Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài tiểu luận cuối kỳ tác động của các nền văn minh phương đông tới sự phát triển nhân loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>1 </small>

<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAO </b>

<b>KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO </b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ </b>

<b>MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN LOẠI </b>

<b>: GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương </b>

<b>Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>2 </small>

<b>MỤC LỤC </b>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 3 </b>

<b>II. NỘI DUNG ... 4 </b>

<b>1. Khái niệm văn minh phương Đông ... 4 </b>

1.1. Khái niệm văn minh và văn hóa ... 4

1.2. Nền văn minh phương Đông ... 4

<b>2. Tác động của nền văn minh phương Đông tới sự phát triển nhân loại 5 </b> 2.1. Định nghĩa sự phát triển nhân loại ... 5

2.2. Những tác động của nền văn minh phương Đông tới sự phát triển nhân loại 5 <b>III. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN ... 11 </b>

IV. TÀI LI U THAM KH O<b>ỆẢ ... 12 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>3 </small>

<b>NỘI DUNG </b>

Khu vực văn minh phương Đông là một trong hai khu vực văn minh lớn trên thế giới vào thời kỳ cổ đại, bao gồm không chỉ các nền văn minh lớn như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc và Ấn Độ mà còn các nền văn minh nhỏ hơn như văn minh sông Hồng, văn minh Khmer hay văn minh Sumer.

Dù không phải nền văn minh phương Đông nào cũng tồn tại đến ngày nay, ảnh hưởng của chúng lên đời sống con người, đặc biệt là các quốc gia châu Á, vẫn luôn hiện hữu. Từ thể chế chính trị, kinh tế và xã hội hay nhỏ hơn là phong tục và tập quán tất cả đều có dấu ấn của những nền văn minh từ thời xa xưa. Tuy thế - phạm vi ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông khơng dừng lại ở đó. Cả châu Âu và châu Mỹ “đều là những đứa con rơi và những đứa cháu của châu Á, và chúng vẫn chưa bao giờ nhận ra sự giàu có của những di sản tiền cổ đại của chúng” (Durant, 1954).

Vì vậy, việc hiểu về những tác động của các nền văn minh phương Đông tới nhân loại, nhất là tới sự phát triển của nhân loại, là vô cùng quan trọng. Quả thật, những kiến thức đó sẽ giúp con người hiểu hơn về nguồn gốc của chính mình và những giá trị đặc biệt mà mình đang kế thừa. Chính vì thế, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Tác động của các nền văn minh phương Đông tới sự phát triển nhân loại” làm đề tài tiểu luận cuối kỳ. Bài tiểu luận mong muốn làm sáng tỏ hơn những tác động của các nền văn minh phương Đông, đặc biệt là bốn trung tâm văn minh lớn thời cổ đại, tới sự phát triển của nhân loại bằng chỉ ra những thành tựu, phát minh của chúng trên sáu phương diện, đồng thời chỉ ra việc những thành tựu, phát minh trên đã giúp đóng góp hay thay đổi tiến trình phát triển của nhân loại như thế nào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>4 </small>

<b>1. Khái niệm văn minh phương Đông </b>

1.1. Khái niệm văn minh và văn hóa

Văn minh được hiểu là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trong khi đó, văn hóa lại được hiểu là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử<small>1</small>.

1.2. Nền văn minh phương Đông

Trong lịch sử, những giá trị vật chất và tinh thần đã xuất hiện từ khi loài người ra đời, thế nhưng chỉ đến cuối thiên niên IV TCN thời điểm mà xã hội nguyên - thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập và nhà nước xuất hiện thì lồi người mới bắt đầu - bước vào thời kì văn minh. Chính từ đây, thế giới đã tồn tại hai khu vực văn minh lớn là phương Đông và phương Tây với điều kiện hình thành và phát triển trên các phương diện kinh tế, chính trị và xã hội riêng biệt.

Về phương Đông, tức là ở vùng địa lý châu Á và Đông Bắc châu Phi ngày nay, ở thời kỳ cổ đại, tức từ cuối thiên niên kỉ IV TCN tới những thế kỷ đầu sau công nguyên, đã tồn tại bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Các nền văn minh này đều nằm trên những vùng có những con sơng lớn và vì vậy, đất đai ở những vùng này được bồi đắp màu mỡ. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp trong hồn cảnh nơng cụ cịn thơ sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước và kéo theo là sự xuất hiện của các nền văn minh<small>2</small>.

Tới thời kì trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế quốc Arab nên phương Đơng chỉ cịn lại ba trung tâm văn minh chính ở Arab, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong suốt tiến trình lịch sử<small>3</small>.

<small>1Vũ Dương Ninh. (2015). L ch s ịử văn minh thế giới. Nhà xu t b n Giáo d c Vi t Nam, tr.5. ấ ảụệ</small>

<small>2Vũ Dương Ninh. (2015). L ch s ịử văn minh thế giới. Nhà xu t b n Giáo d c Vi t Nam, tr.7. ấ ảụệ</small>

<small>3Vũ Dương Ninh. (2015). L ch s ịử văn minh thế giới. Nhà xu t b n Giáo d c Vi t Nam, tr.8ấ ảụệ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>5 </small> Ngoài những trung tâm văn minh lớn nói trên, con tồn tại cịn có những nền văn minh khác của các quốc gia nhỏ hơn. Vì vậy, khái niệm các nền văn minh phương Đông không chỉ đề cập tới bốn trung tâm văn minh lớn nói trên mà cịn đề cập tới bất kì nền văn minh nào khác ở phương Đông.

<b>2. Tác động của nền văn minh phương Đông tới sự phát triển nhân loại </b>

2.1. Định nghĩa sự phát triển nhân loại

Sự phát triển nhân loại được hiểu là sự phát triển của toàn bộ con người trên Trái Đất dưới góc nhìn tổng thể trong suốt thời gian tồn tại của họ. Trong đó, sự phát triển được hiểu là quá trình đi lên từ trạng thái dã man ới văn minh, từ trạng t thái kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn.

2.2. Những tác động của nền văn minh phương Đông tới sự phát triển nhân loại

2.2.1. Về mặt lao động và sản xuất

Nếu cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ nhất, diễn ra vào khoảng 12000 năm trước, đã đem đến một phát minh quan trọng là sự thuần hóa cây cối - đánh dấu bước đầu của việc con người làm chủ thiên nhiên thì sự xuất nền minh phương Đông đã cho thấy những tiến bộ rõ ràng về cách thức mà con người cải tạo và làm chủ nó.

Một phát minh quan trọng liên quan tới nông nghiệp của các nền văn minh phương Đông là kĩ thuật tưới tiêu. Những bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy kỹ thuật tưới tiêu sớm nhất đã tồn tại từ khoảng 6000 năm CN ở thung lũng Jordan T và Ai Cập, và kĩ thuật này trong những thiên niên kỷ sau đó đã được truyền tới Ba Tư, Trung Đơng và dần đi tới phía tây Địa Trung Hải. Cho đến ngày nay, kỹ thuật tưới tiêu đã trở nên rất phổ biến - khoảng 60% sản phẩm nông nghiệp từ cây lương thực và 50% giá trị mùa vụ trên thế giới hiện nay đều xuất phát từ việc tưới tiêu<small>4</small>. Về mặt giá trị lịch sử, hệ thống tưới tiêu đã giúp con người có sự sản xuất ổn định và bền vững hơn, giúp tạo ra sự tích lũy và dư thừa của cái, từ đó tạo ra

<small>4 Dekker, M. (n.d.). IRRIGATION: AN HISTORICAL PERSPECTIVE, tr.745. L y l i vào ngày 26 ấ ạtháng 11 năm 2023 từ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>6 </small> các giai cấp xã hội và tầng lớp khác nhau. Đồng thời, hệ thống tưới tiêu cũng thúc đẩy sự tập trung hóa trong nơng nghiệp, từ đó đẩy nhanh q trình đơ thị hóa<small>5</small>.

Bên cạnh nơng nghiệp, lĩnh vực sản xuất cũng chứng kiến những thành tựu quan trọng của các nền văn minh phương Đông. Việc xây dựng bằng gạch bùn đã có lịch sử sớm nhất từ 7500 năm TCN ở vùng bờ sông Jordan, trong khi gạch nấu đã được phát minh bởi người Lưỡng Hà từ khoảng 5000 – 4500 năm TCN<small>6</small>. Bánh xe gốm và bánh xe quay đã xuất hiện từ nền văn minh Elam, một nền văn minh phát triển ở vùng Iran. Vải lanh và thủy tinh bắt nguồn ở Ai Cập cổ đại, trong khi lụa và thuốc súng bắt nguồn từ Trung Quốc. La bàn một phát minh quan trọng - của nhân loại cũng bắt nguồn từ Trung Quốc trước khi được truyền bá tới châu - Âu vào thời kì trung đại. Tiền giấy đã được phát hành từ thời nhà Đường ở Trung Quốc thay thế cho tiền xu bằng vàng và bạc<small>7</small>. Tất cả những phát minh trên ngày nay đều có vẻ tầm thường, thế nhưng, sẽ rất khó để chúng ta tưởng tượng một thế giới mà ở đó chúng ta xây nhà mà khơng dùng kính làm bằng thủy tinh, không dùng tường kết cấu bởi gạch, hay một thế giới mà chúng ta trao đổi, buôn bán không sử dụng tiền giấy.

2.2.2. Về mặt nhà nước và pháp luật

Mặc dù người Hy Lạp là những người đầu tiên được biết tới đã xây dựng nên những học thuyết chính trị về nhà nước và phân tích một cách hợp lý các thể chế chính trị, phương Đơng lại được coi là cái nơi ra đời của nhà nước tuy tính chính danh của chúng được biện minh dựa vào yếu tố thần học<small>8</small>. Những nhà nước đầu tiên được biết tới đã xuất hiện vào thiên niên kỉ IV CN ở Ai Cập và Lưỡng Hà, T sớm hơn rất nhiều so với những nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã. Sự xuất hiện của nhà nước đã đánh dấu việc cho con người bắt đầu sống trong những xã hội có

<small>5 Fuller, D. &. (2019). Between Domestication and Civilization: The role of agriculture and arboriculture in the emergence of the first urban societies. Vegetation History and Archaeobotany, tr.278. </small>

<small>6 Jan Fiala và c ng s . 2019. ộựIOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 221 012139 </small>

<small>7 Durant, W. (1954). Our Oriental Heritage: The Story of Civilization, Volume I. Simon and Schuster, tr.934. </small>

<small>8 Nelson, B. (2006). The Making of the Modern State: A Theoretical Evolution. Palgrave Macmillan, tr.17. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>7 </small> quy củ, trật tự, luật pháp và lãnh thổ, thể hiện một trình độ tổ chức xã hội tân tiến hơn.

Ngoài ra, bộ luật thành văn đầu tiên, Hammurabi, đã xuất hiện dưới nền văn minh Lưỡng Hà vào khoảng năm 1755 1750 TCN. Tuy xuất hiện từ sớm như vậy, -rất nhiều quyền và giá trị mà bộ luật này công nhận quyền sở hữu tài sản, việc - sử dụng tiền tệ và tín dụng hay sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân – chúng đều còn nhiều ý nghĩa đối với các bộ luật ngày nay.

2.2.3. Tôn giáo và phong tục

Phương Đông được coi là cái nôi ra đời của rất nhiều tơn giáo có vai trị quan trọng trong sự phát triển của các nền văn minh, giúp định hình thế giới khơng chỉ ở các mặt văn hóa, xã hội mà cịn trên nhiều phương diện khác như kinh tế và chính trị.

Về nhóm tơn giáo độc thần Abrahamic<small>9</small>, ở vùng Israel hiện đại ngày nay, vào khoảng thế kỉ VII và VI TCN đã xuất hiện đạo Do Thái, được coi là một trong những tôn giáo độc thần cổ nhất. Trong khi đó, Thiên Chúa giáo, khởi nguồn là một giáo phái của đạo Do Thái, chính thức ra đời thế kỉ I sau công nguyên ở vùng Jerusalem. Thiên Chúa giáo sau này đã có ảnh hưởng lớn tới xã hội Tây Âu thời kì trung đại, với nổi bật là quyền lực bao trùm của giáo hội La Mã, đồng thời để lại nhiều dấ ấn lên đời sống văn hóa của hầu hết các nước phương Tây hiện nay. u Hồi giáo, ra đời vào thế kỉ VII sau CN ở vùng Arab hiện nay, đã đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của khơng chỉ vùng Trung Đơng mà cịn các vùng khác như Bắc Phi hay Đơng Nam Á.

Ở các nhóm tơn giáo khác, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ, Phật giáo và Hinđu giáo, đã có tác động lớn tới sự phát triển của các khu vực khác nhau trên thế giới. Tại Ấn Độ, thuyết luân hồi cùng với niềm tin về sự tồn tại của các đẳng cấp đã khiến cấu trúc xã hội ở đây bị phân chia rõ rệt thành các tầng lớp. Ngoài ra, Phật

<small>9Tôn giáo độc thần Abrahamic (Tôn giáo độc thần bắt nguồn từ Abraham – tiếng Anh là Abrahamic monotheistic religion) là tôn giáo thờ một đấng t i cao duy nh t là chúa Abraham. D a theo ốấựđiểm chung này, nhiều người cho rằng ba tôn giáo là Do Thái giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo nên được chia vào nhóm tơn giáo độc thần Abrahamic mà không nên chia theo tôn giáo Đông-Tây. Tuy vậy, vì nơi sản sinh của chúng là ở Trung Đông nên r t nhiấều người vẫn coi những tôn giáo này b t ngu n t ắồừphương Đông. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>8 </small> giáo và Hinđu giáo cũng có ảnh hưởng nhất định tới các nền văn minh khu vực Đông Nam Á, mặc dù ở đây chúng đã được hòa với những nét đặc trưng riêng của từng địa phương. Ở phương Tây hiện đại, nhiều người đã và đang theo đuổi những thực hành bắt nguồn từ đạo Hindu như thiền định, ăn chay và yoga.

Trong khi đó, những tôn giáo, đồng thời cũng được coi là hệ tư tưởng, bắt nguồn từ Trung Quốc như Khổng giáo và Đạo giáo như đã có tác động lớn đời sống văn hóa cũng như chính trị ở các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Những giá trị về gia đình, hơn nhân, văn hóa về tinh thần tập thể, sự chăm chỉ và văn hóa doanh nghiệp ở các quốc gia Đông Á ngày nay vẫn bị ảnh hưởng rõ bởi Khổng giáo<small>10</small>.

2.2.4. Khoa học tự nhiên Toán học

Toán học là một lĩnh vực khoa học rất quan trọng và có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khoa học khác. Người Ai Cập ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Trong khi đó, những nhà tốn học Ấn Độ phát minh ra hệ thống 10 chữ số mà đã được truyền bá tới châu Âu thơng qua nhà tốn học Arab<small>11</small>. Đây là là hệ thống chữ số được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống ngày nay.

Người Lưỡng Hà đã phát minh ra hệ đếm cơ số 60 và cách tính này của họ cịn được giữ lại đến ngày nay trong cách tính độ và cách tính phút giây thời gian.

Thiên văn học

Một trong những phát minh quan trọng nhất của nền văn minh phương Đơng chính là lịch mà chủ nhân của nó được coi là người Ai Cập. Họ đã lấy một năm gồm 365 ngày đồng thời chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. , Người Lưỡng Hà đã cải tiến thêm một bước khi họ chia một tháng thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày. Hai yếu tố trên đã tạo nên cách phân chia cơ sở của lịch hiện

<small>10Xem thêm Liu, Zixuan. (2018). ởThe Influence of Confucianism on East Asian Countries. 10.2991/icadce-18.2018.14.</small>

<small>11 Vũ Dương Ninh. (2015). L ch s ịử văn minh thế giới. Nhà xu t b n Giáo d c Vi t Nam, tr.76, 77. ấ ảụệ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>9 </small> đại, cho dù vậy, vẫn còn một yếu tố quan trọng khác là năm nhuận lại bắt nguồn từ lịch Julian ở phương Tây sau này.

Bên cạnh lịch, những người Ai Cập cũng phát minh ra những chiếc đồng hồ đầu tiên – đồng hồ Mặt Trời và đồng hồ nước. Những công cụ ghi lại và tổ chức thời gian này đã đóng vai trị lớn trong lịch sử nhân loại bởi nó hỗ trợ các hoạt động kinh tế, nông nghiệp hay ở mức cao hơn là các hoạt động đối nội, đối ngoại. Khơng có đồng hồ hay lịch, mọi hoạt động hay kế hoạch đều sẽ không thể được sắp xếp một cách chính xác.

Một phát hiện quan trọng khác là chòm sao, được coi là bắt nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà<small>12</small>. Những người Lưỡng Hà đã xác định được đường hoàng đạo và chia hồng đạo thành 12 cung, mỗi cung có một chịm sao tương ứng. Chịm sao có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà du hành vũ trụ và nhà nghiên cứu định hình các ngôi sao dễ dàng hơn.

Y học

Các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập hay Ấn Độ đều có những thành tựu nhất định trong lĩnh vực y học. Nền y học Hồi Giáo trung đại được coi là tân tiến nhất thời bấy giờ, nổi tiếng với các bài chữa bệnh về mắt. Nền y học Trung Quốc với lịch sử phát triển hơn 3000 năm đã giữ vai trị quan trọng khơng chỉ ở Trung Quốc mà còn trên thế giới, với một số hình thức trị liệu phổ biến như thảo dược, châm cứu, cạo gió…

2.2.5. Chữ viết

Chữ viết đóng vai trị quan trọng trong nền văn minh bởi nó là cơng cụ giúp lưu lại những giá trị vật chất, tinh thần và các loại tri thức khác.

Về nguồn gốc của chữ viết, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có tới ba hệ thống chữ viết đã được hình thành độc lập, ở Trung Quốc, Lưỡng Hà và Mesoamerica

<small>12 John, R. H. (n.d.). Origins of ancient Constellations: I. The mesopotamian traditions, tr.1 T . ừ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>10 </small> (Trung Bộ chây Mỹ cổ đại). Tuy vậy, hệ thống của Lưỡng Hà là sớm nhất và vì vậy, chữ viết thường được coi là bắt nguồn từ phương Đơng.

Khơng chỉ chữ viết, phương Đơng cịn đưa tới cho nhân loại nhiều phát minh khác. Nền văn minh Ai Cập đã phát minh ra bảng chữ cái, giấy và mực, trong khi Trung Quốc là nơi sản sinh ra in ấn Trong khi đó,. theo Will Durant (1954), “những người Babylon có vẻ như đã tổng hợp ngữ pháp và từ điển cổ nhất, và đã tổng hợp thành thư viện đầu tiên” Thơ ca cũng được coi là đến từ các phương . Đông<small>14</small>.

2.2.6. Nghệ thuật

Nghệ thuật các nền văn minh phương Đông rất phát triển và để lại cho nhân loại nhiều di sản.

Về vật trang trí cơ thể, quần áo sang trọng, tran sức cầu kỳ hay những mỹ g phẩm kiều diễm đã được tìm thấy trong thời kì đầu của nền văn minh Ai Cập, Sumer và Ấn Độ<small>15</small>.

Về mặt kiến trúc, những kết cấu những vòm đầu tiên đã xuất hiện ở Lưỡng Hà vào thiên niên kỉ II trước Cơng ngun, mặc dù sau đó những người La Mã cổ đại đã có cơng lớn trong việc tận dụng và phát triển vòm lên tới đỉnh cao, nổi tiếng với các loại kiến trúc như cầu dẫn nước hay khải hồn mơn. Kiến trúc vịm ngày nay vẫn cịn hiệu hữu trong các cơng trình tơn giáo, các cơng trình lập pháp và các sân vận động.

Đối với lĩnh vực hội họa, theo Will Durant (1954), “hội họa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm thanh đổi phong cách và dòng chảy của nghệ thuật châu Âu, và đồ sứ Trung quốc đã nâng cao tiêu chuẩn hoàn mỹ để người châu Âu bắt chước”.

<small>13 Britannica, T. E. (2020, ngày 24 tháng 3). Where did writing first develop? . Encyclopedia Britannica. From Brittannica: </small>

<small>14 Tập thơ lâu đời nh t cịn t n t i có tên là s thi Gilgamesh, t thiên niên k ấồạửừỉ thứ 3 trước CN ở Lưỡng Hà, được viết bằng ch hình nêm trên các tữấm đất sét. Vì v y, nhiậều người đồng ý r ng s phát tri n ằựểcủa thơ ca nhân loại bắt đầ ừ đây. u t</small>

<small>15 Durant, W. (1954). Our Oriental Heritage: The Story of Civilization, Volume I. Simon and Schuster, tr.937. </small>

</div>

×