Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 10 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA LUẬT QUỐC TẾ</b>
Hà Nội, 31 tháng 12 năm 2021
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC</b>
LỜI MỞ ĐẦU………. 1
NỘI DUNG………. 2
<b>I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH </b>
2.1. Chủ thể của nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và các trường hợp thực hiện quyền này……… 3
2.1.1. Cá nhân, tổ chức và cơ quan u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình……….. 4
2.1.2. Cá nhân, tổ chức và cơ quan yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác……… 4
2.1.3. Tổ chức, cơ quan yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của Nhà nước……….. 4
2.2. Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự………. 5
<b>III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN BẢO </b>
<b>IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊU CẦU TỊA ÁN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP………... 7</b>
KẾT LUẬN………. 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 8
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI MỞ ĐẦU </b>
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như các cơ quan xét xử đó chính là bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân. Trong những năm gần đây, việc đảm bảo quyền lợi cho người dân thông qua nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đang được đẩy mạnh và đảm bảo thực thi. Tuy nhiên trong thực tế, nguyên tắc này vẫn còn tồn tại một số những bất cập cần phải cải thiện. Do đó, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá các quy định
<i>của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về nguyên tắc Quyền yêu cầu Tòa án bảo</i>
<i>vệ quyền và lợi ích hợp pháp, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện</i>
nguyên tắc” cho bài tiểu luận kết thúc học phần Tố tụng Dân sự của mình.
<small>1</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>NỘI DUNG</b>
<b>I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊUCẦU TÒA ÁN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP1.1. Khái niệm</b>
<i>- “Nguyên tắc”: Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp</i>
<i>lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự vàđược ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự . <small>1</small></i>
- “Quyền”: Là những gì mà một chủ thể được hưởng theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật. Những quyền này được quy định cụ thể trong Hiến pháp của nước Việt Nam.
- “Lợi ích hợp pháp”: Là những gì có ích, có lợi với một chủ thể về cả vật chất lẫn tinh thần và được Nhà nước thừa nhận.
<i>Như vậy có thể hiểu nguyên tắc quyền yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi</i>
<i>ích hợp pháp là những tư tưởng pháp lí, qui định của pháp luật Việt Nam nhằm bảo</i>
đảm các quyền và lợi ích đã được Nhà nước công nhận của các chủ thể khỏi bị xâm phạm. Các chủ thể này được phép yêu cầu Tòa án thực thi nghĩa vụ bảo vệ.
<b>1.2 Cơ sở của nguyên tắc</b>
Giống như các nguyên tắc khác trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nguyên tắc <i>quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp</i> được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, ngun tắc này cịn xuất phát từ một thực tiễn đó chính là các vụ việc dân sự liên quan tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển phức tạp như hiện nay.
<b>1.3. Nội dung</b>
Nội dung của nguyên tắc nhằm xác định các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được phép yêu cầu tòa án bảo vệ, bên cạnh đó cũng đề cập tới những nhiệm vụ mà tịa án phải làm trong q trình hỗ trợ bảo vệ các chủ thể này. Đặc biệt, đối với nguyên tắc này, tịa án khơng được phép từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có điều luật để áp dụng. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
<small>1 Giáo trình luật tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i>1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụán dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịấn bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.</i>
<i>2. Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điềuluật để áp dụng.</i>
<i>Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm viđiều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinhvà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để ápdụng.</i>
<i>Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theocác nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.</i>
<b>1.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc</b>
<i>Điều kiện đầu tiên nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ</i>
<i>quyền và lợi ích hợp pháp được thực hiện một cách hiệu quả đó chính là xây dựng</i>
một hệ thống pháp luật chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó, các chủ thể khi u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình cũng cần có một nhận thức đúng đắn và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Cuối cùng, về phía Tịa án cần tiến hành q trình tố tụng một cách nghiêm chỉnh.
<b>1.5. Ý nghĩa</b>
Nguyên tắc <i>quyền yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp</i> là một trong những nguyên tắc đặc trưng của luật tố tụng dân sự. Nguyên tắc này được coi như là một công cụ nhằm bảo đảm các quyền lợi của các chủ thể được thực thi, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham gia tố tụng một cách hiệu quả. Nguyên tắc này cũng góp phần đảm bảo các Tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự.
<b>II. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀNVÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP</b>
<b>2.1. Chủ thể của nguyên tắc quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp và các trường hợp thực hiện quyền này</b>
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, chủ thể của nguyên tắc này bao gồm 3 nhóm đối tượng: Cá nhân, tổ chức và cơ quan được quy
<small>3</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">định tại bộ luật này. Các chủ thể này có thể yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, cho người khác và đối với cả lợi ích của Nhà nước khi cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
<b>2.1.1. Cá nhân, tổ chức và cơ quan yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình</b>
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của một cá nhân, tổ chức, cơ quan được quy định theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bị xâm phạm, họ có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Điều kiện để một cá nhân được phép khởi kiện là phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự được quy định tại điều 69 của Bộ luật này. Những cơ quan, tổ chức được phép yêu cầu Tòa án khởi kiện bao
<i>gồm: Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị</i>
<i>xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp . </i><small>2</small>
<b>2.1.2. Cá nhân, tổ chức và cơ quan yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người khác</b>
Trong trường hợp cá nhân chưa thành niên (trừ trường hợp từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng), mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì người đại diện theo pháp luật của họ có quyền khởi kiện thay. Ví dụ: Người thân thích có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền của, mẹ đối với con chưa thành niên;…
Một số cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác đối với một số trường hợp cụ thể. Ví dụ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền khởi kiện, yêu cầu về hủy việc kết hôn trái pháp luật; Cơ quan lao động, thương binh và xã hội có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Điều 26 Luật Nuôi con nuôi;…
<b>2.1.3. Tổ chức, cơ quan yêu cầu Tịa án bảo vệ lợi ích của Nhà nước</b>
Pháp luật hiện hành cho phép các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự khởi kiện nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Điều kiện để các cơ quan, tổ chức này được khởi kiện đó là phải được Nhà nước trao quyền quản lý trong một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các quy định cho phép các cá nhân khởi kiện nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước hay lợi ích cộng
<i>đồng. Có lẽ xuất phát từ sự phức tạp trong những vụ án liên quan đến lợi ích Nhà</i>
<i>nước, lợi ích cơng cộng và những khó khăn, hạn chế trong hoạt động chứng minh</i>
<small>2 Khoản 2 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i>của cá nhân đi kiện cho lợi ích chung nên pháp luật chỉ ghi nhận quyền khởi kiệncủa cơ quan, tổ chức trong trường hợp này. <small>3</small></i>
<b>2.2. Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự </b>
Trong xã hội đang ngày càng phát triển và đổi mới, các mối quan hệ dân sự cũng do vậy mà vận động thay đổi phong phú hơn. Do vậy pháp luật thành văn không thể dự trù hết được tất cả các trường hợp có thể xảy ra đối với các mối quan hệ dân sự. Từ thực tế này, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã bổ sung thêm một quy tắc quan trọng đối với Tòa án liên quan đến nguyên tắc quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đó chính là việc Tịa án vẫn có trách nhiệm giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có luật áp dụng. Trong trường hợp này, Tịa án có thể linh động áp dụng các án lệ, tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật và thậm chí là cả lẽ công bằng để tiến hành giải quyết các vụ việc.
<b>III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄNTHỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊU CẦU TỊA ÁN BẢO VỆ QUYỀN</b>
<b>VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP</b>
<b>3.1. Đánh giá quy định hiện hành về nguyên tắc yêu cầu tịa án bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp</b>
Về mặt tích cực, những quy định ở Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã có sự tiến bộ hơn so với những Bộ luật trước đó khi có thêm điều khoản u cầu tịa án khơng được phép từ chối xử lí vụ án khi chưa có luật áp dụng. Sự thay đổi này đã góp phần giúp cho quyền lợi của người dân được bảo vệ một cách hiệu quả hơn, hạn chế được tình trạng đơn khởi kiện bị trả lại.
Tuy nhiên, những quy định về vấn đề này ở Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 vẫn còn tồn tại một số những bất cập. Trước hết, trình tự giải quyết những vụ việc dân sự chưa có luật áp dụng được quy định chưa thật sự rõ ràng và cụ thể. Điều 44 của Bộ luật này quy định rằng: “Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này ”. Tuy nhiên, tính chất của vụ việc chưa có luật áp dụng rõ ràng sẽ<small>.</small> phức tạp hơn những vụ việc đã có luật áp dụng, vậy nên việc xử lí theo Điều 44 này là chưa phù hợp.
<small>3 Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh, </small><i><small>Nguyên tắc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự</small></i><small>, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 13 </small>
<small>5</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Bên cạnh đó, quy định về chủ thể có quyền khởi kiện ở Bộ luật này có sự mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự 2015. Chủ thể được phép thực hiện quyền yêu cầu bảo vệ, khởi kiện đòi công bằng căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 là cá
<i>nhân và các cơ quan, tổ chức (Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị </i>
<i>-xã hội, tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức -xã hội, tổ chức -xã hội - nghềnghiệp). Bộ luật không quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức này có bắt buộc phải</i>
có tư cách pháp nhân hay không. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự 2015 yêu cầu các tổ
<i>chức tham gia vào các mối quan hệ dân sự phải có tư cách pháp nhân, nếu hộ gia</i>
<i>đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dânsự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cáchpháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyềncho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự... Trường hợpthành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhântham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đạidiện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện .<small>4</small></i>
Nếu căn cứ theo quy định tại luật nội dung, trường hợp chủ thể khơng có năng lực chủ thể độc lập khi tham gia vào quan hệ dân sự sẽ đồng nghĩa với việc không thể trở thành chủ thể độc lập thay mặt tổ chức trong mối quan hệ tố tụng dân sự.
<b>3.2. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp </b>
Nguyên tắc quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một trong những nguyên tắc quan trọng của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và đã được bảo đảm thực thi một cách hiệu quả. Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao, các Tòa án đã thụ lý 1.894.472 vụ việc dân sự trong tồn nhiệm kì 2016-2020, và những vụ việc đã được giải quyết, xét xử chiểm 97,3%. Tính riêng năm 2020, các vụ việc dân sự (vụ việc hôn nhân và gia đình, vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản doanh nghiệp, vụ việc lao động) được thụ lý là 471.581, trong đó đã xét xử được 419.793 vụ việc. Tỉ lệ các bản án và quyết định bị hủy là 0,64%, bị sửa là 1,2%. Nhìn chung, các vụ việc dân sự đã được giải quyết theo đúng pháp luật, kịp thời bảo về quyền và lợi ích cho đương sự.
<b>IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN CÁC QUY ĐỊNH LIÊNQUAN TỚI NGUYÊN TẮC QUYỀN YÊU CẦU TỊA ÁN BẢO VỆ QUYỀN</b>
<b>VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP </b>
<small>4 Điều 101 Bộ luật Dân sự 2015</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Từ những bất cập và thực tiễn áp dụng của quy định hiện hành về nguyên tắc quyền yêu cầu tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, em xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị mang tính chất xây dựng, cải thiện đối với nguyên tắc này.
Thứ nhất, quy định về chủ thể khởi kiện ở khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cần có sự đồng nhất với Bộ luật Dân sự 2015. Các cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện, yêu cầu và được xác định là đương sự cần phải có tư cách pháp nhân. Đối với các cơ quan, tổ chức khơng có tư cách pháp nhân thì Tịa án cần đưa ra hướng dẫn khởi kiện và cách xác định tư cách đương sự riêng cho những chủ thể này.
Thứ hai, cần có một quy định cụ thể về việc giải quyết các vụ việc dân sự chưa có luật áp dụng. Đồng thời, trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết những vụ việc này cũng cần được giải thích một cách rõ ràng.
<b>KẾT LUẬN </b>
Có thể thấy, nguyên tắc quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích khơng chỉ có ý nghĩa đối với đương sự mà còn đối với các cơ quan xét xử cũng như Nhà nước. Nguyên tắc này được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã có điểm tiến bộ hơn so với trước đó song vẫn cịn tồn tại một số bất cập nhất định, cần được cải thiện.
<small>7</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt</b>
1. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
2. Chủ biên T.S Nguyễn Cơng Bình (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Nxb. Cơng an nhân dân, Trường đại học Luật Hà Nội
<i>3. Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hồng Anh, Ngun tắc u cầu Tịa án bảo vệ </i>
<i>quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 13 </i>
<i>4. Tòa án Nhân dân Tối cao, Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 </i>
<i>và nhiệm kỳ 2016-2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án</i>
</div>