Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đảng bộ huyện phổ yên ( tỉnh thái nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN (TỈNH THÁI NGUYÊN)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội -2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN (TỈNH THÁI NGUYÊN)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phùng Thị Hiển



Hà Nội -2014


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8
7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2010 .................................................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp và tầm quan trọng của nông nghiệp ............. 9
1.1.2. Khái niệm kinh tế nông nghiệp ........................................................... 12
1.2. Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Phổ Yên ......................................................................................................... 13
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................................... 13
1.2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông
nghiệp ............................................................................................................ 21
1.2.3. Thực trạng kinh tế nông nghiệp của huyện Phổ Yên trước năm 2001
....................................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2010 ............................................................................................................... 42



2.1. Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai
đoạn 2001 - 2005 .......................................................................................... 42
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ........................................ 42
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Phổ Yên ........................................... 47
2.1.3. Sự chỉ đạo và kết quả đạt được ........................................................... 53
2.2. Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH giai đoạn 2006 - 2010 ............................. 63
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ........................................ 63
2.2.2. Chủ trương của huyện Phổ Yên .......................................................... 67
2.2.3. Sự chỉ đạo và kết quả đạt được .......................................................... 76
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .. 88
3.1. Một số nhận xét ..................................................................................... 88
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................... 88
3.1.2. Hạn chế................................................................................................ 97
3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp huyện
Phổ Yên từ năm 2001 đến năm 2005


59

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng chè huyện Phổ Yên (2001 - 2005)

60

Bảng 2.3. Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm huyện Phổ Yên từ
năm 2001 đến năm 2005

62

Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005

63

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm

79

Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô qua các năm

79

Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc qua các năm

80

Bảng 2.8. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương qua các năm


80

Bảng 2.9. Diện tích, năng suất và sản khoai lang qua các năm

81

Bảng 2.10. Tổng sản lượng cây trồng, vật nuôi của huyện qua các
năm từ năm 2005 đến năm 2010

84


DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Biều đồ tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Phổ Yên

56

Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng và diện tích đất trồng lúa

57

Hình 2.3. Biều đồ sản lượng và diện tích đất trồng ngô

58


Hình 3.1. Biểu đồ tổng số đàn gia cầm của huyện Phổ Yên qua các
năm (2000, 2005, 2010)

91

Hình 3.2. Biểu đồ tình hình chăn nuôi gia súc ở Phổ Yên

92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW

Ban Chấp hành trung ương

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Uỷ ban nhân dân


HTX

Hợp tác xã


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có xuất xứ
rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới TS Phùng Thị Hiển, đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học,
các Thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi tác giả học tập.
Cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích
tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Nguyễn Thị Thu Phương



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử, nông nghiệp là ngành sản
xuất vật chất được hình thành đầu tiên của xã hội loài người. Cùng với sự
phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp luôn giữ vị trí là
một ngành kinh tế lớn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của
hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do
Đảng khởi xướng đã thu được những thành tựu to lớn. Những thành tựu trên
mặt trận nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống
nhân dân nói chung và nông dân nói riêng, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc
dân, từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong nông
nghiệp. Chính những thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp đã góp phần đưa
nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo
tiền đề và cơ sở bước đầu cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Phổ Yên là một huyện trung du, nằm ở vùng phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của
Trung ương, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên mà trực tiếp là của Đảng bộ
huyện, nền kinh tế nông nghiệp của Phổ Yên đã có bước phát triển khá toàn
diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ngành nông nghiệp bước vào thời kỳ
sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Những thành tựu đó góp phần quan trọng
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh
Thái Nguyên nói chung.

1



Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế nông
nghiệp của huyện Phổ Yên về cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, hiệu quả
kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là nền nông nghiệp của
huyện còn gặp nhiều trở ngại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp còn chậm, chưa đồng bộ. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã
hội, trước hết là lao động, đất đai còn thấp. Nguyên nhân của những kết quả,
hạn chế nêu trên có phần xuất phát từ kết quả vận dụng đường lối, chủ trương
của Đảng vào tình hình thực tế của huyện.
Nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ huyện Phổ Yên, khẳng định những thành tựu to lớn đạt
được, rút ra những hạn chế bất cập, những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh
phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới là việc làm có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Đảng bộ
huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là một vấn đề
lớn, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học, các nhà hoạt động
thực tiễn. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây đã
có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở
những góc độ khác nhau đã được công bố qua các cuộc hội thảo, sách chuyên
khảo, luận án, luận văn và các bài viết trên các tạp chí. Có thể kể tới các công
trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta của PGS.TS
Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, Hà Nội, năm 1990. Đây là công trình
nghiên cứu đã nêu bật được những thành công và những hạn chế của nông


2


nghiệp nước ta sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và những tác
động to lớn của nó đối với đời sống của xã hội nông thôn.
Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của
Bộ chính trị do PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2000. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích và xác định vị trí,
tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở
nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10,
từ đó có những kiến nghị phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát
triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới.
Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, của nhóm tác
giả Võ Đại Luận, Đào Lê Minh, Nguyễn Trần Quế, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Hà Nội, năm 1995; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Hồng Vinh, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998; Nông nghiệp và nông thôn trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, của tác giả Vũ
Oánh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998…Những công
trình khoa học trên đã đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và nông thôn
của Việt Nam trước năm 1990, qua đó xác định phương hướng phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn trong những 1991-1995, đồng thời khẳng định sự
cấp bách và cần thiết đưa nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển theo
con đường CNH, HĐH.
TS. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt
Nam - Hôm nay và mai sau, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả
đã nêu bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện
nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất
phát từ thực tiễn, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách
nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.


3


PGS.TS Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam
sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội. Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách
khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta
trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới.
Các luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài: Luận án tiến sĩ Phát triển
nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp ở nước ta của Mai Văn Bảo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2000; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường phòng thủ tỉnh,
thành phố thuộc khu vực này của Nguyễn Văn Bảy, Học viện Chính trị Quân
sự, Hà Nội, 2000; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Bắc
Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Đăng Bằng,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. Các luận án tiến sĩ
này đề cập chủ yếu dưới góc độ kinh tế - chính trị trong đó xác định về yêu
cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, làm rõ một
số nội dung và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế
trong nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy phát triển, thực hiện mục tiêu kinh
tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
trong thời kỳ đổi mới.
Những công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến sự phát triển của
kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên như:
Luận văn thạc sĩ lịch sử về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở
Thái Nguyên của Bùi Thanh Tùng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên giai đoạn 1997 - 2007”, Đại học Sư phạm
Thái Nguyên. Luận văn đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ nội dung, biện

pháp và thực trạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

4


nông thôn Thái Nguyên trong những năm từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất
nước 1986 đến năm 2007, đặc biệt đi sâu nghiên cứu thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1997 - 2007 ở Thái Nguyên.
Luận văn thạc sĩ “Tình hình kinh tế, xã hội của Thị xã Sông Công tỉnh
Thái Nguyên thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2005)” của Nhâm Quốc
Hưng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2006. Ở đây kinh tế nông nghiệp được
nghiên cứu trong tổng thể kinh tế - xã hội nói chung.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1965 - 2000) của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005) đã nêu một cách khái quát những chủ
trương của Đảng bộ tỉnh và những thành tựu chính trong quá trình phát triển
kinh tế nông nghiệp trong những năm đầu tái lập tỉnh.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên (1930 - 2005), Huyện ủy Phổ
Yên xuất bản, đã giới thiệu một cách khái quát về tình hình kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội của huyện. Trong đó cuốn sách đã nêu lên những chủ trương,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng
bộ huyện Phổ Yên cùng với đó là quá trình vận dụng các chủ trương, quan
điểm đó và thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
của huyện.
Tất cả các công trình trên đã cung cấp nhiều nội dung, phương pháp
tiếp cận về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề cập đến sự lãnh
đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở những mức độ
nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
toàn diện và hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010. Mặc dù
vậy, kết quả nghiên cứu của những công trình trên là nguồn tư liệu quý giá

giúp tác giả có cơ sở để hoàn thành luận văn Thạc sĩ.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm sáng rõ chủ
trương, đường lối và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện của Đảng bộ huyện Phổ
Yên trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến
2010, đồng thời cụ thể hóa những ưu điểm, hạn chế qua khảo sát thực tiễn.
Qua đó, tác giả rút ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của quá
trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
2001 đến 2010. Từ đó, tác giả nêu lên một số kinh nghiệm nhằm phát huy hơn
nữa năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phổ Yên đối với nhiệm vụ xây
dựng và phát triển kinh tế địa phương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa quá trình đổi mới đường lối phát triển kinh tế nông
nghiệp trong Nghị quyết của Đảng nói chung và Nghị quyết của Đảng bộ
huyện Phổ Yên nói riêng.
+ Phân tích quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên vận dụng quan điểm, chủ
trương của Đảng để lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến 2010.
+ Rút ra những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm nhằm nâng
cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong quá trình phát triển
kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng trong những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010.


6


- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Phổ Yên trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển kinh
tế nông nghiệp của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương.
+ Về thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm
2001 đến năm 2010.
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi không
gian trên địa bàn huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên .
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu
+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI
của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp.
+ Các sách chuyên khảo, các bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
từ một số nhà xuất bản, tạp chí.
+ Các Nghị quyết chuyên đề, các chỉ thị về phát triển kinh tế nông
nghiệp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phổ Yên.
+ Các báo cáo hàng quý, hàng năm của các phòng, ban, ngành đặc biệt
là của phòng Nông nghiệp và phòng Thống kê huyện Phổ Yên.
- Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn là phương pháp luận để tác giả
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài,
phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính mà tác

giả luôn vận dụng. Ngoài ra, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp

7


thống kê, so sánh, khảo sát thực tế để xử lý số liệu…cũng được vận dụng để
làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
+ Trên cơ sở hệ thống các nguồn tài liệu, kế thừa kết quả của các công
trình nghiên cứu, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, trình bày có hệ
thống về quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010.
+ Luận văn khẳng định những thành tựu đạt được, nêu ra những hạn
chế, khó khăn và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Phổ Yên để vận dụng vào việc đề ra
phương hướng phát triển ngành nông nghiệp cho huyện.
+ Sản phẩm của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo bổ sung vào kho
tư liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương trong thời kỳ đổi mới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội
dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở
huyện Phổ Yên trong những năm 2001 - 2010.
Chương 2: Quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đảng bộ huyện Phổ Yên từ năm 2001 đến năm 2010.

8



CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp và tầm quan trọng của nông nghiệp
* Khái niệm nông nghiệp
Có rất nhiều cách hiểu về “nông nghiệp”. Có thể đưa ra một vài định
nghĩa khác nhau về “nông nghiệp” như sau:
Theo Từ điển kinh tế của NXB Sự thật, Hà Nội, 1997 thì: “Nông
nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân,
một trong những bộ phận sản xuất chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất
thực phẩm cho người dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp bao
gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi”.
Hay theo cuốn giáo trình Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội, 1999 đưa ra khái niệm: “Nông nghiệp là một loại hoạt động của con
người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng
như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có
điều khiển cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
cổ nhất có lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thủy
ở đầu thời kỳ đồ đá mới”.
Trên cơ sở kế thừa các nguồn tài liệu tham khảo quý giá, tác giả đưa ra
cách hiểu về khái niệm nông nghiệp như sau:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Hiểu
theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, nông nghiệp gồm có nông nghiệp theo nghĩa hẹp
(gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp), lâm nghiệp và ngư nghiệp.

9



Trong phạm vi của luận văn, tác giả tiếp cận ngành nông nghiệp theo
nghĩa rộng. Cách tiếp cận này sẽ làm cho việc nghiên cứu của luận văn phù
hợp với chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.
* Tầm quan trọng của nông nghiệp
Trong những thành tựu làm thay đổi hẳn bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam trong hơn 25 năm đổi mới, nổi bật lên vai trò hết sức quan
trọng của ngành nông nghiệp.
Thứ nhất: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to
lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là những nước đang
phát triển.
Những nước đang phát triển là những nước nghèo với đại bộ phận dân
chúng sống bằng nghề nông. Nông nghiệp phát triển sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước, góp phần đáng kể vào quá trình tích
lũy cho nền kinh tế quốc dân.
Trong thực tế, ngay cả những nước có nền nông nghiệp phát triển cao,
mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng sản
phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai: Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các
yếu tố “đầu vào” cho công nghiệp và khu vực thành thị.
Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, phần lớn dân cư
sống bằng nghề nông thì nông nghiệp thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi
dào cho khu vực công nghiệp và thành thị.
Khu vực nông nghiệp không chỉ sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực
tiếp cho con người mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho nhiều ngành
công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công
nghiệp…nhằm tạo ra nguồn thu nhập lớn.

10



Thứ ba: Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của
công nghiệp.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm: cả
tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường
trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về
cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác dụng trực tiếp đến sản
lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ dẫn đến cầu về sản phẩm công nghiệp tăng
lên, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Thứ tư: Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại
tệ lớn.
Các loại nông, lâm, hải sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so
với các hàng hóa công nghiệp. Vì vậy, ở các nước đang phát triển nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.
Xu hướng chung của các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa là
ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông sản chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu và tỷ trọng này ngày càng giảm cùng với sự phát triển cao
của nền kinh tế.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia, thì nông nghiệp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Trong
điều kiện hiện nay, hầu hết các nước đều nhìn nhận: Nếu không có một nền
nông nghiệp phát triển, một nền nông nghiệp tiên tiến thì nền kinh tế quốc dân
khó có thể phát triển vững chắc. Thực tế ở Việt Nam và nhiều nước đã chứng
minh khi nông nghiệp phát triển vững chắc sẽ giúp nền kinh tế phát triển ổn
định, giảm nhanh tình trạng đói nghèo. Chính vì vậy, nông nghiệp được coi là
điểm xuất phát của phát triển hay cải cách kinh tế của nhiều quốc gia. Để thực
hiện được vai trò và khẳng định được vị trí của mình thì nông nghiệp cần có

11



hướng phát triển phù hợp. Trong đó phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH là điều cần thiết và tất yếu.
1.1.2. Khái niệm kinh tế nông nghiệp
Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà
Nội - Đà Nẵng, 1997: “Kinh tế nông nghiệp được hiểu là những nguồn lợi thu
được từ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp”.
Trong tổng thể các ngành kinh tế của một quốc gia, nông nghiệp có vai
trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của con người trong quốc gia ấy
và đối với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Nguồn lợi thu được từ
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp trong một thời kỳ nhất
định có thể bị giảm đi hoặc tăng lên do sự tác động của nhiều nhân tố chủ
quan và khách quan. Trong trường hợp nguồn lợi tăng lên, ta gọi đó là sự phát
triển của kinh tế nông nghiệp. Vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế nông nghiệp
là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về nguồn lợi thu được từ lĩnh vực nông
nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Mục tiêu của phát triển kinh tế nông nghiệp hướng tới là đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho dân cư nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái,
giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.
Ở nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững, sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng bộ địa phương
là một yếu tố tiên quyết. Sự lãnh đạo của Đảng hoặc Đảng bộ địa phương
trong phát triển kinh tế nông nghiệp là việc xác lập các chủ trương, đường lối
về kinh tế nông nghiệp và tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đương
lối đó nhằm tăng nguồn lợi thu được từ lĩnh vực này. Kinh tế nông nghiệp
chịu sự tác động bởi rất nhiều những yếu tố của tự nhiên và xã hội, bởi những
quy luật vận động và phát triển khách quan của nó. Do đó sự lãnh đạo của


12


Đảng nói chung và các Đảng bộ địa phương nói riêng muốn đưa lại hiệu quả
phải dựa trên sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn những yếu tố và quy luật ấy.
1.2. Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Phổ Yên
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trụ sở
huyện Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách thành phố Thái Nguyên 26 km
về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3.
Huyện Phổ Yên có vị trí giáp ranh như sau: Phía Tây giáp huyện Tam Đảo
(tỉnh Vĩnh Phúc), phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện
Đại Từ và thị xã Sông Công (Thái Nguyên), phía Đông và Đông Bắc giáp các
huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (Thái Nguyên), phía Nam giáp
huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội).
Với vị trí địa lý thuận lợi: tiếp giáp những vùng kinh tế năng động,
những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Thái
Nguyên, thị xã Sông Công, tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Huyện có hệ thống
giao thông phát triển (cả đường bộ, đường sắt, đường sông) nên việc giao lưu
hàng hóa khá thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển
theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, mở rộng thị trường sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp, dễ dàng hội nhập với thị trường trong
vùng và cả nước.
Về hành chính
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên là 258,869 km vuông (theo
số liệu thống kê tháng 3/2010). Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày
4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn


13


vị hành chính cấp xã/ phường gồm 3 thị trấn là Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn
và 15 xã với 309 xóm. Các xã bao gồm: Thuận Thành, Trung Thành, Đông
Cao, Tân Hương, Tiên Phong, Tân Phú, Đồng Tiến, Nam Tiến, Hồng Tiến,
Đắc Sơn, Vạn Phái, Thành Công, Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân.
Về địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm
vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông (hữu ngạn sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ
cao trung bình 8 - 15 m, là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng. Đây
được coi là vùng trọng điểm lúa và rau màu của huyện, có nhiều kinh nghiệm
trong việc trồng lúa nước.
- Phía Tây (tả ngạn sông Công), gồm 4 xã, 1 thị trấn, đây là các xã
vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, có thế mạnh trong trồng cây
công nghiệp (đặc biệt là cây chè), cây ăn quả, khai thác chế biến lâm sản và
chăn nuôi gia súc.
Nhìn chung, đặc điểm về địa hình là điều kiện thuận lợi cho địa phương
phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng cây lương thực, hình thành
những vùng chuyên canh quy mô vừa và lớn, phát triển các đặc sản truyền
thống. Tuy nhiên, do địa hình nhiều đồi núi nên việc đi lại, vận chuyển hàng
hóa đầu vào, đầu ra cũng gặp không ít những khó khăn. Bởi vậy, công tác
cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ có những hạn chế.
Về đất đai
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai ngày 1/1/2005 của Phòng Thống kê
huyện Phổ Yên cung cấp, diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63
ha, phân theo mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp là 20.191,97 ha,

chiếm 78,67% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 5.166,57 ha,

14


chiếm 20,13%, đất chưa sử dụng là 309,09 ha, chiếm 1,20%. Như vậy, diện
tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.358,54 ha, chiếm 89,8% tổng diện
tích tự nhiên.
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ
1/25.000, huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó, các loại đất phù sa,
bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp,
tầng đất dày > 100 cm, đất loại này giàu dinh dưỡng, hiện nay hầu hết được
sử dụng cho việc trồng lúa và trồng hoa màu, còn có khả năng thâm canh để
nâng cao năng suất, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích đất tự nhiên
của toàn huyện.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu
vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích đất toàn huyện, hầu
hết có độ dốc > 25%. Tuy nhiên, trong những năm qua do tác động của quá
trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng ngày càng giảm đi và gây sức ép lớn cho thâm canh trong sản xuất
nông nghiệp và phát triển các nghề phụ, nhưng đó cũng là một cơ hội cho
huyện phát triển kinh tế, văn hóa và dịch vụ. [49, tr.37].
Với nguồn tài nguyên đất khá phong phú của huyện, rất phù hợp cho
việc trồng cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày,
cây ăn quả có giá trị cao, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện
phát triển.
Về sông ngòi
Phổ Yên có hai hệ thống sông chính là sông Cầu và sông Công. Hệ
thống sông Cầu và sông Công là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu cho
sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân trong

huyện. Với lưu lượng nước lớn vào mùa mưa mang nhiều phù sa đem lại
nguồn lợi tự nhiên cho huyện, nhưng lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều lần 2 con

15


sông này đã đưa lũ về gây thiệt hại cho nhân dân trong vùng. Mới đây là đợt
lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2013 đã làm ngập úng toàn bộ lúa hè thu của
các xã Thuận Thành, Trung Thành, Nam Tiến, Tiên Phong…
Bên cạnh hai con sông lớn này hệ thống ao, hồ trên địa bàn huyện cũng
góp phần quan trọng trong sinh hoạt và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất
nông nghiệp, nguồn lợi để nuôi trồng thuỷ sản. Điển hình trên địa bàn huyện
có hồ Suối Lạnh nằm tại xã Thành Công, đây là hồ nhân tạo lớn nhất của
huyện hiện nay. Hồ Suối Lạnh cũng là nơi cung cấp một lượng nước tưới tiêu
cho nông nghiệp tương đối lớn và hiện tại Hồ Suối Lạnh nằm trong dự án
phát triển khu du lịch Suối Lạnh của huyện, tương lai sẽ là nơi thu hút khách
du lịch lớn.
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Phổ Yên mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa, với hai mùa
nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít. So với các huyện khác trong tỉnh, tốc
độ gió của huyện Phổ Yên cũng lớn hơn. Hướng gió thay đổi rõ rệt theo hệ
thống hoàn lưu. Mùa hè thường có gió Đông Nam mát mẻ. Mùa đông có gió
Đông Bắc thời tiết lạnh. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt
độ trung bình hàng năm của huyện vào khoảng 22,1 độ đến 23,4 độ. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1, độ ẩm của huyện cao, trung bình từ 79%
đến 98,3% [55, tr.965].
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, huyện Phổ Yên có nguồn cát, đá sỏi
ở sông Công và sông Cầu, đây được coi là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi

dào cho sản xuất, khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng trong huyện và một số
huyện khác thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

16


×