Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm ocop huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 106 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>VŨ NGỌC HOÀNH </b>

<b>NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SẢN PHẨM OCOP </b>

<b>HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG </b>

<b>NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ </b>

<i><b>THÁI NGUYÊN - 2022 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các thơng tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. </small>

<i><small>Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022 </small></i>

<b><small>Tác giả luận văn </small></b>

<b><small>Vũ Ngọc Hoành </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Q thầy cơ giáo, Phịng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp

Tiếp theo, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Đỗ Anh Tài. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.

Đồng thời tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi để tơi có thể thực hiện được luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn thành bản luận văn thạc sĩ.

<i>Tôi xin chân thành cảm ơn! </i>

<i>Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Vũ Ngọc Hồnh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Đóng góp của luận văn ... 3

5. Kết cấu của luận văn ... 3

<b>CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM OCOP ... 4 </b>

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP ... 4

1.1.1. Một số vấn đề về sản phẩm OCOP ... 4

1.1.2. Một số vấn đề về cạnh tranh ... 5

1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ... 13

1.1.4. Tác dụng của việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP ... 15

1.1.5. Nội dung của nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP ... 18

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ... 21

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP ... 25

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP tại một số địa phương ... 25

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Điện Biên Đông ... 30

Chương 2 ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ... 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 33

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ... 33

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ... 35

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin ... 35

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ... 36

2.3.1. Các chỉ tiêu định tính ... 36

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ... 37

<b>Chương 3PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM OCOP ... 38 </b>

<b>HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN ... 38 </b>

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ... 38

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ... 38

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội... 40

3.1.3. Tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Điện Biên Đơng ... 41

3.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ... 45

3.2.1. Về chất lượng sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 45

3.2.2. Về giá thành sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 48

3.2.3. Về thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 50

3.2.4. Về các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông 54 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP .... 58

3.3.1. Nhóm yếu tố bên trong ... 58

3.3.2. Yếu tố bên ngoài ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện Điện

Biên Đông tỉnh Điện Biên ... 70

3.4.1. Những điểm mạnh ... 70

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ... 71

<b>Chương 4MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM OCOP HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN ... 73 </b>

4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 73

4.1.1. Phương hướng phát triển sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông .... 73

4.1.2. Mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 73

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 79

4.2.1. Tập trung các nguồn lực để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm OCOP ... 79

4.2.2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại ... 80

4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP ... 80

4.2.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ... 81

4.2.5. Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ... 82

<b>KẾT LUẬN ... 84 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 85 </b>

<b>PHỤ LỤC ... 88 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1: Thang đo Likert ... 34 Bảng 3.1: Danh sách các sản phẩm OCOP hiện có của huyện Điện Biên

Đông, tỉnh Điện Biên ... 43 Bảng 3.2: Đặc điểm nổi bật của các sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao của huyện

Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ... 46 Bảng 3.3: Hiện trạng của một số sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông,

tỉnh Điện Biên ... 51 Bảng 3.4: Thực trạng trình độ cơng nghệ, vốn, lao động của các hợp tác xã

tham gia sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông năm 2021 ... 57 Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá về nguồn nhân lực tham gia phát triển các sản

phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 60 Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của hoạt động Marketing phát triển

các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 61 Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá về nguồn nhân lực tham gia phát triển các sản

phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 63 Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về tác động của cơ sở hạ tầng đến phát triển các

sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 65 Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến phát

triển các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 68 Bảng 3.10. Ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của yếu tố pháp luật và yếu tố ăn

hóa – xã hội đến phát triển các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 70 Bảng 4.1: Dự kiến Quy hoạch các Nhóm sản phẩm đến năm 2030 huyện Điện

Biên Đông ... 75

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH </b>

<b>Biểu đồ </b>

Biểu đồ 3.1. Ý kiến đánh giá của đơn vị thu mua về chất lượng sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 48 Biểu đồ 3.2. Ý kiến đánh giá của đơn vị thu mua về giá cả sản phẩm OCOP

huyện Điện Biên Đông ... 49 Biểu đồ 3.3. Ý kiến đánh giá của đơn vị thu mua về thương hiệu, nhãn hiệu

sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 54 Biểu đồ 3.4. Ý kiến đánh giá của đơn vị thu mua về các chính sách đối với sản

phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông ... 57 Biểu đồ 3.5. Ý kiến của các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh sản

phẩm OCOP huyện Điện Biên Đơng ... 59

<b>Hình </b>

Hình 3.1. Bản đồ huyện Điên Biên Đơng, tỉnh Điện Biên ... 38 Hình 3.2: Các sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao của huyện Điện Biên Đông .. 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Điện Biên Đông là huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, đây là một huyện miền núi với những đặc thù của vùng Tây Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới đặc biệt là phát triển các sản phẩm OCOP trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã mở ra hướng phát triển kinh tế đa dạng dựa vào lợi thế từ mỗi địa phương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, nhiều chương trình đã được triển khai hỗ trợ sản xuất nơng, lâm nghiệp như: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới; chính sách bảo vệ đất trồng lúa theo Nghị định 35/CP;… nhằm phát triển các sản phẩm đặc trưng cho huyện; đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn; tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới... Do đó, Nông nghiệp và nông thôn của huyện đã phát triển tương đối khá, đến nay có 04 sản phẩm đạt OCOP ba sao và 05 sản phẩm tiềm năng, dần từng bước xây dựng được thương hiệu và khẳng định được khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm cịn thấp, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ, sản phẩm có thương hiệu cịn ít, giá trị và sức cạnh tranh với nơng sản cịn yếu. Các sản phẩm OCOP của huyện Điện Biên Đơng đã cho thấy chất lượng tốt khi có 4 sản phẩm đạt 3 sao. Tuy nhiên chất lượng vẫn còn hạn chế nhất định. Huyện Điện Biên Đơng hiện chưa có sản phẩm OCOP nào đạt từ 4 sao trở lên. Trong khi đó, tỉnh Điện Biên đã có 2 sản phẩm được cơng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trước thực trạng trên, để phát triển sản xuất hàng hóa của huyện theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, hiệu quả, bền vững và có khả năng cạnh tranh cao, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giảm nghèo và làm giàu, đồng thời làm thay đổi tích cực diện mạo nông thôn của huyện trong

<b>những năm tới là lý do tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” nhằm làm rõ sức cạnh tranh hiện tại của các sản phẩm của huyện, để từ </b>

đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục tiêu chung </b></i>

Từ đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm OCOP của huyện để đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP của huyện nhằm từng bước nâng cao đời sống người dân thực hiện thành công chương trình mỗi xã phường một sản phẩm của Chính phủ.

<i><b>2.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản phẩm OCOP, cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

- Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Về thời gian: Đề tài sử dụng nguồn số liệu phân tích trong giai đoạn 2019-2021. Số liệu điều tra được thực hiện trong năm 2021 và 2022. Các giải pháp được đề xuất tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2022 – 2025.

- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP dựa trên một số nội dung như chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, giá thành sản phẩm và các dịch vụ kèm theo. Bên cạnh việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng cũng như những thành tựu và hạn chế đã đạt được trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

<b>4. Đóng góp của luận văn </b>

<i><b> Về mặt lý luận </b></i>

Luận văn góp phần hồn thiện các vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

<i><b> Về mặt thực tiễn </b></i>

- Luận văn đóng góp giúp cho chương trình mỗi xã phường một sản phẩm của huyện Điện Biên Đông sẽ thành công hơn nữa trong thời gian tới.

- Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế.

<b>5. Kết cấu của luận văn </b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương với nội dung cụ thể như sau:

<b>Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh </b>

của sản phẩm OCOP

<b>Chương 2. Phương pháp nghiên cứu </b>

<b>Chương 3. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP huyện </b>

Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên

<b>Chương 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản </b>

phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM OCOP </b>

<b>1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP </b>

<i><b>1.1.1. Một số vấn đề về sản phẩm OCOP </b></i>

OCOP là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “One Commune One Product”, có nghĩa là mỗi xã một sản phẩm. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 với mục tiêu: phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã - HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nơng thơn, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nơng thơn Việt Nam. (Thủ tướng Chính Phủ, 2018).

Trước tiên sản phẩm OCOP phải thuộc nhóm 6 sản phẩm sau:

(1) Nhóm sản phẩm Thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác

(2) Nhóm sản phẩm Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống khơng cồn

(3) Nhóm sản phẩm dược liệu gồm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và cá loại liệu khác

(4) Nhóm sản phẩm Vải và may mặc gồm: Các sản phẩm làm từ bơng, sợi (5) Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng.

(6) Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ.

Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm ba (03) phần:

- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.

-Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.

- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năngxuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:

- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.

- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.

- Hạng 03 sao:Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.

- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.

- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao. (Thủ tướng Chính Phủ, 2019).

<i><b>1.1.2. Một số vấn đề về cạnh tranh </b></i>

a. Khái niệm cạnh tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và là một khái niệm được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm. Sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:

Các nhà khoa học của Việt Nam khi đề cập tới cạnh tranh thì cho rằng: cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ ( mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố "đầu vào" của chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng cao giá "đầu ra" sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất.

Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. (Chu Văn Cấp, 2003).

Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. (M. Porter, 1990).

Theo Mác: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự đấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. (C.Mac, 1978). Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. (Nguyễn Bách Khoa, 2004).

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh, là mơi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung.

Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

b. Một số đặc trưng cơ bản của cạnh tranh.

Từ các quan điểm trên, cạnh tranh có những(Đỗ Văn Tính, 2021). đặc trưng sau:

- Mang bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Nói đến cạnh tranh là nói đến một q trình có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nếu chỉ có một chủ thể (độc quyền) thì khơng có cạnh tranh nhưng nếu có nhiều chủ thể mà khơng cùng mục tiêu thì cạnh tranh, sức cạnh tranh cũng giảm xuống. Do vậy, các chủ thể phải có cùng mục tiêu thì mới xảy ra cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thông qua duy trì và gia tăng thị phần,

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

phát triển thị trường. Cịn người tiêu dùng thì có mục tiêu chung là tối đa hoá mức độ thoả mãn hoặc sự tiện lợi khi tiêu thụ sản phẩm

- Các chủ thể cạnh tranh phải tuân theo một ràng buộc chung được quy định thành văn hoặc bất thành văn, những ràng buộc này có thể là hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, các thông lệ và tập quán kinh doanh trên các thị trường hoặc trên một thị trường cụ thể, đặc điểm nhu cầu và thị hiếu của khách hàng… những ràng buộc này do nhà nước quy định nhằm hướng tới sự cạnh tranh lành mạnh

- Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc bán giá thấp hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm

- Cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian không cố định: không nên quan niệm cứng nhắc rằng cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường. Trong môi trường kinh doanh sôi động và biến động nhanh chóng, cạnh tranh khơng chỉ với mục đích giá tăng thị phần trên thị trường hiện tại mà quan trọng hơn là phát triển thị trường mới. Như vậy việc tìm kiếm và phát triển thị trường mới cũng là một cách cạnh tranh, nó được áp dụng ngày càng phổ biến trong kinh doanh hiện đại dưới tác dụng của sự phát triển công nghệ thơng tin và xu thế tồn cầu hố kinh tế. (Đỗ Văn Tính, 2021).

c. Phân loại cạnh tranh

Cạnh tranh được phân chia thành nhiều loại với nhiều tiêu thức khác nhau: - Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh: thì cạnh tranh được chia thành ba loại:

+ Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hố lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hố lợi nhuận cịn người mua muốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

+ Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng, nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hố nào đó.

+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trị quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình.

- Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh. Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành bốn loại:

+ Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủ lớn để tác động đên giá cả thị trường. Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường quyết định.

+ Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thơng qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh khơng hồn hảo có hai loại:

+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có ảnh hưởng lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm của mình với giá rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị trường. Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán có thể tăng giá hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa, còn độc quyền mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán khi đó khách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu khơng những người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phía mình. Trong thực tế có tình trạng độc quyền xảy ra nếu khơng có sản phẩm nào thay thế, tạo ra sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất và làm tổn hại đến người tiêu dùng. Vì vậy phải có một đạo luật chống độc quyền nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh.

+ Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ xảy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy mọi doanh nghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình khơng chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do vậy việc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất khó. (Nguyễn Bách Khoa, 2004).

- Căn cứ vào phạm vi kinh tế

+ Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thơn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp khơng có khả năng sẽ bị thu hẹp, thậm chí cịn có thể bị phá sản. (Nguyễn Bách Khoa, 2004).

+ Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác. Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là những ngành trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng. Do đó cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận. (Nguyễn Bách Khoa, 2004).

- Xét trên phạm vi lãnh thổ. Bao gồm: cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.

d. Vai trò của cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trị vơ cùng quan trọng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.

- Đối với doanh nghiệp: Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có những vai trị sau:

+ Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.

+ Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Cạnh tranh địi hỏi doanh nghiệp phải phát triển cơng tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành...

+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường cơng tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của cơng nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

- Đối với người tiêu dùng: Có cạnh tranh, hàng hố sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trị sau:

+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao,

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:

+ Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xố bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.

+ Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.

+ Cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.

+ Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.

+ Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng. Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân. (Đỗ Văn Tính, 2021).

<i><b>1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm </b></i>

Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

doanh so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh phải so với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ thể trên cùng thị trường và cùng thời gian. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ trình bày về năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một các lâu dài và có ý nghĩa. Năng cạnh tranh sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu cơ bản và các chỉ tiêu cụ thể:

* Các chỉ tiêu cơ bản: Bao gồm giá thành và giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối và uy tín doanh nghiệp. Chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm, cho thấy mối quan hệ giữa sức cạnh tranh doanh nghiệp ảnh hưởng cơ bản và lâu dài đến sức cạnh tranh sản phẩm.

* Các chỉ tiêu đánh giá cụ thể sức cạnh tranh của sản phẩm: Bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính.

- Các chỉ tiêu định lượng bao gồm những chỉ tiêu sau:

+ Thị phần của sản phẩm trên thị trường trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh, có thể tính thị phần khi so với toàn bộ thị trường, so với phân đoạn (phân khúc) thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn, so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

+ Mức sản lượng, doanh thu tiêu thụ của mặt hàng đó trong từng năm so với đối thủ cạnh tranh.

+ Mức chênh lệch về giá của mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Các chỉ tiêu định tính bao gồm những chỉ tiêu cơ bản:

+ Mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. + Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Ấn tượng về hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa của nhà sản xuất ra mặt hàng đó so với hàng hóa cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. (Nguyễn Bách Khoa, 2004).

<i><b>1.1.4. Tác dụng của việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP </b></i>

Việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực có những đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội như sau:

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển.

Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực nhờ tận dụng được những ưu thế của sản xuất hàng hóa như: quy mơ sản xuất lớn, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… từ đó góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực còn tạo tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành khác cụ thể như: trước hết tạo điều kiện cho các đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất phát triển nhờ ổn định được nguồn tiêu thụ vật tư nơng nghiệp; ngồi ra, các đơn vị chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hàng hóa nơng sản như: công nghiệp chế biến, bảo quản nơng sản; các đơn vị phân phối…cũng có sự phát triển nhờ ổn định được các yếu tố đầu vào sản xuất để đảm bảo khả năng cung ứng liên tục các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường.

Như vậy, nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa chủ lực một mặt đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Một mặt góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản phát triển ổn định, bền vững.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa chủ lực là giải pháp quan trọng tích lũy vốn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực sẽ đảm bảo cho nơng sản hàng hóa có giá trị gia tăng cao và có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, từ đó cho phép mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần trong nước và trên phạm vi quốc tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản sẽ góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán, tăng nguồn thu ngoại tệ. Với nghĩa đó, việc nâng cao này có vai trị quan trọng đối với tích lũy vốn cho quá trình phát triển kinh tế; giảm các khoản vay từ nước ngồi. Từ đó giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, tạo ra sự chủ động trong hội nhập kinh tế.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa chủ lực góp phần mở rộng thị trường, xây dựng các mơ hình kinh tế mới.

Nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa chủ lực giúp làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, quốc tế nhờ chất lượng sản phẩm tốt, ổn định; giá cả có tính cạnh tranh cao…. Từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa nơng sản chủ lực chiếm lĩnh niềm tin người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực cịn có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng các mơ hình sản xuất mới trong nơng nghiệp. Do quy mô thị trường mở rộng, nên quy mơ sản xuất có điều kiện phát triển tạo tiền đề xây dựng các mơ hình kinh tế phát huy được tính hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như: kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (hợp tác xã nông nghiệp cổ phần)… - Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực là một phương án góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa chủ lực dẫn đến cơ hội mở rộng thị trường nội địa và quốc tế ngày càng tăng, việc khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động sẽ khiến giá trị của nghành nông nghiệp ngày càng tăng. Q trình đó một mặt tạo ra nhu cầu sử dụng lao động lớn trong ngành nông nghiệp, một mặt góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân.

- Nâng cao sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa chủ lực góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cả trong và ngồi nước.

Bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Việc đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ mà trước hết là chủ động tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế đòi hỏi sức mạnh nội lực của nền kinh tế biểu hiện thông qua nhiều nhân tố, trong đó năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm (trong đó có sản phẩm nơng nghiệp) giữ vai trò rất quan trọng. Việc kết hợp giữa lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp với phát triển hàng hóa nơng sản chủ lực sẽ đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, việc nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực giúp các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thị trường quốc tế có điều kiện tiếp cận trực tiếp với quá trình sản xuất nơng nghiệp nước ta và có thể tham gia với tư cách nhà đầu tư. Việc thu hút được các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài tham gia một mặt giảm áp lực vốn đầu tư, khoa học công nghệ cho sản xuất. Một mặt giúp hàng hóa nơng sản nhanh chóng thâm nhập được thị trường nước ngồi thơng qua chuỗi tiêu thụ toàn cầu của các nhà phân phối.

- Nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa nơng sản chủ lực cho phép khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của các địa phương, quốc gia.

Xét trên mặt bằng phát triển lực lượng sản xuất chung của thế giới. Cho đến nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố của điều kiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tự nhiên như: thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… và nguồn lao động để quyết định việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nơng nghiệp. Chính vì vậy các địa phương, quốc gia đều cần phải tận dụng tốt nhất các thuận lợi để khai thác tốt nhất lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm nơng nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Với các vùng đồng bằng có độ phì nhiêu cao cho phép sản xuất lương thực với khối lượng lớn; các vùng cao nguyên cho phép sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như: chè, cà phê, hồ tiêu, các loại hoa quả nhiệt đới có chất lượng cao với chi phí thấp…; ngồi ra với bờ biển dài cho phép khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn hiệu quả… Từ đó tạo một nền nơng nghiệp đa dạng và có sức cạnh tranh cao. (Vũ Minh Đức, 2008).

<i><b>1.1.5. Nội dung của nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP </b></i>

<i>1.1.5.1. Về chất lượng sản phẩm </i>

Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp.

Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao. Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:

<i>Thứ nhất, tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh. Khách hàng quyết định lựa chọn mua những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu, khả năng và điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh với các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.

<i>Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp nâng cao vị thế, sự phát </i>

triển lâu dài của chính sản phẩm trên thị trường. Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn hiệu của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của chính sản phẩm rồi sau đó đến doanh nghiệp, địa phương được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. (Vũ Minh Đức, 2008).

<i>1.1.5.2. Về giá thành sản phẩm </i>

Giá thành sản phẩm là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng để có thể xâm nhập, chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nhiên, giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc quản trị chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ.

Giá đóng vai trị quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu dùng. Đối với sản phẩm nói chung hay hàng hóa nơng nghiệp nói riêng giá có vai trị quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng bán và lợi nhuận. Để có được những quyết định đúng đắn về giá cả địi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá cả. (Vũ Minh Đức, 2008).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>1.1.5.3. Về thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm </i>

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các địa phương, doanh nghiệp cần phải tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng và có thương hiệu là điều hết sức cần thiết.

Thương hiệu, nhãn hiệu được coi là sức mạnh vơ hình, có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nhãn hiệu sản phẩm bao gồm 5 cấp bậc đó là: nhãn hiệu bị loại bỏ, nhãn hiệu không được chấp nhận, chấp nhận nhãn hiệu, nhãn hiệu ưa thích và nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu ở thứ bậc càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng cao, các địa phương, doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh cao hơn đối thủ.

Nhãn hiệu sản phẩm của địa phương hay doanh nghiệp thì có thể tiến hành làm hồ sơ để đăng ký, nhưng để có được thương hiệu sản phẩm là việc làm lâu dài và liên tục không thể một sớm một chiều. Một thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và yêu mến là cả một thành công rực rỡ đối với bất cứ ai. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn mà các đối thủ khác khó lịng có được. Một khách hàng đã quen dùng một loại thương hiệu nào đó thì rất khó làm cho họ rời bỏ nó. Thương hiệu được tạo nên bởi nhiều yếu tố như uy tín, chất lượng sản phẩm, hình ảnh nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp… (Vũ Minh Đức, 2008).

<i>1.1.5.4. Về các hoạt động hỗ trợ </i>

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hố ngày càng quan trọng. Nó bao gồm các hoạt động trong và sau bán hàng như vận chuyển, bao gói, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn...cải tiến dịch vụ cũng chính là nâng cao chất lượng hàng hố. Do đó phát triển hoạt động dịch vụ là rất cần thiết, nó đáp ứng mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, sản phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nông sản của doanh nghiệp đồng thời giữ gìn uy tín cho địa phương, cho doanh nghiệp, từ đó có thể thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh

<i>hàng hố của mình trên thị trường. (Vũ Minh Đức, 2008). </i>

<i><b>1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm </b></i>

<i>1.1.6.1. Nhóm yếu tố bên trong </i>

* Nguồn lực tài chính

Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến tồn bộ q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hoặc nguồn lực tài chính nói chung để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn lực tài chính này được doanh nghiệp sử dụng để chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho cơng nhân.

Doanh nghiệp có sức tài chính mạnh thì sẽ có chiến lược kinh doanh dài hạn hơn, trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, giá thành hạ.... giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao.

<i>* Nguồn nhân lực </i>

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt có vai trị đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp như trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe, văn hóa lao động… Doanh nghiệp có được tiềm lực về con người như có được đội ngũ lao động trung thành, trình độ chun mơn cao…từ đó năng suất lao động cao, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân giảm sút năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

* Hoạt động Marketing

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh tranh đóng vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược Marketing và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

* Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông sản hàng hóa

Sức về cơng nghệ là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, việc sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị và tài sản cố định khác đồng thời mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hơn trong sản xuất sản phẩm là một vấn đề có nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.

* Cơ sở hạ tầng

Hệ thống máy móc, dây truyền cơng nghệ, kho tàng bến bãi, nhà xưởng... của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm. Nó thể hiện sức sản xuất và quyết định chất lượng của sản phẩm. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp lên rất nhiều. (Chu Văn Cấp, 2003).

<i>1.1.6.2. Yếu tố bên ngoài </i>

* Các yếu tố kinh tế thị trường

<i> Các yếu tố kinh tế thị trường bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng </i>

đến sức mua của người dân. Một thị trường cần phải có sức mua, sức mua

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có và phân phối thu nhập, giá cả, tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền, tốc độ tăng trưởng kinh tế….Những yếu tố này sẽ quyết định quy mô, xu hướng, cơ cấu các chủng loại hàng hóa trong nền kinh tế và tạo ra tính hấp dẫn của thị trường. Các yếu

<i>tố cơ bản để đánh giá môi trường kinh tế thị trường được thể hiện như sau: </i>

- Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản xuất cũng như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Đồng thời, lãi suất cịn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên. Do đó sức cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường bằng công cụ giá. (Chu Văn Cấp, 2003).

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng sẽ tăng lên.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa cao. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

giá hối đoái ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngồi. Từ đó dẫn tới nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Môi trường kinh doanh quốc tế: Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh tế lại là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Những thay đổi về mơi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước. Hiện nay, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như ASEAN, WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm của ta sẽ chịu tác động lớn của hệ thống luật pháp thế giới. Môi trường kinh doanh quốc tế là cơ hội để sản phẩm Việt Nam có thể vươn ra thị trường rộng lớn nhưng cũng là những thách thức khó khăn buộc các doanh nghiệp phải nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. (Chu Văn Cấp, 2003).

<i>* Các yếu tố chính trị, pháp luật </i>

Mơi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các cơng cụ, chính sách nhà nước, tổ chức bộ máy và các cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Tác động của mơi trường chính trị pháp luật thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và lĩnh vực cấm không được kinh doanh cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai lầm. Ngoài ra trong cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

Hệ thống các cơng cụ chính sách Nhà nước có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ ln có chính sách

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, địi hỏi các doanh nghiệp khơng ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của người tiêu dùng. (Chu Văn Cấp, 2003).

<i>* Các yếu tố về văn hóa - xã hội </i>

Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đơi khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm. (Chu Văn Cấp, 2003).

Đây là yếu tố khơng những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà cịn tác động lớn đến các quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP </b>

<i><b>1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP tại một số địa phương </b></i>

<i>1.2.1.1. Kinh nghiệm huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh </i>

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) được huyện Bình Liêu quan tâm phát triển và là nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân. (Mai Linh, 2021).

Từ lâu, miến dong được coi là sản phẩm chủ lực của huyện Bình Liêu. Hiện trên địa bàn huyện có 1 doanh nghiệp, 4 HTX, 3 cơ sở sản xuất và 40 hộ sản xuất miến dong, sử dụng hoàn toàn nguyên liệu địa phương. Năm 2017, miến dong Bình Liêu được cơng nhận là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Từ sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

xuất thủ công truyền thống, miến dong được đầu tư, trở thành sản phẩm uy tín, chất lượng, tiêu thụ rộng rãi trong thị trường cả nước, mang lại doanh thu trung bình khoảng 56 tỷ đồng/năm. (Mai Linh, 2021).

Hiệu quả từ Chương trình OCOP đã thu hút đơng đảo người dân tham gia, góp phần thay đổi tư duy sản xuất, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra nhiều nông sản phẩm khẳng định thương hiệu trên thị trường; giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Chương trình cũng góp phần giúp Bình Liêu hình thành các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung, như vùng trồng dong riềng, vùng trồng gạo bao thai, trồng dầu sở… Đến nay, huyện Bình Liêu đã có 27 sản phẩm OCOP của 20 đơn vị tổ chức. Trong đó có 2 sản phẩm Miến dong Bình Liêu và nước lọc tinh khiết Bình Liêu được xếp hạng 4 sao. (Mai Linh, 2021).

Để thúc đẩy tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm OCOP, huyện Bình Liêu đặc biệt quan tâm tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng; quảng bá sản phẩm OCOP thơng qua các chương trình lễ hội và hoạt động du lịch. Từ những cách làm hiệu quả, riêng có, sản phẩm OCOP và các đặc sản của Bình Liêu đã từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (Mai Linh, 2021).

Ngoài các sản phẩm đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, trong năm 2021, huyện Bình Liêu tiếp tục tập trung hồn thiện nhãn mác, bao bì và nâng cao chất lượng cho 2 sản phẩm Dầu sở Bình Liêu của HTX phát triển xanh ở thôn Bản Pạt, xã Lục Hồn và Hoa lan Vũ nữ Bình Liêu của HTX Hoa Bình Liêu thơn Cao Sơn, xã Hồnh Mơ. Hoa lan Vũ nữ hứa hẹn trở thành sản phẩm đặc trưng của Bình Liêu khi lần đầu tiên có một địa phương trong cả nước chọn 1 giống hoa đưa vào chương trình OCOP. Cùng với đó, huyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

cũng vừa tiếp nhận ý tưởng sản phẩm mới có tên “thịt chua Hà Tình” hiện đang đề xuất ban chỉ đạo OCOP tỉnh xem xét đưa vào danh mục các sản phẩm OCOP của địa phương. (Mai Linh, 2021).

Tuy nhiên, để thực sự phát huy thế mạnh, các sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu vẫn cần nhiều hỗ trợ về vùng nguyên liệu, nguồn lực ứng dụng KHCN nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Trước thực tế đó, huyện đang thực hiện kế hoạch hỗ trợ cho những cơ sở sản xuất đạt chứng nhận OCOP nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng xây dựng những sản phẩm có tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế lâu dài. Đặc biệt với sản phẩm chủ lực là miến dong, huyện đã có định hướng rà soát và siết chặt quản lý vùng nguyên liệu; kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu từ gieo trồng đến chăm bón, thu hoạch tạo thành quy trình khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm; qua đó tiếp tục tạo dấu ấn cho sản phẩm miến dong trên thị trường trong và ngoài nước. (Mai Linh, 2021).

<i>1.2.1.2. Kinh nghiệm huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La </i>

Chính nhờ áp dụng KH và CN trong sản xuất nông nghiệp, Mộc Châu trở thành một trong những điểm cung cấp sản phẩm nông nghiệp với nhiều thương hiệu được biết đến ở thị trường trong nước, từng bước vươn ra nước ngoài như: cải bắp, súp lơ xanh, cải thảo, cà chua, mận... Toàn huyện đang triển khai hơn 100 mơ hình ứng dụng cơng nghệ sinh học, 55 mơ hình ứng dụng cơng nghệ tưới phun sương và tưới nhỏ giọt Israel; 240 ha sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hơn 30 chuỗi cung ứng nơng sản an tồn (đều áp dụng KH và CN từ khâu trồng trọt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và hộ gia đình đã xây dựng nhà kính, nhà lưới phục vụ sản xuất rau, hoa, giống cây trồng ăn quả, chè an tồn... (Như Thủy, 2021).

Cơng ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của việc đưa công nghệ vào trong tất cả các khâu, từ giống,

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thức ăn đến thành phẩm. Công ty đã đầu tư nhà máy chế biến thức ăn TMR công nghệ hiện đại, công suất 150 tấn/ngày; ba trang trại chăn ni tập trung, khép kín từ khâu chăm sóc đến vắt sữa với quy mô từ 1.000 đến 1.500 con/trang trại... 100% các hộ chăn ni bị liên kết sử dụng máy vắt sữa, máy cắt cỏ, đầu tư máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất chăn nuôi. HTX rau an toàn Tự Nhiên nằm trong vùng sản xuất rau an tồn VietGAP có sự tham gia của 39 hộ sản xuất. Ngoài cung cấp cho thị trường địa phương, đến nay, HTX đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị lớn ở Hà Nội, như: Metro, Vinmart, BigC… (Như Thủy, 2021).

<i>1.2.1.3. Kinh nghiệm của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên </i>

Điện Biên là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Điện Biên, tiếp giáp với huyện Điện Biên Đơng. Huyện Điện Biên có nhiều lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao khi hơn 70% diện tích cánh đồng Mường Thanh nằm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, những năm qua giá trị từ sản xuất nông nghiệp mang lại chưa đạt được như kỳ vọng. Từ việc đánh giá những tiềm năng, lợi thế vốn có về tự nhiên, xã hội; cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên đã xác định ưu tiên phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn mới và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững gắn với xây dựng thương hiệu, tạo đà cho sản phẩm thế mạnh của địa phương vươn xa. (Hồng Linh, 2020).

Tồn huyện hiện có trên 14.000ha đất sản xuất nơng nghiệp, trong đó diện tích lúa nước trên 6.000ha, riêng vùng lịng chảo có gần 4.000ha; trình độ thâm canh cao, nơng dân huyện Điện Biên chăm chỉ, chủ động đưa giống mới, cây trồng năng suất cao vào sản xuất. Thế nhưng người làm nông nghiệp huyện Điện Biên luôn rơi vào cảnh “được mùa mất giá” nên dù năng suất cây trồng cao nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp và thiếu ổn định”. Năm 2019 tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

giá trị sản xuất nơng - lâm nghiệp tồn huyện mới đạt 1.878 tỷ đồng; bình quân lương thực cũng mới đạt 785kg/người/năm. Thực trạng đó khiến cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Điện Biên không khỏi trăn trở và suy nghĩ. Để tìm được hướng đi, sau nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề, cán bộ làm nông nghiệp cùng với nông dân trên địa bàn huyện đã đi đến thống nhất, đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực gắn với thương hiệu Điện Biên để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thị trường ổn định để nơng dân n tâm gắn bó với ruộng đồng. (Hoàng Linh, 2020).

Cùng với đó, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, UBND huyện đã tiến hành điều tra, khảo sát sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tháng 6/2019, huyện Điện Biên phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thành lập hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP… Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, đơn đốc các chủ thể có sản phẩm hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm trình hội đồng các cấp thẩm định, phê duyệt. Đồng thời, chỉ đạo các xã khẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình; cử cán bộ tham gia đào tạo, tập huấn; đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, ý nghĩa Chương trình bằng nhiều hình thức. Cùng với đó, huyện chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP phương pháp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh; xây dựng kế hoạch tài chính, quản trị để doanh nghiệp, HTX phát triển ổn định. (Hồng Linh, 2020).

Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung vào nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt các mơ hình, dự án; ưu tiên triển khai các mơ hình, dự án theo quy mơ tập trung, có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, giống mới có giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

kinh tế cao; khơng phê duyệt các mơ hình, dự án khơng xuất phát từ nhu cầu của người dân, phạm vi thực hiện manh mún, nhỏ lẻ… Công tác quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả mơ hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sau đầu tư được coi trọng; lựa chọn những mơ hình đạt hiệu quả kinh tế cao để tuyên truyền, nhân rộng. Các sản phẩm OCOP được đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá bằng nhiều hình thức, như: Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; tổ chức cho các đoàn xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại thị trường nội tỉnh, ngoại tỉnh và quốc tế đối với các sản phẩm được chứng nhận OCOP, lồng ghép vào các dịp lễ hội, văn hóa của địa phương… Với các chủ thể có khả năng chủ động thực hiện chương trình tiếp thị riêng sản phẩm của đơn vị mình thì huyện sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí để có thêm điều kiện mở rộng thị trường. (Hoàng Linh, 2020).

Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã, cùng với sự chủ động của nhân dân và các chủ thể, huyện Điện Biên đã phê duyệt, triển khai 21 dự án, tập trung vào 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: Lúa gạo, rau an toàn, vú sữa, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, cá rô phi (cá tươi, cá sấy khơ), trâu, bị lấy thịt, gà lai chọi, trứng gà đen, mật ong. Đến năm 2020 huyện đã có 5 sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm của Hợp tác xã Ong mật Điện Biên được công nhận 4 sao, 3 sản phẩm gạo của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên và Công ty TNHH Thực phẩm Safe Green được công nhận 3 sao. Từ lợi thế của mỗi sản phẩm được công nhận và sự chủ động của các chủ thể, các sản phẩm OCOP của huyện Điện Biên đã tiếp cận được một số thị trường lớn, tiềm năng. (Hoàng Linh, 2020).

<i><b>1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Điện Biên Đông </b></i>

<i>Đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu khoa học: Hiện nay, tại Điện Biên Đông </i>

việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm OCOP huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên chưa thật sự được chú trọng, chưa phát huy

</div>

×