Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.7 MB, 55 trang )

NGUYEN THI THE BINH - VU THI MAI HUONG
NGUYEN THI MAI LAN - KIỀU PHƯƠNG THUỲ

REN LUYEN
Ki NANG NGHIEP VU SU PHAM

TRONG BAO TAO BIÁD VIÊN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

EB NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SU PHAM

Địa chỉ: Tầng 6, Toà nhà số 128 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.37547735 | Fax: 024.37547911

Email: | Website: www.nxbdhsp.edu.vn

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Thế Bình - Vũ Thị Mai Hường

Nguyễn Thị Mai Lan - Kiều Phương Thuỳ

Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Mọi hình thức sao chép toàn bộ hay một phần hoặc các hình thức phát hành

mà khơng có sự cho phép trước bằng văn bản


của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đều là vi phạm pháp luật.

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả
để sách ngày càng hồn thiện hơn. Mọi góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và dịch vụ bản quyền

xin vui lòng gửi về địa chỉ email:

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc: NGUYỄN BÁ CƯỜNG

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập: ĐỖ VIỆT HÙNG

Biên tập viên:

NGUYỄN THỊ THUỶ

Sửa bản in:

NGUYEN KIEU OANH
Thiết kế, chế bắn:

TIÊU VĂN ANH

Trình bày bìa:

ĐỖ THANH KIÊN


ISBN 978-604-54-7105-0 ‹
In 1000 cuốn, khổ 17 x 24cm, tại Xí nghiệp In - Nhà máy Z176
Địa chỉ: 64 Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Số xác nhận đăng kí xuất bản: 3677-2020/CXBIPH/02-1 53/ĐHSP
Quyết định xuất bản số: 1088/QĐ-NXBĐHSP ngày 27/10/2020
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2020, `

MUC LUC

LỜI NÓI ĐẦU ................ en ša/S56885359ES00 lšsSẤ233035985E53854588361903846g305i1388848558.2)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN.......... J.—. 22490488 339935339398838886ãgEg..exsasiÔ)

DU NH5)1 ốố. .ố . ........... 6

1. Cơ sở khoa học của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
trofiB đão tạo Giáo VIÊN sua san guanggugg to g giang Giang G0 A36 8Ás8xeieeeesseseeed 6
2. Khái niệm rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm

trong đào tạo giáo viên ................................---.-2:::+:...4<121121111121121122172772222122122222122222222 14
3. Nội dung cơ bản của rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm

trong đào tạo giáo viên .............................-‹--‹:::s:s..411121212111170117171171-1-11111111111111111.Axxxeexee 15
4. Quy trình rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên.... 17

Phần 2: Câu hỏi ôn tập....................................-22-1,,202010...11...11...1111...111...10111..1111.ssey 18

CHƯƠNG 2: KĨ NĂNG TRINH BÀY BẢNG.................... 4S939941-g.tãien S053 0518806548861884836813.3.40 19

Phần 1: Lí thuyết

1. Vai trị, ý nghĩa cơ bản của rèn luyện kĩ năng trình bày bảng
2.. Rèn luyện kĩ năng trình bày bảng ..........................................
3. Các bước trình bày bảng
4. Kĩ năng trình bày bảng........
5. Yêu cầu và kĩ thuật vẽ hình trên bảng
Phần,2: Câu hỏi trắc nghiệm .....

Phần 3: Bài tập thực hành

CHƯƠNG 3: KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH.AOS wWN =

Phần 1: Lí thuyết .........................................

Ý nghĩa của rèn luyện kĩ năng thuyết trình...
Các tình huống cần thuyết trình
Các tiêu chí đánh giá một bài thuyết trình...
Những lỗi thường gặp khi thuyết trình
Các bước xây dựng bài thuyết trình
Kĩ năng thuyết trình hiệu quả
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Phần 3: Bài tập thực hành..............

CHƯƠNG 4: KĨ NĂNG SỬ DỤNG THIET BI DAY HỌC...
Phần 1: Lí thuyết....................................2tiesEEirerrrrrrrrcee
1. Hệ thống các thiết bị dạy học....
vee
2. Nguyên tắc chung khi kết nối, sửử dụng cácácc thiết bị dùng chung

2 esl¡99 .ố..4.HB.)L.. 62
3. Kết nối, sử dụng thiết bị dùng chung chủ yếu trong dạy học........................... 67
4. Xứ lí tình huống khi kết nối, sử dụng thiết bị dùng chung trong dạy học...9.6
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Phần 3: Bài tập thực hành

CHƯƠNG 5: KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TÍCH CƯ esessssn iti1456113481a815.55.sasem "¬—-.. 112

Phần 1: Khai thác các cơng cụ xây dựng học liệu................................-.-22212E12E1211855.
1. Tạo các tài liệu phục vụ công tác dạy học với Microsoft Word
3. Tạo bài giảng điện tử với Microsoft PowerPoint
4. Tạo và biên tập video với Free Cam và Movie Maker...
5. Tạo bài giảng e-Learning với iSpring Suite

Phần 2: Quản lí khơng gian học tập kết hợp

1. Tạo và quản lí khố học trực tuyến trên Gnomio..
2. Khai thác nền tảng học trực tuyến Zoom
tes
3. Tạo môi trường học tập tương tác trong lớp học...............................----ccccrr::
Lưu trữ, quản lí, chia sẻ thơng tin trên Internet và quản lí hồ sơ dạy học...155
+

5. Để xuất các tài liệu đọc mở rộng
TAI LIEU THAM KHẢO........... "—

LOI NOI DAU


Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, hình thành kĩ năng, thao tác nghẻ nghiệp

là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên sư phạm
ở các trường đại học sư phạm nói chung và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

nói riêng. Việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm không chỉ trang bị cho
sinh viên hệ thống kiến thức, kĩ năng nghẻ nghiệp vững vàng, mà còn giáo duc
họ lòng yêu nghề, say mê lao động, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,
phát triển năng lực nhận thức và hành động trong cuộc sống. Nhằm giúp cho

sinh viên thuận lợi trong việc học tập, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên, góp phần thực hiện sứ mệnh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

là “NƠI KHỞI ĐẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI THẦY KHAI SÁNG TÂM HỒN

VÀ TRÍ TUỆ CHO THẾ HỆ TRẺ” cũng như phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới
Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm của Nhà trường theo định hướng
“KHAI MỞ - SÁNG TẠO - NHÂN VĂN”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

tổ chức biên soạn tài liệu Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo

giáo viên.
Cấu trúc của tài liệu bao gồm:
Chương một. Những vấn đề chung về rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm

trong đào tạo giáo viên

Chương hai: Kĩ năng trình bày bảng
Chương ba: Kĩ năng thuyết trình


Chương bốn: Kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học

Chương năm: Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tài liệu được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong nhận được góp ý của bạn đọc để chúng tơi tiếp tục hồn thiện khi tái bản.

Trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả

CHUONG 1

NHUNG VAN DE CHUNG VE REN LUYEN Ki NANG

NGHIEP VU SU PHAM TRONG DAO TAO GIAO VIEN

Muc tiéu: sở khoa học của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong
$ Hiểu được cơ
viên; xác định được nội dung các kĩ năng nghề nghiệp và
đào tạo giáo luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên.
quy trình rèn lí thuyết về kĩ năng nghề nghiệp nền tảng vào thực hành
$ Biết vận dụng
đạt hiệu quả.

$ Nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong quá trình
học tập, rèn luyện.

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là nhiệm vụ trọng tâm trong đào tạo giáo viên

của các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Để đổi mới công tác đào tạo,

đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kì hội nhập, cần có nhận thức đúng đắn về

việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.

Phân 1: Lí thuyết

1. Cơ sở khoa học của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong
đào tạo giáo viên

1.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là “hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống và các năng lực nghề nghiệp mà người giáo viên phải

đạt được để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đáp ứng mục tiêu

của giáo dục phổ thông”!. Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư số 20/2018/TT-BGDĐT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ Sở giáo duc
phổ thông, quy định về phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để

thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Trong đó, quy định Chuẩn nghề nghiệp

giáo viên gồm 5 tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện về
đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện
đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. .


l Nguyễn Thị Kim Dung (Chủ biên, 2015), Dao tao nghiép vu su phạm theo định hướng hình thành
năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm,

Hà Nội, tr.39.

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và
thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn
và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục: Thực hiện xây dựng môi trường
giáo dục an tồn, lành mạnh dân chủ; phịng, chống bạo lực học đường.

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà

trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ

thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục'.
Những quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên được coi là bản tham chiếu

để xây dựng chuẩn đầu ra đối với sinh viên ngành sư phạm, là định hướng và

căn cứ để các trường đại học, cao đẳng sư phạm xác định mục tiêu đào tạo,

chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn,
tiêu chí, chỉ báo đánh giá sinh viên. Theo đó, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
là một trong những khâu then chốt trong chương trình đào tạo giáo viên của các
trường đại học và cao đẳng sư phạm để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên.


1.2. Mục tiêu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng sư phạm

Điều 2 Luật Giáo đục (ban hành năm 2019, có hiệu lực từ 01/7/2020) quy
định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển tồn diện con người Việt Nam có đạo

đức, tri thức, văn hoá, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng
lực và ý thức cơng dân; có lòng yêu nước, tỉnh thần dân tộc, trung thành với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiểm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế”. Mục tiêu giáo dục là kim chỉ nam định hướng cho các cơ sở đào tạo
giáo viên, các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong việc xác định mục tiêu,
chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Mục tiêu giáo dục chung của các trường đại học và cao đẳng sư phạm là đào tạo
đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ khoa học chun mơn
sâu rộng, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có khả năng nghiên cứu khoa học
độc lập, có khả năng tiếp thu và thích ứng với sự thay đổi của môi trường giáo
dục, thấu hiểu đối tượng giáo dục, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất

!... Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tử Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông, Số 20/2018/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 22/8/2018, tr.8 - 9.

dao đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo và các năng lực sư phạm được quy định
trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục như đã nêu ở trên, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội xác định triết lí giáo dục là “Đào tạo nhà giáo xuất sắc có tỉnh thần
nhân văn, tư duy hiện đại, hành động tích cực vì sự phát triển cộng đồng

hướng tới mục tiêu đào tạo ra những nhà giáo có lịng nhân ái, tình u thương
con người, có ý thức bảo tồn và phát huy văn hố dân tộc; có tư duy độc lập,

có khả năng cập nhật, sáng tạo cái mới có ích, có năng lực phản biện khoa học;
xác định việc học đi đôi với hành, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,

xã hội và đất nước; hành động tích cực vì sự phát triển bền vững của quốc gia,
dân tộc và nhân loại”. Triết lí giáo đục của Nhà trường hướng tới đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao, chủ lực và tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, phát triển

giáo dục, xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Những nội dung cốt lõi của
Triết lí giáo duc “la kim chi nam cho mọi hành động giáo dục của Nhà trường,
phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Trường”?.

Trên cơ sở Triết lí giáo đục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã xác định
mục tiêu chung của Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm của Nhà trường là

giúp người học: “a) Có phẩm chất và năng lực cẩn thiết đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
của giáo viên, và chuẩn bị cho việc học ở các bậc học tiếp theo hoặc giáo dục tiếp
tục; b) Có phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn
nhân lực (thị trường lao động) và thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện
đại; c) Có kiến thức, kĩ năng khoa học chuyên ngành/liên ngành cần thiết và có
khả năng vận dụng hiệu quả vào giảng dạy, nghiên cứu cũng như vào thực tiễn

và tự học suốt đời; nhận biết được giá trị văn hoá của khoa học chuyên ngành/

liên ngành; d) Có khả năng và ham muốn học hỏi, tiếp thu những giá trị phổ
quát, tỉnh hoa của văn hoá nhân loại; biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối
quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó

có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
và nhân loại”.

: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Triết lí giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Ban hành kèm theo Quyết định số 930/QĐ-ĐHSPHN ngày 06/5/2020 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.2.

?.. Triết lí giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tài liệu đã dẫn (TLĐD), tr.3.
3... Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2019), Khung chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân

sự phạm của Trường Đại học Sư phạm Ha Nội, tr.5.

Từ đây, có thể thấy, việc để ra mục tiêu chung là cơ sở để xác định chuẩn

đầu ra chương trình đào tạo cử nhân sư phạm và định hướng nội dung rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên của các trường đại học và cao đẳng
sư phạm.

1.3. Khung chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội

Chuẩn đầu ra là mục tiêu đào tạo mà các trường đại học, cao đẳng sư phạm

hướng đến. “Chuẩn đầu ra bao gồm toàn bộ các yêu cầu, các tiêu chí cấu thành năng
lực nghề nghiệp của giáo viên mà các cơ sở đào tạo giáo viên phải hình thành ở
sinh vién”!. Khung chuẩn đấu ra Chương trình đào tạo cử nhân sự phạm của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xác định mục tiêu cụ thể về phẩm chất người
giáo viên cùng hệ thống các năng lực chung, năng lực sự phạm, năng lực chuyên
ngành cần hình thành và phát triển cho sinh viên. Trong Khung chuẩn đấu ra,
Năng lực sự phạm? được cụ thể hố với những tiêu chí và chỉ báo sau:


— Tiêu chí 1. Năng lực dạy học, gồm 9 chỉ báo: Hiểu và vận dụng được những
kiến thức cơ bản về phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa; Lựa chọn được

những phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn phù

hợp, hiệu quả; Xây dựng và thực hiện được các chủ để (hay bài soạn) dạy học
tích hợp, dạy học phân hoá; Xây dựng được kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học
theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục phù hợp với đặc thù môn học, đặc
điểm học sinh và môi trường giáo dục; Tổ chức được các hoạt động học tập của

học sinh, vận dụng được các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính

tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học của
học sinh; Tổ chức và quản lí được lớp học, tạo dựng được môi trường học tập
hiệu quả trong giờ học; Hỗ trợ được những học sinh có nhu cầu đặc biệt trong
học tập; Đánh giá được sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh, góp phần

hồn thiện những cơng dân có trình độ văn hố và khả năng sáng tạo cao;

Xây dựng, quản lí và khai thác được hồ sơ dạy học.

- Tiêu chí 2. Năng lực giáo dục, gồm 9 chỉ báo: Thực hiện được nhiệm vụ

giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất thông qua việc giảng dạy môn học
và tích hợp được các nội dung giáo dục trong các hoạt động chính khố và ngoại
khố theo kế hoạch đã xây dựng; Xây dựng và tổ chức được những hoạt động

Nguyễn Thị Kim Dung (2015), Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng
lực nghề cho sinh viên trong các trưòng đại học sự phạm, TLĐD, tr.49.

nhân sư phạm của Trường Đại học Sư phạm
Khung chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo cử

Hà Nội, TUĐD, tr.9 ~ 10.

giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính
khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường; Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện và
hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp

đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục để ra; Xử lí được

các tình huống giáo dục, đặc biệt là những hành vi không mong đợi của học sinh,

đáp ứng mục tiêu giáo dục; Có khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường; Có khả năng tư vấn, tham vấn cho học sinh; Thực hiện

được nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động

cơng ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng; Đánh giá được kết quả
rèn luyện của học sinh một cách chính xác, khách quan, cơng bằng và có

tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh; Thực hiện được công tác
chủ nhiệm lớp.

~ Tiêu chí 3. Năng lực định hướng sự phát triển học sinh, gồm 3 chỉ báo: Nhận

diện được đặc điểm cá nhân và điều kiện, hồn cảnh sống (về văn hố, xã hội)

của học sinh, dự báo được xu hướng phát triển của học sinh; Hỗ trợ được học sinh

xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân, theo dõi và có giải pháp giúp học sinh

thực hiện những kế hoạch đó; Hỗ trợ được học sinh tự đánh giá và điều chỉnh.

~ Tiêu chí 4. Năng lực hoạt động xã hội, gồm 3 chỉ báo: Tham gia, tổ chức và
thực hiện được các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình,

xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh; Thực hiện được những hoạt động

phát triển văn hố - xã hội nói chung và ở địa phương nơi nhà trường cư trú nói
riêng; Vận động được người khác tham gia các hoạt động của cộng đồng, của các
tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường và ở địa phương (Cơng đồn, Đoàn

Thanh niên, Hội Phụ nữ, các hiệp hội nghề nghiệp...).

~ Tiêu chí 5. Năng lực phát triển nghề nghiệp, gồm 4 chỉ báo: Lập và triển khai
được mục tiêu, kế hoạch chỉ tiết, cụ thể của cá nhân trong hoạt động học tập, bồi
dưỡng và phát triển nghề nghiệp; Lựa chọn và sử dụng được các phương pháp,

ki thuật phù hợp trong hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp;

Tìm kiếm, tổng hợp và khai thác được các nguồn tài nguyên đa dạng (sách, báo,

các phương tiện thông tin) phục vụ cho hoạt động học tập, bồi dưỡng và phát

triển nghề nghiệp; Tự đánh giá và điểu chỉnh được bản thân trong hoạt động
học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.


Những tiêu chí về năng lực sư phạm được cụ thể hoá trong khung chuẩn đầu ra
là cơ sở để xác định nội dung cốt lõi của các học phần trong chương trình đào tạo,
cũng như cách thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong các cơ sở
đào tạo giáo viên. Qua đó, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

10

1.4. Mục đích của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên

Chức năng quan trọng của các trường đại học, cao đẳng sư phạm là đào tạo
sinh viên trở thành người giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng,
chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn sâu rộng và giỏi về kĩ năng nghề
nghiệp cho các trường phổ thông. Trong một ý nghĩa nhất định, trường sư phạm
chính là trường dạy nghề. Dạy học là một nghề đặc biệt, vừa có đặc điểm chung
của q trình lao động, vừa mang những đặc trưng riêng. Việc tổ chức khoa học
quá trình dạy học và giáo dục là yếu tố cơ bản nhất của lao động sư phạm.

Để trở thành một người giáo viên vững vàng trên bục giảng, sinh viên sư phạm
phải được trang bị đầy đủ hệ thống những kiến thức khoa học (chuyên ngành và
liên ngành) ở mức độ đại học hay cao đẳng, kiến thức khoa học giáo dục, phương
pháp dạy học bộ môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Trong chương trình
đào tạo của trường đại học và cao đẳng sư phạm, hai môn học Phương pháp
đạy học (theo từng bộ môn) và Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có quan hệ
mật thiết, cùng hỗ trợ nhau trong quá trình đào tạo giáo viên. Nếu học phần
Phương pháp dạy học trang bị cho sinh viên những kiến thức lí luận về phương
pháp dạy học bộ mơn và cách vận dụng lí luận vào dạy học từng bài học/chủ để
cụ thể thì Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giúp sinh viên có được hệ thống kĩ năng
cơ bản và nghệ thuật sư phạm để tổ chức hiệu quả các hoạt động giảng dạy
và giáo dục. Một bài giảng tốt, khơng chỉ địi hỏi giáo viên phải biết thiết kế
kế hoạch dạy học khoa học mà còn biết vận dụng linh hoạt hệ thống kĩ năng

nghề nghiệp cơ bản vào quá trình dạy học và giáo dục như kĩ năng kết hợp
sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; kĩ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học,
tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức; kĩ năng đánh giá, liên hệ thực tiễn; kĩ năng
thực hiện thí nghiệm, thực hành bộ môn; kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học,
ứng dụng công nghệ thông tin...

Việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm không chỉ trang bị cho sinh viên
hệ thống kĩ năng nghề nghiệp vững vàng, mà còn giáo dục họ lòng yêu nghề,
say mê lao động, tỉnh thần trách nhiệm cao trong công việc, đồng thời, phát triển

những năng lực cơ bản như năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực

nhận thức và hành động trong cuộc sống. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ
sư phạm, bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên góp phần

khơng nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường và là nhiệm vụ

đặc biệt quan trọng của các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong đào tạo
giáo viên.

11

1.5. Thực tiễn việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hiện nay
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế đổi mới giáo dục đại học thì

nhiệm vụ nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đang
là vấn đề cấp bách của các các trường đại học và cao đẳng sư phạm. Rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong đào tạo giáo viên của các
trường đại học, cao đẳng sư phạm. Vì vậy, chương trình đào tạo của các trường
dành một thời lượng đáng kể cho hoạt động này (chiếm khoảng 25% chương


trình đào tạo). Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên được thực hiện

bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, trọng tâm là các giờ học thuộc học
phần lí luận và phương pháp dạy học, cùng với các học phần rèn luyện nghiệp

vụ thường xuyên và định kì, cũng như các đợt dự giờ, kiến tập, thực tập sư phạm,

thực tế chuyên môn, hoạt động giáo dục ngoài giờ, dự giờ, seminar... Bên cạnh đó,
sinh viên cịn được rèn luyện nghiệp vụ khi học tập các học phần khoa học cơ bản,
và các học phần chuyên ngành. Trong giờ lên lớp, giảng viên không chỉ trang bị
cho sinh viên kiến thức lí luận mà cịn dành nhiều thời gian để hướng dẫn,
luyện tập, thực hành hệ thống kĩ năng nghiệp vụ cơ bản của bộ môn; đồng thời,
thường xuyên tổ chức kiểm tra, uốn nắn, rút kinh nghiệm trong từng buổi học,

cũng như việc tự học ở nhà của sinh viên.
Đối với sinh viên, do nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện

nghiệp vụ sư phạm, nên hầu hết sinh viên đều có kế hoạch học tập và rèn luyện

nghiêm túc. Vì vậy, khi đi thực tập ở trường phổ thông, sinh viên tỏ ra vững vàng,

tự tin trước học sinh. Nhiều sinh viên chuẩn bị chu đáo cho việc thiết kế kế hoạch

dạy học, tập giảng, biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực và phương tiện
dạy học phù hợp... nên các tiết dạy đạt chất lượng tốt, được giáo viên hướng dẫn
ở trường phổ thông đánh giá cao. Trong công tác chủ nhiệm, sinh viên chủ động
tiếp xúc với Ban Giám hiệu, giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh... và xử lí các
tình huống sư phạm hợp lí. Ngồi ra, sinh viên cịn tích cực hướng dẫn học sinh
tham gia hoạt động tập thể, tạo không khí sơi nổi trong nhà trường. Phản hồi từ

các đồn thực tập và các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận sinh viên thực tập đều
cho những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên các

trường đại học, cao đẳng sư phạm vẫn còn tồn tại một số hạn chế và bất cập

nhất định.

Thứ nhất, về kĩ năng dạy học, một bộ phận sinh viên còn lúng túng khi thiết

kế một kế hoạch dạy học (chưa xác định đúng mục tiêu bài học, kiến thức cơ bản,

phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp); chưa biết cách tổ chức một giờ học
hiệu quả (cách tiến hành các hoạt động học tập; xử lí các tình huống sư phạm;

12

khắc sâu và mở rộng kiến thức; theo dõi, hướng dẫn học sinh học tập...). Một

bộ phận chưa có kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc trưng của

bộ môn; chưa sử dụng hiệu quả các phương tiện và kĩ thuật dạy học; chưa biết
cách ứng dụng linh hoạt công nghệ thông tin vào dạy học bộ môn. Việc sử dụng
ngôn ngữ diễn đạt của một bộ phận cịn vụng về, chưa kết hợp hài hồ giữa ngơn
ngữ nói và ngơn ngữ cơ thể. Cá biệt, vẫn cịn trường hợp một số sinh viên khơng
đầu tư soạn giáo án, không thường xuyên tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nên
khi giảng bài mất bình tĩnh, phụ thuộc hoàn toàn vào giáo án, dạy sai kiến thức
cơ bản, làm giảm chất lượng giờ học. Khơng ít sinh viên cịn nói ngọng, nói lắp,
thiếu tự tin, khơng làm chủ được các thao tác sư phạm trước lớp học, làm giảm

uy tín trước học sinh.

Thứ hai, về kĩ năng giáo dục, một bộ phận lớn sinh viên cịn gặp khó khăn
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như tổ chức sinh hoạt lớp
theo chủ điểm, tổ chức chương trình giáo dục hướng nghiệp, hỗ trợ tổ chức các

chương trình, sự kiện của nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm... Nhiều

sinh viên nhút nhát, không chủ động gần gũi, chia sẻ với học sinh để tìm ra
những biện pháp giáo dục hiệu quả. Khả năng của một số sinh viên trong việc
khuấy động khơng khí thi đua học tập, giáo dục học sinh cá biệt, nắm bắt tâm
sinh lí lứa tuổi học sinh... cịn yếu. Một số sinh viên khơng có năng khiếu văn
nghệ, thể dục thể thao... càng tỏ ra ngại ngùng hơn khi được giao trọng trách tổ
chức các hoạt động tập thể. Khả năng giao tiếp và xử lí các tình huống trong giáo
dục và cuộc sống của một số sinh viên còn hạn chế.

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu

là do một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm, nên chưa chú trọng và thiếu nghiêm túc trong việc
trau đồi kĩ năng nghề nghiệp, chưa thuần thục về kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
bộ mơn. Về phía các cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập, một số giáo viên quá
coi nhẹ việc thực tập, nên không đặt ra yêu cầu cao đối với sinh viên, thiếu sự
quan tâm, hướng dẫn, rút kinh nghiệm cho sinh viên; một số giáo viên khác lại
quá nặng nể trong việc đánh giá kết quả thực tập, nên yêu cầu khắt khe, khiến
sinh viên bị ức chế tâm lí, khơng phát huy được hết các khả năng của mình. Bên
cạnh đó, thời gian tiến hành kiến tập, thực tập sư phạm còn bất cập. Sự phối hợp
giữa cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng với các trường phổ thông về công tác thực
tập đôi khi chưa thống nhất. Vì vậy, để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên,


chuẩn đầu ra và mục tiêu giáo dục thì nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
sinh viên sư phạm càng trở nên cần thiết, cấp bách và là nhiệm vụ trọng tâm

trong quá trình đào tạo giáo viên của các trường đại học, cao đẳng.

13

2. Khai niém rén luyén ki nang nghiép vu su pham trong dao tao
giao vién

Theo Tờ điển tiếng Việt, “nghiệp vụ” là “công việc chuyên môn của một nghể”.
“Sư phạm” là “khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường”?; “nghiệp vụ
sư phạm” được hiểu “là hệ thống các năng lực sư phạm và phẩm chất cần thiết
nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục, dạy học và tự hoàn thiện”,

“là toàn bộ những kĩ năng nghề nghiệp thiết yếu mà người giáo viên phải có để

thực hiện quá trình dạy học, giáo dục học sinh”*.

Từ những cách hiểu trên, có thể định nghĩa, #ghiệp vụ sự phạm là cơng việc
thuộc chuyên môn riêng của nghề dạy học - nghề giáo viên; là khả năng lao động
sư phạm của người giáo viên trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng, tình cảm

và thái độ đối với nghề dạy học.

Kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong

một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế”; là “sự thực hiện có kết quả một hành


động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cho phép”5. Người có kĩ
năng phải là người nhận thức đúng, hiểu rõ cơng việc mà mình phải làm, có
những hành động đúng phù hợp với quy luật vận động của đối tượng để đạt
được kết quả như mục tiêu đã để ra. Khi có kĩ năng, con người có thể vận dụng
linh hoạt các hành động vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà vẫn đạt
được mục đích, hồn thành nhiệm vụ đề ra.

Như vậy, kĩ năng không chỉ địi hỏi con người phải có hiểu biết đúng đắn về
đối tượng cần tác động và các kinh nghiệm cần thiết, mà còn phải biết vận dụng vốn
tri thức, kinh nghiệm để hành động đúng, đạt kết quả cao. Tri thức, kinh nghiệm
là những điều kiện cần để hình thành kĩ năng, song có tri thức, kinh nghiệm mà
chưa vận dụng được thì cũng khơng thể xem là có kĩ năng. Chỉ khi nào người
học thực hiện hành động trong những điều kiện, hồn cảnh khác nhau vẫn có
kết quả tốt thì mới gọi là người có kĩ năng.

1 Hoang Phé (Chu bién, 2007), Tu dién tiéng Viét, NXB Da Nang, Da Nang, tr.1055.

?.... Hoàng Phê (2007), Từ điển tiéng Viét, TLDD, tr.1353.
?. Đào Thị Oanh (Chủ biên, 2016), Năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sự phạm, NXB

Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.38.
+. Đào tạo nghiệp vụ sự phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh viên trong

các trường đại học sự phạm, TLĐD, tr.31.
5 Hoàng Phê (2007), Tử điển tiếng Việt, TUĐD, tr.800.
5... Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.


14

Rèn luyện là “luyện tập một cách thường xuyên để đạt được những phẩm

chất hay trình độ ở một mức độ nào đó”!. Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu

rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên là quá trình tự học,
tự rèn luyện của sinh viên dưới sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giảng
viên để hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng nghề nghiệp, đáp ứng chuẩn
đầu ra và chuẩn nghề nghiệp giáo viên, qua đó, thực hiện mục tiêu đào tạo của
nhà trường. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là hoạt động nhằm hình thành và phát

triển cho sinh viên sư phạm các kĩ năng cốt lõi của nghề dạy học nên cần một

quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục và sáng tạo của sinh viên trong suốt quá

trình học tập tại giảng đường đại học, đồng thời, tiếp tục được bồi dưỡng, nâng cao

khi đứng trên bục giảng với tư cách là một giáo viên thực thụ. Vì vậy, rèn luyện

kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm trong đào tạo
giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm. Trong đó, nhân tố quyết định
của cơng tác này là tính tích cực, chủ động và quyết tâm của sinh viên.

3. Nội dung cơ bản của rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
trong đào tạo giáo viên

Để trở thành người giáo viên vững vàng trên bục giảng ở trường phổ thơng,
ngay trong q trình học tập ở trường đại học, cao đẳng sư phạm, sinh viên cần
được trang bị một hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của chuẩn

nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Theo Qy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học [trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT)] do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành năm 2009, năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS,
THPT gồm: Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục; Năng lực
đạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát
triển nghề nghiệp. Trong đó, năng lực dạy học và năng lực giáo dục được
xác định là 2 năng lực cốt lõi trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đối với sinh viên
ngành sư phạm.

Chương trình đào tạo giáo viên ở trường đại học, cao đẳng sư phạm cần hình
thành và phát triển cho sinh viên tất cả các năng lực nghề nghiệp của giáo viên
phổ thơng. Trong đó, cần tập trung rèn luyện một số kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
mang tính nền tảng sau:

Một là, kĩ năng trình bày bảng, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng bảng, những yêu cầu cơ bản về kĩ thuật viết bảng và trình bày
bảng khoa học, biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành, luyện tập để

'... Hoàng Phê (2007), Từ điển tiếng Việt, TUĐD, tr.1281.

15

hình thành được kĩ năng trình bày cấu trúc của một bài học theo từng chuyên

ngành. Đồng thời, sử dụng linh hoạt bảng khi viết dàn bài, hệ thống kiến thức
cơ bản, các hình vẽ minh hoạ cho quá trình dạy học. Sản phẩm là sinh viên phải
có kĩ năng trình bày bảng một kế hoạch dạy học theo từng chuyên ngành.

Hai là, kĩ năng thuyết trình, giúp sinh viên nhận thức được bản chất, vai trò
của thuyết trình trong dạy học và cuộc sống; yêu cầu cơ bản đối với kĩ năng

thuyết trình; cách thức xây dựng một bài thuyết trình; các biện pháp tạo nên sự
thành cơng của thuyết trình, đặc biệt là sự kết hợp hài hồ giữa ngơn ngữ nói và
ngơn ngữ cơ thể trong thuyết trình. Đồng thời, giúp sinh viên khắc phục được
những khuyết tật thường gặp trong diễn đạt cũng như cách thức sử dụng các
phương tiện hỗ trợ thuyết trình đạt hiệu quả. Sản phẩm là sinh viên thực hành
được kĩ năng thuyết trình nội dung về một vấn để xã hội hay một nội dung liên
quan trực tiếp đến chuyên ngành của mình.

Ba là, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học, giúp sinh viên hiểu được bản

chất, giá trị của thiết bị dạy học; các loại thiết bị có thể sử dụng trong dạy học;

nguyên tắc, cách thức kết nối, sử dụng các phương tiện, thiết bị trong dạy học và
biết sử dụng chúng một cách linh hoạt, đa dạng vào dạy học những nội dung/
bài học cụ thể theo từng chuyên ngành. Đặc biệt là kĩ năng vận dụng lí thuyết để
kết nối và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học như máy tính,
Internet, headphone, mic và webcam, máy chiếu đa phương tiện, tivi, hệ thống

âm thanh, radio, video...

Bốn là, kĩ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, giúp sinh viên
có kiến thức cơ bản và nâng cao về xây dựng và quản lí học liệu điện tử hỗ trợ
cho hoạt động giảng dạy. Trong đó, tập trung vào các tính năng nâng cao của

Microsoft Word va Microsoft PowerPoint; tạo và trộn để thi với phần mềm
McMix; tạo và biên tập video với phan mém Free Cam va Movie Maker; tao

và đóng gói bài giảng e-Learning với phần mềm iSpring Suite. Ngoài ra, giúp

sinh viên biết cách tạo và vận hành các khố học online trên phần mềm quản lí

học tập (LMS) để triển khai một cách hồn chỉnh một khố học theo mơ hình
học tập kết hợp.

Năm là, kĩ năng dạy học, nhằm trang bị cho sinh viên nhận thức lí luận và

vận dụng vào trong quá trình giảng dạy hệ thống các kĩ năng cơ bản như kĩ năng
nghiên cứu chương trình và thiết kế kế hoạch dạy học (xác định mục tiêu dạy học,
nội dung kiến thức của bài học, thiết kế bài học, lựa chọn và sử dụng các
phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học); kĩ năng tổ chức dạy học một giờ

học/chủ để (khởi động; hình thành kiến thức; luyện tập, củng cố, vận dụng

16

kiến thức); kĩ năng tổ chức; quản lí học sinh (nắm bắt khả năng nhận thức và
thái độ học tập của người học; tổ chức, điểu khiển quá trình nhận thức; kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh); kĩ năng thuyết trình một vấn đề; kĩ năng

viết và trình bày bảng; kĩ năng xây dựng mơi trường học tập; kĩ năng quản lí
hồ sơ dạy học, kĩ năng phát triển chương trình dạy học...

Sáu là, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục: giúp sinh viên rèn luyện và
phát triển các kĩ năng cơ bản như kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin; kĩ năng xác
định mục tiêu giáo dục của hoạt động giáo dục; kĩ năng xây dựng nội dung và
lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; kĩ năng xây dựng tiến trình hoạt

động giáo dục, kĩ năng hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục; kĩ

năng quản lí, điểu khiển hoạt động giáo dục; kĩ năng giải quyết các tình huống
sư phạm nảy sinh trong hoạt động giáo dục; kĩ năng xây dựng tiêu chí và thang

đánh giá hoạt động giáo dục; kĩ năng hướng dẫn học sinh tự đánh giá; kĩ năng
tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục...

Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tơi tập trung trình bày các kĩ năng rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, bao gồm 4 kĩ năng thành phần: trình
bày bảng, thuyết trình, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.

4. Quy trình rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo
giáo viên
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một quá trình lao động thường xuyên, liên

tục dựa trên sự nỗ lực của mỗi sinh viên. Để hình thành kĩ năng nghiệp vụ sư
phạm trong dạy học, đòi hỏi sinh viên phải trải qua một quá trình tự rèn luyện,
dưới sự định hướng của giảng viên và phải trải qua nhiều giai đoạn':

Một là, cần có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục đích, cách thức và điều

kiện hành động. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, vì mục đích chính là kết
quả của hành động mà người ta dự kiến trước khi bắt tay hành động. Nếu không
xác định được mục đích sẽ khó có cách thức hành động đúng và đạt được kết quả

như mong muốn. Xác định đúng mục đích hoạt động sẽ giúp việc lập kế hoạch

và tìm được các biện pháp hành động phù hợp. Đồng thời với việc nhận thức rõ

về mục đích, cần phải nắm vững cách thức tiến hành thao tác thực hiện hành

động. Việc lĩnh hội này có thể do sinh viên tự học, cũng có thể do giảng viên


Nguyễn Thị Côi (Chủ biên, 2009), Rèn luyện ki năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB
Đại học Sư phạm, Hà Ndi, tr.17.

17

hướng dẫn. Đây là giai đoạn nhận thức về lí thuyết của hành động, đó là nền
tảng quan trọng cho việc hình thành kĩ năng.

Hai là, giai đoạn quan sát mẫu và làm thử theo mẫu. Đây là giai đoạn người
học vận dụng tri thức vào các hành động cụ thể, tự đánh giá những ưu điểm cần
phát huy và kịp thời khắc phục, sửa chữa nhược điểm và hạn chế để củng cố vốn
tri thức đã nắm vững. Hoạt động quan sát và làm thử theo mẫu ngắn hay dài tuỳ
thuộc vào khả năng của mỗi người trong quá trình luyện tập. Đây là mơi trường
thuận lợi để người học hình thành kĩ năng nghề nghiệp dưới sự hướng dẫn trực
tiếp hoặc gián tiếp của giảng viên.

Ba là, sau khi làm thử để nắm chắc cách làm, người học phải tiến hành luyện
tập. Ở giai đoạn này, các thao tác, các bước thực hiện hành động dần dần được

chính xác hơn. Q trình luyện tập thường xuyên, liên tục giúp làm cho người
học hành động ngày càng hiệu quả hơn. Đến đây, có thể nói, kĩ năng đã được

hình thành, song chưa hồn tồn ổn định. Kĩ năng thực sự ổn định khi trong
điều kiện khác nhau con người vẫn hành động có kết quả tốt. Việc luyện tập đạt

kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như thời gian, môi trường rèn
luyện, trong đó sự nỗ lực của người học giữ vai trò quyết định.

Như vậy, để hình thành kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, phải trải qua một quá
trình rèn luyện lâu dài. Việc luyện tập đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, trong đó, sự nỗ lực của người học giữ vai trị quyết định. Vì vậy,
trong q trình học tập tại giảng đường đại học, sinh viên phải không ngừng tự
học, tự bồi dưỡng để chuẩn bị những hành trang cần thiết để sau khi ra trường
nhanh chóng trở thành giáo viên vững vàng trên bục giảng, đáp ứng được đẩy
đủ các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Phân 2: Câu hỏi ôn tận

Câu 1: Nêu các cơ sở khoa học của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào
tạo giáo viên.

Câu 2: Nêu khái niệm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên.

Câu 3: Xác định nội dung cơ bản của rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo
giáo viên.


Câu 4: Nêu quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên.

18

CHUGNG 2

Ki NANG TRINH BAY BANG

Muc tiéu:
@ Higu va thuc hanh dugc ki nang viét bang: ki năng cầm phấn; kĩ năng

sử dụng khăn lau bảng; các tư thế khi viết ở các phần khác nhau của bảng;
kĩ năng kiểm soát lớp học khi viết bảng. Thực hành viết chữ đảm bảo

thẳng hàng, đều, rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả; viết đúng chữ hoa,
chữ thường.

$ Hiểu và thực hành được kĩ năng trình bày bảng khoa học: cách viết tên
bài học, các đề mục; trình bày cấu trúc một mục của bài học/ chủ đề;

cách tạo điểm nhấn trong bài trình bày bảng.

Phân 1: Lí thuyết

1. Vai trị, ý nghĩa cơ bản của rèn luyện kĩ năng trình bày bảng

Chữ viết là một phương tiện rất quan trọng để trình bày kiến thức và kích
thích hứng thú học tập của người học. Chữ đẹp, trình bày bảng rõ ràng, khoa học
là phương tiện cần thiết để thu hút sự chú ý của học trị và nhờ đó mà thầy cô
tự tin hơn trong tiết dạy. Cách viết và cách trình bày bảng có ảnh hưởng rất lớn
đến học sinh, thậm chí học sinh có thể bắt chước theo. Do đó, trình bày bảng
cần phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm và nghệ thuật, thẩm mĩ.

2. Rèn luyện kĩ năng trình bày bảng

2.1. Yêu cầu khi viết bằng

Yêu cầu khi viết chữ trên bảng bao gồm: viết đúng, viết rõ, viết đều, viết

thẳng hàng, viết nhanh.

a. Viết đúng

*_ Viết đúng nội dung.


Nội dung thơng tin viết trên bảng phải đảm bảo tính chính xác.
*_ Viết đúng các quy tắc chính tả!

'.... Tham khảo Quyết định số 1989/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định về chính tả trong chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngày 25/5/2018 và “Phụ lục: Viết hoa trong văn
bản hành chính” trong Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư ban hành ngày

05/3/2018.

19

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Mỗi giáo viên cần rèn luyện để
viết đúng quy tắc chính tả. Các quy tắc chính tả trong Tiếng Việt rất đa dạng,
phong phú, do đó, cần trau đổi, nghi nhớ và học hỏi liên tục.

~ Ngoài ra, đối với giáo viên tiểu học, khi trình bày cần đảm bảo đúng quy
trình viết nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng
phải liền mạch. Chữ viết phải đúng cỡ, đúng mẫu theo quy định hiện hành

của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐDT

về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học, ngày 14/6/2002).

= MAU CHU VIET TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Theo Quyết định số 31/2002/QĐng-âBy G1/D8/Đ20T02
của Bộ trướng Bộ Giáo dục và Đào tịo)

CHU CAI VIET THUONG

Chữ viết đừng, nót thanh nét đậm

œđÊ 8l 8 diale qg
Bea ood Wg x

b tid ovog

.Chữ họa viết đứng, nét thanh nói đệm
yếu chữ kế 1

AAA BECDDE E's

SUODOFBA "MộI số mẫu chữ kiểu 2
cy hs tị
CL ¢IL U D
MẪU CHỮ SỐ ‘Mot vài mẫu chữ số kiểu 2
'Mẫu chữ số kiểu 1
012ã45EZ/59 284624

b. Viết rõ chữ

~ Chữ viết trên bảng rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

~ Cần viết đủ chữ, đủ nét, không viết ngoáy, viết tắt một cách tuỳ tiện.

~ Độ lớn của chữ đủ để cả lớp đọc được (tuỳ theo khoảng cách từ chỗ ngồi

của học sinh đến bảng xa hay gần và số lượng học sinh nhiều hay ít để điều chỉnh

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành mẫu

chữ viết trong trường tiểu học, ngày 14/6/2002.

20


×