Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài thu hoạch CCLLCT môn Quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.8 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ</b>

<b>BÀI THU HOẠCHMÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>LỜI MỞ ĐẦU...1</small></b>

<b><small>NỘI DUNG...2</small></b>

<b><small>I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI...2</small></b>

<b><small>1. Một số khái niệm về đường lối đối ngoại...2</small></b>

<b><small>2. Cơ sở hoạch định đường đối đối ngoại thời kỳ đổi mới...2</small></b>

<b><small>II. NHŨNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY...3</small></b>

<b><small>1. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ...3</small></b>

<b><small>2. Phương châm đối ngoại...4</small></b>

<b><small>III. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI...7</small></b>

<b><small>1. Thành tựu...7</small></b>

<b><small>2. Hạn chế...8</small></b>

<b><small>3. Một số bài học trong thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới...9</small></b>

<b><small>IV. THỰC TIỄN MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN...10</small></b>

<b><small>1. Thực tiễn thực hiện các chính sách đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...10</small></b>

<b><small>2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động ngoại giao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban công tác liên hợp...19</small></b>

<b><small>3. Một số giải pháp nâng cao quan hệ hợp tác đối ngoại...21</small></b>

<b><small>KẾT LUẬN...23</small></b>

<b><small>TÀI LIỆU THAM KHẢO...25</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Chính sách đối ngoại chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính sách cơng và là một trong nhiều bộ phận cấu thành nên đường lối chính trị của Việt Nam. Thực hiện đúng chính sách đối ngoại không chỉ tạo môi trường quốc tế thuận lợi mà còn tạo ra nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, cả dân tộc đang ra sức xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, để bảo vệ đất nước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng là giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước cịn chưa nguy thì cịn cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sử dụng sức mạnh trong nước và sức mạnh bên ngồi và do đó, đối ngoại có tầm rất quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước lớn là môn học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu rộng. Ngồi ra, nó cịn giúp làm sáng tỏ những lý luận về đối ngoại nói chung và về chính sách đối ngoại với các nước lớn của Việt Nam nói riêng.

Năm 1986, Đảng ta thực hiện tập trung phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, phá thế bị bao vây, cấm vận và cô lập. Qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, về cơ bản, ngoại giao Việt Nam xử lý tốt mối quan hệ với các nước lớn. Chính vì vậy Học viên chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận Chính trị học để có thể nghiên cứu sâu hơn về nội dung này và vận dụng thực tiễn vào hoạt động công tác hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI1. Một số khái niệm về đường lối đối ngoại</b>

<i>Quan hệ quốc tế (international relations) là loại hình quan hệ xã hội đặc</i>

thù nảy sinh qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; là hệ quả của các hoạt động, tương tác, trao đổi mang tính xuyên quốc gia giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực đa dạng của đời sổng quốc tế.

<i>Đối ngoại là một từ ghép Hán-Việt trong đó “đối” tức là đối phó, đối xử,</i>

đối sách, ứng đối, ứng xử… “ngoại” là bên ngoài. Hiện nay, thuật ngữ đối ngoại dùng để chỉ cách thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế với các nước khác và tổ chức quốc tế.

<i>Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ thống quan điểm về</i>

mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm chỉ đạo hoạt động của nước ta với bên ngoài nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc chính, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì mục tiêu của thời đại là hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đường lối đối ngoại của một quốc gia thực chất là nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia đó trên trường quốc tế do đó các chính sách đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.

<b>2. Cơ sở hoạch định đường đối đối ngoại thời kỳ đổi mới</b>

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã thông qua đường lối đổi mới tồn diện, trong đó có đổi mới lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới được hoạch định trên những cơ sở chủ yếu gồm: (1) Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại (thể hiện trên các vấn đề lớn, mang tính chiến lược như: độc lập dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; ngoại giao tâm công; ngoại giao hòa hiếu với các dân tộc khác; ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; ngoại giao nẳm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước. (2) truyền thống ngoại giao của dân tộc; thực tiễn tình hình nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ và tình hình thực tiễn các nước trên thế giới và trong khu vực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>II. NHŨNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠICỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

<b>1. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ1.1. Mục tiêu</b>

Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu đến gỉữa thể kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, Đại hội của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc xuyên suốt của đối ngoại. Đối ngoại vì lợi ích quốc gia dân tộc thể hiện qua các nhiệm vụ như: Đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng đơng đảo người Việt Nam trong và ngồi nước, phát huy tối đa nguồn lực trong nước, đồng thời huy động có hiệu quả nguồn lực nước ngồi vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết quốc tế, tác động tích cực tới nỗ lực tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam vì mục tiêu hịa bình, hợp tác và phát triển; nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta là vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

<b>1.2. Nguyên tắc</b>

Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hịa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống, phù hợp với hồn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình huống, cần “ba tránh: tránh bị cô lập, tránh xung đột và tránh đổi đầu.

Nguyên tắc cụ thể bao gồm: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Giải quyết các bất đồng và tranh chấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>thơng qua thương lượng hịa bình và Tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có</b>

<b>1.3. Nhiệm vụ đối ngoại</b>

Chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành đường lối chung, là sự tiếp tục chính sách đối nội, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đối nội. Xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở những biến động của tình hình thế giới thời gian gần đây, Đại hội XIII của Đảng đã xác định:

<i>“Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt độngđối ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đốingoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hịa bình, ổn định, huy độngcác nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín củađất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đốingoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.</i>

Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề:

<i>Thứ nhất, đối ngoại vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc</i>

Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

<i>Thứ hai, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình,</i>

ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.

<i>Thứ ba, đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên</i>

trường quốc tế.

<i>Thứ tư, đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, song Việt Nam</i>

vẫn ln kiên trì chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

<b>2. Phương châm đối ngoại</b>

<b>2.1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;dựa và phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực</b>

Nội hàm của “sức mạnh dân tộc” trong bối cảnh ngày nay bao gồm cả các yếu tố sức mạnh “cứng” như kinh tể, quân sự, con người..., các nguồn lực có thể huy động ở trong nước và các yếu tố của sức mạnh “mềm” như văn hóa, truyền thống... Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm cần được vận dụng, kết hợp một cách hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nội hàm sức mạnh thời đại bao gồm: lựa chọn con đường phát triển phù hợp với nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay và những nhân tố mới trong giai đoạn hiện nay là cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ; xu thế tồn cầu hóa, hợp tác liên kết khu vực; xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển...

Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thế giới ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Hoạt động đối ngoại của các nước trên thế giới ngày nay ln đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên hàng đầu, cho nên việc tìm ra phương thức hữu hiệu để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong từng vấn đề cụ thể là nhân tố quyết định thành bại của phương châm này.

<b>2.2. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh</b>

Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách thức tư bên ngoài cũng gia tăng. Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng ta nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, không để cho các thế lực không thân thiện với Việt Nam lợi dụng sơ hở để đẩy ta vào thế cô lập, đặc biệt là tránh một cuộc xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích vũ trang.

Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm lợi dụng mâu thuẫn và sự cạnh tranh giữa các đối tác có quan hệ với nước ta, nhất là giữa các nước lớn, tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được, phân hóa và thu hẹp đến mức có thể được các thế lực chống đổi hoặc không thân thiện với Việt Nam.

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuần nhuyễn hai mặt hợp tác và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều, cả hai khuynh hưởng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước, cần phải tỉnh táo, có sách lược khôn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mở rộng được quan hệ đối ngoại, “thêm bạn bớt thù”, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.

<b>2.3. Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cảcác nước</b>

Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần gìn giữ mơi trường hịa bình, ổn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một mơi trường hịa bình, ổn định lâu dài. Việc tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nước trong khu vực sẽ là sự bảo đảm hết sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xác lập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.

Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiét phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn, vì đó là những lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát triển của khu vực và của Việt Nam. Với các nước lớn, phải coi trọng giữ quan hệ cân bằng, khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này nhằm tạo được thế cân bằng chiến lược, tranh thủ mọi yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam kiên trì chính sách độc lập tự chủ, tránh không để rơi vào những tình huống phức tạp và bị động hoặc liên minh với một nước lớn này chống lại một nước lớn khác.

<b>2.4. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả</b>

Đây là phương châm, đồng thời cũng là một định hướng quan trọng về đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng. Để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải xác định đúng các biện pháp để nâng cao hiệu quả đối ngoại như: nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược phục vụ cho hoạch định chính sách; đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững...

<b>2.5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc</b>

Vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, khơng thể nhượng bộ, do đó cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều nước, nhất là nước lớn Trung Quốc, cho nên giải quyết vấn đề này phải kiên trì, cần có thời gian, khơng thể nóng vội. Kiên quyết, kiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trì đấu tranh phải trên cơ sở giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

<b>III. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆNĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI</b>

<b>1. Thành tựu</b>

Thứ nhất, đã đẩy lùi được chính sách cơ lập về chính trị, bao vây về kinh tế đối với nước ta, đồng thời mở rộng quan hệ với các quốc gia, kể cả các nước lớn và các trung tâm hàng đầu thế giới. Đến năm 2020, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước; trong đó, Việt Nam đã xác lập 3 quan hệ đặc biệt, 17 quan hệ đối tác chiến lược, 13 quan hệ đối tác toàn diện. Trong số các nước này đều là các nước lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế của thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược, đơi tác tồn diện với tất cả nước lớn, trong đó có P5, toàn bộ G7, 13/20 nước G20, 8/9 nước trong ASEAN.

Thứ hai, đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các hoạt động ngoại giao cụ thể, tích cực, đặc biệt là chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác chủ chốt, thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế và bắt đầu hội nhập chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn ngoại lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu hút một lượng lớn vốn FDI.

Thứ ba, giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hịa bình, ổn định trong khu vực.

Thứ tư, có những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính xây dựng cho xu thế hịa bình, hợp tác. Thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế: Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, Hội nghị cấp cao ASEM, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2010 và năm 2020, ủy

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021, là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 và năm 2017... Việt Nam cũng đã tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới và khu vực, trong đó có việc Việt Nam cùng các nước khác trong ASEAN ký DOC giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 11-2002 và ký kết khung coc giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 8-2017 - bước tiến tích cực cho tiến trình đàm phán thực chất coc, góp phần duy trì hịa bình và ổn định ở khu vực; tham gia với tư cách khách mời Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Canada và Nhật Bản, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức... Với những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính xây dựng, tiếng nói của Việt Nam được cộng đồng quốc tế coi trọng, lắng nghe, qua đó mà khơng ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

<b>2. Hạn chế</b>

Một là, yếu kém trong công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược. Công tác này trong những năm qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt u cầu, có lúc cịn thiếu tính chủ động, chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi, thiếu sự phối hợp điều hành thống nhất, đồng bộ; “hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi” .

Hai là, trong quan hệ với một số đối tác quan trọng, mức độ tin cậy vẫn chưa cao, chưa đồng đều và chưa thật bền vững; chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng đáng kể quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa đưa mối quan hệ đó phát triển chiều sâu, bền vững do chưa xây dựng các khn khổ quan hệ hoặc chưa cụ thể hóa các thỏa thuận đã ký kết. Một số đối tác lớn của Việt Nam như Nga, Ấn Độ, hợp tác kinh tế cịn khá nhiều hạn chế, chưa tồn diện. Việc bảo đảm quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh cũng gặp khơng ít trở ngại từ vấn đề Biển Đông...

Ba là, những hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý. Trong những năm qua, hoạt động đối ngoại là khá sơi động, song khơng ít các hoạt động tính hiệu quả thấp, thậm chí cịn gây lãng phí. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

quản lý công tác đối ngoại trong nhiều trường hợp vẫn còn thiếu nhịp nhàng, ăn khóp...

<b>3. Một số bài học trong thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới</b>

Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của đối ngoại là vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia - dân tộc với mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa trong sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo dựng môi trường quốc tể thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ hai, kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dân tộc với quốc tế. Trong sự kết hợp này, sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định, được thể hiện ở sức mạnh tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là sự phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; sức mạnh quốc phịng tồn dân ngày càng hiện đại đáp ứng được yêu cầu của bảo vệ Tổ quốc; sự ổn định chính trị -xã hội vững chắc; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo vệ và phát huy; sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.

Thứ ba, giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế. Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng Việt Nam cho thấy rằng chỉ có thể thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng khi Đảng và Nhà nước Việt Nam kiên định tinh thần độc lập, tự chủ, tự mình quyết định cơng việc của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh thể giới ngày nay, khi hịa bình, hợp tác, phát triển trở thành xu thế lớn và trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ hiện đại (hiện nay là cuộc Cách mạng -cơng nghiệp 4.0) và tồn cầu hóa, độc lập tự chủ khơng có nghĩa là đóng cửa với bên ngồi, mà trái lại phải coi trọng và tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, thêm bạn bớt thù, không đi với nước này chống lại nước kia, không tham gia các liên minh gây đối đầu, căng thẳng.

Thứ tư, kiên định về nguyên tắc chiến lược nhưng mềm dẻo, cơ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý tình huống theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Thứ năm, triển khai hoạt động đối ngoại một cách toàn diện. Trong thế giới ngày nay, q trình tồn cầu hóa tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đó, hoạt động đối ngoại sẽ diễn ra trên mọi lĩnh vực và đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước.

<b>IV. THỰC TIỄN MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN</b>

<b>1. Thực tiễn thực hiện các chính sách đối ngoại trên địa bàntỉnh Lạng Sơn.</b>

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài 253km, qua địa bàn 5 huyện, 20 xã và một thị trấn biên giới. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thơng khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt đi qua và sang Trung Quốc. Đặc biệt, Lạng Sơn có các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia thông thương với Trung Quốc bằng hệ thống đường bộ và đường sắt nối liền. Chính sách đối ngoại giữa Lạng Sơn – Trung Quốc được xây dựng dựa trên cơ sở đối ngoại gắn với việc quản lý, bảo vệ, xây dựng biên giới, gìn giữ an ninh trật tự, giao lưu hữu nghị hợp tác phát triển ở khu vực biên giới.

Hàng năm, Bí thư Tỉnh ủy 04 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đều thực hiện các chương trình gặp gỡ đầu Xuân để trao đổi phối hợp phát triển quan hệ ngoại giao. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2020, đã ký kết 02 bản thỏa thuận quốc tế cấp tỉnh và 01 thỏa thuận quốc tế cấp sở, ngành: Biên bản Hội đàm Gặp gỡ đầu Xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc); Bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban công tác liên hợp; Bản ghi nhớ giao lưu hợp tác về phòng chống dịch bệnh giữa thành phố Sùng Tả, Trung Quốc và Sở Y tế, tỉnh Lạng Sơn. Qua triển khai đã đạt được một số kết quả:

<i>Thứ nhất, Về tăng cường giao lưu hữu nghị cấp cao: Tỉnh Lạng Sơn, Việt</i>

Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực duy trì các hoạt động giao lưu tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo hai tỉnh - khu, cùng quan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện, thị biên giới của hai bên tăng cường

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc tổ chức chương trình hoạt động đối ngoại chung của tỉnh, hầu hết các hoạt động giao lưu, hợp tác, trao đổi đoàn của tỉnh Lạng Sơn với các nước đều phải tạm dừng. Trước tình hình đó, tỉnh Lạng Sơn vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị với các địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; chủ động kết nối, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh và thiết lập các cơ chế hợp tác phòng chống dịch; thay đổi linh hoạt hình thức trao đổi, hội đàm, đàm phán (trực tuyến, trực tiếp trên biên giới, cửa khẩu), điện đàm nhằm tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác theo kế hoạch với Quảng Tây, Trung Quốc.

Đặc biệt, trong tháng 01/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ tổ chức Đồn đại biểu của tỉnh tham dự Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2020 và Hội nghị 11 Uỷ ban công tác liên hợp tại thành phố Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc bảo đảm trọng thị, chu đáo đúng thơng lệ quốc tế. Thơng qua đó đã góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa 04 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc), tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị láng giềng, hợp tác thực chất, hiệu quả, góp phần làm phong phú nội hàm hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

<i>Thứ hai, kết quả hợp tác trên các lĩnh vực trọng điểm: </i>

<i>Một là, Tăng cường hợp tác xây dựng, kết nối giao thông: Tỉnh Lạng Sơn</i>

đã tổ chức thông xe, đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc đoạn Bắc Giang - Chi Lăng thuộc Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; tiếp tục báo cáo và kiến nghị Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Lạng Sơn thực hiện điều chỉnh Dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng) thuộc Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn về công tác huy động nguồn vốn và tích cực kiến nghị Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải xem xét chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thành đường sắt tốc độ cao, giai đoạn sau năm

</div>

×