Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 131 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>NGUYỄN VĂN NINH </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON </b>

<b>HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH, BẮC GIANG </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>NGUYỄN VĂN NINH </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON </b>

<b>HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH, BẮC GIANG Ngành: Quản lý giáo dục </b>

<b>Mã số: 8 14 01 04 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HOÀI LAN </b>

<b>Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan, khơng trùng lặp với các luận văn khác. Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

<i>Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>NGUYỄN VĂN NINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin bày tỏ sự biết

<b>ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Hoài Lan, người đã tận tâm, trực tiếp hướng dẫn và giúp </b>

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K27B.

Tơi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thơng tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng khơng thể tránh khỏi một số thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.

<i><b>Xin chân thành cảm ơn! </b></i>

<i>Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<i><b>Nguyễn Văn Ninh </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 3

4. Giả thuyết khoa học ... 3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tai ... 3

7. Phương pháp nghiên cứu ... 4

8. Cấu trúc luận văn ... 5

<b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON ... 6 </b>

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề... 6

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ... 6

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ... 9

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ... 10

1.2.1. Quản lý ... 10

1.2.2. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ... 12

1.2.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ... 13

1.3. Lý luận về hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ... 14

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3.1. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo ... 14

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non ... 28

1.4.1. Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường

<b>Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG ... 41 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.1. Vài nét khái quát về đối tượng khảo sát ... 41

2.1.1. Điều kiện tự nhiên - KT- XH huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 41

2.1.2. Tình hình giáo dục Mầm non của huyện Lạng Giang ... 41

2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 47

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 47

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 48

2.3.4. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ... 52

2.3.5. Thực trạng kết quả chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 53

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 56

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng ... 56

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 59

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 62

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý hoạt động

chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 68

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 71

2.5.1. Ưu điểm ... 71

2.5.2. Hạn chế ... 72

2.5.3. Nguyên nhân ... 72

Kết luận Chương 2 ... 74

<b>Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG ... 75 </b>

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ... 75

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ... 75

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện và hệ thống ... 75

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ... 75

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi ... 76

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 76

3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tiễn của các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. ... 76

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 81

3.2.3. Cụ thể hoá bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ... 84

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, Bắc Giang ... 88

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.2.5. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mần non huyện Lạng Giang,

Bắc Giang ... 91

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ... 93

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 94

3.4.1. Quy trình khảo nghiệm ... 94

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ... 94

Kết luận Chương 3 ... 101

<b>KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 102 </b>

1. Kết luận: ... 102

2. Khuyến nghị... 103

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang ... 103

2.2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang ... 104

2.3. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non ... 104

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 105 </b>

PHẦN PHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Ý kiến đánh giá thực trạng thực hiện mục tiêu chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang... 47 Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá thực trạng thực hiện nội dung chăm sóc, ni dưỡng trẻ

mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang... 49 Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện hình thức chăm sóc, ni dưỡng trẻ

mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 50 Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng các điều kiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo

ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 52 Bảng 2.5. Đánh giá kết quả chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường

mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 54 Bảng 2.6. Nhu cầu dinh dưỡng 1 trẻ / 1 ngày đạt được ở trường(So với nhu cầu

của Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT) ... 56 Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng các điều kiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo

ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 57 Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, ni dưỡng

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang... 60 Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá cơng tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ

mẫu giáo ở các trường mầm non ... 63 Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động

chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáoở các trường mầm non ... 66 Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non .... 68 Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ... 94 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ... 95 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp ... 97 Bảng 3.4. Xét tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các

biện pháp ... 99

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Biểu đồ 2.1. Đánh giá thực trạng lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 58 Biểu đồ 2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, ni

dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ... 62 Biểu đồ 2.3. Ý kiến đánh giá cơng tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 64 Biểu đồ 2.4. Ý kiến đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ... 70 Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ... 96 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp ... 98 Biểu đồ 3.3. Tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các

biện pháp ... 100

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, nhân cách con người mới XHCN.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Có thể thấy, thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trị quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó địi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non.

Vai trò quan trọng của cơng tác chăm sóc ni dưỡng giáo dục cho trẻ biết được một số hành vi trong ăn uống, thao tác vệ sinh cá nhân. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường, giữ gìn mơi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng đồ chơi của trẻ sạch sẽ để phòng một số bệnh do vi rút gay ra, dễ lây lan và nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Đảm bảo tốt cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường, phịng chống các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, và các bệnh theo mùa cho trẻ. Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ. Chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng ngừa các đại dịch, thường xuyên kiểm tra nguồn nước, diệt muỗi và hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm phải sạch, rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Một vấn đề đăt ra hiện nay đó là, cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trong một số trường, lớp mầm non đang còn những tồn tại, bất cập. Một số giáo viên thực hiện không tốt cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ. Trẻ đến trường khơng được

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chăm sóc đúng khoa học. Giáo viện khơng quan tâm, chăm sóc trẻ. Một số trường hợp cịn có hành vi bạo hành trẻ trong khi chăm sóc, ni dưỡng. Chất lượng nuôi dưỡng chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Khẩu phần ăn của trẻ chưa đa dạng, phong phú trong… Những việc làm vi phạm đạo đức nhà giáo này đã tạo ra những dư luận xã hội không tốt, gây nên những bức xúc trong xã hội.

Trong những năm qua, các cấp quản lý giáo dục huyện Lạng Giang đã chú ý đến hoạt nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của địa phương. Tuy nhiên, việc đổi mới hoạt động quản lý cịn hạn chế, chưa có giải pháp cụ thể, bên cạnh đó nhận thức của một số giáo viên, nhân viên chưa cao, công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc chưa được đổi mới, quy trình kiểm tra đánh giá có thực hiện song chưa thường xuyên, các nguồn lực phục vụ hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, kỹ năng chăm sóc ni dưỡng trẻ cịn hạn chế, đầu tư cơ sở vật chất chưa đúng mức, công tác tham mưu phối kết hợp đạt hiệu quả chưa cao, phối hợp chưa toàn diện, trang thiết bị phục vụ bán trú chưa đảm bảo so với yêu cầu đề ra, cơng tác kiểm tra tư vấn có thực hiện song hiệu quả tác động đến đội ngũ chưa cao... Vì vậy hoạt động ni dưỡng, chăm sóc nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội và mục tiêu của giáo dục mầm non.

<i><b>Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý hoạt </b></i>

<i><b>động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non </b></i>

huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa

<i>XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [1]. </i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường MN, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở trường mầm non.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

<b>4. Giả thuyết khoa học </b>

Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ sẽ được nâng cao và góp phần hồn thành tốt mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non nếu trường mầm non có những biện pháp quản lý cụ thể, khả thi về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ (định lượng khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đúng chế độ ăn theo quy định và đúng cam kết với phụ huynh, tổ chức hợp lí giữa chăm sóc, ni dưỡng với các hoạt động giáo dục, phối kết hợp với phụ huynh về chăm sóc, ni dưỡng trẻ…).

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.

<b>6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tai </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trường Mầm non Nghĩa Hòa, mầm non Quang Thịnh, Mầm non An Hà, Mầm non Thị trấn Kép, Mầm non Tân Hưng, Mầm non Xuân Hương, Mầm non Đại Lâm, Mầm non Thái Đào, Mầm non Đào Mỹ, Mầm non Mỹ Thái, Mầm non Nghĩa Hưng.

<b>Với số lượng khách thể điều tra: 134 người (30 cán bộ quản lý, 104 giáo viên </b>

mầm non).

Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2021 đến 9/2021.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận </b></i>

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái qt hố nhằm:

- Phân tích các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non.

- Nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu: biện pháp, biện pháp quản lý giáo dục, hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu chăm sóc, ni dưỡng của trẻ mầm non.

- Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

<i><b>7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i>7.2.1. Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động </i>

chăm sóc, ni dưỡng trẻ của giáo viên, nhân viên mầm non theo các yêu cầu của Quy chế nuôi dạy trẻ, điều lệ trường mầm non, các thơng tư về chăm sóc sức khỏe và an toàn của trẻ mầm non, yêu cầu của đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của tỉnh Bắc Giang.

<i>7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài xây dựng phiếu hỏi dành </i>

cho CBQL, GVMN ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên mầm non.

<i>7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn CBQL, GVMN về hoạt </i>

động chăm sóc, ni dưỡng trẻ nhằm thu thập thơng tin bổ sung cho q trình nghiên cứu thực trạng.

<i>7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu phân tích </i>

các sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ ghi nhật ký hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đường…

<i>7.2.5. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến tham vấn của chuyên gia về y tế </i>

học đường, bác sĩ nhi khoa làm việc tại các trường mầm non, chuyên viên phòng giáo dục, chuyên gia dinh dưỡng…

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>7.3. Phương pháp xử lý thông tin </b></i>

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý số liệu %, tính điểm trung bình, phân tích định lượng, định tính các số liệu thu được từ bảng hỏi.

<b>8. Cấu trúc luận văn </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:

<b>Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu </b>

giáo ở trường mầm non.

<b>Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo </b>

ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

<b>Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở </b>

các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON </b>

<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề </b>

<i><b>1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới </b></i>

Nghiên cứu về vấn đề chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non được nhiều nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam quan tâm, bởi trước khi một đứa trẻ vào trường tiểu học chúng ta cần hình thành cho trẻ có một nền tảng vững chắc. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hóa cộng đồng là những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó từ lúc lọt lịng mẹ đến lúc 6 tuổi, trẻ em cần được sự đầu tư hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần, các lĩnh vực theo yêu cầu của lứa tuổi mầm non. Việc giáo dục trẻ em trong những năm học ở nha trường có thành công hay không một phần lớn là tùy thuộc vào những tảng đá làm nền tạo được trong những năm phát triển trẻ thơ sau này”.

Những năm đầu thế kỷ XX, vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục. Năm 1907, tiến sĩ Maria Montessori đã thành lập trường mẫu giáo đầu tiên tại Roma. Ngay từ ngày đầu thành lập trường, vấn đề chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đã được bà hết sức chú trọng. Điều này được thể hiện qua hệ thống các quan điểm và phương pháp giáo dục (phương pháp Montessori). Montessori đặt nền tảng tự do, nhu cầu và hứng thú của trẻ lên trên hết. Khi các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ phát triển cân đối về thể chất, trí tuệ, tâm lý. Đặc biệt, trẻ được tạo động lực để có hứng thú trong việc học và cư xử hoà nhã lịch sự với mọi người. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ở các nước châu Âu và Mỹ cho đến tận ngày nay. Hiện nay, phương pháp này được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi ở các trường MN, nhất là các trường MN tư thục và MN quốc tế ở các thành phố lớn của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng CS - GD trẻ [22].

N.C. Crupxcaia đã phác thảo chương trình, kế hoạch xây dựng hệ thống nhà trẻ mẫu giáo trong tồn Liên bang Xơ Viết. Bà là người đặt cơ sở cho khoa học giáo dục MN theo quan điểm Mác- xít, trong đó có vấn đề chất lượng CS - GD trẻ [2].

<i>Trong công trình nghiên cứu “Chất lượng giáo dục mầm non”, tác giả </i>

S.V.Nhikitina đã đưa ra quan điểm về chất lượng CS-GD trẻ MN, thực trạng chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các vườn trẻ ở Liên bang Nga hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mầm non. Theo bà, tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng CS-GD trẻ được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau [27]:

Sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh; Nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh; Phát triển xã hội và cá nhân của học sinh;

Phát triển nghệ thuật và thẩm mỹ của học sinh.

Ngoài việc luận bàn về khái niệm chất lượng giáo dục mầm non, trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả nhấn mạnh việc sử dụng tích hợp các phương pháp tiếp cận cơ bản để đánh giá chất lượng giáo dục mầm non, các chỉ số và tiêu chí về chất lượng CS-GD trẻ ở trường mầm non. Tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giáo dục mầm non gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

Ngoài ra, chất lượng CS-GD trẻ MN được quan tâm nghiên cứu của nhiều tác

<i>giả khác như: Overchuk với “Chất lượng giáo dục mầm non: thực trạng, vấn đề và triển vọng”; Hội thảo khoa học Chelyabinsk về “Chất lượng giáo dục mầm non: lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” [15]... </i>

Nhìn chung, chất lượng CS-GD trẻ MN là vấn đề được các nhà giáo dục liên bang Nga hết sức quan tâm, xem đây là vấn đề có tính cấp thiết, vấn đề thời sự trong giáo dục MN hiện nay.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... giáo dục MN được hết sức chú trọng. Vì vậy, chất lượng CS-GD trẻ MN cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục.

Ở Mỹ, nhà trẻ chủ yếu là do tư nhân thành lập. Nhà trẻ của Mỹ dù là công lập hay tư thục đều thu phí, trong đó nhà trẻ tư thu phí cao hơn nhiều so với nhà trẻ công. Giáo dục MN ở Úc cũng được chính phủ hết sức quan tâm. Hiện nay, chính phủ Úc cam kết chất lượng phổ cập giáo dục mầm non là một chương trình nghị sự. Giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ là một ưu tiên chiến lược quan trọng đối với Úc [40].

Tại Canada, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhỏ là một điều kiện cần thiết để góp phần phát triển ban đầu và đặt nền móng vững chắc cho việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

học tập suốt đời của trẻ. Bậc học này cịn được coi là một bước khởi đầu cơng bằng trong cuộc sống cho tất cả trẻ em và đóng góp cho cơng bằng xã hội và hội nhập. Giáo dục MN được duy trì bằng các biện pháp có hiệu quả về tài chính, xã hội và sự hỗ trợ

<i>của cha mẹ và cộng đồng. Tại Canada, các dịch vụ ECEC (Early Childhood Education and Care- Chăm sóc và giáo dục mầm non) chính là nhà trẻ và chăm sóc trẻ em. Để </i>

phát triển, nâng cao chất lượng GDMN, ở quốc gia này đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quản lý đa dạng và hiệu quả. Hầu như tất cả các cơ sở chăm sóc trẻ em được quy định theo pháp luật là do tư nhân điều hành, thường là trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm phụ huynh, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác (77%) hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Tại Hàn Quốc, vấn đề CS - GD hướng vào trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc và dạy dỗ tốt nhất, đảm bảo cho trẻ có cơ hội vui chơi, hoạt động và giao tiếp một cách tích cực, trẻ được tự do hoạt động, học tập theo sở thích cá nhân. Giáo viên MN Hàn Quốc được linh hoạt lựa chọn mục tiêu, nội dung và cách thức giáo dục phù hợp với trẻ và những điều kiện cụ thể của hoạt động này. Trong trường MN ln có các góc chơi phong phú để trẻ có thể thực hiện các hoạt động đa dạng theo sở thích của mỗi đứa.

Ở Nhật bản, chất lượng công tác CS - GD trẻ mầm non được chính phủ hết sức quan tâm. Điều này được thể hiện qua chương trình giáo dục trẻ. Theo đó, giáo viên có vai trị tự chủ rất cao trong nội dung và phương pháp giáo dục trẻ, hoạt động chơi tự do của trẻ là trung tâm. Văn hóa giáo dục trẻ mầm non ở Nhật Bản có sự khác biệt so với các trường mầm non ở nước khác hay các chuẩn mực quốc tế khác: Phụ huynh và các nhà giáo dục Nhật Bản tin tưởng và luôn thống nhất trong việc để cho con trẻ chơi và giao lưu thỏa thích trong môi trường tập thể trước khi chúng bước vào môi trường áp lực của nền giáo dục chuẩn mực [37].

Nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Canada, Úc... đã tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng CS-GD trẻ MN. Một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả:

Tác giả: Callahan Darragh (Trường Walden University- Mỹ) trong công trình: “Chất lượng trong dịch vụ ni dạy trẻ: vấn đề chất lượng chính là chìa khóa để đánh

<i>giá và quyết định lựa chọn trên thực tiễn” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chất </i>

lượng CS-GD đối với sự phát triển toàn diện của trẻ [39].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Ngoài ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về chất lượng CS-GD trẻ, Pamela Morris Cybele Raver Chrishana M. Lloyd Megan Millenky với “Vai trò của GV MN đối với chất lượng CS-GD trẻ”; Alison Elliott với “Giáo dục trẻ mầm non-hướng tới chất lượng và công bằng cho mọi trẻ em”...

<i><b>1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam </b></i>

Giáo dục MN từ lâu đã được coi là bậc học của hệ thống giáo dục Việt Nam. Vấn đề chất lượng CS-GD trẻ MN Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Sau đây là một số cơng trình tiêu biểu:

<i>Tác giả Nguyễn Hữu Châu và nhóm tác giả trong cuốn “Chất lượng giáo dục những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã xác định các tiêu chí và chỉ số chất lượng của </i>

hệ thống GDMN gồm 3 thành tố, 14 tiêu chí cơ bản và 63 chỉ số [7].

<i>Trong đề tài khoa học cấp Bộ:“Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non” tác giả Lê Thu Hương và cộng sự đã xác định các cơ sở khoa học của việc CS-GD trẻ trong </i>

trường MN, các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng CS-GD trẻ [16].

Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả Tạ Ngọc Thanh đã xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm (khối nhà trẻ và khối mẫu giáo) [30].

Tác giả Trần Thị Bích Trà và nhóm nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo ngồi cơng lập” đã đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo ngồi cơng lập. Cũng trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình” đã xây dựng cơ sở lý luận của chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình và một số kinh nghiệm quốc tế, đồng thời khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình [35].

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 22/02/2012. Bản Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp cịi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng.”

Nếu như nội dung CSND ở chương trình Chăm sóc giáo dục trước kia chỉ được coi như là một bộ phận, một nội dung để hỗ trợ cho các hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non thì trong Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe đã được quan tâm và coi đó như là một nhiệm vụ chính song song với nhiệm vụ giáo dục trẻ trong các trường mầm non và đây cũng là một trong những nội dung quyết định sự thành cơng của chương trình.

Ngồi các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể kể đến một số Luận văn Thạc sỹ của những tác giả như:

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của QL các trường mầm non Quận 3 - Thành phố HCM”.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Bá Hòa với đề tài “Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2015”.

Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hoa với đề tài “Một số biện pháp can thiệp sớm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường mầm non”.

Về cơ bản, các cơng trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp quản lý các trường mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của GDMN tuy nhiên những cơng trình đi sâu về công tác CSND trẻ, một trong những nội dung quản lý trọng tâm của người QL cịn ít được quan tâm nghiên cứu. Việc đi sâu vào các biện pháp quản lý công tác CSND cụ thể cho cán bộ quản lý trong trường MN thì các cơng trình chưa đề cập đến một cách hệ thống.

<b>1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài </b>

<i><b>1.2.1. Quản lý </b></i>

Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công. Hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định. Sự phân công, hợp tác lao động đó nhằm đạt hiệu quả và năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

suất lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu, chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, điều chỉnh… Chính vì vậy, người ta quan niệm quản lý là một thuộc tính lịch sử vì nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm.

Có nhiều quan niệm về quản lý tùy thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau. Chính từ sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về các khái niệm “Quản lý”.

<i>Theo Harold Koontz và cộng sự: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo </i>

đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm” (tổ chức). Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi trường, mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [38].

Theo F.W Taylor: “Quản lý là biết chính xác các điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [32].

Những tài liệu mới nhất của Trung tâm quản lý chất lượng quốc tế IQC quan niệm quản lý là: Những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm sốt q trình tiến tới mục tiêu. Muốn định hướng và kiểm soát được quá trình tiến tới mục tiêu thì nhà quản lý phải viết ra những điều sẽ làm; Làm theo những điều đã viết; Viết lại những điều đã làm. Sau đó đem so sánh và tìm ra những sai lệch trong quá trình tiến tới mục tiêu, điều chỉnh các sai lệch nếu có để đạt được mục tiêu.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người. Chẳng hạn:

Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [20].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động có tính định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định”, “Quản lý nhằm kết hợp những nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của tổ chức, của xã hội” [17].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Từ những nghiên cứu trên, theo tác giả: “Quản lý là tác động có kế hoạch có chủ đích của người quản lý lên người bị quản lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đạt được kế hoạch mục tiêu đề ra”. </i>

<i><b>1.2.2. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

Chăm sóc là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà họ mong muốn.

<i>Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - “Chăm sóc trẻ em” là dịch </i>

vụ xã hội liên quan tới việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi (dưới đây gọi là "trẻ em”) một cách an toàn và khỏe mạnh, hỗ trợ về nhà trẻ và nuôi dưỡng tại gia đình để cung cấp sự giáo dục thích hợp cho đặc điểm phát triển của trẻ em (theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

Chăm sóc là hoạt động hàng ngày như hoạt động ăn, hoạt động ngủ, hoạt động ngoài trời, hoạt động phát triển thể chất giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển vận động tinh và vận động thơ. Khơng những vậy các hoạt động chăm sóc cịn giúp cho trẻ tích lũy kỹ năng sống, trải nghiệm các kỹ năng cá nhân.

Chăm sóc trẻ khoa học, phù hợp với từng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

Khái niệm nuôi dưỡng chỉ sự nuôi nấng và chăm sóc để tồn tại sức khỏe và phát triển. Vấn đề quan trọng của nuôi dưỡng là phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đang phát triển.

Trong mỗi thời kỳ phát triển của cơ thể có những đặc điểm tâm sinh lý riêng đòi hỏi nhu cầu về nuôi dưỡng ở mỗi thời kỳ khác nhau. Nuôi dưỡng đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Chính vì vậy, cơng tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng được thực hiện trên những ngun tắc sau:

Chăm sóc, ni dưỡng trẻ căn cứ vào đặc điểm sức khoẻ, dinh dưỡng, tính cách của từng trẻ, từng nhóm, từng lứa tuổi.

Chế độ ăn chất lượng, phong phú, hợp lí kết hợp với việc tạo khơng khí bữa ăn vui vẻ, vệ sinh là điều kiện để mỗi trẻ khoẻ mạnh, khôn lớn.

Từ giấc ngủ, bữa ăn đến việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi của trẻ đều liên quan trực tiếp đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của bé.

Theo dõi cân nặng, chiều cao, tình hình sức khoẻ của trẻ hàng tháng. Có kiểm tra đánh giá giữa tháng, lên phương án tác động hợp lí đối với trẻ cần chăm sóc đặc biệt (trẻ ốm, trẻ mới đi học, trẻ hấp thụ kém ...).

Như vậy, có thể hiểu, cơng tác chăm sóc, ni dưỡng chính là những công việc cần thiết phải làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của người được chăm sóc về mọi mặt, trong đó chú trong đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh đảm bảo phát triển tốt cả về sức khỏe, trí tuệ,...

<i><b>1.2.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

Quản lý trường mầm non thuộc quản lý nhà trường, là q trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, giáo viên, để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Theo cách tiếp cận nội dung thì GDMN là một phân hệ của hệ thống Giáo dục và Đào tạo “Giáo dục mầm non thực hiện việc ni dưỡng chăm sóc giáo dục từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Theo cách tiếp cận hệ thống thì GDMN có vị trí là phân hệ đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phân hệ này có nhiệm vụ thực hiện sự hài hồ giữa chăm sóc và giáo dục phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mầm non từ 3 tháng đến sáu tuổi.

Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non là những tác động của chủ thể quản lý đến q trình chăm sóc và ni dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp trẻ chuẩn bị sức khỏe tốt để học tập. Và đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của gia đình và xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Quản lý về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, công tác phối hợp, điều kiện hỗ trợ, kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác quản lý hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non.

<b>1.3. Lý luận về hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b>

<i><b>1.3.1. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo </b></i>

<i>1.3.1.1. Sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ </i>

<i><b> Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo: Trẻ mẫu giáo đến giai đoạn này thường có </b></i>

khuynh hướng muốn độc lập, trưởng thành. Trẻ bắt đầu biết khám phá và rất tò mò. Sự phát triển tâm lý ở giai đoạn này có nhiều thay đổi, vì trẻ bắt đầu được hịa mình vào mơi trường tập thể, đó là mơi trường lớp học. Khủng hoảng tuổi lên 3 xuất hiện là tiền đề cho sự hình thành ý thức và sự độc lập của trẻ. Trẻ theo dõi người lớn hành động và thử làm cái gì mà nó nhìn thấy. Từ 3 tuổi, biểu hiện về cái tôi của trẻ đã hình thành. Trong suốt giai đoạn mẫu giáo, cái tôi phát triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. Đây có thể coi là đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo đặc trưng nhất. Trẻ một mặt muốn tách mình ra khỏi người lớn. Mặt khác, lại muốn bắt chước cách cư xử như người lớn.

<i><b>Về tri giác: Tuổi này trẻ đã làm chủ được tri giác của bản thân dưới những sự </b></i>

hướng dẫn của người lớn trẻ đã biết quan sát. Trẻ biết cách tự tổ chức tri giác của mình; Trẻ rất tị mị quan sát và đặt câu hỏi… Trẻ nhận biết được màu sắc, kích thước... Sự phát triến tri giác của trẻ cịn mang tính tự kỷ cần định hướng một cách đúng đắn.

<i>Sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo:</i> Trẻ Mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích thú đối với thế giới xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm, và nghịch với các đồ vật. Bằng cách chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, trẻ Mẫu giáo học được rất nhiều từ các kinh nghiệm thực tế này. Các kỹ năng khác nhờ vậy mà cũng phát triển theo rất nhanh: ngôn ngữ, thể chất, tinh thần, tuy vậy trẻ cũng còn gặp khó khăn trong việc kiểm sốt các cảm nghĩ và các mối quan hệ xung quanh. Các kỹ năng thể chất cũng phát triển vượt bậc ở độ tuổi này. Một trẻ, từ chỗ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người lớn

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trong mọi việc, thì nay các em có thể tự mình làm hầu hết mọi việc, bằng cách sử dụng các kỹ năng điều khiển cơ bắp lớn và nhỏ. Nói chung, trẻ em độ tuổi này thường cao thêm khoảng 5~7,6cm mỗi năm. Sức khỏe của trẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt, vì thế các em cần phải tập thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống theo chế độ ăn kiêng cân bằng và hợp lý để đảm bảo cơ thể có thể phát triển đầy đủ các cơ, xương và chiều cao.

<i>Về Trí nhớ: Trẻ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngồi sau đó trẻ đi dần vào thuộc </i>

tính khuất trong trường tri giác. Trong độ tuổi này trẻ giữ gìn được thơng tin, ghi nhớ thông tin trong thời gian vài tháng thậm chí cả một đời người đối với những thơng tin có ấn tượng mạnh. Trí nhớ trẻ mang tính chất trực quan hình ảnh đó là q trình gìn giữ của trẻ, nếu sư kiên, đồ vât cần nhớ với cảm xúc thì trẻ sẽ nhớ lâu hon; Trẻ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi và ngôn ngữ. Nhớ nhanh và đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc và hành động.

<i>Về Tư duy: Theo X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về </i>

sự lĩnh hội ngôn ngữ, là lĩnh hội những ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ do vậy chúng mang tính khái quát. Các đặc trưng của tư duy xuất hiện khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ: thao tác so sánh, thao tác phân tích, thao tác tổng họp; Tư duy của trẻ phát triển đi từ khát quát trên những cơ sở, những dấu hiệu cơ bản bên ngoài của đồ vật; Trẻ xuất hiện dạng phán đốn, suy lí đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng hồn cảnh cụ thể; Trẻ có tư duy mang tính chất cụ thể, hình ảnh hoặc cảm xúc; Trong giai đoạn này thì trẻ tư duy hành động - trực quan. Và trẻ phát triển tư duy hình ảnh theo các trực quan, logic.

<i>Về Tưởng tượng: Ở tuổi này sự tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh về dạng </i>

và các mức độ phong phú của hình ảnh trẻ tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hồn cảnh cụ thể vì kinh nghiệm của trẻ được tích lũy ở lứa tuổi này; Cùng với việc phát triển ngôn ngữ trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và trí tưởng tượng sáng tạo.

<i>1.3.1.2. Sự phát triển cảm xúc, tình cảm, ý chí của trẻ </i>

<i>Sự phát triển cảm xúc: Dựa vào các kết quả của một số cơng trình nghiên cứu </i>

trước đó thì trẻ ở độ tuổi 3-4 xúc cảm phát triển rất mạnh. Kết quả của một số nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nghiên cứu cho thấy rằng cảm xúc trẻ phát triển mạnh ở độ tuổi 3-4 tuổi: Giai đoạn này trẻ đã phát triển những sắc thái tình cảm, cảm xúc như: vui, buồn, giận, hờn... với mọi người xung quanh thông qua những ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, điệu bộ của trẻ; trẻ đã phát triển các sắc thái cảm xúc của mình, trẻ biết cách phản ứng với những gì xung quanh như: vui, buồn, giận, hờn... trẻ sẽ phản ánh qua những cử chỉ, hành động, điệu bộ và hành vi.

<i>Sự phát triển tình cảm: Tình cảm của trẻ bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. </i>

Qua những câu chuyện mà trẻ sẽ thích thú lắng nghe và kể lại nội dung một cách chân thực thông qua các nhân vật; Đối tượng lạ sẽ gây sự tò mò ham hiểu biết cho trẻ thêm. Trẻ nhận thức được khi đến thăm vườn bách thú, và sẽ kể lại một cách chân thực và bắt chước các con vật hơn; Tình cảm đạo đức của trẻ cũng bộc lộ rõ ràng, khi mẹ trẻ bị bệnh, trẻ biết lo lắng và làm những hành vi như chăm sóc mẹ ốm; Trong giờ dạy vẽ, nặn, xé, dán ở lớp mẫu giáo trẻ đã phát triển tình cảm thẩm mĩ. Và biết khen chê đẹp xấu,.. Trẻ hoạt động với các đồ vật, với quan hệ với người. Khi thành công hay thất bại trẻ đều bộc phát của xúc của mình một cách rõ ràng.

<i>Sự phát triển ý chí: Dấu hiệu ý chí của trẻ xuất hiện đầu tiên khi trẻ 18 tháng </i>

tuổi, sau thời kì khủng hoảng tuổi lên 3 thì trẻ tự mình khẳng định được bản thân trong nhóm bạn cùng chơi. “Cái tơi” đã được hình thành. Việc hành động với đồ vật, hành vi ứng xử với những người xung quanh đã thể hiện một số phẩm chất ý chí của trẻ: Tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì. Một số phẩm chất ý chí cũng được trẻ biểu hiện thông qua đồ vật, hành vi trẻ ứng xử của trẻ với người xung quanh như: tính độc lập, kiên trì và tính mục đích. Ở trẻ 3 - 4 tuổi mục đích vui chơi, giao tiếp và động cơ hành vi còn trùng nhau, trẻ chưa nhận thức rõ ràng, cần gia đình phối hợp cùng với lóp học tố chức các hoạt động vui chơi, các tiết học.., nhằm xây dựng ý chí cho trẻ.

<i><b>1.3.2. Mục tiêu của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. (Điều 23 - Luật giáo dục, 2019).

Luật GD chỉ rõ: Mục tiêu đào tạo của trường MN là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối;

- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật thà,

Do vậy, cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non cần hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu:

+ Giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.

+ Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật

Nâng cao chất lượng ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng trách tai nạn thương tích cho trẻ: 100%.

Đạt 100 % trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm và cân, đo theo dõi sức khoẻ 3 lần/năm với trẻ nhà trẻ 24 tháng tuổi trở lên và trẻ mẫu giáo.

Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi xuống dưới 2%.

Rèn 100% trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, các hành vi ứng xử phù hợp với các hoạt động.

Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ ni trong nhà trường biết cách phịng chống dịch bệnh, biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu tại chỗ khi trẻ sảy ra tai nạn.

<i><b>1.3.3. Các yêu cầu trong hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

<i>1.3.3.1. Yêu cầu trong hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo ở trường mầm non - Đảm bảo an toàn: </i>

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không làm ô nhiễm môi trường học tập của trẻ. Thực hiện nghiêm túc Quy chế nuôi dạy trẻ; duy trì nhật ký đón trả trẻ, có lịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là quản lý trẻ trong các hoạt động đón, trả trẻ, chăm sóc bán trú, hoạt động ngồi lớp học và trẻ mới đi học. Không nhận trẻ ốm, trẻ khơng có trong danh sách lớp vào học. Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.

<i>- Chăm sóc sức khỏe: </i>

<i>+ Nghiêm túc thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT </i>

ngày 18/6/2013 liên Bộ: Bộ GD& ĐT và Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN.

<i>+ Cán bộ y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng </i>

mở rộng và theo dõi tiêm chủng, cơng tác phịng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non theo qui định. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.

<i>+ Cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các </i>

biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hịa nhập.

<i>+ Giáo viên trên lớp thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ </i>

sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Duy trì thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

<i>+ Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp </i>

theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà, đặc biệt giáo viên cần trực, theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ ngủ.

<i>1.3.3.2. Yêu cầu trong hoạt động nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </i>

<i><b>- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm </b></i>

<b>+ Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm </b>

an tồn, người có giấy phép kinh doanh theo quy định, hàng năm ký hợp đồng thực phẩm vào đầu năm học. Trong Hợp đồng của đơn vị cung ứng cần ghi rõ nguồn gốc từng loại thực phẩm, tên chủ hàng, số chứng minh thư, địa chỉ, điện thoại. Có sự tham gia lựa chọn giám sát của phụ huynh học sinh.

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng, nguồn gốc, đơn giá thực phẩm. Hàng ngày, khi giao nhận thực phẩm có sự kiểm tra của phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trư, y tế học đường, đại diện nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên trực ban và đại diện phụ huynh của lớp tham gia quá trình giao, nhân thực phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>- Đảm bảo chất lượng bữa ăn: Đảm bảo mức ăn 18.000đ/trẻ/ngày. </i>

+ Thực đơn Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Khơng có sự trùng lặp các món ăn. Thực đơn được cơng khai trên hệ thống bảng công khai và Zalo của các nhóm lớp. Thường xuyên cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý, tăng cường rau xanh cho trẻ trong các bữa ăn chiều, không lạm dụng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn trong bữa ăn của trẻ.

+ Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của 1 trẻ mẫu giáo trong một ngày (chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày): 615 - 726 Kcal.

+ Số bữa ăn tại trường mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15 % đến 25% năng lượng cả ngày. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13 - 20% năng lượng khẩu phần; Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25 - 35% năng lượng khẩu phần; Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52 - 60 % năng lượng khẩu phần.

+ Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, nước tinh khiết cần thử mẫu nước định kỳ. Dùng bình ủ nước nóng phải đảm bảo nhiệt độ nước an toàn và hướng dẫn trẻ sử dụng, khoảng 1,6 - 2,0 lít / trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).

<i>- Giao nhận thực phẩm hàng ngày: </i>

Việc giao nhận thực phẩm thực hiện theo đúng nguyên tắc kiểm thực 3 bước.

<i>+ Người giao hàng: Kí bàn giao số lượng thực phẩm giao cho trường. </i>

<i>+ Người trực tiếp nấu bếp: Nhận thực phẩm, kiểm tra độ an toàn của thực </i>

phẩm, ghi đúng số lượng, chất lượng thực phẩm thực tế, thời gian và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm.

<i>+ Nhân viên y tế trường học, phó hiệu trưởng phụ trách bán trú: Kiểm tra việc </i>

giao, nhận thực phẩm. Kiểm tra độ an toàn của thực phẩm. Kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm thực tế, thời gian và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm.

<i>+ Giao viên trực ban, đại diện phụ huynh của lớp (được phân công theo từng </i>

tuần): Tham gia kiểm tra việc giao, nhận thực phẩm. Kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm thực tế, thời gian và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm.

<i>+ Sổ giao nhận thực phẩm do bếp trưởng quản lý. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Quản lý kho: Hàng ngày xuất thực phẩm từ kho phải có phiếu xuất kho. Nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong kho phải phù hợp với thời gian bảo quản cho phép để tránh thực phẩm để lâu không đảm bảo chất lượng.

Thủ kho chịu trách nhiệm quản lý thực phẩm trong kho, phải có sổ theo dõi xuất, nhập kho, phiếu xuất kho hàng ngày, ghi rõ tên, loại thực phẩm, giá thực phẩm, tồn kho, cuối tháng kiểm kê hàng kho. Thủ kho chỉ được xuất kho khi có phiếu xuất có kí duyệt của Ban giám hiệu, kế toán.

Giáo viên mầm non: Ban giám hiệu phân công luân phiên, hàng ngày kiểm tra, giám sát việc giao nhận thực phẩm và định lượng khẩu phần ăn của trẻ, ký xác nhận tại sổ giao nhận thực phẩm. Nhận và ký sổ giao nhận xuất ăn của trẻ hàng ngày.

Thanh tra nhân dân: Tham gia kiểm tra (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và khẩu phần ăn cho trẻ, ký xác nhận kết quả kiểm tra.

Ban giám hiệu: Phân công ca trực để cùng nhận thực phẩm và ký xác nhận. + Kế toán: Tham gia tổng hợp, hoàn thiện các chứng từ thu, chi thực phẩm, chứng từ công tác bán trú.

<i>- Chế biến thực phẩm và chia ăn: </i>

+ Chế biến đúng thực đơn, đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ. Không để thừa, thiếu quá 3 xuất ăn/ngày (cộng dồn không quá 5 xuất ăn/tuần/ tháng). Định lượng thức ăn chín của từng lớp cần thể hiện rõ tại bảng, trong sổ giao nhận với lớp và có chữ ký của giáo viên.

<i>- Lưu mẫu thực phẩm: Y tế học đường thực hiện việc lưu mẫu thực phầm theo </i>

đúng quy trình. Đủ 24 giờ, được bảo quản trong tủ lạnh. Có sổ lưu nghiệm ghi ngày, giờ lưu nghiệm, chữ ký của người lưu nghiệm.Mỗi món ăn được lấy và lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng và được niêm phong. Mẫu thức ăn được lấy trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác. Mẫu thức ăn được lưu ngay sau khi lấy. Mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm khác, nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C.

+ Thực hiện đúng qui định về hồ sơ, qui trình, nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

+ Mở đủ các loại sổ sách nuôi dưỡng theo mẫu quy định, mỗi ngày in riêng 1 trang, có đầy đủ chữ ký các thành phần, cuối tháng đóng thành quyển, có xác nhận của Ban giám hiệu.

+ Hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày, thanh quyết tốn tiền ăn của trẻ có thể theo theo tháng. Cuối tháng quyết toán tiền ăn trong tháng.

<i><b>1.3.4. Nội dung hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hịa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tơn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học. (Điều 24 - Luật giáo dục, 2019) [29].

Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: Tổ chức ăn; tổ chức ngủ; vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và an tồn (Thơng tư số 28/2016/TT-BGD) [4].

Việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.

Hoạt động CSND trẻ MN là quá trình tác động lên cơ thể trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi một cách khoa học hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hồ giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ phát triển giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.

<i>Chăm sóc trẻ mẫu giáo ăn: Thực hiện cho trẻ ăn đúng theo thực đơn của nhà </i>

trường, trước khi ăn nhân viên nuôi dưỡng, cô giáo chuẩn bị đầy đủ cho từng trẻ như: bát, thìa được nhúng vào nước sôi hoặc phơi nắng khô sạch, mỗi bàn giáo viên để một đĩa đựng cơm rơi và một đĩa để khăn lau ướt, trước khi chia ăn cô rửa tay sạch đầu tóc gọn gàng, cơ chia cơm và thức ăn vào từng bát cho trẻ và giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ luôn chú ý động viên trẻ ăn hết suất, quan tâm hơn đến những trẻ mới ốm dậy, trẻ ăn chậm, ăn yếu, động viên khích lệ trẻ ăn hết suất. Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ luôn rèn cho trẻ các thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống như (không làm rơi cơm, xúc ăn gọn gàng, khơng vừa ăn vừa nói chuyện). Cho trẻ uống nước đầy đủ sau khi ăn, mùa đông có nước ấm, và kiểm tra xem có trẻ ngậm cơm hoặc thức ăn không để tránh trẻ bị sặc cơm hoặc thức ăn. Đối với những độ tuổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

4-5 tuổi, giáo viên nên tổ chức cho trẻ ăn dưới hình thức bữa ăn gia đình để kích thích trẻ ăn ngon miệng, hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.

<i>Chăm sóc trẻ mẫu giáo ngủ: Cho trẻ ngủ đúng giờ quy định, cô nhẹ nhàng đưa </i>

trẻ vào giấc ngủ trong khi trẻ ngủ cô luôn quan sát trẻ ngủ, sửa tư thế ngủ cho trẻ, không để trẻ nằm sấp khi ngủ, thường xuyên quan sát sắc mặt trẻ khi ngủ, khi có biểu hiện khác thường ở trẻ để cơ có biện pháp xử lý kịp thời.

<i>Công tác vệ sinh cá nhân trẻ mẫu giáo: Giáo viên hình thành cho trẻ thói quen </i>

đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp, khi ra về. Giáo viên chú ý quần áo, tay chân trẻ luôn được sạch sẽ. Cô chú ý rèn thói quen vệ sinh cá nhân, rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt cho trẻ thường xuyên hàng ngày (hàng ngày giặt khăn bằng xà phòng và phơi nắng, một tuần tẩy khăn bằng nước sôi một lần vào cuối tuần). Hướng dẫn trẻ có thể tự vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó lớp học ln được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lau chùi dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi gọn gàng vừa tầm với của trẻ, khơng để đồ chơi cao mất an tồn với trẻ.

Chỉ đạo y tế nhà trường phối hợp với trặm y tế các xã, thị trấn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ít nhất 2 lần/ năm. Cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ hàng tháng. Giáo viên chú trọng động viên những trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng ăn hết suất, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập những bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất.

<i>Công tác tuyên truyền cho cha mẹ trẻ: Giáo viên ln tranh thủ thời gian đón </i>

trả trẻ hàng ngày để trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đi học đều. Hàng quý thông báo kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đến phụ huynh, trang trí nổi bật góc tun truyền của lớp. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh giáo viên tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh phối hợp tốt trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Chú ý nhắc phụ huynh quan tâm đến trang phục của trẻ khi thời tiết thay đổi, cô chú ý cho trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết.

Do vậy, để đạt được các yêu cầu trên, cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

<i>- Thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo: </i>

Chế độ sinh hoạt của trẻ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường. Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt và thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu ăn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất và tinh thần, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong mọi hoạt động.

<i>- Công tác nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo: </i>

Nội dung GDMN phải đảm bảo hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc, GD, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn.

Nuôi dưỡng trẻ là một trong những cơng việc chính của trường MN. Cùng với sự phát triển của ngành học, việc nuôi dưỡng trẻ trong trường MN ngày càng mang tính khoa học, chất lượng bữa ăn của trẻ được nâng cao. Việc nuôi dưỡng trẻ theo đúng qui trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ. Tổ chức theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống và tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ mẫu giáo:

+ Đảm bảo năng lượng khẩu phần ăn, tỉ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, sự đa dạng các loại thực phẩm.

+ Đa dạng hóa việc chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ và theo mùa. + Hợp lý, rõ ràng, công khai minh bạch trong thu chi tiền ăn. Cập nhật và điều chỉnh kịp thời thực đơn theo điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

+ Đảm bảo vệ sinh và an tồn thực phẩm.

+ Có đủ các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng trẻ. + Tỉ lệ chuyên cần của trẻ em được nâng cao, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp cịi, nhẹ cân, béo phì và trẻ mắc bệnh.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ là việc làm để tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ sau này. Chuẩn bị cho trẻ vào học trường tiểu học, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu GDMN, công việc muốn thực hiện được tốt cần có nhiều yếu tố, điều kiện. Trong đó yếu tố quyết định nhất là sự quản lý chặt chẽ bằng những biện pháp hữu hiệu của BGH trường MN.

<i>- Chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an tồn cho trẻ: </i>

Khám sức khỏe định kì và theo dõi tiêm chủng 100% số trẻ trong trường, cân đo và theo dõi đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng hàng tháng, hàng quý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Thực hiện chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, cơng tác phòng bệnh theo mùa, tuyên truyền hưỡng dẫn kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cho các bậc phụ huynh để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh thông thường ở mầm non; qui chế bảo vệ an toàn cho trẻ, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của GV trong quá trình CS, GD trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt thành lập Ban chăm sóc sức khỏe trẻ, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các kế hoạch về Y tế học đường, kế hoạch đảm bảo trường học an tồn phịng tránh tai nạn thương tích.

Giáo dục về vệ sinh ăn uống, dinh dưỡng cho trẻ theo định hướng của chương trình GDMN ở từng độ tuổi phù hợp. Trẻ được học để biết tự phục vụ bản thân, tự bảo vệ mình khi ăn uống và thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một ngày ở trường, có nền nếp tốt trong mọi hoạt động.

Tuyên truyền phổ biến về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và GD tới các bậc phụ huynh học sinh, và cùng hợp tác phối hợp thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe của trẻ MN.

<i><b>1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

Cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non phải chuyển từ các hình thức gị bó trẻ theo kiểu lớp học sang các hình thức hoạt động đa dạng, lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động, chú ý các hoạt động xã hội, trải nghiệm, khám phá mơi trường xung quanh và cuộc sống.

Hình thức vui chơi: là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, nó quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý - nhân cách của đứa trẻ. Hoạt động vui chơi còn là phương tiện quan trọng trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở trường mầm non. Ở lứa tuổi mầm non trẻ học qua chơi - trẻ chơi mà học, nên giáo viên cần chú trọng đến hoạt động này để trẻ được vui chơi, hoạt động và được trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu vui chơi.

Hình thức tham quan dã ngoại: đó là một trải nghiệm vơ cùng lí thú với trẻ. Thông qua trải nghiệm, trẻ được thỏa sức học hỏi, ngắm nhìn thế giới xung quanh mình bên ngồi trang sách, được nơ đùa cùng với bạn bè, được rèn luyện ý thức tự giác khi quản lí đồ dùng cá nhân của mình và tn theo nội quy của nội dung hoạt động. Mỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chuyến đi sẽ là những kỷ niệm đẹp, gắn kết thêm tình cảm của cơ giáo và trẻ, qua đó góp phần quan trọng trong việc ni dưỡng chăm sóc đối với trẻ. Ngồi việc trau dồi kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ qua các bài học, trị chơi trên lớp thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại ln được nhà trường quan tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện. Bởi qua các chuyến đi đó, trẻ sẽ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trải nghiệm với thế giới bên ngoài. Hoặc đơn giản là khi tham gia, trẻ được phổ biến những quy tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ trong quá trình đi lại và quá trình khi tham gia các hoạt động, nhắc nhở nhau đi đứng trật tự, bám sát các bạn, thầy cơ của mình. Có thể nói, những buổi dã ngoại là sự luyện tập thực hành trong cuộc sống của trẻ, giúp trẻ kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội, tác phong kỷ luật khi đi lại...

Hình thức trải nghiệm: giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua q trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào q trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật, đó sẽ là điều kiện cơ bản giúp cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ trở nên hiệu quả và chất lượng hơn.

Hình thức tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ: Giáo viên luôn tranh thủ thời gian đón trả trẻ hàng ngày để trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đi học đều. Hàng quý thông báo kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đến phụ huynh, trang trí nổi bật góc tuyên truyền của lớp. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh giáo viên tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh phối hợp tốt trong công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Chú ý nhắc phụ huynh quan tâm đến trang phục của trẻ khi thời tiết thay đổi, cô chú ý cho trẻ ăn mặc phù hợp thời tiết.

<i><b>1.3.6. Điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

- Về cơ sở vật chất:

Để chăm sóc ni dưỡng đạt kết quả cao, các nhà trường cần đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy và học tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nghiệm, vui chơi… Cơ sở vật chất trong trường là một trong những điều kiện nhất định trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Nếu trang thiết bị thiếu thốn sẽ ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc, ni dưỡng trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, dựa trên cơ sở vật chất hiện có của nhà trường đối chiếu với nhu cầu và tiêu chuẩn của bậc học mầm non, nhà trường tích cực tham mưu với ban đại diện phụ huynh, các cấp lãnh đạo địa phương, xây dựng lớp học đạt chuẩn, bếp ăn đạt chuẩn bếp một chiều, xây dựng cơng trình vệ sinh khép kín liên hồn trong lớp học…, có bếp ga, tủ đựng thức ăn, chén bát, giá đựng xoong nồi, thau chậu đảm bảo tránh được các côn trùng bị vào.

- Về điều kiện an tồn:

Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường, giữ gìn mơi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng đồ chơi của trẻ sạch sẽ để phòng một số bệnh do vi rút gay ra, dễ lây lan và nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường, phịng chống các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, và các bệnh theo mùa cho trẻ.

- Đối với các nhà trường:

Hàng năm thực hiện việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng, trang thiết bị để đảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Thực hiện nâng cấp, sửa chữa lớp học không đảm bảo, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống báo cháy để phòng chống cháy nổ. Thay thế, sửa chữa đồ dùng đồ chơi ngoài trời để đảm bảo cho trẻ vui chơi. Tổ chức đồi dưỡng chuyên môn, tập huấn các kỹ năng về phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trong và ngồi nhà trường để giáo viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ.

- Đối với giáo viên:

Hàng ngày giáo viên phải thực hiện việc kiểm tra các điều kiện an toàn của lớp trước khi đón trẻ và trước khi ra về. Kiểm tra sự an toàn của các trang thiết bị, việc thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang trong phòng, chống dịch; kiểm tra đồ dùng, thiết bị dạy học, thiết bị điện…; phòng học, nhà vệ sinh để đảm bảo an toàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Trước giờ ăn giáo viên phải kiểm tra việc vệ sinh của dụng cụ ăn như bát, thìa, kiểm tra độ an toàn của thức ăn. Thực hiện việc quản lý trẻ trong giờ ăn để trách hóc, sặc và các tình huồng mất an tồn.

Giáo viên thực hiện chặt chẽ việc quản lý trẻ trong mọi hoạt động từ đón trẻ đến khi trẻ ra, quản lý ở mọi lúc, mọi nơi về để không xảy ra mất an toàn cho trẻ

Hàng tháng nhà trường phổ biến kiến thức chăm sóc, ni dưỡng đến tồn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội đồng, tập huấn chuyên đề nhằm giúp giáo viên làm tốt công tác chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ tốt hơn.

Hàng năm nhà trường chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp chuyên đề dinh dưỡng vào các môn học như: Khám phá khoa học tìm hiểu về một số loại rau, củ quả…, nhằm giúp trẻ hiểu được ích lợi của những nguồn thực phẩm mà trẻ biết. Đồng thời triển khai cho giáo viên thực hiện các hoạt động vui chơi, tổ chức các trị chơi có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng,hoạt động góc như; Trò chơi nấu ăn, chơi bán hàng giúp trẻ nhớ lại kiến thức cô đã dạy. Sau khi triển khai nhà trường tổ chức kiểm tra định kì hàng tháng, hàng tuần, kiểm tra đột xuất để kịp thời sửa chữa những thiếu sót tồn tại và rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt công tác nuôi dưỡng được tốt hơn.

- Đối với cấp dưỡng:

Có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng trong các bữa ăn, tham gia các lớp tập huấn, các buổi trao đổi về dinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chế biến các món ăn phù hợp với trẻ. Ngồi ra cịn nghiên cứu về bảng phân loại bốn nhóm thức ăn: Đạm, đường, béo, vitamin, muối khoáng để có thể chọn lựa, mua sắm các thực phẩm cho phù hợp mang lại giá trị dinh dưỡng cao và sưu tầm các tài liệu về chế biến các món ăn để cấp dưỡng tranh thủ nghiên cứu nhằm nâng cao tay nghề trong nấu ăn.

- Về chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ:

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ là một qui trình hoạt động trong ngày cũng như việc ăn. ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục tồn diện đối với trẻ, vào đầu năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

học nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở từng độ tuổi và phải phù hợp với tình hình thực tế của trường.

Chế độ sinh hoạt được thực hiện một cách thường xun nhằm góp phần hình thành các thói quen hành vi, vệ sinh, tính tổ chức kỉ luật và một số đức tính tốt để tạo nên kỹ năng sống ở trẻ.

- Với gia đình trẻ:

Phối hợp với giáo viên và nhà trường trong công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ: Phối hợp chương trình chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ; Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ; Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường; Tham gia xây dựng cơ sở vật chất. Phối hợp của nhà trường với gia đình: Thơng qua góc tun truyền; Thông qua trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ.

<b>1.4. Lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non </b>

<i><b>1.4.1. Lập kế hoạch chăm sóc, ni dưỡng trẻ mẫu giáo ở trường mầm non </b></i>

Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình của nhà QL, nhằm đưa mọi hoạt động GD vào công tác kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định của hệ thống QL.

Việc lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để thực hiện một công việc. Bản kế hoạch này cho thấy công việc phải làm gì và làm như thế nào, thời gian và ai là người thực hiện, kết quả dự kiến đạt được là gì.... Phát triển nhà trường theo đúng mục tiêu là nhiệm vụ của người trong quá trình lập kế hoạch. CBQL có nhiệm vụ phải xác lập được mục tiêu chung phát triển của nhà trường trên cơ sở định hướng đến việc phát triển tồn diện cho trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách, thích ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới. Như vậy nhiệm vụ của người QL trước hết phải đảm bảo chất lượng CSGD trẻ theo mục tiêu đào tạo.

Nâng cao chất lượng CSGD trẻ phải là nhiệm vụ trọng tâm của người QL. Nhiệm vụ của người QL phải đảm bảo và duy trì số lượng trẻ đến trường. Phải có kế hoạch thu nhận trẻ hằng năm dựa trên cơ sở khả năng thực tế của nhà trường và nhu cầu gửi trẻ của các phụ huynh. Mỗi quyết định của QL phải dựa trên kế hoạch và mục

</div>

×