Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.71 MB, 138 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>NGUYỄN THỊ LỆ HÀ </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>

<b>Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI </b>

<b>GIÁO DỤC HIỆN NAY </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC </b>

<b>Đà Nẵng, Năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU </b>

<b>ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY </b>

<b>Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MỸ DUNG </b>

<b>Đà Nẵng, Năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>LỜI CAM ĐOAN ...i </b>

<b>THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... ii </b>

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 3

4. Giả thuyết khoa học ... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

6. Phạm vi nghiên cứu ... 4

8. Cấu trúc của đề tài ... 6

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 7 </b>

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ... 7

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam... 9

<b>1.2. Các khái niệm chính của đề tài ... 12 </b>

1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ... 12

1.2.2. Khái niệm quản lý dạy học ở tiểu học ... 15

1.2.3. Khái niệm hoạt động dạy học ở tiểu học ... 16

1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học ... 19

<b>1.3. Hoạt động dạy học ở các trường tiểu học ... 20 </b>

1.3.1. Những yêu cầu mới trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay ... 20

1.3.2. Mục tiêu dạy học ở trường tiểu học ... 24

1.3.3. Nội dung dạy học ở trường tiểu học ... 25

1.3.4. Các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả ... 26

1.3.5. Sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học ... 28

<b>1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học ... 32 </b>

1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học ở trường tiểu học ... 32

1.4.2. Quản lý nội dung dạy học ở trường tiểu học ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ... 34

1.4.4. Quản lý các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả ... 36

1.4.5. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học ... 37

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học ... 38

<b>1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học . 39 </b> 1.5.1. Những yếu tố khách quan ... 39

1.5.2. Những yếu tố chủ quan ... 40

Tiểu kết chương 1 ... 42

<b>Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI ... 43 </b>

<b>2.1. Khái quát quá trình khảo sát ... 43 </b>

2.1.1. Mục đích khảo sát ... 43

2.1.2. Nội dung khảo sát ... 43

2.1.3. Đối tượng khảo sát ... 43

2.1.4. Quá trình khảo sát ... 44

2.1.5. Phương pháp khảo sát ... 45

<b>2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi ... 45 </b>

2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư ... 45

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Mộ Đức ... 46

<b>2.3. Thực trạng dạy học ở trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi ... 48 </b>

2.3.1. Thực trạng mục tiêu dạy học tiểu học ... 48

2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học tiểu học ... 50

2.3.3. Thực trạng các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả ... 51

2.3.4. Thực trạng phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học ... 52

2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học ... 53

<b>2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức .... 54 </b>

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học ở trường tiểu học ... 54

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động dạy học ở tiểu học ... 55

2.4.3. Thực trạng quản lý các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả ... 57

2.4.4. Thực trạng quản lý phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học ... 58

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học

... 59

<b>2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi ... 60 </b>

2.5.1. Ưu điểm ... 60

2.5.2. Hạn chế ... 61

2.5.3. Nguyên nhân ... 61

Tiểu kết Chương 2 ... 62

<b>Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MỘ ĐỨC TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ... 63 </b>

<b>3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học 63 </b> 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ... 63

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ... 63

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ... 64

3.1.4. Nguyên tắc giáo dục đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo ... 64

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ... 65

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của quản lý hoạt động dạy học ... 65

3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ... 65

3.1.8. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thiết thực ... 65

<b>3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi ... 66 </b>

3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về công tác dạy học ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh ... 66

3.2.2. Xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ... 68

3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng, tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn và triển khai chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ... 70

3.2.4. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác dạy học ở trường tiểu học ... 72

3.2.5. Thường xuyên thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp công tác kiểm tra, nhận xét đánh giá chất lượng giáo dục ... 73

3.2.6. Thực hiện kiểm tra nội bộ hoạt động dạy của giáo viên theo hướng đổi mới dạy học ở trường tiểu học ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.2.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học hiện

đại, phù hợp ... 75

<b>3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ... 76 </b>

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ... 76

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ... 77

3.3.3. Địa bàn khảo nghiệm và khách thể khảo nghiệm ... 77

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ... 77

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b> DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

2 CNH- HĐH Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

19 CNH- HĐH Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Bảng đánh giá vai trò của quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu học

49 Bảng 2.2. Bảng thể hiện thời điểm hoàn thành kế hoạch dạy học và

quản lý dạy học tại các trường tiểu học Bảng 2.5. Bảng đánh giá chất lượng các phương tiện, điều kiện

đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả

52 Bảng 2.6. Bảng đánh giá chất lượng công tác phối hợp của các lực

lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học

Bảng 2.7. Bảng đánh giá chất lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học Bảng 2.10. Bảng đánh giá chất lượng quản lý các phương tiện, điều

kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả

58 Bảng 2.11. Bảng đánh giá chất lượng quản lý phối hợp của các lực

Bảng 2.12. Bảng đánh giá chất lượng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học

60 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi

79

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong xu thế hội nhập sâu đối với tất cả các lĩnh vực trên phạm vi khu vực và toàn cầu, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ; trên cơ sở đó các lĩnh vực hoạt động xã hội cần phải thích nghi một cách nhanh chóng, đặc biệt là xác định mục tiêu trong điều kiện mới. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả thể chất, trí tuệ và năng lực con người. Công tác giáo dục chuyên môn phải gắn với giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong và thể chất. Giáo dục phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo những con người có phẩm chất và năng lực cần thiết như: có trình độ, kỹ năng tốt, trung thực, nhân văn, sáng tạo độc lập, có hồi bão và lý tưởng... nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay và có khả năng hội nhập thế giới một cách thuận lợi.

Muốn phát triển đất nước bền vững trong điều kiện hiện nay, cần xác định giáo dục là nền tảng quan trọng có vai trị quyết định. Sản phẩm của giáo dục là tạo ra nguồn nhân lực phục vụ mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Giáo dục thực hiện nhiệm vụ nâng cao phẩm chất và năng lực con người Việt Nam, góp phần chấn hưng văn hóa và đạo đức xã hội, kiến tạo nền tảng vững bền để bảo vệ chủ quyền đất nước và xây dựng xã hội dân chủ công bằng trong bối cảnh nền kinh tế đang trên con đường hội nhập ngày một sâu rộng, thế giới ngày càng có nhiều biến động khôn lường.

Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, với nhiều điểm đặc biệt của hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục tiêu giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về phẩm chất và năng lực cùng các kĩ năng cơ bản. Các em phải được trang bị đầy kiến thức, kỹ năng để hoà nhập toàn cầu, là điều kiện tạo nên sự tồn tại của dân tộc, bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy giáo viên tiểu học có vị trí, vai trị quan trọng, góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng ta cũng nhất quán quan điểm khẳng định: nguồn lực con người là q báu, có vai trị quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cịn hạn hẹp. Theo quan điểm của V.I. Lênin: “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào cuộc đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền… thì trọng tâm cơng tác của chúng ta hiện nay quả thật là xoáy vào hoạt động giáo dục”[3, tr 123].

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Để định hướng, kiểm soát và điều tiết tốt mọi hoạt động của các trường tiểu học; phải làm tốt công tác quản lý dạy học. “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [9, tr 89]. Quản lý hoạt động dạy học giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh nhà trường.

Thông qua công tác quản lý hoạt động dạy học để định hướng cho sự phát triển của nhà trường dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung. Đảm bảo sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa cán bộ quản lý với giáo viên, học sinh và toàn bộ nguồn lực trong nhà trường (cơ sở vật chất, tài chính, thơng tin…) để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra với một hiệu quả cao nhất. Nhà trường có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường thông qua công tác quản lý dạy học. Công tác quản lý dạy học giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học sinh.

Đối với huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi việc quản lý hoạt động dạy học trong những năm qua có những bước chuyển biến rõ rệt, chất lượng dạy và học tiểu học từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào thành tích chung của ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh những thành tích đã đạt được các trường tiểu học hiện nay cịn tồn tại tình trạng trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại tình trang một số giáo viên thiếu các kỹ năng cần thiết, dẫn đến tình trạng chưa phát huy được tính tích cực và sáng tạo trong quá trình dạy học.

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học của nhiều trường còn thiếu thốn, lạc hậu, thiếu đồng bộ hoặc xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong điều kiện hiện nay. Kỹ năng sử dụng và làm đồ dùng dạy học của giáo viên vẫn hạn chế, các đồ dùng làm ra ít được sử dụng, khơng phát huy được vai trị của chúng trong q trình dạy và học. Công tác quản lý và sử dụng trang thiết bị tại nhiều trường chưa hiệu quả, chưa đạt chất lượng như mong muốn. Việc triển khai và thực hiện các thông tư của Bộ GD&ĐT về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học ở nhiều trường chưa linh hoạt…

Những hạn chế trên mọi phương diện đang tồn tại ở các trường tiểu học trên địa

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cơng tác quản lý, mà trước hết là quản lý hoạt động dạy học. Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên không phải là một việc đơn giản, có thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần sự chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự quyết tâm của Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường tiểu học. Trong đó, cơng tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học có vai trị quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn: “Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.

Thông qua luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý thuyết về công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học; khảo sát để thấy rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trên cơ sở, nền tảng lý thuyết và thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<b>3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

<b>Hoạt động dạy học ở các trường tiểu học. </b>

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<b>4. Giả thuyết khoa học </b>

Hoạt động dạy học

tiểu học tại huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi

chưa đồng bộ giữa các trường, nhận thức của số ít GV còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của dạy học

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

, việc soạn giảng và đổi mới phương pháp của GV chưa đi vào chiều sâu, cịn mang nặng hình thức, các nội dung hoạt động chưa phong phú chưa tổ chức được các hoạt động cho học sinh để hình thành phẩm chất năng lực. Trên cơ sở đó, nếu nghiên cứu, đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp phù hợp với thực tiễn giúp công tác quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở trường tiểu học đạt hiệu quả cao

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu </b></i>

học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<i><b>5.2. Thực hiện công tác khảo sát một cách khách quan và toàn diện thực trạng </b></i>

quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<i><b>5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện </b></i>

Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<b>6. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>6.1. Nội dung nghiên cứu </b></i>

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, với các vấn đề sau: những yêu cầu mới trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT 2018; quản lý mục tiêu, nội dung, các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả; sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học.

<i><b>6.2. Không gian nghiên cứu </b></i>

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 16 trường tiểu học trên địa bàn huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.

<i><b>6.3. Thời gian nghiên cứu </b></i>

Từ năm 2021 đến năm 2022.

<i><b>6.4. Đối tượng khảo sát </b></i>

Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận </b></i>

<i>- Phương pháp phân tích, tổng hợp </i>

Phương pháp này được sử dụng để phân chia đối tượng nghiên cứu thành các phần nhỏ nhằm mục đích tìm hiểu: mục tiêu, nội dung, các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả; sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học; công tác quản lý mục tiêu, nội dung, các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả; sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học một cách thuận lợi và hiệu quả. Trên cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

sở kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu từng phần, chúng tôi rút ra kết luận về bản chất, quy luật vận động và phát triển khách quan trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<i>- Phương pháp so sánh </i>

Chúng tơi sử dụng phương pháp này để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về các đặc điểm, tính chất của mục tiêu, nội dung, các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả; sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học; công tác quản lý mục tiêu, nội dung, các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả; sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá và tiếp nhận một cách khái quát, toàn diện hơn về nội dung nghiên cứu.

<i><b>7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i>- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi </i>

Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; chúng tôi thu thập hệ thống thông tin đầy đủ, khách quan. Sau khi được xử lý và phân tích, chúng trở thành căn cứ thực tiễn cho chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<i>- Phương pháp quan sát </i>

Quan sát hoạt động quản lý dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thơng qua q trình làm việc của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi cho phép chúng tôi thu thập được nhiều thông tin thực tế và trực tiếp.

<i>- Phương pháp chuyên gia </i>

Xin ý kiến của các chuyên gia (cán bộ quản lý tại các trường đại học và các chuyên gia nghiên cứu phát triển giáo dục) về tính khả thi, tính thực tiễn đối với các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

<i><b>7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ </b></i>

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu thu thập được từ quá trình điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhằm góp phần đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>8. Cấu trúc của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được bố cục trong ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU </b>

<b>ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY </b>

<b>1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài </b></i>

Giáo dục là hoạt động xã hội đặc trưng, có vai trị đặc biệt đối với quá trình hình thành, hồn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống tác phong và truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, hình thành kỹ năng cho con người. Muốn phát triển xã hội khơng có con đường nào khác ngoài con đường giáo dục. Một đất nước, một dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có một nền giáo dục phù hợp, khoa học. Chính nền giáo dục ấy sẽ đào tạo ra những công dân tốt, tạo ra người lao động trực tiếp, tạo ra những chuyên gia gia, nhà khoa học phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Với vai trị đặc biệt của mình, giáo dục và quản lý dạy học được các nhà khoa học trên khắp thế giới tập trung nghiên cứu. Trải qua nhiều thế kỷ dày công nghiên cứu, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tạo ra nhiều thành tự khoa học quan trọng góp phần tạo ra hệ thống lý thuyết toàn diện, đầy đủ về giáo dục, quản lý giáo dục.

Ngay từ thời cổ đại, các triết gia phương Đông và phương Tây đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu vĩ đại làm nền tảng khoa học cho các nhà nghiên cứu sau này. Triết gia Platon phát hiện và nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt của giáo dục ở bậc tiểu học: “Muốn có được nhà nước lý tưởng cần giáo dục các công dân ngay từ khi cịn trẻ, giáo dục đóng vai trị quyết định hình thành nhân phẩm cơng dân tương lai... Mọi người được giáo dục theo hướng nào thì sẽ quyết định đời sống tương lai của họ theo hướng đó” [50, tr 37]. Kết quả nghiên cứu của ông khẳng định rằng: một nhà nước chỉ có thể được xây dựng, chỉ có thể tồn tại và phát triển được trên nền tảng giáo dục mà thơi. Ơng cũng nhấn mạnh đến vai trị của giáo dục ở bậc tiểu học vì đây là giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như thể lực của các em học sinh.

Khổng Tử cho rằng: “Giáo dục là biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Đó là những giá trị chuẩn mực của con người trong xã hội phong kiến. Giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người nên ai ai cũng có cơ hội được học tập. Giáo dục là công cụ hữu hiệu nhất và là con đường ngắn nhất để đào tạo cán bộ và cơng dân tốt. Mục đích của giáo dục là để hình thành nhân cách lý tưởng; để đào tạo ra đội ngũ quan lại nhằm giúp ích cho nước nhà; giáo dục là để tỏ cái đức sáng, đạt tới chỗ chí thiện.

Học thuyết Mác - Lênin ra đời thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

theo quy luật hình thành cá nhân con người. Các quy luật khẳng định vai trò của xã hội đối với sự phát triển của giáo dục trên các lĩnh vực thiết lập chính sách, phát triển nhân lực, đầu tư vật lực và xây dựng môi trường giáo dục. Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V. I. Lênin: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhân thức hiện tượng khách quan. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, các quốc gia đều mong muốn có một nền giáo dục phát triển, vì giáo dục là chìa khóa vàng mở cánh cửa tương lai của mỗi quốc gia. Quốc gia nào cũng mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hơn nữa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, đây luôn là lĩnh vực cần được nghiên cứu ở mọi thời đại, mọi quốc gia.

Mác cho rằng: “công tác giáo dục sẽ làm cho người trẻ tuổi… có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tuỳ theo nhu cầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ. Do đó, cơng tác giáo dục sẽ làm cho họ thốt khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo” [4, tr 213]. Trong lịch sử tư tưởng giáo dục, các triết lý giáo dục, nhìn chung, đều coi giáo dục như là một cách thức truyền thụ những giá trị xã hội nào đó để cho người học có thể gia nhập vào xã hội, phục vụ cho xã hội đó và phát triển nó trong khn khổ của xã hội. Giáo dục ở đây có mục đích là lấy xã hội làm trung tâm. Xã hội trang bị cho người học những kiến thức kinh tế, kỹ thuật, kinh tế… để phục vụ cho xã hội đó. Giáo dục khơng những làm cho con người thích nghi với xã hội, phục vụ cho xã hội tốt hơn, mà hơn thế, quan trọng hơn, giáo dục là cách thức làm cho con người được phát triển tồn diện các năng lực của mình. Về quan niệm này,

Bằng sự thu hút và niềm đam mê giáo dục và quản lý dạy học, nhà nghiên cứu M. I. Kônđacốp đã bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực này ngay từ khi còn rất trẻ và đạt được nhiều thành tựu khoa học quan trọng. Ông khẳng định rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em” [47, tr 10]. Công tác quản lý dạy học của người cán bộ quản lý là điều kiện cần thiết và liên tục để định hướng, giám sát, điều tiết các hoạt động dạy học của giáo viên. Hoạt động này đảm bảo cho người giáo viên ln có trách nhiệm cao trong công việc, luôn nỗ lực, luôn làm việc theo đúng nguyên tắc nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Nhà nghiên cứu Harold Koontz khẳng định rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nhóm (tổ chức). Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi trường, mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [6, tr 187]. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thể hiện bản chất của giáo dục và quản lý dạy học. Harold Koontz nhấn mạnh đến vai trị đặc biệt của cơng tác quản lý dạy học. Chính cơng tác quản lý dạy học là công cụ hữu hiệu để phát huy sự nỗ lực của mỗi cá nhân giáo viên trong quá trình công tác của họ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Tác gải Robert. G. Mayer thì đặc biệt nhấn mạnh đến việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục và quản lý dạy học trên mọi phương diện: “Phải đầu tư vào chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần của chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây dựng tịa nhà, ta cần xây dựng một cái nền bằng đá vững chắc trên cơ sở đó làm nền tảng xây nên tồn bộ cơng trình kiến trúc” [7, tr 57]. Với vai trò là nền tảng, là cơ sở cho các cấp học tiếp theo, chúng ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học. Muốn phát triển giáo dục tiểu học, cần quan tâm đầu tư về mọi mặt, trong đó có cơng tác quản lý dạy học.

<i><b>1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam </b></i>

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với sự phát triển toàn diện của con người, ngay từ khi mới ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác giáo dục. Trong xu thế hội nhập và chuyển đổi số hiện nay, khi chúng ta tiến hành Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức thì vai trò của giáo dục và quản lý dạy học lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Cơng nghiệp hóa thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó khơng chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cơng nghiệp hóa phải đi đơi với hiện đại hóa, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới” [21, tr 210]. Do vậy, việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực là điều hết sức quan trọng. Đây chính là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện các mục tiêu của cơng cuộc Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, giáo dục nói chung, quản lý dạy học nói riêng có vai trị quan trọng.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm giáo dục mà khoa học giáo dục ở Việt Nam có nhiều bước phát triển vượt bậc. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục là một phương tiện quan trọng để tuyên truyền, làm cho quần chúng nhân dân giác ngộ cách mạng, đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thời xác định: được hưởng một nền giáo dục tiến bộ chính là một trong những quyền thiêng liêng của mọi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam một kho tàng lý luận dạy học và quản lý dạy học.

Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kế tục truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, Đảng - Nhà nước và nhân dân dân ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục và việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và cộng nghệ là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [27, tr 65].

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước, nền khoa học giáo dục Việt Nan đã có một đội ngũ nhà khoa học đơng đảo và uy tín với nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng, góp phần thúc đẩy giáo dục và quản lý dạy học phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu trong số các nhà khoa học giáo dục ở

<b>Việt Nam là: Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Ngọc Quang, </b>

Nguyễn Cảnh Toàn ... với các cơng trình nghiên cứu: “Phuơng pháp luận khoa học giáo dục”; “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục”; “Học và dạy cách học”...

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề quản lý giáo dục và quản lý dạy học ở nhiều góc độ, mục đích làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên giáo dục vẫn còn hàng loạt các vấn đề đặt ra cần phải hoàn thiện. Những nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước là tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu tìm tịi để tìm ra các giải pháp, các biện pháp quản lý giáo dục và quản lý dạy học hữu hiệu trong các nhà trường hiện nay.

Nhóm tác giả Trần Xuân Bách, Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn nhấn mạnh khẳng định: “Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là công tác quản lý. Hệ thống quản lý giáo dục chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nước. Hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn mang nặng tính hành chính, quan liêu... chưa đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [5, tr 3].

Trong cơng trình nghiên cứu mang tên: “Những cơ sở về khoa học quản lý”, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã chỉ ra quá trình quản lý dạy học bao gồm các bước: “Kế hoạch hóa - Tổ chức - Lãnh đạo - Chỉ đạo - Kiểm tra” [17, tr 76]. Tác giả Đặng Hồng Phương cũng khẳng định: “Từ việc nghiên cứu tổng hợp các căn cứ khoa học về thực tiễn và lý luận giáo dục, đề ra các nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình giáo dục thể chất; xác định các quan điểm có tính ngun tắc, dự đốn những phương pháp, phương tiện giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ ấy; đề xuất nội dung, hình thức hợp lý để thiết kế, tổ chức quá trình giáo dục thể chất phù hợp với các giai đoạn phát triển theo lứa tuổi và với các điều kiện sống của con người” [37, tr 5].

Giáo dục và quản lý dạy học là hoạt động quan trọng, mang đặc trưng nổi bật của xã hội lồi người. Đây hồn tồn khơng phải là một cơng việc đơn giản, có thể thực hiện một cách dễ dàng. “Để đạt được mục tiêu giáo dục chiến lược, cần vạch ra con đường vận động chung của nền giáo dục, thể hiện ở nhiệm vụ chung và đường lối giải quyết các nhiệm vụ đó. Tiếp theo phải xây dựng những chính sách cần thiết, tức là vạch ra những chủ trương để giải quyết nhiệm vụ thuộc các yếu tố trong trường học của nền giáo dục. Sự vận động của các yếu tố này có tác dụng lớn và lâu dài trong việc thúc đẩy sự vận động của toàn bộ nền giáo dục, nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra”[36, tr 10].

Các nghiên cứu của tác giả Trần Trung Dũng lại luôn hướng đến mục tiêu đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đề ra sáu nhóm giải pháp nhằm quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bao gồm: kế hoạch hóa hoạt động dạy học; tổ chức hoạt động dạy học; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học; bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học.

Một điểm quan trọng, cần đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý dạy học mà các nhà khoa học đã nhấn mạnh là: “Cần nhớ rằng, đánh giá trong dạy học có vai trị quyết định trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của cả quá trình dạy học. Trong quá trình học tập để đạt được kết quả tiến bộ, người học cần nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn từ phía người dạy trong việc lập kế hoạch học tập tiếp theo trên cơ sở thông tin thu được từ các hoạt động đánh giá. Người dạy cần chỉ rõ điểm mạnh của mỗi người học và đưa ra lời khuyên để phát huy những điểm mạnh đó; đồng thời chỉ ra những điểm yếu cũng như cách thức để điều chỉnh hạn chế của mỗi người học” [39, tr 136].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nhà nghiên cứu Cấn Văn Đa trong bài viết “Quản lý dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở” đã nêu quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là quá trình nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý, tác động đến giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác để triển khai hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục, sử dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực, chú ý tích cực hóa hoạt động trí tuệ của học sinh, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Các tác giả Trần Xuân Bách, Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn khẳng định rằng: “Để nâng cao chất lượng về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết số 29, công tác đào tạo đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên phổ thơng cần có sự đổi mới mạnh mẽ. Người học không chỉ được trang bị các kiến thức cơ bản về chuyên mơn, nghiệp vụ, mà cần có năng lực tổ chức, quản lý mới có thể đáp ứng được yêu cầu của một “nhà giáo dục” trong môi trường thay đổi hiện nay [5, tr.3].

<b>1.2. Các khái niệm chính của đề tài </b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà trường </b></i>

<i>a. Khái niệm quản lý </i>

Quản lý là một khái niệm được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, gắn liền với sự phát triển của tri thức nhân loại và nhu cầu thực tiễn, quản lý được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Trong bất kỳ thời kỳ nào, mọi hoạt động của xã hội đều cần đến quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa vừa là nghệ thuật trong việc điều tiết các hoạt động xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Khi mọi người kết hợp với nhau tạo thành các nhóm, các tổ chức nhằm mục đích đạt được một mục tiêu chung nào đó, ln cần thiết phải thực hiện hoạt động quản lý.

Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng có rất nhiều quan điểm, nhiều khái niệm quản lý được đưa ra. Mỗi quan điểm của các tác giả đều có sự khác biệt nhất định nhưng nhìn chung các học giả đều đồng nhất quan điểm: Quản lý là q trình tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý nhằm mục đích đạt được mục tiêu đã định và làm cho tổ chức đó vận hành và phát triển một cách bền vững.

Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khố XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản,

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

toàn diện giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hồn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn hố, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hố và cách mạng cơng nghệ mới.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của mình” [26; tr 6]. Theo quan điểm của F.W. Taylor thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [36; tr 15]. Các tác giả người Mỹ như Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng: “Quản lý bao hàm việc thiết kế một mơi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm để thực hiện các mục tiêu của tổ chức” [36, tr 27].

Từ điển Tiếng Việt viết: “Quản lý là trơng coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [57, tr 772]. Như vậy, chúng ta thấy: “Quản lý là một q trình có định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [44, tr 17].

Từ điển tiếng Việt thì cho rằng, “Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó”[55; tr 580]. Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa là một nghệ thuật, địi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý. Quản lý cịn có thể được mơ tả như là một chương trình của các hoạt động mà người quản lý thực hiện để đảm bảo những mục tiêu đề ra.

Thông qua việc nghiên cứu một cách tổng quát quan điểm của các học giả về khái niệm quản lý, chúng ta có thể hiểu quản lý là q trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, đảm bảo phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức thông qua các cơ chế quản lý nhằm sử dụng có hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.

<i>b. Khái niệm quản lý nhà trường </i>

Quản lý nhà trường là một bộ phận, một thành tố cấu thành quản lý giáo dục. Tác giả M.I.Kondacov đã khái qt “Khơng địi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường là công việc của một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt. Hệ thống này địi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy - học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [47, tr 22].

Quản lý nhà trường phải toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà trường phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản lý đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nghiên cứu M. I. Konđacop cho rằng: “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [46, tr 176].

Bản chất của quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. Tác giả Phạm Minh Hạc xác định: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”. Quản lý nhà trường là một dạng quản lý đặc thù trong môi trường đặc thù. Những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh rằng: “Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi tác động những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng dẫn của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [52, tr 28]. Người thực hiện công tác quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành nhịp nhàng, phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được kết quả như mong muốn.

Trên cơ sở những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam.

<i><b>1.2.2. Khái niệm quản lý dạy học ở tiểu học </b></i>

Hệ thống tri thức và kinh nghiệm mà con người có được chủ yếu được truyền thụ và tiếp thu thơng qua q trình dạy - học. Hoạt động dạy - học trở thành phương thức quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc tiếp thu cũng như truyền thụ và phát triển hệ thống tri thức của xã hội loài người. Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng: “Dạy học là tồn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người” [34, tr 87].

Dạy học không chỉ thực hiện nhiệp vụ truyền thụ, tiếp thu và phát triển hệ thống tri thức nhân loại, biến nguồn tri thức chung thành hiểu biết, kiến thức riêng của mỗi cá nhân mà nó còn thực hiện các vai trò thiêng liêng khác. Đó chính là hình thành, hồn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, tác phong và rèn luyện kỹ năng. “Dạy học là một quá trình gồm tồn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học” [21, tr 87].

Trên cơ sở bản chất của hoạt động dạy học, chúng ta thấy: trong công tác quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò quan trọng nhất và có tác động trực tiếp đối với chất lượng dạy học của các nhà trường. “Quản lý dạy học là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các khâu của quá trình dạy và học nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường, đảm bảo các yêu cầu, đặc biệt là chất lượng dạy và học” [21,

<i><b>tr 129]. Nếu theo định hướng nội dung, quản lý hoạt động dạy học tập trung nhiều vào </b></i>

việc truyền thụ kiến thức cho học sinh và kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức của các em. Còn nếu theo định hướng phát triển năng lực học sinh, quản lý hoạt động dạy học tập trung nhiều vào đầu ra của học sinh, vào sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học.

Quản lý dạy học là hoạt động kiểm sốt q trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Tuy nhiên hoạt động dạy và hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, chúng ta không thể tách rời hai hoạt động này ra được. Hoạt đông quản lý dạy học phải được xem xét, nghiên cứu và tổ chức thực hiện trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ mật thiết này. Quản lý dạy học là quản lý mối quan hệ giữa quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Quản lý hoạt động dạy học là quá trình tác động có

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

mục đích, có kế hoạch, điều khiển, điều hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ và thời gian quy định (quản lý mục tiêu, nội dung). Đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao (quản lý chất lượng).

Quản lý dạy học phải được tiến hành liên tục, thường xuyên từ khâu lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị hồ sơ, kế hoạch dạy học, kịch bản lên lớp theo đúng chương trình giáo dục, khâu thực hiện hoạt động dạy học, kiểm tra kết quả đánh giá hoạt động dạy học, khâu điều tiết các vấn đề cần thiết (nếu có), cho đến khâu đánh giá, kết luận chung về kết quả dạy học. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp để quản lý hiệu quả hơn, đạt kết quả cao hơn.

Như vậy, quản lý dạy học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm sốt, điều tiết và đánh giá tồn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng của thầy và trị giúp cho học sinh hình thành và hoàn thiện năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa, trên cơ sở đó phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

<i><b>1.2.3. Khái niệm hoạt động dạy học ở tiểu học </b></i>

Hoạt động dạy học của giáo viên là một mặt của hoạt động sư phạm.

Trước đây, người ta hiểu hoạt động sư phạm chỉ là hoạt động của người thầy. Người thầy đóng vai trị trung tâm trong quá trình dạy và học. Trong hoạt động sư phạm, người thầy chủ động từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương pháp truyền thụ, đến những lời chỉ dẫn, những câu hỏi, v.v. Còn học sinh tiếp nhận thụ động, học thuộc để “trả bài”. Người thầy giữ “chìa khố tri thức”, cánh cửa tri thức chỉ có thể mở ra từ phía hoạt động của người thầy. Quan niệm này hiện nay đã lỗi thời, bị vượt qua. Vì rằng, từ góc độ khoa học sư phạm, quan niệm trên chỉ chú trọng hoạt động một mặt, hoạt động của người thầy mà không thấy được mặt kia của hoạt động sư phạm là hoạt động của trò.

Theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của thầy và trò. Nhà tâm lý học A.Mentriskaia viết: “Hai hoạt động của thầy và trò là hai mặt của một hoạt động”.

<i><b>Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác có tính đặc thù </b></i>

Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. GV xây dựng, thiết kế hoạt động dạy học một cách đầy đủ và cụ thể bao nhiêu thì cơng việc dạy học càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì hầu hết GV đều mong muốn đạt được thành cơng chóng vánh trong các giờ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

dạy nên họ thường bỏ qua việc xây dựng chiến lược hoạt động của thầy một cách lơgic, khoa học và có định hướng. Khi nói về hoạt động dạy của GV, người ta dễ nghĩ đến sự hồn chỉnh có tính đơn phương của nó. Từ đó, người ta xây dựng những “quy tắc vàng” bắt buộc mỗi GV phải tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm ngặt. Thực tế này dẫn đến tình trạng, nhiều giờ học trở nên nhàm chán, sa vào truyền thụ tri thức một chiều, không đáp ứng được nhu cầu cá nhân người học. Thực chất, vì hoạt động của GV là hoạt động lơi cuốn HS và hịa nhịp với hoạt động của HS nên những “quy tắc vàng” phải đảm bảo tính tương tác. Ý kiến của Davydov: “Các hoạt động dạy- học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” đã chỉ ra sự tương tác trong hoạt động dạy học mang tính đặc thù. Nói là đặc thù vì, thứ nhất, hoạt động dạy học nằm trong chuỗi hoạt động của con người nhưng là hoạt động nghề nghiệp, không phải là hoạt động của mọi người. Người hoạt động dạy học phải có tiêu chuẩn và năng lực nghề nghiệp mới tham gia được hoạt động này. Thứ hai, hoạt động dạy học là hoạt động tương tác. GV tác động vào HS, HS phát triển, GV căn cứ vào sự thay đổi ở HS để điều chỉnh hoạt động dạy. Như vậy, sự tương tác trong hoạt động dạy học không phải là sự tương tác giữa các cá nhân hay nhóm xã hội với nhau như trong hoạt động kinh tế, chính trị, hay các hoạt động xã hội khác (ở đó sự tương tác giữa các cá nhân hay nhóm xã hội nhiều khi khơng cùng mục tiêu, thậm chí trái ngược nhau về lợi ích, v.v.). Trong khi đó, hoạt động dạy học là “hoạt động cùng nhau của thầy và trò”. Thầy và trò cùng hướng về một mục tiêu. Năng lực của hoạt động dạy của người thầy và năng lực học của học sinh được thể hiện ở các mức độ đạt được của mục tiêu chương trình giáo dục đề ra. Do vậy, hoạt động dạy có kết quả khi nó tác động cùng hướng với hoạt động học. Hoạt động dạy học có tính tương tác ở chỗ, nó phải bắt nhịp cùng người học, là người tham gia hoạt động học cả về trí tuệ và tình cảm. Thứ ba, hoạt động dạy học nhìn từ phía hoạt động của người thầy trong tương tác với họat động học của trò là hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động học của HS. Trong cuốn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các tác giả đã định nghĩa hoạt động dạy học như sau: “Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng”.

Như vậy, trong hoạt động dạy học, hoạt động của giáo viên là một khâu quan trọng. Nói rõ hơn về hoạt động của giáo viên trong hoạt động dạy học, 2 tác giả Hồng Hịa Bình và Nguyễn Minh Thuyết trong cơng trình Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, khi đề cập phương pháp tổ chức hoạt động trong dạy học đã xác định rõ hoạt động của GV là “hệ thống các hành động”nhằm tổ chức hoạt động cho HS.

Hoạt động dạy học ở đây được xem xét trong tương quan giữa hoạt động của người dạy - người lớn, và “hoạt động của trẻ” - người học. Trong tương quan giữa hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

động của người dạy và hoạt động của người học, hoạt động dạy học của người thầy hướng về mục tiêu của hoạt động dạy học: “… hoạt động dạy và học là nhằm hình thành và phát triển nhân cách ở người học”. Định nghĩa của nhóm các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng đã chú trọng đến khâu tổ chức và điều khiển của giáo viên trong hoạt động dạy học: “Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức điều khiển hoạt động của trẻ”.

Lí luận giáo dục hiện đại đã chỉ ra tính đặc thù của hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác. Xem xét hoạt động của thầy đều có liên quan đến hoạt động của trị và ngược lại. Nhìn từ góc độ tính chủ thể của hoạt động sư phạm, để hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS được tiến hành thì khơng thể thiếu vai trị của chủ thể. Trong hoạt động dạy học, chủ thể hoạt động là người dạy (giáo viên) và người học (học sinh). Người học là chủ thể của hoạt động học, người dạy là chủ thể của hoạt động dạy. Thầy và trò là những chủ thể cùng nhau hoạt động, duy trì, tiếp nối hoạt động. Đối tượng của hoạt động học tập là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mục tiêu của hoạt động dạy học là hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của người học. Chính vì hoạt động dạy và học có chung mục tiêu cho nên hoạt động dạy và học luôn tương tác trong mối quan hệ “cung - cầu”, “nhân - quả”... Không thể nói đơn giản thầy hay trị đóng vai trò “chủ động” hay “thụ động”. Đã là hoạt động thì tính chủ động là thuộc tính của cả hai bên. Thầy tích cực, chủ động trong hoạt động dạy và trị tích cực, chủ động tham gia hoạt động học. Hoạt động dạy học của GV mang ý nghĩa là phương tiện, là công cụ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động học của HS đúng hướng và hiệu quả. “Năng lực người giáo viên là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao” (Trần Bá Hoành).

Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có tính độc lập tương đối Từ việc hiểu đặc trưng của hoạt động dạy học, mối quan hệ của hoạt động dạy và hoạt động học như trên, có thể thấy hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có tính độc lập tương đối. Trong đó, thầy là chủ thể của hoạt động dạy, trò là chủ thể của hoạt động học. Mặc dù hoạt động dạy và học cùng chung mục tiêu nhưng ở mỗi hoạt động có những yêu cầu, đặc điểm riêng. Ví dụ, trong dạy học, GV có những hoạt động “trụ cột” mà giờ học nào, quy trình dạy học nào GV cũng buộc phải tuân thủ. Những hoạt động này là thước đo năng lực nghề nghiệp của GV. Thực hiện những hoạt động này kết quả đến đâu, một trong các yếu tố mang tính quyết định là “tay nghề” của GV. Năng lực nghề nghiệp của GV góp phần quyết định kết quả đào tạo. Trên thế giới, từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay, dạy học định hướng kết quả đầu ra thành xu hướng giáo dục quốc tế.Quá trình dạy học cùng với việc phát huy vài trò trung tâm của người học, năng lực của người thầy rất được chú trọng. Ngay cả

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

John Dewey, nhà giáo dục người Mỹ chủ trương lấy người học làm trung tâm nhưng cũng đòi hỏi rất cao ở người thầy: “Hãy tôn trọng trẻ em, tôn trọng chúng đến cùng, song hãy tôn trọng cả bản thân chúng ta [người lớn] nữa”.

Ở Việt Nam, nhận thức về hoạt động của người dạy học như một hoạt động nghề nghiệp xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quy định chuẩn nghề nghiệp dạy học <small>(10)</small>. Đây là yêu cầu chung về hoạt động dạy học cho tất cả giáo viên trong dạy các mơn học ở trường phổ thơng. Về phía người học, căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục, có những yêu cầu, chuẩn đánh giá <small>(11) </small>để người học đáp ứng theo các thang, bậc của nền giáo dục, v.v.

Trong xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật trên thế giới ngày nay, nền giáo dục của mỗi quốc gia đều phải được đổi mới, cải cách để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này, cần thiết phải nghiên cứu hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS xuất phát từ thực tiễn của mỗi quốc gia, dân tộc và xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

Với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, trong tình hình GV đang lúng túng trong tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, việc nghiên cứu hoạt động dạy của GV quy nó vào các phạm trù dễ nắm bắt là một yêu cầu bức thiết đáp ứng xu thế phát triển của nhà trường phổ thông trong thời kỳ mới của đất nước. Tuy nhiên, nói đến vấn đề hoạt động của GV khơng có nghĩa là chỉ tập trung đề cao vai trò của GV trong hoạt động dạy và học. Cần phải thấy hoạt động của người thầytrong dạy học là một mặt của hoạt động sư phạm nói chung. Hoạt động dạy học của người thầy là hệ thống các hành động để tổ chức điều khiển hoạt động của HS nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất để hồn thiện nhân cách ở người học. Nói cách khác, hoạt động dạy cũng bao hàm nội dung cốt lõi là tổ chức các hoạt động học để người học chủ động tiếp nhận tri thức, hình thành và phát triển năng lực một cách phù hợp.

<i><b>1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học </b></i>

Dạy học là hoạt động kép mang tính tổng hịa giữa hành độc giảng dạy của giáo viên và hành động học tập của học sinh. Đa phần các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người” [30, tr 29]. Dạy học là quá trình truyền thụ và tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm xã hội và kỹ năng của người dạy cho người học. Hoạt động dạy học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà cịn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra. “Dạy học là một q trình gồm tồn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng), xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục)”[21, tr 165].

Quản lý hoạt động dạy học đòi hỏi người quản lý phải kiểm soát, điều tiết, đánh giá hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập trong mối quan hệ tổng hòa của chúng nhằm đảm bảo thời gian, tiến độ và chất lượng theo quy định. Giáo dục tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Ở Việt Nam, tiểu học là bậc học cao hơn mầm non và thấp hơn trung học cơ sở.

Quá trình dạy học ở bậc tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Mục tiêu chính của giáo dục tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết, và biết tính tốn với những con số ở mức độ căn bản, cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác.

<i>Quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm sốt, điều tiết và đánh giá toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng của giáo viên và học sinh bậc tiểu học giúp cho học biết đọc, biết viết, và biết tính tốn với những con số ở mức độ căn bản, cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, tốn, địa lý, lịch sử, và các mơn khoa học xã hội khác. </i>

<b>1.3. Hoạt động dạy học ở các trường tiểu học </b>

<i><b>1.3.1. Những yêu cầu mới trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay </b></i>

Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, chương trình giáo dục phổ thơng 2018 được xây dựng theo hướng mở với các nguyên tắc: bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. Chương trình chỉ quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. So với chương trình năm 2000 đang thực hiện, chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học theo định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học, dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, chương trình GDPT mới với 3 yếu tố này được hình thành và phát triển hài hòa trong một đứa trẻ và vững như „kiềng 3 chân”, nếu chỉ thiếu hay coi nhẹ một yếu tố thì sẽ khơng phát triển hài hịa đối với q trình phát triển nhân cách, tư duy của học sinh tiểu học.

Chương trình giáo dục tiểu học thực hiện mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

Ở chương trình GDPT mới cấp tiểu học môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc, tên gọi mới là Tin học và Công nghệ. Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc. Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn. Điểm mới rõ nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện mơn Hoạt động Trải nghiệm. Đó là trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậc THCS, THPT. Nội dung cơ bản của chương trình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; học sinh với nghề nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.

Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động. Nội dung hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, kết hợp đồng tâm và tuyến tính; các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hố tuỳ theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết thường xuyên tập luyện và phát triển năng khiếu thể thao phù hợp với bản thân; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là Thể dục và Thể thao, rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Chương trình Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí khơng q 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút, chương trình tiểu học mới dạy học thông qua các hoạt động, thời lượng dạy học từ 2,7 giờ/ngày của chương trình hiện nhành nay giảm xuống dạy học còn 1,8 giờ/ngày. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hố hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngồi khn viên nhà trường thơng qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trị chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình mơn học. Phạm vi đánh giá bao gồm tồn bộ các mơn học bắt buộc, mơn học bắt buộc có phân hóa, mơn học tự chọn và mơn học tự chọn bắt buộc. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập. Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức. Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.

Với cấu trúc của chương trình tiểu học mới là dạy học 2 buổi/ngày và để thực hiện có hiệu quả, trường tiểu học cần đảm bảo tốt cả 4 yếu tố như: Cơ sở vật chất trang thiết bị - phịng học; Chương trình, tài liệu dạy học; Công tác quản lý, quản trị trường học; Dội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho thành cơng của chương trình.

Để chuẩn bị triển khai chương trình mới đạt hiệu quả, đội ngũ giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng cả về kiến thức và kĩ năng sư phạm, trong đó bồi dưỡng để mỗi giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình lớp học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trước khi thực hiện. Đây là kinh nghiệm quý báu từ việc thực hiện chương trình tiểu học 2000 đang dạy học từ những năm học trước, tập huấn triển khai

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cho giáo viên khi chưa nắm vững cấu trúc chương trình lớp học.

Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên, chú trọng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động dạy học, trong đó bồi dưỡng kĩ năng sư phạm. Chương trình tiểu học năm 2000 hiện nay coi sách giáo khoa là Pháp lệnh và giáo viên áp dụng dạy học đồng loạt giống nhau với mọi đối tượng học sinh, qua 2 lần giảm tải và đang dạy học hiện nay vẫn còn bộc lộ các nội dung chưa hợp lý.

Chương trình tiểu học mới giao quyền chủ động cho nhà trường và giáo viên căn cứ tình hình thực tiễn tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh, do vậy giáo viên cần bồi dưỡng kĩ năng xây dựng lựa chọn nội dung chương trình dạy học, khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi giáo viên, thực hiện tốt quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động chuyên mơn, phát huy vai trị nịng cốt của các tổ khối chun mơn để có nhiều hoạt động đóng góp cho việc thực hiện chương trình linh hoạt, chất lượng, hiệu quả.

Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành, giáo viên thiết kế Kế hoạch dạy học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học kết hợp đổi mới đánh giá học sinh tiểu học là yếu tố rất quan trọng. Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để chính các em được tham gia, được tự hồn thiện bản thân mình.

<i><b>1.3.2. Mục tiêu dạy học ở trường tiểu học </b></i>

Được xác định là cấp học nền tảng có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xác định rất rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học. Điều này được thể hiện cụ thể tại Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [53, tr 321]. Mục tiêu của hoạt động dạy học tiểu học được xác định một cách rõ ràng, cụ thể và toàn diện. Rõ ràng và cụ thể với từng lĩnh vực, từng tiêu chí: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực. Tồn diện vì chương dạy học ở trường tiểu học không chỉ trang bị kiến thức, rèn luyện đạo đức, nhân cách, tác phong mà còn trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để các em tự tin bước vào bậc trung học cơ sở.

Dạy học ở trường tiểu học được thực hiện trong khoảng thời gian năm năm, từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

năm học lớp 1 đến năm học lớp 5. Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông là: xây dựng bậc học lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và cơ bản đạt trình độ tiên tiến. Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.

<b>Trên cơ sở những mục tiêu chung đã được xác định trong Luật Giáo dục năm </b>

2019 và Chương trình giáo dục tiểu học; hoạt động dạy học ở trường tiểu học phải thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đâu: Giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết; biết tính tốn với những con số ở mức độ căn bản, có được những hiểu biết căn bản về khoa

<b>học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác; có hiểu biết ban đầu về hát, </b>

múa, âm nhạc, mỹ thuật; hình thành và từng bước hồn thiện nhân cách, đạo đức, tác phong; hình thành các kỹ năng cơ bản.

Trong quá trình thực hiện công tác dạy học tiểu học, giáo viên và cán bộ quản lý phải đảm bảo việc trang bị tốt cho học sinh những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh cần có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh... Phải đặc biệt coi trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học và khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năn vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

<i><b>1.3.3. Nội dung dạy học ở trường tiểu học </b></i>

Kế thừa những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học công nghệ, xu hướng phát triển của thế giới và những yêu cầu của xã hội hiện nay; nội dung dạy học ở trường tiểu học đã có nhiều thay đổi theo hướng đổi mới và dần trở nên hoàn thiện hơn. Nội dung dạy học ở trường tiểu học hiện nay không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà còn nhằm giúp cho học sinh hồn thành cơng việc, giải quyết được các vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học được trên lớp, cũng như các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, của đội thiếu niên tiền phong và các hoạt động cộng đồng khác.

Nội dung dạy học ở trường tiểu học đã và đang được điều chỉnh một cách khoa học theo hướng cân đối giữa giảng dạy lý thuyết với hoạt động trải nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm được xem là một nội dung dạy học bắt buộc xuyên suốt ở các trường tiểu học. Nội dung dạy học ở trường tiểu học được phân chia thành hai nhóm rõ ràng: nhóm những mơn học bắt buộc và nhóm những mơn học tự chọn. Các mơn học bắt buộc hiện nay gồm có: Tiếng Việt, Tốn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật. Các môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. Bậc học này có thêm mơn học mới là Tin học và Công nghệ.

Nội dung dạy học ở trường tiểu học theo Chương trình 2018 có số lượng mơn học hơn so với chương trình giáo dục trước đây. Nguyên nhân là do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy vậy, nội dung dạy học ở trường tiểu học theo Chương trình 2018 có thêm 2 mơn học mới là: Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ. Nội dung dạy học ở trường tiểu học theo Chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên đáng kể.

+ Đối với lớp 1 và lớp 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình qn trên tuần là 25 (chưa tính mơn tự chọn).

+ Đối với lớp 3 có: 08 nôn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết.

+ Riêng đối với lớp 4 và lớp 5 thực hiện chương trình 2006 có: 12 mơn học và 01 hoạt động giáo dục, số tiết bình quân trong tuần là trên 30 tiết.

Nhìn vào nội dung dạy học ở trường tiểu học hiện nay, chúng ta nhận thấy đây là thực hiện song song 2 chương trình dạy học: tương đối tồn diện, bao gồm các nội dung: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục thể chất, Tin học, công nghệ, nghệ thuật và hoạt động giáo dục, … Các nội dung dạy học này được kết hợp hài hòa với nhau nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng đọc và viết tốt, cung cấp một khối lượng kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần thiết, rèn luyện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, trang bị những hiểu biết, phát huy năng khiếu nghệ thuật và các kiến thức cũng như việc tiếp cận ban đầu với các thiết bị công nghệ. Từ việc phát huy mối quan hệ tổng hịa các mơn học trong nội dung dạy học ở trường tiểu học sẽ tạo ra động lực và hiệu quả cao trong việc hồn thiện kỹ năng đọc thơng viết thạo, truyền thụ kiến thức, hình thành và hồn thiện nhân cách, đạo đức, tác phong cho học sinh.

Từ đó thấy được rằng: việc áp dụng chương trình học nói chung, nội dung dạy học ở trường tiểu học theo chương trình 2018 có vai trị rất quan trọng đối với học sinh, thay vì việc áp dụng chương trình giáo dục như trước đây là chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức dẫn tới sự gị bó, áp lực cho học sinh thì trong việc đổi mới chương trình học này sẽ thu hút được sự quan tâm của học sinh đồng thời sẽ tăng khả năng làm việc, học tập và phát huy được khả năng sáng tạo, tinh thần học tập độc lập

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

bảo các phương tiện, điều kiện phục vụ hiệu quả. Mọi hoạt động dạy và học đều được thực hiện trên các phương tiện và điều kiện cụ thể. Các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả là tập hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, môi trường, không gian hoạt động...

Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học bao gồm: hệ thống phòng lớp học và các trang thiết bị kèm theo như bàn ghế, bảng đen, tủ đựng sách vở và đồ dùng học tập, quạt điện, đèn chiếu sáng, máy tính, tivi, máy chiếu (nếu có). Để đảm bảo cho các hoạt động dạy học ở trường tiểu học đạt hiệu quả, hệ thống phòng học cần được xây dựng một cách kiên cố, đồng bộ, sạch sẽ, thoáng mát; đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và mỹ thuật đảm bảo an toàn và thỏa mái cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học dưới các điều kiện thời tiết khác nhau. Bàn ghế, bảng đen và tủ chứa đồ dùng học tập phải đảm bảo quy cách, sạch sẽ, an toàn phù hợp với điều kiện thể chất và nhu cầu của lứa tuổi. Các trang thiết bị như: quạt điện, đèn chiếu sáng, máy tính, tivi, máy chiếu (nếu có) cũng cần được lắp đặt một cách phù hợp và tuyệt đối đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó cũng cần đặc biệt chú ý phát huy hiệu quả sử dụng của các phương tiện này. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, mua sắm, lắp đặt là công tác bảo dưỡng, bảo trì thường xun.

Các phịng và trang thiết bị trong phòng chức năng cũng là một bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học. Đây chính là các phịng làm việc của cán bộ quản lý, phòng họp, hội trường, văn phịng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, văn phịng Cơng đồn, phịng tài chính kế tốn... Mặc dù không trực tiếp tham gia, khơng trực tiếp phục vụ q trình dạy và học nhưng nó có tác động rất lớn đến tiến độ và chất lượng của công tác này. Bên cạnh đó là thư viện, kho lưu trữ...có vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động của các trường tiểu học. Thư viện trường tiểu học mặc dù quy mô không lớn, số lượng sách vở và tài liệu phục vụ công tác giảng dạy không nhiều nhưng vơ cùng cần thiết và có tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy và học.

Môi trường vận động như sân chơi trong giờ giải lao, sân vận động trong giờ học giáo dục thể chất (Thể dục), các trang thiết bị dạy và học thể chất có vai trị quan trọng trong việc tạo nên các giờ học đảm bảo yêu cầu và an tồn. Theo đó, sân tập thể dục, sân chơi phải đảm bảo yêu cầu về mặt vệ sinh, thoáng mát, an tồn, mơi trường trong lành để các em học sinh có những giờ giải lao, giờ học giáo dục thể chất đạt yêu cầu, góp phần tạo nên sức khỏe thể chất và tinh thần cho các em. Các trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập các môn nghệ thuật, tin học và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác cũng phải được đầu tư, xây dựng, mua sắm cho phù hợp và phát huy hiệu quả của nó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Hệ thống nhà vệ sinh, đặc biệt là nhà vệ sinh dành cho học sinh là một phần quan trọng trong các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học ở các trường tiểu học đạt hiệu quả. Thực tế là nhiều trường tiểu học hiện nay chưa thực sự nhận thức được vai trò quan trọng của nhà vệ sinh đối với hoạt động dạy và học. Chính vì thế chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho việc xây dựng cơng trình phụ trợ này. Đây là một thực trạng cần sớm khắc phục. Các nhà vệ sinh ở trường tiểu học phải được xây dựng đúng quy chuẩn, phù hợp với lứa tuổi, phân chia thành khu dành cho học sinh nam và khu dành cho học sinh nữ rõ ràng. Phải phân công người quan tâm quản lý và giám sát, đặc biệt là đối với các em nữ để đảm bảo cho học sinh luôn được an toàn. Bên cạnh việc thường xuyên quét dọn, giữ vệ sinh thì việc giáo dục ý thức tự giữ vệ sinh chung cho học sinh là một hoạt động không thể thiếu.

<i><b>1.3.5. Sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học </b></i>

Quá trình giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh các trường tiểu học phát triển một cách tồn diện là một q trình lâu dài liên tục, diễn ra không chỉ trong mơi trường giáo dục ở trường học mà cịn cả trong mơi trường gia đình và mơi trường xã hội. Vì vậy, hoạt động dạy và học trong các trường ở tiểu học cần sự phối hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường. Đó chính là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình, các lực lượng xã hội, đồn thể và các tổ chức khác. Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là hoạt động xã hội hóa đang được quan tâm và thực hiện thường xun thì cơng tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động dạy học có khả năng phát huy hiệu quả hoạt động hỗ trợ về mặt kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường phối hợp trong công tác giáo dục học sinh.

Bên cạnh mơi trường giáo dục của nhà trường và gia đình, học sinh cũng đang sống trong môi trường xã hội. Bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực ln ln tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của học sinh và với đặc điểm hiếu động, thiếu vốn sống, học sinh dễ bị lôi kéo, bị cuốn theo các hoạt động các hiện tượng xã hội tiêu cực, tác động xấu đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất trong giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì những điều khơng mong muốn có thể xảy ra với học sinh, với nhà trường bất cứ lúc nào.

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính ngun tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trị và tác động vơ cùng quan trọng, là trọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng của giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo dục con cái trong gia đình khơng phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó được xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay như trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em… Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau.

Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trị gương mẫu của mình trong gia đình và ngồi xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đồn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong cơng tác giáo dục con em của mình. Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tơn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái.

Để có được những con người đảm bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba mơi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Nhà trường sẽ là vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường ln ln có đội ngũ thầy cơ giáo có trình độ, năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề mến trẻ, đã được đào tạo có hệ thống. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng.

Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường vừa phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

</div>

×