Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Từ vựng phương ngữ trung trong tác phẩm từ dụ thái hậu của trần thùy mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 100 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>TRONG TÁC PHẨM TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI </b></i>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>CỬ NHÂN VĂN HỌC </b>

<b>ĐÀ NẴNG - 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5 </b>

<b>4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 5 </b>

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 5 </b>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu ... 5 </b>

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 6 </b>

<b>6.1. Ý nghĩa khoa học ... 6 </b>

<b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn ... 6 </b>

<b>7. Bố cục của khóa luận ... 6 </b>

<b>NỘI DUNG ... 7 </b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ... 7 </b>

<b>1.1. Khái niệm từ vựng, từ toàn dân, từ địa phương... 7 </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm từ vựng ... 7 </b></i>

<i><b>1.1.2. Khái niệm từ toàn dân ... 8 </b></i>

<i><b>1.1.3. Khái niệm từ địa phương ... 8 </b></i>

<b>1.2. Phương ngữ và các vùng phương ngữ tiếng Việt ... 9 </b>

<i><b>1.2.1. Phương ngữ là gì? ... 9 </b></i>

<i><b>1.2.2. Vấn đề phân chia vùng phương ngữ ... 10 </b></i>

<b>1.3. Phương ngữ Trung và từ vựng phương ngữ Trung ... 11 </b>

<i><b>1.4. Trần Thùy Mai và tác phẩm Từ Dụ thái hậu ... 13 </b></i>

<i><b>1.4.1. Về tác giả Trần Thùy Mai ... 13 </b></i>

<i><b>1.4.2. Tiểu thuyết “Từ Dụ thái hậu” ... 14 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ </b>

<i><b>PHƯƠNG NGỮ TRUNG BỘ TRONG TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU .... 16 </b></i>

<i><b>2.1. Sự phong phú và đa dạng của lớp từ phương ngữ Trung trong Từ Dụ thái </b></i>

<b>2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm ... 20 </b>

<i><b>2.3.1. Những đơn vị từ địa phương có sự đối lập với từ vựng tồn dân ... 21 </b></i>

<b>2.3.1.1. Từ địa phương khác âm nhưng đồng nghĩa so với từ vựng toàn dân ... 21 </b>

<b>2.3.1.2. Từ địa phương đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ vựng toàn dân ... 22 </b>

<i><b>2.3.2. Những đơn vị từ vựng phương ngữ Trung khơng có sự đối lập với từ vựng toàn dân ... 24 </b></i>

<b>CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT VĂN HÓA CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG </b> <i><b>PHƯƠNG NGỮ TRUNG TIÊU BIỂU TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN </b></i> <b>THÙY MAI ... 28 </b>

<b>3.1. Sự phản ánh đặc trưng văn hóa qua lớp từ xưng hơ phương ngữ Trung </b> <i><b>trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu ... 28 </b></i>

<i><b>3.1.1. Từ ngữ xưng gọi chính danh ... 28 </b></i>

<i><b>3.1.2. Từ ngữ xưng gọi lâm thời ... 31 </b></i>

<b>3.1.2.1. Xưng gọi bằng danh từ thân tộc ... 31 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

<b>1. Bảng 2.1. Bảng thống kê từ loại………...23 </b>

<b>2. Bảng 3.1.1. Phân loại từ xưng gọi chính danh……….34 </b>

<b>3. Bảng 3.1.2.1. Bảng từ xưng gọi bằng danh từ thân tộc………...36 </b>

<b>4. Bảng 3.1.2.2. Các từ nghi vấn………..40 </b>

<b>5. Bảng 3.2. Từ chỉ văn hóa vật thể……….48 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

1. TĐ TV Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê (chủ biên)

2. TĐ TVĐPVH Từ điển tiếng Việt địa phương vùng Huế - Triều Nguyên 3. TĐ PNH Từ điển phương ngữ Huế - Trần Ngọc Bảo

4. TĐ TH Từ điển tiếng Huế - Bùi Minh Đức

5. ST LATNQB Sổ tay lời ăn tiếng nói Quảng Bình – Nguyễn Tú

6. TĐ NT Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh – Nguyễn Nhã Bản (chủ biên)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài </b>

<b>1.1. Hiện nay ở Việt Nam, ngôn ngữ chung được sử dụng là tiếng Việt, nhưng ở mỗi </b>

vùng lại có những biến thể nhất định, chủ yếu về ngữ âm, từ vựng, tạo nên các vùng phương ngữ hay thổ ngữ khác nhau.

<b>Phương ngữ là một trong những hiện tượng đặc biệt của ngôn ngữ tiếng Việt. </b>

<i>Theo Từ điển tiếng Việt, phương ngữ là: “Biến thể theo địa phương hoặc theo tầng lớp </i>

<i>xã hội của một ngôn ngữ” [29, tr.793]. Theo Hoàng Thị Châu, “Phương ngữ là biến thể địa phương của ngơn ngữ tồn dân được hình thành trong q trình lịch sử” [6, </i>

tr.57]. Như vậy, phương ngữ là một chuỗi các kiểu biến dạng địa phương từ ngơn ngữ tồn dân, do những tác động địa lý, xã hội mà dần hình thành. Ngơn ngữ là một trong những phương diện bộc lộ đặc điểm văn hóa vùng miền. Vì vậy nên việc tìm hiểu những đặc trưng ngôn ngữ vùng phương ngữ là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu văn hố vùng.

Trong ngơn ngữ, từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ. Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ. Việc sử dụng từ ngữ theo vùng phương ngữ xuất phát từ vấn đề phân chia khu vực địa lý của các tỉnh thành nằm ở những nơi khác nhau. Vậy nên nét văn hóa, phong tục tập quán, dân cư cũng sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Ngoài ra, yếu tố phân hóa về kinh tế, chính trị cũng ảnh hưởng tới sự hình thành từ vựng phương ngữ.

<b>1.2. Hiện nay, đối với việc nghiên cứu từ vựng các vùng phương ngữ, phần lớn các </b>

nhà nghiên cứu dành sự quan tâm khá lớn đối với vùng phương ngữ Nam Bộ, Bắc Bộ. Từ vựng phương ngữ Trung Bộ xuất hiện khá mờ nhạt trong các nghiên cứu luận văn, luận án, hay chuyên đề khoa học.

<i><b>1.3. Bộ tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai đã đạt giải sách hay </b></i>

năm 2020 và giải nhất cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 5 của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã cho độc giả góc nhìn trọn vẹn về hậu cung nhà Nguyễn qua 4 đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, mang đến cái nhìn sâu sắc và sinh động hơn về giai đoạn lịch sử những năm đầu Triều Nguyễn. Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>rằng tác phẩm Từ Dụ thái hậu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu vì </i>

những đặc sắc về yếu tố lịch sử, những nét đặc sắc về từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm lại rất ít được chú ý.

Việc tìm hiểu từ vựng phương ngữ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu ngơn ngữ và văn hố khu vực. Vì những lẽ đó, tơi chọn nghiên cứu đề

<i>tài: “Từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu” cho luận văn tốt </i>

nghiệp của mình.

<b>2. Lịch sử nghiên cứu </b>

<b>2.1. Ở Việt Nam, từ nửa sau thế kỉ thứ XX đến nay đã có khơng ít các nhà ngơn ngữ </b>

học, khoa học, văn hóa dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc nghiên cứu các vấn đề về phương ngữ. Từ đó xuất hiện nhiều ý kiến phân chia vùng phương ngữ. Trong đó, ý kiến phân chia thành ba vùng phương ngữ gồm: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ) nhận được nhiều sự đồng tình nhất.

Sau khi xây dựng được ranh giới của các vùng phương ngữ, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu và khai thác sâu hơn các vấn đề trong từng vùng phương ngữ, các vùng thổ ngữ. Cụ thể có: tác giả Võ Thị Dung và Mai Thị Huyền Nga

<i>với đề tài Đặc điểm tiếng địa phương Quảng Bình và việc phản ánh trong từ điển </i>

<i>phương ngữ Quảng Bình (Tạp chí Thơng tin Khoa học và Cơng nghệ Quảng Bình); tác </i>

<i>giả Lê Thị Lâm với luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về Đặc điểm ngữ âm và từ vựng </i>

<i>tiếng Vĩnh Thịnh – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa; hay Các đặc điểm ngữ âm của tiếng Huế </i>

được đăng tải trên tạp chí Khoa học và Cơng nghệ của tác giả Vương Hữu Lâm; tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Khoa học – Đại học Huế có bài viết

<i>Ngữ nghĩa của một số từ trong phương ngữ Quảng Trị của tác giả Hoàng Thị Tường </i>

Linh. Các nghiên cứu trên đều chỉ ra các đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và từ vựng của các tiểu vùng phương ngữ trong vùng phương ngữ Trung Bộ. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu, chuyên luận báo cáo đều dành sự ưu ái đối với phương diện ngữ âm của các thổ ngữ và vùng phương ngữ, tồn tại rất ít các cơng trình nghiên cứu hay chuyên luận bàn riêng về từ vựng của một vùng phương ngữ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2.2. Trên chặng đường hơn ba mươi năm sáng tác, nhà văn Trần Thùy Mai đã thành </b>

công ghi dấu tên mình trên văn đàn bằng nhiều những tác phẩm thơ, truyện ngắn, và gần đây nhất là tiểu thuyết lịch sử. Xác định được vị trí riêng của mình trong lịng cơng chúng u văn học. Và nhận về nhiều sự quan tâm của giới phê bình, giới nghiên cứu văn học, bạn đọc trong và ngoài nước. Đã có nhiều những bài viết, và một số cơng trình nghiên cứu khoa học về các tác phẩm của Trần Thùy Mai. Tuy nhiên, số lượng các bài viết, bài nghiên cứu còn khá khiêm tốn. Hầu hết các bài viết chỉ bộc bạch cảm xúc, những ấn tượng về một tác phẩm hay một vấn đề điển hình, và nhận xét khái quát về một tác phẩm cụ thể. Tuy vậy, cũng đã có một số luận văn, luận án, các nghiên cứu đăng tải trên các trang tạp chí, chỉ ra được dấu ấn riêng trong sáng tác của nữ nhà văn Trần Thùy Mai, đặc biệt trong việc phân tích, nhận định về nội dung và nghệ thuật, có

<i>thể kể đến một số nghiên cứu như: Cảm thức văn hóa Huế trong truyện ngắn Trần </i>

<i>Thùy Mai, in trên Tạp chí sơng Hương năm 2011: “Dẫu viết về những vùng đất khác nhau hay về vùng đất Huế, cảm thức văn hóa Huế vẫn in đậm trong những trang văn của Trần Thùy Mai, như một nét riêng, sức mạnh làm nên tên tuổi của nhà văn. Văn hóa Huế thấm sâu sự lựa chọn từng chi tiết trong tác phẩm của nhà văn, trong ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu đến quan niệm nghệ thuật về con người. Tất cả đều mang đậm nét đặc trưng của văn hóa, con người xứ Huế. Đó là những con người giàu tình nặng nghĩa, tha thiết yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước, có một đời sống nội tâm phong phú, nặng tâm linh, với một vẻ dịu dàng, kín đáo, trang đài, quý phái của cung đình và sức sống mãnh liệt. Trong những sinh hoạt, lối sống, ứng xử hàng ngày, những giá trị chuẩn mực của một thời vẫn được nâng niu, gìn giữ” [16]; luận văn Thạc sĩ của </i>

<i>Phạm Thị Thu Hương, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với đề tài Truyện </i>

<i>ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa; tại Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư </i>

<i>phạm, Đại học Huế có bài viết Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trần </i>

<i>Thùy Mai từ góc nhìn văn hố. Thạc sĩ Lê Cẩm Vân với bài viết Tìm hiểu từ ngữ chỉ hoạt động nói năng trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, ở bài viết này tác giả tập trung </i>

nghiên cứu đặc điểm và tác dụng của từ ngữ chỉ hoạt động nói năng trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai. Nhìn chung, các sáng tác của Trần Thùy Mai được giới nghiên cứu chun sâu quan tâm ở góc nhìn văn hóa, thế giới nghệ thuật hay nghệ thuật xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

dựng nhân vật là chủ yếu. Phần ngôn ngữ, từ vựng trong tác phẩm chưa nhận được nhiều sự quan tâm.

<i><b>2.3. Đối với tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của tác giả Trần Thùy Mai, đã có khá </b></i>

nhiều các trang báo viết về tác phẩm này, nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi giới thiệu tác phẩm, một số bài báo viết theo hướng phân tích tìm hiểu tác phẩm có thể kể đến như:

<i>“Từ Dụ thái hậu” – Cung cấp cái nhìn đa dạng về lịch sử (báo Lao Động), tại bài viết </i>

này chủ yếu tổng hợp các ý kiến nhận xét của các chuyên gia về giá trị của tiểu thuyết:

<i>“Từ Dụ thái hậu” là tác phẩm đa chiều, cung cấp cho cái nhìn đa dạng về lịch sử cũng như khôi phục giá trị, vai trò của người phụ nữ trong cung đình nói riêng, đời sống xã hội nói chung.”[36]. Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga với bài viết Về tiểu thuyết “Từ Dụ thái hậu” của Trần Thùy Mai đăng tải tại trang thông tin của hội Nhà văn Việt </i>

Nam, với nội dung phân tích, bình xét làm rõ về phong cách sáng tác trung thành với lịch sử, cùng những khuyết thiếu trong sáng tác khiến tác phẩm chưa đạt đỉnh của Trần

<i>Thùy Mai. Ở bài viết “Từ Dụ thái hậu”: Ngẫm về thân phận phụ nữ xưa và nay, tác </i>

giả Hồ Khánh Vân tập trung khai thác góc nhìn về giới, câu chuyện nữ giới nhìn từ

<i><b>xưa tới nay. Hay tại trang Văn nghệ Huế với bài viết “Từ Dụ thái Hậu” – Thêm một </b></i>

<i>“cánh cửa” soi vào hậu cung Triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Khắc Phê, đã chỉ ra </i>

<i>nhiều nét đặc sắc trong Từ Dụ thái hậu, với sự khôn ngoan của tác giả khi lựa chọn </i>

nhân vật chính khơi nguồn nội dung cho tác phẩm, cùng giọng điệu văn chương mềm mại, đầy “nữ tính”, và bài học giáo dục – đạo đức trong xã hội.

Không chỉ dừng lại ở các bài báo, bài viết trên các trang thông tin điện tử, bộ tiểu thuyết lịch sử của Trần Thùy Mai nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, cụ thể một số bài viết trên các tạp chí như: tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử với

<i>bài viết "Từ Dụ thái hậu": Lịch sử được viết lại bằng tư tưởng của nhà văn của tác giả Hoài Phương, hay bài báo nghiên cứu Bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai của </i>

Ngơ Kim Hải tại tạp chí khoa học trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Tác giả Hoài Phương dành sự quan tâm đặc biệt cho sự thực lịch sử và hư cấu lịch sử trong tác phẩm; tác giả Ngô Kim Hải lại quan tâm nhiều hơn tới những sự kiện lịch sử và con người quá khứ trong sự phức tạp, nhiều chiều, những bài học quá khứ cho hiện tại và tương lai: công lí trong cuộc sống, tham vọng quyền lực, thuật trị nước, việc trọng dụng nhân tài của những bậc tiền nhân. Trong luận văn Thạc sĩ, tác giả Lê Đình Chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>đã chọn tác phẩm này để nghiên cứu với đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu </i>

<i>của Trần Thùy Mai; tác giả đã chỉ ra các sắc diện cuộc sống, chân dung con người và </i>

một số thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm; trong phần thủ pháp nghệ thuật, tác giả có nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm, nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích lớp ngơn ngữ đời thường hiện đại giàu cảm xúc và việc thuần Việt hóa các lớp từ cổ trang, không đề cập tới vấn đề từ vựng phương ngữ.

Tựu chung, hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu kể trên chỉ tập trung khai thác tính lịch sử, khía cạnh giáo dục, những bài học thời đại và phương diện con người, nghệ thuật trong tiểu thuyết. Yếu tố ngôn ngữ, từ vựng phương ngữ trong tác phẩm nhìn chung ít được quan tâm và chú ý.

<b>3. Mục đích nghiên cứu </b>

Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích từ vựng phương ngữ Trung

<i><b>trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai </b></i>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

<i>Từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu </i>

của Trần Thùy Mai

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b> Đề tài tập trung nghiên cứu từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm tiểu </b></i>

<i>thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai từ bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và </i>

<i><b>giá trị biểu đạt. </b></i>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>- Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học: để thu thập và phân loại tư liệu phương </b></i>

ngữ trong tác phẩm.

<i><b>- Phương pháp miêu tả: gồm thủ pháp so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng </b></i>

hợp, phân tích thành tố trực tiếp, phân tích ngữ cảnh.

Khi so sánh các đặc điểm của từ địa phương Trung Bộ với từ toàn dân và các phương ngữ khác, tơi dùng thủ pháp phân tích từ vựng, trong đó thủ pháp phân tích thành tố nghĩa thường xuyên được dùng khi khảo sát những nhóm từ cụ thể. Sau khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phân tích tơi tổng hợp lại những đặc điểm chính của từ vựng phương ngữ Trung. Thủ pháp thống kê và phân loại được sử dụng khi đặt ngôn từ địa phương Trung Bộ vào những quan hệ nhiều chiều.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học </b>

<i>Nghiên cứu, phân tích từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm Từ Dụ thái </i>

<i>hậu sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lí luận của phương ngữ học nói riêng, ngơn </i>

ngữ học nói chung. Phân tích, tổng hợp hệ thống một số từ vựng vùng phương ngữ Trung.

<b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn </b>

<i>Qua nghiên cứu ngôn ngữ trong bộ tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu, luận văn </i>

nhằm khẳng định giá trị to lớn với sự thành công vang dội từ bộ tiểu thuyết đầu tay và tài năng sáng tạo của tác giả Trần Thùy Mai. Từ việc tìm hiểu một số đặc điểm từ vựng phương ngữ Trung, khẳng định đóng góp của tác giả đối với văn hóa và ngơn ngữ Việt Nam, khẳng định vai trò to lớn trong việc thể hiện đặc trưng văn hoá - xã hội

<b>của phương ngữ Trung Bộ. 7. Bố cục của khóa luận </b>

<b>Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bài viết gồm </b>

có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề liên quan

Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ phương ngữ Trung Bộ

<i>trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu </i>

Chương 3: Giá trị biểu đạt văn hóa của các lớp từ vựng phương ngữ Trung tiêu

<i>biểu trong Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>NỘI DUNG CHƯƠNG 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Khái niệm từ vựng, từ toàn dân, từ địa phương </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm từ vựng </b></i>

<i>Theo Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt và Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt: tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là từ vựng của </i>

Trong quá trình vận dụng ngôn ngữ, các từ luôn được tái hiện với tư cách là những đơn vị có sẵn, mỗi từ luôn luôn được gặp trong những trường hợp riêng biệt khác nhau và trong những trường hợp tái hiện khác nhau của nó.

Từ vựng khơng phải là một tập hợp đơn giản, hỗn độn. Nó là một tổ chức, một tổ chức cực kì lớn, rất phức tạp nhưng có quy tắc. Đơn vị cơ bản của từ vựng là từ. Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của mỗi ngơn ngữ cịn tồn tại rất nhiều các cụm từ cố định, thường được gọi là các thành ngữ, quán ngữ. Từ và cụm từ cố định được gọi là những đơn vị định danh cơ bản của ngôn ngữ, thực hiện chức năng gọi tên các sự vật, hiện tượng v.v… của thực tế.

Trong kết cấu ngôn ngữ, từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên các sự vật, hiện tượng của thực tế; còn ngữ âm thuộc vào ngoại biên về chất liệu vì nó trực tiếp lĩnh hội bởi giác quan (tai) của con người. Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngơn ngữ của lồi người bao giờ cũng được gọi là ngơn ngữ của từ. Chính tổng thể của các từ là vật liệu xây dựng nên tổng thể một ngôn ngữ hoàn chỉnh.

Từ vựng của ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ có thể chia ra từ vựng tồn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>1.1.2. Khái niệm từ toàn dân </b></i>

Từ vựng toàn dân là những từ tồn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn chung cho tất cả những người nói ngơn ngữ đó, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất của mỗi ngơn ngữ. Có thể nói, từ vựng tồn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngơn ngữ, khơng có nó ngơn ngữ khơng thể có được, và do đó cũng khơng thể có sự trao đổi, giao tiếp giữa mọi người.

Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu hiện những sự vật, hiện tượng, những khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống, chẳng hạn, những từ chỉ hiện tượng thiên nhiên: mưa, nắng, núi, sơng, bão, gió,... những từ chỉ bộ phận cơ thể con người: đầu, mắt, mũi, chân, tay,... những từ chỉ các sự vật, hiện tượng gắn liền với đời sống: cày, cuốc, kim, chỉ, nhà, cửa, ruộng,... những từ chỉ tính chất của sự vật: đỏ, đen, dài, ngắn, tốt, xấu,... những từ chỉ những hoạt động thơng thường: đi, đứng, nói, cười, chạy,...

Về mặt nguồn gốc, từ vựng toàn dân có thể đa dạng. Từ vựng toàn dân của tiếng Việt, có từ bắt nguồn từ tiếng Mường: bố < pổ, vai < bai, vú < pú,... có từ gốc Môn – Khơmer: sông (Ba - na: krôn), bắn độm (Khơmer: pắn), lớp (Khơmer: láp), ... có từ bắt nguồn từ tiếng Hán: gan, gác, gần, ... ngay cả những từ mới vay mượn về sau như sơ mi, ơ tơ, hợp tác xã,... cũng mau chóng được sử dụng rộng rãi, trở thành vốn từ toàn dân. Từ vựng tồn dân là bộ phận nịng cốt của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần thiết nhất để diễn đạt tư tưởng trong mỗi ngơn ngữ. Từ vựng tồn dân đồng thời cũng là cơ sở để cấu tạo các từ mới, làm giàu cho vốn từ vựng của ngơn ngữ nói chung .

<i><b>1.1.3. Khái niệm từ địa phương </b></i>

Từ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nhìn chung, từ địa phương là bộ phận từ ngữ nói hàng ngày của dân cư trong một vùng địa lý nào đó của dân tộc chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật.

Có thể thấy một số kiểu từ địa phương như sau:

Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng tồn dân: Đó là những từ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nào đó chứ khơng phổ biến đối với tồn dân, do đó khơng có từ song song trong ngơn ngữ văn học tồn dân. Các nhà ngơn ngữ gọi loại này là từ địa phương dân tộc học.

Ví dụ: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, chao, tàu ki,... là các từ địa phương dân tộc học biểu thị những sản vật chỉ có ở miền Nam Việt Nam.

Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng tồn dân. Kiểu từ địa phương này có thể chia ra hai loại nhỏ căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng:

Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa: những từ này về ngữ âm giống với từ tương ứng trong ngôn ngữ văn học tồn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: ở Nam Bộ, nón có nghĩa là “ cái mũ”, chén có nghĩa là “ cái bát ”, dù có nghĩa là “cái ơ”, ở Trung Bộ, hịm có nghĩa là “cái quan tài”.

Từ địa phương có sự đối lập về mặt ngữ âm: ví dụ các từ ngữ: cái vịm, cái cá ràng, con cò,... ở Nam Bộ (tương ứng với cái liễn, cái bếp kiền, con tem trong ngơn ngữ tồn dân) và các từ mô, rào, chộ, ngái,...ở Trung Bộ (tương ứng với các từ đâu, sơng, thấy, xa,… trong ngơn ngữ tồn dân).

<b>1.2. Phương ngữ và các vùng phương ngữ tiếng Việt </b>

<i><b>1.2.1. Phương ngữ là gì? </b></i>

Trong các cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ học và phương ngữ, các nhà

<i>nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về phương ngữ. Trong Từ điển giải thích thuật </i>

<i>ngữ Ngơn ngữ học, phương ngữ được xem là: “Biến thể của một ngôn ngữ được sử </i>

dụng với tư cách là phương diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội hay về nghề nghiệp; còn gọi là tiếng địa phương.” [38, tr.231].

Tác giả Hoàng Thị Châu quan niệm: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác” [6, tr.29].

<i>Phương ngữ (dialect) trong 777 Khái niệm ngôn ngữ học, được tác giả Nguyễn </i>

Thiện Giáp định nghĩa là: “Biến thể địa lí của một ngôn ngữ. Cùng một ngôn ngữ, nhưng ở những địa phương khác nhau, nó được nói với những hình thức khác nhau.

<i>Những hình thức khác nhau ấy được gọi là phương ngữ” [11, tr.356-357] </i>

Các tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn đã khẳng định: “Phương ngữ là hình thức ngơn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ. Là một hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho tồn dân tộc), các phương ngữ (có người còn gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là ở vốn từ vựng” [28, tr.275].

Tóm lại, có thể hiểu phương ngữ là tiếng địa phương, là tiếng nói được sử dụng trong phạm vi một vùng lãnh thổ nhất định. Thuật ngữ “phương ngữ” được dùng trong khoa học; thuật ngữ “tiếng địa phương” là cách nói dễ hiểu, dân dã. Về căn bản thì phương ngữ là một biến thể (hay có thể xem là một nhánh) của ngơn ngữ tồn dân, có sự khác biệt so với ngơn ngữ tồn dân về vốn từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm đặc trưng. Nghiên cứu phương ngữ của một vùng địa lý, khám phá những đặc trưng về ngôn ngữ, từ vựng địa phương là cơ hội để con người nhìn nhận về những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của địa phương hay vùng địa lý đó.

Phương ngữ được chia thành phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội:

Phương ngữ địa lý hay vùng phương ngữ, là biến thể ngôn ngữ ở một khu vực địa lý nhất định, thuộc bộ phận của một chỉnh thể ngôn ngữ.

Phương ngữ lãnh thổ tồn tại sự khác biệt về cơ cấu âm thanh, ngữ pháp, trong cấu tạo từ, và trong hệ thống từ vựng. Sự khác biệt so với ngơn ngữ khơng q lớn nên hầu hết tồn dân vẫn có thể hiểu được những biến thể phát âm này. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra trường hợp người địa phương này nói, người địa phương khác không hiểu được.

Phương ngữ địa lý khơng được sử dụng phổ biến trong báo chí, truyền thông, khoa học. Phương ngữ xã hội là biến thể ngơn ngữ theo nhóm xã hội hay nhóm nghề nghiệp nhất định. Sự khác biệt giữa nhóm ngơn ngữ xã hội và ngơn ngữ tồn dân chủ yếu ở vốn từ vựng, không tồn tại quá nhiều sự khác biệt như phương ngữ địa lý.

<i><b>1.2.2. Vấn đề phân chia vùng phương ngữ </b></i>

Có nhiều ý kiến chia tiếng Việt thành các vùng phương ngữ, trong đó có ý kiến của Hồng Phê phân chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ chủ yếu là tiếng miền Bắc và tiếng miền Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Các tác giả Võ Xuân Trang, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Tài Cẩn có cùng quan điểm phân chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ. Đại diện cho nhóm quan điểm chia làm ba vùng phương ngữ có Hồng Thị Châu, với cách phân chia như sau:

- Phương ngữ Bắc (giọng Bắc): từ Bắc Bộ đến hết Thanh Hóa;

- Phương ngữ Trung (giọng Trung): từ Nghệ An đến hết Thừa Thiên Huế; - Phương ngữ Nam (giọng Nam): từ Đà Nẵng vào Nam.

Tác giả Huỳnh Cơng Tín lại chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ: - Phương ngữ Bắc Bộ;

- Phương ngữ Bắc Trung Bộ; - Phương ngữ Nam Trung Bộ; - Phương ngữ Nam Bộ.

Từ những ý kiến khác nhau về vấn đề phân chia vùng phương ngữ trên, tôi lựa chọn theo ý kiến phân chia thành ba vùng phương ngữ gồm:

- Phương ngữ Bắc (Bắc Bộ);

- Phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ);

- Phương ngữ Nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ).

Theo nghiên cứu, tôi nhận thấy ý kiến phân chia thành ba vùng phương ngữ là ý kiến nhận được nhiều sự đồng tình, thống nhất trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay.

Như vậy, đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung làm rõ từ vựng phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ): các tỉnh khu vực từ Thanh Hóa tới đèo Hải Vân (Thừa Thiên Huế)

<b>1.3. Phương ngữ Trung và từ vựng phương ngữ Trung </b>

<i>Theo Lê Thị Lâm trong luận văn Thạc sĩ Đặc điểm ngữ âm và từ vựng tiếng </i>

<i>Vĩnh Thịnh – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa thì: “So với hai vùng phương ngữ ở hai đầu đất </i>

nước, phương ngữ Trung là vùng phương ngữ “nặng” và khó nghe nhất. Đặc điểm này bị chi phối trước hết là ở thanh điệu. Thanh điệu trong phương ngữ Trung mất đi 1 thanh so với chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt. Tuỳ những địa phương khác nhau mà thanh điệu này hay thanh điệu kia được giữ lại. Không chỉ khác về số lượng mà chất lượng các thanh điệu trong vùng phương ngữ này cũng khác với phương ngữ Bắc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Phương ngữ Trung có đủ 23 phụ âm đầu. Có các phụ âm uốn lưỡi s, r, tr. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vùng phương ngữ này nghe nặng. Nhưng nhờ cách phát âm chuẩn các phụ âm này nên ít gây hiểu nhầm trong giao tiếp và viết chính tả cũng ít nhầm hơn.

Hệ thống phụ âm cuối: Đôi phụ âm [-, k] có thể kết hợp được các với các nguyên âm dòng trước, giữa, sau. Gần đây trong các từ chính trị xã hội vẫn có các cặp âm cuối [-, -c] và [-, k].

Vùng phương ngữ Trung có diện tích nhỏ nhất, gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chia thành 3 vùng phương ngữ nhỏ hơn như sau: phương ngữ Thanh Hoá; phương ngữ Nghệ Tĩnh (gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh); phương ngữ Bình Trị Thiên (gồm ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Đặc điểm phân vùng phương ngữ Trung vô cùng nhỏ lẻ, ngôn ngữ giữa các vùng thổ ngữ có sự khác biệt rõ rệt. Ngồi ra, phương ngữ Trung cịn mang tính phức tạp khi mà xuất hiện sự khác nhau về giọng điệu, ngôn ngữ,… trong mỗi huyện, mỗi xã, mỗi làng…

“Sự khác nhau về từ vựng giữa các phương ngữ có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tiếp xúc, vay mượn. Những từ khác nhau hoàn toàn do xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ.” [19, tr.25]

Một trong những biểu hiện dễ phân biệt phân biệt phương ngữ giữa các vùng miền nhất, đó chính là bình diện từ vựng và ngữ nghĩa. Giữa các phương ngữ có sự khác nhau về từ vựng. Vì vậy, dựa trên bản thân sự phát triển lịch sử ngữ âm của tiếng Việt, mọi từ vựng thuộc danh từ, động từ, tính từ,… trong lĩnh vực đời sống và những nguồn gốc khác, để nhận diện phương ngữ.

Hiện nay, trong phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ) còn tồn tại khá nhiều từ được xem là cổ, hoặc có yếu tố cổ. Vốn từ vựng của phương ngữ Bắc Trung Bộ không những thân thuộc trong sinh hoạt khẩu ngữ mà cũng đã đi vào nhiều ca dao, dân ca thấm đượm đặc trưng của con người nơi đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>1.4. Trần Thùy Mai và tác phẩm Từ Dụ thái hậu 1.4.1. Về tác giả Trần Thùy Mai </b></i>

Nhà văn Trần Thùy Mai sinh năm 1954, tại Hội An, Quảng Nam; quê quán tại làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà (nay là phường Hương Long, Thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế. Cô được các bạn trẻ yêu thích văn chương biết đến khi đang học tại trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Trần Thùy Mai được giữ lại trường làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học dân gian. Sau đó vào năm 1987, cơ quyết định chuyển sang làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Thuận Hóa. Từ đây, Trần Thùy Mai đã chọn bước đi trên con đường sáng tác.

Tính tới thời điểm hiện tại, Trần Thùy Mai đã sánh duyên cùng nghiệp viết trong suốt hơn ba mươi năm, là cây bút văn xuôi đương đại Việt Nam được yêu thích với rất nhiều tác phẩm truyện ngắn đặc sắc, dần xác định được chỗ đứng riêng của mình trong lịng cơng chúng yêu văn học, có thể kể đến một số truyện ngắn nổi tiếng như: Gió thiên đường, Thương nhớ Hoàng Lan, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy giếng,…

Nhìn lại những dấu ấn trên chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai, nhận thấy rằng: tác giả luôn làm mới và đa dạng các tác phẩm truyện ngắn, mang âm hưởng của đất trời xứ Huế, cô quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là thế hệ trẻ và nhìn họ bằng sự yêu thương và hy vọng. Trước đây, Trần Thùy Mai dành sự quan tâm đặc biệt cho truyện ngắn, nhưng thời gian gần đây, cô dần để tâm nhiều hơn với những đề tài lịch sử, con người lịch sử, đặc biệt là những nhân vật nữ trong giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn và Kinh thành Huế. Sau bảy năm im ắng, vắng bóng trên thi đàn, Trần

<i>Thùy Mai trở lại, trong 3 năm cho ra mắt 2 bộ tiểu thuyết về triều Nguyễn, đó là: Từ </i>

<i>Dụ thái hậu và Cơng chúa Đồng Xuân. </i>

Biến cố Thất thủ Kinh đô xảy ra vào năm 1885, tục cúng vào Hai mươi ba tháng Năm hàng năm, là một phần lý do, động lực để nhà văn dành nhiều tâm huyết

<i>viết nhiều về lịch sử nhà Nguyễn. Hai bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu và Công chúa </i>

<i>Đồng Xn có thể xem là bộ truyện sử hồn chỉnh về nhà Nguyễn. Tác giả Trần Thùy </i>

Mai viết về lịch sử triều Nguyễn vì muốn hiểu hơn về một chặng đường đau khổ của người Việt, hiểu vì sao người Huế đã khơng thể qn biến cố năm ấy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Về lí lẽ sống, và sự hình dung về cuộc đời qua đơi mắt thi sĩ, tác giả từng chia sẻ: “Cứ mỗi lần trèo qua một con dốc thì lập tức xuất hiện trước mắt mình một con dốc khác cao hơn. Thế là lại đi và đi mãi như thế trong gió ngược... Nhiều khi mỏi mà không muốn dừng bởi hai bên đường nhiều hoa thơm cỏ lạ quá. Cứ muốn hái và ôm

<i>đầy tay...” [24]. Trải qua hành trình sáng tác, thử sức mình với đa dạng thể loại: thơ, </i>

truyện ngắn, tiểu thuyết, và để lại nhiều dấu ấn trên con đường sáng tác, nhưng cô vẫn ln giữ cho mình cái nhìn về cuộc đời, về hành trình sáng tác như trước đây. “…Cịn những con dốc, vẫn ln có trong đường đời, và đường sáng tác. Ví dụ như, tơi nghĩ mình đã tạm trèo qua được dốc truyện ngắn và dốc tiểu thuyết. Có một con dốc tơi đã định vượt qua nhưng rồi thất bại và thối lui, đó là dốc Thơ…” [24]

Về quan điểm trong sáng tác, Trần Thùy Mai cho rằng “đã sáng tạo thì càng ít nói về giới hạn càng tốt” [35]. Trong sáng tác tiểu thuyết, tác giả cho rằng việc viết về những khía cạnh rất con người của một nhân vật lịch sử chính là đưa nhân vật về lại với chính họ, mà khơng phải là phá vỡ hình tượng như nhiều người nghĩ, bởi những chuyện rất người, rất đời là những chuyện hiển nhiên trong đời sống con người.

Đối với cô, điều quan trọng nhất của một người viết là phải ln ln duy trì cảm hứng trong cuộc sống của mình. Thiên chức của người nghệ sĩ là làm thật tốt công việc của mình với tất cả lương tâm. Hiện nay, trong thời đại mà con người luôn phải đấu tranh tích cực cho việc đọc sách, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà văn là phải viết ra sách mới và cố gắng làm sao cho người ta thích đọc.[8]

<i><b>1.4.2. Tiểu thuyết “Từ Dụ thái hậu” </b></i>

Sau một khoảng thời gian say mê với truyện ngắn, nhà văn Trần Thùy Mai làm

<i>mới văn chương của mình bằng bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu. Đánh dấu một chặng </i>

đường mới trên con đường sự nghiệp văn chương, thử thách thể loại mới của nhà văn.

<i>Tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu dày hơn 800 trang, với hai tập: quyển Thượng và </i>

<i>quyển Hạ, gồm 69 chương, người đọc như được sống lại trong không gian văn hóa </i>

triều Nguyễn.

Sau khi xuất bản, tác phẩm đã liên tục đoạt các giải cao trong các cuộc thi lớn: giải nhất cuộc thi Tiểu thuyết lần V của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng Sách hay năm 2020 (hạng mục Sách Văn học).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Bộ sách lấy bối cảnh hậu cung để làm nền cho câu chuyện về cuộc đời bà Phạm Thị Hằng, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ. Thời gian tác phẩm trải dài 30 năm, qua ba triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, từ lúc Phạm Thị Hằng 13 tuổi theo cha ở phương Nam về kinh đô, trải qua bao thăng trầm rồi trở thành người đứng đầu hậu cung.

<i>Theo Phương Anh, tại bài viết “Ra mắt tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” </i>

<i>của nhà văn Trần Thùy Mai”, ngoài trục trung tâm xoay quanh nhân vật Phạm Thị </i>

Hằng, tiểu thuyết mở rộng biên độ với các nhân vật tương ứng mối quan hệ quân thần, huynh đệ, với những âm mưu thủ đoạn mang tính chính trị đương thời. Qua những sóng gió nơi cung đình vẽ lên cuộc xung đột mất còn giữa tham vọng quyền lực và những giá trị nhân văn. Những yêu ghét, hận thù, toan tính, thủ đoạn cùng tồn tại trong bối cảnh hậu cung được hóa giải bằng tình u, lịng từ bi. Đó cũng là câu chuyện về khúc khải hoàn dành cho tình u, sự chính trực, lòng can đảm, bản lĩnh sống và những phẩm giá của con người.

Ngay ở lời tựa đầu tác phẩm, tác giả đã tỏ bày cách sáng tác của mình trong bộ tiểu thuyết lịch sử đầu tay: “Có lẽ có bao nhiêu người viết tiểu thuyết lịch sử thì có bấy nhiêu quan niệm và cách viết. Phần tơi, tơi chọn dung hịa cả hai cách trên: một phần dựa vào sử sách, một phần lấy cảm hứng từ những giai thoại truyền tụng ở kinh thành Huế” [21, tr.6]

Điểm đặc sắc của bộ tiểu thuyết trường thiên này không chỉ thể hiện ở việc khéo léo khai thác lịch sử, mà đây còn là một tác phẩm được viết bởi văn phong tinh tế và thuần Việt. Tác giả đã vô cùng thận trọng khi dùng phương ngữ, ngôn ngữ đối thoại phù hợp với quê hương của từng nhân vật, đồng thời cũng phản ánh quá trình dời chuyển sinh sống, phản ánh tính cách và xu hướng của mỗi nhân vật

Có thể thấy, tuy lần đầu thử sức với thể loại tiểu thuyết, nhưng nhà văn Trần Thùy Mai đã thành cơng ghi dấu tên mình với thể loại, nhận về nhiều giải thưởng, lời khen ngợi và sự quan tâm của đông đảo công chúng, bạn đọc, và giới văn nghệ sĩ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>CHƯƠNG 2 </b></i>

<b>ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ </b>

<i><b>PHƯƠNG NGỮ TRUNG BỘ TRONG TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU </b></i>

Những đặc trưng về bản sắc văn hóa hay đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ được thể hiện rõ nét qua vốn từ. Thơng qua kho từ vựng chúng ta có thể khu biệt tiếng nói của khu vực này với khu vực khác. Ngồi ra, ngơn ngữ cịn là nơi thể hiện tâm tư, tình cảm, tư duy nhận thức của con người. “Trong các vùng phương ngữ Việt, vùng phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên có một vị trí đặc biệt: đây là vùng hiện còn giữ rất nhiều nét cổ.” [25]. Tuy tồn tại nhiều nét khu biệt so với ngôn ngữ toàn dân, nhưng bản chất vẫn là tiếng Việt, là một nhánh nhỏ của ngơn ngữ tồn dân, nên phương ngữ Trung vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với ngơn ngữ tồn dân.

Từ vựng phương ngữ Trung tương đối đa dạng. Cũng giống như các hệ thống từ vựng khác, từ vựng tại các tỉnh Trung Bộ có thể chia làm 2 loại: từ địa phương khơng có sự đối lập với từ vựng tồn dân, và từ địa phương có sự đối lập với từ vựng tồn dân.

Việc tìm hiểu các trường ngữ nghĩa từ vựng là cần thiết để hiểu thêm về từ trong mối quan hệ với định danh. Và cũng nhờ vậy ta hiểu thêm về lối sống của những con người sống ở địa phương đó. Thêm lần nữa khẳng định những giá trị về bản sắc văn hoá địa phương.

<i><b>2.1. Sự phong phú và đa dạng của lớp từ phương ngữ Trung trong Từ Dụ thái hậu </b></i>

<i>Trên cơ sở tư liệu khảo sát trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu, tôi thu được 234 </i>

đơn vị từ vựng phương ngữ Trung, thuộc các từ loại khác nhau. Điều này cho thấy từ vựng phương ngữ Trung xuất hiện khá phong phú và đa dạng trong tác phẩm. Số lượng và tỉ lệ các kiểu loại từ ngữ này được thể hiện qua bảng dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Hiện nay, do quá trình giao lưu văn hóa, tiếp xúc ngơn ngữ giữa các vùng miền ngày càng diễn ra mạnh mẽ nên các từ ngữ địa phương Trung nói riêng và các từ ngữ địa phương nói chung đang dần bị thay thế bởi từ ngữ toàn dân tương ứng. Nhưng điều đấy khơng có nghĩa là từ ngữ địa phương đang biến mất, mà bên cạnh lớp từ toàn dân thì vẫn có sự tồn tại song song của từ địa phương.

<i>Vốn từ ngữ phương ngữ Trung trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu khá đa dạng. Có </i>

những từ được tạo ra nhờ biến âm với ngôn ngữ tồn dân, có những từ lại sử dụng hình thức của từ tồn dân nhưng có biến đổi nghĩa. Có một số từ có thể là từ cổ được lưu giữ lại. Xét về quan hệ với ngơn ngữ tồn dân, từ vựng phương ngữ Trung khơng chỉ biến đổi về ngữ âm mà cịn có sự biến đổi ý nghĩa, tức có lớp từ cùng âm với từ toàn dân nhưng đã bị biến đổi ngữ nghĩa.

<i>Tóm lại, từ vựng phương ngữ Trung trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần </i>

Thùy Mai mang những nét khác biệt nhất định so với hệ thống từ vựng trong ngơn ngữ tồn dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>2.2. Đặc điểm từ loại phương ngữ Trung Bộ trong Từ Dụ thái hậu 2.2.1. Danh từ </b></i>

Trong số 234 từ vựng phương ngữ Trung khảo sát được trong tác phẩm, thì có 72 danh từ, chiếm tỉ lệ 30,8%. Chứng tỏ trong bộ tiểu thuyết lịch sử này, ngoài khai thác các sự kiện lịch sử, Trần Thùy Mai cịn khai thác cả những nét văn hóa, phong tục tập quán, những sản vật,… của địa phương.

Để gọi tên các sản vật địa phương, có các từ: Chè bột lọc thịt quay, canh cá kình, tơm chua, tơm chấy…;

Danh từ chỉ dụng cụ, đồ dùng vật dụng: cái rá, đãy gấm, chén, hia, áo xống, đèn dầu, giỏ, lẫm, be…;

Danh từ chỉ quan hệ gia đình: cha, mạ,…; Danh từ chỉ nơi chốn: phá (phá Tam Giang),…

Bên cạnh những từ địa phương có sự khác biệt về từ vựng, những từ địa phương Trung Bộ thuộc từ loại danh từ trong tác phẩm còn thể hiện sự phong phú về sự biến đổi ngữ âm so với từ vựng toàn dân, như:

Nhìn chung, sự khác biệt của từ địa phương Trung Bộ ở từ loại danh từ trong tác phẩm so với từ toàn dân đã cho thấy sự phong phú từ loại, cũng như sự đa dạng về biến thể ngữ âm hiện diện trong vùng phương ngữ này.

<i><b>2.2.2. Động từ </b></i>

Từ loại động từ chiếm số lượng cao nhất trong tổng số từ địa phương khảo sát

<i>được từ tác phẩm Từ Dụ thái hậu. Trong tổng số 234 đơn vị từ vựng phương ngữ </i>

Trung trong tác phẩm thì động từ chiếm tỉ lệ 34,2% với 80 từ.

Giống như từ loại danh từ, từ loại động từ thuộc phương ngữ Trung trong tác phẩm cũng có sự biến đổi ngữ âm so với từ vựng toàn dân, có thể kể đến một số từ như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>+ Dồi mài – Dùi mài + Đòi – Gọi </i>

Hệ thống động từ là phương ngữ Trung trong tác phẩm phần lớn thuộc nhóm từ

<i>phức (từ ghép và từ láy), ví dụ: dịm ngó, làm rộn, nghe lóm, lầm bầm, lâm râm, lật </i>

<i>đật, lè nhè, lễ mễ, lui cui, xăm xăm, xớ rớ. </i>

Là loại từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người, lại chiếm tỉ lệ lớn nhất so với các loại từ khác cùng xuất hiện trong tác phẩm. Phần nào thể hiện đặc trưng cuộc sống của cư dân; trong tiến trình lịch sử nhà Nguyễn các vua, quan, đại thần, cùng người dân đã liên tục, không ngừng nghỉ làm việc. Vậy nên từ ngữ địa phương thuộc loại động từ cũng được người dân tri nhận theo cách khác so với từ toàn dân. Việc từ loại động từ được sử dụng nhiều trong tác phẩm cũng nêu bật được góc nhìn, khía cạnh quan sát, chú ý của tác giả đối với phương diện hoạt động trong cuộc sống của con người.

<i><b>2.2.3. Tính từ </b></i>

Từ loại tính từ phương ngữ Trung trong tác phẩm chiếm tỉ lệ thấp, với 47 từ chiếm 20,1%. Tính từ thuộc phương ngữ Trung trong tác phẩm biểu hiện những tính chất đặc điểm của con người, sự vật,... có tên gọi khác với từ toàn dân. Từ địa phương thuộc loại từ này thường tập trung vào trường từ vựng về trạng thái tâm lí, tính cách, biểu hiện của con người, và sự vật hiện tượng. Ví dụ:

<i>+ Chỉ trạng thái, tâm lý: ậm ừ (do dự, không khuyết định), cám cảnh (thương cảnh ngộ), chết điếng (đau khổ), chưng hửng (bất ngờ, ngạc nhiên), đã nư (hồn tồn được như ý muốn), xi xị (quá mệt mỏi),… </i>

<i>+ Chỉ biểu hiện, tính cách của con người: nói tưng tửng (nói nửa đùa nửa thật), </i>

<i>khúm núm (dáng đi co rụt người), cao lêu đêu (cao quá cỡ so với mức độ chung), lì </i>

(khơng nghe lời, chịu đựng)…

<i>+ Chỉ trạng thái của sự vật hiện tượng: mưa lâm thâm (mưa nhẹ kéo dài), lún </i>

<i>phún (thưa thớt),… </i>

<i>Bên cạnh đó, có nhiều từ có sự biến đổi ngữ âm so với từ toàn dân như: xục xạo (sục sạo), tréo (trái), thủng thỉnh (đủng đỉnh),… </i>

Lớp từ địa phương thuộc loại từ này xuất hiện không nhiều và đa dạng như các từ loại khác, điều này cũng phản ánh khơng có sự khác biệt nhiều trong cách tư duy

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

của người dân Trung Bộ về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng,... so với cư dân các vùng miền khác trên cả nước.

Ngoài các từ loại danh từ, động từ, tính từ như đã nêu trên, nhà văn còn sử dụng

<i>nhiều những từ loại khác như: trợ từ: hí. (Ví dụ: “Sướng hí” [21, tr.49]); thán từ: Úi </i>

<i>chà (Ví dụ: “Úi chà, có bầu phiền phức thế này sao?” [10, tr.501]); phụ từ: E (ví dụ: </i>

<i>“làm chào xáo e kinh động đến hồng thượng…” [22, tr.155]); Cảm từ: À, dạ,… (ví </i>

dụ: “À, té ra trí nhớ của nàng vẫn cịn tốt!” [22, tr.293]),….

<i>Tựu chung, từ vựng phương ngữ Trung Bộ trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu chủ </i>

yếu thuộc từ loại danh từ và động từ. Điều này phản ánh sự phong phú về sản vật địa phương cũng như sự phong phú về cách tri nhận của cư dân Trung Bộ thông qua cách định danh các sự vật, hiện tượng, hành vi, hoạt động trong đời sống. Ngồi ra, cịn có sự khác biệt với từ toàn dân do sự biến đổi thanh điệu so với từ toàn dân.

<b>2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm </b>

Nghĩa của từ ngữ là một hiện tượng phức tạp trong nghiên cứu phương ngữ. Tùy vào các tình huống khác nhau để nghĩa của từ có cách biểu hiện khác nhau, và trong từng địa phương nghĩa của một từ giống nhau về ngữ âm cũng không phải là như nhau. Từ địa phương không chỉ có mối quan hệ với phương ngữ mà cịn chịu tác động của hệ thống vốn từ toàn dân, nên sự biến đổi nghĩa tất yếu không phải là song hành. Từ địa phương nằm trong những quan hệ chằng chéo nhiều chiều nên chúng mang nét nghĩa phức tạp và khó hiểu. Để phân tích và làm rõ hơn các đặc điểm của từ vựng

<i>phương ngữ Trung trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu của nhà văn Trần Thùy Mai, tôi </i>

chia từ vựng phương ngữ Trung trong tác phẩm thành hai nhóm: nhóm từ địa phương khơng có sự đối lập với từ vựng tồn dân và nhóm từ địa phương có sự đối lập với từ vựng tồn dân (làm rõ phân tích ở hai bình diện: từ địa phương đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ vựng toàn dân và từ địa phương khác âm nhưng đồng nghĩa so với từ vựng toàn dân).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>2.3.1. Những đơn vị từ địa phương có sự đối lập với từ vựng tồn dân </b></i>

Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân trên hai bình diện: thứ nhất là sự biến đổi ngữ âm và thứ hai là biến đổi ngữ nghĩa.

<b>2.3.1.1. Từ địa phương khác âm nhưng đồng nghĩa so với từ vựng toàn dân </b>

Trong kiểu loại này, chúng ta có thể phân tích trên hai bình diện nhỏ: Lớp từ biến âm cùng nghĩa và lớp từ ngữ khác âm cùng nghĩa.

a. Về lớp từ biến âm cùng nghĩa

Từ biến âm là các từ được dùng ở một vùng địa lí có cách phát âm na ná tiếng tồn dân, và có sự khác biệt nhất định ở một bộ phận của âm tiết so với từ toàn dân, mà khi sử dụng người bản ngữ vẫn nhận ra, và hiểu được. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng lớp từ trong phạm vi này thường biến đổi ở:

- Phần vần. Ví dụ:

<i>+ Thớ – thá/ thứ </i>

Các từ đa tiết được tạo ra theo con đường biến đổi ngữ âm khơng nhiều, có thể

<i>kể đến một số từ láy, mà ở cả hai yếu tố đều biến âm như: xục xạo – sục sạo, thủng </i>

<i>thỉnh – đủng đỉnh </i>

<i>Một số từ ghép biến âm ở một yếu tố, ví dụ: chỉ chỏ - chỉ trỏ, dồi mài – dùi mài </i>

b. Về lớp từ khác âm cùng nghĩa

Những đơn vị từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân, ngoài các từ biến âm cịn có các từ khác âm nhưng đồng nghĩa. Tức, các từ vựng phương ngữ khơng có mối quan hệ tương ứng ngữ âm với từ ngữ tồn dân nhưng lại có sự tương đồng về nghĩa với từ tồn dân. Có nhiều lý do hình thành nên lớp từ này, nó có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

được tạo ra bằng các phương thức cấu tạo từ khác nhau trong tiếng Việt, có thể được tách ra từ một yếu tố trong từ ghép toàn dân mà yếu tố đó khơng được dùng độc lập trong ngơn ngữ tồn dân. Ở lớp từ này một từ tồn dân có thể có sự tương đồng về nghĩa với nhiều từ địa phương, và ngược lại. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, trong

<i>tác phẩm Từ Dụ thái hậu có một số từ địa phương Trung Bộ thuộc lớp từ này, chẳng </i>

hạn:

<i>+ Nhằm – Đúng/ trúng + Vén – Thu dọn </i>

Có thể các từ khác âm nhưng cùng nghĩa với từ toàn dân cịn lại hiện nay đều có nguồn gốc từ các từ Việt cổ, được tạo ra do phương ngữ lưu giữ nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Trước đây những từ trên có thể là từ được dùng trong ngơn ngữ tồn dân nhưng theo thời gian, hoặc do quá trình lịch sử thay đổi, biến động đã ảnh hưởng tới văn hóa và ngôn ngữ địa phương, bị thay thế bởi từ khác đồng nghĩa, từ đó trở thành từ ngữ đặc trưng của một khu vực. Qua một thời gian dài, hay các giai đoạn lịch sử, từ ngữ đó trở nên lạ và khó hiểu đối với người dân các vùng khác. Tuy nhiên, việc truy tìm một từ địa phương là từ ngữ cổ hay không, không phải là nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này và cũng rất khó tìm được lí do thuyết phục chỉ từ phái ngôn ngữ học.

2.3.1.2. Từ địa phương đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ vựng toàn dân

Các từ vựng thuộc phạm vi này thường khác nhau về mặt nghĩa biểu niệm, vì thế nếu khơng tiếp cận từ ngữ cảnh cụ thể có thể sẽ gây ra việc hiểu nhầm nghĩa của từ đồng âm đó. Từ đồng âm khác nghĩa thường dựa vào nguồn gốc để lý giải. Xét trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

mối quan hệ giữa ngơn ngữ tồn dân với phương ngữ thì những từ đồng âm mà không cùng nguồn gốc là do tính ngẫu nhiên, chẳng hạn như:

<i>+ Từ “ngộ” trong tác phẩm được sử dụng với nghĩa chỉ việc đã hiểu ra điều gì. Cụ thể trong ngữ cảnh: “Qua việc dạy bắn cho Miên Tông, anh cũng ngộ ra nhiều điều </i>

<i>lắm. Nhờ vậy mà lòng anh cũng nhẹ đi rất nhiều!” [21, tr.295]. Như vậy, ngộ trong </i>

<i>ngữ cảnh này phù hợp với chú thích ngộ trong Từ điển tiếng địa phương vùng Huế của </i>

Triều Nguyên: “hiểu ra, nhận thức vấn đề một cách thấu đáo, sáng lẽ” [26, tr.319]. Tuy

<i><b>nhiên trong ngơn ngữ tồn dân cũng tồn tại từ ngộ với ba nét nghĩa: “ngộ<small>1</small> t. (kng.). </b></i>

<i>Hơi khác lạ, hơi buồn cười và gây được sự chú ý, thường là làm cho thấy hay hay, có </i>

<i><b>cảm tình. Ví dụ: Cơ bé có cái mũi hếch trơng rất ngộ; ngộ<small>2</small> t. (ph.). Dại, điên (thường </b></i>

<i><b>nói về chó). Ví dụ: Chó ngộ; ngộ<small>3</small> k. (kng.) Từ biểu thị việc vừa nói là nhằm phịng </b></i>

<i>trước điều khơng hay sắp nêu ra. Ví dụ: Đem theo ít thuốc, ngộ có lúc phải dùng đến.” </i>

[29, tr.665]

<i>+ Trong đoạn hội thoại sau: “Bỗng trên một ghe nhỏ, lũ gia nhân đang chèo tới, </i>

<i>cất tiếng kêu: </i>

<i>- Công tử! Công tử! </i>

<i>Nguyễn Văn Ninh bực bội: </i>

<i>- Ta đi ngao du giải khuây, sao bây còn dám theo làm rộn, cút về ngay!” [22, </i>

tr.324].

<i>Vậy, từ “bây” được dùng làm ngôi thứ hai số nhiều, chỉ lũ gia nhân. Theo Từ </i>

<i>điển tiếng địa phương Nghệ - Tĩnh, từ bây đồng nghĩa với từ bay, được chú giải như </i>

<i><b>sau: “Bây đ. X. Bay.” [2, tr.33]; “Bay đ. Chúng mày” [2, tr.29]. Dựa theo Từ điển </b></i>

<i><b>tiếng Việt của Hoàng Phê, từ toàn dân sử dụng “bây” với 2 nét nghĩa như sau: “bây<small>1</small></b> đ. </i>

<i><b>(ph.). Làm dây bẩn ra; bây<small>2</small> t. (id.; kết hợp hạn chế). (Làm việc gì) biết là sai trái, là </b></i>

<i>bậy, mà vẫn làm một cách trâng tráo” [29, tr.50] </i>

Ở lớp từ đồng âm khác nghĩa này, giữa phương ngữ và ngơn ngữ tồn dân ta dễ nhận thấy những nét tương đồng và thấy rõ nét khác biệt. Chính điều này đã làm cho ngơn ngữ tiếng Việt phong phú và đa dạng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>2.3.2. Những đơn vị từ vựng phương ngữ Trung khơng có sự đối lập với từ vựng tồn dân </b></i>

Từ địa phương khơng có sự đối lập với từ vựng tồn dân là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống riêng biệt chỉ có ở một địa phương nào đó chứ khơng phổ biến đối với tồn dân, do đó khơng có từ song song trong ngơn ngữ tồn dân.

Khơng giống như lớp từ biến âm có thể hiểu thơng qua cách phát âm na ná hay lớp từ cùng nghĩa khác âm hoặc khác âm cùng nghĩa có thể giải thích bằng một từ tồn dân tương đồng. Từ địa phương khơng có sự đối lập với từ vựng toàn dân, hay các từ vừa khác âm vừa khác nghĩa sẽ làm cho người ở những địa phương khác khó hiểu khi tiếp xúc, và cũng rất khó để giải thích vì hầu như khơng có từ toàn dân nào tương ứng nghĩa với các từ trong lớp từ này. Đây là lớp từ đặc sắc nhất làm nên những nét riêng mang đậm bản sắc vùng miền, và cũng là lớp từ mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng phương ngữ, bởi nó phản ánh các sự vật, hiện tượng, phong tục tập quán chỉ có ở riêng tại vùng phương ngữ này.

Cũng như các vùng phương ngữ khác, từ vựng phương ngữ Trung Bộ ở lớp từ vừa khác âm vừa khác nghĩa này cũng mang những dấu ấn văn hóa đặc sắc của khu vực.

<i>Bởi nội dung trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ Thái hậu của Trần Thùy </i>

Mai viết về những câu chuyện trong cung điện nhà Nguyễn. Nên các từ ngữ, nét văn hóa được đưa vào tác phẩm chủ yếu thuộc thổ ngữ Huế. Vì thế nên, sau khi thực hiện khảo sát từ vựng phương ngữ Trung Bộ trong tác phẩm, tôi thu được các từ vựng khơng có sự đối lập với từ vựng toàn dân đa số là những từ thể hiện nét văn hóa Huế - tiểu vùng thuộc phương ngữ Trung Bộ. Số từ vựng không có sự đối lập với từ vựng toàn dân sử dụng trong toàn bộ vùng phương ngữ Trung Bộ khá ít.

Vùng đất cố đơ Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình, các món ăn được chế biến cầu kì, nguyên liệu dân dã nhưng có thể chế biến thành những món ăn vơ cùng hấp dẫn. Ẩm thực còn thể hiện tư duy, sự sáng tạo trong ẩm thực của cư dân nơi cố đơ, với

<i>những món ăn độc đáo, có thể kể đến như: chè bột lọc thịt quay – món chè có sự kết </i>

hợp của vị ngọt và mặn của thịt, có thể làm người ta sợ khơng dám thử khi nghe tới,

<i>nhưng đây là món ăn mà trước đây chỉ phục vụ trong cung đình; bánh măng – tương tự </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

như chè bột lọc thịt quay, măng tươi thường chỉ dùng chế biến món mặn, nhưng ở kinh

<i>đơ Huế bấy giờ, măng tươi được dùng rim với đường để làm nhân bánh ngọt; tôm </i>

<i>chua, bánh ít lá gai, bánh phu thê, bánh bèo, canh cá kình, canh cá bống thệ,… </i>

Ở Trung Bộ cịn tồn tại hình thức lễ hội – sinh hoạt văn hóa đặc trưng của địa

<i>phương, chẳng hạn: lễ Tế Giao, lễ hợp cẩn, tết Đoan Ngọ </i>

<i>Theo chú giải trong Từ điển tiếng địa phương vùng Huế, “lễ Tế Giao” tức lễ tế </i>

Trời, do vua cử hành, mỗi năm một lần (từ đời vua Thành Thái về sau, ba năm tổ chức một lần), vào khoảng trung tuần tháng hai, tại đàn Nam Giao, nhằm cầu quốc thái dân

<i>an. [26, tr.250]. Trong Từ Dụ thái hậu có đoạn miêu tả chi tiết về lễ Tế Giao như sau: </i>

<i>“Trước lễ tế ba ngày, hoàng đế Minh Mạng đã tới ở Trai cung, ăn chay nằm đất để chuẩn bị lên đàn tế. </i>

<i>Đàn tế trời gồm ba tầng: Thiên, địa, nhân. Trai cung được xây dựng trên mặt bằng của nhân đàn, là một tòa cung điện nhỏ, bên trong bài trí đơn giản nhưng rất uy nghiêm. (…) Để bảo đảm an toàn cho lễ tế, nên vào dịp này tất cả dân chúng đều bị cấm tuyệt không được lai vãng, không chăn thả gia súc gần đó, khơng đánh nhạc, thổi cịi, ai trái lệnh đều phải tội chém. </i>

<i>Các hoàng tử tháp tùng cũng được lệnh phải ở yên trong nhà Quan Cư, mọi sinh hoạt phải theo sự sắp xến của quan thiếu bảo và các thái giám phụ trách, không được tự tiện” [22, tr.156-157] </i>

<i>“Triều đình đi tế Trời, qua đến đâu người phải núp mặt đến đó, trong vịng nửa dặm quanh đàn, kẻ nào không phận sự đều không được lai vãng (…) Theo lệ thì trong ngày hơm nay tại tế đàn chỉ có ba loại huyết phải đổ ra mà thơi, đó là máu tam sinh: Trâu, dê, lợn. Con số ba mang ý nghĩa tổng thể tốt đẹp, nay nếu để tội nhân lưu huyết ở ngay tế đàn, phá vỡ con số ba hồn hảo đó, ắt là điềm không tốt!” [22, tr.160-161 </i>

Như những chi tiết Trần Thùy Mai miêu tả trong tác phẩm, đã thể hiện rằng lễ Tế Giao hay còn gọi là lễ tế Nam Giao là một trong những lễ hội có quy mô lớn nhất trong số các lễ hội của cung đình triều Nguyễn, với nhiều những quy định, sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hồ này là nét văn hóa có từ thời nhà Nguyễn, nay trở thành nét văn hóa độc đáo đặc trưng của vùng đất kinh thành Huế. Ngày nay, đàn Nam Giao trở thành di tích quan trọng trong quần thể di tích cố đơ Huế, được công nhận là di sản văn hóa Thế

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

giới. Lễ Tế Giao đã được thành phố Huế nghiên cứu, phục dựng kể từ Festival Huế 2004, cho tới nay nét văn hóa độc đáo này vẫn được lưu giữ và tổ chức.

Như vậy, những từ khác âm khác nghĩa trong tiếng Cảnh Dương tương đối đa dạng. Khảo sát cho thấy, đây là lớp từ không chỉ phản ánh cuộc sống đa dạng mà còn là cuộc sống đầy bản sắc văn hóa vùng địa phương Cảnh Dương. Lớp từ này tuy làm người nghe, người tiếp nhận khó hiểu được nhưng là lớp từ khẳng định sự phong phú đa dạng, khẳng định những nét đặc trưng trong văn hóa, có thể cịn phản ánh cả q trình lịch sử hình thành phát triển đặc biệt của làng. Góp phần làm phong phú và đa dạng hơn tiếng Việt.

Khơng chỉ có lễ hội cung đình, ở Huế cịn lưu truyền tục lệ trong cưới hỏi, để tình cảm đơi lứa, vợ chồng gắn bó keo sơn, người dân vùng Huế tổ chức lễ hợp cẩn trong đêm hợp cẩn. Lễ hợp cẩn hay còn gọi là Lễ cúng tơ hồng. Trong tác phẩm, sau khi Phạm Đăng Hưng tổ chức lễ nghênh hơn, đón Hạnh Thảo về làm Kế phu nhân.

<i>Vào “Đêm hợp cẩn của cha và mẹ kế, Hằng tự tay làm mâm thức ăn dâng lễ tơ hồng. </i>

<i>Theo tục ở Phú Xuân, trong mâm hợp cẩn của đôi vợ chồng không thể thiếu dĩa gừng, chén muối” [21, tr.302]. Theo Từ điển tiếng Huế: Lễ hợp cẩn là Lễ cúng tơ hồng của </i>

hai vợ chồng mới cưới trong phịng riêng để lạy Ơng Tơ Bà Nguyệt với dĩa muối và ít lát gừng, rồi mời nhau ăn gừng chấm muối để nhớ mãi, không bỏ nhau sau này, rồi cô

<i>dâu chú rể chung chén uống rượu và cùng ăn một mâm. Câu ca dao tay bưng chén </i>

<i>muối dĩa gừng, gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau mà người dân Việt vẫn hay </i>

truyền tai nhau có thể xuất phát từ Lễ hợp cẩn này.

Ngồi ra, cịn có Tết Đoan Ngọ, cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Trung Bộ. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là “Tết mồng 5, Tết tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, lễ vật cúng tổ tiên thường có hai món chính là thịt vịt và

<i>chè kê” [26, tr.411-412]. “Theo lệ ngày mùng năm tháng năm, thị nữ dâng các món ăn </i>

<i>quý làm từ thịt vịt và hạt kê, ngồi ra cịn có các món bánh Huế làm từ tôm chấy thơm ngon.” [22, tr.38]. Tuy Tết Đoan Ngọ không được tác giả ưu ái nhắc đến nhiều trong </i>

tác phẩm, nhưng chỉ qua một đoạn giới thiệu ngắn như trên, cũng đã đủ để người đọc hiểu về tục lệ này. Cho tới ngày nay, Tết Đoan Ngọ vẫn phổ biến, và được xem là một trong những ngày lễ tết lớn trong năm của người dân Trung Bộ. Cư dân nơi đây còn gọi ngày Tết mồng 5 này là Tết diệt sâu bọ. Ngày này người dân có tục lệ thú vị, đó là

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

đúng giờ Ngọ ngày mồng năm tháng năm, đặt một chậu nước ra sân, dưới ánh nắng và dùng nước trong chậu rửa mặt để mắt sáng, da đẹp. Bất kì các loại cây dại được cắt hái, phơi nắng trong ngày này đều có thể nấu nước uống, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể.

Tựu chung, khảo sát cho thấy những từ khác âm khác nghĩa thuộc phương ngữ Trung Bộ trong tác phẩm tuy không đa dạng phong phú như các loại từ khác, nhưng đây là lớp từ không chỉ phản ánh cuộc sống đa dạng mà còn là cuộc sống đầy bản sắc văn hóa vùng Trung Bộ. Lớp từ này tuy làm ngươi nghe, người tiếp nhận khó hiểu được nhưng là lớp từ khẳng định sự phong phú đa dạng, khẳng định những nét đặc trưng trong văn hóa, có thể cịn phản ánh cả q trình lịch sử hình thành phát triển đặc biệt của vùng địa lý Trung Bộ, góp phần làm phong phú và đa dạng hơn tiếng Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>CHƯƠNG 3 </b></i>

<b>GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT VĂN HÓA </b>

<b>CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG PHƯƠNG NGỮ TRUNG TIÊU BIỂU </b>

<i><b>TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI </b></i>

<b>3.1. Sự phản ánh đặc trưng văn hóa qua lớp từ xưng hô phương ngữ Trung </b>

<i><b>trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu </b></i>

Xưng hơ (hay cịn gọi là xưng gọi) là thuật ngữ dùng để chỉ việc tự gọi tên mình (xưng) và gọi tên người khác (hơ). Trong bất kì cuộc giao tiếp nào cũng không thể thiếu được việc sử dụng từ xưng hô. Ngay cả trong trường hợp vắng mặt (zero) từ xưng hô, cũng có thể coi là một sự khơng hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định.

Ở cộng đồng xã hội nào cũng sẽ tồn tại sự giao tiếp, tất yếu có giao tiếp sẽ có từ xưng gọi. Trong tiếng Việt, xưng hô rất được coi trọng trong các mối quan hệ giao tiếp, vì vậy nên việc xác định từ xưng hô phù hợp là rất quan trọng. Nếu xưng hô khơng chính xác sẽ gây trở ngại, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc giao tiếp. Các tư tưởng lễ giáo phong kiến đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người, thể hiện rõ nhất trong việc lựa chọn từ xưng hô. Trong giao tiếp của người Việt việc chọn lựa từ xưng hô làm sao để thỏa mãn mục đích giao tiếp, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách xưng hô cũng mang ý nghĩa, nội hàm sâu sắc. Trong mọi quan hệ xã hội, những người nhập cuộc phải gắng tự định vị người khác, và sử dụng những yếu tố như họ hàng, vị trí xã hội và tuổi tác để chọn lựa đại từ xưng hơ thích hợp

Dựa vào hệ thống chức năng, có thể chia từ ngữ xưng gọi trong tiếng Việt thành 2 loại: từ ngữ xưng gọi lâm thời và từ ngữ xưng gọi chính danh

<i><b>3.1.1. Từ ngữ xưng gọi chính danh </b></i>

Từ xưng gọi chính danh bao gồm trong nó các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất,

<i>đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Qua khảo sát tác phẩm Từ </i>

<i>Dụ thái hậu, tơi nhận thấy rằng tác giả có sử dụng tất cả các đại từ nhân xưng kể trên, </i>

và bên cạnh các từ xưng gọi thực thụ toàn dân, cũng xuất hiện một số từ ngữ xưng gọi của các tỉnh thuộc phương ngữ Trung, thể hiện ở bảng sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b><small>Bảng 3.1.1. Phân loại từ xưng gọi chính danh </small></b>

<b>Phân loại Từ xưng hơ Ngữ nghĩa </b>

<b>(Giải thích nghĩa, tương đương hoặc không tương </b>

<b>đương với từ phổ thông) </b> xưng khi nói với người khác, thường với tư cách

“Ta đi ngao du giải khuây, sao bây còn bám theo làm rộn.”

[QH, tr.313]

<b>Chúng con </b> Từ các con dùng để xưng với cha mẹ hoặc tự xưng người ở ngôi thứ ba với hàm ý coi thường hoặc thân mật

[TĐ TV, tr.411]

“hoàng tử mà xuất đầu lộ diện là hắn cúp đuôi chạy một lèo như con chó nhát

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

khơng coi trọng hoặc thân mật

- (kng.). Từ dùng để chỉ người, vật hay sự việc vừa nêu ngay trước đó, có tính chất như nhắc lại để nhấn mạnh, hoặc đệm thêm vào cho lời nói có sắc thái tự

“Phu nhân chi nữa mà phu nhân, chừ là con mụ giặc cái” [QH, tr.94]

<i>Các từ xưng gọi: tau, tui, bây là những từ xưng gọi đặc trưng của các tỉnh </i>

Quảng Bình, Nghệ Tĩnh thuộc vùng phương ngữ Trung Bộ.

Qua bảng khảo sát trên, nhận thấy sắc thái biểu cảm của nhóm đại từ nhân xưng

<i>chính danh (ở cả ba ngơi), thường là suồng sã, không lịch sự. Ngay trong Từ điển tiếng </i>

<i>Việt cũng giải thích nghĩa của từ “Nó”: Từ dùng để chỉ người hay chỉ vật ở ngôi thứ ba, khi chỉ người thì hàm ý khơng coi trọng hoặc thân mật. Hay từ “hắn” được giải </i>

<i>thích với nghĩa là: Từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba với hàm ý coi thường hoặc thân </i>

<i>mật, đều thể hiện hàm ý không coi trọng. </i>

Mỗi mối quan hệ sẽ có cách xưng hơ khác nhau, và thông qua cách xưng hơ chúng ta có thể nhận diện được mức độ tình cảm hay tình trạng của mối quan hệ đó. Trong tiếng Việt, các đại từ nhân xưng chính danh ở cả ba ngôi được sử dụng trong phạm vi hẹp, chỉ dùng trong quan hệ ngang bằng về tuổi tác, địa vị xã hội, hoặc chỉ dùng xưng hô giữa những nhóm người có địa vị thấp kém. Vì vậy, các đại từ nhân xưng chính danh thường dùng khi biểu thị ngữ khí suồng sã, khinh bỉ, tức giận, cũng có khi dùng để xưng hô thân mật trong mối quan hệ bạn bè.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>3.1.2. Từ ngữ xưng gọi lâm thời </b></i>

Từ ngữ xưng gọi lâm thời cũng bao gồm nhiều tiểu loại: danh từ thân tộc, các từ chỉ định, chức danh nghề nghiệp, tên riêng người,…

Các từ xưng gọi lâm thời đã góp phần tăng thêm số lượng cũng như chất lượng của hệ thống từ ngữ xưng gọi. Phần nào giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt thông tin của đối tượng giao tiếp. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chỉ khảo sát các danh từ thân

<i>tộc và các từ chỉ định trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu. </i>

3.1.2.1. Xưng gọi bằng danh từ thân tộc

Trước hết, đối với từ xưng gọi thân tộc theo đúng nghĩa (có quan hệ huyết thống), từ ngữ xưng gọi ở phạm vi này thể hiện mối quan hệ gắn bó, phản ánh thứ bậc, mối quan hệ trong gia đình, loại từ này xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm, thể hiện

<b>tương đương hoặc không tương đương với </b>

2. Cha 67 (d.) Người đàn ơng có con, trong quan hệ với con [TĐ TV, tr.125]

“Xưa nay cha chỉ biết sách vở lễ nghĩa…” [QT, tr.230]

3. Con 90 - Người hoặc động vật thuộc thế hệ sau, trong

- “Hồi trước má con thường kêu cha gàn

</div>

×