TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Bộ Môn
SỬ - ĐỊA KHOA SƯ PHẠM
Giáo trình
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Người biên soạn:
Lê Thị Ngọc Linh
Giảng viên Trường ĐH AN GIANG
Long Xuyên: 2005
Đặc Điểm Tự Nhiên Việt Nam
1. VN nằm ở vị trí tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên:
Về địa hình: mang đặc tính nhiều đồi núi; là núi già trẻ lại
Về khí hậu: là nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển, là vị trí tiếp xúc của 3 loại gió mùa( ĐBÁ, ĐNÁ,
TNÁ) và gió tín phong.
Về thuỷ văn: Các lưu vực sông lớn đều có 1bộ phận nằm ngoài lãnh thổ.
Về sinh vật: là nơi gặp gỡ của các luồng di cư ĐTV từ phương Bắc xuống, từ phía Nam lên, từĐông qua
và từ Tây đến,,, nên ĐTV nước t a rất phong phú và đa dạng
Về khoàng sản: là nơi tiếp xúc của 2 vành đai sinh khoáng lớn TBD và ĐTH nên VN có nguốn khoáng
sản cũng rất đa dạng và phong phú
Về vị trí địa lí: có đường biên giới trên đất liền và trên bbiển dài lại giáp với nhiều nước nên vấn đề
ANQP là vấn đề cần quan tâm.
2. VN là một nước nội chí tuyến gió mùa ẩm:
Nhiệt độ TB năm cao 220 – 27
0
C
Lượng mưa hàng năm lớn > 1500mm
Độ ẩm KK luôn cao > 80%
Cân bằng bức xạ luôn dương 75 kcal/ cm
2
Tổng nhiệt độ tăng dần từ B – N
Có chế độ gió mùa với một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh mưa ít
3. VN có tính chất biển ( bán đảo)
Biển Đông rộng lớn bao bọc phía đông và phía Nam đất liền.Là nguồn dự trữ ẩm, làm biến tính các khối
khí khi đi qua biển đông ( tăng độ ẩm cho khối khí kạnh khô) nên thiên nhiên VN đa dạng khác thiên
nhiên các nước cùng vĩ độ .Tuy nhiên dễ gây bão,úng lụt.
Biển Đông rất giàu tài nguyên và có giá trị kinh tế cao ( dẫn chứng)
4. VN là một nước nhiều đồi núi:
Đồi núi chiếm ¾ DT lãnh thồ.Chủ yếu là đồi núi thấp.( 85% < 1000m), trên 2000m chỉ 1%. Hiểm trở khó
đi lại, lại bị chia cắt bởi 1 mạng lưới sông suối dày đặc.Sườn núi dốc,chia cắt sâu.
Hướng TB – ĐN và hướng vòng cung
Đồng băng chiếm DT không lớn nhưng có ý nghĩa kinh tế quan trọng
5. Cảnh quan tự nhiên VN rất phong phú đa dạng và phức tạp
(thay đổi từ B – N, Đ – T, thay đổi theo đai cao)
Các Yếu Tố Tự Nhiên
Việt Nam Địa Hình Việt Nam
I. Vai trò:
- Được hình thành do tác động của nội lực và ngoại lực
- Bề mặt địa hình là nơi diễn ra sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên
- Là nơi xây dựng các điểm quần cư,cơ sở sản xuất,dịch vụ,,,
- Hoạt động sản xuất, xã hội, làm cho cảnh quan địa hình tự nhiên ngày càng biến đổi sâu sắc.
II. Đặc điểm cơ bản của địa hình VN:
1. Đồi núi là bộ phần quan trọng
3/4 DT là đồi núi. 85% là đồi núi thấp < 1000m. Núi cao > 2000 m chỉ 1%. Cao nhất là dãy HLS với đỉnh
Fanxipan 3143m.Địa hình hiểm trở khó đi lại vì bị chia cắt bởi 1 mạng lưới sông ngòi dày đặc. Sườn dốc
nên việc khai thác rất khó khăn, dân cư thưa.
Đồng bằng = ¼ DT, bằng phẳng, đất phù sa phì nhiêu rất thuận lơi cho việc quần cư , khai thác phát triển
kinh tế nhất là nông nghiệp.
Giữa đồng bằng và miền núi có mối quan hệ mật thiết nhau (Dẫn chứng)
2. Địa hình VN có cấu trúc cổ được tân kiến tạo hồi sinh:
- Núi VN là núi già trẻ lại.
+ Lãnh thổ VN cơ bản đã được hình thành và cũng cố vững chắc vào cuối đại Trung sinh và được bán
bình nguyên hoá vào thời kì Palêôgen. Vận động Tân kiến tạo làm địa hình VN được nâng cao trở lại.
+ Do vận động nâng cao diễn ra không liên tục, mà diễn ra theo nhiều đợt với những pha nâng và pha yên
tĩnh xen kẽ nên địa hình VN còn có tính phân bậc.
+ Do các đợt nâng lên khá liên tục, còn pha yên tĩnh lại ngắn nên nước ta ít có bề mặt san bằng rộng lớn
(Sapa, Đà Lạt là những bề mặt khá rộng, là những địa điểm nghỉ mát nỗi tiếng)
- Đồng bằng mới được gần đây và đang được bồi đắp mạnh (tiến ra biển 60 – 80 m mỗi năm)
3. Địa hình có hướng TB- ĐN và hướng vòng cung:
+ Hướng TB- ĐN: Thể hiện rõ trong khu vực hữu ngạn S.Hồng đến đèo Hải Vân (vùng TB và BTB).
+ Hướng vòng cung: Thể hiện rõ ở các cánh cung ĐB mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo. Ở NTB
là 1 cánh cung lớn ôm lấy các cao nguyên Badan với nhiều dãy núi TB –ĐN, B- N, ĐB – TN .
Các hướng núi chính của hệ núi VN đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các luồng gió mùa, khiến cho sự phân
hoá khí hậu VN càng rõ nét (dẫn chứng).
4. Địa hình VN mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm:
+ Dưới tác động của KH nhiệt đới gió mùa ẩm,địa hình VN chịu tác động mạnh mẽ của quá trình xâm
thực, nên sông ngòi có nhiều khúc ngoặc bất ngờ Lực vận chuyển phù sa lớn của mạng lưới sông ngòi dày
đặc nên đồng bằng được bồi đắp nhanh chóng. Tính chất nóng ẩm còn làm tăng cường độ phong hoá xảy
ra trên bề mặt địa hình
+ Các vùng núi cao, sườn dốc thường xảy ra các hoạt động đất lở, đất trượt, đá lở...
+ Các vùng núi đá vôi tạo địa hình cacxtỏ (hang động), ,,
+ Các địa hình đặc biệt khác như đầm lầy than bùn, bờ biển san hô,,,
Kết luận; Địa hình VN là địa hình xâm thực, tích tụ nội chí tuyến gió mùa ẩm, có sự cân bằng giữa địa
chất – địa hình và thổ nhưỡng- sinh vật ta cần bảo vệ.
5. Địa hình VN đã chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động KTXH:
+ Các hoạt động của con người vừa có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
= Phá rừng làm rẫy— làm ruộng bậc thang – xói mòn tăng – đắp đê – tạo ô trũng—thuỷ lợi—quai đê lấn
biển,,,,
III. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triện KTXH:
1. Thuận lợi:
+ Tạo điều kiện phát triển một nền kinhtế nhiều ngành (NN, CN, LN, ĐB & NTTS, du lịch...)
+ Đối với vùng đồng bằng; đây là vựa lúa chính của đất nước. Trồng được nhiều loại nông sản khác nhau
và các nông sản có giá trị cao
+ Đối với vùng núi: vùng có nhiều TNKS, là tiền đề của quá trình CNH – HĐH đất nước. Vùng có thể
phát triển nhiều ngành công nghiệp: khai khoáng, luyện kim, cơ khí, hoá chất,,,Phát triển ngành CN khai
thác và chế biến lâm sản, chăn nuôi gia súc lớn, và ngành CNCB LTTP. Sông ngòi miền núi có giá trị về
thuỷ điện
+ Đối với vùng ĐB ven biển: phát triển ngành ĐB- NTTS
+ Với hệ thống đai cao, sẽ tạo điều kiện thực hiện cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.
2. Khó khăn:
Địa hình phức tạp , đồi núi hiểm trở nên khó khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.Địa hình dốc , quá
trình rữa trôi mạnh gây xói mòn đất, và ảnh hưởng đến giao thông. Đối với vùng ĐB, nhất là ĐBven biển
dễ bị nhiễm mặn , phèn việc cải tạo tốn kém khó khăn
Khí Hậu Việt Nam
I. Đặc điểm chung:
+ Là KH nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng và thất thường
+ Chịu sự chi phối của VTĐL, hình dạng và kích thước lãnh thổ, hoàn lưu gió mùa, địa hình
II. Đặc điểm cơ bản:
1. Khí hậu có tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ VTĐL: nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến BBC nên hàng năm nhận được 1 lượng BXMT lớn
(130 kcal/cm
2
).Thể hiện ở: Nhiệt độ trung bình năm cao 22
0
– 27
0
C; tổng lượng nhiệt lớn 8000
0
C; tổng giờ
nắng 1400 giờ, nhiệt độ TB năm nước ta thấp hơn các nước cùng vĩ độ.
+ Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ , nên càng về phía Nam nhiệt độ càng tăng (Lạng Sơn 210C, Hà Nội
23,40C, Huế 250C, Bình Định 26,40C, Tp HCM 26,90C.) Biên độ nhiệt miền Bắc lớn hơn miền Nam.
+ Biển Đông:VN giáp 1 vùng biển rộng lớn , lại là vùng biển nóng nên đã làm biến tính các khối khí đi
ngang qua nó: tăng nhiệt ẩm cho các khối khí lạnh khô từ phương Bắc đến, làm dịu mát các khối khí nóng
từ phương Nam lên. Phần đất liền hẹp ngang, phấn lớn nằm kẹp giữa các dãy núi chạy song song theo
hướng TB – ĐN tạo thuận lợi cho các luồng gió ĐN từ biển thổi vào, đem theo nhiều hơi ẩm gây mưa lớn,
nhất là tại các vùng đón gió. Lượng mưa TB năm 1500 – 2000mm; những nơi khuất gió < 1000mm;
những nơi đón gió như Móng Cái 2749mm, Huế 2868mm, Phú Quốc 3067mm, HLS 3554mm, Hòn Ba
3751mm, Bắc Quang 4802mm.Độ ẩm tương đối cao trên 80%.
+ Hoàn lưu gió mùa:
- Gió mùa là gió đổi hướng và có tính chất khác nhau rõ rệt giữa mùa hạ và mùa đông.
- Nằm ở trung tâm khu vực gió mùa châu Á, VN là nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa giữa
2 nữa cầu B và N.Có 2 mùa gió:
- Gió mùa mùa đông: Về mùa Đông của BBC, KK cực đới lục địa NPc chịu lực hút của hạ áp lục địa
ôxtrâylia ở NBC kéo xuống phía Nam theo hướng ĐB nên còn gọi là gió mùa ĐB .KK này di chuyển vào
VN theo 2 con đường:
- ½ đầu mùa Đông (tháng 12- 1) NPc sau khi đi qua lục địa Trung Hoa vào VN gây thời tiết lạnh khô
- ½ sau mùa Đông (2 -3) NPc đi qua biển Đông, bớt lạnh và tăng ẩm gây thời tiết lạnh ẩm gây mưa phùn ở
miển Bắc.
- Càng di chuyển xuống phía Nam, sức mạnh của gió yếu dần đi và kết thúc ở vĩ độ 16
0
B, tạo mùa Đông
lạnh ở phía Bắc. Riêng khu vực từ Nghệ An trở vào, NPc nóng lên, tăng ẩm đồng thời lại gặp bức chắn
địa hình nên Front lạnh (FP) mắc lại ở Đông Trường Sơn gây mưalớn.
- Từ 16
0
B trở vào, ảnh hưởng gió mùa ĐB giảm, nhường chỗ cho gió Tín phong ĐB.
- Gió mùa mùa Hạ: Về mùa Hạ BBC, các trung tâm cao áp NBC hoạt động mạnh, chúng di chuyển lên
phía Bắc hình thành gió mùa mùa Hạ thổi hương TN vào VN.Cụ thể:
- ½ đầu mùa Hạ, trung tâm hạ áp Ấn Độ – Mianma hút gió từ vịnh Bengan (TBg) theo hướng TN vào
VN , gây mưa lớn cho Nam bộ và Tây Nguyên.Đồng thời do hiệu ứng phơn khi vượt Trường Sơn tạo gió
Lào khô nóng ở đồng bằng DHMT.
- ½ sau mùa Hạ,khối khí XĐ (Em) từ áp cao chí tuyến NBC, thổi theo hướng ĐN vượt XĐ chuyển hướng
TN thổi vào Nam bộ và Tây Nguyên gây mưa lớn. Sau đó, do ảnh hưởng của địa hình và ápthấp BB, gió
này chuyển hướng Nam thổi vào miền Trung và hướng ĐN thổi vào miền Bắc gây mưa cho khu vực này.
2. Khí hậu VN có tính phân hoá phức tạp,đa dạng:
a/ Phân hoá theo hướng B-N: Ảnh hưởng của dãy Bạch Mã ( 160B): Chia làm 2 miền khí hậu: phía
Bắc có mùa Đông lạnh, phía Nam nóng quanh năm.Cụ thể:
+ Phía Bắc:Có tính cận chí tuyến . Có 2 mùa, mùa đông (11 – 4) lạnh, ít mưa và mùa Hạ (5- 10) nóng,
mưa nhiều.
+ Phía Nam:Có tính cận xích đạo, nóng quanh năm. Có 2 mùa: mùa mưa (5 –10), mùa khô (11 –4).
b/ Phân hoá theo hướng T – Đ: . Giữa 2 sườn của Trường Sơn, của HLS có sự khác biệt lớn về chế
độ nhiệt, chế độ mưa.
+ Ảnh hưởng của dải Trường Sơn đối với gió mùaĐB tạo mưa lớn cho đồng bằng DHMT vào mùa Đông;
tạo gió Lào nóng khô cho ĐBDHMT vào mùa Hạ
c/ Phân hoá theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ 100m giảm 0,5 – 0,6 0C)
+ 600 –700m trở lên: vành đai KH cận nhiệt đới trên núi
+ 2400 – 2600m: KH ôn đới núi cao
Ngoài ra do hướng và độ cao địa hình mà hình thành những vùng mưa nhiều (sườn đón gió, vùng núi cao);
những vùng mưa ít (nơi khuất gió,hướng song song địa hình)
3. Khí hậu VN có tính thất thường:
- Do sự tranh chấp giữa các khối khí gây ra.Thể hiện:
+ Sự biến động nhiệt ẩm giữa 2 mùa trong năm; giữa năm này với năm khác.
+ Thời gian thay đổi mùa, mức độ nóng lạnh
+ Năm mưa nhiều, năm mưa ít.
Đôi khi mưa, hạn kéo dài nhiều năm, hoặc khô hạn giữa mùa mưa.
III. Một số yếu tố quan trọng của khí hậu VN:
1. Chế độ nhiệt:
+ Có sự phân hoá theo mùa, theo vĩ độ, độ cao
+ Nhiệt độ TB năm cao( > 20
0
C), trừ các vùng núi cao.
+ Nhiệt độ tăng dần từ Bắc – Nam
+ Miền Bắc có mùa Đông lạnh, miền Nam nóng quanh năm
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
Địa điểm Tháng nóng nhất ( T.7) Tháng lạnh nhất ( T. 1)
Hà Nội 28,9 16,4
Huế 29,4 19,7
Tp HCM 28,9 ( T.4) 25,8
Rạch Giá 29,0 ( T4) 26,0
2. Chế độ mưa:
+ Lượng mưa TB năm cao 1500 – 2000 mm
+ Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng:
+ Các vùng mưa nhiều (2000 – 3000 mm) : núi cao, nơi đón gió ( Móng Cái, HLS, Hòn Ba, Dãy Ngọc
Lĩnh, ,,, các đồng bằng ven biển dưới chân núi như Huế, Hà Tĩnh....lượng mưa cũng lớn.
+ Những nơi có lượng mưa TB (1000 – 2000 mm) là ĐBBB, ĐBNB, ĐB ven biển miền Trung từ Quãng
Ngãi – Phú Yên.
+ Những nơi mưa ít nhất là cực NTB (700mmm Ninh Thuận, Bình Thuận) và các nơi khuất giókhác như
Mường Xén (Nghệ An 643mm)
+ Có 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô và cũng không khớp nhau giữa các vùng. Mùa mưa có xu hướng chậm
dần từ Bắc vào Nam
+ Miền Bắc, Miền Nam, Tây Nguyên mưa mùa Hạ (T.5-T.10), mùa khô (T.11 – T.4)
+ Miền Trung mưa mùa Đông (T.8 – T. 1), ngoài ra còn có mưa tiểu mãn vào T.5 – T.6.Mùa khô (T.2 –
T.7)
+ Tháng mưa cực đại ở BB T.8, ở BTB là T.9, TTB và NTB là T.10 – 11, Tây Nguyên và Nam Bộ T.9 –
10
+ Nguyên nhân gây mưa: ở BB, BTB, Tây Nguyên, NB là dải hội tụ nội chí tuyến, cón TTB và NTB là do
mưa địa hình và mưa Front
3. Bão:
+ Bão ở biển Đông từ T.5 – 12.
+ Từ T.5,T.6 bão hướng về vùng duyên hải Hoa Nam. Tháng 7, 8, 9 xảy ra ở Quảng Ninh đến BTB. Đến
tháng 10, 11, 12 di chuyển vào Trung và NTB, hạn hữu mới đổ bộ vào Nam Bộ.
IV. Thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Phát triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, nhiều nông sản khác nhau.
- Cây trồng và vật nuôi sinh trưởng phát triển quanh năm. Tiến hành thâm canh, tăng vụ,xen canh gối vụ.
- Là cơ sở để phát triển nguồn điện năng trong tương lai.
- Tác động đến nhiều hoạt động kinh tế khác.
2. Khó khăn:
_ Sự phân mùa gây nhiều khó khăn trở ngại cho SX NN, các hoạt động sản xuất khác và đời sống nhân
dân (thiên tai, bão, lũ lụt...), sâu bệnh dễ phát sinh.
_ Sự thất thường gây khó khăn cho thời vụ và đề phòng thiên tai đối với SX NN.
_ Ảnh hưởng đến lề lối sinh hoạt và sức khoẻ của con người
Sông Ngòi Việt Nam
I. Đặc điểm chung:
Có 5 đặc điểm cơ bản
1. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc ( do tác động tổng hợp giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và cấu trúc
địa hình núi già trẻ lại )
+ Có 2360 con sông có chiều dài trên 10km ( gây trở ngại cho giao thông, chi phí xây dựng và bảo quản
cầu cồng..)
+ Phần lớn sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, và dốc.
+ Các sông lớn ( s. Hồng, s.CL, s.Cả,,) thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua nước ta nên cần phải quan tâm
nhiều đến việc sử dụng nguồn nước và chống lũ,hạn..)
+ Ngược lại, cũng có những con sông chảy ra bên ngoài của lảnh thổ như S. Bằng Giang, Kì Cùng,S.
Xêxan, S. Xrêpôc...
2. Chảy theo hướng chính TB – ĐN và hướng Vòng Cung và đều đổ ra biển Đông ( do ảnh hưởng của
cấu trúc địa chất, địa hình). Các sông vùng núi phần lớn trẻ,đang đào lòng dữ dội, có nhiều đoạn chuyển
hướng bất ngờ phản ánh tính chất già trẻ và tính phân bậc của địa hình)
3. Chế độ dòng chảy phụ thuộc vào chế độ khí hậu:
+ Tổng lượng dòng chảy lớn (839 tỉ m3/ giây)
+ Lưu lượng dòngchảy phân phối không đều trong năm.Có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn ( ương ứng với mùa
mưa và mùa khô của khí hậu)
+ Mùa lũ: chiếm 60 – 90% tồng lượng nước. Cũng có xu hướng chậm dần từ Bắc xuống Nam (liên quan
đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới)
+ Bằng Giang- Kì Cùng: T. 6 đến T.9 (cực đại T7)
+ Hồng, S.TB: T.6 đến T.10 (cực đại T.8)
+ Cả, S.Mã: T.6 đến T.10 (cực đại T.8 và T. 9)
+ Tại Hà Tĩnh: T.7 đến T.11 cực đại T.10)
+ Tại BTT: T.8 đến T.12 (Cực đại T.10)
+ Tại NTB: T.9 đến T.12 (cực đại T.11)
+ Tại NB: T.6 đến T.11 (cực đại T.9)
+ Mùa cạn: chiếm 20 – 30% tổng lượng nước. Cũng chậm dần từ Bắc xuống Nam.
+ Ở Đông Bắc:T.10 đến T.5 (nhất là T.2)
+ Ở ĐBSH: T.11 đến T.5 (T.3) + Ở BTB:T.11 đến T.5 (kiệt nhất T.3, T.4)
+ Từ Hà Tĩnh xuống cólũ tiểu mãn vào tháng 5,6 làm tăng lượng nước của sông.Mùa kiệt từ tháng 11, 12
đến tháng 6,7. Kiệt nhất tháng 4, nhưng khi mất lũ tiểu mãn thì kiệt nhất tháng 7. + Tại NTB:T.1 đến
T.8,9 (nhất là T.4 hoặc T.7)
+ Tại NB: T.11,12 đến T.4 (nhất là T.3,4) 4. Sông ngòi nước ta có nhiều phù sa
+ Do mưa lớn, tập trung theo mùa nên dễ gây xói mòn đất
+ Do độ dốc lớn của địa hình, sức xâm thực mạnh nên sông ngòi có nhiều phù sa, nhất là mùa lũ.
5. Sông ngòi là thành phần tự nhiên đươc sử dụng và cải tạo lâu đời nhằm phục vụ cho việc phát
triển KTXH ( dẫn chứng)
II. Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi:
1. Thuận lợi:
+ Về giao thông
+ Về thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện
+ Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng
2. Hạn chế:
+ Sự phân hoá theo mùa của lượng nước gây lũ lụt, hạn hán, thiếu nước.
+ Sự lắng đọng phù sa làm ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ, phải nạo vét lòng sông thường xuyên...
Địa Lý Khu Vực Việt Nam
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
I. Vị trí địa lý và giới hạn:
+ Gồm khu vực đồi núi tả ngạn S. Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ
+ TB giáp HLS; Bắc giáp Trung Quốc; Đông giáp Biển đông; Nam giáp Thanh Hoá
II. Địa chất – Địa hình:
1. Địa chất:
+ Nền móng của miền là mảng nền cổ Vòm S. Chảy
+ Trong Đại Cổ sinh và Trung Sinh đã nhiều lần bị nước biển phủ ngập
+ Từ cuối đại Trung sinh,bị tác động xâm thực của ngoại lực trong một thời gian dài tạo nên các bề mặt
san bằng.
+ Đến đại Tân sinh, do ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo miền được nâng lên từng đợt nhưng yếu và
không đều ; mạnh ở phía Bắc, yếu ở phía Nam.( Cao nguyên Đồng Văn được nâng cao 1000 – 2000m, sau
đó giảm còn 500 – 1000m, rồi < 500m về phía ĐN )
2. Địa hình:
+ Mang tính chất đồi núi thấp , dưới 1000m là chủ yếu ( do tác động Xâm thực trong một thời gian dài và
ảnh hưởng của tân kiến tạo nhưng yếu)
+ Hướng địa hình là hướng TB – ĐN ( phù hợp với cướng độ yếu dần của hoạt động tân kiền tạo)
+ Miền có các dãy cánh cung, bao quanh khối VSC, mở rộng về phía Bắc,chụm lại ở Tam Đảo ( có tác
động đón gió mùa ĐB)
+ Có nhiều bề mặt san bằng cổ với độ cao khác nhau ( hoạt động Tân kiến tạo nâng lên nhiều đợt với
cường độ khác nhau)
+ Đồng bằng châu thổ S.Hồng do phù sa sông bồi đắp.Ngoài ra còn có các cánh đồng giữa núi như Thất
Khê, Cao Bằng, Tuyên Quang,,,
+ Phía ĐB của miền còn co hàng nghìn đảo đá vôi ( vịnh Hạ Long) ( do một bộ phận đồi núi bị chìm ngập
dưới biển hình thành)
III. Khí hậu và sông ngòi:
1. Khí hậu:
+ Có một mùa Đông lạnh với nhiệt độ thấp hơn các vùng khác.
+ Nguyên nhân: Do khối khí lục địaBắc Á ( NPc) di chuyển vào nước ta trong mùa Đông. Địa hình cánh
cung mở rộng ở phía Bắc có tác dụng đón gió, địa hình lại thấp nên gió mùa ĐB dễ xâm nhập vào nội địa
của miền làm cho mùa Đông đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác.
+ Trong các thung lũng núi, nhiệt độ có thể xuống dưới 00C, làm xảy ra hiện tượng sương muối
+ Mùa Hè:Khối khí nhiệt đới hải dương( Tm) và khối khí xích đạo ( Em) tràn vào đem theo lượng mưa
lớn.Những nơi đón gió như Móng Cái, Tam Đảo trên 2500m.trái lại những nơi khuất gió như Cao Bằng,
Lạng Sơn dưới 1000m.
2. Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông dày đặc, có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ.
+ Chế độ nước có 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt rõ rệt.
• Mùa lũ: tháng 5 đến tháng 10, lớn nhất là tháng 7,8
• Mùa kiệt: thang11 đến tháng 4, kiệt nhất tháng 3,4
+ Có hàm lượng phù sa lớn.Có giá trị vế giao thông , thuỷ lợi , thuỷ điện
+ Có hướng TB- ĐN( như S.Hồng, S.Chảy, S.Lô) và hướng vòng cung( như S.Cầu, S.Thương,S.Lục
Nam). Các sông có hướng chảy đặc biệt : chảy về hướng bắc như S.Bằng Giang, s.Kì Cùng.
IV. Đất –Sinh Vật:
1. Đất:
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp < 600m
+ Đất Feralit có mùn phát triển trên vùng > 600m
+ Đất phù sa
+ Đất chua măn ở dọc ven biển
2. Sinh vật:
+ Thực vật: dưới 600m là thực vật nhiệt đới chân núi( rừng nhiều tầng, ccũng có cả loài cây cận nhiệt lá
rộng họ dẻ và cả cây lá kim như thông, samu.
+ Ven biển có rừngngập mặn.
+ Càng lên cao .có nhiều loài cận nhiệt đới. Từ 1600m trở lên phổ biến là cây lá kim.
+ Động vật:rất phong phú : thú rừng (nai, sơn dương,,), nhiều loài chim( gà lôi), và nhiều loài cávới nhiều
hải sản quý,,,,
V. Khoáng sản:
1. là nơi tập trung và khai thác khoáng sản lớn nhất cả nước.
2.Nhiều nhất là khu vực từ thung lũng S.Lô đến thung lũng S.Thương (dẫn chứng).Kế đến là vùng Đông
Triều – Móng Cái.
Ôn Tập
Câu 1/ Tại sao miền Bắc và đồng bằng Bắc Bộ tính chất nhiệt đới lại bị giảm sút mạnh?
Câu 2/ Nêu những đặc điểm cơ bản của lịch sử phát triển tự nhiên và của địa hình và khí hậu của miền?
Câu 3/ Giải thích nguyên nhân hình thành các đảo trong vịnh hạ Long?
Câu 4/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên của vùng? Những vấn đề bảo vệ
môi trường nào cần đặt ra khi khai thác và phát triển KTXH của vùng.
Đồng Bằng Sông Cửu Long
DT=4triệu ha(11,9 % dt cả nước)
DS=16,4 triệu người (21,1% ds cả nước)
Gồm 13 tỉnh và thành phố: AG, ĐT,VL,HG,TV,BT,ST,BL,CM,LA,TG,KG. và Tp CT
I. Phân tích các nguồn lực để phát triển KT-XH ở ĐBSCL
1) Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp Đông Nam Bộ và chịu sức hút mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thuận lợi để tiến hành Công nghiệp hóa và phát triển mối quan hệ 2 chiều chặt chẽ đa dạng.
Phía Tây Bắc giáp Campuchia, Tây giáp vịnh Thái Lan
Phía Đông giáp Nam biển Đông
Thuận lợi để phát triển một nền kinh tế mở, phát triển thế kinh tế liên hoàn (gồm đất liền – ven biển
--biển đảo)
Nằm gần đường hàng hải quốc tế (từ Ấn Độ Dương --> Thái Bình Dương) và nằm trong khu vực kinh
tế năng - động của thế giới.
Đây là thị trường và là đối tác đầu tư quan trọng đối với sự phát triển của vùng
2) Tài nguyên thiên nhiên:
a) Đất đai, địa hình:
Là đồng bằng châu thổ có diện tích rộng (4 triệu ha) lớn nhất cả nước.
Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm.
Tốt nhất là dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu.
Hạn chế :
Đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn.
Đất có cấu tạo chặt, thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước.
Việc cải tạo rất khó và tốn kém.
b) Khí hậu:
Cận Xích đạo gió mùa, ổn định => Cây trồng phát triển quanh năm, nhất là các cây nhiệt đới với năng
suất cao.
Hạn chế:
Mùa khô sâu sắc và kéo dài => thiếu nước, tăng cường độ bốc mặn, phèn trong đất, sự xâm nhập sâu
vào đất liền của nước mặn …
Sâu bệnh, lũ lụt …
c) Sông ngòi:
Có mạng lưới sông rạch dày đặc => Có giá trị về giao thông, thủy lợi, thủy sản, bồi đắp phù sa, tạo
điều kiện thu hút các điểm dân cư, khu công nghiệp, các thành phố, thị xã.
Hạn chế:
Sự phân mùa nên:
Mùa mưa: lũ lụt nhiều vùng ngập sâu úng , lũ lụt (ĐTM, TGLX )
Mùa khô: thiếu nước, hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra.( các vùng ven biển và bán đảo Cà Mau)
d) Thủy sản: rất phong phú
Chiếm ½ trữ lượng cá biển cả nước.
Vùng có hơn 35 vạn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản (trong đó trên 10 vạn ha nước lợ
nuôi tôm xuất khẩu)
e) Rừng: Có rừng ngập mặn và rừng tràm => đang được khai thác để nuôi trồng thủy sản. Động vật có
giá trị nhất là cá , chim, tôm...
f) Khoáng sản: Nghèo khoáng sản, đáng kể chỉ có than bùn (Cà Mau), đá vôi, đất sét làm xi măng (Kiên
Giang) và triển vọng về dầu khí( thềm lục địa).
3) Về kinh tế – xã hội:
Có dân số đông (16,4 triệu/1999) ; mật độ dân số trung bình = 400 người/km2
Nên có nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm về trồng lúa nước và sớm tiếp cận với nền kinh tế
thị trường nên thích ứng nhanh với công cuộc đổi mới.
Nên có thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn.
Có mạng lưới đô thị, mạng lưới trung tâm công nghiệp, giao thông thủy bộ phát triển ở trình độ nhất
định và đang được đầu tư. Có hệ thống thủy lợi phát triển tốt.
Có chánh sách đổi mới, đầu tư => tạo nhiều cơ hội cho vùng phát triển thành vùng sản xuất lương thực
thực phẩm hàng hóa lớn.
Hạn chế:
Các vùng ngập sâu và nhiễm mặn còn nhiều khó khăn.
Tình trạng chậm phát triển của các ngành kinh tế khác.
II. Đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển KTXH?
1) Khái quát chung:
Diện tích : 39.568 Km2 gồm 13 tỉnh và thành phố (…) Chia 2bộ phận:
Phần nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long: gồm phần thượng châu thổ ( địa hình
cao so với mặt nước biển từ 2 – 4m,bề mặt có nhiều vùng trũng ngập nước về mùa mưa), và phần hạ châu
thổ ( thấp hơn và thương xuyên chịu sự tác động của thuỷ triều và sóng biển ).
Phần nằm ngoài phạm vi tác động của sông: là các đồng bằng phù sa ở rìa ( đồng bằng Cà Mau, đồng
bằng cửa sông Đồng Nai)
2) Tự nhiên đa dạng với nhiều tiềm năng và không ít trở ngại:
a) Tiềm năng:
Đất đai, địa hình: Là đồng bằng châu thổ có DT lớn nhất cả nước(4 triệu ha ). đất phù sa màu mở được
SCL bồi đắp hàng năm. Tốt nhất là dãi phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu
Khí hậu: cận xích đạo gió mùa ổn định thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, cây trồng
phát triển quanh năm, tiến hành thâm canh tăng vụ
Sông ngòi: có mạng lưới sông rạch dày đặc,lượng nước lớn có giá trị về giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản,
bồi đắp phù sa
Rừng;có rừng ngập mặn và rừng tràm đang được khai thác để NTTS
Biển :có hàng trăm bãi cá với nhiều loài hải sản quý.Chiếm 42% sản lượng khai thác cá biển cả
nước.Vùng có 35 vạn ha DTMN để NTTS ( trong đó có hơn 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu).
Khoáng sản: Nghèo khoáng sản. Đáng kể chỉ có than bùn, đá vôi và triển vọng về dầu khí
b) Khó khăn:
Đất :mặn ,phèn chiếm diện tích lớn.Đất có cấu tạo chặt ,thiếu dinh dưỡng khó thoát nước nên việc cải
tạo khó khăn và tốn kém
Địa hình trũng, nhiều vùng bị ngập úng vào mùa mưa.
Mùa khô thiếu nước, làm tăng cường độ chua, chua mặn trong đất, sự xâm nhập sâu vào đất liền của
nước mặn.
III. Tại sao vấn để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Phương hướng SDHL và CTTN
của vùng.
1) Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của
đất nươc:
Là vựa lúa lớn nhất cả nước
Vùng tạo một khối lượng lương thực thực phẩm khổng lồ (52% sản lượng lương thực cả nước).
Việc sản xuất lương thực thực phẩm của vùng nhằm giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho cả
nước và xuất khẩu.
2) Tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng to lớn, nhưng cũng không ít trở ngại :
( giống câu 3)
(dẫn chứng cụ thể)
Tiềm năng
Trở ngại
3) Hiện nay tình trạng xuống cấp của nhiều loại tài nguyên và môi trường do hậu quả của chiến
tranh, nhất là do sự khai thác quá mức của con người (đối với rừng, nước, biển) đã nhiều gây hậu
quả
Do đó cần phải có chiến lược sử dụng và cải tạo tự nhiên một cách thích hợp.
4) Hướng sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên:
Nước là vấn đề hàng đầu:
Xây dựng thủy lợi để tăng hệ số sử dụng ruộng đất, thâm canh tăng vụ dãi phù sa ngọt ven sông Tiền,
Hậu; để rửa mặn, rửa phèn cho đất trong mùa khô.
Chia ruộng thành các ô nhỏ để có đủ nước thau chua rửa mặn
Tạo các giống lúa mới chịu được mặn, phèn trong điều kiện nước tưới bình thường.
Đối với rừng ngập mặn Tây Nam:
Từng bước cải tạo thành đất phù sa mới để trồng cói, lúa, cây ăn quả
Hoặc cải tạo để nuôi tôm
Hoặc trồng xú, vẹt, đước kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
Cần gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý – phá thế độc
canh cây lúa, phát triển ngành trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản, phát triển ngành công nghiệp chế biến
Đối với vùng biển tạo thế kinh tế liên hoàn.
LƯU Ý: Đối với các vùng sinh thái khác nhau hướng giải quyết cụ thể là:
Đối với vùng phù sa ngọt:
Phát triển một nền nông nghiệp thâm canh cao.
Do công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng phát triển.
Cần phải tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái ô nhiễm môi trường.
Đối với vùng thượng châu thổ:
Thường bị ngập sâu trong mùa lũ, đất phèn, bị bốc phèn vào mùa khô; thiếu nước nghiêm trọng vào
mùa khô. Đát rộng, dân cư thưa, nhiều vùng chưa được khai thác.
Cần phát triển thủy lợi để thoát lũ, để rữa mặn, phèn cho đất.
Cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông thoát lũ.
Cần quy hoạch lại khu dân cư.
Đối với vùng hạ châu thổ :
Thường xuyên chịu sự tác động của biển.
Cần làm thủy lợi để ngăn mặn, rửa mặn.
Cần phát triển hệ thống canh tác thích hợp( một vụ lúa một vụ tôm) trồng các giống cây chịu được
mặn, phèn.
Đối với rừng ngập mặn Tây Nam (…)
Đối với vùng biển (…)
IV. Vấn đề phát triển lương thực thực phẩm
1) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng to lớn để sản xuất lương thực thực phẩm:
a) Về tự nhiên:
Đất đai:
Diện tích rộng lớn, đất nông nghiệp = 2,65 triệu ha được bồi đắp hàng năm
Đất tốt nhất là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu rất thích hợp để trồng lúa với năng suất cao.
Bình quân đầu người về đất trồng lúa = 3 lần ĐBSH ( 0,18ha/người).
Còn một diện tích lớn đất mặn, phèn chưa được cải tạo.
Khí hậu: Cận xích đạo gió mùa ổn định thuận lợi để trồng lúa,để tiến hành thâm canh tăng vụ
Nguồn nước:
Sông ngòi: Có mạng lưới sông ngòi dày đặc , lượng nước lớn thuận lợi để phát triển sản xuất nông
nghiệp., đểĐB _NTTS
Có 35 vạn ha diện tích mặt nước để NTTS ,trong đó hơn 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuấ khẩu.
Biển: sản lượng khai tthác cá biển = 42% sản lượng cả nước.
+ Tuy nhiên vùng còn 1 DT lớn đất mặn và đất phèn cần được cải tạo. tình trạng thiếu nước vào mùa
khô.Sự xâm nhập mặn của nước biển.Thiên tai, sâu bệnh…đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng
cay trồng
b) Về kinh tế – xã hội:
Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm về trồng lúa nước
Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn. có hệ thống thủy lợi tốt
Tình trạng chậm phát triển của các ngành kinh tế khác.Kết cấu hạ tầng thiếu nghiêm trọng.Hiện nay
vùng đang được đầu tư, cải tạo, cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng để trở thành vùng sản xuất lương
thực thực phẩm hàng hóa lớn.
2) Tình hình sản xuất lương thực thực phẩm của vùng:
Đã tạo được một khối lượng LTTP lớn nhất cả nước.
a) Về sản xuất lương thực:
Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu NN .Năm 1999 Lúa chiếm.(99% DT cây LT; 99,7% SLLT của
đồng bằng).DT lúa=4triệu ha =52% DT lúacả nước.Sản lượng lúa =16,3 triệu tấn=52%sản lượng lúa cả
nước.
Là nơi cung cấp gạo chủ yếu cho xuất khẩu
Các tỉnh dẫn đầu về DT và SLLT là (Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang).
Năng suất lúa lớn hơn năng suất trung bình cả nước (40,3 tạ/ha so với 38,8 tạ/ha)
*BQLTĐN =1012 kg(gấp 2,3 lần bình quân cả nước và hơn 2 lần ĐBSH )
b) Về sản xuất thực phẩm:
Thủy hải sản: Quan trọng nhất
Có 35 vạn ha diện tích mặt nước để NTTS, trong đó trên 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu
Sản lượng cá biển = 42% sản lượng cá biển cả nước.
Chăn nuôi:
Bò: 18 vạn con.Nhiều nhất là An Giang, Bến Tre, Trà Vinh
Lợn: 2,8 triệu con nuôi ở khắp nơi
Vịt đàn: Dẫn đầu cả nước.
Vùng đã cung cấp cho các vùng khác và cho xuất khẩu 10 vạn tấn cá tôm và hàng vạn tấn thịt lợn trong
những năm qua
3) Định hướng lớn về sản xuất lương thực thực phẩm:
Từng bước biến Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng lương thực thực phẩm hàng hóa lớn hơn trên
cơ sở đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, khai hoang, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản kết
hợp bảo vệ môi trường.
Muốn đẩy mạnh SX LTTP hơn nữa, cần:
Tiếp tục đầu tư làm thuỷ lợi cải tạo đất.
Sử dụng hợp lý tiết kiệm nước trong mùa khô.
Đa dạng hoá cây trồng, có hệ thống canh tác thích hợp với từng vùng sinh thái.
Đẩy mạnh NTTS.
Câu hỏi
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên với vấn đề lương thực thực
phẩm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long …
Giải
- Việc cải tạo tự nhiện sẽ tạo điều kiện cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất
lương thực thực phẩm hàng hóa lớn hơn nữa. Điển hình là:
Nhờ thủy lợi:
Sẽ biến ruộng 1 vụ --> 2, 3 vụ
Có nước rữa mặn, phèn làm tăng:
Diện tích đất trồng trọt
Diện tích mặt nước nuôi thủy sản
- Trên thực tế ĐBSCL còn nhiều tiềm năng lớn để đây mạnh sản xuất LTTP trên cơ sở khai thác các
nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu.
Hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp (chủ yếu là ruộng 1 vụ, ruộng 2- 3 vụ ít)--> những năm qua nhờ thuỷ
lợi, khai hoang , tăng vụ nên diện tích gieo trồng lúa đã tăng ( 2,25 triệu ha/1985 tăng lên 3,76 triệu
ha/1998)
Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng được mở rộng (qua cải tạo đất mặn, phèn)
Diện tích đất hoang còn nhiều ( vùng TGLX, ĐTM và bán đảo cà Mau) ,các bãi bồi ven sông ven biển
và DTMN chưa sử dụng còn lớn .
Nhờ đó mà sản lượng lương thực tăng, năng suất lúa nâng cao, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
phát triển, số lượng gia súc, gia cầm tăng (lợn, gà, vịt …)
- Vì vậy muốn đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm cần kết hợp nhiều biện pháp kinh tế, kỷ thuật để
sử dụng tổng hợp và cải tạo tự nhiên của vùng:
Tiếp tục đầu tư làm thủy lợi, cải tạo đất.
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước trong mùa khô.
Đa dạng hóa cây trồng – phát triển chăn nuôi – phát triển ngành công nghiệp chế biến. Bảo vệ rừng và
trồng rừng.
Thay đổi cơ cấu mùa vụ.
Áp dụng nhiều giải pháp khác (khuyến nông …)
Đồng Bằng Sông Hồng
Diện tích: 15.000 km2 = 3,8% DT cả nước.
Dân số: 16,6 triệu người (1999) = 19,4% DS cả nước.
Mật độ dân số trung bình: 1180 người/Km2
Gồm:11Tỉnh, Thành Phố
– 2 thành phố: Hà Nội – Hải Phòng
– 9 tỉnh: Hà Tây, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc.
I. Phân tích những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH (thuận lợi - khó khăn)
1) Vị trí địa lý:
• Nằm ở trung tâm vùng kinh tế Bắc bộ, trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc Þ rất thuận lợi
phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước..
• Giáp với vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ – những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên
-- và giáp với 1 vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng --> rất thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh
tế.
2) Tài nguyên thiên nhiên:
• Đất nông nghiệp:
o Là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 cả nước (1,3 triệu ha), trong đó đất nông nghiệp =
56%. Đất phù sa phì nhiêu do S.Hồng và S.Thái Bình bồi đắp.
o Được chia 2 loại chính:
Đất trong đê: chiếm diện tích lớn và là đất trồng lúa chính của đồng bằng
Đất ngoài đê: Phì nhiêu được bồi đắp hàng năm Þ trồng cây công nghiệp
ngắn ngày, cây thực phẩm, ăn quả.
o Trong đồng bằng có nhiều ô trũng và một số nơi đất bị bạc màu cần được cải tạo..
• Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa có 1 mùa đông lạnh nên rất thuận lợi để thực hiện một cơ cấu cây
trồng đa dạng ( phát triển cả cây trồng nhiệt đới lẫn cây cận nhiệt và ôn đới)
• Sông ngòi:
o Mạng lưới sông dày đặc,lượng nước lớn, chứa nhiều phù sa( nhất là S.Hồng và S.
Thái Bình ) nên rất thuận lợi cho nhiều hoạt động sản xuất.,nhất là nông nghiệp.
o Có nguồn nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt.
* Biển: Có vùng biển rộng, đường bờ biển dài 400 Km --> phát triển nhiều ngành kinh tế biển (nuôi
trồng thủy sản, đánh bắt, trồng cói, nuôi vịt …)
* Khoáng sản: Than nâu (3 tỷ tấn), khí đốt, đá vôi, đất sét trắng …thuận lợi phát triển các ngành công
nghiệp