Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đảng bộ huyện mường tè, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (2010 2022)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 111 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC </b>

<b>NGUYỄN VĂN NGHỊ </b>

<b>ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hằng Nga </b>

<b>Thái Nguyên, năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do lựa chọn đề tài ... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu... 7

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ... 8

6. Những đóng góp của luận văn ... 8

7. Kết cấu của luận văn ... 9

Chương 1ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO10 PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ... 10

1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Tè tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp ... 13

1.1.3. Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Mường Tè trước năm 2010 ... 17

1.1.4. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế nông

1.3.3. Chỉ đạo phát triển lâm nghiệp ... 29

1.3.4. Chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất nông sản ... 29

1.3.5. Chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ... 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Chương 2ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO33 ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2015 ĐẾN

2.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Tè ... 41

2.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Mường Tè về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp (2015 - 2022) ... 43

2.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mường Tè (2015 - 2022) ... 50

2.3.1. Chỉ đạo hoàn thiện hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ... 50

2.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN MƯỜNG TÈ </b>

<i><small>(Nguồn: Trang Thơng tin điện tử UBND huyện Mường Tè)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài </b>

Vấn đề nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn ln chiếm vị trí quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang tiến hành đô thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, hơn 70 dân số sống ở nông thơn, gắn bó với nơng nghiệp nên nơng nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề hệ trọng của quốc gia.

Là một nước có sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, nông nghiệp và nông thơn đã góp phần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển quốc gia. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã nhấn mạnh: Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân đã được ổn định hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ cơng nghiệp,… đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trên chặng đường tiến tới mục tiêu quan trọng này, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một nhiệm vụ cần đặc biệt chú ý. Bởi lẽ, công nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hịa chung với cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu trong những năm gần đây đã ra sức phấn đấu phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp nông thơn nhằm xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Mường Tè là một huyện đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng sâu, vùng xa, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 130,292 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 267.848,05 ha, chiếm 29,5 diện tích của tỉnh Lai Châu, nhân dân đa phần là đồng bào các dân tộc ít người với tập quán canh tác lạc hậu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

manh mún, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp... Địa bàn dân cư trải rộng, giao thơng đi lại vơ cùng khó khăn và hiểm trở nên rất khó có thể thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đứng trước những khó khăn, bằng sự sáng suốt và không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, Đảng bộ huyện Mường Tè đã lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng đạt nhiều kết quả tích cực. Huyện coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế hàng hóa tập trung dựa vào điều kiện tự nhiên đặc thù và khai thác các tiềm năng kinh tế thế mạnh của địa phương, trong đó chủ lực là ni, trồng các loại hàng hóa có giá trị kinh tế mang thương hiệu địa phương. Nhờ xác định đúng hướng và khai thác những thế mạnh đặc thù, đã có nhiều doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Mường Tè. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và mô hình sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung trên địa bàn huyện còn chưa thật sự mạnh dạn, hiệu quả còn chưa thật sự cao; chưa tạo được nhiều các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; chưa đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp một cách đồng đều, hiệu quả, chưa khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương một cách tương xứng. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về lãnh đạo, phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mường Tè đang đặt ra đòi hỏi Đảng bộ huyện phải giải quyết để dần đưa huyện Mường Tè thành huyện thốt nghèo, có nền kinh tế phát triển bền vững và thật sự ổn định.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu “Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (2010 - 2022)” là cần thiết, để khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022; đánh giá ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộ huyện Mường Tè lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Mường Tè trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn, xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Nhận thức về sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, là một người đang công tác tại huyện Mường Tè, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

<b>2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề </b>

<i><b>2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thơn trong cả nước </b></i>

Đã có nhiều nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong cả nước với những góc độ tiếp cận khác nhau. Một số cơng trình như:

Tác giả Vũ Oanh trong cuốn sách “Nông nghiệp và nông thôn trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa” (1998), đã đề cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; vai trị của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng nguồn vốn to lớn của nông dân để thúc đẩy sản xuất phát triển; yêu cầu cấp bách đưa nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo con đường CNH, HĐH. Đồng thời, tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp [32].

Tác giả Nguyễn Sinh Cúc với cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002” (2003), đã nhìn nhận một cách khá tồn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khắc họa tồn cảnh bức tranh về nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ phân tích thực trạng, tác giả đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển [6].

Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách “Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2004), đã phân tích thực trạng nền nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam và chỉ rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đa số dân cư sống bằng nghề nơng cịn gặp nhiều khó khăn cả vật chất, tinh thần. Do vậy, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung [35].

Tác giả Nguyễn Từ với cuốn sách “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” (2008), đã khái quát một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế; các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu liên quan đến nơng nghiệp nói chung và đến ngành Nơng nghiệp Việt Nam nói riêng, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, nêu quan điểm và những giải pháp chủ yếu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới [43].

Cũng về kinh tế nông nghiệp, nhưng đi sâu về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu ngành, luận án của Đặng Kim Oanh về “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006” (2011). Tác giả Luận án trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2006; phân tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tác động đến sự phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 1996 - 2006 [31].

Nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các vùng, các tỉnh như: “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới” (2001) của Nguyễn Văn Khánh

<i>[28]; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo định hướng cơng nghiệp hóa, </i>

hiện đại hóa ở miền Đơng Nam Bộ hiện nay” (2002) của Phạm Hùng [14]; “Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới” (2006) của Trương Minh Dục [7]; …

Những cơng trình khoa học nói trên đóng góp vào làm thành bức tranh khá toàn diện về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; thể hiện rõ quá trình sáng tạo của Đảng bộ các địa

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

phương trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn. Trong đó, có nhiều cơng trình đã đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, nguồn lực từng địa phương thúc đẩy nông nghiệp, nông thơn Việt Nam phát triển…

<i><b>2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nơng thơn tỉnh Lai Châu </b></i>

Dưới góc độ địa phương, nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phát triển KT - XH trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Lai Châu nói chung, phát triển kinh tế nơng nghiệp của tỉnh Lai Châu nói riêng như:

Luận án “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu” (2015) của Nguyễn Văn Minh [27] đã đánh giá cảnh quan cho cây hàng năm, cây cao su, cây chè và cây cam Vinh trong phát triển nông nghiệp; đánh giá về mức độ xung yếu của rừng phòng hộ Lai Châu trong phát triển lâm nghiệp và đánh giá về mức độ nguy cơ tai biến môi trường trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lai Châu.

Luận án “Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lai Châu” (2016) của Lương Chiến Công [5] đã giải quyết nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lai Châu. Luận án đã đánh giá định tính và định lượng thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2013; đồng thời đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu tới phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2008 - 2013. Luận án cũng xác định 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu của những điểm yếu trong chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lai Châu, gồm Nhóm nguyên nhân thuộc về chính quyền địa phương và Nhóm nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu. Từ đó, luận án đề xuất 9 phương hướng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn 2025; đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ đối với nhà nước Trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, người

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

lao động, các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức nghề nghiệp và cả cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh thời kỳ tới 2020.

Nghiên cứu “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ và quản lý rừng bền vững ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” (2021) của Nguyễn Xuân Trường, Nông Thị Thúy, Trần Văn Hùng [42] đã phân tích các kết quả nổi bật của việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện Mường Tè giai đoạn 2012 - 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng đã góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả trên 173.594 ha rừng trên địa bàn huyện, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất tỉnh Lai Châu và đạt gần 65,0 (năm 2018), góp phần giảm nghèo, cải thiện sinh kế và thúc đẩy xã hội hóa việc bảo vệ, phát triển rừng.

Ngồi ra, nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn tỉnh Lai Châu cịn được đề cập đến trong các nghiên cứu: "Tạo thế và lực mới, đưa kinh tế - xã hội Lai Châu phát triển bền vững trong tương lai” của Nguyễn Văn Quang (2005); “Sản xuất nông nghiệp nông thôn Lai Châu. Những hứa hẹn tốt đẹp’ của Thanh Thủy (2006); “Cuộc sống ở Mường Tè từ khi có chương trình 135” của Kim Hà (2008); Cuốn sách “Lai Châu - Truyền thống, thách thức và con đường phía trước” của Đỗ Ngọc An (2018); ….

Tất cả những cơng trình nghiên cứu khoa học ở trên đã đề cập đến những phạm vi và góc độ khác nhau của vấn đề. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào trình bày một cách đầy đủ, hệ thống về quá trình “Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022”. Các cơng trình nghiên cứu đi trước là nguồn tài liệu phong phú và quý giá giúp tác giả hoàn thành luận văn.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 - 2022, làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

cơ sở cho việc đề ra chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mường Tè trong những năm tiếp theo.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

- Mô tả quá trình Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022;

- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của quá trình Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022;

- Lí giải nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế của quá trình Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022;

- Đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào quá trình Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tiếp theo (sau năm 2022).

<b>4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

<i><b> Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế </b></i>

nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>* Về nội dung </i>

Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mường Tè. kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, theo nghĩa hẹp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với đối tượng lao động trong quá trình sản xuất nơng nghiệp. Trong phạm vi luận văn, tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mường Tè đối với các ngành kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các yếu tố phục vụ cho các ngành đó phát triển.

<i> * Về thời gian </i>

Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2022. Tuy nhiên, để bảo đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có đề cập đến một số vấn đề liên quan trong thời gian trước năm 2010.

<i> * Về không gian </i>

Trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với địa giới hành chính trong thời gian nghiên cứu.

<b>5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Nguồn tư liệu </b></i>

Nguồn tư liệu chủ yếu của luận văn là các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Các Nghị quyết, Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu; Các Nghị quyết, Báo cáo tổng kết của Huyện ủy, HĐND, UBND, các cơ quan, ban ngành huyện Mường Tè và các số liệu khảo sát tại huyện. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo một số sách chuyên khảo và bài nghiên cứu

<b>cơng bố trên các tạp chí khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. </b>

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp đó; đồng thời còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo sát thực

<i><b>tế và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp của luận văn </b></i>

Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế nông nghiệp. Tạo dựng bức tranh sinh động, khách quan, trung thực về kinh tế nông nghiệp huyện Mường Tè trong những năm 2010 - 2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mường Tè trong phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nơng nghiệp nói riêng và vai trị kinh tế nông nghiệp trong chiến lược phát triển KT - XH của huyện; nêu lên những đánh giá, nhận xét và đúc kết kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới ở huyện Mường Tè.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nơng nghiệp, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế tỉnh Lai Châu, của huyện Mường Tè trong những năm đổi mới.

Cung cấp một số dữ liệu quan trọng để Đảng bộ huyện Mường Tè tiếp tục hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn.

Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở địa phương và ở các nhà trường.

<b>7. Kết cấu của luận văn </b>

Gồm phần Mở đầu, 3 chương, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Ba chương nội dung bao gồm:

Chương 1: Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015

Chương 2: Đảng bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2015 đến năm 2022

Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 1 </b>

<b>ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 </b>

<b>1.1. Yêu cầu khách quan Đảng bộ huyện Mường Tè lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp </b>

<i><b>1.1.1. Lịch sử hành chính của Mường Tè tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp </b></i>

Mường Tè là địa bàn vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, tận cùng phía Tây Bắc của Việt Nam. Từ xa xưa, Lai Châu nói chung, trong đó có vùng đất Mường Tè đã là một trong những cái nôi sinh sống của người Việt cổ. Những dấu tích được khoa học khảo cổ khẳng định qua khai quật ở hang Nậm Luồng, Bản Cáu, Nậm Tun,… đã cho thấy tỉnh Lai Châu nói chung và địa bàn Mường Tè nói riêng đã có lịch sử phát triển lâu đời.

Dưới thời phong kiến, địa danh, địa giới của vùng đất Mường Tè thay đổi qua các triều đại. Thời Lý, vùng đất Mường Tè thuộc lộ Đà Giang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, đầu thời Lê sơ thuộc trấn Gia Hưng. Năm 1463, trấn Hưng Hóa được thành lập gồm 3 phủ: Gia Hưng, Quy Hóa, An Tây bao gồm vùng đất rộng lớn tương đương với các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ ngày nay. Mường Tè là một trong 10 châu của phủ An Tây, trấn Hưng Hóa. Đời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1768), vùng đất Mường Tè thuộc Châu Lai. Châu Lai gồm các huyện Mường Tè, Tuần Giáo, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay của tỉnh Điện Biên (ngày nay).

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tháng 4/1890, Pháp chiếm Lai Châu, trong đó có Mường Tè. Chúng từng bước thiết lập chính quyền cai trị và điều chỉnh về hành chính. Ngày 28/6/1909, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu gồm: Đạo Lai (Châu Lai, châu Quỳnh Nhai, phủ Luân Châu), châu Điện Biên với phủ Tuần Giáo. Vùng đất Mường Tè là một bộ phận của Châu Lai, Đạo Lai, tỉnh Lai Châu. Năm 1929, Thống sứ Bắc Kỳ tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hợp Mường Tè, Mường Nhé, Mường Bum thành một Tập đồn hành chính, đặt dưới sự kiểm soát của viên Trung uý người Pháp chỉ huy đồn Mường Tè. Ngày 06/7/1931, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định số 2726 thành lập 2 khu mới, thuộc Đạo quan binh thứ 4 Lai Châu là Mao Xà Phình (Sình Hồ) và châu Mường Tè. Nghị định nêu rõ: Châu Mường Tè phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc, phía Đơng từ cột mốc 1732 đến cột mốc 1800, phía Tây giáp biên giới Lào, phía Nam từ cột mốc 1800 đến 1857. Tiếp đó, ngày 30/6/1934, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định thành lập Sở Đại lý Mường Tè bao gồm 3 khu: Mường Tè, Mường Nhé, Mường Bum, có diện tích 5.000km2, 8 xã, 17 tập đoàn, 7.467 nhân khẩu.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, địa danh và địa giới vùng đất Mường Tè có nhiều thay đổi. Mường Tè trở thành một huyện của tỉnh Lai Châu. Năm 1954, huyện Mường Tè có 17 xã: Bum Nưa, Bum Tở, Chung Chải, Hua Bum, Ca Lăng, Can Hồ, Mù Cả, Mường Mô, Mường Nhé, Mường Tè, Mường Toong, Nậm Khao, Pa Ủ, Pa Vệ Sử (nay là Pa Vệ Sủ), Sín Thầu, Tà Tổng và Thu Lũm.

Ngày 29/4/1955, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập. Huyện Mường Tè được đổi là châu Mường Tè. Châu Mường Tè trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo. Tồn châu có 13 xã là: Hua Bum, Bum Nưa, Bum Tở, Tà Tổng, Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Mù Cả, Mường Tè, Ca Lăng, Thu Lũm, Mường Mơ và Sính Phình với 140 bản, 9.599 nhân khẩu và 16 dân tộc. Năm 1962, kỳ họp thứ V Quốc hội khóa II ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, thành lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và tỉnh mới Nghĩa Lộ. Từ đây, Mường Tè là một trong 8 huyện, thị của tỉnh Lai Châu. Huyện có 17 xã: Mường Mô, Hua Bum, Bum Nưa, Bum Tở, Nậm Khao, Tà Tổng, Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Mù Cả, Mường Tè, Ca Lăng, Thu Lũm, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Huổi Lèng và Sính Phình.

Ngày 2/11/1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 424/NV đổi tên 2 xã của huyện Mường Tè. Xã Huổi Lèng đổi tên thành xã Can Hồ, xã Sính Phình đổi tên thành xã Sín Thầu. Thời điểm này, huyện Mường Tè có 5.042,8km<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

48.500 nhân khẩu, gồm 18 đơn vị hành chính là: Bum Nưa, Bum Tở, Mường Mô, Mường Tè, Mường Nhé, Mường Toong,Mù Cả, Ca Lăng, Thu Lũm, Nậm Khao, Can Hồ, Hua Bum, Tà Tổng, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Chung Chải, Sín Thầu và thị trấn Mường Tè. Ngày 13/02/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 24/HĐBT về việc chia tách xã Bum Tở thành 2 đơn vị hành chính là: Xã

<b>Bum Tở và Thị trấn (thị trấn huyện lỵ Mường Tè). </b>

Bước sang thế kỷ XXI, hành chính huyện Mường Tè tiếp tục có nhiều thay đổi. Ngày 14/01/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mường Tè, huyện Mường Lay để thành lập huyện Mường Nhé. Theo đó, các xã Mường Toong, Mường Nhé, Sín Thầu, Chung Chải tách sang huyện Mường Nhé thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi điều chỉnh, huyện Mường Tè cịn 333.995ha diện tích tự nhiên, 31.473 nhân khẩu, 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Bum Nưa, Bum Tở, Mường Mô, Mường Tè, Mù Cả, Ca Lăng, Thu Lũm, Nậm Khao, Can Hồ, Hua Bum, Tà Tổng, Pa Ủ, Pa Vệ Sử và thị trấn Mường Tè.

Ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI ban hành Nghị quyết 22/2003/QH14 về chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu. Tỉnh Lai Châu được chia tách thành 2 tỉnh là tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu. Mường Tè là một huyện của tỉnh Lai Châu.

Ngày 2/1/2004, Chính phủ ra Nghị định số 01/2004/NĐ-CP về việc Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sìn Hồ và huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Theo Nghị định, xã Nậm Hàng của huyện Mường Lay được sáp nhập vào huyện Mường Tè. Sau khi điều chỉnh, huyện Mường Tè có 368.875ha diện tích tự nhiên, 47.406 nhân khẩu và 15 đơn vị hành chính (14 xã, 1 thị trấn). Tháng 4/2008, chia tách xã Nậm Hàng thành xã Nậm Hàng (mới) và xã Nậm Manh. Tháng 10/2011, thành lập các xã Tá Bạ, Vàng San và thị trấn Nậm Nhùn thuộc huyện Mường Tè.

Ngày 02/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích, nhân khẩu của huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ để thành lập huyện Nậm Nhùn và thành lập xã Nậm Chà của

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

huyện Mường Tè. Theo Nghị quyết, thị trấn Nậm Nhùn và 5 xã (Hua Bum, Mường Mô, Nậm Chà, Nậm Hàng, Nậm Manh) của huyện Mường Tè sáp nhập vào huyện Nậm Nhùn.

Như vậy, từ khi thành lập đến nay, địa danh, địa giới huyện Mường Tè đã trải qua nhiều thay đổi. Những điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Mường Tè cũng thay đổi theo sự điều chỉnh của địa giới và quản lý hành chính, thuận lợi xen lẫn khó khăn là yêu cầu đặt ra với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mường Tè trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

<i><b>1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Tè tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp </b></i>

<i>1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên </i>

Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến năm 2023, huyện Mường Tè là một trong 8 huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu. Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 13 xã (Vàng San, Bum Nưa, Ca Lăng, Pa Vệ Sử, Mù Cả, Bum Tở, Nậm Khao, Tà Tổng, Can Hồ, Pa Ủ, Thu Lũm, Mường Tè, Tá Bạ) và thị trấn Mường Tè, trong đó, có 06 xã biên giới.

Với tổng chiều dài đường biên giới với Trung Quốc là 130,292km, Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Trung tâm huyện Mường Tè cách thành phố Lai Châu

<b>hơn 180km về phía Tây Bắc (theo Tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D). Phía </b>

Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Nam giáp huyện Mường Nhé (tỉnh Điện

<i>Biên), phía Đơng giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu). </i>

Do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo nên Mường Tè có địa hình phức tạp, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng từ Tây Bắc sang Đông Nam; một số điểm bị chuyển hướng từ Nam và Tây hướng về sông Đà. Địa hình núi cao và núi trung bình, độ cao trung bình 900 - 1.500m so với mặt nước biển, nên Mường Tè chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở, có nhiều khe, suối gây khó khăn trong việc canh tác và đi lại. Điểm cao nhất của huyện là núi Pu Xi Lung 3.076m, và điểm thấp nhất là 200m.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Với diện tích tự nhiên là 267.934,16ha, chiếm 29,6 diện tích của tỉnh Lai Châu, Mường Tè là huyện có diện tích lớn nhất so với các huyện, thành phố trong tồn tỉnh. Đất nơng - lâm nghiệp 261.374,52ha, chiếm 97,55 diện tích đất tự nhiên của huyện. Mường Tè có 4 loại đất gồm pherarít, pherarít mùn trên núi cao, đất phù sa sông suối và đất biến đổi sau nương rẫy. Trong đó, chủ yếu là đất Pherarít trên núi cao được hình thành từ sa thạch, đá phiến sét và đá granít. Tầng đất dày trên 50 cm, có màu vàng, nghèo mùn, độ chua cao. Đất Pherarít mùn trên núi cao được phân bố ở độ cao 1.800m hình thành trên đá, tầng đất dày, độ chua thấp, độ dốc lớn và bị chia cắt, loại đất này thường được sử dụng để khoanh nuôi tái sinh rừng đầu nguồn.

Diện tích rừng ở Mường Tè chiếm 66,59 diện tích tự nhiên tồn huyện. Rừng có một số loại gỗ quý như lim, lát, dổi... trước đây có một số động vật quý hiếm như hổ, báo, bị tót… Đến năm 2016, Mường Tè đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng đến hộ gia đình để bảo vệ, sản xuất, kinh doanh. Ý thức của người dân địa phương về quản lý, bảo vệ rừng được nâng lên, diện tích rừng khoanh ni tái sinh phát triển tốt nên độ che phủ rừng ngày càng tăng. Năm 2005, độ che phủ rừng của Mường Tè đạt 40 , đến năm 2016 đạt 62 .

Các sông, suối ở Mường Tè chủ yếu chảy theo hướng Bắc Nam - Đông Tây. Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào địa phận xã Mù Cả, Ca Lăng có giá trị lớn về thủy điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngoài ra, một số sông suối lớn, nhỏ chạy qua địa bàn huyện, có độ dốc lớn như: Nậm Củm, Nậm Ma, Nậm Nhé thuộc 2 hệ thống sông Hồng và sơng Mê Kơng. Nhìn chung, nguồn nước ở Mường Tè phong phú, tiềm năng thủy điện lớn. Song, do bị địa hình chia cắt nên khả năng sử dụng nước để phục vụ sản xuất còn hạn chế và thường xuyên gây ách tắc giao thơng về mùa mưa.

Khí hậu Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa trung bình cả năm là 2.531mm, lượng mưa trung bình trong 7 tháng là 2.214,6mm chiếm 87,5 lượng mưa của cả năm. Mưa nhiều thường gây ra lũ lớn, làm hỏng đường, ngăn

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cách giữa các xã, bản, gây khó khăn cho đời sống, thiệt hại cho sản xuất, kinh tế của nhân dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít, có nhiều sương mù, xuất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2. Hạn hán về mùa khô gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống, đôi khi gây ra hỏa hoạn ở một số cánh rừng. Chế độ nắng, mưa ở Mường Tè diễn biến thất thường, không đồng đều giữa các năm. Có năm lượng mưa rất lớn gây ra lũ quét, sạt lở, nhưng có năm lại nắng, nóng, khơ hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của nhân dân. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,4<small>0</small>

C, nhiệt độ cao nhất là 26<small>0</small>C, nhiệt độ thấp nhất là 15,4<small>0</small>

C.

Điều kiện tự nhiên tạo ra lợi thế cho huyện Mường Tè trong phát triển du lịch sinh thái, văn hóa truyền thống cộng đồng. Một số xã vùng cao có khí hậu mát mẻ như Ca Lăng, Thu Lũm, Tà Tổng… phát triển các loại cây, con xứ lạnh, thảo dược có giá trị kinh tế cao. Các vùng thấp của huyện thì thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng gây ra một số khó khăn cho kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp của Mường Tè nói riêng như: Mùa khô sông suối cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt, lũ qt, sạt lở gây xói mịn mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất hạn chế, giao thông đi lại khó khăn. Đảng bộ và các cấp lãnh đạo huyện Mường Tè cần nhận thức đúng, kịp thời đề ra chủ trương, chính sách và chỉ đạo phù hợp để kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển nhanh, bền vững.

<i><b>1.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội </b></i>

Là huyện vùng sâu, vùng xa khó khăn bậc nhất của tỉnh Lai Châu, huyện Mường Tè nhân được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương, của tỉnh thơng qua các chương trình, chính sách giảm nghèo. Đặc biệt, việc triển khai Chương trình 135 giai đoạn 2012 - 2016 được lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới và các chương trình khác đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, nhất là đường giao thông. Năm 1973, tỉnh Lai Châu tiến hành mở đường ô tô từ Lai Châu đến Mường Mô,

<b>Mường Tè dài 92 km (hoàn thành vào năm 1978). Đến năm 2023, với Tỉnh lộ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>127 chạy qua địa bàn thị trấn và Quốc lộ 4D kéo dài (đường Pa Tần - Mường Tè), huyện Mường Tè đã phá được thế độc đạo về giao thơng. Các xã đã có đường ô tô đến trung tâm, 73 số bản có đường ô tô, xe máy đi lại thuận lợi. Hệ </b>

thống giao thông cơ bản đã được nhựa, bê tông hóa. Cùng hạ tầng giao thơng, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được nâng cấp, sửa chữa. Huyện thực hiện kiên cố hóa các cơng trình thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng trong huyện. Từ đó, sản xuất phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4 /năm, từ 53,4 năm 2012 xuống còn 37,6 năm 2015 và 30,2% năm 2020, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa các dân tộc cũng như giữa các xã, bản. Điện lưới quốc gia đã về 95% trung tâm cụm xã. Phần lớn người dân sử dụng nguồn nước sạch theo chương trình mục tiêu quốc gia.

Đến năm 2020, tồn huyện Mường Tè có 10.652 hộ với 47.014 nhân khẩu. Trong đó, dân số thành thị 5.560 nhân khẩu, dân số nông thôn 41.311 nhân khẩu, số người bình quân/hộ là 4,4 người/hộ. Dân số phân bố giữa các vùng không đồng đều, mật độ dân số 17,5 người/km2. Huyện có 10 dân tộc chính và một số dân tộc anh em khác cùng sinh sống. Dân tộc thiểu số chiếm trên 92 dân số toàn huyện. Cụ thể: Dân tộc Kinh 3.722 người (7,92 ), dân tộc Thái 10.192 người (21,68 ), dân tộc Mông 7.531 người (16,02 ), dân tộc Dao 348 người (0,74 ), dân tộc Giáy 987 người (2,08 ), dân tộc La Hủ 12.161 người (25,87 ), Hà Nhì 8.800 người (18,72 ), dân tộc Mảng 1.201 người (2,56%), dân tộc Cống 987 người (2,1%), dân tộc Si La 550 người (1,17 ), các dân tộc khác (Mường, Tày, Khơ Mú) 535 người (1,14 ),… Phần lớn các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có trình độ dân trí chưa cao, khơng đồng đều, đời sống cịn nhiều khó khăn. Tỷ lệ tăng dân số của huyện là 1,56%. Số người trong độ tuổi lao động là 29.000 người.

Huyện Mường Tè có lực lượng lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo không cao. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi số lao động khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và yêu cầu phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng. Vấn đề đặt ra là đội ngũ lao động, bao gồm cả lao động nông nghiệp phải được đào tạo cơ bản để có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

<i><b>1.1.3. Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Mường Tè trước năm 2010 </b></i>

Mường Tè là một huyện có nền kinh tế “thuần nông”. Kinh tế nông nghiệp của Mường Tè phát triển theo những bước thăng trầm của lịch sử quê hương đất nước. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giai đoạn 2000 - 2010, giai đoạn có tính bản lề trong sự phát triển của Mường Tè đầu thế kỷ XXI, với nhiều thuận lợi, thời cơ đan xen khó khăn, nguy cơ, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Đại hội Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XVI (năm 2000) và Đại hội Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XVII (năm 2005) đã đề ra quan điểm, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2000 - 2010 theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện trong những năm 2000 - 2010, kinh tế huyện Mường Tè, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan

<i><b>trọng, bước đầu. </b></i>

Đến năm 2010, huyện Mường Tè có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,5 . Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông – lâm nghiệp 56,3 ; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 23,32 ; dịch vụ 20,38 . Thu nhập bình quân đầu người 4,5 triệu đồng/năm.

Sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Mường Tè có bước phát triển khá tồn diện, giá trị sản xuất đạt 728,73 tỷ đồng. Huyện đã xây dựng được một số mơ hình mới trong phát triển nông - lâm nghiệp quy mô hàng nghìn ha, như mơ hình thâm canh lúa nước, thâm canh lúa nương, thâm canh ngô,… tập trung ở các xã Kan Hồ, Nậm Khao, Bum Nưa, Ka Lăng, Mường Mô, Nậm Hàng, Mường Tè. Người nơng dân trong huyện tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ và đưa giống mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong những năm 2005 - 2010, diện tích khai hoang ruộng nước 742,138 ha. Tổng sản lượng lương thực 22.000 tấn. Lương thực bình qn đầu người 410kg/năm. Cơng tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng được quan tâm, độ che phủ rừng đạt 50 (năm 2010) [16].

Cùng với cây lương thực và rau màu, cây công nghiệp được quan tâm phát triển. Đến năm 2009, diện tích cây đậu tương của huyện Mường Tè là 425 ha. Cây thảo quả được trồng tập trung ở các xã biên giớ như Thu Lũm, Ka Lăng, Mù Cả…với diện tích 1.859,4 ha. Huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt trồng trên 500 ha cây cao su tại xã Nậm Hàng.

Chăn nuôi được duy trì và từng bước phát triển. Các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được phát hiện, bao vây và xử lý kịp thời. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân của Mường Tè là 7 /năm. Việc nuôi trồng thủy sản bước đầu phát triển với diện tích 75 ha.

Hiệu quả kinh tế từ các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện theo quy hoạch có chuyển biến tích cực. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng, điểm kinh tế theo hướng sản xuất tập trung, như: Vùng trồng cây thảo quả gắn với bảo vệ đường biên mốc giới, vùng trồng cây cao su gắn với tái định cư thủy điện Sơn La và Lai Châu.

Với những kết quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp trước năm 2010, về cơ bản, huyện Mường Tè bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, từng bước góp phần xố đói, giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nông nghiệp huyện Mường Tè trong những năm 2000 - 2010 vẫn còn nhiều bất cập cần được tiếp tục quan tâm giải quyết tháo gỡ. Chăn nuôi và trồng trọt phát triển chưa cân đối giữa các vùng trong huyện. Huyện chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Một số ngành nghề truyền thống chưa phát huy được hiệu quả, chưa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đúng với nghề truyền thống.

Những hạn chế được nhìn nhận và tìm phương hướng giải quyết triệt để sẽ tạo sức mạnh, niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Mường Tè trong các giai đoạn tiếp sau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>1.1.4. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế nông nghiệp (2010 - 2015) </b></i>

Trong những năm 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã đề ra nhiều chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII (6/2010) đề ra phương hướng chung về phát triển kinh tế toàn tỉnh trong chặng đường 2010 - 2015 là:

<i>“Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, xây dựng nông thôn mới và hạ tầng đô thị. Khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh. Kết hợp di dân tái định cư các cơng trình thuỷ điện với phát triển cây công nghiệp, trọng tâm là trồng cây cao su, từng bước hình thành ngành cơng nghiệp cao su, tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn” [37]. </i>

Để thực hiện phương hướng chung đó, Đại hội chủ trương thực hiện 7 nhiệm vụ phát triển kinh tế, gồm: (1) Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển công nghiệp; (3) Hoạt động tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ; (4) Tập trung xây dựng tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; (5) Phát triển kinh tế vùng; (6) Phát triển các thành phần kinh tế; (7) Thực hiện tái định cư các cơng trình thủy điện. Trong đó, đối với kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh nêu rõ chủ trương:

<i>Một là, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thơn mới. </i>

Phát triển tồn diện nơng, lâm nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh quy mô lớn gắn với cơng nghiệp chế biến và hình thành các vùng tập trung, cho sản phẩm hàng hoá lớn, chú trọng các ngành, lĩnh vực có lợi thế. Nâng cao hệ số sử dụng đất. Phấn đấu giá trị sản xuất tăng bình quân đạt 6 - 7 /năm.

Sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích những nơi có điều kiện. Đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, trọng tâm là giống có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các biện pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

canh tác tiên tiến. Ưu tiên đầu tư sản xuất lương thực vùng trọng điểm, hình thành vùng sản xuất lương thực có giá trị hàng hố cao.

Huy động các nguồn vốn tập trung phát triển nhanh diện tích cây cao su. Tăng cường cơng tác chăm sóc, bảo vệ diện tích đã trồng, đưa một số diện tích vào khai thác. Phát triển cây cao su phải quan tâm đến lợi ích của nơng dân và người lao động. Đẩy mạnh thâm canh cây chè, mở rộng diện tích, đưa giống chất lượng cao vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Phát triển cây cơng nghiệp ngắn ngày và một số cây có lợi thế như thảo quả, hoa quả ôn đới, dược liệu. Thực hiện chương trình sản xuất rau an tồn ở một số huyện, thị.

Đẩy mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc theo vùng với quy mơ phù hợp, làm tốt cơng tác phịng, chống dịch bệnh. Khai thác lợi thế các hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn, nuôi trồng thuỷ sản.

Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn rừng hiện có, thực hiện xã hội hố cơng tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Tăng cường công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trồng rừng, hình thành các vùng rừng sản xuất tập trung, quy mô lớn; tăng cường quản lý khai thác, chế biến lâm sản.

Phát triển nông, lâm nghiệp gắn với triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, theo hướng, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, bố trí sắp xếp dân cư.

<i>Hai là, phát triển nông nghiệp theo quy hoạch kinh tế vùng. </i>

Tiếp tục thực hiện quy hoạch 3 vùng kinh tế đã xác định, trên cơ sở đó bổ sung quy hoạch chi tiết, nhiệm vụ của các vùng kinh tế, huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng.

Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D gồm thị xã Lai Châu, các huyện Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên và Than Uyên: Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, cây công nghiệp, trồng rừng, công nghiệp chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

biến nông - lâm sản, các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo quả, thịt trâu, bò, đất hiếm, gỗ công nghiệp, mủ cao su, vật liệu xây dựng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Vùng kinh tế nông, lâm nghiệp, sinh thái sông Đà gồm huyện Mường Tè và vùng thấp huyện Sìn Hồ. Hướng phát triển chính là khoanh ni bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, rừng phịng hộ, kết hợp trồng cây cao su với xây dựng các cơ sở chế biến. Khai thác lợi thế giao thông đường thuỷ, các trục quốc lộ 12, tỉnh lộ 127 phát triển dịch vụ vận tải, du lịch. Sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước của các hồ thuỷ điện, phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Sản phẩm chủ yếu là điện, mủ cao su, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Vùng kinh tế du lịch sinh thái, văn hố dân tộc và nơng nghiệp chất lượng cao ở Cao nguyên Sìn Hồ: Phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, phát triển cây dược liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.

<i>Ba là, phát triển các thành phần kinh tế trong kinh tế nông nghiệp. </i>

Xây dựng cơ chế chính sách, tạo mơi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong kinh tế nông nghiệp phát triển:

- Kinh tế Nhà nước: Tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đầu tư công nghệ tiên tiến, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường, giữ vững vai trò chủ đạo của nền kinh tế.

- Kinh tế tập thể: Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế nông nghiệp với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, nịng cốt là hợp tác xã, gắn với xây dựng nông thơn mới, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng hóa, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

- Kinh tế tư nhân: Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp trong kinh tế nơng nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hộ sản xuất, kinh doanh phát triển.

- Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi: Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi phát triển, hướng mạnh vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

trong kinh tế nông nghiệp [37].

Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh, ngày 30/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 1406/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đề án xác định 5 quan điểm:

(1) Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

(2) Tái cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng kinh tế thị trường, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận.

(3) Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ về hạ tầng, về khoa học – công nghệ, về thị trường về cung cấp thông tin, dịch vụ, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.

(4) Có chính sách ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và địa bàn nông thơn, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nơng dân cùng đầu tư để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

(5) Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, địi hỏi vừa phải kiên trì, vừa phải có bước đột phá và phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao của lãnh đạo và cả hệ thống chính trị. Cần phải thường xuyên đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

<i>Trên cơ sở quan điểm nhất quán, Đề án chỉ rõ mục tiêu: “Khai thác tiềm </i>

<i>năng, thế mạnh c a t nh. huyển nền nông nghiệp từ quảng canh, tự cung, tự cấp sang thâm canh và sản xuất hàng hóa. Nâng cao giá trị sản suất, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền v ng. Đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, gi v ng quốc ph ng an ninh trên địa bàn t nh”. Mục tiêu </i>

tổng quát được cụ thể hóa thành 3 chỉ tiêu phấn đấu: Một là, duy trì tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5-6 trong giai đoạn từ 2015 - 2020 và 4,5 - 5 vào giai đoạn 2021 - 2030; Hai là, chuyển cơ cấu Trồng trọt -

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chăn nuôi, thủy sản - lâm nghiệp từ 47 - 29 - 24 ( ) hiện nay lên 42 - 30 - 28 ( ) vào năm 2020 và 36 - 31 - 33 ( ) vào năm 2030; Ba là, đến năm 2020, mức thu nhập của nông dân tăng lên 2 lần và đến năm 2030 tăng lên 5 lần so với năm 2014 [53].

Chủ trương của tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế nông nghiệp là định hướng quan trọng cho Đảng bộ huyện Mường Tè xây dựng chủ trương và chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2015.

<b>1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế nông nghiệp (2010 - 2015) </b>

Đảng bộ huyện Mường Tè luôn chủ động, linh hoạt vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng, của Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp vào điều kiện cụ thể của địa phương, từng bước hình thành chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm 2010 - 2015.

Năm 2010, Đại hội Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XVIII (8/2010) đã

<i>đề ra mục tiêu tổng quát của chặng đường 2010 - 2015 là: “Tiếp tục nâng cao </i>

<i>năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu c a Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác tiềm năng, lợi thế c a huyện, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Gi v ng ổn định về chính trị, xã hội, đảm bảo quốc ph ng - an ninh, đưa Mường Tè cơ bản ra khỏi huyện đặc biệt khó khăn”. </i>

Quan điểm nhất quán của Đảng bộ huyện Mường Tè về phát triển kinh tế

<i>là: “Xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội sát thực tế. Tổ </i>

<i>chức định canh, định cư bền v ng, tạo chuyển biến mạnh về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu th công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát triển cây cao su. Triển khai thực hiện và phát huy có hiệu quả các dự án đầu tư vào phát triển hệ thống giao thông liên xã, liên bản. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động”. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Để đạt được mục tiêu, phương hướng trên, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Mường Tè. Cụ thể như sau:

<i><b>Thứ nhất, phát triển nông - lâm nghiệp </b></i>

Với sản xuất lương thực, sử dụng có hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi, bảo đảm tưới tiêu cho trên 2000 ha ruộng 2 vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hoá, mỗi năm khai hoang 160 ha. Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo chuyển biến tích cực trong thâm canh tăng vụ, tăng diện tích các cây trồng ngắn ngày trên chân ruộng một vụ. Đẩy mạnh khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu giống thích hợp ở các xã có nhiều diện tích lúa nước như: Bum Nưa, Mường Tè, Mường Mô, Nậm Hàng.

Tập trung phát triển các loại cây ăn quả ở những nơi có điều kiện. Phát triển cây lạc, đậu tương để phục vụ nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho thị trường ở những nơi có điều kiện. Bảo vệ, chăm sóc và trồng mới diện tích cây thảo quả ở các xã biên giới.

Huy động mọi nguồn lực, tập trung trồng và chăm sóc diện tích cây cao su theo hình thức đại điền, tiểu điền, bảo đảm đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao theo vùng đã được quy hoạch. Gắn việc trồng cây cao su với tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhân dân.

Phát triển chăn nuôi: Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, khuyến khích phát triển trang trại chăn ni theo hộ, nhóm hộ. Sử dụng có hiệu quả chương trình đầu tư, hỗ trợ của nhà nước về chăn nuôi; chủ động phòng, chống dịch bệnh, mở rộng diện tích ao thả cá ở những nơi có điều kiện.

Bảo vệ và phát triển vốn rừng: Đẩy mạnh công tác khoanh ni, bảo vệ, chăm sóc rừng trồng, rừng phịng hộ đầu nguồn sơng Đà. Gắn bảo vệ rừng với định canh, định cư, phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ phù hợp theo hướng cải tạo rừng tạp thành rừng kinh tế. Làm tốt cơng tác tun truyền, có các biện pháp bảo vệ, phòng, chống chữa cháy rừng; tăng cường quản lý khai thác, chế biến lâm sản. Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

<i><b>Thứ hai, phát triển kinh tế vùng </b></i>

Toàn huyện xác định có 2 vùng kinh tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Vùng 1 gồm các xã Hua Bum, Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Bum Tở, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tà Tổng: Tập trung sản xuất lương thực, bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ; tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích cây thảo quả gắn với việc bảo vệ đường biên, mốc giới; bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng; phát triển chăn nuôi đại gia súc; phát triển dịch vụ thương mại cửa khẩu.

Vùng 2 gồm các xã Bum Nưa, Thị Trấn, Nậm Khao, Mường Tè, Kan Hồ, Mường Mô, Nậm Hàng, Nậm Manh: Tập trung phát triển sản xuất lương thực, đảm bảo lương thực và lương thực hàng hóa cho khu vực; phát triển cây cao su, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển chăn nuôi gia súc; khai thác tiềm năng đường thủy sông Đà, phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịng hồ sơng Đà, ni trồng thủy sản [16].

Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2020, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế nơng nghiệp huyện Mường Tè. Trong đó, đã khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp, coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung lãnh đạo nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội trong huyện phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, xây dựng nông thôn mới.

<b>1.3. Q trình chỉ đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp của Đảng bộ huyện Mường Tè (2010 - 2015) </b>

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Đảng bộ huyện Mường Tè đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hố gắn với cơng nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, thông qua các Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp

<b>hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện. </b>

<i>1.3.1. Ch đạo phát triển trồng trọt </i>

Để cụ thể hoá chủ trương của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

bước đột phá tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp huyện Mường Tè sang sản xuất hàng hoá, phát triển nơng nghiệp tồn diện và bền vững, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Tè đã có sự chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cùng với đó, Đảng bộ huyện chỉ đạo triển khai hiệu quả chính sách 135 giai đoạn 2012 - 2016 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, bản đặc biệt khó khăn, các xã biên giới. Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bước được hoàn thiện.

Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, trong những năm 2010 - 2015, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Mường Tè có bước phát triển khá tồn diện. Đến năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 17,145 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 399,1 kg/người/năm. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân hằng năm trên 6,5 . Huyện đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, thâm canh, cơ giới hố... góp phần tăng năng suất, hiệu quả, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trồng trọt [18].

Cùng với cây lúa, cây ngô được chú trọng phát triển. Huyện ủy Mường Tè chỉ đạo tích cực triển khai các biện pháp mở rộng diện tích trồng ngơ ở những vùng đất thích hợp với cây ngơ như các xã Ka Lăng, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Tà Tổng… và trên vùng đất bán ngập lòng hồ Thủy điện Lai Châu tại thị trấn Mường Tè, 2 xã: Can Hồ, Mường Tè. Cùng với đó, huyện đưa các giống ngơ lai cho năng suất cao và thích ứng với từng vụ gieo trồng có khả năng chịu lạnh, chịu hạn tốt vào sản xuất. Với điều kiện tự nhiên đặc thù, xã Ka Lăng được huyện quy hoạch vào vùng chun canh trồng ngơ. Đến năm 2015, Ka Lăng có gần 150 ha ngô, năng suất ước đạt 2,6 tấn/ha. Ủy ban nhân dân xã Ka Lăng phối hợp với Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Tè, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai Châu tổ chức trồng thử nghiệm giống ngô PC333, PC989 vụ thu đông vào cuối năm 2015. Kết quả năng suất ngô đạt gần 4 tấn/ha. Với kết quả đạt được từ mơ hình thử nghiệm, Ủy ban nhân dân xã Ka Lăng quy hoạch vùng canh tác ngô trên đất dốc và ngô Xuân - Hè trên chân ruộng một vụ tại các bản trên địa bàn. Xã tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân chuyển diện tích trồng lúa nương hiệu quả thấp sang trồng ngô. Cùng với Ka Lăng, Pa

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Vệ Sủ là xã vùng cao được quy hoạch diện tích trồng ngơ lớn nhất huyện. Việc trồng ngơ trên đất dốc được nơng dân trong xã đồng tình ủng hộ.

Để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện phát triển diện tích trồng ngơ, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Tè cấp ngô giống cho các hộ nông dân, chủ yếu các giống: PC989, PC333, MX6. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật xuống các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh vào sản xuất đảm bảo khung, lịch thời vụ trồng tạo thành chuỗi luân canh kế tiếp giữa vụ Xuân - Hè và Thu - Đông; phát triển ngô mật độ dày trên đất nương, bãi làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, phịng chống đói rét; tăng hệ số sử dụng đất, tiến tới mở rộng diện tích ngô 2 vụ… Hiệu quả từ phát triển cây ngơ hàng hóa tại Mường Tè trong những năm 2014 - 2015 đã cho thấy những bước đi đúng của việc đưa cây ngô trở thành một trong những cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng tại địa phương, tạo sức bật tạo sức bật cho việc chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp Mường Tè.

<i>1.3.2. Ch đạo phát triển chăn nuôi, th y sản </i>

Đảng bộ huyện chỉ đạo phát triển chăn nuôi, thủy sản; thực hiện từng bước chuyển phương thức chăn nuôi sang bán cơng nghiệp, dần hình thành vùng chăn ni tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến. Đưa mạnh các giống gia cầm chất lượng tốt vào sản xuất. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, gồm giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, thú y, chế biến để tạo bước chuyển phương thức chăn nuôi sang chăn nuôi bán công nghiệp, gia trại, trang trại, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, trong những năm 2010 - 2015, chăn ni huyện Mường Tè được duy trì và phát triển. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 45% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, tăng 11,4 so với năm 2010. Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc tăng 7 /năm.

Giống lợn đen Mường Tè được quan tâm phát triển. Giống lợn này có đặc điểm nổi bật là khả năng chống bệnh cao, thích nghi tốt với điều kiện môi trường sinh thái của vùng, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng tốt, chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

lượng thịt thơm ngon. Nhằm bảo tồn nguồn gen quý từ giống lợn đen, năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Mường Tè đã phối hợp với Viện Chăn nuôi thực hiện dự án “Bảo tồn nguồn gen giống lợn đen” với sự tham gia của 32 hộ dân bản Bum, xã Bum Nưa. Số lượng con giống được lựa chọn đưa vào bảo tồn là 32 con, gồm 30 con lợn nái và 02 con lợn đực, mỗi con có trọng lượng trên 35 kg. Tham gia dự án, các hộ được hỗ trợ một phần thức ăn và thuốc thú y phòng bệnh. Trong quá trình thực hiện bảo tồn, cán bộ kỹ thuật của Trạm thường xuyên kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của đàn lợn. Đàn lợn sinh trưởng phát triển tốt, một số nái sinh sản, trung bình đạt 7 - 8 lợn con/nái. Đàn lợn con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, với đặc điểm ngoại hình đầu to, mặt thẳng, mõm dài, thân hình to, đẹp. Kết quả tích cực của việc phát triển lợn đen trong những năm 2010 - 2015 là cơ sở để người dân Mường Tè tiếp tục đẩy mạnh nhân đàn trong giai đoạn tiếp theo.

Thủy sản có bước phát triển cả về diện tích ni trồng và khai thác. Hằng năm, tổng sản lượng thuỷ sản đạt bình quân 87,2 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác 13,7 tấn, sản lượng nuôi trồng 73,5 tấn [18].

Đến năm 2015, khi lòng hồ thủy điện Lai Châu hình thành, ở huyện Mường Tè đã xuất hiện một số mơ hình ni cá, tích cực đưa vào ni một số giống mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng ở khu vực cảng Pơ Lếch, Kan Hồ. Mơ hình ni lồi cá lăng đặc sản trên thượng nguồn sơng Đà mang lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm cho người lao động, đem đến cho người dân Mường Tè một hướng mới trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi.

<b><small>Bảng 1.1. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản huyện Mường Tè </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.3.3. Chỉ đạo phát triển lâm nghiệp </b></i>

Để phát triển lâm nghiệp, Huyện ủy Mường Tè đã chỉ đạo xây dựng Chương trình trọng điểm về khoanh ni, bảo vệ rừng và phát triển cây cao su. Đây là 1 trong 4 chương trình trọng điểm của huyện Mường Tè trong giai đoạn 2010 - 2015 (cùng với các chương trình: Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình tái định cư thuỷ điện Lai Châu). Chương trình trọng điểm là cơ sở quan trọng để lâm nghiệp huyện Mường Tè duy trì ổn định và từng bước phát triển trong những năm 2010 - 2015.

Đến năm 2015, tổng diện tích rừng hiện có của huyện Mường Tè là 162.842,98ha, bảo vệ rừng trên 200.000 lượt ha, khoanh nuôi tái sinh là 65.760,2 lượt ha. Diện tích được chi trả dịch vụ mơi trường rừng từ năm 2012 đến năm 2015 là 614.884,3ha. Độ che phủ rừng đạt 61,5 (năm 2015). Công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được quan tâm, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của huyện.

Cây công nghiệp, cây dược liệu được quan tâm phát triển. Cây dược liệu (thảo quả) trồng tập trung ở các xã biên giới, gồm Thu Lũm, Ka Lăng, Mù Cả, Tá Bạ…với diện tích gần 2000 ha. Huyện đã gắn khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng với phát triển cây cao su. Với mục tiêu trồng mới 5000 ha cây cao su trong những năm 2010 - 2015, huyện đã tập trung huy động lực lượng cán bộ và nhân dân các dân tộc tham gia trồng cây cao su được 488 ha trong 2 năm 2011 - 2012. Tuy nhiên đến năm 2013, thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và phụ thuộc vào kế hoạch của Tập đoàn cao su, nên đến năm 2015, huyện mới trồng thêm được 300ha [18].

<i><b>1.3.4. Chỉ đạo hình thành các vùng sản xuất nông sản </b></i>

Đảng bộ huyện Mường Tè chỉ đạo tiến hành công tác quy hoạch, quy vùng chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi, bảo đảm tính đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; tạo vùng sản xuất hàng hố tập trung. Theo đó, trong những năm 2010 - 2015, hiệu quả kinh tế vùng tiếp tục được duy trì và phát triển đúng hướng ở Mường Tè. Cụ thể:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Các xã vùng 1 của huyện đã phát triển được nhiều mơ hình chăn ni đại gia súc gắn với chăn nuôi có khu vực chăn thả, chuồng trại; đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ; tiếp tục phát triển trồng mới diện tích cây thảo quả, gắn với việc bảo vệ đường biên, mốc giới; khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng.

Các xã vùng 2 của huyện đã hình thành vùng sản xuất lương thực tập trung, đảm bảo lương thực phục vụ tại chỗ và cung cấp cho số khẩu phi nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tổ chức trồng cây cao su, cây ăn quả, cây màu các loại; đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng và hình thành các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.

<i><b>1.3.5. Chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới </b></i>

Trong những năm 2010 - 2015, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện Mường Tè chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn mới, coi đây là chìa khóa quan trọng để đạt được sự ổn định và bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy trong việc gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện có sự chuyến biến rõ rệt. Hệ thống giao thông được sửa chữa, nâng cấp, đi lại thuận tiện hơn. Trong những năm 2012 – 2015, huyện đã đầu tư nhựa hóa và bê tơng hóa được 132,2 km đường trục xã, liên xã. Năm 2015, thực hiện bê tơng hóa 17,6 km đường giao thông trục bản, nội bản và 4 km đường giao thơng nội đồng. Tính đến tháng 6/2015, huyện Mường Tè có 5 xã đạt tiêu chí về giao thông (Bum Nưa, Thu Lũm, Mường Tè, Kan Hồ, Nậm Khao).

Với tổng số 174 cơng trình thủy lợi, đến năm 2015, có 126 cơng trình thủy lợi của huyện đã được đầu tư kiên cố hóa, thực hiện kiên cố hóa được tổng số 201,5 km, chiếm 87% số km kênh mương trên địa bàn cần kiên cố hóa. Những cơng trình thủy lợi đáp ứng được nhu cầu tưới cho trên 75% diện tích. Tính đến tháng 6/2015, huyện có 5 xã đạt tiêu chí thủy lợi là Mường Tè, Thu Lũm, Nậm Khao, Bum Nưa và Vàng San.

Thu nhập của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn huyện trong những năm 2010 - 2015 từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, mức thu nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

bình quân của người dân nông thôn chưa cao. Năm 2012 là 3,9 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 đạt 6,25 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó, tiêu chí thu nhập đối với khu vực trung du miền núi phía Bắc năm 2012 là 13 triệu đồng/người/năm; năm 2015 là 18 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2015, huyện có 02 xã (Mường Tè và Bum Nưa) có mức thu nhập bình quân đầu người/năm đạt trên 10 triệu đồng, so với quy định của tỉnh Lai Châu thì đạt tiêu chí nhưng so với quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới thì chưa đạt.

Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định trên địa bàn nông thôn của huyện Mường Tè thấp, chỉ đạt khoảng 30 đến 35 . Đối với tiêu chí này, huyện chỉ đạo thực hiện tiêu chí theo phương châm phát huy nội lực của người dân là chính. Vận động nhân dân tích lũy, vay thêm vốn của Nhà nước gia cố, sửa chữa, làm mới nhà, nhất là các hộ gia đình có nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt việc sắp xếp ổn định dân cư theo các chương trình mục tiêu như di dân ra biên giới, di dân ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn… Các ban, ngành, đồn thể từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là Bộ đội Biên phịng, qn sự tích cực hơn nữa trong việc giúp dân xóa nhà tạm. Ngân hàng Chính sách Xã hội cho người dân vay vốn làm nhà.

Việc xây dựng nhà văn hóa trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Huyện ủy đã chỉ đạo tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; xây dựng kế hoạch, giải pháp để đạt chuẩn tiêu chí theo lộ trình, đảm bảo tiết kiệm kinh phí đầu tư, thiết thực, bền vững, tạo cảnh quan môi trường văn minh, xanh, sạch đẹp; huy động người dân góp đất, góp cơng, để xây dựng nhà văn hóa; tiến hành xây dựng nhà văn hóa gần khu vực trường học để quản lý được tốt hơn.

Với những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, năm 2011, bình qn chung tồn huyện đạt 8,92 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2015, bình qn tồn huyện đạt 10,8 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới [18].

Cuối năm 2015, xã Mường Tè đạt chuẩn nông thôn mới. Xã Mường Tè là 1 trong 2 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Mường Tè. Sau hơn 4 năm chung tay thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, nhân dân tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

xã đã tham gia đóng góp 15.070 ngày cơng, làm 16,9km đường bê tơng, trồng hơn 50 cây ăn quả các loại. Người dân áp dụng cơ giới hoá, đưa cây con giống mới vào chăn nuôi, sản xuất, tăng thu nhập, đưa bình qn thu nhập đầu người tồn xã lên 12,5 triệu đồng (năm 2015). Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và người dân được hưởng lợi” được thực hiện tốt trên địa bàn xã.

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nơng nghiệp nói riêng, Đảng bộ huyện Mường Tè đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Chủ trương đó bao gồm phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển kinh tế nơng nghiệp tồn diện, bám sát thực tiễn địa phương, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng tập trung sức thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, trên các lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Với quyết tâm chính trị cao, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mường Tè đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII. Nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo đúng định hướng. Kinh tế nông thôn và đời sống nhân dân Mường Tè đã được cải thiện một bước.

Tuy nhiên, trong những năm 2010 - 2015, kinh tế nông nghiệp huyện Mường Tè vẫn cịn có một số hạn chế. “Chăn nuôi và trồng trọt phát triển thiếu cân đối ngay trong địa bàn của từng xã và giữa các vùng trong huyện. Chưa khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản” [18].

Những kết quả đạt được và hạn chế của giai đoạn 2010 - 2015 đòi hỏi Đảng bộ huyện Mường Tè phải nhận thức đầy đủ, kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương, chỉ đạo phát triển nông nghiệp của huyện trong nhiệm kỳ tiếp theo, nhằm đưa Mường Tè thoát khỏi huyện nghèo và bật lên mạnh mẽ trong kinh tế nông nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

Trong giai đoạn 2015 - 2020, nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Lai Châu hết sức quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân tỉnh Lai Châu trong sự nghiệp xây dựng quê hương.

Năm 2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 được tiến hành. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đại hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho chặng đường 5 năm 2015 - 2020.

Đại hội xác định mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2015 - 2020 là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nơng thơn mới. Phát triển tồn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh, bảo đảm giữ gìn biên giới ổn định, hịa bình, hữu nghị, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, phấn đấu đến năm 2020 đưa Lai Châu thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.

Đại hội thơng qua 10 chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp là: Tổng sản lượng lương thực có hạt trên 200.000 tấn; diện tích cây chè 4.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng trên 50%; 35-40 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội, ngày 15/7/2016, Tỉnh ủy Lai Châu ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Nghị quyết xác định mục tiêu chung về phát triển

<i>nông nghiệp đến năm 2020 của toàn tỉnh là: “Khai thác có hiệu quả, hợp lý tiềm </i>

<i>năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; từng bước chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ sản xuất nhỏ lẻ sang thâm canh, sản xuất hàng hóa quy mơ tập trung gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị sản xuất, sức cạnh tranh c a sản phẩm. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; gắn xây dựng nông thôn mới với quy hoạch nông nghiệp, đô thị; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Xây dựng nông thôn dân ch , ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xố đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gi v ng ch quyền biên giới quốc gia. Phấn đấu nông nghiệp Lai Châu phát triển, nông thôn tiến bộ” [39]. </i>

Nghị quyết xác định 5 mục tiêu cụ thể, trong đó có 4/5 mục tiêu về phát triển kinh tế nơng nghiệp: (1) Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt 5 - 6 /năm; (2) Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh; đảm bảo an ninh lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt 225.000 tấn;

</div>

×