Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Dự án nuôi bò 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 68 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DỰ ÁN </b>

<b>TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ THỊTKẾT HỢP </b>

<i><b><small>Địa điểm:, tỉnh An Giang</small></b></i>

<b>ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁNCHỦ ĐẦU TƯ</b>

<b><small>CÔNG TY TNHH TRANG THIẾT BỊ </small></b>

<i>0918755356-0936260633Giám đốc</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

MỤC LỤC...2

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU...5

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...5

II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN...5

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...6

3.1. Chiến lược phát triển chăn ni bị thịt tại Việt Nam...6

3.2. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản...8

IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ...10

V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN...11

5.1. Mục tiêu chung...11

5.2. Mục tiêu cụ thể...12

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN...13

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN...13

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...13

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án...15

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG...16

2.1. Thị trường bò thịt...16

2.2. Thị trường thủy sản...18

III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...21

3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...21

3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng)...23

IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG...26

4.1. Địa điểm xây dựng...26

4.2. Hình thức đầu tư...27 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.27

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

5.1. Nhu cầu sử dụng đất...27

5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...28

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ...29

I. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH...29

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ...30

2.1. Kỹ thuật chăn ni bị thịt vỗ béo...30

2.2. Ni trồng thủy sản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia...35

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN...38

I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG...38

1.1. Chuẩn bị mặt bằng...38

1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:...38

1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...38

II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH...38

2.1. Các phương án xây dựng cơng trình...38

2.2. Các phương án kiến trúc...39

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...41

3.1. Phương án tổ chức thực hiện...41

3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...42

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...43

I. GIỚI THIỆU CHUNG...43

II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG...43

III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MƠI TRƯỜNG...44

3.1. Giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình...44

3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng...46

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...49

V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG...50

5.1. Giai đoạn xây dựng dự án...50

5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng...55

VI. KẾT LUẬN...58

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN...59

I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN...59

II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN...61

2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án...61

2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:...61

2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:...61

2.4. Phương ánvay...62

2.5. Các thơng số tài chính của dự án...62

KẾT LUẬN...65

I. KẾT LUẬN...65

II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ...65

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...66

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...66

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm...69

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dịng tiền hàng năm...73

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...78

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án...79

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn giản đơn...80

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hồn vốn có chiết khấu...83

Phụ lục 8: Bảng Tính tốn phân tích hiện giá thuần (NPV)...86

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR)...89

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU</b>

<b>I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ</b>

<b>Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH TRANG THIẾT BỊ </b>

<i><b>Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng kýđầu tư, gồm:</b></i>

Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án:

<i><b>“Trang trại chăn ni bị thịt kết hợp ”</b></i>

<b>Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh An Giang.</b>

<b>Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 86.984,0 m2 (8,70 ha).</b>

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: <b>32.650.000.000 đồng. </b>

<i>(Ba mươi hai tỷ, sáu trăm năm mươi triệu đồng)</i>

Trong đó:

+ Vốn tự có (23.43%) : 7.650.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (76.57%) : 25.000.000.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

<i>Chăn ni bị thịt 1.200,0 con/nămNuôi trồng thủy </i>

<i>sản<sup>102,0 tấn/năm</sup></i>

<b>I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ</b>

<b>I.1. Chiến lược phát triển chăn ni bị thịt tại Việt Nam</b>

Số lượng, sản phẩm trâu bị chính thức năm 2022:

<i>Nguồn: Tổng cục Thống kê</i>

<i><b>Định hướng phát triển chăn ni bị thịt của Việt Nam</b></i>

Luật Chăn ni (2018) đã mở ra hành lang pháp lý để phát triển ngành chăn nuôi hướng khai thác lợi thế so sánh, an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Nhằm thúc đẩy chăn ni bị thịt thời gian tới, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đã ban hành nhiều chính sách. Trong đó, về chính sách đất đai, sẽ dành quỹ đất để phát triển chăn ni bị thịt, ưu tiên giao đất, thuê đất cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung.

Đồng thời sẽ chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nơng nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn ni. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1 triệu ha.

Về chính sách tài chính và tín dụng, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sở sản xuất giống, cơ sở giết mổ. Nhà nước cũng đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, trung tâm đấu giá, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm bò thịt.

Bên cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đề nghị các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sách chính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, trang trại, đổi mới cơng nghệ.

Ngồi ra, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm thúc đẩy thương mại bò thịt và thịt bị.

Chiến lược phát triển ngành chăn ni giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (QĐ 1520/QĐ-TTg) ngày 6 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã vạch ra định hướng cho ngành chăn ni nói chung và chăn ni bị thịt phát triển theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

<i><b>Định hướng chi tiết phát triển ngành chăn ni bị thịt (theo QĐ 1520)</b></i>

 Đàn bị thịt ổn định ở quy mơ từ 6,5 đến 6,6 triệu con, trong đó khoảng 30% được ni trong trang trại.

 Chuyển đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn ni. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.

 Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bị; phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

 Khuyến khích phát triển các mơ hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại hình chăn ni nơng hộ, hợp tác xã;

 Phát triển mơ hình thâm canh trồng cỏ, ngơ dầy, lúa chín sáp... kết hợp công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn cỏ.

 Tăng cường giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống vật nuôi trong sản xuất.

 Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn;

 Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên kết;

 Khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp; tăng cường các biện pháp quản lý đối với công tác giết mổ;

 Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp;

 Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và thương mại về chăn nuôi, thú y với các nước, vùng lãnh thổ có tiềm năng về khoa học công nghệ và thị trường với Việt Nam.

<b>I.1. Đẩy mạnh phát triển ni trồng thủy sản</b>

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Bờ biển dài hơn 3.260 km với 112 cửa sông, lạch có khả năng phong phú ni thủy sản nước lợ, nước mặn. Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch của nước ta rất đa dạng và chằng chịt có tới 15 con sơng có diện tích lưu vực từ 300 km2 trở lên. Ngồi ra, cịn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển là những khu vực có thể phát triển ni trồng thủy sản quanh năm. Trong vùng biển có 4.000 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dịng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hố với các ngành kinh tế khác.

Ni trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Trong đó, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra và tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao và là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế. Nhu cầu tiêu thụ cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, cá tra xuất khẩu sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nuôi tôm cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt mơ hình ni tơm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao.

Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2030 là phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành thủy sản đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng ni trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD. Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình qn đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản phải là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học cơng nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo.

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đề ra các giải pháp là phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ; phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách; tăng cường thị trường và hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực chế biến thủy sản...

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án <i><b>“Trang</b></i>

<i><b>trại chăn ni bị thịt kết hợp nuôi trồng thủy sản”</b></i>tại kênh T5, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giangnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủatỉnh An Giang.

<b>II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ</b>

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022;

 Quyết định chủ trương đầu tư số 2047/QĐ-UBND UBND tỉnh An Giang phê duyệt ngày 28/08/2020;

 Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 1215/QĐ-UBND do UBND tỉnh An Giang phê duyệt điều chỉnh lần 1 ngày 14/06/2022;

 Bản đồ hiện trạng khu đất, tỷ lệ 1/2000;

 Bản đồquy hoạch sử dụng đất toàn khu, tỷ lệ 1/500;

 Quyết định 10003/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 do UBND huyện Tri Tôn ra quyết định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Trang trại chăn ni bị thịt kết hợp ni trồng thủy sản;

 Biên bản bàn giao diện tích đất cơng do UBND huyện Tri Tôn quản lý tại xã Vĩnh Phước cho công ty TNHH trang thiết bị nông nghiệp Minh Phước Thịnh ngày 28/02/2023;

 Giấy báo nợ (biên lai kí quỹ) tại ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam;

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

 Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh An Giang về Sửa đổi, bổ sung danh mục dự án ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; ban hành danh mục dự án có thu hồi đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa năm 2023 do HĐND;

 Sổ dã ngoại ngày 04/04/2023;

 Thỏa thuận kí bảo đảm thực hiện dự án đầu tư số 305/TTKQ-DA.

<b>III. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIII.1. Mục tiêu chung</b>

 <i><b>Phát triển dự án “Trang trại chăn ni bị thịt kết hợp” theohướng</b></i>

chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm bò thịt và thủy sản chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhnông nghiệp,đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh An Giang.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh An Giang.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hố mơi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

<b>III.2. Mục tiêu cụ thể</b>

 Phát triển mơ hìnhchăn ni bị kết hợp chun nghiệp, hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩm thịt bị và thủy sản chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn về chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, VietGAP…đáp ứng nhu cầu thị trường về thực phẩm sạch, an toàn, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt bò và thủy sản trong nước, xuất khẩu sang nước ngoài.

 Cung cấp sản phẩm thịt bị, tơm, cá basa,... cho thị trường khu vực tỉnh An Giang và khu vực lân cận.

 Hình thànhkhunơng nghiệpchất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

 Dự án thiết kế với quy mơ, cơng suất như sau:

<i>Chăn ni bị thịt 1.200,0 con/năm Nuôi trồng thủy </i>

<i>sản<sup>102,0 tấn/năm </sup></i>

 Mơ hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh An Giangnói chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN</b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN</b>

<b>DỰ ÁN</b>

<b>I.2. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án</b>

<i><b>Vị trí địa lý</b></i>

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, có vị trí địa lí:

- Phía đơng giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km. - Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.

- Phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km.

- Phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sơng Hậu. Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57'B (xã Khánh An,huyện An Phú), cực Nam ở vĩ độ 10°10'60"B (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở 104°46'Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35'Đ (xã Bình Phước Xn, huyện Chợ Mới).

<i><b>Khí hậu</b></i>

Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.

<i><b>Sơng ngịi</b></i>

Là tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long, có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận tiện. Giao thơng chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú.

An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m³/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sơng, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km². Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sơng Mê Kơng, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của cư dân...

<i><b>Tài nguyên thiên nhiên</b></i>

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng.

Trên địa bàn tồn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngồi ra cịn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng.

Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tơm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang.

Ngoài ra, An Giang cịn có tài ngun khống sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và cịn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi…

Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng.

<b>I.3. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án</b>

<i><b>Kinh tế</b></i>

Theo tổng cục thống kê, trong năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh An Giang đã có nhiều khởi sắc so cùng kỳ năm trước, tạo nên khí thế mới, động lực mới trong tăng trưởng và phát triển. Nhiều chủ trương, chính sách quan trọng được ban hành và triển khai hiệu quả, tác động tích cực đến sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Đáng kể, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định, là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế; công nghiệp và dịch vụ chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Trật tự an tồn xã hội, quốc phịng, an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới vẫn được bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 7,34%, đạt kế hoạch tỉnh đề ra (7,0-7,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,43%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,03%; khu vực dịch vụ tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

8,54%; thuế trừ trợ cấp tăng 5,53%. GRDP bình quân đầu người đạt 60,55 triệu đồng/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 ước đạt 41.320 tỷ đồng, tăng 23,79% so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng trưởng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 1.172 triệu USD, tăng 1,42% so cùng kỳ.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh trong năm 2023 cụ thể như sau: xuất khẩu gạo đạt 340 triệu USD, tăng 8,97% so cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn trong cả năm 2023 ước đạt 7.045 tỷ đồng, bằng 93% so cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 410 tỷ đồng, bằng 91% so cùng kỳ; thu nội địa ước đạt 6.635 tỷ đồng, bằng 93% so cùng kỳ.

<i><b>Dân cư</b></i>

Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.164.200 người, mật độ dân số 612 người/km².Đây là tỉnh có dân số đơng nhất khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó, 31,6% dân số sống ở đô thị và 68,4% dân số sống ở nông thôn. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven sông (dọc theo sông Tiền và sông Hậu). Huyện Chợ Mới và thành phố Long Xuyên là hai địa phương có dân số đơng nhất tỉnh. Tỷ lệ đơ thị hóa tính đến năm 2022 đạt 41%.

<b>II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG</b>

<b>I.4. Thị trường bò thịt</b>

Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sản lượng thịt bị mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Có nhiều lý do để bò nhập khẩu được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Đó là do nhu cầu dùng thịt bị trong dân còn lớn. Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt trâu bò chỉ mới chiếm 7,3 kg/người/năm trong khi con số trung bình của thế giới là 23%. Trong đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 40% sản lượng thịt bò tiêu thụ, còn lại 60% nhập khẩu từ các nước khác.

Yếu tố quan trọng không kém là giá cả và chất lượng thịt. Giá thịt bò tại Úc và nhiều nước rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Giá thịt bò trong nước và nhập khẩu (theo khảo sát tại một hệ thống phía Bắccủa báo Tuổi Trẻ)</i>

Trong chiến lược phát triển sản xuất và thị trường thịt bò 10 năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò thịt để đến năm 2030 đạt trên 10% thịt bò trong tổng sản lượng thịt các loại (hiện là 7,4%). Cùng đó, số lượng và giá trị thương mại thịt bò trên thế giới những năm tới có xu hướng tăng. Đây là cơ hội để chăn ni bị thịt trong nước mở rộng sản xuất.

Ngành chăn ni đề ra mục tiêu sản lượng thịt bị đến năm 2025 đạt 550 nghìn tấn; đến năm 2030 đạt từ 600 nghìn đến 650 nghìn tấn.

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25.2.2021 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng cơng nghệ cao, chăn ni tuần hồn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường.

Trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định sẽ đẩy mạnh chăn ni bị thịt làm lợi thế để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp.

<i><b>Dự báo, triển vọng</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn trước đây do các nước tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA bắt buộc phải mở của thị trường đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt gia cầm và cá dự kiến sẽ tăng 5 -6%, thịt bò tăng 7,5 - 8,5%, thịt heo tăng 7 - 8%.

FAO và OECD từng nhấn mạnh rằng châu Á và Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới mà tỷ lệ tiêu thụ thịt bò được dự báo sẽ tăng không ngừng cho đến năm 2030 bởi xét đến cái nền so sánh thấp trước đó.

Nhu cầu tiêu thụ thịt bị tại Trung Quốc đặc biệt tăng cao. Các tổ chức trên dự báo rằng lượng thịt bò tiêu thụ tại Trung Quốc được dự báo tăng 8% từ nay cho đến năm 2030 sau khi tăng 35% trong thập kỷ qua.

Nhu cầu đối với thịt bò ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 5-6%/năm. Hiện mức tiêu thụ thịt bị trung bình của người Việt đạt 3,15 kg thịt xẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố ở trong nước, bao gồm quy mô dân số gần 100 triệu người, GDP của nền kinh tế tăng và q trình đơ thị hóa ngày càng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt.

Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sản lượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, trong nước hiện mới sản xuất, cung cấp được 40-45% nhu cầu tiêu dùng thịt bò, số còn lại khoảng 55-60% phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chia sẻ với VnBusiness, PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn, đánh giá Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bị sống, sau đó về vỗ béo và giết mổ. Điều này cũng đặt ra những thách thức về kiểm soát dịch bệnh đối với chăn ni bị trong nước. Do vậy, ơng Giao cho rằng việc phát triển các dự án về chăn ni bị thịt là rất cần thiết.

<b>II.1. Thị trường thủy sản</b>

Theo Hiệp hội Chế và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường thế giới vẫn bị tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy giảm khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản sụt giảm, dẫn đến lượng và giá xuất khẩu thủy sản của

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Việt Nam trong quý đầu năm nay cũng giảm theo.

Đáng chú ý, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ lực giảm từ 8 – 39%. Trong đó, xuất khẩu tơm giảm 39%, cá tra giảm 23%, cá ngừ giảm 33%, mực bạch tuộc giảm 8%. Tuy nhiên, xuất khẩu các loài cá biển khác vẫn tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm ngối.

Tính đến hết q 1, xuất khẩu tơm mang về 577 triệu USD, giảm 40%; xuất khẩu cá tra thu về 447 triệu USD, thấp hơn 32% so với cùng kỳ; và xuất khẩu cá ngừ giảm 31%, chỉ được 179 triệu USD.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc cũng thấp hơn 8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 54 triệu USD. Riêng xuất khẩu các loài cá biển vẫn tăng nhẹ 3% đạt 435 triệu USD.

Dù lạm phát hạ nhiệt, giá xăng giảm, nhưng các chi phí sản xuất và giá các sản phẩm thiết thực của Hoa Kỳ vẫn cao, nên người dân vẫn phải thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn này, và có xu hướng tiêu thụ sản phẩm có giá thấp hơn.

Do vậy, giá trung bình nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ đã giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm ngối. Tính đến hết tháng 3, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 237 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tơm chiếm 37%, cá ngừ chiếm 23%, cá tra chiếm 17% và các mặt hàng cá biển khác chiếm 15%.

“Trong bối cảnh lạm phát, nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản của Hoa Kỳ đang tăng tỷ trọng đối với phân khúc hàng đông lạnh và giảm nhiều hơn ở phân khúc hàng chế biến giá trị gia tăng, do vậy sẽ khó có sự bứt phá mạnh mẽ trong những tháng tới”, VASEP nhận định.

Ngoài thị trường Hoa Kỳ, trong kịch bản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023, Trung Quốc được coi là động lực thúc đẩy, sau khi nước này dỡ bỏ hoàn tồn chính sách zero Covid. Tuy nhiên, Trung Quốc như một miếng bánh lớn đang bị chia sẻ bởi nhiều nước xuất khẩu, tạo ra sức ép cạnh tranh quá lớn.

Đối với Việt Nam, có 2 đối thủ lớn nhất là Ecuador và Ấn Độ, đang chiếm thị phần chi phối với hơn 60% Nhập khẩu tôm của Trung Quốc. Thế mạnh của 2 nước này là sản phẩm tôm đông lạnh, cỡ nhỏ, giá rẻ.

Không chỉ tôm, đối với các mặt hàng thủy hải sản khác, như các loài cá biển, mực, bạch tuộc...Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhà xuất khẩu và các thương gia thủy sản từ các nước.

Trong quý đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt gần 230 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ (chủ yếu vì giảm trong tháng 1). Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong tháng 2 và tháng 3 có tín hiệu tốt với mức tăng 25% và 30%.

Ngoài sản phẩm chủ lực và có thế mạnh như cá tra, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể khai thác thế mạnh từ hàng thủy sản tươi/sống xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cho các phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch. Ví dụ: tơm sú, tơm hùm, cá biển, cua, hàu, sị điệp... tươi/sống.

"Ngồi ra, có thể tiếp cận và khai thác thị trường Trung Quốc từ góc độ địa phương. Có những địa phương tại Trung Quốc có đặc thù và thói quen tiêu thụ tương tự như Việt Nam, ưa chuộng hàng thủy sản Việt Nam hơn các nước khác. Đơn cử, như Quảng Tây nhập khẩu hơn 75% thủy sản từ Việt Nam, chỉ có 25% từ các nước khác", bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông của VASEP cho hay.

Nhận định xu hướng thị trường của một số sản phẩm thủy sản chủ lực trong nửa đầu năm 2023, bà Lê Hằng cho rằng xuất khẩu thủy sản có thể sẽ hồi phục dần từ quý 2 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Hoa Kỳ và EU thu hút thêm các bạn hàng đến với Việt Nam.

Một điểm nhấn của thị trường thủy sản tháng 3/2023 là có một sự kiện nổi bật là Hội chợ Thủy sản Quốc tế Bắc Mỹ đã diễn ra từ ngày 12-14/3/2023 với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới trong đó có 17 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam.

Năm nay, số lượng doanh nghiệp tham gia hội chợ này tăng mạnh, nhất là ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Nhiều đối tác truyền thống và các nhà nhập khẩu mới đến hội chợ với mong muốn tìm kiếm các sản phẩm mới của Việt Nam. Do vậy, Hội chợ Bắc Mỹ năm nay thúc đẩy giao thương thủy sản Việt Nam với Mỹ và các các nước nhập khẩu khác hồi phục từ sau quý 1.

VASEP dự báo mặt hàng tôm sẽ hồi phục chậm vì cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Cá tra sẽ khả quan hơn trong bối cảnh lạm phát, kinh tế suy giảm ở nhiều thị trường và có thêm cơ hội lớn sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn sau Covid-19. Các lồi cá biển tiếp tục tăng, trong đó có đóng góp ngày càng lớn của hàng gia cơng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khẩu như cá hồi, cá tuyết cod, cá minh thái.

Tại các thị trường lớn như EU, HOA Kỳ đang có xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm truyền thống cho người tiêu dùng châu Á và xuất khẩu hàng khô (cá, tôm, mực), nước mắm, chả cá, đồ hộp sẽ tăng.

Ông Trương Đình Hịe, Tổng thư ký VASEP cho rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khầu thủy sản cần tập trung vào sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cao, lưu ý xu hướng tiêu dùng và nâng giá trị sản phẩm.

Trong khi các nước đối thủ như Ấn Độ, Ecuador tập trung vào sản phẩm sơ chế, thì những kết quả đạt được của Việt Nam trong thời gian qua là nhờ các doanh nghiệp chú trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Theo ơng Hịe, xu hướng tiêu dùng thế giới đang tập trung vào các sản phẩm tốt cho sức khỏe, thân thiện môi trường và thúc đẩy kinh tế tuần hồn. Vì thế, ngành thủy sản cần phát triển theo mơ hình kinh tế xanh, chú trọng nuôi trồng bền vững, như mô hình tơm lúa, tơm rừng… tạo các sản phẩm ni bền vững thuyết phục khách hàng thế giới. Mặt khác, cần chú trọng chế biến các sản phẩm mới từ các phụ phẩm, tăng tính cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam.

<b>III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN</b>

<b>III.1. Các hạng mục xây dựng của dự án</b>

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

<i>Bảng tổng hợp danh mục các cơng trình xây dựng và thiết bị</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>III.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)</b>

<i>Ghi chú: Dự tốn sơ bộ tổng mức đầu tư được tính tốn theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu cơng trình năm 2022, Thơng tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1. Địa điểm xây dựng</b>

<i><b>Dự án“Trang trại chăn ni bị thịt kết hợp” được thực tỉnh An Giang.</b></i>

<i>Bản đồ hiện trạng khu đất thực hiện dự án</i>

<i>Loại đất, diện tích và mục đích sử dụng đất trong phạm vi dự án</i>

<b>IV.2. Hình thức đầu tư</b>

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

<b>V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1. Nhu cầu sử dụng đất</b>

<i>Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất</i>

<b>V.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án</b>

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCƠNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG</b>

<b>I. PHÂN TÍCH QUI MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH</b>

<i>Bảng tổng hợp quy mơ diện tích xây dựng cơng trình </i>

<b>II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ</b>

<b>I.5. Kỹ thuật chăn ni bị thịt vỗ béo</b>

<i><b>II.1.1. Xây dựng chuồng trạiLàm chuồng</b></i>

Chuồng ni nhốt bị cần đảm bảo ấm áp về mùa đơng, thống mát về mùa hè, nền chuồng khơng trơn trượt, có độ dốc để thốt nước, ln khơ ráo đảm bảo thuận tiện trong khâu chăm sóc quản lý ni dưỡng. Máng ăn và uống của bị nên làm bằng xi măng, đặt theo chiều dài hành lang chuồng để tiện cho việc phân phối thức ăn. Cần làm lưới che cho bị khơng bị ruỗi muỗi quấy phá nhất là vào mùa mưa, nếu không tận dụng phân bị làm hầm Bioga có thể chia chuồng bị thành 2 khu riêng biệt. Một bên ni bị và một bên chứa phân tươi để bán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Vệ sinh chuồng bò vào mỗi buổi sáng sớm để đảm bảo bị ln được sạch sẽ và lưu ý trong ni bị vỗ béo tránh để bị di chuyển nhiều khi dọn vệ sinh đồng thời cố định vị trí mỗi con bị, hạn chế di chuyển bị.

<i><b>Rãnh thốt nước</b></i>

Rãnh thoát nước là một trong những bộ phận cần thiết nhất, giúp đảm bảo chuồng ni bị được khơ ráo và sạch sẽ cũng như giúp khâu dọn vệ sinh chuồng đơn giản hơn rất nhiều. Cách tốt nhất là bạn nên bố trí rãnh ở cả phía trước và sau với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thốt nước nói chung. Rãnh thốt nước tiểu có độ dốc 0,2 – 0,5% là hợp lý nhất.

<i><b>Máng ăn, uống:</b></i>

Thông thường, chất liệu sử dụng để làm máng ăn, máng uống là xi măng, bê tông, tuy nhiên cũng có thể sử dụng chất liệu là gỗ để làm máng ăn, uống cho vật nuôi. Đáy máng thường phải cao hơn nên 0.2m để thuận tiện cho vật ni có thể ăn uống. Ngồi ra, nên chú ý đến việc thiết kế lòng máng trơn láng để thuận lợi cho quá trình vệ sinh sau này.

<i><b>Tường chuồng:</b></i>

Tường chuồng có thể tận dụng các vật liệu có sẵn như tre, nứa, hoặc nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng chất liệu tốt như kim loại, inox để tăng độ bền cho chuồng nhưng tốt nhất vẫn là gạch vì gạch có thể giữ ấm cho vật ni vào mùa lạnh. Tuy nhiên, chuồng trại nên có cửa vững chắc và kín để có thể che chăn mưa gió cũng như thời tiết lạnh vào những ngày mùa đông.

<i><b>Mái chuồng:</b></i>

Là bộ phân giúp che mưa nắng cho vật nuôi nên mái chuồng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chuồng trại. Mái chuồng nên có độ cao từ 3.2-3.5m và cần có độ dốc để thuận tiện cho việc thoát nước. Chiều dài hợp lý nhất của mái chuồng là vừa đến nơi có rãnh thốt nước, điều này đảm bảo cho chỗ ở của vật ni ln được khơ ráo, thống mát.

Chất liệu để làm mái chuồng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình. Có nhiều loại chất liệu có thể sử dụng làm mái che như tấm fibro, tơn thay thậm chí chỉ là mái tranh. Tuy nhiên, tốt hơn cả là gạch ngói vì gạch ngói có khả năng chống nóng tốt nhất cho vật ni nhưng chi phí rất cao.

<i><b>Hố phân:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Về cơ bản, hố phân thường được xây dựng ngay gần chuồng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Khi xây dựng hố phân cần lát gạch, tráng xi măng và bắt buộc phải có nắp đậy đầy đủ để đảm bảo vệ sinh môi trường.

<i><b>Nhà kho chứa thức ăn:</b></i>

Trong chăn ni gia súc nhai lại nói chung và bị thịt nói riêng kho chứa cỏ khơ và rơm khơ rất quan trọng. Nhà kho cần xây ở vị trí thuận lợi và gần với chuồng trại để thuận lợi cho việc cho ăn.

<i><b>I.5.1. Kỹ thuật ni bị thịt vỗ béoChọn giống</b></i>

Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất, giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng phát triển tích lũy thịt, mỡ cũng khác nhau. Hiện nay trên thế giới nhiều giống bị có tỉ lệ thịt sẻ tới 70%, tỉ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao và thơm ngon. Do đó ngồi các giống bị chun thịt cũng nên chọn lọc những con bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ béo tăng lượng thịt chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Bò đực lai sind rất thích hợp cho chăn ni vỗ béo.

<i><b>Chăm sóc</b></i>

Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc, ni dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện. Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bị. Thời gian vỗ béo q ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, ngược lại thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng sẽ cao hơn. Do đó trong khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò phải đảm bảo giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bị sẽ đỏ đậm. Khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bị sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỉ lệ các phụ phẩm cơng nghiệp thì thịt bị sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ dắt, mỡ giữa các lớp thịt.

Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ quả. Dự án tận dụng đất để trồng cỏ, đặc biệt là cỏ Va06, cỏ sả và cỏ Mulato vì các loại cỏ này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao phù hợp cho ni bị vỗ béo. Việc trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn và cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho bò còn giúp tiết kiệm được thời gian cơng sức. Bị được vỗ béo sẽ tăng được lượng thịt góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, ngồi ra nên cho bị ăn thêm thức ăn tinh.

Thức ăn tinh cho bò vỗ béo gồm các loại cám gạo, bỗt mì, cám bắp, cám hỗn hợp, bã khơ dầu, bã đậu. Lương thức ăn tinh của mỗi con bò là khoảng 5kg/ ngày, thường cho ăn vào buổi sáng. Tùy theo từng giai đoạn nếu là bò cái đang có chửa hoặc cho con bú thì nên bổ sung thêm 30-40g bột xương.

Lúc đầu cho bò ăn nhiều thức ăn thơ xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bị ăn nhiều thức ăn tinh có thể sẽ bị chết do ngộ độc axit axiroxit, thức ăn thô xanh cần sử dụng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Với khẩu phần ăn là cỏ tươi chúng tôi dùng máy phay nhỏ để bò ăn hết thức ăn tránh lãng phí.

Thức ăn ln đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống để đảm bảo sức khỏe cho bị.

Ln đảm bảo nước uống cho bị, đặc biệt là vào mùa khô hanh luôn đảm bảo cho bị có nước sạch và cho uống khơng hạn chế. Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và dẫn đến giảm khối lượng cơ thể. Nước uống của bò cần phải đảm bảo vệ sinh, nên pha thêm muối vào nước cho bò uống để bổ sung muối cho bò với tỉ lệ cứ 20 lít nước pha với 100g muối hạt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Vệ sinh chuồng trại là việc nên làm vào mỗi buổi sáng sớm vì ngồi việc đảm bảo cho chuồng ni ln sạch sẽ, khơ ráo, thống mát thì vệ sinh chuồng trại chính là biện pháp giúp phịng tránh bệnh cho bị. Bên cạnh đó trong phịng bệnh cho bò cũng cần lưu ý làm lưới che bao quanh chuồng để hạn chế ruồi muỗi. Nếu vào mùa mưa có nhiều cơn trùng có thể phun thuốc xịt muỗi đảm bảo nguồn thức ăn nước uống luôn sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra đàn bò định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bị.

Thời gian ni vỗ béo bị của dự án là 3,5 tháng (khoảng 100-105 ngày).

<i><b>Như vậy trong q trình kỹ thuật ni bị vỗ béo cần thực hiện tốt các quytrình sau:</b></i>

 Chuồng ni phải đảm bảo khơ ráo, thống mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

 Nền chuồng cao ráo, không trơn trượt, có độ dốc để thốt nước.  Phải làm lưới che để tránh côn trùng, ruồi muỗi.

 Chọn con giống khỏe mạnh có bộ khung to.

 Thức ăn cho bị phải đảm bảo đủ cả thức ăn thơ xanh và thức ăn tinh.  Bổ sung muối cho bò trong nước uống.

 Thường xuyên kiểm tra và tẩy trùng chuồng trại, tẩy ký sinh trùng để phòng tránh bệnh cho bị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Thời gian ni bị vỗ béo thời gian ni bị vỗ béo của dự án là 3,5 tháng (khoảng 100-105 ngày).

<b>I.6. Nuôi trồng thủy sản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia</b>

<i><b>I.6.1. Chất lượng nước</b></i>

- Nước phải đảm bảo sạch và các yếu tố thủy lý thủy hóa, thủy sinh phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi.

- Chất lượng nước mặn để nuôi thủy sản phải đảm bảo hàm lượng NH3 không vượt quá 0,1mg/l và Coliform không quá 1000 MPN/100ml (QCVN 10:2008/BTNMT - Chất lượng nước biển ven bờ).

<i><b>I.6.2. Chuẩn bị ao, lồng, bè nuôi</b></i>

- Ao, bể, lồng, bè nuôi phải được tẩy dọn, phơi trước và sau khi nuôi theo quy trình kỹ thuật hiện hành của Bộ Nơng nghiệp &PTNT cho từng đối tượng thủy sản.

- Việc sử dụng hóa chất tẩy dọn ao, đầm, gây màu nước phải tuân thủ theo đúng quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>I.6.3. Thả giống</b></i>

- Thủy sản giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải được mua từ các cơ sở có kiểm sốt chất lượng thủy sản bố mẹ, giống và quá trình sản xuất.

- Thủy sản giống phải khỏe mạnh, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với từng đối tượng. Thủy sản giống phải có giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Thả giống đúng mùa vụ, mật độ, kích cỡ, thời gian thả theo quy trình của từng đối tượng của cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương.

<i><b>I.6.4. Thức ăn và phân bón</b></i>

- Đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng đối tượng nuôi và giai đoạn nuôi. - Thức ăn phải đảm bảo không bị mốc, ôi, uơn, thiu, thối rữa, nhiễm độc tố, hóa chất độc hại; Ngồi ra đối với thức ăn cơng nghiệp phải cịn hạn sử dụng, nhãn, mác, bao bì rõ ràng và thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Không được sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý cho ao nuôi. Trong ao ni chỉ được bón phân vơ cơ, phân hữu cơ đã được xử lý thích hợp hoặc phân vi sinh.

Riêng các cơ sở nuôi lồng, bè, chủ cơ sở phải có quy định nghiêm ngặt về quản lý, sử dụng thức ăn đảm bảo đúng, đủ số lượng thức ăn, khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp, hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>I.6.5. Phòng trị bệnh, sử dụng thuốc và hóa chất</b></i>

- Cơ sở ni phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hiện hành để quản lý sức khỏe vật nuôi.

- Không bắt, thả thủy sản giống từ ao này sang ao khác khi đang có bệnh xảy ra.

- Trong q trình ni hạn chế tối đa việc thay nước để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh qua nguồn nước cấp.

- Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong ni trồng thủy sản phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Việc sử dụng và ngừng sử dụng các loại hóa chất, thuốc phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Cơ sở nuôi phải ghi chép và lưu giữ toàn bộ hồ sơ các lần sử dụng thuốc hoặc hóa chất cho các ao ni của mình. Hồ sơ bao gồm nội dung: ngày, tháng sử dụng; loại thuốc hoặc hóa chất đã sử dụng; lý do sử dụng, liều lượng, thời gian và hiệu quả sử dụng.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×