

Tủ nhất, bị hại là cá nhân thì cá nhân đó phải đang sống và tồn tại vào thời điểm bị thiệt hại. Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức phải được thành lập hợp pháp va đang hoạt động. Nếu bị hại là người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên), người có nhược điểm về thé chất hoặc tâm than thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia t6 tụng với tư cách là người đại diện cua bị hại. Trong

trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia t6 tung

<small>với tư cach là dai diện của bị hai va có những quyên của bị hại. Nêu bị hại là</small>

<small>() Lê Tiến Châu, Người bị hại trong to tụng hình sự, Tap chí Khoa học pháp li, số 1(38)/2007;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cơ quan, tơ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với <small>tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp</small> luật của cơ quan, t6 chức không thể tham gia tố tung được thì co quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tơ chức thay đơi người đại diện thì pháp nhân phải thơng báo ngay cho cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng.

Thứ hai, thiệt hại của bị hại phải là hậu quả trực tiếp của tội phạm và có

mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội. BỊ hại phải là đối tượng tác động

mà hành vi phạm tội hướng tới xâm hại, đồng thời hành vi phạm tội phải trực tiếp gây ra thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại cho bị hại, và các thiệt hại này có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội.

Thứ ba, thiệt hai của bị hại phải là những thiệt hại cụ thể về thé chat, tinh than, tài sản (cá nhân), tài sản, uy tín (tổ chức), do hành vi phạm tội gây ra <small>hoặc đe dọa gây ra.</small>

Thứ tư, hành vi xâm hại đến bị hại phải là hành vi phạm tội, được quy định trong BLHS, còn nếu hậu quả chưa đến mức xử lý hình sự hoặc người <small>xâm hại chưa đủ (hoặc khơng có) năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi</small>

<small>xâm hại là hành vi vi phạm hành chính, vi phạm nghĩa vụ dân sự, lao động...</small> trong trường hợp này người bị xâm hại không phải là bị hại mà chỉ là đối <small>tượng bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra và thiệt hai của họ có</small> thé được khắc phục, bồi thường bang cách xử lý khác phù hợp theo quy định <small>của pháp luật hành chính, dân sự.</small>

Thứ năm, xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản hoặc cơ quan, tô chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra chỉ trở thành bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan có thâm qun cơng nhận là bị hại (thông qua giấy triệu tập).

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Từ những phân tích nêu trên, chúng tơi đồng ý với khái niệm bị hại đã được quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTHS như sau: “Bi hai là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tin do tội phạm gây ra hoặc de doa gây ra”.

+ Khái niệm khởi tổ vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại

Về nguyên tắc chung khi có dấu hiệu của bất kỳ tội phạm nào, cơ quan có thâm quyền khởi tố vụ án hình sự đều phải ra quyết định khởi tố vụ án dé bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải bị xử lý theo quy định của BLHS và bị xử lí kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khơng dé lọt tội phạm, khơng làm oan người vô tội. Tuy nhiên, trong thực tế không ít trường hợp tội phạm xảy ra đã gây thiệt hại cho bi hại khơng chỉ về lợi ích vật chất mà cả về tinh than,

danh dự, nhân phẩm. Việc khởi tố vụ án hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình

sự người thực hiện tội phạm trong những trường hop này có thé lại gây thêm những tốn thất, mất mát khác cho bị hại, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ sau này. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của bị hại, phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, các nguyên tắc của Nhà

nước pháp quyên, chế định “Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại” được quy

định, với những điều kiện nhất định được pháp luật TTHS quyđịnh. Theo đó, khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự. Về bản chất của hoạt động khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại không chi đơn thuần là một trường hợp khởi tổ có điều kiện (phải có yêu cầu của bị hại) mà cao hơn, trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại quyên buộc tội không chỉ do cơ quan có thâm qun tiến hành tơ tụng hình sự (Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát) đơn phương thực hiện mà quyền buộc tội còn đo bị hại quyết định.

Từ nhận thức, phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về khởi t6 vụ án <small>theo yêu câu của bị hại như sau: Khoi t6 vụ án theo yêu cau cua bị hại là</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

trường hợp đặc biệt của khởi to vụ án hình sự, mà theo đó trong mot số trường hợp nhất định khi xác định sự việc có dấu hiệu của tội phạm,cơ quan, người có thẩm quyên chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yêu

cẩu của bị hại, người đại diện cua bị hại là người dưới 18 tuổi, nguoi có

nhược điểm về thể chất và tâm thân hay đã chết.

1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định khỏi tổ vu án hình sự theo u cau <small>cua bị hại</small>

-Y nghĩa Chính trị - xã hội

Khởi tố vụ án hình sự nói chung và khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nói riêng góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, thông qua việc tiếp nhận, kiểm tra, xác minh kip thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay khơng. Với vai trị vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng, tạo cơ sở pháp ly dé thực hiện các hoạt động tố tụng trong các giai đoạn tiếp theo dé giải quyết vụ án hình sự trong trường hợp các co quan có thầm quyền xác định sự việc xảy ra trên thực tế có dau hiệu tội phạm. Mọi hoạt động tố tụng hình sự (trừ một số trường hợp đặc biệt như khám nghiệm hiện trường, tử thi, bắt quả tang...) chỉ có thé được tiễn hành khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo. Đồng thời, việc khởi t6 vụ án hình sự sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cơ quan có thâm quyền tổ tụng. Sau khi xác định dấu hiệu tội phạm và khởi tô vụ án, hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra sẽ tập trung làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm. Ké từ thời điểm này, quan hệ PLTTHS giữa Nhà nước (thông qua các cơ quan có thầm qun tiến hành tơ tụng) và người thực hiện tội phạm, người tham gia tố tụng khác trong đó có bị hại sẽ được phát sinh và duy trì trong <small>st q trình giải qut vụ án hình sự.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Do đó việc quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm đáp ứng lợi ích của bị hại, phù hợp với lợi ích chung tồn xã hội. Trong nhiều trường hợp, đưa người phạm tội ra xử lý sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bị hại, hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ đặc biệt vốn có giữa bị hại và người phạm <small>tội, khơng có lợi cho lợi ích chung của tồn xã hội.</small>

Bên cạnh đó, quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại đảm bảo tôn trọng quyền con người, quyền và lợi ích của cá nhân. Khơng mâu thuẫn với nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật.

Đồng thời, quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại vừa đạt mục tiêu ôn định xã hội, vừa bảo vệ và thỏa mãn lợi ích của bị hại. Đây là sự kết <small>hợp giữa lợi ích chung của tồn xã hội và lợi ích của bị hại.</small>

- Ý nghĩa pháp ly

Khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại là cơ sở pháp lý cho bị hại bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo ra thêm căn cứ pháp lý cho sự áp dụng linh hoạt các biện pháp trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự, thay vì áp dụng biện pháp duy nhất là khởi tố VAHS để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Bởi, trong một số trường hợp nhất định, việc khởi tố VAHS mang lại thêm những thiệt hại cho bị hại như mat thời gian, tốn kém, thậm chi ảnh hưởng đến danh dự, uy tín khi yêu cầu khởi tố VAHS. Do đó, pháp luật quy định cho phép bi hại có quyền khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án. Như vậy, các nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi dé khắc phục hậu quả về mặt vật chất tinh thần, danh dự đối với bị hại.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Bên cạnh việc mở rộng dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì việc hội nhập quốc tế sâu rộng địi hỏi hệ thống pháp luật của các quốc gia <small>có sự giao thoa, học hỏi, tiêp nhận lan nhau, can nhac cho phù hợp với truyên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thống chính trị - pháp lý, điều kiện thực tiễn của nền tư pháp đang từng bước chuyên đổi và tính chất của nền dân chủ XHCN Việt Nam đáp ứng yêu cầu mở rộng dân chủ là hết sức cần thiết, nhưng vẫn phải đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lý kip thời, bảo vệ chế độ chính trị, lợi ích của Nhà nước, qun và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức, bị hại không

thê thay thế Nhà nước quyết định việc buộc tội, đưa một người ra xét xử tại

Tòa án. Vì vậy, phương án cho phép bị hại có quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố đối với một số vụ án, còn việc giải quyết vụ án tiếp theo vẫn được tiến hành theo thủ tục chung là phương án phù hợp với điều kiện kinh tế - x4 hội và thực trạng nền tư pháp Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy khơng ít những tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho cả lợi ích của Nhà nước, xã hội và cá nhân người bị hại. Có nhiều tội phạm gây ra những thiệt hại khơng chỉ về vật chất mà cả những thiệt hại nghiêm trọng về mặt tinh thần đối với người bị hại. Việc khởi t6 hình sự, xử lý người phạm tội trong những trường hợp đó. Mặc dầu nhằm góp phan giữ nghiêm trật tự ky cương và mang lại lợi ích cho xã hội, nhưng chính nhưng việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đó lại gây ra tiếp những ton thương về tinh thần cho người <small>đã bị tội phạm gây thiệt hại.</small>

Vì thế, để hạn chế những trường hợp, quyết định khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội chỉ mang lại một lợi ích rất nhỏ cho xã hội nhưng lại gây ra những thiệt hại lớn hơn cho lợi ích của bị hại, ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự, nhân pham cua ho. Quy định khởi tố vu án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong trường hop đó chính là xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại được cân nhắc tính tốn, khởi tố vụ án trong trường hợp này có lợi hay khơng có lợi cho họ hay khơng. Điều này cũng biéu hiện một khía cạnh của nguyên tắc nhân đạo trong Pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam cũng như tính nhân văn của hệ thống tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

pháp hình sự nước ta. Nói cách khác, do thực tiễn cho thấy, sự khởi tố vụ án

trải VỚI ý muốn của người bị hại có thê gây thêm những mất mát, thiệt hại cho họ nên đòi hỏi nhà làm luật phải cân nhắc giữa lợi ích cơng, lợi ích Nhà nước với lợi ích của bị hại mà quy định những trường hợp cụ thé cần khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

1.2. Quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự về khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1.2.1.Các trường hợp vụ án chỉ được khởi tô theo yêu cau của bị hại. Mức độ cho phép ý chí của cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội như thế chỉ có thể trong một giới hạn mà Nhà nước và xã hội chấp nhận được. Chính vi thé, nhà làm luật quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 việc khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cau của bị hại chỉ áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội cụ thé của một số tội phạm nhất định quy định tại khoản 1 (khoản có cau thành cơ bản) các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự”. Đồng thời, khơng phải trong mọi trường hợp phạm vào những tội nêu ở các điều nói trên của Bộ luật hình sự đều khởi tơ theo u cầu của người bị hại. Điều luật quy định chỉ được áp dụng việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp hành vi phạm tội được nói đến ở khoản 1 của các điều luật hình sự nói trên. Điều đó có nghĩa là, việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra gây nguy hiểm xã hội ở các mức <small>khơng lớn hoặc lớn. Đó là các trường hợp phạm vào loại tội phạm ít nghiêm</small> trọng, tội phạm nghiêm trọng khơng có tình tiết định khung tăng nặng.

Việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với các <small>trường hợp phạm tdi sau:</small>

<small>“Tuật sửa đổi, bố sung một số điều của BLTTHS năm 2021 đã loại trường hợp phạm tội theo Điều 226</small>

<small>BLHS năm 2015 khỏi diện các tội chỉ được khởi tô theo yêu câu của bị hại.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

+ Khoản 1 Điều 134 (Tội cơ ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sức khỏe của người khác): Đây là trường hợp một người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thê từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tơn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cô tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yêu, 6m đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ; g) Đối với ơng, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng mình, thầy giáo, cơ giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian dang bị tạm giữ, tam giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; 1) Thuê gây thương tích hoặc gây ton hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tơn hại sức khỏe do được th; m) Có tính chat cơn dé; n) Tai pham nguy hiểm; o) Đối với người dang thi hành cơng vu hoặc vì ly do cơng vụ của <small>nạn nhân. Đây là tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tơi thì bị phạt cải tạo</small> khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khoản 1 Điều 135 BLHS (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh): Đây là trường hợp một người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% nhưng ở trong trạng thái tỉnh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là tội ít nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

+ Khoản 1 Điều 136 BLHS (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại <small>cho sức khỏe của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc</small> do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội): Đây là trường hợp một người có hành vi cơ ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thé từ 31% đến 60% do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức can thiết khi bắt giữ người phạm <small>tội. Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo</small>

vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của

mình hoặc của người khác, đã có hành vi chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên nhưng sự chống trả đó rõ ràng q mức cần thiết, khơng phù hợp, khơng tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Vượt quá mức can thiết khi bắt giữ người phạm tội là hành vi gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt giữ, nhưng đã sử dụng vũ lực vượt quá mức độ cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Đây là tội ít nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Khoản | Điều 138 BLHS (Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại <small>cho sức khỏe của người khác): Là trường hợp một người vơ ý gây thương tích</small> hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thé từ 31% đến 60%. Đây là tội ít nghiêm trọng, hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến <small>03 năm.</small>

+ Khoản 1 Điều 139 BLHS (Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc <small>hành chính): Là trường hợp một người có hành vi vơ ý gây thương tích hoặc</small> gây tơn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là tội ít

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

+ Khoản 1 Điều 141 BLHS (Tội hiếp dâm): Là trường hợp một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Đây là trường hợp tội phạmnghiêm trọng, hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Khoản 1 Điều 143 BLHS (Tội cưỡng dâm): Là trường hợp một người

có hành vi dùng moi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở

trong tình trang quan bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực <small>hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Đây là tội phạm nghiêm trọng, hình phạt</small> tù từ 01 năm đến 05 năm.

<small>+ Khoản | Điều 155 BLHS (Tội làm nhục người khác): Là trường hop</small> một người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phâm, danh dự của người khác. Đây là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Khoản 1 Điều 156 BLHS (Tội vu khống): Là trường hợp một người có hành vi: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyên, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thâm quyền. Day là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phat cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

1.2.2. Chit thể có quyên yêu cau, nội dung và hình thức thực hiện u câu khởi tơ vụ án hình sự của bị hại.

1.2.2.1. Chủ thể có qun yêu câu khởi tổ vụ án hình sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Điều 62 BLTTHS năm 2015, quy định “Bi hai là cá nhân trực tiếp bi thiệt hại về thể chất, tinh than, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về <small>tai san, uy tín do tội phạm gáy ra hoặc đe doa gáy ra”.</small>

Tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “Chi được khởi tổ vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản I các Diéu 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 cua Bộ luật hình sự khi có u cẩu của bị hại

hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về

tâm than hoặc thể chất hoặc đã chết ”.

Như vậy, chủ thể có quyên yêu cầu theo BLTTHS năm 2015 hiện nay là cá nhân (trực tiếp bị thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản); cơ quan, tô chức

(bị thiệt hại về tài sản, uy tín) và đại diện cua bi hại là người dưới 18 tuổi,

người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất hoặc đã chết.

Tim nhất, trường hợp chủ thé có quyền yêu cầu khởi tổ là cá nhân.

<small>Đây là trường hợp bị hại là cá nhân và người đại diện của bị hại là người</small> dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất hoặc đã chết.

<small>- Truong hợp bị hại là cá nhân:</small>

Khi thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, cần đảm bao hai yếu tổ sau:

Một là, trên phương diện khách quan, bị hại là người trực tiếp bị tội phạm gây ra thiệt hại về thé chất, tinh than, tài sản. Đây là yếu tố mang tính khách <small>quan khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Cơ quan THTT. Nói cách khác,</small> đây là người bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là nhăm trực tiếp gây thiệt hại cho chủ thé này (đối tượng mà người phạm tội trực tiếp hướng đến dé gây thiệt hại. Day là điểm cơ bản dé phân biệt với nguyên don dân sự bị thiệt hại gián tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội không nhằm trực tiếp gây ra thiệt hại cho họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Hai là, trên phương diện chủ quan,bị hại (người bị tội phạm trực tiếp gây ra thiệt hại về thé chat, tinh than, tài sản) phải được cơ quan có thầm quyền <small>THTT (CQDT, VKS, Tịa án) xác nhận, cơng nhận họ với tư cách bị hai và</small> đưa vào diện người tham gia tố tụng trong vụ án. Cơ quan THTT phải thừa nhận cá nhân là bị hại trước khi chấp nhận các yêu cầu của họ. Vì chỉ sau khi <small>đã xác định tư cách pháp lý của người bị hại (thừa nhận, công nhận là người</small> bị hại) thì mới xem xét giải quyết yêu cầu của người bị hại (yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay khơng u cầu khởi tố vụ án hình sự) theo quy định của <small>BLTTHS năm 2015.</small>

- Trường hợp người đại diện của người bị hại là người dưới 18 ti, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thê chất hoặc đã chết.

Đây là những trường hợp đặc biệt mà theo đó bị hại đều là những người có những hạn chế nhất định nên khả năng độc lập trong việc thực hiện quyền tố tụng bị hạn chế. Cụ thé:

Một là, bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc nhược điểm về thé chất. Đây là những người chưa phát triển hoàn thiện về thé chat, tâm, sinh lý, hoặc do có đặc điểm về tâm thần và thé chat nên gặp khó khăn trong việc điều chỉnh, làm chủ hành vi của mình, chưa có đủ năng lực để cân nhắc quyết định các quyền của mình mà pháp luật cho phép trong tố tụng hình sự liên quan đến trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của họ.

Hai là, bị hại trong vụ án đã chết khơng cịn khả năng thực hiện yêu cầu khởi t6 vụ án hình sự. Trong trường hợp này thì dù bị hại đã đủ 18 tuổi hay chưa đủ 18 tuổi, có nhược điểm về thé chất hoặc tâm thần hay không ho cũng mat khả năng thể hiện ý chí của mình. Do đó, quyền yêu cầu khởi tổ đương <small>nhiên thuộc về người đại diện của họ.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Về điều kiện dé người đại diện của bị hại là cá nhân có thể yêu cầu khởi tố vụ án trong trường hợp này

+ Trường hop bị hại là người dưới 18 tuổi. Người đại diện của bị hại phải là người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi. Theo quy định Điều 135 của BLDS năm 2015 người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi có thé là cha, mẹ đối với người này; người giám hộ đối với người được giám hộ là người dưới 18 tuổi và đáp ứng các yêu cầu theo BLDS năm 2015 (Ví dụ: Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thé làm người giám hộ: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xố án tích về một trong các tội cơ ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; Không phải là người bị Tòa ántuyên bố hạn chế quyên đối với con chưa thành niên.

Việc xác định tuôi của bị hại dưới 18 tuổi được xác định theo quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015.

“1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm qun tiễn hành tơ tụng thực hiện theo quy định <small>của pháp luật.</small>

2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn khơng xác <small>định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:</small>

<small>a) Truong hợp xác định được thang nhưng khơng xác định được ngày thì</small> lấy ngày cuối cùng của thang đó làm ngày sinh.

<small>b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày,</small> tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quỷ đó làm ngày, <small>tháng sinh.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng khơng xác định được</small> ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó <small>làm ngày, thang sinh.</small>

<small>d) Truong hop xác định được năm nhưng khơng xác định được ngày,</small> tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, <small>tháng sinh.</small>

3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiễn hành giảm định để xác định tuoi”.

+ Trường hợp bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì hiện nay BLTTHS năm 2015 khơng có quy định và cũng khơng có văn bản nào hướng dẫn. Tuy nhiên, có thể hiểu người có nhược điểm về tâm than, thé chất là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trang thể chất (như mù, câm, điếc, tàn tật...) hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi, vì thế cần thiết phải có người đại diện. Việc xác nhận dấu hiệu người có nhược điểm về thé chất hoặc tâm thần phải thực hiện theo quy định của BLDS.

Tht hai, trường hợp bị hai là cơ quan, tổ chức

Theo quy định của BLTTHS, dé trở thành bị hại trong tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức cần có các điều kiện sau đây:

- Về khách quan: Thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho cơ quan, tổ chức là tài sản, uy tin, là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối <small>liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Day là</small> điều kiện quan trọng dé phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các <small>đương sự khác trong vụ án hình sự.</small>

- Về chủ quan: Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tô tụng <small>với tư cách là bi hại khi va chỉ khi được cơ quan THTT công nhận.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Nếu bị hại là cơ quan, tơ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tô chức không thê tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thơng báo ngay cho cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng.

Đối chiếu với quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2015 về khởi t6 vụ án theo yêu cầu bị hại thì co quan, tổ chức chỉ có thé là chủ thể yêu cầu khởi tố trong một trường hợp duy nhất là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 226 BLHS năm 2015 (tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp)” vì các tội khác đối tượng chỉ có thể là cá nhân.

2.2.2.2. Nội dung và hình thức yêu cẩu khởi tổ VAHS của bị hại Thứ nhất, về nội dung yêu cầu khởi tố của bị hai.

Trong lịch sử phát triển pháp luật về TTHS đều khơng có quy định cụ thể về nội dung yêu cầu khởi tố VAHS, vi vậy, bị hại — người yêu cầu khởi tố VAHS thường khơng thể hiện được chính xác ý chí của minh trong đơn yêu cầu, dẫn đến nhiều trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, kịp thời. Ví dụ, trường hợp người yêu cầu bị hại về tội làm nhục người khác nhưng do khơng có hiểu biết đầy đủ, chính xác quy định của pháp luật nên trong nội dung khi gửi đơn yêu cầu cho cơ quan điều tra là giải quyết việc bị người khác hành hung, Tịa án đã khơng chấp nhận đơn u cầu và trả hồ sơ dé điều tra bố sung. Tuy nhiên sau đó người bị hại đã bỏ đi khỏi địa phương nên khơng thê xác định lại u cầu chính xác của bị hại”.

<small>*TOi quy định tại Điều 226 hiện nay đã bị loại khỏi diện các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu bởi Luật</small>

<small>sửa đôi, bô sung một sô điêu của BLTTHS được Quôc hội thông qua tháng 11/2021.</small>

<small>? Dinh Văn Qué (1998), Binh luận ban án, Nxb. Thành phố Hồ CHÍ Minh, tr. 276.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Trên thực tế, người dân đã số là người thiếu hiểu biết pháp luật và cơ hội được tiếp với dich vụ pháp ly khơng cao. Do đó, dé tránh bỏ sót các hành vi phạm tội và nhằm bảo đảm tối đa quyền và lợi ich của bị hại, pháp luật về TTHS khơng nên địi hỏi người yêu cầu phải xác định chính xác nội dung về tội danh mà họ yêu cầu mà chỉ cần xem xét nội dung họ yêu cầu có dấu hiệu <small>tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự hay không bởi việc định tội</small> danh là trách nhiệm của cơ quan tiến hành TTHS, không phải là nghĩa vụ của người yêu cầu khởi tô '°. Mặc dù, BLTTHS chưa quy định cụ thé nhưng yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại phải đảm bảo các nội dung sau:

<small>+ Phải có các thơng tin sau: ngày tháng làm đơn; họ tên, nơi cư trú của bị</small> hại, ngày, tháng, năm sinh, trình bày tóm tắt nội dung vụ án yêu cầu khởi tố.

+ Bi hại phải điểm chỉ hoặc ký xác nhận cho yêu cầu của mình dé thé <small>hiện sự tự nguyện.</small>

Tht hai, về hình thức thực hiện quyền yêu cau khởi tố vụ án hình sự của <small>bị hại</small>

Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có thể được thực hiện bằng các hình thức khác nhau để sao cho quyền này được thực hiện một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 hồn tồn khơng đề cập đến hình thức thực hiện quyền yêu cau khởi tố vụ án hình sự, tuy nhiên tại Thơng tư Liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2018, về quan hệ phối hợp giữa CQDT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 có quy định về van dé này tại khoản 5 Điều 7: “Truong hợp khởi tổ vụ an hình sự theo yêu cẩu của bị hại, thì u cau khởi tơ của bị hại hoặc người đại diện của bị hại phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đến trực tiếp trình bay thì Cơ quan diéu tra, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu

<small>'° Mai Thanh Hiếu (2010), Yêu cẩu khởi tổ vụ án hình sự, Tạp chí Nghề luật, số 01/2010, tr. 38.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

cau khởi tô dé họ kỷ hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản do Viện kiểm sát lập phải được chuyển ngay cho Cơ quan diéu tra dé xem xét việc khởi t6 vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án”.

Tuy nhiên, hiện có quan điểm cho rằng đơn tố cáo hoặc đơn tổ giác tội phạm, đơn dé nghị xử lý theo pháp luật được xem là đơn yêu cau khởi tố, vi tuy tiêu dé là đơn tổ cáo, tố giác tội phạm nhưng trong nội dung chứa đựng yêu cầu xử ly người phạm tội. Trong khi quan điểm khác lại cho rang đơn tố cáo, tô giác tội phạm là cơ sở ban đầu dé cơ quan có thâm quyên xác minh, sau khi tiến hành xác minh nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị hại phải làm tiếp đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Van dé sẽ phức tạp nếu nhận thức của ba cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án khác nhau, chang hạn Co quan điều tra và Viện kiểm sát cho rang đơn tô cáo hoặc đơn tố giác tội phạm được xem là đơn yêu cầu khởi tố nhưng Tịa án lại khơng đồng tình với quan điểm đó, hoặc bất đồng quan điểm giữa cấp sơ thâm và cấp phúc thâm về vấn đề này sẽ làm cho việc giải quyết vụ án gặp khó khăn, phức tạp, vì sẽ dẫn đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bé sung hoặc hủy án. Trong trường hợp này, trước khi khởi tố vụ án hình sự cần yêu cầu bị hại có đơn yêu cầu của bị hại hoặc đại diện của bị hại được trình bày bằng văn bản có ghi rõ yêu cầu khởi tơ vụ án hình sự hay khơng u cầu khởi tố.

1.2.3. Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu và rút yêu cầu khởi t6 vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.

* Hậu quả pháp lý của việc yêu câu khởi tổ vụ án hình sự

Đối với những trường hợp vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cau, khi bị hại, người đại diện của bị hại có u cầu khởi tổ thì co quan có thâm quyên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (khi đã đảm bảo các yêu cầu chung dé khởi <small>'hViện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phịng (2018), Thơng tư Liên tịch số </small>

<small>04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2018 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một sốquy định của BLTTHS năm 2015, Hà Nội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tố vụ án hình sự: có căn cứ va cơ sở dé khởi tô vụ án). Khi đã ra quyết định khởi tố vụ án thì từ thời điểm đó vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục chung theo quy định của BLTTHS. Trong trường hợp khởi tổ vụ án thì tại phiên tồ xét xử sơ thâm, bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ sẽ trình bay lời buộc tội tại phiên tòa. BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ, sau khi Kiểm sát viên tiễn hành luận tội thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bơ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội. (khoản 4 Điều 320 BLTTHS <small>năm 2015).</small>

Trong tơ tụng hình sự chức năng buộc tội tồn tại song song với chức năng gỡ tội (bào chữa) như là nhu cầu tất yếu khách quan”. “Khi chưa xác định ai là người thực hiện tội phạm hoặc chưa bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì to tụng hình sự chưa xuất hiện chức năng bào chữa "`Ẻ.

Nói cách khác, hậu quả pháp lý của yêu cầu khởi tố đó là mở ra một giai đoạn điều tra vụ án hình sự. So với các trường hợp thơng thường thì quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hop này vừa phải bảo đảm tuân thủ quy định chung về cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án vừa phải bảo đảm có yêu cầu của bị hại mới được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đây là điều kiện quan

trọng nhất nên phải được thể hiện rõ trong quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tuy nhiên, qua trình điều tra, truy tố, xét xử các vu án hình sự khởi tố theo yêu cầu của bị hại phải tuân theo các quy định chung về điều tra, truy tố và xét xử, do đó nếu có căn cứ dé thay đơi tội danh, khung hình phạt, tạm đình chỉ, đình chỉ thì co quan có thâm quyền vẫn tiến hành theo thủ tục bình thường (trừ trường hợp đình chỉ do bị hại rút yêu cầu khởi tố, có những quy định riêng tại khoản 2 Điều 155). Đồng thời, ngoài việc cho phép bị hại hoặc

<small>"Luu Bình Dương (2017), “Pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hai trong Tố tunghình sự Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học</small>

<small>Xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr.92-93.</small>

<small>'3TS. Phan Trung Hoài (2016), “Những điểm mới về chế định bào chữa trong BLTTHS năm 2015”, NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.53.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

người đại diện hợp pháp của ho trình bay lời buộc tội tại phiên tịa so thẩm như đã nêu trên thì những vấn đề còn lại của vụ án sẽ được giải quyết theo thủ <small>tục chung.</small>

* Hậu quả của việc rút yêu cẩu khởi tổ vụ án hình sự

Trường hợp sau khi có yêu cầu khởi tố và cơ quan có thâm quyền đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thi vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tô trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, CQDT, VKS, TA vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vu án (Khoản 2Diéu 105 BLTTHS năm 2015). Quy định này thé hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt đối với việc lựa chọn cách thức giải quyết vụ án mà Nhà nước cho phép người đã yêu cầu khởi tổ được làm dé bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.

Về thấm quyền đình chỉ: Sau khi khởi tố vụ án hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của họ rút yêu cầu khởi tố, nếu đang điều tra hoặc đã có bản kết luận điều tra nhưng hồ sơ chưa chuyển cho VKS thì CQDT xem xét, quyết định việc đình chỉ điều tra; nếu đã chuyên hồ sơ cho VKS thì VKS xem xét, quyết định việc đình chi vụ an.

<small>Trước đây, BLTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp người đã yêu</small> cầu khởi tố rút u cầu trước ngày mở phiên tịa sơ thâm thì vụ án phải được đình chỉ (khoản 2 Điều 105). Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã không giới hạn về thời điểm mà người đã yêu cầu khởi tố rút u cầu, nhằm thé hiện sự tơn trọng ý chí của người bị hại và tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tôn that, mất mát về mặt tinh thần, danh dự khơng cần thiết có thé có đối với người bị hại.

Dé bảo dam áp dụng thông nhất pháp luật trong xét xử, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành Công văn số 245/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 hướng dẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của BLTTHS năm 2015. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà các Tòa án giải quyết như sau:

Tại giai đoạn xét xử sơ thâm: Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên tịa sơ thẩm thì Tham phán chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử hoặc Thâm phán chủ tọa phiên

tòa xét xử theo thủ tục rút gọn, ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp sau

khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời han kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu thi Tịa án phải hướng dan họ làm đơn kháng cáo dé Tòa án cấp phúc phâm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thâm.

Tại giai đoạn xét xử phúc thâm: Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thấm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử hoặc Thâm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn, hủy bản án sơ thâm và đình chỉ vụ án. Trong bản án phúc thấm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thấm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu, khơng phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thâm.

* Hậu quả pháp ly của việc không yêu cau KTVAHS

Đối với các trường hợp phạm tội về các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu, việc không yêu cầu khởi tổ là căn cứ để quyết định không khởi tố VAHS hủy quyết định khởi tố VAHS, đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

- Khơng khởi tơ vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 8 Điều 157 BLTTHS năm 2015, không yêu cầu khởi tố đối với tội phạm chi được khởi tố theo yêu cầu là một trong những căn cứ không khởi tố VAHS. Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2015, tạo cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

sở pháp lý dé giải quyết yêu cầu của thực tiễn.

Thâm quyền ra quyết định không KTVA thuộc về “z„gười có quyển khởi t6 vụ án” (khoản 1 Điều 158 BLTTHS năm 2015). Như đã phân tích ở trên, thâm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Việc không yêu cầu khởi tố VAHS được tiến hành dưới hai hình thức là hành động (bị hại và người đại diện của họ có đơn u cầu hoặc trực tiếp trình <small>bày), và không hành động (bị hại và người đại diện của họ khơng có đơn u</small> cầu hoặc khơng đến trực tiếp trình bày). Đối với hình thức hành động thì Cơ có thâm qun tiến hành tố tụng có thé ra ngay quyết định khơng KTVA. Đối với hình thức khơng hành động thì Cơ có thâm quyền tiến hành chỉ ra quyết định không KTVA khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm. Theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015, khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh nguôn tin về tội phạm (tối đa 4 tháng, kể cả gia han), một trong những quyết định mà Cơ có thẩm quyền tiễn hành tố tụng phải ra là quyết định không KTVATM.

- Hủy quyết định khởi tổ vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 158 BLTTHS năm 2015, nếu tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yeu cau ma bi hai va người dai diện khơng u cầu thì “ngwoi có qun KTVA ra quyết định khơng khởi tỗ VAHS; nếu đã khởi tổ thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tỗ VAHS”. Như vậy, thâm quyền hủy quyết định KTVA trong trường hợp này thuộc về Cơ quan điều tra đã ra quyết định KTVA.

Viện kiểm sát có quyền hủy quyết định KTVA của Cơ quan điều tra khơng có căn cứ và trái pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 161 BLTTHS năm 2015. Nếu tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo <small>yêu câu mà bị hại và người đại diện không yêu câu, nhưng Cơ quan điêu tra</small>

<small>4 Mai Thanh Hiểu, Pham Thái (2018), Không yêu cẩu và rút yêu cầu khởi tô đối với các tội phạm chỉ được</small>

<small>khởi tô theo yêu cấu, Tạp chí Khoa học pháp lý, tr. 28, 29.</small>

</div>

×