Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Bài giảng địa lý tự nhiên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.27 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA DIA LY

BAI GIANG
DIA LY TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Người biên soạn: Lê Ngọc Hành

Đà Nẵng, 2021

MỤC LỤC

PHAN KHAI QUAT

Chương 1. LÃNH THỔ VIỆT NAM VA LICH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM.

1.1. Lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1. Vị trí địa lý

1.1.3. Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta..
1.2. Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam..
1.2.1. Giai đoạn tiền Cambri (Cm).
1.2.2, Giai đoạn cổ kiến tạo
1.2.3. Giai đoạn Tân kiến tạo..
1.3. Sựhình thành khoáng sản.
1.3.1. Các mỏ nội sinh...
1.3.2. Các mỏ ngoại sỉnl
CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THỰC HÀNH..
Chương 2. ĐỊA HÌNH VIET NAM


2.1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
2.1.1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2.1.2. Cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được tân kiến tạo làm trẻ lại..
2.1.3. Các chu kỳ tân kiến tạo đã dẫn đến tính phân bậc của địa hình.
2.1.4 Địa hình Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến, gió mùa, ẩi Đây là đặc điểm bao
trùm 11
2.2. Các kiểu địa hình ở Việt Nam
2.2.1. Kiểu địa hình núi. 12
2.2.2 Kiếu địa hình cao nguyên 12
i
18
2.2.5, Các kiểu địa hình đặc biệt 13
2.3. Các khu vực địa hình ở Việt Nam. 14
2.3.1. Khu vực đồi núi. 14
2.3.2. Địa hình đồng bằng.. 15
2.3.3. Địa hình bờ biển 16
THỰC HÀVNÀ THHẢO LUẬ 1
CÂU HỎI ƠN TAP
Chương 3. KHÍ HẬU VIỆT NAM...
3.1. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam...
3.1.1. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
3.1.2. Khí hậu Việt Nam phân hố tất đa dan,
3.1.3. Khí hậu Việt Nam diễn biển thất thường..
3.2 Các yếu tố chính của khí hậu
3.2.1. Chế độ nhiệt
3.2.2. Chế độ gió
3.2.3. Chế độ mưa
3.2.4. Bão...
3.3. Phan vùng khí hậu Việt Nam
3.3.1. Sơ đồ phân vùng khí hậu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc

3.3.2. Sơ đồ phân vùng khí hậu của Tổng cục khí tượ-nThgủy văn.

THỰC HANH
CÂU HỎI ÔN TẬP.
Chương 4. THUỶ VĂN VIỆT NAM
4.1. Đặc điểm chung của thuỷ văn Việt Nam
4.1.1. Mạng lưới sơng ngịi Việt Nam dày đặc, nguồn nước phong phú, nhiều phù sa 28
4.1.2. Sơng ngịi của Việt Nam phản ảnh rõ cấu trúc địa chất- địa hình....
4.1.3. Thuy ché s6ng ngồi Việt Nam theo sát nhịp điệu mùa mưa và khơ của khí hậu nội chí
tuyến gió mùa ẩm... se
4.1.4. Mạng lưới sơng ngịi Việt Nam có sự phân hố rõ rật trong khơng gian..
.4.2. Một số hệ thống sơng chính ở nước ta..
4.2.1 Một số hệ thống sơng chính ở Miền Bắc.
4.2.2. Một số hệ thống sơng chính ở Miền Trung...
4.2.3, Một số hệ thống sơng chính ở Miền Nam.
4.3. Đặc điểm hải văn
4.3.1. Đặc điểm chung của Biển Đông...
4.3.2. Đặc điểm hải văn
4⁄4. Phân vùng thủy văn Việt Nam.
CÂU HỎI ÔN TẬP.
THỰC HÀNH
Chương 5. THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM...
5.1. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng Việt Nai
5.1.1. Thổ nhưỡng Việt Nam đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất
5.1.2. Thổ nhưỡng Việt Nam mang tính địa đới rõ rệt, tính nội chí tuyến gió mùa ấm thế
trong q trình hình thành các loại đất Feralit là chủ yếu.
5.1.3. Thổ nhưỡng Việt Nam dễ bị thối hố nếu sử dụng khơng hợp lí
5.2, Các nhóm và các loại đất chính ở nước ta
5.2.1. Nhóm đất cát biến (Arenoso—lAsr).
5.2.2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisol~s Fls)

5.2.3. Nhóm đất phèn: Thionic Fluvisols — Fit..
5.2.4. Nhóm đất giây: Gleysols —GI
5.2.5. Nhóm đất than bùn: Histos—lHsS
5.2.6, Nhóm đất phù sa: Fluvisols— FL..
,. Nhóm đất xám: Acrisols — AC
.2.8. Nhóm dat dé: Ferrasols— FR
5.2.9. Nhóm đất nâu vùng bán khơ hạn
5.2.10, Nhóm đất đen: Luvisols — LV
5.2.11. Đất mùn alit núi cao: Aliso~lAsL...
5.2.12. Đất xói mịn trợ sỏi đá: Leptosol~LsP
'THỰC HANH
CÂU HỎI ÔN TẬP.
Chương 6. SINH VẬT VIỆT NAM
6.1. Đặc điểm chcu ủa n sing h vật Việt Nam..
6.1.1. Hệ địa sinh thái rừng là hệ địa - sinh thái nguyên sinh đặc trưng của tự nhiên Việt Nam.
6.1.2. Giới Sinh vật tự nhiên Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng...
6.1.3. Dưới tác động của con người, sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở Việt Nam đã

giảm sút nghiêm trọng.
6.2. Các hệ sinh thái chính & Vi
6.2.1. Nhóm hệ sinh thái thực bì nhiệt đới núi thấp..
6.2.2. Hệ sinh thái thực bì á nhiệt đới và ôn đới trên n
6.2.3. Hệ sinh thái nông nghiệp
CÂU HỎI ÔN TẬP.
Chương 7. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM...
7.1. Đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam
7.1.1. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên
7.1.2. Việt Nam là nước có tính biển lớn nhất trong các nước Đông Nam Á le đi
7.1.3. Việt Nam là một nước nhiều đồi nú
7.1.4. Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

7.1.5. Tự nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng và phức tạp thành nhiều vùng tự nhiên có đặc
điểm khác nhau 64
7.2. Khai thac cdc dc diém cơ bản củ tự a nhiên Việt Nam
7.2.1. Khai thác các đặc điểm thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta..
7.2.2. Khai thác tổng hợp các thế mạnh của biến...
7.2.3. Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta
7.2.4. Khai thác các thế mạnh của các vùng tự nhiên...
PHAN KHU VỰC.
CHƯƠNG 8. CƠ SỞ LÍ LUẬN VE PHAN VUNG DIA LY TU NHIEN VIỆT NAM.
8.1. CÁC QUY LUẬT PHÂN HOÁ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
8.1.1. Quy luật phân hoá địa đới
8.1.2. Quy luật phân hoá phi địa đới.........
8.1.3. Mối quan hệ của các quy luật biểu hiện ở Việt Nam z
8.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰNHIÊN.
8.2.1. Các nguyên tắc phân vùng
8.2.2. Các phương pháp phân vùng địa lý tự nhị
8.3, HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM..
8.3.1. Khái niệm...
8.3.2. Khái quát những hệ thống phân vị đã được sử dụng để phân vùng địa lý tự nhiên Việt
Nam. 81
8.3.3. Những chỉ tiêu cơ bản để chẩn đoán các cấp phân vị 85
CHƯƠNG 9. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BAC BACB 90
9.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CUA MIEN BAC VA DONG BAC BAC BO. 90
9.1.1. Bae diém chung. 90
9.1.2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên 90
9.2. SY’ PHAN HOA CUA MIEN THÀNH CÁC KHU BIA LY TỰ NHIEN.. 92
9.2.1. Khu Việt Bắc..... 93
9.2.2. Khu Đông Bắc. 95
9.2.3. Khu đồng bằng Bắc Bị
CHƯƠNG 10. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ..

10.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA MIEN TAY BAC VA BẮC TRUNG BỘ.
10.11. Đặc điểm chung
10.1.2. Đặc điểm của các thành phần tự nhiên..

10.2. SỰ PHÂN HÓA CỦA MIỀN THÀNH CÁC KHU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
10.2,1. Khu Tây Bắc......
- Neh Tĩnh
10.2.2. Khu Bắc Trường Sơn. VÀ NAM BỘ.

10.2.3. Khu đồng bằng Bình - Trị - Thiên và Thanh LÝ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG 11. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ Long..

11.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CUA MIEN NAM TRUNG BỘ
1.1.1. Đặc điểm chung
11.1.2. Đặc điểm của các thành phần tự nhiên..

11.2. SỰ PHÂN HÓA CUA MIEN THÀNH CÁC KHU ĐỊA

11.2.4, Khu Nam Trường Sơn.

11.2.2. Khu đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ

112.3. Khu Đông Nam Bộ
11.2.4. Khu Tây Nam Bộ hay đồng bằng sông Cửu
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

LỜI NÓI ĐẦU
Địa lý tự nhiên Việt Nam là môn học nghiên cứu các đặc điểm của địa lý tự nhiên, các quy
luật phân hóa của các tổng hợp thể tự nhiên các cấp, phân vùng địa lý tự nhiên trên phạm vì

lãnh thổ Việt Nam. Những kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên Việt Nam giúp sinh viên hiểu biết
sâu sắc hơn về thiên nhiên của đất nước mình, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức của các
môn học khác trong chương trình và quá trình học tập, có khả năng dạy tốt mơn Địa lý ở trường
phổ thông, ứng dụng vào những thực tiễn công việc, đặc biệt là hoạt động hướng dẫn du lịch.
'Đồng thời, môn học giúp ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề có liên quan
đang diễn ra trên đất nước ta như phát triển kinh t-ếxã hội, phòng chống thiên tai, cải thiện và
duy trì mơi trường sinh thải...
Tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam được biên soạn nhằm mục đích chính là giúp sinh viên
các chuyên ngành Địa lý học (chuyên ngành: Địa lý du lịch) có điều kiện và thuận tiện hơn trong
việc học tập trên lớp cũng như ôn tập, rèn luyện để nắm kiến thức, kỹ năng cần thiết về các vấn
đề có liên quan đến Địa lý tự nhiên Việt Nam để ứng dụng vào thực tiễn công việc liên quan
đến lĩnh vực du lịch.
Tuy nhiên đây cũng có thế là tài liệu bổ ích cho sinh viên và học sinh các cấp, các ngành
khác tham khảo và cho những ai yêu thích về Địa lý tự nhiên Việt Nam.
Nội dung của tài liệu được biên soạn dựa trên sự phân bố của chương trình Sư phạm
ngành Địa lý của trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN (3 tin chỉ), bao gồm những kiến thức cơ bản
nhất về khái quát và phân vùng Địa lý tự nhiên Việt Nam. Tài liệu biên soạn có 2 phần là phần

khái quát và phần khu vực, cụ thể như sau:

PHAN 1: PHAN KHÁI QUÁT

Chương 1: Lãnh thổ Việt Nam và Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam
Chương 2: Địa hình Việt Nam
Chương 3: Khí hậu Việt Nam
Chương 4: Thủy Văn Việt Nam
Chương 5: Thổ nhưỡng Việt Nam
Chương 6: Sinh vật Việt Nam
Chương 7: Những đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam


PHAN 2: PHẦN KHU VỰC

Chương 8: Cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam

Chương 9: Miền Bắc Và Đông Bắc Bắc Bộ.

Chương 10: Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ

Chương 11: Miền Nam Trung Bộ Và Nam Bộ.

'Để biên soạn tài liệu này, chúng tôi dựa vào tài liêu chính do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành là “Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam 1 (phần đại cương) và Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 —

do Đặng Duy Lợi (chủ biên), NXBĐHP, 2009.

Trong q trình biên soạn cịn nhiều vấn đề thiếu sót, rất mong được sự góp ý của đồng
nghiệp, các em sinh viên và bạn đọc.

PHẦN KHÁI QUÁT

Chương 1. LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM

MỤC TIÊU: Học xong chương này, sinh viên có được:

1. Về kiến thức:

~ Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
~ tịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam lâu dài và phức tạp, trải qua 3 giai đoạn lớn là
giai đoạn tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo. Trong đó giai đoạn Cổ
kiến tạo đóng vai trị quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.

2. Về Kỹ năng:
-Xác định được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

NỘI DUNG

1.1. Lãnh thổ Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam là một khối toàn vẹn, thống nhất, bao gồm vùng đất, vùng biến và

vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước Việt Nam.

~ Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận của lớp vỏ Địa lí của Trái Đất nằm

trên mảng lục địa Á-Âu và Thái Bình Dương.
- Về mặt xã hội: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước

cho đến nay.
Vi vay, khi nghiên cứu địa lý tự nhiên Việt Nam, một mặt cần xác định trên phạm vi hiện

tại của đất nước đã được luật pháp nước ta, luật pháp các nước xung quanh, luật pháp quốc tế.

thừa nhận. Mặt khác cần chú ý nghiên cứu mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ về mặt tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.1.1. Tog độ địa lí

Đất nước Việt Nam có một vị trí địa lý độc đáo, có ý nghĩa quyết định, chỉ phối sự hình

thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.

L Điểm cực Địa danh hành chính | vias Kinh độ
| Bic | Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang | 23°23'8 |10s%o


¡ Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiến, tỉnh Cà Mau 89308 104950 |
| Dong Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 1204018 10992870

T| ây | xa sin Thu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên [298 |iosogp |
Trên biển chưa xác định thật chính xác vì chưa có các văn bản ký kết chính thức giữa
nước ta với các nước ven biển Đông, quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở kinh độ

117920'Đ và phía Nam ở Vĩ độ 5925”B,

1.1.1.2. Mổi quan hệ lãnh thổ.

Việt Nam nằm ria phía Đơng bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á,

2

phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đơng và Nam giáp với biến
Đơng Việt Nam.

Với vị trí địa lí đó, Việt Nam nằm hồn tồn trong vành đai nhiệt đới Bán Cầu Bắc, trong
vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, vừa gần vào rìa lục địa là phía Đơng của bán đảo

Trung - Ấn, vừa thơng ra Thái Bình Dương qua biển Đơng nên Việt Nam nằm ở khu vực chuyển
tiếp của nhiều hệ thống tự nhiên, mang tính biển lớn nhất so với các nước Đông Nam Á lục địa.

1.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.

1.1.2.1. Vùng đất


Là phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước

kề bên và khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong biển Đông.

Trên đất liền lãnh thổ kéo dài 159 vĩ tuyến nhưng hẹp ngang (nơi rộng nhất ở vịnh Bắc Bộ

600km, nơi hẹp nhất ở Quảng Bình 48km), bù lại phần trên biển mở khá rộng về phía đơng,

đồng thời kéo thêm một ít về phía Nam.
Diện tích đất liền 330.957,6 km? (theo Tổng cục thống kê 2012). Việt Nam có đường biên

giới chung với Trung Quốc 1306km (giáp 7 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh); đường biên giới giáp với Lào 2067km (giáp 10 tỉnh: Điện Biên,
Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Binh, Quang Trị, Thừa Thiên - Huế, Quang Nam va
Kon Tum); đường biên giới giáp với Campuchia 1080km (giáp 10 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lak, Đăk Nơng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang).

'Đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước xung quanh về cơ bản đã được

phân giới cắm mốc và đã đi vào lịch sử, các vấn đề nảy sinh đã và sẽ được giải quyết thông qua

đàm phán và thương lượng giữa các bên liên quan.

1.1.2.2. Vùng biển

'Vùng biển của nước ta bao gồm: Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế và thềm lục địa.


~ Đường cơ sở: Đảo Cồn Cỏ - đảo Lý Sơn — hịn Ơng Căn ~ mũi Đại Lãnh ~ hịn Đơi hịn

Hải ~ hịn Bảy Cạnh — hịn Bơng Lang — hịn Tài Lớn ~ hịn Đá Lẻ - hòn Nhạn. Bên trong đường.

cơ sở là vùng nội thuỷ.
~ Lãnh hải: tơng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
~ Tiếp giáp lãnh hải: thêm 12 hải lý.
~ Vùng đặc quyền kinh tế: rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

lén cả

1 Mặt tiền

Đường bờ biến dài 3260km, trong vùng biển có nhiều đảo, quần đảo, có 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.

Vùng biển có diện tích khoảng 1.000.000km2 và có hải phận giáp với Trung Quốc,
Philippine, Brunây, Indonesia, Malaisia, Singapore, Thailand và Campuchia.
1.1.2.3. Thềm lục địa

Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần tự nhiên của lục địa mở rộng ra
ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngồi của rìa lục địa có đến độ sâu khoảng 200m hoặc hơn
nữa. Nước ta tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.

1.1.2.4. Vùng trời.

Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, được xác định bằng các đường biên
giới, trên biển là ranh giới phía ngồi lãnh hải và khơng gian của các hải đảo.

1.1.3. Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta


Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ phối các đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bán cầu Bắc và sát với đường chí

'tuyến Bắc nên thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới.

- Việt Nam nằm ở phía Đơng bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển Đông rộng lớn là
một kho nhiệt ẩm dồi dào luôn bổ sung và điều hoà cho thiên nhiên Việt Nam.

~ Việt Nam nằm ở vị trí nối liền 2 châu lục Á — Uc, giữa 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương.

và Đại Tây Dương, là nơi gặp gỡ giữa 2 luồng khơng khí xuất phát từ những khu vực lớn ay.
+ Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới - ấm - gió mùa (khác với các quốc gia khác

trên cùng vĩ độ như Tây Á, châu Phi) mà biểu hiện của tính chất đó là rừng gió mùa chí tuyến và
rừng gió mùa Á xích đạo.

+ Hệ sinh vật Việt Nam phong phú, đa dạng (bao gồm nhiều luồng di cư khác nhau).
- Việt Nam nằm ởvị trí gần các vành đai sinh khống lớn trên Thế giới (vành đai Thái Binh
Dương và Địa Trung Hải) nên khoáng sản khá phong phú và đa dạng.
~ Việt Nam nằm trong vùng thiên tai của thế giới: Bão, lũ, hạn hán, sóng thần...

1.2. Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam.

- Đặc điểm hiện nay của tự nhiên Việt Nam là kết quả của những tác động tương hỗ giữa
các thành phần tự nhiên diễn ra trong suốt cả thời gian phát triển lâu dài, những nét hiện đại
nhiều khi là sự kế thừa của cấu trúc cổ hoặc xen kế với những yếu tố cổ di lưu.

~ Đặc điểm cơ bản nhất của lãnh thổ Việt Nam là nằm ở phần cực Đông và Nam của mảng
luc dia A-Au, noi tiếp xúc giữa mảng lụa địa Ấn Độ, Australia và mảng Đại dương Thái Bình

Dương ~ Philippine. Tại đó các hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra liên tục lúc mạnh lúc yếu, từ
thời kì tiền Cm đến hoạt động kiến tạo Anpơ — Hymalaya, đồng thời hoạt động ấy lại diễn ra
không đồng đều trong các khu vực khác nhau ở Việt Nam khiến cho cấu trúc kết thúc cực kì
phức tạp do các địa tầng được liên tiếp thành tạo chồng chất nối tiếp với nhau về thời gian và
lồng vào nhau trong không gian dẫn đến việc xác định ranh giới giữa các khu vực cũng như giữa
các khu vực địa chất — kiến tạo rất khó khăn,

Có thể tìm hiểu lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam theo 3 giai đoạn lớn.

1.2.1. Giai đoạn tiền Cambri (Cm)
La giai đoạn kéo dài nhất và cổ xưa nhất cách đây 2-3 tỉ năm cho đến kỷ Cm (570 triệu

năm) gồm Đại Thái cổ (AR) và Đại Nguyên sinh (PR), vì vậy điều kiện cổ địa lý cịn rất sơ khai và
đơn điệu, khí quyển chủ yếu là amơniac, CO2, Nz, Hạ..., thủy quyển mới tích tụ, sinh vật đầu tiên
dưới nước mới xuất hiện, dạng nguyên thủy.
định. Giai đoạn này nước ta bao gồm các khối đá biến chất hoạt động như những khiên én

Từ Bắc đến Nam có: Khối vịm sơng chảy, dấy Hồng Liên Sơn, cánh cung sơng Mã, địa
khối Pu Hoạt, dải Pu Lai Leng - Rào Cỏ và địa khối Kon Tum.

Đây là những mảng nhỏ cịn sót lại trong q trình phá vỡ một mảng lục địa cổ tiền Cm

rộng lớn hơn - lục địa cố Đơng Nam Ảvì các cấu trúc của chúng giống nhau và giống nền Hoa
Nam, Cao nguyên San thuộc Myanma, Boocnéo, địa khối Trung An.
1.2.2. Giai đoạn cổ kiến tạo

~ Kéo dài 500 triệu năm từ Cm đến Crêta (Cổ sinh đến Trung sinh). Trong thời gian đó có
nhiều lần biển tiến, biển thối; có rất nhiều giai đoạn sụt lún và uốn nếp; có rất nhiều pha xâm
nhập và phun trào dung nham.
kì sau: - Đây là giai đoạn quyết định nhất đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. Có 4 chu


1.2.2.1. Chu kì Calêdơni: (Cm ~ D4), diễn ra chủ yếu ở phía Bắc sơng Hồng.

Chu ki Calêđoni diễn ra không mạnh mẽ trong cả nước, địa hình khơng được nâng cao.

nhiều, hiện tượng uốn nếp chỉ xảy ra ở nền Hoa Nam, mở rộng vòm song chảy thành khối nâng.
Việt Bắc hình thành các cánh cung Nam Trung bộ.

Còn ở địa máng Trường Sơn, chế độ sụt võng và lắng đọng trầm tích kéo dài liên tục từ O-
D: chủ yếu là các đá cát và đá sét kết, cịn có một ít đá vơi.

Ở địa khối Inđôxini xảy ra hiện tượng đứt gay: dirt gãy “thung lũng Xê Kông” và Rãnh
Nam Bộ tách khối KonTum của Việt Nam ra khỏi vùng còn lại bị sụt lún của địa khối Inđồxini.
1.2.2.2. Chu ki Hecxini

Kéo dài 175 triệu năm từ D1 (hạ) đến P2 (thượng) cách 225 triệu năm, vào D1 có hiện

tượng tiến triển mạnh.

Trong chu kì Hecxini có đủ các loại nham tướng biển sâu, biển nông và ven biển (sét kết,

bột kết, cát kết...) quan trọng nhất là tạo nên lắng đọng của các lớp đá vôi rất dày (D-C-P) tạo

nên những khu vực Karst quan trọng ở Miền Bắc Việt Nam.

Vào cuối kỷ D ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có hiện tượng biển lùi và xảy ra uốn nếp khá

mạnh ở địa khối Kon tum, kết hợp với xâm nhập và phun trào riolit va andézit.
1.2.2.3. Chu kì Inđơxini


Diễn ra gần 40 triệu năm, từ T1-T3. Đây là chu kì quan trọng nhất vì sau đó lãnh thố nước

ta da hinh thành xong trừ một số vùng cạn mà sau này chu kì Kimêri thanh toán nốt.

Ở Miền Bắc: chỉ có một số vùng có trầm tích T2-3 như vùng sông Hiến (Lạng Sơn), vùng
An Chau (Ha Bac).

Ở Khiên Kon Tum và nền Heodni bao quanh, vận động Inđôxini biếu hiện bằng những đứt
gay tạo nên các vùng đất nâng lên hạ xuống khác nhau. Các nơi bị sụt võng là vùng An Điềm và
miền Đơng Nam Bộ, cịn đứt gãy Xê Kông lại hoạt đông và nâng khiên Kon Tum tách khỏi phần
bị sụt võng của địa khối Inđôxini nằm trong các lãnh thổ của Lào, Campuchia, Thái Lan.

Ngồi ra cịn có một đứt gấy nữa chạy ngồi biển Đơng ven vùng biển nước ta,
Trong các vùng sụt võng có trầm tích cuội kết, đá kết, bột kết và đá sét.
Riêng trong các khu vực từ Đèo Ngang trong địa máng sông Cả, địa máng Sầm Mưa và địa
máng sơng Đà có tốc độ sụt lún rất lớn.
VD: sông Đà: trầm tích dày 6000m.
Các hoạt động uốn nếp ở đây tạo nên các hoạt động macma.
1.2.2.4. Chu kì Kêmeri
Đây là chu kì hoạt động macma là chủ yếu: phía Bắc có ở Việt Bắc, Đông Bắc: ở các khu
vực Cao Bằng-Thất Khê-Lộc Bình, thung lũng sơng Thương (các đá phun trào riolit) các đá xâm
nhập chủ yếu là granit có ở Biooc, Phia Uắc, vùng sơng Đà có cả xâm nhập lẫn phun trào mafic.
Phía Nam: Các đá phun trào chiếm 1 khu vực rộng từ Qui Nhơn cho đến Vũng Tàu, ngoài
ra các đá anđêzit đã tạo nên một số núi cao cực Nam Trung Bộ như Bi Đup, Lang biang, Ta
Dung.
Như vậy chu kì Kimêri đã chấm dứt giai đoạn địa máng lâu dài ở Việt Nam để
chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn phát triển lục địa.

Ý nghĩa:


~2 nguyên đại cổ sinh và trung sinh song song với các hoạt động kiến tạo là sự hình thành
điều kiện cổ địa lí khác nhau, làm phong phú thêm môi trươntgự nhiên nước ta

~ Ở đại MZ giới thực vật nước ta đã phong phú, đất nước ta đã hình thành và có khí hậu
nóng ẩm. Động vật có các loại bị sát sinh sống (hố thạch ở Lao Bảo).

~ Lớp vỏ phong hoá là feralit đỏ vàng. Trong giới động vật, cũng đã có cá, lưỡng cư, chim
và một số lồi có vú.
1.2.3. Giai đoạn Tân kiến tạo

Sau vận động Inđosini vào T3, chế độ lục địa kéo dài hàng trăm triệu năm, nhưng đối với
lãnh thổ nước ta thì sau Creta mới hồn tồn chấm dứt chế độ địa tào với chu kỳ Kimêri. Vì vậy,
giai đoạn phát triển lục địa rõ rệt nhất của lịch sử phát triển tự nhiên mới chính thức bắt đầu từ
Paleogen, từ đó là giai đoạn bán bình ngun hố kéo dài gần 50 triệu năm.

Giai đoạn tân kiến tạo bắt đầu từ Neogen cách 65 triệu năm và đã làm trẻ lại các bình
nguyên cổ được hình thành ở Paleogen.

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam vì hầu hết
những đặc điểm địa chất hình ngày nay ở Việt Nam đều được hình thành trong đại Tân sinh

(kz).

Do lãnh thổ Việt Nam nằm gần vòng cung Anpơ-Hymalaya và vịng cung Thái Bình Dương
là những khu vực uốn nếp mạnh kèm theo những sự sụt võng lớn và hoạt động núi lửa tích cực
nên biên độ nâng cao lãnh thổ nước ta khá mạnh, tạo nên những vùng địa hình và cao nguyên

hiện nay nước ta. Tuy nhiên vận động nâng cao không liên tục mà theo từng đợt dẫn đến các

cấu trúc phân bậc rất đặc trưng. Ở Việt Nam Có 6 chu kì nâng và trầm tích. Bốn chu kì đầu xảy


ra ở Kỷ Đệ Tam, 2 chu kì sau xảy ra vào kÌ Đệ tứ. Mỗi chu kỳ có 2 pha: Pha nâng làm cho địa
hình được nâng cao và đồng thời làm tăng cường các hoạt động xâm thực của các sông suối,
phá huỷ, chia cắt và hạ thấp các mặt địa hình đó. Tiếp theo pha nâng là pha yên tĩnh. Hoạt động
xâm thực của sông suối trở nên yếu đi, thung lũng được mở rộng. Hoạt động bồi tụ là chủ yếu,
bề mặt địa hình bị san bằng tạo nên một bề mặt bán bình nguyên mới.

Hoạt động tân kiến tạo ở nước ta trong giai đoạn đầu diễn ra mạnh ở khu vự phía Bắc,

sau dé lan dan tới khu vực m iền Nam và biển Đông.
Ý nghĩa:
~ Qua 6 chu kỳ kiến tạo, chu kỳ sau nâng bán bình nguyên của chu kỳ trước, các đợt kế

tiếp nhau liên tục, chỉ bị ngắt quảng bởi những pha n tĩnh ngắn. Vì vậy ở Việt Nam khơng có
các bề mặt san bằng lớn.

- Về mặt địa chất: hoạt động của động đất và phun trào bazan rộng rãi tạo nên các dạng
địa hình khác nhau, hình thành hàng loạt các suối nước nóng vào đầu đệ tứ đã quyết định đến
sự hình thành thổ nhưỡng.

~ Các đứt gãy sâu, mạnh đã hình thành các thung lững lớn, tạo nên các hẽm vực, các hiện
tượng bắt dòng xảy ra một cách phổ biến dẫn đến sự thay đối đáng kể trong mạng lưới sông.
ngồi.

~ Cùng với sự thay đổi điều kiện kiến tạo - địa mạo là sự thay đổi khí hậu, thay đổi lớp phủ
thổ nhưỡng — sinh vật làm thay đổi sâu sắc các cảnh quan tự nhiên trên bán bình ngun cổi
palêogen.

1.3. Sự hình thành khống sản


Việt Nam là một nước có nhiều khống sản — Đó là kết quả của q trình phát triển địa
chất- kiến tạo lâu dài và phức tạp. Các loại tài ngun khống sản nước ta có

nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh:
1.3.1. Các mỏ nội sinh

Các mỏ nội sinh thường được hình thành ở những vùng có đứt gấy sâu hoặc siết ép mạnh
trong các vùng tạo núi có hoạt động magma xâm nhập hoặc phun trào.

Ở nước ta, các mỏ nội sinh được tập trung tại 2 khu vực chính:

1.3.1.1. Khu vực phía Bắc từ Việt Bắc & Đơng Bắc đến thung lũng sông Hồng:
Đây là khu vực có nhiều đứt gấy quan trong như đứt gấy sông Hồng ~ sông Chảy, đứt gấy.

Lạng Sơn — Sơn Dương, đứt gy Cao Bang - Lạng Sơn — Thái Nguyên.

- Thiếc, vônfram ở Phia Uắc, lòng chảo Tĩnh Túc

~Mư đa kim chì-bạc-kẽm ở chợ Điền (Bắc Kạn), Tun Quang, Ngân Sơn, ...
~ Mỏ Ăngtimoan ở Tuyên Quang, Chiêm Hoá, Cao Bằng, Thất Khê.
~ Mỏ Hg ở Hà Giang, Vàng ở Bảo Lạc, Ngân Sơn, Thái Nguyên.

~ Mỏ Sắt ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng.

~ Mỏ Niken và Amiăng ở Cao Bany

Nhìn chung các mỏ có đa dạng nhưng trữ lượng khơng lớn.
1.3.1.2. Khu Vực phía Nam thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Cả

Khu vực này bao gồm các đứt gãy Điện Bị ~ Lai Châu, sông Mã, sông Cả... có nhiều

khống sản đa kim, crơm, sắt, thiếc, đồng, niken...

1.3.1.3. Khu vực núi Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam

Có đồng ờ Đức Bố, mica ở Hội An, Vàng ở Bồng Miêu, Kẽm ở Điện Bàn, vàng và đá quý ở

Thừa Thiên - Huế..

Về tuổi, phần lớn các mỏ nội sinh khoáng sản ở Việt Nam có tuổi được hình thành trong
các chu kỳ kiến tạo Trung sinh, một ít trong đại Cổ sinh.
1.3.2. Các mỏ ngoại sinh

Các mỏ ngoại sinh ở Việt Nam có liên quan mật thiết đến hoạt động trầm tích tại các vùng
biển cạn, vùng ven biển và các đầm hồ lớn như mỏ Than, dầu khí, phốt phát, sắt trầm tích,
bơxit, titan, Mn, đá với.. Tuổi các mỏ ngoại sinh phân lớn là thời kì Hecxini và Inđơxini, một ít có
tuổi Tân sinh.

Nhận xét chung:

~ Tài nguyên khoáng sản nước ta khá đa dạng và phong phú bao gồm đủ các loại khoáng
sản năng lượng, khoáng sản kim loại, phi kim loại.

~ Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước, tuy nhiên
tập trung nhiều nhất là khu vực phía đơng tả ngạn thung lũng sông Hồng.

- Hầu hết các mỏ đã được phát hiện và khai thác đều có qui mơ trung bình và nhỏ, chỉ có
một số mỏ tương đối lớn và có giá trị kinh tế như dầu khí, than, apatit, sắt, thiếc, vật liệu xây

dựng.


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH

1. Xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta. Từ đó nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí.

2. Lịch sử hình thành của tự nhiên nước ta trải qua mấy giai đoạn. Đặc điểm chính của

từng giai đoạn.

3, Trình bày giai đoạn tân kiến tạo và nêu vai trò của giai đoạn này đến sự hình thành lãnh
thổ nước ta

4. Trình bày và nêu nhận xét về nguồn tài nguyên khoáng sẵn nước ta.
5. Dựa vào giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, trang 34 = 37 hãy vẽ lược đồ Việt Nam
(kích thước bằng tờ giấy A4}

'Yêu cầu:

- Tự vẽ bằng phương pháp ô vuông

- Có hệ thống kinh vĩ tuyến

~ Điền vào bản đồ:

+ Một số địa danh chính: Hà Nội, Hải Phịng, Lạng Sơn, Lào Cai, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,

TP Hồ Chí Minh, Bm Ma Thuột, Đà lạt, Cần Thơ, Cà Mau.
+ Các điểm cực.
+ Các đảo: Cái Bàu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Q, Cơn Sơn,

Hịn Khoai, Hòn Nam Du, Hòn Rái, Thổ Chu, Phú Quốc.


+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Chương 2. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

MỤC TIÊU: thổ nước ta

1. Kiến thức: Sinh viên nắm được

~ Các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
- Các kiểu địa hình.
- Các khu vực địa hình khác nhau
2. Kỹ năng.
~ Xác định được các kiểu địa hình chính trên lãnh
- Phân tích được các lát cắt địa hình điển hình

NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Địa hình là yếu tố ngoại mạo nổi bật và bền vững nhất của cảnh quan tự nhiên có ảnh

hưởng mạnh mẽ đến các thành phần tự nhiên. Địa hình là nhân tố chủ yếu tạo ra sự phân hoá
đa dạng của tự nhiên Việt Nam.

Ngồi ra, địa hình là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất của con người. Trong quá trình

lao động sản xuất, con người lại tác động trở lại đến địa hình. Vì vậy bên cạnh các dạng địa hình

tự nhiên cịn có các dạng địa hình nhân sinh.

2.1.1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2.1.1.1. Trên đất liền

Đồi núi chiếm %4 diện tích lãnh thổ. Đặc điểm này quyết định mạng lưới song ngòi, chế độ.
nhiệt - ẩm của khí hậu và chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản, lâm sản và thổ sản phong
phú.

'Đồng bằng chiếm 1⁄4 diện tích lãnh thổ, được hình thành từ những chân núi hay các vùng
đồi núi bị sụt võng (Đệ Tam và Đệ Tứ) do q trình hải tiến mài mịn hay sự bồi đắp phù sa của
các con sơng. Vì vậy ngay trên đồng bằng vẫn cịn có nhiều núi sót.

2.1.1.2. Trên biển

Đồi núi nhô lên khỏi mặt nước tạo thành các đảo, quần đảo. Đồi núi còn lan ngầm dưới
biến làm địa hình đáy biển bị chia cắt phức tạp.
2.1.2. Cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được tân kiến tạo làm trẻ lại

- Trong giai đoạn cổ kiến tạo lãnh thổ Việt Nam đã hình thành, sau đó là giai đoạn bán
bình ngun hố kéo dài (khoảng 50 triệu năm trong kỷ Palêôgen).

- Vận động Tân kiến tạo đã nâng bề mặt bán bình ngun làm cho núi non, sơng ngịi trẻ
laivi vay

+ Núi Việt Nam không phải là núi uốn nếp trẻ của vận động An~ pHymơ alaya mà là kết

quả của sự tắng cường cắt xẻ của sơng ngịi, hình thành những khe sâu, những hẽm vực (Ở Việt

10

Nam khơng có núi mà chỉ có thung lũng).

+ Vận động Tân kiến tạo về căn bản mang tính kế thừa và thống nhất với cổ kiến tạo: Khôi

phục lại những mảng nền cũ, những nếp uốn cổ, những đứt gãy cũ... đã làm sống lại những cấu

trúc ấy. Thể hiện:

Các núi cao ngày nay đa số là các bối tà cổ nhân granit như vịm song Chảy, Hồng Liên
Sơn, dãy sông Mã, núi Pu Hoạt, Pu Lai Leng, Rào Cỏ, Ngọc Linh, Vong Phu...

Các con sơng quan trọng đều chảy tồn bộ hay phần lớn trong các đứt gấy sâu: Sông Kỳ

Cùng, sông Hồng, sông Cả, sông Mã...

Hướng sơn văn chính là hướng TB-ÐN hay vịng cung theo hướng của các địa máng hoặc
địa khối.

~ Giữa địa hình và nham thạch cấu tạo nên địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì
vậy có thể nhìn dạng địa hình để xác định khá chính xác nham thạch cấu tạo nên dạng địa hình
đó. Ví dụ:

+ Địa hình đồi bát úp (vùng bán sơn địa): Diệp thạch, cát kết, sét kết..
+ Địa hình vịm (vịm sơng Chay): Granit và gơnai.
+ Địa hình Karst: dốc đứng, hiểm trở, nhiều hang động: đá
+ Địa hình núi cao, đỉnh nhọn như Tam Đảo, Mẫu Sơn: phun trào riolít.
+ Địa hình cao nguyên: đá bazan...

2.1.3. Các chu kỳ tân kiến tạo đã dẫn đến tính phân bậc của hình
'Vận động Tân kiến tạo theo nhiều đợt kế tiếp nhau, nhiều pha xen kế nhau làm cho địa

hình có nhiều bậc khác nhau:


Núi cao. Núi sót >2500m. Chủ yếu ở phía Bắc. ]
[_ Bán bình nguyên cố _; 2100~2200m Hoàng Liên Sơn, Lâm Viên —_'
>2000m Bán bình nguyên. 1500 ~—1800m. Đồng Văn, Bắc Hà, Sapa,Đà Lạt
Chờ; SỐ -
Núi trung bình 1000 ~1400m. Trường Sơn, Tây Nguyên |

Từ 1000 ~2000m

Núi thấp Bản bình nguyên | 600-900m | Các cao nguyên DiLinh,KonTum, |
<1000m _— ChyM; }- xa
200~600m | Trung du Bắc Bộ, Nam Tây Nguyên,
chu ky ông Nam Bộ,
Bán bình nguyên. 25~100m ‘Ding bang Bac BG, Nam BO
¬...........Ơ —
Bán bình nguyên Chủ kỳ VÌ |
2.1.4 Địa hình Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến, gió mùa, ẩm: Đây là đặc điểm bao trùm
Thể hiện:
~ Địa hình Việt Nam là kết quả của sự xâm thực, bồi tụ mãnh liệt của hệ thống song ngồi
dày đặc, nhiều nước và theo mùa.
- Q trình phong hố mạnh, lớp vỏ phong hố day.
~ Các q trình địa mạo hiện đại diễn ra mạnh mẽ: đất trượt, đất chảy, đá đổ,
quá trình Karst diễn ra đến giai đoạn chót, kết von đá ong, địa hình đầm lầy than bùn...

1

2.2. Các kiểu địa hình ở Việt Nam

Căn cứ vào hình thái và trắc lượng hình thái địa hình có thể phân địa hình nước ta thành

các kiểu địa hình chính: Núi, cao ngun, đồi và đồng bằng.
2.2.1. Kiểu địa hình núi
2.2.1.1. Kiểu địa hình núi cao: Độ cao >2000m.

- Tập trung ở phía Bắc và biên giới Việt - Lào, Việt - Trung bao gồm các núi: Pu Tha Ca
2274m, Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Liêu Ti 2402m thuộc tỉnh Hà Giang; Bát Xát 2820m (Lào Cai);
Pu Si Lung 3076m (Mường Tè ~ Lai Châu); Pu Hoạt 2452m, Pu Xa Lai Leng 2711m (Nghệ An);
Rao Cỏ 2235m (Hà Tĩnh); Tiêu biểu nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh núi cao như Pu
Lng 2985m, Tả Yang Phìn 3096m, Sà Phìn 2874m, Cao nhất là đỉnh Phan Xi Pan 3143m.

Phía Nam của dãy Trường Sơn có một số dỉnh núi cao như Ngọc Linh 2598m, Ngọc Niay
2052m, Ngọc Kring 2025m thuộc tỉnh Kon Tum; đỉnh Vọng Phu 2015m (Khánh Hòa); Chữ Yang
‘Sin 2405m (Dak Lik), Lang Biang 2168m (Lâm Đồng).

~ Đặc điểm: Cấu tạo bởi những đá cứng, khó phong hố như granit, riolit... địa
hình hiểm trở, đỉnh sắc nhọn, độ dốc lớn, xâm thực mạnh, độ chia cắt sâu.
2.2.1.2. Kiểu địa hình núi trung bình: Độ cao từ 1000 ~2000m, chiểm 14% diện tích.
~ Phân bố khá rộng rãi từ B — N. Bao gồm: Phia Ya 1980m, Phia Uắc 1980m 6 Cao Bang;

Mẫu Sơn 1541m ở Lạng Sơn; Nam Châu lãnh 1506m ở Quảng Ninh; Tam Đảo 1591m ở Vĩnh

Phúc; Tản Viên 1287m ở Hà Tây; Động Ngài 1774m, Bạch Mã 1444m ở Thừa Thiên - Huế; Bảo

Lộc 1545m ở Lâm Đồng.

~ Đặc điểm: Được cấu tạo bởi những đá cứng chủ yếu là đá magma và biến chất, nhưng
có độ cao thấp hơn, mức độ xâm thực và chia cất ít hơn.
3.3.1.3. Kiểu địa hình núi thấp: Độ cao < 100m.

Phân bố thường liền kề với vùng núi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các

bậc địa hình cao thấp khác nhau, đôi khi gặp ngay ở đồng bằng va ven biển với dạng núi sót.

2.2.2 Kiểu địa hình cao ngun

hợp Cao ngun có 3 loại: Cao ngun đá vơi, cao nguyên đá bazan và cao nguyên dạng hỗn
2.2.2.1. Kiểu địa hình cao ngun (CN) đá ví

~ Phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta như CN Đồng Văn (Hà Giang),

CN Bắc Hà (Lào Cai), Các CN khác như Tả Phình - Sin Chai, Son La, Méc Chau...
- Đặc điểm: Độ cao khá lớn, hiểm trở, bề mặt bị chia cắt mạnh, độ sâu khá lớn

tạo nên các hẽm vực, mạng lưới sơng ngịi thưa thớt, hiếm nước.

2.2.2.2. Kiểu địa hình cao nguyên Bazan

~ Phân bố tập trung ở Tây Nguyên và vùng tiếp giáp Tây Nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm.
các CN như Kon Tum - Pleiku (700-800m), CN Bac Lắc (600m), CN Mơ Nông - Di Linh (1000m).

~ Đặc điểm: Địa hình mềm mại, hơi lượn sóng.
3.3.2.3. Kiểu địa hình CN hỗn hợp (gồm đá trầm tích, đá magma và đá biến chất)

- Phân bố: Cao nguyên Lâm Viên-Đà Lạt 1500m.
12

~ Đặc điểm: Địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẻ với những dãy đồi và ngọn đồi rải rác.
2.2.3. Kiểu địa hình đồi

~ Phân bố ở vùng giáp ranh giữa vùng núi và đồng bằng
~ Đặc điểm: Độ cao khoảng từ 50 - 85m. Hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Xâm thực, bào mịn địa hình gốc. Có 2 dạng: Đồi bát úp và dãy đồi. Phân bố ở vùng Trung du

Bắc Bộ: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ; Ở Đồng Nam Bộ có ở Bình Dương, Bình.

Phước, Đồng Nai.

2.2.4. Kiểu địa hình đồng bằng.

- Đắc điểm chung của kiểu địa hình đồng bằng (ÐB) là địa hình bằng phẳng, độ cao thấp.
~ Nguồn gốc: Được hình thành do quá trình bồi đắp trầm tích biển, trầm tích lục địa và
phù sa của các con sông lớn trên các vùng trũng, sụt lún mạnh.
~ Kiểu địa hình đồng bằng có Đ8 Bắc Bộ, DB Nam Bd va BB Duyên Hải miền Trung,
đắp. + Ð8 Bắc Bộ: Diện tích khoảng 15.000km: Do phù sa sơng Hồng và song Thái Bình bồi
Đặc điểm: Bằng phẳng, dốc về phía biển, đang bồi đắp bởi lớp phù sa Q. Trong lịng ĐB
cịn có nhiều núi sót và nhiều ơ trũng, bên ngồi là những cồn cát biển do hệ thổng đê. Hiện

nay còn mở rộng tiếp tục lấn ra biển.

+ÐB Nam Bộ: Diện tích khoảng 40.000km3, bao gồm 2 bộ phận:

Đông Nam bộ: Là bậc thềm phù sa cổ và bán bình nguyên đất đỏ bazan.

Đặc điểm: Có 2 bậc địa hình 200m và 100m chạy song song với nhau theo hướng Đông.
Bắc~ Tây Nam và dốc nghiêng về phía hạ lưu sơng Sài Gịn.

Tay Nam bộ: Do sông Cửu Long bồi đắp.

Đặc điểm: Bằng phẳng, thấp, độ cao trung bình khoảng 2m, có nhiều kênh rạch chẳng,
chịt, có nhiều đầm lầy, rừng ngập mặn.


+8 Duyên Hải miền Trung: diện tích tổng cộng khoảng 12.000 km2
Đặc điểm: Nhỏ hẹp, dốc; do mài mòn về bồi đắp phù sa của những con song nhỏ ngắn,

dốc nên vật liệu thơ, ít mầu mỡ.

2.2.5. Các kiểu địa hình đặc biệt
2.2.5.1. Kiểu địa hình karst: Diện tích khoảng 50.000km?

- Phân bố chủ yếu ở Miền Bắc cho tới Quảng Bình, miền Nam có ở Kiên Giang.

Kiểu địa hình karst phân ra các kiểu sau:
+ Kiểu Karst ngập nước: Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

+ Kiểu Karst năm xen kế ở vùng đồng bằng: Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình.

+ Kiểu Karst tập trung thành các khối núi, dãy núi và cao nguyên: Tập trung ở Hà Giang,

Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hồ Bình, Quảng Bình...

- Đặc điểm

Nhìn chung địa hình Karst ở nước ta hiểm trở, bề mặt lởm chởm, sắc nhọn, vách núi dốc
dựng đứng có nhiều dạng khác nhau từ khe nứt, phếu, giếng, hố, hang động, cánh đồng karst

18

tạo nên nhiều phong cảnh đẹp.
2.2.5.2. Kiểu địa hình bờ biển

Nước ta có đường bờ biển dài 3260km là kết quả tác động lâu dài, qua lại giữa các q

trình bồi đắp và mài mịn của sóng, thuỷ triều, dịng biển, một số nơi cịn do gió và sinh vật tác
động. Có các kiểu:

+ Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ: Do bồi tụ phù sa của sông, biển ở vùng cửa sơng nên thấp

và mềm mại, bằng phẳng. Có 2 dạng:

Dạng Tam giác châu: BB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long

Dạng Êtchuy: Cửa sơng Thái Bình, sơng Đồng Nai.

+ Kiểu địa hình bờ biển mài mòn: Xuất hiện ở những khu vực đồi núi ăn ra tận biển. Điển
hình là đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú Yên) đến Mũi Dinh (Ninh Thuận).

Đặc điểm: Bờ biển khúc khuỷu, bao gồm nhiều mũi đá, bán đảo, đảo, vũng vịnh sâu xen
kế nhau tạo nên nhiều vụng biển kín rất thuận lợi để xây dựng các cảng lớn. Bên ngoài là các

bãi cát trắng, bằng phẳng tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cho du lịch phát triển.

+ Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn: Xuất hiện ở những khu vực địa hình bờ biển có
nhiều mũi đất nhơ ra biển, bên trong là vũng nông, đầm phá, cồn cát... như ở khu vực Miền
Trung từ Thanh Hoá đến Vũng Tàu.
2.2.5.3. Kiểu địa hình đảo

Vùng biển nước ta có khoảng 3000 hịn đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 2779 hịn đảo
ven bờ với tổng diện tích 1636km? và 2 quần đảo xa là Hồng Sa va Trường Sa. Tập trung nhiều

nhất là vùng biển Đơng Bắc thuộc 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phịng khoảng 2000 hòn đảo chiém

77% tổng số đảo cả nước.


~ Kiểu địa hình đảo núi đất, núi đá ven bờ(Phú Quốc)
~Kiểu địa hình đảo San hơ (Quần Đảo Hồng Sa và Trường Sa)

2.3. Các khu vực địa hình ở Việt Nam

Địa hình Việt Nam phân thành 3 khu vực chính: Đồi núi, đồng bằng và bờ biến.
2.3.1. Khu vực đồi núi
2.3.1.1. Khu vực núi Bắc và Đông Bắc (từ bờ trái sông Hồng đến các đảo ở vịnh Hạ Long]

Đặc điểm:

~Địa hình chủ yếu là đồi núi tương đối thấp, nghiêng theo hướng Tây BắcĐơng Nam.
+ Phía Tây Bắc và Bắc là các bán bình ngun cổ trên đó có những đỉnh núi cao như Kiều
Liêu T¡ 2403m, Tây Côn Lĩnh 2431m, Pu Tha Ca 2274m...
+ Bên cạnh là các sơn nguyên đá vôi từ Lào Cai đến Cao Bằng như sơn nguyên Mường
Khương 772m, Bắc Hà 974m, Sin Ma Cai, Quản Bạ 870m, Đồng Văn 1482m, Mèo Vạc 950m.
- Hướng núi khá phức tạp:
+ Tây Bắc-Đông Nam như dấy Con Voi
+ Hướng vòng cung: Bao gồm các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.

14

2.3.1.2. Khu vực đồi núi phía phải thung lũng sông Hồng đến đèo Hải Vân: đây là vùng núi cao

nhất nước ta và chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Bao gồm 2 khu vực:
~ Khu vực núi Tây Bắc:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn: có nhiều đỉnh núi cao Fan Xi Pan 3143m, Ta Yang Phìn 3096m, Pu

Lng 2983m, Sa Phìn 2897m...

+ Dãy sơn nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
+ Dãy núi biên giới Việt Lào với các đỉnh núi cao: Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao 1897m...
~ Khu vực Trường Sơn Bắc:
Từ Nam sông Cả đến đèo Hải Vân. Đây là đoạn hẹp ngang nhất nước ta. Trường Sơn Bắc
là dãy núi chạy dài dọc theo bờ biển, phía Tây thoải về sơng Mê Kơng, phía Đơng dốc về phía
biển. Đường phân thuỷ là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó có các núi: Pu Lai Leng 2711m, Rào Cỏ 2235m.
Khối núi đá vơi Khe Ngang - Kẻ Bàng 600-900m có nhiều hang động, nối tiếng là động Phong
Nha (Quảng Bình), núi Cồn Cỏ (Quảng Trị) 1701m, Ba Rền 137m, Côtarun 1624m... Đoạn này
cũng có nhiều đèo tạo điều kiện để giao lưu giữa 2 sườn Đông và Tây như đèo Lao Bảo ~ Quảng
Trị 350m, Keo Nưa ~Hà Tĩnh.
Phía Nam là dấy Bạch Mã 1450m, có các đỉnh núi như Động Ngài 174m, núi Mạng
1708m.
2.3.1.3. Khu vực từ Nam đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ: Đây là khu vực phát triển trong phạm
vi địa khối Inđôxinï và các địa máng ven rìa tuối D, C, P cịn gọi là Trường Sơn Nam. Bao gồm.
nhiều hình thái khác nhau:
~ Vùng đồi núi sông Bung (Quảng Nam-Đà Nẵng) tương đối thấp, hình thành trong vung
sụt võng An Điềm. Một số núi trung bình như Bà Nà 1467m, Arôn 1314:
~ Khối nhơ Kon Tum: là khu vực địa hình cổ được nâng cao với những đỉnh núi đá kết tinh
cao >2000m như Ngọc Linh 2598m, Ngọc Niay 2259m, Ngọc Pan 225m, Ngọc Krinh 2025m,...
~ Khu vực giữa Tây Nguyên được nâng lên yếu, xuất hiện những đứt gay theo hướng Tây -
Đơng và phun trào Bazan. Địa hình chủ yếu là núi thấp như núi Binh Định đồng thời phát triển
địa hình cao ngun. Trong đó 2 cao ngun rộng lớn là cao nguyên Kon Tum - Pleiku 772m,
Bak Lak 461m.
~ Cao nguyên cực nam Trung bộ được nâng lên mạnh tạo nên nhiều núi cao trên 2000m.
như núi Vọng Phu 2051m, Chư Yang Sin 2405m, Lang Biang 2169m, Gia Rich 2014m, Bi Dup
2287m,...
Trên bề mặt có những cao nguyên ở những độ cao khác nhau: 1500m (xung quanh Đà

Lạt), 1000m (Di Linh, Mơ Nơng, Bảo Lộc).
2.3.2. Địa hình đồng bằng
Nhìn chung các đồng bằng đều được hình thành từ những vùng sụt võng Đệ Tam và Đệ
Tứ như ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long hoặc do q trình mài mịn bồi đắp chân núi và các
vùng biển như ĐB Duyên Hải miền Trung.

Từ Bắc đến Nam có các đồng bằng sau:

15


×