Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 96 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Chúng em cam đoan bài nghiên cứu này là kết quả quá trình nghiên cứu độc lập của nhóm với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn khoa học ThS Doãn Nguyên Minh. Tất cả số liệu và thông tin đều được nhóm tác giả chúng em thu thập, nghiên cứu từ các nguồn uy tín, đáng tin cậy. Chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của bài nghiên cứu này.
Các tác giả
Lương Thái Long (Nhóm trưởng) Liễu Thị Kim Loan
Đồng Thị Hồng Hạnh Nguyễn Thùy Dương
Kiều Hà Ly
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị...
Trước hết, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Doãn Nguyên Minh - giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, cơng sức hưởng dẫn em trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhóm em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, cùng tồn thể các thầy cơ giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng điều kiện về năng lực còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa học này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em kính mong Q thầy cơ, các chun gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.
Một lần nữa nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Các tác giả
Lương Thái Long (Nhóm trưởng) Liễu Thị Kim Loan
Đồng Thị Hồng Hạnh Nguyễn Thùy Dương
Kiều Hà Ly
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </b>
<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 2 </b>
<b>3. Xác định khoảng trống nghiên cứu ... 3 </b>
<b>4 Mục tiêu nghiên cứu ... 4 </b>
<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4 </b>
<b>6 Đóng góp của đề tài ... 5 </b>
<b>7 Kết cấu đề tài ... 5 </b>
<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN ... 7 </b>
<b>1.1. Lý thuyết về xuất khẩu ... 7 </b>
<b>1.1.1. Khái niệm ... 7 </b>
<b>1.1.2. Đặc điểm ... 8 </b>
<b>1.1.3. Vai trò của xuất khẩu ... 10 </b>
<b>1.1.4. Về xuất khẩu nông sản ... 11 </b>
<b>1.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nơng sản ... 16 </b>
<b>1.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu ... 19 </b>
<b>CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC SANG EU 25 2.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU từ năm 2007-2022 . 25 2.1.1. Tình hình xuất khẩu nơng sản Việt Nam trong giai đoạn 2007-2022 ... 25 </b>
<b>2.1.2. Xu hướng thương mại của hàng nông sản Việt Nam ... 27 </b>
<b>2.2. Thực trạng thị trường nhập khẩu nông sản tại EU ... 29 </b>
<b>2.2.1. Tình hình nhập khẩu nơng sản tại EU ... 29 </b>
<b>2.2.2. Quy định và tiêu chuẩn của EU về nhập khẩu nông sản ... 31 </b>
<b>2.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản chủ lực của việt Nam sang EU ... 33 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>2.3.1. Tình hình xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU ... 33 </b>
<b>2.3.2. Các cơ hội và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU ... 38 </b>
<b>CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 47 </b>
<b>3.1. Mơ hình trọng lực ... 47 </b>
<b>3.2. Phương pháp lấy số liệu ... 49 </b>
<b>3.3. Phương pháp ước lượng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng ... 49 </b>
<b>3.3.1. Lý thuyết kiểm định mơ hình ... 50 </b>
<b>3.3.2. Kiểm định khuyết tật của mơ hình hồi quy ... 51 </b>
<b>3.4. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU... 52 </b>
<b>3.4.1 Thống kê mô tả các biến ... 52 </b>
<b>3.4.2. Kết quả ước lượng mơ hình ... 52 </b>
<b>3.4.3. Kiểm định lựa chọn mơ hình và sự phù hợp của mơ hình ... 53 </b>
<b>3.4.4. Kết quả ước lượng mơ hình sau khi khắc phục khuyết tật ... 56 </b>
<b>3.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2007-2022 ... 56 </b>
<b>CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU ... 59 </b>
<b>4.1. Định hướng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2030 ... 59 </b>
<b>4.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm xuất khẩu ... 59 </b>
<b>4.1.2. Định hướng phát triển thị trường ... 59 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>4.3.2. Giải pháp đối với các yếu tố tác động đến cầu ... 68 </b>
<b>4.3.3. Giải pháp đối với các yếu tố hấp dẫn, cản trở ... 71 </b>
<b>KẾT LUẬN ... 76 </b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 77 </b>
<b>PHỤ LỤC ... 79 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ </b>
Hình 1.1: Khung cấu trúc mơ hình ... 24
Hình 2.1: Thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào các đối tác lớn năm 2022 ... 25
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2022 ... 26
Hình 2.3: Thương mại sản phẩm nông sản của EU (Đơn vị: tỷ Euro) ... 30
Bảng 2.1. Một số tiêu chuẩn trang trại hữu cơ ... 33
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2007 - 2022 (Nguồn: Trade map) ... 34
Bảng 3.1. Nguồn dữ liệu thu thập ... 49
Bảng 3.2. Các khuyết tật của mô hình hồi quy ... 51
Bảng 3.3. Thống kê mơ tả các biến của mơ hình ... 52
Bảng 3.4. Giá trị VIF của các biến của mơ hình ... 54
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>
<b>STT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt </b>
1 ACFTA <sup>ASEAN-China Free Trade </sup> Area
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 2 AHKFTA <sup>ASEAN-Hongkong Free Trade </sup>
Area
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông 3 AoA Agreement on Agriculture Hiệp định Nông nghiệp 4 ASEAN <sup>Association of South East </sup>
6 COVID-19 Coronavirus Disease 2019 Đại dịch Covid-19
7 EGD The European Green Deal Thỏa thuận xanh Châu Âu 8 EFTA <sup>European Free Trade </sup>
Association
Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu
9 EU European Union Liên minh Châu Âu
10 EVFTA <sup>The EU-Vietnam Free Trade </sup> Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu
11 FAO <sup>Food and Agriculture </sup>
Organization <sup>Tổ chức Nông lương thế giới </sup> 12 FDI Foreign Direct Investment <sup>Vốn đầu tư trực tiếp nước </sup> biologischen Landbau – FiBL)
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ về Thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng (FIC)
16 FLO <sup>Fair Trade Labeling </sup> Organization
Tổ chức ghi nhãn thương mại công bằng quốc tế 17 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">18 GDP <sub>Gross Domestic Product </sub> Tổng sản phẩm quốc nội 19 GI Geographical indication Chỉ dẫn Địa lý
20 GlobalGAP <sup>Global Good Agricultural </sup> Practices
Bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 21 GNP <sub>Gross National Product </sub> Tổng sản phẩm quốc gia
22 HACCP <sup>Hazard Analysis and Critical </sup> Description and Coding System
Hệ thống hài hịa mơ tả và
Liên đồn Quốc tế các Phong trào Nơng nghiệp Hữu cơ
25 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế 26 ISO <sup>International Organization for </sup>
Standardization <sup>Tiêu chuẩn kỹ thuật </sup> 27 ITC International Training Centre Trung tâm Thương mại
Quốc tế
28 IUU <sup>Illegal, Unrepoted and </sup> Unregulated Fishing
Hoạt động đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý 29 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 30 KNXKNS <sup>Kim ngạch xuất khẩu nông </sup>
34 Pooled OLS The Pooled OLS Model Mơ hình hồi quy gộp 35 RCEP <sup>Regional Comprehensive </sup>
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực
36 REM Random Effects Model <sup>Mơ hình hồi tác động cố </sup> định
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">37 SA8000 <sup>Bộ tiêu chuẩn về Trách </sup>
40 SVR Standard Vietnamese Rubber <sup>Loại cao su thiên nhiên được </sup> sản xuất tại Việt Nam
41 SVR CV <sup>Standard Vietnamese Rubber </sup> Constant Viscosity
Loại cao su thiên nhiên, cao su có độ nhớt ổn định, độ mềm dẻo, tính bám dính 42 TAO Tariff Analysis Online <sup>Cơng cụ phân tích thuế </sup>
quan trực tuyến của WTO 43 TBT Technical Barriers to Trade <sup>Rào cản kỹ thuật đối với </sup>
thương mại
44 TSNR <sup>Cao su tự nhiên đã định </sup> chuẩn về kỹ thuật
45 <sup>UN </sup>
Comtrade <sup>The United Nations Comtrade </sup>
Hệ thống thông tin thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc
46 UNCTAD <sup>United Nations Conference on </sup> Trade and Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển 47 USD United States Dollar Đô la Mỹ
48 VOER Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
49 VietGAP <sup>Vietnamese Good Agricultural </sup> Practices
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam 50 WTO World Trade Oganization <sup>Tổ chức Thương mại thế </sup>
giới 51 XK Export Xuất khẩu
52 XKNS Xuất khẩu nông sản 53 XTTM Xúc tiến thương mại
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.
- Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng góp phần cải thiện cán cân thương mại.
- EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị nông sản của Việt Nam năm 2022; tuy nhiên chỉ mới chiếm 4% trong tổng thị phần nhập khẩu nông sản của toàn khối EU.
- Thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang khu vực Châu Âu đã có nhiều khởi sắc, với một số nhóm mặt hàng như gạo, rau củ quả… ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng và bứt phá.
- Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu nông sản sang EU càng tăng trưởng mạnh.
- Sau 2 năm thực thi EVFTA, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU (gồm 27 thành viên) ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu. Phần lớn các dữ liệu này thể hiện các tín hiệu lạc quan cho thấy EVFTA đã có tác động tích cực với thương mại hai chiều. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh làm tăng trưởng kim ngạch giảm nhẹ -1,82% năm 2020 (35,14 tỷ USD) những con số này năm 2021 đã tăng lên 14,1% (40,2 tỷ USD).
- Mặc dù vậy, các biện pháp phi thuế quan như biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của phía EU đã tạo ra nhiều thách thức đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.
- Ngồi ra, với những chính sách, chương trình được Ủy ban Châu Âu khởi động, ban hành như Thỏa thuận xanh Châu Âu (EGD), Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn, Chiến lược Farm to Fork,... doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang thị trường EU sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cao hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>
<b>2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố quốc tế </b>
Ganesh Kumar, Shinoj, Joshi (2011) trong nghiên cứu về định lượng tiềm năng xuất khẩu của Ấn Độ đối với mặt hàng cá và thủy sản sử dụng mơ hình trọng lực nghiên cứu định lượng độ co giãn của xuất khẩu đối với các nhân tố khác nhau như khoảng cách địa lý, quy mô nền kinh tế của các nước nhập khẩu, dân số, sản lượng sản xuất nội địa, thuế nhập khẩu,... trong khoảng thời gian 2003-2007 với đối tượng là 15 nước nhập khẩu thường xuyên và ổn định nhất. Kết quả cho rằng GDP và dân số của nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý và sản lượng cá xuất khẩu có ảnh hưởng 6 tích cực đến kim ngạch xuất khẩu, trong khi thuế nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương. Thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia khơng góp phần đáng kể tăng cường thương mại song phương trong các sản phẩm thủy sản.
Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008) nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực hấp dẫn và phân tích bằng REM, nghiên cứu được thực hiện với 23 quốc gia EU trong giai đoạn 1996-2004. Kết quả cho thấy trong khi GDP, dân số nước nhập khẩu, dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, việc tham gia hiệp định hải quan, khí hậu có tác động tích cực thì khoảng cách địa lý và diện tích đất canh tác nơng nghiệp lại có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ
Hatab, Romstad, Huo (2010) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập, cách tiếp cận theo mơ hình lực hấp dẫn đã nghiên cứu trong khoảng thời gian 1994-2008 đối với 50 quốc gia đối tác nhập khẩu lớn nhất, sử dụng dữ liệu bảng và phân tích bằng FEM, cho rằng GDP Ai Cập tác động cùng chiều, GDP nước nhập khẩu, biến chung biên giới và ngôn ngữ tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Ai Cập, GDP bình quân đầu người Ai Cập, khoảng cách địa lý hai nước tác động ngược chiều, trong khi đó thu nhập bình qn đầu người nước nhập khẩu, liên kết kinh tế trong khu vực khơng có tác động đáng kể.
Gbetnkom và Khan (2002), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới 3 loại nông sản xuất khẩu của Cameroon là ca cao, cà phê và chuối, bằng công cụ OLS, với nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong giai đoạn 1971-1996. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại thiên nhiều về các nhân tố tạo động lực cho xuất khẩu một số nông sản cụ thể. Nghiên cứu này cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 3 loại nông sản trên bao gồm: lượng cung
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">xuất khẩu, tỉ giá hối đối, thời tiết (được tính bằng lượng mưa trung bình năm), chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, cơ sở hạ tầng đường sá.
Sevela (2002) ứng dụng mơ hình trọng lực để phân tích tác động của các nhân tố đến quy mơ sản phẩm nơng nghiệp xuất khẩu của Cộng hịa Séc. Nghiên cứu đã chỉ ra được 3 nhân tố (GNI, GNI bình quân đầu người và khoảng cách địa lý) có tác động đến sự thay đổi của quy mô sản phẩm nông nghiệp.
<b>2.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trong nước </b>
Thi Hong Hanh Bui, Qiting Chen (2015), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam dựa vào mơ hình trọng lực, số liệu được thống kê trong khoảng thời gian 2000-2013 với 15 đối tác Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả sử dụng FEM để xem xét tác động. Kết quả cho thấy GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, giá xuất khẩu vả tỷ giá giữa VND và đồng tiền nước nhập khẩu có tác động tích cực lên xuất khẩu gạo Việt Nam.
Ngô Thị Mỹ (2016), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam dựa trên mô hình trọng lực, chỉ ra các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nơng sản nói chung bao gồm các nhân tố: GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu, dân số của Việt Nam, dân số của nước nhập khẩu, diện tích đất nơng nghiệp, khoảng cách địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế, việc tham gia các tổ chức kinh tế như WTO, APEC.
Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN, kết quả phân tích bằng mơ hình trọng lực cho thấy GDP Việt Nam, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có tác động tích cực lên xuất khẩu gạo, trong khi đó khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu được đo lường bằng chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các quốc gia đầu tư có tác động tiêu cực lên xuất khẩu gạo
<b>3. Xác định khoảng trống nghiên cứu </b>
Theo các nghiên cứu về xuất khẩu sử dụng mơ hình trọng lực được trình bày ở phần 2.1 và 2.2 được trình bày ở nhiều khía cạnh khác nhau: xuất khẩu của một quốc gia, của một ngành hàng hay một mặt hàng cụ thể...Tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu đều có các yếu tố khơng thể thiếu của mơ hình trọng lực hấp dẫn như: GDP nước xuất khẩu và
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">nhập khẩu, dân số nước xuất khẩu và nhập khẩu, khoảng cách địa lý...Bên cạnh đó tùy theo từng ngữ cảnh riêng mà có sự khác biệt một số yếu tố khác như tỷ giá hối đoái , giá sản xuất, giá thế giới, sản lượng sản xuất,...
Các nhân tố đưa vào phân tích khá đa dạng song gần như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Minh Châu Âu. Trong khi đây là nhân tố có ảnh hưởng đến sản lượng nông sản và tác động lớn đến khả năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu tại một quốc gia. Điều này tạo nên một khoảng trống nghiên cứu.
<b>4 Mục tiêu nghiên cứu </b>
<b>4.1 Mục tiêu nghiên cứu chung </b>
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang EU và đồng thời hạn chế những khó khăn mà các nước đang gặp phải.
<b>4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể </b>
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU;
(2) Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU;
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU.
<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu </b>
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU.
<b>5.2 Phạm vi nghiên cứu </b>
<small>• </small>Thời gian nghiên cứu: 2007 - 2022
<small>• </small>Khơng gian nghiên cứu: Liên minh Châu Âu (EU)
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>6 Đóng góp của đề tài 6.1 Về lý luận </b>
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU” sẽ là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định nền kinh tế có góc nhìn cụ thể hơn về vấn đề cải thiện và nâng cao các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU nói riêng và ra tồn thế giới nói chung.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về các lĩnh vực có liên quan.
<b>6.2 Về thực tiễn </b>
Đề tài là cơ sở xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU, xây dựng thị trường xuất khẩu tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu.
Việc đánh giá và cải thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực luôn là một bài tốn khó, địi hỏi doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành và chính phủ phải kịp thời đưa ra những định hướng, phương án hỗ trợ, chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế để tận dụng, phát huy thế mạnh sẵn có, tìm ra nhân tố mới nhằm xây dựng thị trường xuất khẩu tiềm năng trong tương lai, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
<b>7 Kết cấu đề tài </b>
Bên cạnh phần mục lục, tóm tắt, kết luận. danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu được chia thành 5 chương:
Phần mở đầu
Phần trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mô tả tổng quát các phương pháp áp dụng, ý nghĩa và điểm mới của đề tài cũng như bố cục nghiên cứu.
Trình bày về xây dựng bảng dữ liệu, cách thức, phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu.
Chương I: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nơng sản
Chương trình bày lý thuyết về xuất khẩu; cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản; các yếu tố ảnh hưởng tới tổng kim
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực; các nghiên cứu thực nghiệm về mơ hình trọng lực; từ đó xây dựng mơ hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Chương II: Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU
Chương khái quát thực trạng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU trong giai đoạn 2007 - 2022.
Chương III: Kết luận
Chương trình bày kết quả phân tích định lượng, trong đó xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nơng sản chủ lực sang EU. Từ đó lựa chọn mơ hình thích hợp diễn giải kết quả; kết luận chấp thuận hay bác bỏ các giả thuyết đã xây dựng.
Chương IV: Định hướng và giải pháp
Trên cơ sở phân tích kết quả từ chương IV và bối cảnh thực tế vùng, nhóm tác giả đề xuất định hướng và một số giải pháp cải thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU đến năm 2030.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN </b>
<b>1.1. Lý thuyết về xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm </b>
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế cổ điển, khi phân công lao động xã hội đạt được mức độ nhất định, chun mơn hóa sản xuất được thực hiện cho phép tạo ra năng suất cao hơn, hàng hóa ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà tất yếu sẽ dẫn tới sự trao đổi hàng hóa ra bên ngồi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Như vậy, thực chất xuất khẩu chính là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International Monetary Fund (IMF), xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh bn bán ở phạm vi quốc tế. Đây là hành vi buôn bán riêng lẻ mà cả là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân.
Trong thương mại toàn cầu, xuất khẩu là quá trình các cơng ty từ một quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ của họ cho các cơng ty hoặc người tiêu dùng ở một quốc gia khác. Các mặt hàng xuất khẩu phổ biến được trao đổi từ nước này sang nước khác bao gồm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô như thực phẩm hoặc dệt may và các sản phẩm tiêu dùng thành phẩm như điện tử. Xuất khẩu là một cách mà các cơng ty có thể nhanh chóng mở rộng thị trường tiềm năng, tạo thêm doanh thu và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu mang tính vĩ mơ hơn. Cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) cho rằng, xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thơng qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hố hữu hình mà cả hàng hố vơ hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới cơng nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những nước có trình độ kinh tế cịn thấp như nước ta, những yếu tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu.
Nhìn chung, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia nhưng được cung cấp cho người mua ở một quốc gia khác được gọi là xuất khẩu. Đây là hoạt động rất quan trọng đối với các nền dân chủ thị trường vì chúng mang lại cho người dân và doanh nghiệp khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho các sản phẩm của họ. Nói cách khác, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Tóm lại, dù được hiểu theo cách nào thì xuất khẩu cũng là một hình thức thương mại ra nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia.
<b>1.1.2. Đặc điểm </b>
Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu.
Xuất khẩu đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của một quốc gia, mang lại những lợi ích to lớn. Do đó, xuất khẩu có những đặc điểm sau:
- Tính quốc tế:
Tính quốc tế là đặc điểm nổi bật nhất của xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, do đó nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố mang tính quốc tế, bao gồm:
<small>• </small>Chính sách thương mại của các quốc gia: Chính sách thương mại của các quốc gia có thể tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch,...
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><small>• </small>Điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn như: mức thu nhập bình qn, lạm phát,...
<small>• </small>Văn hóa: Văn hóa của các quốc gia cũng có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn như: sở thích, thói quen tiêu dùng,...
- Tính phức tạp:
<small>• </small>Xuất khẩu là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thị trường nước ngoài, nắm bắt các quy định pháp lý, điều kiện vận tải,... để có thể xuất khẩu thành cơng.
<small>• </small>Một số yếu tố làm cho xuất khẩu trở nên phức tạp bao gồm:
<small>• </small>Thị trường nước ngoài: Thị trường nước ngoài rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,...
<small>• </small>Các quy định pháp lý: Mỗi quốc gia có các quy định pháp lý khác nhau về xuất nhập khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt và tuân thủ các quy định này.
<small>• </small>Các điều kiện vận tải: Xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức vận tải phù hợp, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an tồn và đúng thời hạn.
- Tính rủi ro:
<small>• </small>Xuất khẩu mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro như:
<small>• </small>Rủi ro biến động giá cả: Giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có thể biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
<small>• </small>Rủi ro thanh tốn: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi cơng nợ từ khách hàng nước ngồi.
<small>• </small>Rủi ro thị trường: Thị trường nước ngồi có thể thay đổi nhanh chóng, địi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng nhanh.
<small>• </small>Để giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm:
<small>• </small>Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như các quy định pháp lý của thị trường nước ngồi.
<small>• </small>Đánh giá rủi ro: Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải và có các biện pháp phịng ngừa phù hợp.
<small>• </small>Chủ động đàm phán: Doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với khách hàng nước ngoài về các điều khoản hợp đồng, bao gồm giá cả, phương thức thanh toán,...
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><b>1.1.3. Vai trị của xuất khẩu </b>
Xuất khẩu đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia. Qua hoạt động xuất khẩu, quốc gia có thể tạo ra doanh thu lớn và cung cấp nguồn ngoại tệ dồi dào, từ đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu cũng góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi thương mại toàn cầu.
Vai trị của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế được thể hiện qua các khía cạnh như sau:
- Xuất khẩu đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
Trong phạm vi tính tốn tổng cầu, xuất khẩu được xem xét là một phần của nhu cầu ngoại vi (foreign exogenous demand). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu thường được đo lường bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với các nền kinh tế mà có cầu nội địa yếu, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu không chỉ đem về nguồn ngoại tệ lớn nhất cho đất nước, mà còn giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mơ sản xuất, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Do đó, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa tập trung vào xuất khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Các quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ hàng hoá của các quốc gia khác và đồng thời phải vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan mà các quốc gia đặt ra.
Do đó, để tồn tại và phát triển, các quốc gia phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, và tạo ra mức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá của họ. Điều này giúp các sản phẩm của quốc gia đó có thể cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế và đối phó hiệu quả với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng hoá của các quốc gia khác.
- Xuất khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia sang nền kinh tế hướng ngoại
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, cũng như tốc độ phát triển kinh tế. Hoạt động xuất khẩu đóng
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">vai trò quan trọng trong q trình này, đó là một trong những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc phát triển nền kinh tế dựa vào mơ hình hướng xuất khẩu kết hợp với mơ hình thay thế nhập khẩu đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia. Quá trình này giúp cơ cấu kinh tế của quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu và trong khu vực.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Việc mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại được căn cứ vào hoạt động xuất khẩu, điều này đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nền kinh tế quốc gia và việc phân công lao động trên phạm vi tồn cầu. Thường thì hoạt động xuất khẩu được khởi xướng sớm hơn so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, và từ đó thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ví dụ, hoạt động xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đồng thời thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, và vận tải quốc tế. Từ đó, các quan hệ kinh tế đối ngoại này tạo điều kiện để mở rộng hoạt động xuất khẩu.
Việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu được xem xét là một vấn đề chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hố quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn cầu. Điều này đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
Hoạt động xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu để thúc đẩy q trình nhập khẩu và cơng nghiệp hóa quốc gia, địi hỏi việc sử dụng một lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.
- Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân
Hoạt động xuất khẩu có tác động đến đời sống từ nhiều phía cả trực tiếp và gián tiếp. Đầu tiên, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu hấp dẫn hàng triệu lao động, tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập đáng kể. Ngồi ra, hoạt động xuất khẩu cịn cung cấp nguồn vốn để nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng cần thiết, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú của người dân.
<b>1.1.4. Về xuất khẩu nông sản </b>
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới nhiều thị trường lớn trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu GDP quốc gia. Do vậy, khi đi nghiên cứu những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU cần phải tìm hiểu và làm rõ lý thuyết liên quan về nông sản và xuất khẩu nông sản.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><b>1.1.4.1. Khái niệm nông sản và phân loại </b>
Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm về nông sản và những quan điểm này có sự khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:
(1) Theo ấn phẩm “Codex Alimentarius – Organically Produced Foods” của Tổ chức Nông lương thế giới FAO (2006), nông sản phẩm/sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hay hàng hóa nào, dù là thơ hay đã chế biến, được trao đổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người (không kể nước, muối và các chất phụ gia) hay thức ăn cho động vật.
(2) Hiệp định Nông nghiệp (AoA) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO xác định nông sản là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hồ hố mã số thuế). Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (cịn được gọi là sản phẩm cơng nghiệp). Theo đó, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hố có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…
Các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…
Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,…
(3) Theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn quy định: “(1) Nông nghiệp tại Nghị định này bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; (2) Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp”.
Có thể thấy rằng, so với quan điểm về nông sản của Việt Nam, quan điểm của WTO có sự khác biệt: nơng sản khơng bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Mặt khác, tại Việt Nam, các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp nên sản phẩm của các ngành chế biến này không được coi là nông sản như các khái niệm của FAO hay WTO.
Từ các quan điểm về nông sản của các tổ chức quốc tế và Việt Nam, có thể rút ra khái niệm Nông sản như sau: Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, được liệt kê từ chương I đến XXIV (trừ và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">trong Hệ thống thuế mã HS, đồng thời không bao gồm các sản phẩm của hoạt động chăn nuôi và các ngành lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.
Nơng sản được chia làm 7 loại chính bao gồm: Gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn theo Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, nông sản chủ lực Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể phân loại nơng sản thành 3 loại dựa vào công dụng của chúng, cụ thể như sau:
Nông nghiệp thiết yếu: Loại nông sản này được con người sử dụng hàng ngày để duy trì sự sống bao gồm gạo, lúa mì, bột mì, sữa, rau quả tươi,…
Nơng sản phái sinh: Loại nông sản này được con người sử dụng để bổ sung những dưỡng chất để cơ thể phát triển, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, bao gồm bánh mì, bơ, dầu ăn,…
Nơng sản được chế biến: Là những mặt hàng đã trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, thành phần và cấu trúc của nông sản đã bị thay đổi so với trạng thái ban đầu như bánh kẹo, nước ngọt, bia, bông xơ,…
<b>1.1.4.2. Đặc điểm của nông sản </b>
Bản chất của mặt hàng nông sản là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, nơng sản sẽ mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm:
(1) Nơng sản có tính đa dạng
Ở mỗi vùng miền khác nhau có điều kiện tự nhiên và khí hậu khác nhau, vì vậy sẽ có những mặt hàng nơng sản tương ứng. Bên cạnh đó tính đa dạng của nông sản Việt Nam đem lại nhiều khó khăn. Việc sản xuất khơng đồng bộ, rời rạc chưa đem lại hiệu quả cao. Mỗi vùng, miền sản xuất và canh tác mỗi kiểu nên chất lượng nông sản chưa đồng đều, nông sản tạo ra chất lượng không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
(2) Nơng sản mang tính thời vụ
Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng do vậy ln mang tính thời. Do đó mà chúng ta thường hay nghe được cụm từ là trái vụ, chính vụ. Tính mùa vụ hay sự thiếu hụt trong nguồn cung do nhiều yếu tố cũng khiến cho giá nông sản xuất khẩu thường lên xuống thất thường. Vào những lúc chính vụ, hàng nơng sản dồi dào thì giá thường bán. Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàng thường khan hiếm, thì giá bán sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, giá biến động làm
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">cho hoạt động xuất khẩu nông sản phải thường xuyên đối mặt với tình trạng được mùa mất giá. Vào chính vụ các điều kiện thuận lợi , mặt hàng nông sản thường dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều. Do số lượng nông sản quá nhiều nên bị đẩy giá thường rất thấp. Ngược lại, khi trái vụ thì nơng sản khan hiếm, chất lượng không đều nhau và giá bán thường cao.
(3) Nông sản chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên
Quá trình sản xuất các mặt hàng nông sản Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên như: mưa, nắng nóng, lũ lụt, sương muối, tuyết…Những điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của nông sản.
Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì sản xuất đạt năng suất cao các mặt hàng nơng sản có chất lượng tốt và đồng đều. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi như nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cây trồng, từ đó dẫn đến các mặt hàng nông sản cũng khan hiếm và chất lượng thấp.
(4) Nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi người tiêu dùng
Nông sản là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người. Chính vì vậy, chất lượng nơng sản ln là tiêu chí đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua hàng.
Chất lượng nông sản sẽ là tiêu chí cho các mặt hàng nơng sản khi muốn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Chất lượng sẽ thơng qua các u cầu về: An tồn vệ sinh thực phẩm, lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, nhiễm kim loại nặng, nhiễm vi sinh vật gây hại…Mặt hàng nông sản Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chí này thì mới đủ điều kiện để xuất khẩu sang nước ngoài và khẳng định mình trên trường quốc tế.
<b>1.1.4.3. Xuất khẩu nông sản </b>
a. Khái niệm:
Theo Smith (1976), khi tập trung chun mơn hóa sản xuất những mặt hàng mà bản thân quốc gia có lợi thế tuyệt đối thì có thể sản xuất ra một lượng lớn hàng hóa, có thể dư thừa với nhu cầu sử dụng trong nước nên được mang ra trao đổi với bên ngồi. Cịn theo Ricardo thì nếu quốc một quốc gia sản xuất và đem trao đổi mặt hàng mình có lợi thế so sánh với quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều có lợi. Như vậy khi phân công lao động quốc tế đạt đến trình độ nhất định thì thương mại sẽ xảy ra. Trước đây thương mại được hiểu là hình thức trao đổi hàng đổi hàng, sau đó xuất hiện các phương tiện thanh toán
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">trung gian như tiền, séc. Thương mại phát triển ngày càng phức tạp hơn qua cách hình thức như thương mại điện tử, cho thuê tài chính, mua bán nợ thương mại…liên kết chặt chẽ hơn nhưng cũng cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Trên cơ sở về thương mại hàng hóa, XKNS có thể hiểu là: Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thơng qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh đem lại lợi ích cho quốc gia.
Tác giả Ngô Thị Mỹ (2016), cho rằng: xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thơng qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân cơng lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.
Đồng quan điểm trên, Phan Thu Trang (2020) cũng đưa ra khái niệm “xuất khẩu nơng sản là việc đưa các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nơng nghiệp - nông sản ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”. Trong đó, nơng sản được hiểu là các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nơng nghiệp và xuất khẩu ở đây được hiểu là hàng hóa nơng sản phải ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và đi vào thị trường các nước khác trên thế giới.
Như vậy, xuất khẩu nông sản hay xuất khẩu hàng nông sản là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đưa nơng sản vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia. Hoạt động này có sự tham gia của nhiều chủ thể, có quan hệ mua bán phức tạp được tổ chức cả bên trong và bên ngồi của một quốc gia với mục đích thúc đẩy hàng hố nơng sản phát triển ổn định và đem lại lợi ích cho quốc gia với nhiều hình thức như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian và hình thức tái xuất khẩu
b. Vai trị của hoạt động xuất khẩu nơng sản đối với nền kinh tế: - Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
Xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung và hàng nơng sản nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở chỗ chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP), thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu nơng sản càng lớn thì càng góp phần làm tăng GDP, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nơng sản tăng cao góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">- Thu về nguồn ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công nghệ hiện đại
Hoạt động xuất khẩu nông sản có ý nghĩa thiết thực: nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những thu về rất một nguồn ngoại tệ lớn tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu công nghệ tiến tiến mà quan trọng hơn còn là cơ hội phát huy các lợi thế so sánh của đất nước, mở rộng các ngành nghề sản xuất, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội.
- Tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, hiện đại hóa cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất
Hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, học tập phong cách quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ quản lý kinh doanh. Nhờ xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, từng bước tăng trưởng và phát triển, từ đó đáp ứng nhu cầu đầy đủ của thị trường trong và ngoài nước với những đơn hàng có giá trị lớn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, để đáp ứng những yêu cầu ngày càng gắt gao của những thị trường xuất khẩu khó tính, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến công nghệ kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế, trong đó xuất khẩu là một hoạt động đóng góp trực tiếp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Việc xuất khẩu thu ngoại tệ về và sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu các nguyên vật liệu, công nghệ kỹ thuật hiện đại,.. tác động đến cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thay đổi cách làm việc.
Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản, của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản, của quốc gia xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu nơng sản tăng làm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới.
<b>1.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản </b>
Ngày nay, mơ hình trọng lực được ứng dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản. Mô hình do Tinbergen (1962), Pưyhưnen
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">(1963) và Linnemann (1966) đề xuất, sau đó được rất nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như Cantore and Cheng (2018), Sanso và cộng sự (1993), Sarker và Jayasinghe (2007). Lý do là mơ hình trọng lực hiệu quả trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu xem xét cả ba nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên cung, nhóm yếu tố bên cầu và nhóm yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở xuất khẩu. Trong khi đó, các lý thuyết coi trọng các yếu tố bên cung (GDP/GNP, GDP/GNP bình quân đầu người, dân số, cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc, FDI, lực lượng lao động, chi phí lao động… của nước xuất khẩu). Các lý thuyết giải thích thương mại quốc tế từ góc độ cầu (GDP/GNP, GDP/GNP bình quân đầu người, dân số, thị hiếu của người tiêu dùng, thuế quan nhập khẩu, vị trí tiếp giáp biển… của nước nhập khẩu)
Theo trên các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản được chia thành 3 nhóm: Các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở.
- Các yếu tố tác động đến cung nông sản xuất khẩu
Cung nông sản là nguồn sản xuất, cung cấp nông sản ra thị trường. Các yếu tố tác động đến cung nông sản bao gồm:
(1) Giá bán nông sản trên thị trường quốc tế: Theo quy luật thị trường, khi giá bán trên thị trường quốc tế tăng thì lượng cung xuất khẩu cũng tăng. Trong thương mại quốc tế, giá bán thường đại diện bằng tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đối tăng thì đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu và ngược lại.
(2) Các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp: Các yếu tố này được chia thành 3 loại chính bao gồm lao động, tài nguyên và tư bản. Khi số lượng, chất lượng của các yếu tố này tăng sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lượng cung nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
(3) Một số yếu tố khách quan khác: Hoạt động sản xuất nơng sản cịn chịu tác động của các yếu tố khách quan, điển hình là điều kiện tự nhiên, chất lượng giống và khả năng phịng chống dịch bệnh của nền nơng nghiệp quốc gia. Sản lượng nông sản sản xuất ra càng lớn thì lượng cung trên thị trường càng dồi dào.
- Các yếu tố tác động đến cầu
Cầu nông sản là nhu cầu tiêu thụ nông sản của người tiêu dùng. Thành phần này bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">(1) Giá bán nông sản trên thị trường thế giới: Theo luật cầu, giá bán sản phẩm có tác động ngược chiều đến cầu. Do vậy, các quốc gia, các doanh nghiệp thường cố gắng xây dựng giá bán cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó lại gặp vấp phải các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu, phổ biến là “kiện bán phá giá” tác động lớn đến khả năng xuất khẩu nơng sản. Bên cạnh đó, việc giảm giá đồng nội tệ cũng là chính sách phổ biến để đẩy mạnh xuất khẩu của các quốc gia.
(2) Thu nhập của người tiêu dùng: Nông sản thuộc vào loại hàng hóa thơng thường, khi thu nhập của người tiêu tăng thì cầu tăng với những mức tăng khá đa dạng tùy vào từng loại nông sản. (Ngược lại đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng thì cầu sẽ giảm).
(3) Chất lượng và thương hiệu của nông sản: Khi lựa chọn nông sản, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến chất lượng, mức tồn dư hóa chất, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Do đó, chất lượng và thương hiệu nông sản tác động mạnh tới khả năng xuất khẩu nông sản. Các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu càng nghiêm ngặt thì khả năng xuất khẩu nông sản của nước xuất khẩu càng giảm và ngược lại.
(4) Thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng của các nước phát triển cao thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu. Để tăng khả năng xuất khẩu nông sản, quốc gia xuất khẩu cần tích cực xây dựng thương hiệu nơng sản, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường nhập khẩu.
(5) Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Hoạt động xuất khẩu nông sản cũng chịu ảnh hưởng lớn từ hàng hóa các nước khác đang được tiêu thị tại nước xuất khẩu. Một thị trường nhập khẩu hấp dẫn (quy mô dân số và mức sống của người tiêu dùng cao) luôn là mục tiêu của các quốc gia. Vì vậy, những thị trường này có mơi trường cạnh tranh khốc liệt. Nếu hàng hóa của đối thủ có sức cạnh tranh tốt sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của phía mình vì người tiêu dùng ln lựa chọn những sản phẩm tốt hơn.
- Các yếu tố hấp dẫn, cản trở
Hoạt động xuất khẩu còn chịu tác động của các yếu tố hấp dẫn, cản trở, bao gồm: yếu tố khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách cơng nghệ), chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu; chất lượng thể chế, môi trường kinh doanh của nước xuất, nhập khẩu và một số yếu tố khác.
(1) Khoảng cách địa lý: Trên thực tế, chi phí vận chuyển và bảo quản nông sản xuất khẩu thường lớn và tác động tiêu cực tới khả năng xuất khẩu nông sản bởi nông sản là
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">hàng hóa có trọng lượng lớn và cần bảo quản cẩn trọng để đảm bảo chất lượng. Mặt khác nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá thì chi phí vận chuyển được tính vào giá bán sản phẩm. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định yếu tố này tác động ngược chiều đến khả năng xuất khẩu nông sản.
(2) Khoảng cách về công nghệ: Khoảng cách công nghệ càng lớn thì chênh lệch chất lượng và chi phí giao dịch càng cao, do vậy khả năng xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại. Đây chính là tác động ngược chiều của khoảng cách công nghệ tới hoạt động xuất khẩu nơng sản.
(3) Chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất khẩu: Các chính sách khuyến khích xuất khẩu như chính sách tỷ giá hối đoái, tín dụng xuất khẩu, thương mại tự do, xúc tiến thương mại,… có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Ngược lại các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch nhập khẩu, phòng vệ thương mại,…) của nước nhập khẩu gây một số khó khăn đáng kể cho hoạt động xuất khẩu.
(4) Mối quan hệ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu trên nhiều khía cạnh như ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử,…: 2 quốc gia càng có mối quan hệ gần gũi thì hoạt động thương mại giữa các nước càng thuận lợi. Chẳng hạn, nếu các nước xuất khẩu nhập khẩu đều là thành viên của các FTA thì rào cản thuế quan và phi thuế quan được xóa bỏ, hàng hóa được tự do di chuyển giữa các quốc gia, người tiêu dùng được mua hàng hóa với giá rẻ, chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,.. từ đó thúc đẩy khả năng xuất khẩu nông sản của các quốc gia.
<b>1.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu </b>
<b>Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản </b>
- Quy mô nền kinh tế (GDP) của nước xuất khẩu:
Khi xét yếu tố thu nhập của nước xuất khẩu có thể xét đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ở đây, giá trị này sẽ được đại diện cho yếu tố cung hàng xuất khẩu. Về cơ bản, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ của một nước tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng của nước đó tăng lên và nước đó có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá trị sản xuất xuất khẩu trong các nền kinh tế là khác nhau: đối với những nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực thì xuất khẩu và thu nhập quốc dân có mối liên hệ chặt chẽ (bởi các ngành sản xuất chính trong nền kinh tế phục vụ cho mục đích xuất khẩu nên khi giá trị sản xuất gia tăng sẽ đồng
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">nghĩa với cung cho xuất khẩu tăng mạnh từ đó thúc đẩy xuất khẩu); đối với những nền kinh tế không hướng theo mục tiêu xuất khẩu thì khi giá trị sản xuất gia tăng lên chưa hẳn đã ảnh hưởng nhiều đến giá trị xuất khẩu hàng hóa. Nhưng do đặc thù của từng ngành sản xuất nên cơ cấu cũng như tốc độ gia tăng trong cung các nhóm hàng hóa trong nền kinh tế là khơng đều. Vì thế, khi giá trị sản xuất tăng lên sẽ khiến cho cung xuất khẩu của các mặt hàng tăng lên có sự khác biệt. Hay nói cách khác tác động của yếu tố thu nhập nước xuất khẩu lên xuất khẩu các nhóm hàng khác nhau là khác nhau. Ngược lại với trường hợp khả năng sản xuất gia tăng, khi giá trị sản xuất của một quốc gia giảm xuống thì sẽ có những tác động giảm đối với giá trị xuất khẩu hàng hóa.
- Quy mơ nền kinh tế (GDP) của nước nhập khẩu:
Xét về nước nhập khẩu, nếu GDP của một nước lớn thường đi kèm với thu nhập của quốc gia đó cao, điều này đồng nghĩa với việc nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, điều này khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên. GDP nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của nước đó càng cao, nước đó sẽ càng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và sản xuất được hàng hóa thay thế nhập khẩu. Do vậy sẽ càng gây khó khăn cho các mặt hàng của nước xuất khẩu trong việc xâm nhập thị trường. Khơng chỉ có thế, tác động của thu nhập quốc dân tới cầu xuất khẩu còn phụ thuộc vào từng loại hàng hóa. Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co giãn theo thu nhập không giống nhau. Đối với những mặt hàng trở thành hàng hóa thứ cấp khi mức sống tăng cao do thu nhập thì khi thu nhập tăng sẽ chỉ khiến cầu của những hàng hóa này giảm. Đối với hàng hóa thơng thường cầu sẽ tăng khi thu nhập tăng lên. Tuy vậy, những mặt hàng cần thiết thì thu nhập tăng cao sẽ chỉ đem đến một mức tăng vừa phải trong khi đối với những hàng hóa xa xỉ, thì thu nhập tăng ở mức cao kéo theo cầu tăng mạnh. Mặc dù vậy, việc hàng hóa nào là xa xỉ, hàng hóa nào là cần thiết hay thứ cấp cịn tùy thuộc vào những đặc điểm riêng, sự phù hợp và khác biệt giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
- Khoảng cách giữa các quốc gia:
Khoảng cách địa lý giữa hai đối tác thương mại phản ánh chi phí giao dịch quốc tế của hàng hố và dịch vụ. Những chi phí này gồm có: chi phí vận tải, chi phí tiếp cận thị trường (Heo và Doanh, 2015). Ngoài ra, khoảng cách địa lý bao gồm các chi phí giao dịch liên quan đến sự tương đồng về văn hố, sở thích, thị hiếu và các chi phí về hành chính (Huang, 2007). Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển… Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay các nước trong cùng khu vực. Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa. Do vậy, với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên những tác động khác biệt. Do đó, khoảng cách địa lý làm giảm thương mại song phương (Sohn, 2005)
- Thuế quan:
Thuế quan là một loại phí phải trả khi hàng hóa ra khỏi quốc gia xuất khẩu. Khi mức thuế tăng cao, chi phí xuất khẩu cũng tăng, làm giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Thuế quan có thể làm tăng giá cả của hàng hóa xuất khẩu, làm cho các sản phẩm của quốc gia xuất khẩu trở nên khơng cạnh tranh so với hàng hóa của các quốc gia khác không phải trả thuế quan hoặc có mức thuế thấp hơn. Thuế quan áp đặt chi phí cả ở quốc gia nơi chúng được áp dụng và đối với các quốc gia khác. Thuế quan đánh thuế tất cả các sản phẩm qua biên giới, do đó làm tăng giá trong quốc gia áp thuế. Giá cao hơn ảnh hưởng đến nguồn cung vì nơng dân phản ứng bằng sản lượng tăng, giá cao hơn ảnh hưởng đến nhu cầu vì người tiêu dùng mua ít hơn. Bản chất của vận tải quốc tế chỉ ra một kênh khác mà qua đó thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu trong nước. Bằng cách xây dựng một mơ hình thương mại với một lĩnh vực vận tải rõ ràng, Ishikawa và Tarui (2018) chứng minh về mặt lý thuyết rằng việc tăng thuế trong nước có thể làm giảm xuất khẩu trong nước.
- Hiệp định thương mại:
Hiệp định thương mại tự do là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia và nhờ các hiệp định này mà các rào cản về thuế quan và phi thuế quan sẽ được giảm hoặc xóa bỏ. Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường bn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Các thành viên tham gia FTA thỏa thuận sẽ cắt giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo lộ trình, các bên cũng thực hiện cam kết về các vấn đề như đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, lao động...FTA tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh, chuyên môn hóa sản xuất và phân bổ nguồn lực để tận dụng lợi ích từ thương mại quốc tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các FTA là Tinbergen (1962), người đã kiểm tra ảnh hưởng của FTA đối với thương mại hàng hóa. Sau khi Những năm 1970, một số nghiên cứu đã điều tra tác động của các FTA khu vực lớn như Châu Âu Cộng đồng Kinh tế, Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) và Châu Mỹ Latinh Tự do Hiệp định Thương mại (xem Aitken [1973] và Brada và Mendez [1983]). Những nghiên cứu này đã sử dụng biến giả của các FTA để nắm bắt tác động của các FTA đối với dòng chảy thương mại. Nếu ước tính hệ số giả FTA có ý nghĩa và tích cực, FTA có tác động tích cực đến giao thương giữa các thành viên; nói cách khác, FTA có tác dụng tạo ra thương mại. Khi các FTA nhanh chóng mở rộng trên thế giới từ những năm 1990, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã cố gắng xem xét tác động của các FTA bằng cách áp dụng các loại mô hình trọng lực khác nhau.
- Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS):
Các quy định SPS nghiêm ngặt có thể tạo ra các rào cản kỹ thuật đối với nông sản từ các quốc gia xuất khẩu. Nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, nơng sản có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc chịu các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu.
Các biện pháp kỹ thuật như quy định SPS trở nên cần thiết đối với một số sản phẩm nông nghiệp khi các vấn đề như an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe động thực vật ngày càng trở nên nhạy cảm (Peterson và cộng sự, 2013). Một bộ quy định dựa trên đánh giá rủi ro, khơng phân biệt đối xử giữa các quốc gia có điều kiện đồng nhất được Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp SPS cho phép.
Tác động của SPS và các quy định kỹ thuật khác đối với mơ hình thương mại quốc tế là rất quan trọng và tầm quan trọng của nó đã được nhấn mạnh và nghiên cứu bởi nhiều nghiên cứu như Henson và Loader (2001), Otsuki và cộng sự. (2001), Jaffee và Henson (2004), Okello và Roy (2007), Minten và cộng sự. (2009), Anders và Caswell (2009), Disdier và Tongeren (2010), Maertens và Swinnen (2009).
- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT):
TBT (Technical Barriers to Trade - Rào cản kỹ thuật đối với thương mại) là các quy định, tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và xuất khẩu nông sản. Các quy định TBT thường đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chẳng hạn như kích thước, trọng lượng, thành phần, và các yếu tố khác đối với sản phẩm. Nếu nông sản không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, chúng có thể khơng được phép xuất
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">khẩu hoặc gặp khó khăn trong q trình nhập khẩu, dẫn đến giảm sản lượng xuất khẩu. Ví dụ thông qua nhu cầu cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Chi phí thương mại tăng do TBT dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả biên lợi nhuận chuyên sâu và rộng của xuất khẩu vững chắc. Cụ thể, nếu TBT làm tăng chi phí xuất khẩu biến đổi của doanh nghiệp, Những công ty này sẽ trải qua sự sụt giảm doanh số xuất khẩu (ảnh hưởng tiêu cực đến biên độ xuất khẩu thâm canh). Mặt khác, nếu TBT chủ yếu phản ánh một tăng chi phí thương mại cố định, chúng sẽ thúc đẩy ngưỡng năng suất tăng lên để xuất khẩu, điều này gây ra sự rút lui của các công ty kém năng suất từ các nước áp đặt TBT (tác động tiêu cực đến biên độ xuất khẩu rộng lớn) (Fontagné và cộng sự. 2013).
- Tỷ giá hối đoái:
Giá của một loại tiền tệ tính theo một loại tiền tệ khác được gọi là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đối đóng vai trò quan trọng vai trò trung tâm trong thương mại quốc tế vì chúng cho phép tính tốn giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở các quốc gia khác nhau, do đó cho phép so sánh những hàng hóa và dịch vụ đó; Giá cả trên khắp các quốc gia. Thay đổi tỷ giá hối đối được mơ tả là khấu hao hoặc đánh giá cao.
Một lập luận phổ biến là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng đảm bảo chống lại biến động tỷ giá hối đối ngắn hạn thơng qua thị trường tài chính, trong khi việc phòng ngừa rủi ro dài hạn khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Cho, Sheldon, và McCorriston (2002), DeGrauwe và de Bellefroid (1986), Obstfeld (1995), và Peree và Steinherr (1989), ví dụ chứng minh rằng những thay đổi dài hạn trong tỷ giá hối đoái dường như có tác động đáng kể hơn đến khối lượng thương mại hơn là biến động tỷ giá hối đối ngắn hạn có thể được bảo hiểm với chi phí thấp.
Tác động của biến động tỷ giá hối đoái đối với khối lượng xuất khẩu có thể khác nhau giữa các lĩnh vực (Bini-Smaghi, 1991; Klein, 1990; Maskus, 1986; McKenzie, 1999). Điều này có thể xảy ra do mức độ cạnh tranh, bản chất của hợp đồng - và do đó là cơ chế định giá - tiền tệ của hợp đồng, việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro, quy mô kinh tế của các đơn vị sản xuất, mở cửa cho thương mại quốc tế và mức độ đồng nhất và khả năng lưu trữ của hàng hóa khác nhau giữa các lĩnh vực. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đã tập trung vào các nước nông nghiệp và xuất khẩu sản xuất. Sự khác biệt liên ngành trong việc tiếp cận của các nhà xuất khẩu đối với các cơng cụ tài chính, tiền tệ của hợp đồng, quy mơ sản xuất, khả năng lưu trữ, v.v., có thể đặc biệt rõ rệt ở các nước đang phát triển, có lẽ đặc biệt là so với nơng nghiệp chủ yếu dựa trên các phương pháp
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">sản xuất truyền thống được thực hiện bởi nhiều nhà sản xuất tư nhân quy mô nhỏ và các ngành hàng hóa sản xuất quy mơ lớn hơn, công nghệ cao hơn thường được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước. Sự tương phản này chỉ được nhấn mạnh bởi thực tế là nông nghiệp thường là một lĩnh vực cạnh tranh đáng chú ý với giá cả linh hoạt trên các hợp đồng tương đối ngắn hạn. Hơn nữa, các mặt hàng nông nghiệp tương đối đồng nhất và thường ít lưu trữ hơn so với xuất khẩu hàng hóa trong các lĩnh vực khác (Frankel, 1986; Kim và Koo, 2002; Schuh, 1974). Do đó, Bordo (1980) và Maskus (1986) cho rằng khối lượng thương mại nơng nghiệp có thể phản ứng nhanh hơn nhiều với sự thay đổi tỷ giá hối đoái so với thương mại hàng hóa sản xuất. Điều này cũng có thể chuyển thành độ nhạy cảm lớn hơn về khối lượng thương mại đối với rủi ro tỷ giá hối đối trong nơng nghiệp so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế (Anderson và Garcia, 1989; Markus, 1986).
Vậy khung cấu trúc được đưa ra:
<b>Hình 1.1: Khung cấu trúc mơ hình </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC SANG EU </b>
<b>2.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực sang EU từ năm 2007-2022 </b>
<b>2.1.1. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam trong giai đoạn 2007-2022 </b>
Với 27 nước thành viên và dân số khoảng 516 triệu người, Liên minh châu Âu (EU) có nhu cầu nhập khẩu (NK) số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản từ khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bảng xếp hạng của EU về những đối tác thương mại nông sản, Việt Nam xếp thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường EU (Báo Hà Nội mới, ra ngày 8/7/2019). Thứ nhất, EU có quy mơ kinh tế (GDP) và quy mô thị trường (dân số) lớn. Thứ hai, cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa 2 bên ít cạnh tranh mà có tính bổ sung cao, trong đó nơng sản là mặt hàng xuất khẩu có nhiều thế mạnh của nước ta. Thứ ba, EU vẫn dành cho Việt Nam chương trình ưu đãi thuế quan (GSP) dành cho các nước đang phát triển. Thứ tư, dư địa của thị trường này vẫn rất lớn. Về phía Việt Nam, thị trường EU là thị trường XK lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản.
Nhìn chung, xuất khẩu nơng sản của Việt Nam giai đoạn 2017-2022 đạt được những kết quả tích cực, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trung bình 9,87%/năm, từ 36,51 tỷ USD năm 2017 lên 53,22 tỷ USD năm 2022. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 15 về kim ngạch xuất khẩu và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.
<b>Hình 2.1: Thị phần xuất khẩu nơng sản của Việt Nam vào các đối tác lớn năm 2022 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><b>Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu nơng sản của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2022 </b>
- Giai đoạn 2007 - 2011: Tăng trưởng bứt phá
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “chóng mặt”, đạt trung bình 20,5%/năm. Đây là giai đoạn mà nhu cầu tiêu thụ nông sản trên thế giới tăng cao, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Giai đoạn 2012 - 2015: Tiếp tục đà tăng trưởng
Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 12,2%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá cao, tiếp tục đà tăng trưởng của giai đoạn trước. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do giá cả nông sản trên thế giới tăng cao, đặc biệt là giá cà phê, cao su. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, góp phần tăng thêm nguồn cung cho các thị trường này. Với mức tăng trưởng này, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã vượt qua mốc 50 tỷ USD, đạt 52,4 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
- Giai đoạn 2016 - 2019: Giảm sút
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn này đạt trung bình -2,3%/năm. Đây là mức tăng trưởng âm, đánh dấu sự chững lại của xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do giá cả nông sản trên thế giới
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">giảm, đặc biệt là giá cà phê, cao su. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn về dịch bệnh, thiên tai, hạn hán,...Với mức tăng trưởng âm này, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã giảm từ 52,4 tỷ USD năm 2015 xuống còn 52,4 tỷ USD năm 2019, Việt Nam đã bị các quốc gia khác như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ,... vượt qua.
- Giai đoạn 2020 - 2022: Phục hồi và tăng trưởng trở lại
Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã vượt qua mốc 50 tỷ USD, đạt 53,2 tỷ USD, đạt trung bình 4,3%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do nhu cầu tiêu thụ nông sản trên thế giới tăng cao do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng cường nhập khẩu nông sản để đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng thực phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro.
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2007-2022. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,7 lần, từ 1,97 tỷ USD năm 2007 lên 5,32 tỷ USD năm 2022. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
<b>2.1.2. Xu hướng thương mại của hàng nông sản Việt Nam </b>
Hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhờ cắt giảm thuế quan như các mặt hàng gạo, cà phê, thủy sản, rau quả. Nơng sản Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường, đối tác phù hợp, có nhiều lợi thế hơn trong thương mại. Bên cạnh đó, với những lợi thế về nơng nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Việt Nam có những thế mạnh nhất định để cạnh tranh trên thị trường thế giới với nông sản xuất khẩu.
a. Xu hướng nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu nông sản của thị trường thế giới tăng lên
Nhu cầu về lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu, sự mất ổn định và biến động về kinh tế, chính trị thế giới, mối lo ngại về an ninh lương thực mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Giai đoạn 2019-2028 tiêu dùng các sản phẩm nông sản của thế giới tăng bình qn 1,5-3%/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ thịt và cá bình quân đều tăng 3%, nhu cầu tiêu thụ cá cũng dự báo tăng 2,12%, nhu cầu ngũ cốc dự báo tăng khoảng gần 2%, nhu cầu về nội thất sử dụng các nguyên liệu từ gỗ, tre nứa tăng 10,6% (Theo dự báo của FAO).
Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực như hoa quả vùng nhiệt đới đặc trưng cho khí hậu của nước ta và nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu nhiều thị trường, trữ lượng ngày càng lớn và có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, hạt điều…
b. Tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký kết với nhiều cam kết rất chặt chẽ. Trước tiên là lộ trình giảm thuế về 0% cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời có nhiều quy định mới về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, mơi trường . FTAs tác động tích cực tới hoạt động thương mại, xuất khẩu thông qua thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư, chuyển giao cơng nghệ.
Như hiệp định EVFTA từ khi có hiệu lực từ tháng 8/2020, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang EU đã tăng lên hơn 20% trong những năm vừa qua. Các FTAs thế hệ mới cũng góp phần giúp xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước trong thị trường nội khối có mức tăng trưởng khá cao.
c. Phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số
Sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ với việc ứng dụng nền tảng số sẽ đem lại nhiều cơ hội cho chuyển đổi chuỗi giá trị nông sản Việt Nam. Công nghệ số sẽ hỗ trợ, góp phần chuyển từ hệ thống canh tác và phân phối truyền thống sang hệ thống canh tác thơng minh, phân phối hiện đại tích hợp với các nền tảng trực tuyến và kết nối các quốc gia với nhau.
Công nghệ số được ứng dụng để đẩy mạnh các khâu tự động hóa của quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm và mở ra cơ hội phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay. Xu hướng nền nông nghiệp thế giới đang chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm đạt
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">được mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại là một nền nông nghiệp sinh thái thông minh, dựa trên việc ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo, kết hợp với phương thức quản lý hiệu quả nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn và tiết kiệm nguồn lực.
d. Phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu
Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, nhà sản xuất, chế biến và phân phối, các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics tham gia vào quá trình chuyển đổi hàng nơng sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu của chuỗi là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, cũng như thân thiện với môi trường, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường.
Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sẽ góp phần hồn thiện chuỗi cung ứng hồn chỉnh từ nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu, phân phối ngay tại các quốc gia xuất. Các chính sách quản lý của Nhà nước sẽ hỗ trợ cho quá trình vận hành chuỗi cung ứng, trong đó có phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tăng năng lực logistics, hải quan, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư. Để tăng cường hoạt động xuất khẩu nông sản, các sở ban, ngành và các tổ chức khác như Trung tâm Khuyến nông, trồng trọt, Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư, các Hiệp hội ngành hàng nông sản, ngân hàng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải, công nghệ thông tin và marketing cũng góp phần quan trọng để chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu cải thiện cả về hiệu quả và hiệu suất.
<b>2.2. Thực trạng thị trường nhập khẩu nơng sản tại EU 2.2.1. Tình hình nhập khẩu nông sản tại EU </b>
EU là một trong những khối thương mại lớn nhất với mạng lưới không hề nhỏ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang tạo được nền tảng vững chắc cho vị thế của liên minh này trong thương mại toàn cầu. Cao ủy Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski đã từng nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy thương mại mở và công bằng là một ưu tiên chính trị của Ủy ban châu Âu. Có lẽ chính vì vậy mà vùng kinh tế này đã từng bước trở thành một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới. Theo đó, nhập
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">khẩu của EU bị chi phối rõ ràng bởi thực phẩm nông nghiệp cơ bản và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch nhập khẩu.
<b>Hình 2.3: Thương mại sản phẩm nơng sản của EU (Đơn vị: tỷ Euro) </b>
<i>(Nguồn European Commission) </i>
Từ năm 2002 đến năm 2022, thương mại nông sản của EU đã tăng gần gấp ba lần (từ 141,5 tỷ Euro lên 424,7 tỷ Euro), tương đương với mức tăng trưởng trung bình hàng năm gần 5,6%, trong đó nhập khẩu tăng trưởng tới 5,4%. Sự tăng trưởng ấy chủ yếu nhờ vào sự gia tăng giá trị nhập khẩu đối với các loại hạt có dầu, axit béo và sáp, dầu cọ, trái cây và đậu nành.
Trong đó phải kể tới năm 2020, một năm đặc biệt đầy thách thức nhưng thành công đối với thương mại nông sản thực phẩm của EU, đạt tổng giá trị 306 tỷ Euro, tính riêng nhập khẩu đạt 122 tỷ Euro, tăng 0,5% so với năm 2019. Có thể thấy rằng thương mại quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động kinh tế tàn khốc của đại dịch COVID-19 và được chứng minh là một công cụ trung tâm trong việc tăng cường khả năng chống chịu. Qua đó cịn đánh dấu một sự cải thiện nữa trong vị trí dẫn đầu của Liên minh Châu Âu (EU) khi chính thức trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ ba của thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bước sang năm 2022, giá trị thương mại (nhập khẩu và xuất khẩu) nông sản giữa EU và phần còn lại của thế giới đạt 424,7 tỷ Euro, cao hơn 77,5 tỷ Euro so với năm 2021 (347,2 tỷ Euro), trong đó giá trị nhập khẩu lên tới 195,6 tỷ Euro. Các đối tác nhập khẩu
</div>