A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng có vai trò rất quan
trọng đối với đời sông xã hội. Quá trình truyền thông đại chúng không
chỉ đơn giản là quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó,
hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì. Dư
luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các
nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho
lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Đối
với dư luận xã hội, truyền thông đại chúng cú vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành và thể hiện. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và
dư luận xã hội là mối có quan hệ có tính chất hai mặt. Dư luận xã hội là sản phẩm,
là nguồn cung cấp sự kiện, nguyên liệu phong phú cho hoạt động của thông tin đại
chúng. Thông tin đại chúng lại là cơ sở để tạo ra dư luận xã hội. chính vì vậy em đã
chọn vấn đề về “ Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng”
làm nội dung nghiên cứu môn Dư luận xã hội.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về khái niệm, mối quan hệ giữa dư luận xã hội và thông
tin đại chúng.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Trên thực tế vấn đề về khái niệm, mối quan hệ giữa dư luận xã hội và thông tin
đại chúng đã được đề cập tại các bài viết của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên nhiều phương diện và mục tiêu, mục đích
nghiên cứu khác nhau các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã xem xét nhận định,
đánh giá và qua đó đã đưa ra các giải pháp cụ thể.
Trên cơ sở tiếp thu những nội dung từ các bài viết, qua tài liệu tham khảo, tác giả
nghiên cứu đi vào tìm hiểu làm rõ về mối quan hệ giữa dư luận xã hội và thông tin
đại chúng.
4.Nhiệm vụ, mục đích:
Làm rõ về mối quan hệ giữa dư luận xã hội và thông tin đại chúng. Từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với thông tin đại
chúng.
5. Đóng góp của đề tài:
Nội dung của đề tài sẽ giúp cho mọi người có nhận thức đúng đắn về mối
quan hệ giữa dư luận xã hội và thông tin đại chúng. Đồng thời cũng giúp cho
các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý có các biện pháp để nâng cao hiệu quả việc
nắm bắt dư luận xã hội thông qua thông tin đại chúng.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp như tổng hợp, phân tích, đánh giá... để
làm rõ nội dung của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và mục tài liệu tham khảo. Đề tài
gồm 2 chương và 4 tiết.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG , DƯ LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1 Khái niệm và vai trò cơ bản về truyền thông đại chúng
1.1.1 Khái niệm truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến
các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại bao
gồm: báo tạp chí phát thanh, truyền hình, sách phimvà video, các phương tiện
truyền thông mới.Các phương tiện truyền thông mới là khái niệm ra đời sau và
được hiểu bao gồm việc truyền đạt thông tin thông qua internet bao gồm các loại
hình như: web, báo điện tử.
1.1.2 Vai trò của truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng tác động đến trước hết ở lĩnh vực tư tưởng. Truyền
thông đại chúng giáo dục một cách hệ thống những tri thức cơ sở, quan trọng như:
triết học, kinh tế chính trị học, các học thuyết xã hội về quy luật lịch sử, các bài
học mang tính quy luật trong tiến trình vận động của xã hội… Đây là những tri
thức làm cơ sở, điều kiện cho sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa
học, tính tích cực cho sinh viên, những lý tưởng sống, những giá trị hiện thực.
Truyền thông đại chúng là phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý
thức lịch sử - văn hóa xã hội cho mọi người. Truyền thông có khả năng to lớn trong
việc thẩm định cho những giá trị lịch sử - văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho
việc hình thành ý thức lịch sử - văn hóa của mỗi người dân.Mặt khác truyền thông
đại chúng còn khơi dậy trong mỗi chúng ta truyền thống hiếu học của dân tộc ta,
hướng đến xây dựng xã hội thành một xã hội có nền tri thức phát triển theo xu thế
chung của thời đại hiện nay. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng Internet, thế giới dường như đã được
thu nhỏ lại. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đã tạo cơ hội để các dân tộc có
thể gần gũi, hiểu biết nhau hơn.
Trong số những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong thời
gian gần đây, những phát triển nhảy vọt của các kỹ thuật truyền thông là một hiện
tượng gây kinh ngạc và có những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Bên cạnh sự cải tiến
không ngừng về tốc độ, dung lượng và tính đa dạng, các phương tiện truyền thông
tăng nhanh khả năng chuyển tải lẫn chất lượng kỹ thuật của chúng. Những thay đổi
ấy làm cho các phương tiện truyền thông có khả năng lan xa và thấm sâu, làm thay
đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hoá và
những thói quen của con người.
Có thể nói rằng hiện nay rất nhiều phương tiện truyền thông mới mẻ đang
len lỏi khắp nơi và trong lúc đem lại cho con người những cơ hội để có một cuộc
sống tốt hơn, chúng cũng đặt ra rất nhiều thách đố cho con người. Những khoảng
cách về không gian và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối. Một thế giới
ảo đầy hấp dẫn đang mở rộng và đan xen với thế giới thực, gây nên những ảo
tưởng dẫn đến nhiều đổ vỡ và các vấn đề chưa từng có trước đây. Các mối giao
tiếp giữa con người với nhau và những vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu hay
các quan hệ xã hội thời hiện tại đều có nhiều gắn kết với các phương tiện truyền
thông hiện đại, khiến chúng trở thành một loại kỹ thuật công nghệ có tầm ảnh
hưởng lớn nhất từ khi loài người xuất hiện
1.2 Khái niệm và vai trò cơ bản của dư luận xã hội
1.2.1. Khái niệm:
Về mặt thuật ngữ: dư luận xã hội xuất hiện từ rất sớm, nhưng đến tận thế kỷ
thứ 12 thì mới được một nhà văn – nhà hoạt động người Anh tên là Solsbery đưa ra
thuật ngữ “dư luận xã hội”, được ghép bởi 2 từ: Opinion (ý kiến) và Public (cộng
đồng).Nhưng phải kể từ năm 1744 thuật ngữ “dư luận xã hội” mới được sử dụng
phổ biến, ở VN thường được dung là những cụm từ sau: ý kiến công luận, ý kiến
cộng đồng, ý kiến công chung, ý kiến quần chung,…
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị thái độ đánh giá,
phán xét nhận xét của 1 số đông người về những vấn đề gì đó mang tính thời sự có
liên quan đến họ (xã hội) và họ dành cho nó một sự quan tâm nhất định.
1.2.2 Vai trò cơ bản của dư luận xã hội
Tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn thảo, ban
hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã
hội. Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình
tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự
kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo,
quản lý đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn
cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện
chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước.
Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin cụ
thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận xã hội
có khả năng đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã
hội có hiệu quả.
Góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong xã hội. Tạo
điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các
công việc của Đảng, Nhà nước: việc tiếp xúc của các cộng tác viên nghiên cứu dư
luận xã hội với người dân để nắm bắt ý kiến của họ, nhất là các cuộc điều tra, thăm
dò dư luận xã hội là cơ hội để người dân bày tỏ chính kiến, tham gia ý kiến đối với
các công việc điều hành, quản lý đất nước của các cấp ủy đảng và chính quyền,
nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của họ; Phát huy vai trò phản
biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân: khi người
dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe, được coi trọng thì trách nhiệm phản
biện, kiểm tra, giám sát xã hội của họ cũng được nâng cao. Nhân dân có “trăm tai,
nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ. Sự phản biện,
kiểm tra, giám sát xã hội của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý kịp thời
phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của
mình, trên cơ sở đó, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục.
Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt tâm trạng, tư
tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân của các cấp ủy đảng. Cách nắm bắt tâm trạng,
tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân mang tính truyền thống lâu nay của các
cấp ủy đảng thường là: tổng hợp phản ánh của cấp dưới, các tổ chức chính trị - xã
hội; trao đổi, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các đối tượng; hội thảo.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ
GIỮA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI.
2.1 Thực trạng mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội
2.1.1 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thông đại chúng.
Dư luận xã hội có ảnh hưởng tới truyền thông đại chúng thông qua một số
nội dung sau:
Dư luận xã hội là nguồn sự kiện của truyền thông. Dư luận xã hội là nguồn
tạo ra nội dung của thông tin đại chúng. Thông tin đại chúng phản ánh về sự kiện ,
một vấn đề, biến nó từ cái ít được biết thành vấn đề mang tính xã hội. Khi dư luận
xã hội hình thành thái độ của mình với một nội dung nào đó, nó trở lại thành một
sự kiện mà từ đó các phương tiện truyền thông có thể dựa vào đó để xây dựng nội
dung mới. Việc phản ánh dư luận xã hội về vấn đề mà các phương tiện thông tin
đại chúng đã đăng tải là hành động tiếp nối như kỹ thuật truyền thông để giữ cho
chủ thể không bị cạn nguồn thông tin.
Sức mạnh của dư luận xã hội khiến nó đi quá xa so với những dự toán của
nhà truyền thông, làm cho thông tin đại chúng phải chạy theo dư luận xã hội để
khống chế những thông tin của dư luận xã hội
Sự thay đổi của thông tin trong dư luận xã hội dẫn tới sự thay đổi, điều
chỉnh, thậm chí nhiều lúc còn phải đính chính những nội dung đã phát, đã thông
báo, công bố.
2.1.2 Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội
truyền thông đại chúng có ảnh hưởng tới dư luận xã hội thông qua một số
nội dung sau:
Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội vì có thông tin đại chúng tốt sẽ
tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội; tổ chức động
viên nhân dân tham gia các hoạt động quản lý xã hội, thông tin cho người dân về
tình trạng của dư luận xã hội bằng việc lựa chọn, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện
đặc biệt, cung cấp thông tin tới đối tượng tiếp nhận các kênh, khuyến khích dư luận
đóng góp ý kiến về các vấn đề đưa ra, thông tin đại chúng đã tác động vào dư luận
xã hội nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế về vấn đề mà dư luận
xã hội đang quan tâm.
Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Vì vậy,
với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông mới
có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể” theo quan điểm của Mr
Lenin, từ đó góp phần tạo nên động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh cho các
hành động xã hội.
2.2 Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa dư luận xã hội với thông tin
đại chúng.
Cơ chế hình thành và thể hiện dư luận xã hội thông qua tác động của các
phương tiện truyền thông đại chúng phụ thuộc vào đặc thù của mỗi phương tiện
truyền thông. Bên cạnh yếu tố loại hình báo chí, phạm vi tác động (vật lý) còn có
các yếu tố về dân số – xã hội và địa lý được lấy làm cơ sở cho hoạt động xuất bản
và phát hành báo chí. Các phương tiện truyền thông đại chúng hướng đến việc hình
thành dư luận xã hội về tất cả các vấn đề trong đời sống xã hội vì những mục đích
nhất định. Hình thành dư luận xã hội và thể hiện dư luận xã hội trên các phương
tiện truyền thông đại chúng cũng được hình thành song song, có mối quan hệ hữu
cơ lẫn nhau.
2.2.1 Để phát huy mối quan hệ giữa hệ thống truyền thông đại chúng với
dư luận xã hội thì hệ thống thông tin đại chúng cần phải.
Tăng cường và phát triển dân chủ hóa trong các mặt của đời sống xã hội. Tổ
chức và động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý xã hội.
Thông tin tới công chúng về tình trạng của dư luận xã hội trên các vấn đề
đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính
chất cấp thiết.
Tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hành động.
Làm hình thành dư luận xã hội về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc
hạn chế sự phát
Xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng.
Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội và làm tăng cường tính tích
cực chính trị của quần chúng.
2.2.2 Để phát huy mối quan hệ giữa dư luận xã hội với hệ thống truyền
thông đại chúng thì dư luận xã hội cần phải.
Việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông
đại chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hình thành dư luận xã hội cũng là để
thể hiện dư luận xã hội và thể hiện dư luận xã hội nhằm tăng cường cường độ,
phạm vi, định hướng dư luận xã hội. Báo chí nói riêng, các phương tiện truyền
thông đại chúng thời gian qua đã có nhiều cách thể hiện dư luận xã hội hết sức
sáng tạo. Tăng cường các hình thức thể hiện dư luận xã hội chủ yếu như sau:
Phản ánh trực tiếp: Bằng cách cho đăng phát các ý kiến của người đọc, người
nghe, xem hoặc các lời phát biểu của đại diện các tầng lớp công chúng trêntruyền
thông; Đăng tải các bài phát biểu của đại diện các tầng lớp nhân dân hoặc các tổ
chức đoàn thể xã hội về một chủ đề nào đó, kèm theo lời bình luận cơ quan báo
chí; Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề nào đó, các
nhà báo viết bài rồi cho phát hành.
C. KẾT LUẬN
Nếu như dư luận xã hội tích cực là một trong những điều kiện dẫn đến ổn
định chính trị xã hội. Từ dư luận xã hội sẽ dẫn tới các hành vi xã hội rộng lớn, tạo
sức ép thúc đẩy tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối với nhận thức và giải quyết
những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Còn truyền thông đại chúng là
nhân tố của sự kiểm soát xã hội, được Đảng và nhà nước sử dụng để hợp pháp hóa
các chính sách, ổn định hóa hệ thống chính trị, văn hóa xã hội của đất nước. Chính
vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phát huy tốt mối quan hệ khăng khít giữa dư luận xã
hội và truyền thông đại chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã hội học về dư luận xã hội - Nguyễn Quý Thanh – NXB. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới – PGS. Lương Khắc Hiếu
(chủ biên) – NXB. Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1999.
3. Một số tài liệu trên mạng Internet.
Môn: Dư luận xã hội
Tên đề tài: “ Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại
chúng”
Họ và tên: Lê Chí Thức
Khoa Tuyên truyền
Anh chỉnh và làm bìa, phụ lục cho em nhé