Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bài mập môn quan hệ quốc tế tìm hiểu về bộ ngoại giao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.57 KB, 18 trang )

Bài tập : Tìm hiểu về Bộ ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên
giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và
thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn
của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945. Bộ trưởng hiện nay là
ơng Phạm Bình Minh
1. Cơ cấu tổ chức
Các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước


Vụ Chính sách đối ngoại



Vụ Tổng hợp kinh tế



Vụ Hợp tác kinh tế đa phương



Vụ Đông Bắc Á




Vụ Đông Nam Á- Nam Á- Thái Bình Dương



Vụ Châu Âu



Vụ Châu Mỹ



Vụ Tây Á – Châu Phi



Vụ ASEAN



Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế

1




Vụ các Tổ chức quốc tế




Cục Lễ tân Nhà nước



Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO



Vụ Thơng tin Báo chí



Vụ Tổ chức Cán bộ



Cục Quản trị Tài vụ



Cục Lãnh sự



Thanh tra Bộ



Văn phòng Bộ




Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài



Ủy ban Biên giới Quốc gia



Cục Cơ yếu



Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh

2. Các tổ chức sự nghiệp


Học viện Ngoại giao



Báo Thế giới và Việt Nam



Trung tâm hướng dẫn báo chí nước ngồi




Trung tâm Thơng tin



Cục Phục vụ Ngoại giao đồn



Nhà khách Chính phủ

2




Xí nghiệp Ơ tơ V 75

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao
thống nhất quản lý


Các Đại sứ quán



Các Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán




Các Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam ở nước ngoài và

bên cạnh Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Các bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam


Hồ Chí Minh (từ 2/9/1945 đến 2/3/1946, và từ 3/11/1946 đến tháng

3/1947)


Nguyễn Tường Tam (từ 2/3/1946 đến tháng 5/1946)



Hoàng Minh Giám (từ tháng 3/1947 đến tháng 4/1954)



Phạm Văn Đồng (từ tháng 4/1954 đến tháng 2/1961)



Ung Văn Khiêm (từ tháng 2/1961 đến 30/4/1963)



Xuân Thủy (từ 30/4/1963 đến tháng 4/1965)




Nguyễn Duy Trinh (từ tháng 4/1965 đến tháng 2/1980)



Nguyễn Cơ Thạch (từ tháng 2/1980 đến tháng 7/1991)



Nguyễn Mạnh Cầm (từ tháng 8/1991 đến 28/1/2000)



Nguyễn Dy Niên (từ 28/1/2000 đến tháng 6/2006)



Phạm Gia Khiêm (từ tháng 6/2006 đến 03 tháng 08/2011)

3




Phạm Bình Minh (từ 03 tháng 08/2011 đến nay)

3. Lịch sử hình thành Bộ Ngoại giao Việt Nam
Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử với một nền ngoại giao tinh tế

và hiển hách, trừ một nghìn năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại khác nhau từ
Vua Hùng, An Dương Vương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn và
thời đại Hồ Chí Minh. Nền ngoại giao mới Việt Nam ra đời cùng với việc
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ngày 2/9/1945, do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đứng đầu, nay là nước CHXHCN Việt Nam. Lịch sử ngoại giao
Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh có thể chia làm 5 giai đoạn chính.
- Giai đoạn 1945-1946: Đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn của của đất
nước nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng. Nhà nước độc lập non trẻ
đứng trước vô vàn thử thách (chính quyền vừa ra đời, kinh tế đình đốn, ngân
sách trống rỗng, chưa được nước nào công nhận, thiên tai liên miên, đặc biệt
là 30 vạn thù trong, ngồi ra cịn có giặc ngồi). Có thể nói nước ta trong hồn
cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương, nay là Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngoại giao
Việt Nam đã thực hiện những sách lược hết sức đúng đắn, khôn khéo vừa kiên
quyết vừa linh hoạt: lúc hoà với Tưởng, tập trung sức chống Pháp xâm lược ở
miền Nam, rồi hoà với Pháp với việc ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng Ba
1946 để đuổi Tưởng về nước, góp phần giữ vững Nhà nước độc lập non trẻ.
- Giai đoạn 1946-1954: Ngoại giao phục vụ cuộc kháng chiến trường
kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Ngoại giao đã phối hợp với chiến trường,
đấu tranh chính trị chủ động triển khai hoạt động quốc tế, tranh thủ đồng tình
ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là hình thành liên minh chiến đấu với
Lào, Campuchia chống kẻ thù chung; xây dựng quan hệ với Thái Lan, Miến
Điện, Indonesia, Ấn Độ…Tranh thủ thuận lợi do thắng lợi của chiến dịch biên

4


giới đưa lại, ngoại giao đã thành công thúc đẩy thế giới công nhận và thiết lập
quan hệ ngoại với Việt nam. Đầu năm 1950, lần đầu tiên chúng ta đã thiết lập
quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ

nhân dân ở châu Á, Đông Âu. Các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ
dựa quan trọng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với mặt
trận quân sự, Việt nam đã tham gia Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương,
buộc các nước lớn công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam, nhân dân Đông Dương, giải phóng được miền Bắc, đưa cách mạng Việt
Nam chuyển sang giai đoạn mới.
- Giai đoạn 1954-1975: Ngoại giao phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược:
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ngoại giao đã trở thành mặt trận, đánh vào hậu phương quốc tế của Mỹ, mở
rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới
rộng lớn, mà nịng cốt là Liên Xơ, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa,
các nước Đông dương ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước. Đồng thời,
ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị, tiến hành đàm
phán và ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hồ bình ở
Việt Nam (27/1/1973). Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn của ngoại giao Việt
Nam, đã buộc Mỹ và các nước liên quan rủt quân khỏi Việt Nam, chấm dứt
hoạt động chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam. Đó là điều kiện vơ cùng thuận lợi dẫn đến Đại thắng mùa Xuân năm
1975, giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất Tổ quốc.
- Giai đoạn 1975-1986: Đây là thời kỳ ngoại giao phục vụ khôi phục và
phát triển kinh tế sau chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc. Những năm đầu sau
chiến tranh, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước,
nhất là các nước tư bản chủ nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất của
nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau
chiến tranh. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (9/1977), tham gia Hội đồng
5


tương trợ kinh tế (6/1978), ký Hiệp ước hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô
(11/1978). Tuy nhiên, thời kỳ hồ bình xây dựng đất nước khơng dài, Việt

Nam đã buộc phải đưa quân vào Campuchia, giúp nhân dân Campuchia đập
tan chế độ diệt chủng và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia. Khơi phục lại
tình đồn kết chiến đấu giữa ba nước Đơng Dương. Đó là ngun nhân trực
tiếp (cái cớ) dẫn đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc (2/1979) và việc
Trung Quốc, các nước phương Tây, ASEAN bao vây, cô lập, cấm vận Việt
Nam.
Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
VI (12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc Đổi mới tồn diện đất nước,
trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Lợi ích
cao nhất của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là "giữ vững mơi trường
hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội". Đó cũng là mục tiêu bao trùm
của chính sách đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5/19988)
đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đố ngoại Việt Nam. Các Đại
hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến
Đại hội X (2006) đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới đã từng
bước đước bổ sung, hồn chỉnh. Đó là đưịng lối đối ngoại "độc lập tự chủ,
hồ bình , hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá
và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam
là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích
cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" ( Văn kiện Đại hội X). Việc
thực hiện đường lối chính sách đối ngoại trên đã và đang gặt hái được những
thành cơng quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Với việc rút hoàn toàn quân đội
khỏi Cămpuchia, vấn đề Campuchía được giải quyết, Việt Nam đã phá được
bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa
dạng hoá và đa phương hoá; bình thường hố và từng bước xác lập khn khổ

6



quan hệ ổn định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước công nghiệp phát
triển (cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 172 nước, trong đó có
tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và
là thành viên của nhiều tổ chúc và diến đàn quốc tế như Liên hợp quốc
(1977), Phong trào Không liên kết (1976), Tổ chức Pháp ngữ (1986), ASEAN
(1995). Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM (1996), Diền đàn hợp tác kinh tế khu
vực châu Á- Thái Bình Dương APEC ,1998...); giải quyết ổn thoả nhiều tranh
chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững mơi trường hồ bình; chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị
trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của
ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là : Việt Nam đã tổ chức thành
công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ 1997), Hội nghị cấp cao ASEAN
VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-ÂU V ( 2004), Hội nghị
thượng đỉnh APEC 14 (2006) … Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức thưong Thế giới WTO (11/2006) , Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy
chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006).
Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu đối ngoại là Việt Nam có
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; chính sách
đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ. Chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và
khu vực.
Sự nghiệp đổi mới đang tiếp diễn. Mục tiêu của Việt Nam đến năm
2020 là cơ bản trở thành nước công nghiệp, hiện đại, là dân giàu, nước mạnh
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại, ngoại giao Việt Nam

7



Chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh có những đặc điểm chính sau đây:
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam, là con đường giải
phóng đúng dắn phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam và xu
thế thời đại.
Tư tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội chỉ đạo nhận thức và
hành động trong triển khai đường lối, chính sách đối ngoại, ngoại giao của
Việt Nam.
- Độc lập tự chủ, tự lực tự cường; đồng thời tăng cường đoàn kết quốc
tế và mở rộng hợp tác quốc tế.
Độc lập tự chủ thể hiện trong nhận thức, trong quyết sách và thực hiện
đường lối, chính sách. Độc lập tự chủ, đảm bảo lợi ích chính đáng của dân tộc
là nguyên tắc và nhiện vụ hàng đầu của ngoại giao Việt Nam. Sự giúp đỡ hợp
tác quốc tế là quan trọng.
Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, khơng có nghĩa là biệt lập với bên
ngoài; ngược lại trên cơ sở độc lập tự chủ, cần phải mở rộng đoàn kết, hợp tác
quốc tế, xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan giữa dân tộc và thời đại, giữa
Việt Nam và thế giới. Trong hoạt động đối ngoại chú ý vấn đề tập hợp lực
lượng quốc tế, tạo thêm thế và lực. Mặt khác thành tựu đấu tranh xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, thúc đẩy thế giới tăng cường hợp tác với Việt
Nam. Ngoài ra, tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc tế phải đi liền với làm nghĩa vụ
quốc tế.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại.

8


Cách mạng tháng Mười Nga mở thời ra đại mới- thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh là người Việt Nam yêu nước

đầu tiên đặt cách mạng Việt Nam trong quan hệ với thế giới. Sau chiến tranh
thế giới II, trên thế giới xuất hiện điều kiện thuận lợi cho các dân tộc phát huy
sức mạnh của mình, kết hợp với sự giúp đỡ quốc tế. Trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, Việt Nam đã kết hợp được sức mạnh dân tộc
và thời đại. Đó chính là một trong các nhân tố thắng lợi của đấu tranh giành
và bảo vệ độc lập dân tộc. Sức mạnh dân tộc là tinh thần, truyền thống, lịch
sử, quân sự, kinh tế, văn hóa, trước hết là sức mạnh đồn kết tồn dân. Sức
mạnh thời đại là các xu thế như hoà bình, hợp tác, phát triển. Cách mạng khoa
KHCN, … tồn cầu hoá. Phải kết hợp được sức mạnh dân tộc và thời đại
trong sự nghiệp đổi mới.
- Xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước
láng giềng; quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn.
Việt Nam có câu "bán anh em xa, mua láng giềng gần". Láng giềng gần liên
quan chặt chẽ đến an ninh và phát triển của Việt Nam nên quan hệ với láng
giềng luôn là hướng ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chính sách của chúng ta là láng giềng thân thiện bình đẳng, hợp tác cùng có
lợi, tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau. Những bất đồng được giải quyết bằng thương
lượng. Trong thời đại tồn cầu hố, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh liên kết
kinh tế quốc tế, liên kết khu vực, duy trì phát triển quan hệ láng giềng ổn
định. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN, với các tam, tứ giác phát
triển trong khu vưc….
Các nước lớn có vai trị, vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Cho
nên quan hệ với nước lớn cũng là ưu đối ngoại của Việt Nam. Chính vì vậy,
Việt Nam đã chú trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,
Nga, Ấn Độ, với Liên minh châu Âu…
9


- Coi trọng phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh,

kinh tế, văn hố ở các cấp, ở trung ương và địa phương.
Có kết hợp mới tạo sức mạnh tổng hợp. Đó là quy luật của đấu tranh
dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Bên cạnh kết hợp giữa các ngành, còn
phải kết hợp các binh chủng ngoại giao như: ngoại giao Nhà nước, ngoại giao
Đảng, ngoại giao nhân dân.
- Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kim chỉ nam cho hoạt động đối
ngoại của Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là hệ thống những nguyên lý,
quan điểm, quan niệm về các vấn đề thế giới, thời đại, về đường lối quốc tế,
chiến lược, sách lược, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam trong thời
kỳ hiện đại. Tư tưởng này còn thể hiện trong hoạt động đối ngoại thực tiễn
của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Nội dung cơ bản tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: các quyền dân tộc
cơ bản; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; độc lập tự chủ, tự lực tự cường
gắn liền với đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; hịa bình,
chống chiến tranh; hữu nghị, hợp tác với láng giềng; coi trong quan hệ với các
nước lớn; ngoại giao là một mặt trận. Ngồi tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cịn để lại phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao. Đó là phương
pháp: dự báo và nắm bắt thời cơ; ngoại giao tâm công; dĩ bất biến, ứng vạn
biến. Phong cách ngoại giao: tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; phong cách ứng
xử linh hoạt; phong cách nói giản dị, dễ cảm hoá và thuyết phục; phong cách
viết ngắn gọn, hàm súc, dễ hiểu. Nghệ thuật: vận dụng nhuần nhuyễn năm cái
biết ( Biết mình; biết người; biết thời, biết thế; biết dừng và biết biến); nhân
nhượng có nguyên tắc; lợi dụng mâu thuẫn đối phương.

10


- Giai đoạn 1945-1946: Bộ Ngoại giao thành lập ngày 28/8/1945 (Ngày
công bố danh sách Chúnh phủ lâm thời). Do tầm quan trọng của công tác

ngoại giao, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm ln Bộ trưởng Ngoại giao. Ngày
02/3/1946 khi thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Bộ Ngoại giao do
Nguyễn Tường Tam, người của Việt cách nắm giữ. Nguyễn Tường Tam được
cử làm Trưởng Đoàn, song ngày 30/5/1946, một ngày trước khi đoàn Đàm
phàn lên đường sang Paris dự Hội nghị Phôngtenơblô, ông ta đã bỏ trốn sang
Trung Quốc theo quân Tưởng. Ngày 03/11/1946 Quốc Hội phê chuẩn lại
Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại một lần nữa kiêm
chức Bộ trưỏng Ngoại giao cho đến tháng 3/1947. Từ tháng 3/1946 đến tháng
8/1954, Bộ trưởng Ngoại giao là ơng Hồng Minh Giám.
- Ngày 7/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 47 về cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao. Theo sắc lệnh này , Bộ ngoại
giao chia làm Nội bộ và Ngoại bộ. Ngoại bộ gồm Sứ bộ và Lãnh sự bộ. Nơi
bộ gồm Văn phịng, vói ba phịng: Bí thư-Cơ mật; Thơng tin và Phát ngơn;
Đổng lý sự vụ (Công văn, nhân viên vật liệu và kế tốn, Nghi lễ, khánh tiết,
Tun truyền, Báo chí, Thơng dịch, luật pháp, hành chính và kiều dân, Chính
trị và Kinh tế).
Khi Chủ Tich Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, bộ máy gọn
nhẹ đặt ngay trong Phủ Chủ tịch sau đó Trụ sở Bộ chuyển đến 43 Lý Thái Tổ,
rồi năm 1946 chuyển đến 23 phố Hàng Tre ( Ngun là Trụ sở Tổng thanh tra
Cơng chính Pháp). Biên chế lúc đầu khoảng 20 cán bộ, phần lớn là trí thức
cách mạng, biết ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc ,
tiếng Nhật. Do bộ máy nhỏ nên trong giai đoạn này các hoạt động ngoại giao
có sự tham gia của hầu hết nhân vật cao cấp biết ngoại ngữ của cơ quan Đảng
và Chính phủ hay các nhân sĩ tiêu biểu lúc bấy giờ.

11


Tổng thư ký Bộ ngoại giao (tương đương thứ trưởng) điều hành hoạt
động của Văn phịng Bộ, kiêm cơng tác tuyên truyền báo chí.

Ban Tham nghị hay Ban tham biện là Bộ phận giúp việc quan trọng
nhất phụ trách quan hệ với các đối tượng chủ yếu (Mỹ, Pháp, Tưởng và Nhật).
Sau Hội nghị Phơngtennơblơ tháng 9/1946, Chính phủ lập Cơ quan đại diện
khơng chính thức tại Paris gồm 3 người do ơng Hồng Minh Giám đứng đầu.
Cuối 1947 thì rút. Tháng 8/1946 Chính phủ cử ơng Nguyễn Đức Quỳ đến
BăngKok lập cơ quan đại diện, được hưởng quy chế ngoại giao và tháng
6/1951 Chính phủ Thái Lan cơng nhận chính phủ Bảo Đại, ta rút cơ quan .
- Giai đoạn 1947-1954: Sau ngày Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Bộ Ngoại
giao chuyển lên an toàn khu (ATK) ỏ Việt Bắc. Lục đầu đóng tại nhà dân xã
Kim Quan Thượng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, sau đó chuyển về xã
Minh Khai (nay là xã Minh Thanh), huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Lúc này Bộ có 7 cán bộ. Trong chiến dịch thu đông 1950-1951, do địch đánh
phá mạnh ATK nên Bộ chuyển về xã Đơng Lý, huyện n Bình, Yên Bái, sau
lại chuyển về xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Từ đầu năm
1951 chuyển về Đồng Chùa, xóm Dõn, xã Minh Khai, Sơn Dương. Bộ đóng
tại khu nhà riêng. Nơi đây đã đươc xây dưng lại thành Khu di tích Bộ Ngoại
giao, khánh thành ngày 25/8/2000. Từ tháng 7/1954, Bộ chuyến về huyện Đại
Từ (Thái Nguyên) và tháng 10/1954, chuyển về Hà Nội. Bộ đã tổ chưc cuộc
găp của Bộ trưởng Hoàng Minh Giám với lãnh sự Anh ở cầu Đuồng (5/1947),
cuộc gặp của Bác Hồ với Paul Mus, đại diện cao Uỷ Pháp ở Thái Nguyên
(12/5//1947).
Sau chiến dịch biên giới, mở thông đường sang Trung Quốc, Liên Xô,
công tác ngoại giao phảt triển. Lúc này, biên chế của Bộ khoảng 50 người. Và
có thêm nhiều hoạt động thu thập tin tức phụ vụ đối ngoại hướng dẫn tun
truyền đối ngoại cho cơ quan ở nc ngồi, dự thảo công hàm trao đổi, biên
soạn tài liệu giới thiệu các nước có quan hệ ngoại giao cho các địa phương, cử
12


đoàn ra nước ngoài dự hội nghị. Bộ đã tổ chức vài lớp bồi dưỡng chính trị,

ngoại ngữ và đầu 1950 lần đầu tiên Bộ cử cán bộ đi đào tạo ở Trung Quốc.
- Về tổ chức Đảng, trước 1950 sinh hoạt đảng chung với Văn phòng Chủ tịch
nước. Chi bộ đầu tiên thành lập năm 1950 có 20 đảng viên.
Năm 1950 lập Đồn đại biểu VNDCCH ở Trung Qc, sau đổi thành
Đại sứ quán. Năm 1952 lập Đại sứ quán ở Liên Xô. Cuối năm 1953 đầu năm
1954 lập Biện sự sứ Côn Minh, Nam Ninh và Quảng Châu Trung Quốc.
- Giai đoạn 1954-1964: sau hồ bình lập lại, Bộ Ngoại giao mới thực sự tiến
hành công tác tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Nhiệm vụ của Bộ mở
rộng, nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế thận lợi cho việc khôi phục kinh tế,
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, góp
phần năng cao vị thế của Việt nam. Từ năm 1954 đến 1964, chúng ta thiết lập
quan hệ với 12 nước ở châu Á, châu Phi và lập thêm 12 đại sứ quán, 5 Tổng
lãnh sự quán, 2 cơ quan đại diện chính phủ. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền
Nam Việt Nam mở Văn phịng thơng tin-liên lạc ở nhiều nước. Chức năng,
nhiệm vụ cơ cấu tổ chức được chính quy hố bằng Nghị định 157/CP ngày
9/10/1961. Nghị định khảng định Bộ Ngoại giao phụ trách công tác ngoại
giao của nhà nước, quản lý thống nhất cơng tác đói ngoại, nghiên cứ trình
chính phủ chủ trương chính sách đối ngoại, quản lý cơ quan đại diện ở nước
ngoài, bảo vệ quyền lợi Việt kiều, quản lý phóng viên báo chí nước
ngồi..Biên chế từ 100 người; năm 1954 lên 603 người; năm 1957 hình thành
các đơn vị mới: Vụ Tổng hợp, các vụ khu vực (Liên Xô-Đông Âu,Tây Âu,
Châu Mỹ, Tây Á-Phi châu, Châu Á I, châu Á II, Vụ Miền Nam. Các vụ
nghiệp vụ như Lễ tân. Lãnh sự , các vụ quản lý nội bộ. Từ tháng 9/1954 đến
tháng 4/1961, Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng Phạm Văn Đồng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao. Từ tháng 4/1961 đến tháng 7/1963 Bộ trưởng Ngoại giao là ông
Ung Văn Khiêm và từ tháng 7/1963 đến tháng 5/1965 Bộ trưởng Ngoại giao
là ông Xuân Thuỷ.

13



- Giai đoạn 1965-1973: Ngoại giao thực sự đã trở thành một mặt trận
có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhiệm vụ
trọng tâm của ngoại giao trong thời gian này là tạo chuyển biến mạnh mẽ về
mọi mặt, trước hết phải tăng cường hai khâu quan trọng là nâng cao hơn nữa
lập trường chính trị tư tưởng và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương của
Đảng và Nhà nước một cách chủ động và sáng tạo.
Về tổ chức, Bộ đã lập một số cơ cấu mới, như Tiểu ban Việt Nam, Vụ
Nghiên cứu và Tư liệu, Vụ Bắc Mỹ; lập mới và nâng cấp một số cơ quan đại
diện ở Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, ở Công gô (B), ở Tanzania, Ghana và bổ
sung một số cán bộ mới do trường Ngoại giao đào tạo.
Từ tháng 5/1965 đến tháng 1/1980, Bộ trưởng Ngoại giao là ông
Nguyễn Duy Trinh. Từ tháng 6/1969, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ
Cách mạng Lâm thời Cộng hồ Miền Nam Việt Nam là bà Nguyễn Thị Bình.
Cơng tác đào tạo cán bộ ngoại giao giai đoạn này rất được Lãnh đạo Bộ
quan tâm. Từ năm 1965 đến 1975, Trường Đại học ngoại giao đã đào tạo
được 3 khố dài hạn hệ 5 năm, có 153 người tốt nghiệp và 2 khoá đào tạo
ngắn hạn hệ 3 năm, có 83 người tốt nghiệp. Bộ cịn chú trọng mở các lớp bồi
dưỡng tại chức, bổ túc, nâng cao trình độ cho cán bộ đương chức... để phục
vụ nhu cầu công tác ngày càng cao và phức tạp hơn của Bộ. Đặc biệt trong
giai đoạn này, Bộ đã cử thêm nhiều cán bộ ra nước ngoài học tập, nghiên cứu,
nâng cao trình độ chun mơn.
Tính đến tháng 6/1970, bộ máy Bộ Ngoại giao đã phát triển tương đối
hoàn chỉnh, đảm bảo hồn thành những nhiệm vụ chính. Khoảng thời gian
này, Bộ Ngoại giao VNDCCH đã có 20 đơn vị trong nước, bao gồm đủ các vụ
khu vực và nghiệp vụ chun mơn cần thiết và 30 đơn vị ngồi nước gồm các
cơ quan đại diện, như Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và các cơ quan đại diện

14



khác. Tổng số cán bộ, nhân viên trong ngành khoảng 1200 người, trong đó
cán bộ sơ cấp (cán sự 3 – 5) chiếm 53% có trình độ tốt nghiệp đại học.
Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam
Việt Nam có 12 đơn vị trong nước, trong đó có 6 vụ làm cơng tác đối ngoại và
32 đơn vị ở ngoài nước gồm 25 Đại sứ qn, 5 Phịng thơng tin, 1 Đồn đại
diện ở Paris và 1 đoàn B với tổng số cán bộ, nhân viên tính đến đầu năm 1973
là 519 người.
Giai đoạn 1973- 1975: Sau ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hồ bình ở Việt Nam được ký kết, công tác xây dựng ngành
Ngoại giao đã chuyển dần từ thời chiến sang thời bình. Bộ máy hai Bộ Ngoại
giao hai miền chuẩn bị cho quá trình hợp nhất dưới sự chỉ đạo chung của Bộ
Chính trị.
Trong giai đoạn này, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và kiện toàn tổ
chức bộ máy được triển khai theo hướng tinh gọn, hợp lý và có hiệu quả. Bộ
đã xây dựng được một số tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công tác trong
ngành Ngoại giao; đề ra những nội dung đổi mới trong chức năng, nhiệm vụ
của người đứng đầu cơ quan đại diện ta ở nước ngoài.
Về tổ chức và bộ máy trong nước, đến tháng 6/1975, Bộ Ngoại giao
VNDCCH có 1731 cán bộ, nhân viên, 28 đơn vị trong nước và 30 đơn vị
ngoài nước. Bộ Ngoại giao CHMNVN có 632 cán bộ, nhân viên với 12 đơn vị
trong nước và 28 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Từ năm 1954 đến năm 1975, ngành đã tiến hành 11 Hội nghị ngoại
giao. Đây là những hoạt động định kỳ hết sức quan trọng trong công tác xây
dựng ngành về mặt tổ chức bộ máy cũng như cơng tác nghiệp vụ chun mơn,
đóng góp một phần rất quan trọng vào thành tích chung của Bộ Ngoại giao.

15



- Giai đoạn 1976 – 1986: Ngày 25/6/1976, Quốc hội tuyên bố Việt Nam
thống nhất về mặt Nhà nước, lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đó là cơ sở pháp lý cho việc hợp nhất 2 Bộ Ngoại giao hai miền thành
Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Từ năm 1986 đến năm 1980, nước ta đã mở thêm một số cơ quan đại
diện, quan trọng nhất là cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc, Nhật Bản, Cộng
hoà liên bang Đức, Canađa, Thái Lan, Malaixia, Philippin... và rút bớt một số
cơ quan đại diện ở châu Phi. Tính đến năm 1986, nước ta có 51 cơ quan đại
diện ở nước ngoài.
Ở trong nước, Bộ Ngoại giao được thành lập một số đơn vị mới: Vụ
Bắc Mỹ, Vụ Châu Á4, Trung tâm báo chí. Cơ quan Ngoại vụ ở thành phố Hồ
Chí Minh và một số nơi khác cũng được củng cố và tăng cường.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ ngoại giao Việt Nam:
- Đệ trình Chính phủ xét duyệt, quyết định các vấn đề
1) Đường lối, chủ trương, chính sách, chương trình hoạt động đối ngoại
của Đảng và Nhà nước.
2) Ban hành các chế độ chính sách về lĩnh vực cơng tác ngoại giao, các
chế độ chính sách đối với các tổ chức và cá nhân trong quan hệ với các đối
tượng nước ngoài.
3) Rút hoặc lập các cơ quan đại diện; cử và triệu hồi hoặc rút khỏi các
tổ chức quốc tế.
4) Việc lập hoặc rút các cơ quan đại diện ngoại giao, việc cử và triệu
hồi các đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

16


5) Về việc ký kết các điều ước quốc tế thuộc thầm quyền Bộ Ngoại
giao phụ trách.
6) Các dự luật, pháp luật, văn bản liên quan đến việc điều chỉnh quan

hệ pháp lý về ngoại giao, lãnh sự, điều ước quốc tế, lễ nghi Nhà nước với
nước ngoài.
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
7) Tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ về các hoạt động
ngoại giao; cụ thể hố chính sách đối ngoại của Nhà nước trong từng thời kỳ,
từng nước, từng khu vực, với các tổ chức quốc tế; pháp ngôn quan điểm chính
thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế.
8) Ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định, thông tư, chỉ thị liên
quan đến công tác đối ngoại theo quyết định của Chính phủ; bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, các tổ chức, cơng dân ở nước ngồi theo đúng luật pháp Việt
Nam và quốc tế.
9) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các
tổ chức quốc tế.
10) Chủ trì, chuẩn bị cho các đồn cấp cao của Nhà nước đi cơng tác ở
nước ngồi; tiếp đón các đồn cấp cao cuả các nước, các tổ chức quốc tế đến
Việt Nam; quản lý đồn vào, đồn ra theo quy định của Chính phủ.
11) Tổ chức, tham dự các Hội nghị quốc tế về lĩnh vực chính trị đối
ngoại.
12) Nghiên cứu tình hình, cung cấp thơng tin, tham mưu góp phần xây
dựng, thực hiện chính sách đối ngoại; tạo mơi trường thuận lợi cho công cuộc
xây dựng bảo vệ đất nước.

17


13) Tiến hành việc trao đổi đại diện ngoại giao với các nước, các Tổ
chức quốc tế.
14) Phối hớp với các cơ quan liên quan bảo vệ quyền lợi của Việt Nam
ở nước ngoài; quản lý ngoại kiều tại Việt Nam.
15) Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế.

16) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại giao, cán bộ ngoại vụ địa phương;
phong hàm ngoại giao theo quy định của Chính phủ.
17) Thực hiện chức năng lãnh sự.
18) Hướng dẫn các ngành, các địa phương thực hiện đúng chủ trương,
chính sách, pháp luật liên quan tới hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
19) Quản lý, tổ chức bộ máy; quản lý tài sản; cơ sở vật chất được giao.

18



×