Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VưỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.84 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b>BÀI THẢO LUẬN </b>

<b>ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM SANG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỤC LỤC ... 1 </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 3 </b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 4 </b>

<b>1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật (TBTs) ... 4 </b>

<b>1.1.1. Hình thức của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế. ... 4 </b>

<b>1.1.2. Các loại hàng hóa thường là đối tượng của các biện pháp hàng rào kỹ thuật (TBTs) ... 5 </b>

<b>1.2. Quy định của WTO về TBTs ... 5 </b>

<b>1.2.1.Nội dung của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ... 5 </b>

<b>1.3. Phân loại TBTs và tác động của các TBTs ... 7 </b>

<b>1.3.1. Phân loại rào cản kỹ thuật ... 7 </b>

<b>1.3.2. Tác động của các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ... 8 </b>

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. ... 10 </b>

<b>2.1. Tổng quan thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ ... 10 </b>

<b>2.2. Các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng may mặc nhập khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ... 10 </b>

<b>2.2.1. Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng Consumer Product Safety Act (CPSA) .. 10 </b>

<b>2.2.2. Luật cải thiện tính an tồn của các sản phẩm tiêu dùng (CPSIA ) ... 11 </b>

<b>2.2.3. Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật ... 12 </b>

<b>2.3. Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ ... 13 </b>

<b>2.4. Tổng quan tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Hoa Kỳ ... 15 </b>

<b>2.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam vào Hoa Kỳ ... 17 </b>

<b>2.5.1. Những thành công của xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ... 17 </b>

<b>2.5.2. Hạn chế xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ... 18 </b>

<b>2.6. Cơ hội dành cho hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ ... 19 </b>

<b>CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ... 20 </b>

<b>3.1. Định hướng từ các doanh nghiệp và nhà nước ... 20 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ... 21 </b>

<b>3.3. Kiến nghị đối với nhà nước ... 22 </b>

<b>LỜI KẾT ... 23 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 24 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay, việc xâm nhập vào các thị trường quốc tế không chỉ là một cơ hội mở ra mà còn là một thách thức đối với các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp may mặc. Trong số các thị trường trên thế giới, thị trường Hoa Kỳ được xem là một điểm đến hấp dẫn với những tiềm năng kinh doanh lớn đối với sản phẩm may mặc.

Tuy nhiên để tiếp cận và thành công trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành may mặc phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật đáng kể. Những rào cản này khơng chỉ gây khó khăn về mặt kỹ thuật mà còn ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Trong bối cảnh này, việc phân tích thực trạng vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc khi thâm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trở nên rất quan trọng. Qua việc đào sâu vào các yếu tố ảnh hưởng và xác định các giải pháp hiệu quả, chúng ta có thể giúp các doanh nghiệp trong ngành này thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường một cách bền vững.

Trong đề tài này, nhóm chúng tơi sẽ phân tích cụ thể về thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, từ đó mang đến cái nhìn tổng quan vè những kiến nghị cụ thể để giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển và thành công trên địa bàn Hoa Kỳ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật (TBTs) </b>

Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT). Hiện chưa có một khái niệm cụ thể nào về rào Hiệp định TBT cũng chỉ đưa ra cách hiểu chung về Hàng rào kỹ thuật trong Thương Mại như sau: “Khơng một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các quy định của hiệp định này”

<i>Như vậy có thể hiểu: “Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về </i>

<i>mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động lực thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp” </i>

<b>1.1.1. Hình thức của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế. </b>

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:

<i>Thứ nhất, quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật </i>

có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo.

<i>Thứ hai, tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được </i>

một tổ chức được cơng nhận chấp thuận nhưng khơng có giá trị áp dụng bắt buộc

<i>Thứ ba, quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure) là một tập hợp các hoạt </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

động nhằm xác định xem một loại hàng hố có đáp ứng các yêu cầu quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật hay khơng

<i>Các nhóm nội dung được nêu trong các quy chuẩn - tiêu chuẩn kỹ thuật </i>

- Các quy định về tính chất của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng) - Các quy định về và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm

- Các quy định về thuật ngữ, ký hiệu

- Các quy định về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…

- Hiệp định cũng yêu cầu các nước tham gia tích cực vào q trình hài hịa và công nhận lẫn nhau các quy định kỹ thuật

- Quy định về đánh giá tính hợp chuẩn - Quy định về tính minh bạch

<b>1.1.2. Các loại hàng hóa thường là đối tượng của các biện pháp hàng rào kỹ thuật (TBTs) </b>

Máy móc thiết bị: Các công cụ lắp ráp và xây dựng chạy điện, Các thiết bị chế biến gỗ và kim loại, Thiết bị y tế, Thiết bị chế biến thực phẩm,...

Các sản phẩm tiêu dùng: Dược phẩm , Mỹ phẩm , Bột giặt tổng hợp, Đồ điện gia dụng , Đầu máy video và tivi, Thiết bị điện ảnh và ảnh, Ơtơ , Đồ chơi,...

Một số sản phẩm thực phẩm: Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nơng nghiệp, Phân bón, Thuốc trừ sâu, Các hố chất độc hại,..

<b>1.2. Quy định của WTO về TBTs </b>

<b>1.2.1.Nội dung của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại </b>

Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổ WTO là nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ. Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hố.

<i>Ngun tắc 1: Khơng phân biệt đối xử. Nguyên tắc không phân biệt đối xử được </i>

xem là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất và bao gồm những nguyên tắc sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Nguyên Tắc MFN (tối huệ quốc): thành viên của WTO khi dành bất kỳ ưu đãi, miễn trừ nào cho quốc gia khác thì quốc gia thành viên này cũng phải dành những ưu đãi, miễn trừ đó cho các thành viên cịn lại của WTO lập tức và vô điều kiện

- Nguyên tắc NT (đối xử quốc gia): Quốc gia thành viên phải đảm bảo dành cho hàng hóa nhập khẩu của các thành viên khác chế độ đãi ngộ thương mại (ưu đãi, miễn trừ) như chế độ mà họ áp dụng cho hàng hóa trong nước mình.

<i>Ngun tắc 2: Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế </i>

- Một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì khơng có hàng rào kỹ thuật được tạo ra đối với thương mại giữa các nước thành viên.

- Không cho phép các nước đưa ra yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế, nếu không chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học và là cần thiết vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an tồn, vệ sinh, môi trường hay an ninh.

<i>Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch: Xây dựng cổng thông tin, trang web để </i>

thông báo về những thay đổi về tiêu chuẩn hàng hóa.

<i>Nguyên tắc 4: Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau với các </i>

nước khác. Các nước thành viên được khuyến khích ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với các kết quả đánh giá sự phù hợp: kết quả thử nghiệm, chứng nhận, hiệu chuẩn, giám định chất lượng hàng hoá)

<i>Nguyên tắc 5: Hài hịa hóa. Hiệp định TBT khơng phải là tập hợp các biện pháp </i>

kỹ thuật áp dụng trực tiếp cho từng loại hàng hoá mà chỉ đưa ra các nguyên tắc chung mà các nước phải tuân thủ khi thông qua và thực thi các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hố. Khuyến khích các nước thành viên tham gia vào quá trình hài hồ hố các tiêu chuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật nội địa của mình; Khuyến khích các nước nhập khẩu thừa nhận kết quả kiểm định sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu. Việc hài hồ hố các biện pháp kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp và người sản xuất; người tiêu dùng cũng được lợi từ sự thống nhất này

<i>Nguyên tắc 6: Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung: Nếu đã có tiêu chuẩn kỹ </i>

thuật quốc tế chung liên quan thì các nước thành viên phải áp dụng nó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1.3. Phân loại TBTs và tác động của các TBTs 1.3.1. Phân loại rào cản kỹ thuật </b>

Theo sự phát triển của thế giới nói chung, các rào cản kỹ thuật ngày càng đa dạng

<i>và phong phú. Hiện nay, 6 rào cản kỹ thuật được các nước áp dụng bao gồm: </i>

<i>Các tiêu chuẩn về chất lượng. Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng bao gồm </i>

<i>các nội dung: </i>

- Các yêu cầu, quy định đối với sản phẩm: đặc tính, tính chất, kích thước, hình dáng, kiểu dáng, chức năng và hình thức, việc đóng gói, nhãn mác của sản phẩm

- Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm

Hiện nay, Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 đã được áp dụng rộng rãi trên 140 quốc gia, hệ thống này chủ yếu đề cập đến các vấn đề về chất lượng.

<i>Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng. Đây là một trong những tiêu chuẩn hết </i>

sức quan trong, tiêu chuân nay bao gồm những quy định, tiêu chuẩn về độ an tồn chung của sản phẩm ví dụ như những quy định về nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu sản phẩm, bao gói...

<i>Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội. Hiện nay, bộ tiêu chuẩn về lao </i>

động và trách nhiệm xã hội SA 8000 đang được các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận

<i>Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000). </i>

Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của các tổ chức sản xuất và sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường thế giới rất chú trọng đến vấn đề môi trường , tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “xanh và sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm sẽ quyết định tới sức cạnh tranh của sản phẩm đo trên thị trường thế giới.

<i>Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices). Chứng </i>

nhận GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất, GMP kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia…đều yêu cầu các sản phẩm khi nhập khẩu vào thị trường nước họ phải được công nhận đang áp dụng GMP .

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.3.2. Tác động của các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế </b>

Ngược lại với thuế quan (hàng rào thuế quan) vốn chỉ đơn giản nâng giá thành sản phẩm, hàng rào kỹ thuật có tác dụng hồn tồn loại trừ sản phẩm khỏi thị trường nếu như các địi hỏi khơng được đáp ứng.

Ảnh hưởng chính của các hàng rào quan thuế đối với thương mại là việc phân đoạn thị trường khi mà sản phẩm phải được chế tạo khác nhau cho mỗi nước hoặc mỗi nền kinh thế phù hợp với những đòi hỏi riêng biệt của mỗi nước đối với sản phẩm. Điều này làm tăng thêm chi phí bổ sung và ngăn cản cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng khơng được hưởng lợi ích có thể do tác dụng của quy mơ kinh tế. Lại cịn tệ hại hơn nữa là sự cần thiết phải lặp đi lặp lại việc thử nghiệm, chứng nhận và kiểm tra với cùng một sản phẩm tại mỗi nước. Bởi vì chi phí cho các thủ tục đánh giá sự phù hợp thường là như nhau, bất kể số lượng sản phẩm phải giao là bao nhiêu, cho nên các công ty nhỏ chắc chắn bị loại trừ khỏi một số thị trường. Rào cản kỹ thuật có thể bị sử dụng biến tướng như một công cụ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu dùng để hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngồi khi thâm nhập vào thị trường nước mình.

<b>1.3.2.1 Đối với nước nhập khẩu: </b>

<i>Tác động tích cực: </i>

- Thứ nhất , việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đã làm nâng cao chất lượng cửa hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, qua đó quyền lợi người tiêu dùng được nâng cao.

- Thứ hai, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật giúp bảo vệ môi trường.

- Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngồi.

<i>Tác động tiêu cực: </i>

- Thứ nhất, khơng tạo ra động lực phát triển nền sản xuất trong nước.

- Thứ hai, giảm lợi ích người tiêu dùng và nền sản xuất của các ngành khác trong nền kinh tế.

<b>1.3.2.2 Đối với nước xuất khẩu </b>

<i>Tác động tích cực </i>

- Thứ nhất, viêc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu là động lực tạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Thứ hai, một trong những tiêu chuẩn về kỹ thuật đó là biện pháp bảo vệ mơi trường. Doanh nghiệp sẽ đóng một phần vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường sống, sản xuất của chính quốc gia mình.

<i>Tác động tiêu cực </i>

- Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất sao cho đáp ứng được những yêu cầu của quy định về kỹ thuật do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút.

- Thứ hai, gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể bị từ chối hàng hóa nếu khơng đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đã quy định

- Thứ ba , bên cạnh việc gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu thì cũng ảnh hưởng tới những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất xuất khẩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. </b>

<b>2.1. Tổng quan thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ </b>

Theo tổng số liệu và điều tra mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số Hoa Kỳ có tổng cộng 341.249.202 người chiếm 4,22% dân số thế giới (năm 2024). Là một cường quốc với nhiều nền văn hóa khác nhau từ thế giới, thị trường hàng may mặc của Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú với rất nhiều loại sản phẩm quần áo hàng ngày cho đến trang phục cao cấp. Người tiêu dùng Hoa Kỳ thường có xu hướng tìm kiếm sự thoải mái, chất lượng và tính cá nhân hóa cũng như sự đa dạng trong lựa chọn hàng may mặc.

Là một đất nước phát triển đi cùng với nhu cầu về hàng may mặc rất lớn và đa dạng ở mọi phân khúc giá, thị trường sản xuất hàng may mặc tại thị trường hoa kỳ rất sôi động với nguồn cung dồi dào từ nhiều thương hiệu trong nước qua nhiều kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu về hàng may mặc, hàng năm thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng. Những mặt hàng nhập khẩu này bao gồm các mặt hàng quần áo thành phẩm, vải, sợi và các nguyên liệu dệt khác. Hoa Kỳ nhập khẩu hàng dệt may từ nhiều nước, bao gồm các nhà cung cấp lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ. Hàng năm, số lượng hàng may mặc luôn tăng đều, tuy nhiên vào năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khả năng nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ bị giảm so với trước năm 2019. Từ sau dịch Covid-19 đến nay nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ đã có sự phục hồi và dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo bởi nền kinh tế Hoa Kỳ đang bùng nổ và nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng.

<b>2.2. Các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng may mặc nhập khẩu sang thị trường Hoa Kỳ </b>

<b>2.2.1. Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng Consumer Product Safety Act (CPSA) </b>

Đạo Luật về An tồn Sản phẩm Tiêu dùng bắt đầu có hiệu lực vào ngày 27 tháng 10 năm 1972 để thành lập và xác định thẩm quyền của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Đạo luật sản phẩm an tồn tiêu dùng nhằm mục đích bảo vệ công chúng chống lại những rủi ro thương tật bất hợp lý liên quan đến sản phẩm tiêu dùng, yểm trợ người tiêu dùng đánh giá sự an toàn so sánh giữa các sản phẩm tiêu dùng, xây dựng các tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

chuẩn an toàn thống nhất cho các sản phẩm tiêu dùng; và thúc đẩy nghiên cứu, điều tra các nguyên nhân và ngăn ngừa các ca tử vong, bệnh tật và thương tích do sản phẩm gây ra.

Đạo luật về An toàn Sản phẩm Tiêu dùng được phép đề ra các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm liên quan đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản xuất, hồn tất, đóng gói và dán nhãn. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận và khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuyển quy định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn và các luật lệ đó.

<b>2.2.2. Luật cải thiện tính an tồn của các sản phẩm tiêu dùng (CPSIA ) </b>

Ngày 14/8/2008 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật cải thiện tính an tồn sản phẩm tiêu dùng CPSIA 2008. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2011, Tổng thống đã ký các văn bản sửa đổi, Công luật số 112-28, ngày 12 tháng 8 năm 2011. Theo đó tất cả các sản phẩm tiêu dùng trong đó có sản phẩm may mặc sẽ phải tuân thủ theo những quy định mới có hiệu lực từ 10/2/2010. . Với các sản phẩm may mặc, Luật cải thiện tính an tồn của các sản phẩm tiêu dùng năm 2008 có ảnh hưởng tập trung với:

- Kiểm nghiệm bởi phịng thí nghiệm bên thứ ba: u cầu tất cả các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu của tất cả các sản phẩm tiêu dùng thuộc diện tuân thủ quy tắc an toàn sản phẩm tiêu dùng được thực thi bởi CPSC phải cấp giấy chứng nhận tuân thủ chung, dựa trên việc kiểm nghiệm sản phẩm. Đồ chơi trẻ em và các món dùng để giữ trẻ không thể chứa quá 0,1% sáu loại phthalate - giới hạn của DEHP, DBP, BBP áp dụng cho cả đồ chơi và đồ giữ trẻ; trong khi giới hạn của DINP, DIDP và DnOP chỉ áp dụng cho đồ chơi có thể bỏ vô miệng và dành cho trẻ 3 tuổi trở xuống. Đồ ngủ hoặc yếm dãi (một món để chăm sóc trẻ) dành cho trẻ em 3 tuổi trở xuống và bất kỳ sản phẩm dệt may của trẻ em dùng để chơi (đồ chơi) phải được chứng nhận về yêu cầu về hóa chất làm mềm nhựa phthalate.

- Chứng Nhận Sản Phẩm Cho Trẻ Em (CPC): Nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất Hoa Kỳ phải cung cấp Giấy chứng nhận tuân thủ (CPC) để chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn. CPC được dựa trên kiểm nghiệm của bên thứ ba và xác nhận tính tuân thủ .

</div>

×