Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa kinh tế trường đại học nông lâm tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.42 KB, 66 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

<b>KHOA KINH TẾ</b>

<b>NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH CHỌN CÔNG TY TUYỂN DỤNG</b>

<b>CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM</b>

<b>PHAN VÕ QUỲNH GIANG</b>

<b>TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<b>NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH</b>

<b>CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI</b>

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10/2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Hội đồng chấm Tiểu luận tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh tế, trường Đại học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận Tiểu luận “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM” do Phan Võ Quỳnh Giang, sinh viên khóa 2021, ngành Quản trị Kinh Doanh,chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, đạt yêu cầu của một tiểu luận tốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Hành trình của một cơ sinh viên Kinh tế đã bắt đầu đi tới hồi kết. Tuy thời gian đại học trôi qua như một cái chớp mắt, nhưng em vẫn luôn cảm thấy biết ơn và trân trọng những bài học cùng với những trải nghiệm mà trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã đem đến cho em.

Để có thể hồn thành bài tiểu luận này một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy, cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM khi đã tận tâm giảng dạy truyền tải kiến thức bổ ích và ln nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của em trong các mơn học. Từ đó, em có thể tiếp thu những nền tảng kiến thức hữu ích để trang bị cho chặng đường tiếp theo trong cuộc hành trình bước vào đời.

Đặc biệt, khơng thể không nhắc đến thầy Tiêu Nguyên Thảo, người thầy đã trực tiếp nhận hướng dẫn tiểu luận cho em. Em xin trân trọng cảm ơn thầy khi đã luôn chỉ dẫn tận tâm và luôn nhiệt huyết với nghề giáo. Nhờ có thầy mà sinh viên chúng em đã có thể hoàn thành xuất sắc những chương cuối cùng của cuộc sống sinh viên này.

Và lời cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân của em đã luôn ủng hộ và động viên em bước những bước đi từ chập chững đến tự hào trong quãng đường sinh viên này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng … năm 20… Sinh viên thực hiện

Phan Võ Quỳnh Giang

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NỘI DUNG TÓM TẮT</b>

<b>PHAN VÕ QUỲNH GIANG. Tháng 10 năm 2023. “Nghiên Cứu Các Yếu TốẢnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Công Ty Tuyển Dụng của Sinh Viên Khoa KinhTế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM”</b>

<b>PHAN VO QUYNH GIANG. October 2023. “Researching on FactorsInfluencing the Decision to Choose a Recruitment Company of Students of Facultyof Economics, Nong Lam University – Ho Chi Minh City”</b>

Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực trẻ tham gia ứng tuyển.

Vì vậy, đề tài tập trung “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM”. Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp và phương pháp phân tích số liệu. Trong phân tích số liệu thực hiện bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, phương pháp hồi quy đa biến thông qua phần mềm IBM SPSS Statistics 26, nhằm xây dựng được thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu đã xác định 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Lương, Mơi trường, Văn hóa cơng ty, Khoảng cách Đồng nghiệp, Chính sách hỗ trợ thưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...2

1.3.2. Phạm vi không gian...2

1.3.3. Phạm vi thời gian...2

1.4. Cấu trúc của khóa luận/tiểu luận...3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN...5

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...5

2.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ngoài nước...5

2.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước...6

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM...7

3.1.1. Khái niệm về quyết định...12

3.1.2. Khái niệm, phân loại tuyển dụng và cách thức tuyển dụng...12

3.2. Phương pháp nghiên cứu...15

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...15

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...16

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...20

4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu điều tra...20

4.1.1. Thống kê mô tả về giới tính...20

4.1.2. Thống kê mơ tả về số năm đang học của sinh viên...21

4.2. Đánh giá điểm trung bình của các nhân tố...22

4.2.1. Thống kê mơ tả trung bình về Quyết định lựa chọn công ty tuyển dụng...22

4.2.2. Thống kê mô tả trung bình về Lương khởi điểm...23

4.2.3. Thống kê mơ tả trung bình về Khơng gian làm việc...23

4.2.4. Thống kê mơ tả trung bình về Văn hóa cơng ty...24

4.2.5. Thống kê mơ tả trung bình về Khoảng cách Đồng nghiệp...25

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.2.6. Thống kê mơ tả trung bình về Chính sách thưởng...25

4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang – Hệ số Cronbach’s Alpha...26

4.3.1. Quyết định lựa chọn công ty...27

4.3.2. Lương khởi điểm...27

4.3.3. Không gian làm việc...28

4.3.4. Văn hóa cơng ty...28

4.3.5. Khoảng cách Đồng nghiệp...29

4.3.7. Chính sách thưởng...29

4.3.10. Kết luận độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha...30

4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA...31

4.4.1. Biến độc lập...32

4.4.2. Biến phụ thuộc...35

4.5. Tương quan Pearson...36

4.6. Hồi quy đa biến...37

4.6.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính...37

4.6.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội...38

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...42

5.1. Kết luận...42

5.2. Kiến nghị đối với công ty tuyển dụng...44

TÀI LIỆU THAM KHẢO...46

TIẾNG VIỆT...46

TIẾNG NƯỚC NGOÀI...46

PHỤ LỤC...47

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

KPI Key Performance Indicator (chỉ số đo lường hiệu quả công việc) OT Overtime (làm thêm giờ)

VII

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 4.1: Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa...

Bảng 4.2: Thang Đo về Quyết định lựa chọn công ty...27

Bảng 4.3: Thang Đo về Lương khởi điểm...27

Bảng 4.4: Thang Đo về Không gian làm việc...28

Bảng 4.5: Thang Đo về Văn hóa cơng ty...28

Bảng 4.6: Thang Đo về Khoảng cách Đồng nghiệp...29

Bảng 4.7: Thang Đo về Chính sách thưởng...29

Bảng 4.8. Kết Luận Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach’s Alpha...30

Bảng 4.9. Bảng phân tích EFA...34

Bảng 4.10: Phân tích hồi quy bội...38

Bảng 4.11: Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy...38

Bảng 4.12: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính...39

Bảng 4.13: Kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu...40

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính...20 Hình 4.2: Tỷ lệ số năm sinh viên đang học...21 Hình 4.3: Tần số phần dư chuẩn hóa Histogram...41

IX

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. Đặt vấn đề</b>

Ngày nay, với thời đại công nghệ số 4.0 phát triển, kinh tế Việt Nam ngày càng được cải thiện. Việt Nam là một điển hình cho câu chuyện phát triển thành cơng về cải cách kinh tế từ năm 1986. Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), cùng với xu hướng toàn cầu thuận lợi, các chính sách cải cách đã nhanh chóng giúp Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp chỉ trong một năm. Từ năm 2002 đến năm 2020, GDP bình quân đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (dựa theo chuẩn PPP năm 2017 là 3,65 USD/ngày) đã giảm từ hơn 14% trong năm 2010 xuống còn 3,8% vào năm 2020.

Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo đó là cơ hội việc làm ngày càng rộng mở. Các ứng viên có thể tìm kiếm các thơng tin tuyển dụng ở bất cứ đâu, từ báo đài, truyền hình, các trang web tuyển dụng như Vlance, Fiverr, TopCV, cho tới các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, … Tuy nhiên, càng nhiều cơ hội việc làm mở ra đồng nghĩa với việc càng có nhiều sự lựa chọn cho ứng viên để chọn ra công ty tuyển dụng phù hợp với phong cách làm việc của bản thân.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đồng thời xem xét các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn. Qua đó, để các nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu tìm việc làm của sinh viên và đưa ra các phong cách quản trị, xây dựng môi trường, văn hóa cơng ty, … phù hợp, nhằm thu hút lực lượng các sinh viên trẻ tuổi với những tư duy mới và sáng tạo, đồng thời duy trì được đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu.

<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu1.2.1. Mục tiêu chung</b>

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là nhằm phân tích các yếu tố tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>

Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

- Đề xuất các giải pháp tuyển dụng cho các công ty, đưa ra các kiến nghị cho cơng ty về các chương trình giới thiệu và liên kết việc làm cho sinh viên.

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại

Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023.

Các số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập từ năm 1999 đến năm 2023.

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>1.4. Cấu trúc của khóa luận/tiểu luận</b>

Nội dung nghiên cứu được trình bày thành 5 chương, nội dung các chương được trình bày tổng quát như sau:

<b>Chương 1. Mở đầu</b>

Nội dung chương này bao gồm: Nêu rõ tầm quan trọng của bài khóa luận. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phạm vi nghiên cứu. Đồng thời, chương này cũng trình bày bố cục của bài tiểu luận.

<b>Chương 2. Tổng quan</b>

Chương này mơ tả vấn đề nghiên cứu, trình bày tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan ở ngoài nước và trong nước. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu là trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM. Trình bày về đặc điểm tự nhiên của trường có tác động đến đối tượng nghiên cứu.

<b>Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</b>

Trình bày về các cơ sở lý luận phục vụ cho bài nghiên cứu, bao gồm các khái niệm, định nghĩa có liên quan như: Quyết định, Tuyển dụng, Các hình thức tuyển dụng, ...

Bên cạnh đó trình bày các mơ hình nghiên cứu có liên quan đến bài khóa luận từ đó đề xuất ra mơ hình nghiên cứu chính thức. Và cuối cùng, nêu phương pháp nghiên cứu được sử dụng như là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua bảng khảo sát, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Crobach’s Alpha, định hình lại cấu trúc các nhóm thang đo, xem xét sự hội tụ và phân biệt của các nhóm biến, đồng thời giúp loại bỏ đi những biến quan sát rác giúp cải thiện kết quả nghiên cứu bằng cách phân tích nhân tố khám phá EFA.

<b>Chương 4. Kết quả và thảo luận</b>

Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện tiểu luận và phân tích/thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như thực tiễn: mơ hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nghiên cứu, kiểm định thang đo, kết quả thang đo. Từ đó đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng từ đó thu hút sinh viên tham gia tuyển dụng.

<b>Chương 5. Kết luận và kiến nghị</b>

Tổng hợp, tóm tắt và đánh giá kết quả nghiên cứu, nêu những hạn chế còn gặp phải trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ đó đưa ra các các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 2TỔNG QUAN</b>

<b>2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu</b>

<b>2.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ngồi nước</b>

Khơng chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, các sinh viên quốc tế vẫn có những yêu cầu riêng về việc lựa chọn cơng ty tuyển dụng thích hợp với định hướng của bản thân. Theo Veronica H. Shipp (1999), các phát hiện chỉ ra rằng trong lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên các chun ngành ngồi ngành giáo dục, thì hầu hết đều đặt tầm quan trọng đáng kể về tiền lương, sự ổn định trong công việc và lộ trình thăng tiến nghề nghiệp.

Đồng thời, trong nghiên cứu năm 2011 của các tác giả Demagalhaes, Roberto, Harold Wilde và Lisa R. Fitzgerald, đã chia 2 nhóm đối tượng làm khảo sát, nhóm 1 đưa ra 8 yếu tố có tầm quan trọng đối với sinh viên trong công việc bao gồm: mức lương khởi điểm, môi trường làm việc năng động, quy mô nhà tuyển dụng, loại hình và quy mơ khách hàng của nhà tuyển dụng, áp lực đồng trang lứa, tài liệu quảng cáo, các cơ hội dành cho phụ nữ và/hoặc người thiểu số và kinh nghiệm làm thực tập sinh. Mặt khác, nhóm 2 đã đưa ra 9 yếu tố quan trọng sau: kinh nghiệm làm việc mà ứng viên có thể học ở công ty khác, cơ hội thăng tiến, hỗ trợ luyện thi CPA, đào tạo “nội bộ” và phát triển chuyên môn, hỗ trợ của công ty cho việc học sau đại học, bảo đảm việc làm, văn hóa/giá trị của nhà tuyển dụng, nhiệm vụ và trách nhiệm có ý nghĩa cũng như cơ hội trải nghiệm làm việc ở quốc tế. Tuy vậy, cả hai nhóm đều đồng ý rằng cơ hội thăng tiến là yếu tố quan trọng nhất và họ cũng cho rằng các yếu tố nội tại như văn hóa cơng ty và đặc biệt là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng khá quan trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>2.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước</b>

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn làm việc tại công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ của người lao động” của hai tác giả Đào Duy Huân và Đinh Thanh Hiệp đã kiểm định và xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn làm việc tại công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ là: thu nhập, thương hiệu và uy tín của cơng ty, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, tính chất cơng việc, quy trình tuyển dụng, mơi trường làm việc. Trong đó yếu tố về sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định chọn làm việc tại cơng ty.

Cịn theo các tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thị Bảo Châu và Bùi Văn Trịnh trong bài báo “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu cơng nghiệp hịa phú để làm việc” đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ cho rằng các nhân tố chính là nhân tố điều kiện khu công nghiệp, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố đảm bảo an tồn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách cơng ty.

Trước đó, trong bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ” trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ đã cho thấy rằng gần 60% sinh viên (từ các tỉnh khác) có xu hướng ở lại Thành phố Cẩn Thơ để tìm việc làm. Ngồi ra, các yếu tố như cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên. Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc.

<b>2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM</b>

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>2.2.1. Giới thiệu</b>

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nơng nghiệp Sài Gịn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1985) trên cơ sở sát nhập Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP. HCM) và Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP. HCM - 1995), Trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).

Trải qua 65 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (2005).

<b>Tầm nhìn: Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành trường</b>

đại học nghiên cứu với chất lượng quốc tế.

<b>Sứ mạng: Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh là một trường đại</b>

học đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và tư duy sáng tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam và khu vực.

<b>Mục tiêu chiến lược: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục</b>

xây dựng, phát triển thành một trường đại học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, Cơ khí, Kinh tế, Quản lý, Ngoại ngữ, Sư phạm, Mơi trường, Sinh học, Hố học, Cơng nghệ thơng tin.

- Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong

1. Khoa Nông học, gồm các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực – rau – hoa - quả; Nơng hóa thổ nhưỡng; Bảo vệ thực vật; Sinh lý - Sinh hóa; Di truyền chọn giống; Thủy nơng.

2. Khoa Chăn nuôi Thú y, gồm các bộ môn: Khoa học sinh học thú y; Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng; Thú y lâm sàn; Chăn nuôi chuyên khoa; Giống động vật; Dinh dưỡng động vật.

3. Khoa Lâm nghiệp, gồm các bộ môn: Lâm sinh; Quản lý tài nguyên rừng; Nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội; Kỹ thuật thông tin lâm nghiệp; Công nghệ chế biến lâm sản; Công nghệ giấy và bột giấy; Thiết kế đồ gỗ nội thất. 4. Khoa Kinh tế, gồm các bộ môn: Quản trị kinh doanh; Tài chính kế tốn;

Kinh tế nơng lâm; Kinh tế tài nguyên môi trường; Kinh tế học; Phát triển nơng thơn.

5. Khoa Cơ khí Cơng nghệ, gồm các bộ môn: Kỹ thuật cơ sở; Công thôn; Cơ khí chế biến – bảo quản nơng sản thực phẩm; Công nghệ nhiệt lạnh; Điều khiển tự động; Công nghệ ô tô; Cơ điện tử.

6. Khoa Thủy sản, gồm các bộ môn: Sinh học thủy sản; Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; Bệnh học thuỷ sản; Quản lý và phát triển nghề cá; Chế biến thủy sản.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

7. Khoa Công nghệ Thực phẩm, gồm các bộ mơn: Hóa sinh thực phẩm; Công nghệ sau thu hoạch; Dinh dưỡng người; Kỹ thuật thực phẩm; Phát triển sản phẩm thực phẩm; Vi sinh thực phẩm.

8. Khoa Khoa học, gồm các bộ mơn: Tốn; Lý; Hóa; Sinh; Giáo dục thể chất; Khoa học xã hội nhân văn.

9. Khoa Ngoại Ngữ - Sư phạm, gồm các bộ môn: Tiếng Pháp; Ngôn ngữ - văn hoá – văn chương; Tiếng Anh quản lý và không chuyên; Sư phạm tiếng Anh; Sư phạm Kỹ thuật.

10. Khoa Môi trường và Tài nguyên, gồm các bộ môn: Công nghệ môi trường; Quản lý môi trường; Tài nguyên và GIS; Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên; Thông tin địa lý ứng dụng; Khoa học môi trường.

11. Khoa Công nghệ Thông tin, gồm các bộ mơn: Mạng máy tính và truyền thông; Hệ thống thông tin; Công nghệ phần mềm; Tin học cơ sở.

12. Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, gồm các bộ môn: Công nghệ địa chính; Chính sách - pháp luật; Kinh tế đất và bất động sản; Quy hoạch.

13. Khoa Khoa Học Sinh Học gồm các bộ môn: Công nghệ sinh học, Công nghệ

sinh học Môi trường

<b>2.2.2.2. 3 bộ môn trực thuộc Trường:</b>

 Bộ mơn Lý luận chính trị  Bộ môn Công nghệ Sinh học  Bộ mơn Cơng nghệ hóa học

<b>2.2.2.2. Các đơn vị khác</b>

Trường cịn có 2 Phân hiệu, 1 Viện Nghiên cứu và 17 trung tâm:

1.Phân hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tại tỉnh Gia Lai 2.Phân hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tại tỉnh Ninh Thuận 3.Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Mơi trường

4.Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

5.Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp 6.Trung tâm Đào tạo Quốc tế

7.Trung tâm Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp 8.Trung tâm Ngoại ngữ

9.Trung tâm Tin học Ứng dụng 10.Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức 11.Trung tâm Dịch vụ Sinh viên

12.Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu

13.Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ 14.Trung tâm Công nghệ Quản lý Môi trường và Tài nguyên 15.Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Cơng nghệ Địa chính

16.Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm nghiệp 17.Trung tâm Nghiên cứu Chế biến Lâm sản Giấy và Bột giấy

18.Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp 19.Trung tâm Công Nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh 20.Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ

<b>2.2.3. Đào tạo</b>

Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM chỉ đào tạo ở hai cấp bậc, đó là đại học và sau đại học. Chương trình đào tạo của Trường mang tính liên thơng, liên ngành, nhằm mục đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho người học. Năm học bắt đầu vào đầu tháng 9 và kết thúc vào tháng 8 năm sau. Mỗi năm học được phân thành 3 học kỳ, trong đó có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè. Quy mô đào tạo hiện nay của Trường là trên 23.000 sinh viên các bậc, hệ đào tạo:

• Đào tạo bậc đại học có 54 ngành/chuyên ngành

• Đào tạo bậc sau đại học gồm 14 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 10 chuyên ngành trình độ tiến sĩ

<b>2.2.4. Hoạt động hợp tác</b>

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Trong nước, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các trường, viện hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp như: Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, Đại học Cần Thơ, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Nghiên cứu Cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Bông Việt Nam, các Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở Khoa học Công nghệ, các Sở Tài nguyên Môi trường, Trung tâm Khuyến nông của các địa phương.

Không những liên kết với các đơn vị trong nước, Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM cịn ưu tiên hợp tác với các trường đại học trên thế giới. Hiện tại, Trường đã có mối quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 140 trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>CHƯƠNG 3</b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

<b>3.1. Cơ sở lý luận</b>

<b>3.1.1. Khái niệm về quyết định</b>

Theo Từ điển Tiếng Việt được biên soạn bởi Hùng Thắng – Thanh Hương (Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải) định nghĩa rằng: Quyết định là dốc lòng, không thay đổi.

<b>3.1.2. Khái niệm, phân loại tuyển dụng và cách thức tuyển dụng3.1.2.1. Khái niệm tuyển dụng </b>

Tuyển dụng là quá trình sàng lọc và tuyển chọn nhân lực phù hợp với công việc trong một tổ chức, công ty, …

Tuyển dụng gắn liền với các thông tin về yêu cầu và mô tổ công việc.

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm những nhân lực phù hợp với các vị trí cịn thiếu trong tổ chức.

Tuyển dụng là sự lựa chọn các cá nhân có kỹ năng, năng lực, tinh thần làm việc và có trách nhiệm để đảm đương các cơng việc của vị trí nhất định.

<b>3.1.2.2. Các hình thức tuyển dụng hiện nay1. Tuyển nhân sự từ nội bộ</b>

Tuyển dụng nhân sự nội bộ là hình thức sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp làm ứng viên dành cho các vị trí cao hơn hoặc làm nguồn giới thiệu việc làm. Hình thức tuyển dụng này giúp doanh nghiệp tìm được nguồn ứng viên chất lượng mà không cần tốn quá nhiều thời gian và chi phí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Ưu điểm Nhược điểm - Ứng viên đang làm việc trong

- Ứng viên không phải trải qua giai đoạn làm quen và hòa nhập với mơi trường.

- Hạn chế tối đa tình trạng “nhảy” việc hay còn gọi là chảy máu chất xám trong doanh nghiệp.

- Tạo ra hiệu ứng “gợn sóng”, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực. Lí do, doanh nghiệp phải mất thời gian để tìm nhân sự thay vào vị trí trống cho nhân viên đã thăng chức.

- Giảm tính đa dạng so với các hình thức tuyển dụng nhân sự khác. - Ứng viên được chọn đã quen làm

việc theo một phong cách nên khi thay đổi vị trí khác thì khó tạo ra sự đổi mới.

- Dễ dẫn đến nguy cơ mâu thuẫn trong nội bộ.

<b>2. Tuyển nhân sự từ bên ngoài</b>

Tuyển dụng nhân sự từ bên ngồi là hình thức tuyển dụng thơng qua các kênh khác nhau như trang chủ và mạng xã hội của công ty, nhằm chiêu mộ ứng viên, sàng lọc hồ sơ và tuyển chọn ứng viên.

Thế mạng của hình thức này là tạo ra nguồn nhân lực mới với nhiều tiềm năng khai thác và tính đa dạng, sáng tạo trong phong cách làm việc.

Tuy nhiên, hình thức này cũng tồn tại một vài hạn chế như:  Chưa thể xác định được năng lực thật sự của ứng viên.  Có thể sẽ có một khoản chi phí cho q trình tuyển dụng.

 Khơng chắc chắn đảm bảo mức độ gắn bó lâu dài của nhân viên mới.

<b>3. Tuyển nhân sự từ các trung tâm đào tạo nhân lực</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Đây là một trong các hình cách tuyển dụng nhân sự đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tuyển dụng. Đối với hình thức này, doanh nghiệp thường chủ động liên kết với các trung tâm đào tạo nhân lực, các trường cao đẳng/đại học thơng qua chương trình hướng nghiệp, các Ngày hội việc làm,…

Đối tượng nhân sự hướng đến là các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Cách làm này giúp doanh nghiệp tiếp cận, chọn lọc lực lượng lao động trẻ mang tư duy đổi mới, có sự phá cách so với các thế hệ trước. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với các vị trí mang tính chất cấp thấp như: Thực tập sinh; Học việc; Nhân viên mới; Làm nhân sự nguồn.

<b>4. Tuyển nhân sự thơng qua bên thứ ba</b>

Đây là hình thức do bên thứ ba thực hiện, đó là các đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng. Doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, vừa tìm được ứng viên phù hợp với cơng việc. Hiện nay, các đơn vị tuyển dụng hiệu quả, nổi bật trong thị trường lao động là: Glints, Vietnamwork, Careerbuilder, …

Tuy nhiên đối với hình thức này, vì doanh nghiệp không trực tiếp đứng ra phỏng vấn tuyển chọn nên đơi khi đem lại nhiều hạn chế như: khó xác định năng lực làm việc thực tế của ứng viên, khó xác minh danh tính thực của ứng viên …

<b>3.1.2.3. Cách thức tuyển dụng nhân sự</b>

 Bước 1: Chuẩn bị thơng tin về vị trí tuyển dụng, mơ tả cơng việc  Bước 2: Tiến hành đăng thông tin tuyển dụng

 Bước 3: Thu thập hồ sơ tuyển dụng

 Bước 4: Tiến hành sàng lọc hồ sơ, chọn ra những hồ sơ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng

 Bước 5: Phỏng vấn ứng viên (có thể Phịng vấn 1 vòng hoặc nhiều hơn)  Bước 6: Sắp xếp thời gian thử việc

 Bước 7: Quyết định tuyển dụng chính thức

<b>3.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu</b>

<b>a) Thu thập thông tin số liệu thứ cấp</b>

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, các trang báo, tạp chí chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài đã được công bố.

<b>b) Thu thập thông tin số liệu sơ cấpPhương pháp chọn mẫu nghiên cứu</b>

Thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với cách chọn mẫu thuận tiện. Đề tài tiến hành phân luồng đối với chọn mẫu của các năm 1, 2, 3, 4 theo từng chuyên ngành trong Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với chọn mẫu sinh viên điều tra ở các năm sẽ theo phương pháp phi ngẫu nhiên. Việc này giúp việc điều tra dễ dàng, phù hợp nhất và thuận tiện về thực trạng học tiếng anh ở mỗi năm theo chuyên ngành.

Dữ liệu được thu thập chéo, cùng một thời gian, nên quy mô đối tượng điều tra khảo sát được xác định theo công thức mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA: Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát.

Bảng khảo sát có 20 câu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 20 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 20 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA, áp dụng tỷ lệ 5:1.

Vậy nên cỡ mẫu tối thiểu trong đề tài này sẽ là 20 × 5 = 100

Qua đó, để đề phịng các mẫu khơng hợp lệ, tác giả tiến hành thu thập 150 đến 200 mẫu khảo sát từ sinh viên các ngành từ năm nhất đến năm tư của Khoa Kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tế Trường Đại học Nơng Lâm Tp. HCM. Sau đó tiến hành tổng hợp loại bỏ các phiếu không hợp lệ và chọn ít nhất 100 phiếu hợp lệ để phân tích mô hình.

<b>3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệua) Phương pháp thống kê mô tả</b>

Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát.

Các loại kỹ thuật thống kê mô tả:

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. So sánh dữ liệu.

<b>b) Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang – Hệ số Cronbach’s Alpha</b>

Phương pháp này được dùng để loại các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đáng giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha. Để kiểm tra mức độ phù hợp của một mục phải xem xét hệ số tương quan biến tổng, có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Nguyễn Cơng Khanh, 2005), các mục có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo. Thang đo sẽ được chấp thuận khi hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,6 trở lên.

<b>c) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)</b>

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để thu nhỏ các dữ liệu từ một tập hợp n biến quan sát được gom lại thành k biến quan sát nhỏ hơn, gọi là biến đại diện để xác định nhân tố ảnh hưởng (Nguyễn Thị Xuân Hương và Nguyễn Như Bằng, 2017). Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được cho là phù hợp với dữ liệu khi đáp ứng được các điều kiện sau:

 Trị số 0,5 <KMO < 1;

 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. <0,05);

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

 Phương sai trích (% Cumulative of Variance) >50%.

Mơ hình bao gồm 8 nhóm nhân tố tác động đến quyết định chọn công ty tuyển dụng của sinh viên.

<b>d) Kiểm định hệ số tương quan Pearson</b>

Kiểm định tương quan Pearson nhằm khẳng định mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan này có thể ảnh hưởng đến kết quả của phân tích hồi quy và gây ra hiện tượng đa cộng tuyến:

Nếu r > 0 (hệ số tương quan dương) thì x tăng y cũng tăng. Hệ số tương quan (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1.

Nếu r < 0 (hệ số tương quan âm) thì x tăng y giảm. Sig. < 0,05 thì hai biến có tương quan với nhau.

Sig. > 0,05 thì hai biến khơng tương quan và loại ra trước khi chạy hồi quy.

<b>e) Phương pháp hồi quy</b>

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mơ tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đốn được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc

+ LK: Lương khởi điểm + KG: Khơng gian làm việc + VH: Văn hóa cơng ty

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>f) Kiểm định vi phạm mô hình hồi qui tuyến tính: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity) </b>

Để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến, có thể sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation Factor), khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, nếu VIF lớn hơn 2 thì đó là dấu hiệu chắc chắn của đa cộng tuyến.

<b> Kiểm định hiện tượng tự tương quan</b>

Hệ số Durbin-Watson nằm trong khoảng (1,5; 2,5) thì khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mơ hình.

<b>Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư</b>

Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích.

Giá trị trung bình mean của Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev gần bằng 1 thì thể kết luận phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn.

<b>Ý nghĩa của hệ số hồi quy</b>

Sau khi thực hiện các phép kiểm định hồi quy so với tổng thể ta thấy mơ hình khơng vi phạm các giả thuyết kiểm định và có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mơ hình hồi quy có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc khi Sig. < 0,05 và ngược lại.

Bên cạnh đó, đề tài thực hiện phân tích phương sai ANOVA, Independent Sample T-test để xác định sự khác biệt về mức độ quyết định chọn công ty tuyển dụng theo các đặc trưng như: Lương, Môi trường, Văn hóa cơng ty, Khoảng cách

18

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đồng nghiệp, Chính sách thưởng của sinh viên Khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>CHƯƠNG 4</b>

<b>KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN</b>

<b>4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu điều tra</b>

Mẫu nghiên cứu được tác giả lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Thông qua gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến và thu hồi lại tác giả thu về 191 mẫu khảo sát, sau q trình kiểm tra, đánh giá có 191 kết quả khảo sát hợp lệ (trả lời đầy đủ các câu hỏi, thơng tin đầy đủ có thể tin cậy được, không phải là các câu trả lời chiếu lệ) được dùng để tiến hành phân tích.

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng thống kê mô tả cho các biến sau: giới tính và số năm học. Kết quả được trình bày theo thứ tự dưới đây:

Chú thích các khái niệm:

 Frequency: Thể hiện tần số của từng nhóm.  Percent: Tỷ lệ phần trăm của từng nhóm.

 Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ của từng nhóm.  Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn.

<b>4.1.1. Thống kê mô tả về giới tính</b>

<b>Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Kết quả thống kê mẫu khảo sát cho thấy trong tổng số 191 người được phỏng vấn có cả Nam (37,2%) tương ứng với 71 sinh viên và Nữ (62,8%) tương ứng với 120 sinh viên. Số lượng sinh viên nam và nữ có sự chênh lệch về quyết định lựa chọn công ty một phần do khoa Kinh tế trường ĐH Nơng Lâm TP.HCM có sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam.

<b>4.1.2. Thống kê mô tả về số năm đang học của sinh viên</b>

<b>Hình 4.2: Tỷ lệ số năm sinh viên đang học</b>

Kết quả thống kê mẫu khảo sát cho thấy trong tổng số 191 người được phỏng vấn được chia thành 5 nhóm chính gồm Năm 1, Năm 2, Năm 3, Năm 4 và các trường hợp còn lại là Khác (cho sinh viên tự điền). Qua thống kê cho thấy sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (35,6%) tương ứng 68 sinh viên, tỷ lệ cao thứ hai là sinh viên năm 2 (22,5%) tương ứng 43 sinh viên và cao thứ 3 là sinh viên năm 4 (21,5%) tương ứng 41 sinh viên còn lại là sinh viên năm 1 (19,4%) tương ứng 37 sinh viên và 2 trường hợp khác là năm 5 và sắp tốt nghiệp đều có tỷ lệ 0,5% tương ứng với 1 sinh viên.

Qua kết quả thống kê có thể thấy tỷ lệ sinh viên năm 3 là cao nhất, điều đó cho thấy sinh viên năm 3 của khoa Kinh tế rất quan tâm tới vấn đề tuyển dụng công ty và sinh viên khoa Kinh tế trường Nông Lâm đa số sẽ học vượt để tốt nghiệp trong tầm 3,5 năm nên tỷ lệ sinh viên năm 4 làm khảo sát sẽ ít hơn sinh viên năm 3.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>4.2. Đánh giá điểm trung bình của các nhân tố</b>

Đánh giá điểm trung bình của các nhân tố giúp tác giả có những đánh giá khái quát về nhận định của các đáp viên với các câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ trong nghiên cứu này.

Theo Nguyễn Minh Tuấn (2010), khoảng cách của thang đo của thang Likert 5 điểm trong nghiên cứu này được tính bằng trung bình cộng của 2 khoảng điểm liền kề nhau. Do đó, để có thể đưa ra những nhận định tương đối chính xác về điểm trung bình của thang đo, các giá trị trong thang đo được xây dựng thành 5 khoảng được trình bày trong Bảng 4.1 bên dưới:

<b>Bảng 4.1: Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa</b>

Khoảng giá trị 1 →1,5 1,5 → 2,5 2,5 → 3,5 3,5 → 4,5 4,5 → 5 Ý nghĩa Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn (2010)

<b>4.2.1. Thống kê mơ tả trung bình về Quyết định lựa chọn công ty tuyển dụng</b>

QĐ1 Bạn chọn công ty để làm việc lâu dài về sau 3,84 QĐ2 Bạn chọn cơng ty để làm việc tích lũy king nghiệm và có

thể sẽ chuyển việc để tìm được cơng ty phù hợp nhất với bản thân

Nguồn: Kết quả tổng hợp Đọc kết quả theo hướng làm trịn tốn học, giá trị trung bình của QĐ1, QĐ2 xấp xỉ bằng 4, như vậy đáp viên có ý kiến hồn tồn đống ý với quan điểm “chọn công ty để làm việc lâu dài về sau” và “chọn công ty để làm việc tích lũy kinh nghiệm và có thể sẽ chuyển việc để tìm được cơng ty phù hợp nhất với bản thân”.

Tuy nhiên, giá trị trung bình của QĐ2 nhỉnh hơn QĐ1 một khoảng rất nhỏ, điều đó phù hợp với thực tế khi ngoài các sinh viên mới ra trường khi tìm việc làm muốn ổn định lâu dài ở một cơng ty nhất định thì tỷ lệ khác sẽ không làm cố định tại công ty

22

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

đầu tiên vì bản thân muốn thử sức ở nhiều mơi trường khác nhau để tìm ra thế mạnh, điểm yếu và nơi phù hợp nhất.

<b>4.2.2. Thống kê mô tả trung bình về Lương khởi điểm</b>

LK1 Thấp hơn so với nhu cầu miễn có được nhiều cơ hội học

hỏi để phát triển, thăng tiến sau này <sup>3,68</sup> LK2 Đủ để đáp ứng chi tiêu và nhu cầu bản thân 3,67 LK3 Bạn sẽ chấp nhận làm việc mới mức lương khởi điểm mà

bạn cho là phù hợp, tương xứng với năng lực của bản thân

Nguồn: Kết quả tổng hợp Qua kết quả có thể thấy các nhu cầu về lương khởi điểm giữa các sinh viên khơng có q nhiều sự khác biệt. Tỷ lệ cao sinh viên mong muốn có mức lương khởi điểm “phù hợp, tương xứng với năng lực của bản thân” là 3,74. Tiêu chí mức lương khởi điểm “Thấp hơn so với nhu cầu miễn có được nhiều cơ hội học hỏi để phát triển, thăng tiến sau này” có trung bình cao nhì là 3,68 cũng phần nào thể hiện được sự ham học hỏi và cầu tiến của sinh viên khoa Kinh tế. Thấp nhất là điểm trung bình 3,67 của tiêu chí “Đủ để đáp ứng chi tiêu và nhu cầu bản thân”

<b>4.2.3. Thống kê mơ tả trung bình về Khơng gian làm việc</b>

KG2 Được thiết kế hiện đại, sang trọng, chuyện nghiệp 3,50 KG3 Không quá quan tâm tới thiết kế của khơng gian làm

việc, chỉ cần đó là cơng việc có thể đáp ứng nhu cầu bản thân

Nguồn: Kết quả tổng hợp Bảng kết quả cho thấy khơng có sự chênh lệch lớn giữa các tiêu chí. Trung bình cao sinh viên thích một khơng gian làm việc “Được thiết kế hiện đại, sang trọng, chuyện nghiệp” là 3,50 cho thấy các sinh viên Kinh tế thích có tính thẩm mỹ trong thiết kế. Tiếp theo là “Không quá quan tâm tới thiết kế của không gian làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

việc, chỉ cần đó là cơng việc có thể đáp ứng nhu cầu bản thân” đứng thứ hai với điểm trung bình 3,49, thể hiện một phần nhỏ sinh viên khơng q quan trọng về hình thức bên ngoài mà chủ yếu cần tập trung vào chất lượng cơng việc bên trong. Cuối cùng là tiêu chí “Sạch sẽ, gọn gàng, thối mái” có trung bình thấp nhất là 3,29,

<b>4.2.4. Thống kê mơ tả trung bình về Văn hóa cơng ty</b>

VH1 Có tổ chức các bữa tiệc, team building để kết nối tập thể

VH2 Khơng có khoảng cách lớn giữa cấp trên - cấp dưới, mọi người ln lắng nghe ý kiến và góp ý của nhau Bảng thống kê trung bình về văn hoa cơng ty cho thấy đa số sinh viên đều muốn công ty có tiêu chí “Khơng có khoảng cách lớn giữa cấp trên - cấp dưới, mọi người luôn lắng nghe ý kiến và góp ý của nhau” là 3,97. Qua đó, thể hiện sự quan tâm về sự chia sẻ, thấu hiểu trong công việc để cùng nhau phát triển công ty. Tiếp theo là 3,92 điểm trung bình “Trang phục bắt buộc” thể hiện các bạn sinh viên mong muốn có sự nhất qn, đồng nhất trong cơng việc, Trung bình cao thứ ba là tiêu chí “Có tổ chức các bữa tiệc, team building để kết nối tập thể với nhau hơn” là 3,91 cho thấy đa số các sinh viên khá quan tâm tới vấn đề giải trí trong công ty và các hoạt động tập thể. Thứ tư là tiêu chí “Giờ làm việc hợp lý, khoa học” cho thấy sinh viên rất quan tâm tới vấn đề sức khỏe được bảo đảm khi đi làm. Thấp nhất là “Có OT (Overtime: làm thêm giờ)” là 3,88 vì có một số sinh viên khơng thích cơng việc có làm thêm giờ.

24

</div>

×