Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 54 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b> Lớp quản lí: Kinh tế quốc tế - K58EK </b>
<b> Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Người hướng dẫn: ThS.Nguyễn Đức Xuân Lâm </b>
<b> </b>
PHẦN MỞ ĐẦU ... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ... 1
3. Đối tượng nghiên cứu: ... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ... 2
5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ... 2
6. Bố cục đề tài: ... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 2
1.1. Tổng quan các tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và hướng đi của đề tài: ... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 12
2.1. Các khái niệm liên quan ... 12
2.1.1. Các lý thuyết về xuất khẩu ... 12
2.1.2. Các lý thuyết về mặt hàng gỗ... 14
2.1.3. Các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng gỗ ... 15
2.2. Mơ hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế: ... 18
2.2.1. Lý thuyết về mơ hình hấp trong thương mại quốc tế : ... 18
2.2.2. Một số bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế: ... 20
2.3. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ ... 21
2.3.1. Các yếu tố từ nước xuất khẩu – Việt Nam: ... 21
2.3.2. Các yếu tố từ nước nhập khẩu – Mỹ: ... 22
2.3.3. Yếu tố khác: ... 22
2.4. Mơ hình nghiên cứu: ... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25
3.1. Phương pháp định lượng ... 25
3.1.1. Mơ hình hấp dẫn của nghiên cứu ... 25
3.1.2. Phương pháp ước lượng ... 25
3.1.3. Phương pháp kiểm định: ... 27
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">3.2. Dữ liệu nghiên cứu: ... 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 36
4.1. Ý nghĩa thống kê ... 36
4.2. Phân tích thống kê mơ tả các biến nghiên cứu ... 37
4.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ... 39
4.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ... 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU ... 41
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp xuất khẩu gỗ ... 41
5.2. Giải pháp khuyến nghị thúc đẩy xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ ... 41
5.2.1. Giải pháp đối với nguồn cung nguyên liệu ... 41
5.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ... 42
5.2.3. Giải pháp đối với việc xuất khẩu gỗ ... 43
5.2.4. Giải pháp về chính sách thúc đẩy của chính phủ ... 43
KẾT LUẬN ... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 47
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>
Bảng 3.1: Bảng tổng giá trị GDP của Mỹ và Việt Nam trong giai đoạn 2004-2022 Bảng 3.2: Bảng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2004-2022
Bảng 3.3: Bảng diện tích rừng trồng gỗ của Việt Nam giai đoạn 2004-2022
Bảng 3.4: Tỷ giá hối đoái trung bình giữa đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trong giai
Hình 3.1: Hình ảnh thể hiện phương sai sai số thay đổi và phương sai sai số khơng đổi Hình 4.1: Mơ tả số liệu nghiên cứu
Hình 4.2: Kết quả hiện tượng tự tương quan
Hình 4.3: Kết quả hiện tượng phương sai sai số thay đổi
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: </b>
Đặc trưng nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay là xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. Theo dịng chảy này, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thế giới. Trong giai đoạn 18 năm từ 2004 đến 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 26,5 tỷ USD năm 2004 tăng đến 371,85 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam cũng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao như điện thoại, linh kiện điện thoại, máy tính, đồ điện tử…trong thời gian ngắn đã chiếm thị phần tương đối cao. Bên cạnh đó, những mặt hàng thủ công, giày dép, nông nghiệp, thủy sản,…cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định.
Trong giai đoạn này, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tương đối ít biến động, kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng mạnh qua các năm và mang lại giá trị cao. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra 3,8%, tăng 6,1% so với năm 2021.
Việt Nam đang thực hiện rất tốt hội nhập kinh tế quốc tế thông qua những hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia và khu vực như Hàn Quốc, EU, Trung Quốc v.v.... Một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam không thể không kể đến Hoa Kỳ. Theo báo chính phủ, về quan hệ thương mại năm 2022, Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm tỉ trọng 20% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước) và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD. Hoa Kỳ cũng là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 2004 – 2022, Mỹ cũng là một trong những thị trường hàng đầu mà Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt khoảng 666 triệu USD.
Để làm rõ và lượng hóa mức độ tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang
<i><b>thị trường Mỹ, nhóm đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu </b></i>
<i><b>mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ”. Từ kết quả nghiên cứu, có thể xây </b></i>
dựng các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến Mỹ trong tương lai.
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu: </b>
<i>- Mục tiêu chung: Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt </i>
hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ
<i>- Mục tiêu cụ thể: </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">● Đánh giá tầm quan trọng và tác động của các yếu tố này đến xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ
● Phân tích tác động của các yếu tố này đến xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ
● Đề xuất các giải pháp để nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
<b>3. Đối tượng nghiên cứu: </b>
- Hệ thống dữ liệu liên quan đến các biến trong mơ hình để kiểm định các yếu tố tác động lên xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ
- Các báo cáo, dữ liệu về ngành gỗ Việt Nam để phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ
<b>4. Phạm vi nghiên cứu </b>
+ Không gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ, các số liệu của các biến trong mơ hình của thị trường Mỹ nhập khẩu gỗ của Việt Nam.
+ Thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2022 cho nghiên cứu.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu </b>
<i><b>5.1. Phương pháp nghiên cứu </b></i>
Nhóm nghiên cứu đề xuất và nguồn dữ liệu cho các biến quan sát. Nhóm tiến hành chạy mơ hình kinh tế lượng hồi quy OLS và có những kiểm định trên chương trình Stata để xác định sự phù hợp của các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đó đến hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ ở Việt Nam sang thị trường Mỹ.
<i><b>5.2. Dữ liệu nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, các biến độc lập được xem xét trong khoảng thời gian 19 năm từ 2004 đến 2022 và giữa 2 quốc gia xuất khẩu - nhập khẩu là Việt Nam - Mỹ
<b>6. Bố cục đề tài: </b>
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận nghiên cứu
<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>
<b>Việt Nam </b>
<i><b>a) Tài liệu nước ngoài: </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Thứ nhất, các nghiên cứu phân tích dữ liệu bảng về các yếu tố tác động đến hiệu
<i><b>quả xuất khẩu khu vực ASEAN - Determinants of Export Performance in ASEAN </b></i>
<i><b>Region: Panel Data Analysis, Thida Oo và các cộng sự (International Business </b></i>
Research; Vol.12, No.8; 2019) đã xác định và đo lường mức độ tác động của lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lên các hoạt động xuất khẩu của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong nghiên cứu này, Thida Oo và cộng sự sử dụng mơ hình tự phân phối độ trễ hồi quy (ARDL) áp dụng trong giai đoạn 2000 đến 2015. Nghiên cứu chỉ ra rằng giữa các yếu tố lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi ln có mối quan hệ lâu dài với khả năng và giá trị xuất khẩu của các nước trong khu vực ASEAN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển. Và tỷ giá hối đối có tác động khơng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu ở các nước khu vực ASEAN. Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đơng Nam Á, vì vậy kết quả nghiên cứu này, đang phản ánh đúng mối liên hệ giữa các yếu tố và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
<i><b>Thứ hai, theo bài báo nghiên cứu Determinants of Vietnam’s exports: </b></i>
<i><b>Application of the Gravity Model của tác giả Nguyen Huy Quynh, đại học quốc gia </b></i>
Australia, đã mở rộng thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với độ phủ số liệu của 28 quốc gia trong giai đoạn 4 năm từ 2001 đến 2004. Ngoài yếu tố tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tỷ giá hối đoái và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), Nguyen Huy Quynh đã đánh giá tác động của khoảng cách địa lí giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, lượng hóa biến giả các quốc gia có tham gia các hiệp định thương mại song phương với Việt Nam và các biến giả các quốc gia là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và đo lường mức độ tác động của các yếu tố này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thương mại song phương có ảnh hưởng tích cực đến GDP nước xuất khẩu – Việt Nam và GDP các quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, số liệu của bài nghiên cứu chỉ trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2004, điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên cứu khi không phản ánh những thay đổi trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
<i><b>Thứ ba, trong bài nghiên cứu The Determinants of Vietnamese Export Flows: </b></i>
<i><b>Static and Dynamic Panel Gravity Approaches, tác giả Bac Xuan Nguyen đã phân </b></i>
tích mối tương quan chặt chẽ giữa dịng xuất khẩu hiện tại của Việt Nam so với những năm trước đó và giữa việc hồi quy cả mơ hình trọng lực tĩnh và động, tác giả thấy rằng sử dụng mơ hình động phù hợp với dữ liệu hơn mơ hình tĩnh. Ngồi ra, trong bài nghiên cứu này, tác giả đã kiểm soát các cá nhân không được quan sát tác động theo mơ hình tác động cố định (FEM) hoặc mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM). Từ đó, tác giả rút ra kết luận, lực hấp dẫn giữa nền kinh tế địa phương và nền kinh tế điểm đến du
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">lịch, chi phí vận chuyển và tỷ lệ trao đổi là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, tư cách thành viên ASEAN dường như cũng có mối liên hệ với dịng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt kể từ khi nước này bắt đầu hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực trong những năm gần đây. Chi phí vận tải đóng vai trị quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Chi phí vận chuyển cao hơn cản trở hoạt động xuất khẩu và ngược lại, chi phí vận chuyển giảm sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chi phí vận chuyển đến xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm dần theo thời gian. Sự phụ thuộc của xuất khẩu Việt Nam vào chi phí vận tải hàm ý rằng bên cạnh việc coi trọng các nền kinh tế lớn trên thế giới là thị trường điểm đến chính cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, chính phủ cũng cần quan tâm đúng mức đến các thị trường điểm đến có chi phí vận chuyển rẻ hơn. Việc tiếp cận các thị trường này cần được tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách liên quan để tận dụng lợi thế về vị trí địa lý nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam.
<i><b>b) Tài liệu trong nước: </b></i>
<i><b>Kết quả nghiên cứu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của </b></i>
<i><b>Việt Nam của Phạm Vĩnh Thái và Phạm Văn Minh cho thấy tổng sản phẩm quốc nội </b></i>
của Việt Nam và nước đối tác đều có tác động cùng chiều đến hoạt động và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Đồng Việt Nam mất giá so với đồng của các quốc gia đối tác sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia này nhờ lợi thế về giá cả. Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với quốc gia nhập khẩu và quy mô dân số nước nhập khẩu có ảnh hưởng ngược chiều đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Mơ hình cịn hạn chế về nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài do hạn chế về số liệu trong giai đoạn 1995-2014, nếu có thể bổ sung biến này vào mơ hình thì kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn nữa.
<i><b>Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai </b></i>
<i><b>đoạn 2004-2021 của tác giả Nguyễn Văn Công (Khoa Kinh tế học, Trường Đại học </b></i>
Kinh tế Quốc dân) đã sử dụng mơ hình tác động ngẫu nhiên robust để ước lượng các hệ số của mơ hình đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 2004-2021. Tương tự như các nghiên cứu nước ngoài trước, dân số, FDI, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và khoảng cách địa lý có tác động ngược lại. Ngoài ra, yếu tố năng suất lao động tương đối của Việt Nam so với các quốc gia đối tác có tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu. Yếu tố đường biên giới chung hay riêng đều khơng có ý nghĩa thống kê đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, tính đa dạng của hàng hóa cũng được coi là yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Bổ sung
<b>thêm yếu tố thực tế này có thể giúp cải thiện kết quả của mơ hình. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang </b></i>
<i><b>các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập AEC ước lượng và kiểm định các yếu tố </b></i>
ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong giai đoạn 1997-2015. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sự dụng mơ hình kinh tế lượng, kết quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng khi tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product-GDP) bình quân đầu người của Việt Nam và GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, chi phí vận chuyển, được đại diện bởi khoảng cách địa lý, có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng hội nhập AEC chưa tác động tích cực ngay đến xuất khẩu Việt Nam, nhưng những lợi ích tiềm tàng trong cắt giảm thuế quan vẫn hứa hẹn tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam ra thị trường ASEAN.
<i><b>Nghiên cứu Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với </b></i>
<i><b>xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tác giả Nguyễn Thị Oanh sẽ phân tích một số nội dung </b></i>
cam kết trong CPTPP ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, những có hội và thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp trong nước nhằm tiếp tục mở rộng quy mô và tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra những cơ hội của Việt Nam khi tham gia CPTPP là tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giúp Việt Nam tiếp xúc với các thị trường mới, bên cạnh đó là những thách thức Việt Nam phải đối mặt như việc để được hưởng lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan, các sản phẩm dệt may Việt Nam phải chứng minh được xuất xứ “từ sợi trở đi”, thách thức về hàng rào phi thuế quan của các nước CPTPP. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà và doanh nghiệp.
<i><b>a) Tài liệu trong nước: </b></i>
<i><b>Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc và cộng sự (2015) về xuất khẩu dăm gỗ của Việt </b></i>
<i><b>Nam đã chỉ ra những tác động ngược chiều của xuất khẩu dăm gỗ lên ngành đồ gỗ. Dù </b></i>
bài nghiên cứu chưa có mơ hình định lượng, nhưng đã có những lập luận chặt chẽ về mối quan hệ giữa 2 ngành này. Tính đến thời điểm hiện tại, dăm gỗ đối với các cơ quan quản lý xuất khẩu vẫn được coi là nguyên liệu thô, không tạo ra được giá trị thặng dư trong sản phẩm xuất khẩu và có một số ý kiến cho rằng sự phát triển của sản xuất và xuất khẩu ngành dăm gỗ sẽ làm mất nguồn cung đầu vào cho ngành chế biến đồ gỗ vì 2 ngành này cùng sử dụng chung nguồn gỗ đầu vào là rừng trồng. Chính phủ đã có những chiến lược nhằm hạn chế xuất khẩu dăm, mục đích nhằm gia tăng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ thông qua một số chế tài đặc biệt là thuế xuất khẩu từ đó giúp khuyến khích sản phẩm đồ gỗ tinh chế giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">phẩm. Kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp ích cho q trình nghiên cứu chính xác mối quan hệ giữa 2 ngành xuất khẩu dăm gỗ và ngành chế biến gỗ từ đó hình thành các chính sách một cách hiệu quả hơn. Đây là một bài nghiên cứu đáng tham khảo để bổ sung vào mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
<i><b>Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nên (2020) về Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất </b></i>
<i><b>khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào các nước CPTPP dựa trên những phân tích định tính và </b></i>
thống kê mơ tả. Mơ hình được tác giả sử dụng là mơ hình trọng lực được tham khảo các nghiên cứu trước đây và điều kiện thực tế của Việt Nam. Các yếu tố được đề cập đến trong mơ hình gồm: GDP của Việt Nam; Lực lượng lao động của Việt Nam; Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; Nguyên liệu trong nước; GDP của các nước CPTPP nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam; Dân số của nước CPTPP nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam; Khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia CPTPP; Hàng rào thuế quan của các nước áp lên hàng đồ gỗ Việt Nam; Lãi suất cho vay của Việt Nam; Mức độ mở cửa của nền kinh tế của Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là xem xét liệu mỹ rút khỏi TPP sẽ ảnh hưởng thế nào đến xuất khẩu ngành gỗ của Việt Nam. Bằng việc sử dụng mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) được sử dụng để phân tích bảng dữ liệu của các nước CPTPP trong giai đoạn từ 1996-2015 kết quả là cho thấy nguồn cung nguyên liệu gỗ, thuế nhập khẩu đồ gỗ của các đối tác CPTPP, sự mở rộng kinh tế, thương mại của Việt Nam có tác động mạnh nhất đến xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường CPTPP, bên cạnh đó, ngành đồ gỗ Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ Hiệp định dù Mỹ có trở thành thành viên CPTPP hay khơng, miễn là Việt Nam có sự chuẩn bị phù hợp để đáp ứng yêu cầu của Hiệp định..bên cạnh đó Mơ hình SMART được sử dụng để đánh giá những thay đổi cũng như được sử dụng để đánh giá mặt hàng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, bài bài nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các chính sách thương mại để phù hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước nhắn thúc đẩy tăng trưởng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành đồ gỗ Việt Nam.
<i><b>Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hoàng và Mai Lâm Trúc Linh (2021) về tác động </b></i>
<i><b>của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng thơng qua </b></i>
mơ hình SMART, dựa trên dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ (mã HS 6 chữ số) và kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Kết quả phân tích cho thấy, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam sang thị trường EU có sự gia tăng nhẹ khi EVFTA có hiệu lực. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.
<i><b>Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung (2022): Nghiên cứu các yếu tố ảnh </b></i>
<i><b>hưởng đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thơng qua mơ hình Logit, dựa trên dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (mã HS 6 chữ số) của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bao gồm: thu nhập của người tiêu dùng Trung Quốc, tỷ giá hối đoái, khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc, và chính sách của chính phủ.
<i><b>b) Tài liệu nước ngoài </b></i>
<i><b>Nghiên cứu của Zubaidah Harun và cộng sự vào (2014) đã nghiên cứu về xu </b></i>
<i><b>hướng xuất khẩu gỗ của Malaysia. Số liệu của bài nghiên cứu được thu thập bằng cách </b></i>
phỏng vấn trực tiếp và đánh giá các văn bản chính thức từ năm 2003 đến năm 2012. Theo đó, Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cứng lớn nhất thế giới như loài không lá kim và là nước xuất khẩu lớn thứ hai đứng sau Trung Quốc. Một số khía cạnh được nghiên cứu bao gồm: tổng sản lượng xuất khẩu gỗ từ năm 2003 đến 2012, xu hướng xuất khẩu theo chủng loại, và xu hướng xuất khẩu gỗ theo giai đoạn từ năm 2003-2012, dựa vào số liệu thu được, bài nghiên cứu đã cho thấy xu hướng xuất khẩu gỗ của Malaysia có xu hướng ổn định khơng có q nhiều khác biệt trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2012 bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng đã phân tích một số sáng kiến nhằm tăng cường sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng, rời xa các sản phẩm sơ cấp trong giai đoạn vừa qua của chính phủ Malaysia như: đạo luật xúc tiến đầu tư 1986, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Chính sách Cơng nghiệp Gỗ Quốc gia (NATIF) 2009-2020 và Hiệp định kinh tế song phương và khu vực. Sự phát triển của nghề làm đồ gỗ ngành công nghiệp ở Malaysia đã được mở rộng sang giá trị gia tăng ở hạ nguồn sản phẩm theo cách tích hợp bằng cách kết hợp sản xuất hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trên sản phẩm thiết kế và xúc tiến thị trường, ngành công nghiệp đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm gỗ công nghiệp từ nguyên liệu khác chẳng hạn như tre, mây và các loại sợi như sinh khối cọ (dầu thân cây cọ, chùm quả rỗng, hạt), kenaf và các loại khác ,vật tư nông nghiệp (mùn cưa, trấu, thân dừa sợi) để sản xuất ván dăm, ván sợi dạng viên, than bánh và các sản phẩm composite khác hướng tới sự thân thiện với môi trường.
<i><b>Bài nghiên cứu của Yang Hongqiang và cộng sự (2012) China's Wood Furniture </b></i>
<i><b>Manufacturing Industry: Industrial Cluster and Export Competitiveness. Trung Quốc </b></i>
là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp đồ gỗ đã trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế lâm nghiệp. Do đó bài nghiên cứu này sẽ có mục đích giúp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ trong nước. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp phân tích và dự đốn tiềm năng phát triển trong tương lai của ngành nội thất Trung Quốc, điều quan trọng để sự phát triển được bền vững. Một số yếu tố được đưa vào phân tích như giá trị sản lượng cơng nghiệp lâm nghiệp của Trung Quốc, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành thứ cấp lâm nghiệp Trung Quốc
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">vào năm 2010, cụm và phân bổ ngành nội thất gỗ Trung Quốc năm 2010. Bài nghiên cứu cung cấp một tổng quan về ngành công nghiệp chế tạo đồ gỗ của Trung Quốc ở các khu công nghiệp và sự cạnh tranh xuất khẩu. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy việc sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ngun liệu, bên cạnh đó, sau khi phân tích số liệu, tác giả còn chỉ ra rằng đồ nội thất xuất khẩu của Trung Quốc khơng có lợi thế về giá cả cũng như tài nguyên khi so sánh với các nước có nguồn tài nguyên rừng phong phú hơn, ngành xuất khẩu gỗ của Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Malaysia.
Nghiên cứu của J.J.Njoroge và A.M.Njoroge (2022) đã sử dụng phương pháp
<i><b>phân tích định lượng thơng qua mơ hình Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến </b></i>
<i><b>xuất khẩu gỗ của Kenya từ năm 2010 đến năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các </b></i>
yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ của Kenya bao gồm: Thu nhập của các quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cách giữa Kenya và các quốc gia nhập khẩu và các chính sách của chính phủ. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của Kenya hiểu rõ hơn về những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gỗ của Kenya, từ đó có những biện pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu gỗ.
<b>của Việt Nam </b>
<i><b>Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoàn và đồng tác giả (2018) Nghiên cứu các yếu </b></i>
<i><b>tố ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu gỗ của Việt Nam bằng phương pháp nghiên </b></i>
cứu định tính đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu gỗ của Việt Nam bao gồm các yếu tố như các sản phẩm gỗ, thuế quan và kích thước thị trường xuất khẩu đều ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Chất lượng sản phẩm gỗ và nhân lực trong ngành cũng được xem là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Cũng với cách tiếp cận nghiên cứu định tính nghiên cứu của Đỗ
<i><b>Lê Huyền Ngọc và cộng sự (2020) Triển vọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của </b></i>
<i><b>Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ ra những cơ hội và thách thức của việc xuất khẩu gỗ </b></i>
của Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng cơ hội xuất phát từ hai góc độ: xét từ góc độ của Mỹ những cơ hội đó là nhu cầu các mặt hàng gỗ càng ngày càng tăng cao, gia tăng giá trị xuất khẩu nhờ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; xét từ góc độ của Việt Nam những cơ hội đó là Việt Nam giàu tài nguyên môi trường về rừng, ngành chế biến gỗ ứng dụng công nghệ tạo sức cạnh tranh sản phẩm và nguồn nhân lực lao động trẻ và dồi dào. Về mặt thách thức xét từ góc độ những nhân tố thách thức bao gồm nguy cơ về điều tra nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và thách thức từ đại dịch Covid-19.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i><b>Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ba (2022) “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản </b></i>
<i><b>phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” cho rằng các yếu tố ảnh </b></i>
hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ xuất phát từ môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Các yếu tố từ môi trường vĩ mô gồm các yếu tố về kinh tế (chu kỳ kinh tế, lạm phát, nạn thất nghiệp, thu nhập quốc dân…), yếu tố chính trị và pháp lý (các quan điểm, đường lối chính trị của Chính phủ, hệ thống luật hành vi….), yếu tố văn hóa xã hội (chuẩn mực, giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội….), yếu tố tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan…), yếu tố công nghệ (các hưởng của công nghệ…). Các yếu tố từ môi trường vi mô gồm yếu tố về đối thủ cạnh tranh, yếu tố khách hàng, yếu tố nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và các yếu tố sản phẩm thay thế.
<i><b>Nghiên cứu của Vũ Thị Hạnh và Nguyễn Quốc Vương (2021) Xuất khẩu gỗ của </b></i>
<i><b>Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA, nhận diện và xếp hạng các thuận lợi và rào cản cho rằng nhóm các yếu tố rào cản bao gồm các </b></i>
nhóm yếu tố nguồn nguyên liệu, các nhóm rào cản liên quan đến năng lực thiết bị và công nghệ, nhóm các rào cản liên quan đến tài chính, nhóm các rào cản liên quan đến tổ chức, quản lý và nhân sự, nhóm các rào cản liên quan đến quy định, hàng rào kỹ thuật, nhóm các rào cản do thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ, nhóm các rào cản do thiếu thơng tin về khách hàng và thị trường.
<i><b>Theo bài báo kinh tế 2024 remains challenging for wood sector: experts trên </b></i>
tường báo Vietnamplus, các chuyên gia cho biết năm 2024 ngành xuất khẩu gỗ vẫn đang đối mặt với nhiều thử thách. Ngoài những yếu tố đã được kể đến ở các nghiên cứu trước, các nước nhập khẩu đã áp dụng thêm một số yêu cầu nghiêm ngặt đối với mặt hàng gỗ của Việt Nam, chẳng hạn các bằng cấp về nguồn gốc sản phẩm, môi trường,… Nếu Việt Nam khơng có đầy đủ chứng nhận, giấy tờ thì sản phẩm gỗ của Việt Nam không thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Do đó, các yếu tố về bằng cấp tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
<i><b>Nghiên cứu The Effect of Supply Chain Dynamic Capability on </b></i>
<i><b>Competitiveness and Business Efficiency of Vietnamese Wood Enterprises, Nguyen </b></i>
Thi Binh và Mai Thi Van Anh đã chứng minh được động lực động trong chuỗi cung ứng có tác động tích cực đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hoạt động xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ được thực hiện phần lớn các doanh nghiệp ở miền Bắc, bổ sung các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở miền Trung và miền Nam có thể sẽ làm thay đổi kết quả của nghiên cứu.
<i>Đối với xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam, đã có nhiều bài nghiên cứu ở trong và </i>
ngồi nước nói về việc xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam. Đối với các nghiên cứu nước
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">ngoài, các tác giả thường sử dụng các biến như tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tỷ giá hối đoái và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), yếu tố lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế và là thành viên của tổ chức kinh tế để đánh giá. Từ đó rút ra kết luận rằng các yếu tố lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi ln có mối quan hệ lâu dài với khả năng và giá trị xuất khẩu của các nước trong khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nghiên cứu nước ngoài chỉ phản ánh một phần tình hình xuất khẩu của Việt Nam khi khơng đề cập đến các vấn đề như chính sách thương mại và các ưu đãi thuế quan của Việt Nam với các nước xuất khẩu. Đối với các nghiên cứu trong nước, các tác giả trong nước thường đánh giá việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam đối với một khu vực cụ thể, đưa ra kiến nghị và biện pháp khắc phục. Các nghiên cứu trong nước thường là nghiên cứu định tính, phạm vi nhỏ nên khơng thể bao qt được tình hình xuất khẩu nói chung, một số nghiên cứu chỉ áp dụng trên quy mô một số nước cụ thể nên tính ứng dụng khơng cao.
<i>Đối với xuất khẩu mặt hàng gỗ, có nhiều nghiên cứu ngồi nước bằng cả phương </i>
pháp định tính và định lượng nghiên cứu về xuất khẩu mặt hàng gỗ. Kết quả của các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các hàng rào thương mại, các chính sách của chính phủ như chính sách tài khố, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đối, quy mơ kinh tế của hai quốc gia thực hiện thương mại quốc tế, khả năng cung ứng có ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng gỗ. Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước chỉ tiếp cận vấn đề thông qua các yếu tố như lực lượng lao động, thu nhập của người tiêu dùng, diện tích đất rừng sản xuất hay khả năng cung ứng sản phẩm, khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi và chính sách hỗ trợ của chính phủ là các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam, chưa có bài nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đối với xuất khẩu mặt hàng gỗ trên toàn thế giới.
<i>Đối với xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu trong nước </i>
đều sử dụng phương pháp định tính để phân tích các yếu tố các sản phẩm gỗ, thuế quan và kích thước thị trường xuất khẩu, các yếu tố về tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu,...), sự mở cửa thương mại. Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề này cịn hạn chế, chưa có nhiều bài nghiên cứu về xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam. Thêm vào đó, các bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam tới các quốc gia ở Châu Á và EU, chưa có bài nghiên cứu định lượng đầy đủ về xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam sang Mỹ nên chưa thể bổ sung các yếu tố, giải pháp phù hợp với tình hình của nước ta hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở lý thuyết về mơ hình thương mại, kinh doanh quốc tế và các bài nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam sang thị trường Mỹ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ. Và cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định, kết hợp
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đưa ra những giải pháp cho xuất khẩu mặt hàng gỗ ở Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Các nghiên cứu về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, da giày, gạo,... của Việt Nam vào các quốc gia thuộc khối ASEAN hay EU đã có nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu về việc xuất khẩu sang Mỹ thì ít được nhắc đến, trong khi Mỹ cũng là một trong các đối tác tiềm năng của Việt Nam.
Mục đích của bài viết này là sử dụng mơ hình lực hấp dẫn và kỹ thuật phân tích số liệu bảng để tìm ra bằng chứng thực nghiệm nhằm làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ 1998 - 2023. Từ đó, bài viết rút ra một số hàm ý chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm liên quan </b>
<i><b>2.1.1. Các lý thuyết về xuất khẩu a) Khái niệm về xuất khẩu </b></i>
Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập, phân tích theo từng chủ đích nghiên cứu riêng. Bùi Xuân Lưu (2001) định nghĩa “xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” trong giáo trình Kinh tế ngoại thương. Feenstra and Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác về xuất khẩu trong giáo trình Thương mại quốc tế của đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”. Ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần cịn lại của thế giới thơng qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Một số tác giả đã đưa ra định nghĩa cụ thể về xuất khẩu hàng hoá. John J. Wild (2003) đã nêu quan điểm trong cuốn sách “International Business – The challenges of globalization” rằng hành động đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác thì được coi như là xuất khẩu hàng hóa. Rakesh M. Joshi (2005) cũng thống nhất quan điểm về xuất khẩu hàng hóa như của John J. Wild trong một cơng trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế nhưng có bổ sung thêm định nghĩa về các bên tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa: nhà xuất khẩu là người bán sản phẩm có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi nhà nhập khẩu là người mua ở nước ngoài. Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường bên ngoài trong thương mại quốc tế. Các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa xuất khẩu hàng hóa khơng giới hạn ở việc vận chuyển một mặt hàng, một chuyến hàng ra khỏi Hoa Kỳ đến nước ngoài, tức là xuất khẩu hàng hóa khơng chỉ bao gồm việc vận chuyển các mặt hàng qua biên giới bằng các chuyển động vật lý của ô tô, máy bay, tàu biển, tàu thủy hoặc các hình thức khác của đường không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng cả vật lý hoặc điện tử, chẳng hạn như thông qua email. điện thoại….
<i>b) Các hình thức xuất khẩu </i>
<i>- Xuất khẩu trực tiếp: </i>
Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương Mại: “Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ trực tiếp cho người mua ở thị trường mục tiêu. So với xuất khẩu gián tiếp thì lợi thế chính của xuất khẩu trực tiếp là nó mang lại cho nhà xuất khẩu khả năng kiểm sốt q trình xuất khẩu lớn hơn, khả năng thu lợi nhuận cao hơn, và mối quan hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài gần gũi hơn. Tuy nhiên nhà xuất khẩu lại phải dành nhiều hơn thời gian, nguồn nhân
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">lực, và các nguồn lực khác của doanh nghiệp để phát triển và quản lý các hoạt động xuất khẩu.”
- Xuất khẩu gián tiếp:
Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương Mại: “Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ cho các trung gian thương mại rồi các nhà trung gian này bán lại cho những người mua trong thị trường mục tiêu. Những kênh trung gian này đảm nhiệm việc tìm kiếm người mua hàng nước ngoài, vận chuyển sản phẩm, và thu tiền hàng. Đối với hầu hết các doanh nghiệp thì lợi thế chủ yếu mà xuất khẩu gián tiếp mang lại cho họ là có thể bước vào thị trường nước ngồi mà khơng gặp những phức tạp và rủi ro đối với xuất khẩu trực tiếp.Doanh nghiệp quốc tế mới có thể bắt đầu xuất khẩu mà không phải tăng đầu tư vào vốn cố định, với chi phí khởi đầu thấp, và rất ít rủi ro, mà lại có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số.”
<i>c) Vai trò của xuất khẩu </i>
- Đối với doanh nghiệp
Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương Mại:
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng doanh số, phát triển thị phần, tạo ra mức lợi nhuận biên cao hơn so với kinh doanh trong thị trường nội địa.
Tăng quy mơ kinh tế, do đó làm giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm.
Đa dạng hóa khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.
Ổn định sự biến động của doanh số do các chu kỳ kinh tế, và do tính chất mùa vụ của cầu. Ví dụ một doanh nghiệp có thể bù đắp sự giảm sút trong doanh số - gây ra bởi sự giảm sút của cầu vì thị trường trong nước đang suy thoái - bằng cách tái tập trung các nguồn lực vào các thị trường nước ngồi có mức tăng trưởng mạnh hơn.
Tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa tính linh hoạt - trong mối tương quan với các phương thức khác. Nếu cần thiết doanh nghiệp có thể nhanh chóng rút lui khỏi một thị trường xuất khẩu.
Chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một đại lý ở thị trường mục tiêu. Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu để kiểm nghiệm thị trường mới trước khi tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường đó thơng qua FDI.
Phát triển khả năng và kĩ năng của các nhà phân phối nước ngoài cũng như của các đối tác kinh doanh nước ngoài khác.
- Đối với nền kinh tế quốc dân:
Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phù
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với đất nước. Hiện nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở để sản xuất. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, cụ thể là:
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển.
Xuất khẩu là phương tiện để tạo vốn và thu hút công nghệ từ nước ngồi, từ đó nước ta có thể tiếp cận được sự hiện đại của những công nghệ ấy. Từ đó có tìm tịi, sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất cho nước mình. Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới và hồn thiện cơng tác quản trị sản xuất và kinh doanh, đòi hỏi nâng cao tay nghề người lao động.
<i><b>2.1.2. Các lý thuyết về mặt hàng gỗ </b></i>
<i>a) Khái niệm, phân loại </i>
Gỗ là một vật liệu thiên nhiên quen thuộc và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và xây dựng vì những ưu điểm như: nhẹ, có cường độ khá cao, cách âm, cách nhiệt, cách điện tốt, dễ dàng gia công và vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao.
Gỗ được phân thành nhiều loại dựa trên từng đặc điểm so sánh khác nhau: Phân loại gỗ theo loài cây (gỗ lá kim, gỗ lá rộng,...); Phân loại gỗ theo mục đích sử dụng (gỗ tự nhiên, gỗ cơng nghiệp)
<i>b) Ảnh hưởng của mặt hàng gỗ đến nền kinh tế </i>
Ngành chế biến gỗ là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành cơng nghiệp gỗ đóng góp một phần không nhỏ vào GDP, xuất khẩu,...của nền kinh tế nước ta.
- Tăng trưởng GDP: Ngành chế biến gỗ của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2011-2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng bình quân 15,4%/năm, đạt 14,3 tỷ USD năm 2022, chiếm 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do ảnh hưởng của sự suy thối nền kinh tế tồn cầu, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,2 tỷ USD, giảm 22,9% so với năm 2022.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">- Tăng trưởng xuất khẩu: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 14,3 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2021.
- Tăng thu ngân sách: Ngành chế biến gỗ đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nước. Năm 2022, ngành này đã đóng góp 12,4 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, chiếm 3,4% tổng thu ngân sách.
- Tạo việc làm: Ngành chế biến gỗ tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động trên cả nước. Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2022, ngành chế biến gỗ đã giải quyết việc làm cho khoảng 300 nghìn lao động.
- Thu nhập cho người lao động: Ngành chế biến gỗ có mức thu nhập bình quân cao hơn so với các ngành nghề khác. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động trong ngành chế biến gỗ đạt 12 triệu đồng/tháng, cao hơn 20% so với thu nhập bình quân của cả nước.
<i>c) Vị thế của mặt hàng gỗ trong thương mại quốc tế </i>
Gỗ là một trong những mặt hàng thương mại quốc tế quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2022, kim ngạch thương mại gỗ và sản phẩm gỗ thế giới đạt 4.200 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
Vị thế của mặt hàng gỗ trong thương mại quốc tế được thể hiện qua các yếu tố sau: - Tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại thế giới: Gỗ và sản phẩm gỗ là
một trong những mặt hàng thương mại quốc tế quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại thế giới.
- Sự đa dạng về chủng loại và sản phẩm: Gỗ và sản phẩm gỗ có sự đa dạng về chủng loại và sản phẩm, bao gồm nguyên liệu gỗ, sản phẩm gỗ thô, sản phẩm gỗ chế biến, và các sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng cao.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Gỗ và sản phẩm gỗ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên toàn thế giới, bao gồm các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, và các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Brazil, và các nước Đông Nam Á.
Với những lợi thế về nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, chi phí lao động cạnh tranh, và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành chế biến gỗ, nâng cao vị thế của mặt hàng gỗ trong thương mại quốc tế.
<b>2.1.3. Các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng gỗ </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i><b>a) Lý thuyết về GDP (phần trình bày được tóm tắt trong giáo trình kinh tế vĩ mơ Trường Đại học Thương Mại) </b></i>
<i>1. Khái niệm: </i>
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia)
<i>trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). </i>
<i>2. Phân loại: </i>
Chỉ số GDP được chia làm hai loại là GDP danh nghĩa và GDP thực. Trong đó: GDP danh nghĩa là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một nền kinh tế trong một thời kỳ tính theo giá hiện hành của thời kỳ đó. GDP thực là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong kỳ tính theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc so sánh.
<i>3. Phương pháp xác định GDP: </i>
Chỉ xét nền kinh tế bao gồm:
- 2 tác nhân: các hộ gia đình và doanh nghiệp.
- 2 thị trường tổng hợp: thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa dịch vụ.
<i>4. Ý nghĩa phân tích GDP trong phân tích kinh tế vĩ mơ. </i>
Cách tính và tiếp cận GDP cho phép họ đánh giá cơ cấu cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nhóm ngành kinh tế. GDP được tính và phân tổ theo ngành kinh tế, theo khu vực kinh tế và theo tỉnh/thành phố (GRDP) trong khi GNI do tính thêm phần thu nhập sở hữu thuần, không thể thực hiện phân tổ theo ngành kinh tế và theo tỉnh, thành phố mà chỉ phân tổ theo khu vực thể chế. Để trở thành cơ sở lập kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế quốc gia, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, của từng ngành kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế quan tâm.
<i><b>b) Lý thuyết về tỷ giá hối đoái 1. Khái niệm </b></i>
- Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
- Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối.
<i>2. Phân loại tỷ giá hối đoái </i>
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"> Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là mức mà ở đó một người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc gia khác.
Một tỷ giá hối đối danh nghĩa có thể ln được thể hiện theo hai cách: - Số lượng ngoại tệ đổi lấy một đồng nội tệ.
- Số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ.
Sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được.
Sự mất giá làm cho đồng tiền yếu đi vì nó có thể mua được ít ngoại tệ hơn.
<i>3. Vai trị của tỷ giá hối đối </i>
Tỷ giá hối đối chiếm giữ vai trị, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, chính phủ các nước ln có sự quan tâm và điều giá sao cho để nền kinh tế ln ln ổn định trong mọi hoạt động. Nói về vai trị của tỷ giá hối đối thì sẽ có 3 vai trị chính như sau:
- Tỷ giá hối đối được xem là cơng cụ giúp ích cho quá trình đối chiếu sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Nhờ đó sẽ có thể đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với quốc tế, năng suất lao động trong nước với quốc tế.
- Tỷ giá hối đoái sẽ tác động rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Nếu như tỷ giá hối đối tăng lên nghĩa là giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của nước đó đó sẽ thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Từ đó sẽ làm tăng sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa.
- Tỷ giá hối đoái tác động đến tỷ lệ lạm phát và quá trình tăng trưởng kinh tế. Nếu tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ dẫn tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ đắt hơn. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đối mà bị giảm xuất có nghĩa là đồng nội tệ tăng lên. Điều này dẫn tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ rẻ hơn và tỷ lệ lạm phát cân bằng ở mức vừa phải.
<i><b>c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI </b></i>
<i>1. Khái niệm về FDI: </i>
Đầu tư trực tiếp nước (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đã xuất hiện vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Theo Ủy ban Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) thì: “Đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI) là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">tiếp nước ngồi hoặc cơng ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”.
<i>Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): “FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh </i>
<i>nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải là nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lí một cách có hiệu quả doanh nghiệp”. </i>
Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam định nghĩa về Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
<i>(FDI) như sau: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam </i>
<i>vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư” </i>
Tuy còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhưng nhìn chung, có thể khái qt về Đầu
<i>tư trực tiếp từ nước ngoài như sau: “Đầu từ trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc </i>
<i>nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn tính bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lí hoặc quyền kiểm soát thực tế kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình.” </i>
Tài sản trong khái niệm trên bao gồm tài sản hữu hình (thiết bị, quy trình cơng nghệ, bất động sản,…), tài sản vơ hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết, kinh nghiệm,…)
<i>2. Đặc điểm của FDI: </i>
Thứ nhất, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước trực tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và đào tạo ra thị trường mới cho cả hai phía đầu tư và nhận đầu tư.
Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Nhà đầu tư trực tiếp kiểm sốt và điều hành q trình vận động của dòng đầu tư.
Thứ ba, FDI là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy mơ tồn cầu, đồng thời chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ, và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.
Thứ tư, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các khoản đóng góp với nước chủ nhà và các khoản nợ khác.
<i><b>2.2.1. Lý thuyết về mô hình hấp trong thương mại quốc tế : </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Theo CIEM (2016), mơ hình lực hấp dẫn được sử dụng trong phân tích về các khía cạnh thương mại, đầu tư, lao động giữa các quốc gia với nhau. Mơ hình này được ứng dụng để dự đoán trao đổi thương mại giữa 2 quốc gia phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa 2 quốc qua đó. Được sử dụng đầu tiên vào năm 1692 bởi Jan Tinbergen. Mơ hình này được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu để đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa 2 quốc gia. Mơ hình cơ bản đo lường sự tác động của các yếu tố lên thương mại giữa 2 quốc gia A và B được biểu diễn như sau:
Trong đó:
- EXABt là kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia A và B tại năm t - GDPAt và GDPBt tổng sản phẩm quốc nội của hai quốc gia A và B tại năm t - DISAB là khoảng cách giữa hai quốc gia
- β1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mơ hình - ε: Sai số ngẫu nhiên
Theo mô hình trên, thương mại quốc tế giữa 2 quốc gia bị ảnh hưởng bởi quy mô nền kinh tế của một quốc gia (bao gồm của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) và khoảng cách giữa 2 quốc gia
Với mơ hình nghiên cứu ban đầu cịn đơn giản chưa phù hợp với một số quốc gia , nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để bổ sung thêm vào nhiều biến số phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia như: GDP bình quân đầu người (Sevela, 2002; DTI of South Africa, 2003; Khiyav & cộng sự, 2013; Nguyễn Anh Thu, 2012; Hai Tho, 2013; CIEM, 2016; Sunil & cộng sự, 2018; Rahman, 2019), yếu tố tỉ giá hối đoái cũng được đề cập đến qua các bào nghiên cứu (Weckström, 2013; Antonio & Troy, 2014; Dlamini & cộng sự, 2016; Trần Trung Hiếu, 2010; Nguyễn Việt Tiến, 2016; Bhatt, 2019), tỉ lệ lạm phát là một yếu tố mới được bổ sung vào trong mơ hình (CIEM ;2016) hay yếu tố sự tham gia vào các tổ chức thương mại (Kristjánsdóttir, 2005; Gu, 2005; Sejdini & Kraja, 2014; Elshehawy & cộng sự, 2014; Nguyễn Anh Thu, 2012; Nguyễn Việt Tiến, 2016; Stavytskyy & cộng sự, 2019; Morland và cộng sự, 2020) ; yếu tố về dân số của 2 quốc gia có sự trao đổi Thương mại với nhau cũng là một yết tố quan trọng (Kristjánsdóttir, 2005; Díaz, 2013; Sejdini & Kraja, 2014; Elshehawy & cộng sự, 2014; CIEM, 2016; Alfred, 2019. Khả năng xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bổ sung vào nước xuất khẩu (Trần Trung Hiếu, 2010; Hai Tho, 2013) hay yếu tố ngôn ngữ cũng được thêm vào mơ hình (Camacho, 2013, Antonio & Troy, 2014; Suresh & Aswal, 2014; Zhang & Wang, 2015;
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Serhan, 2020). Khi quốc gia nhập khẩu có ngơn ngữ sử dụng giống với ngơn ngữ của quốc gia xuất khẩu sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn.
Các yếu tố được bổ sung thêm vào mơ hình nghiên cứu có thể được phân loại thành 3 nhóm nhân tố như sau:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: GDP bình quân đầu người của quốc gia xuất khẩu: nguồn đầu tư từ nước ngoài vào quốc gia xuất khẩu, dân số của quốc gia. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: GDP bình quân đầu người của quốc gia nhập
khẩu, dân số của quốc gia nhập khẩu.
- Các nhân tố cản trở hay thúc đẩy thương mại : tỷ lệ lạm phát của hai quốc giá , tỉ giá hối đoái, sự tham gia vào các tổ chức ảnh hưởng tới hàng rào thuế quan và phi thuế quan, ngôn ngữ được sử dụng tại hai quốc gia, và khoảng cách địa lí giữa hai nước đó.
<i><b>2.2.2. Một số bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế: </b></i>
Mơ hình hấp dẫn thương mại đã được sử dụng trong một số bài nghiên cứu để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại của một nước như:
<i>Nghiên cứu xuất khẩu của một quốc gia ra thị trường thế giới: bài nghiên cứu </i>
của Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010) đã áp dụng mơ hình này để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, kết quả của bài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố: GDP của Việt Nam và nước nhập khẩu, khoảng cách giữa các nước, nguồn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam , mức độ mở của thương mại các nước, tỷ giá hối đối sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam .
<i>Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của một ngành cụ thể: Bài </i>
nghiên cứu của Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015) cũng sử dụng mơ hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế làm cơ sở dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của nơng sản Việt Nam ra nước ngồi, Kết quả của bài nghiên cứu đã xác định được: GDP của Việt Nam và các nước nhập khẩu, dân số, tỷ giá hối đối, diện tích đất nông nghiệp, và dự mở của thương mại của các nước. Hay bài nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ (2016) đã bổ sung vào yếu tố lạm phát cũng có tác động ngược chiều tới tổng sản lượng xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam. Đáng chú ý, tác giả đã chỉ ra biến khoảng cách khơng có ý nghĩa trong mơ hình nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của Ebaidalla và Abdalla (2015) đã chỉ ra xuất khẩu của Sudan bị tác động bởi các yếu tố GDP, dân số, tỷ giá hối đối, các chính sách hỗ trợ và yếu tố ngơn ngữ của nước nhâp khẩu có mói tiếng Ả Rập hay không.
<i>Dự báo luồng xuất khẩu của Việt Nam khi bị ảnh hưởng bởi hội nhập quốc tế: </i>
nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) đã sử dụng mơ hình hấp dẫn trong thương mại đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc đến xuất
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">khẩu của Việt Nam. Bài nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu (2012) sử dụng mơ hình này để đánh giá tác động của Hiệp định Thương Mại Tự do ; Hiệp định đối tác kinh tế VIệt Nam -Nhật Bản tới thương mại của Việt Nam.
<b>Mỹ </b>
<i><b>2.3.1. Các yếu tố từ nước xuất khẩu – Việt Nam: </b></i>
<i>a) Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam: </i>
Trong nghiên cứu ban đầu của Jan Tinbergen vào năm 1962, biến GDP của nước xuất khẩu đã được thể hiện. Về sau, những nghiên cứu về đồ gỗ xuất khẩu cũng chỉ ra Tổng sản phẩm quốc nội của nước xuất khẩu là yếu tố quan trọng và có tác động dương lên hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của mỗi quốc gia (Priyono 2009; Buongiorno 2016). Khi tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng lên tức là lượng hàng hóa của Việt Nam cũng tăng lên, và cũng có thể làm giá trị xuất khẩu tăng lên. Và mỗi mặt hàng khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng bởi Tổng sản phẩm quốc nội khác nhau. Theo nghiên cứu ngày, GDP Việt Nam có tác động dương đến hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ
<i>b) Dân số của Việt Nam: </i>
Về mặt lý thuyết, quy mô dân số của nước xuất khẩu tăng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường lao động. Trong nghiên cứu này, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu. Dân số Việt Nam tăng thì khả năng cung ứng lao động ra thị trường sẽ tăng, từ đó lao động cho sản xuất sẽ tăng và sản lượng xuất khẩu cũng sẽ tăng. Mặt khác, khi dân số tăng thì nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, làm cho tiêu dùng nội địa tăng có khả năng giảm lượng xuất khẩu. Nghiên cứu của Trần Văn Hùng (2015) đã chỉ ra sự gia tăng dân số có tác động dương đến kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
<i>c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ vào Việt Nam: </i>
Việt Nam hiện tại đang là quốc gia thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Và FDI là nguồn lực tài chính quan trọng của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong phát triển sản xuất, có thể tác động làm gia tăng giá trị xuất khẩu. Ở nghiên cứu này, sự gia tăng nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi sẽ có tác động dương đến hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
<i>d) Diện tích rừng trồng gỗ của Việt Nam: </i>
Diện tích rừng trồng gỗ là yếu tố có tác động dương đến khả năng cung ứng gỗ cho sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ. Diện tích rừng trồng gỗ trong nước càng lớn thì nguồn cung gỗ cho sản xuất chế biến gỗ càng dồi dào, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và giảm phụ thuộc vào gỗ xuất khẩu. Từ đó, chi phí sản xuất có thể giảm, khả năng cạnh tranh và sản lượng xuất khẩu được nâng cao. Yếu tố rừng trồng
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">gỗ của Việt Nam có tác động dương lên kim ngạch xuất khẩu gỗ nói chung và sang thị trường Mỹ nói riêng.
<i><b>2.3.2. Các yếu tố từ nước nhập khẩu – Mỹ: </b></i>
<i>a) Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ: </i>
Về mặt lý thuyết, GDP của nước nhập khẩu cho biết mức thu nhập trung bình của quốc gia, có ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và lượng nhập khẩu. Theo một số nghiên cứu (Priyono 2009; Buongiorno 2016), yếu tố Tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu được khẳng định là có tác động dương lên kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nhiều quốc gia. Mỹ là quốc gia nhập khẩu, vì vậy quy mơ dân số của Mỹ có tác động đến nhu cầu sử dụng đồ gỗ.
<i>b) Dân số của Mỹ: </i>
Dân số nước nhập khẩu thể hiện quy mô thị trường nhập khẩu của một quốc gia. Khi dân số của một quốc gia càng nhiều, thì nhu cầu tiêu dùng của quốc gia đó càng nhiều và đa dạng, khả năng nhập khẩu càng nhiều. Từ đó, khả năng xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu tăng.
<i><b>2.3.3. Yếu tố khác: </b></i>
<i>a) Tỷ giá hối đoái giữa VND và Dollar Mỹ </i>
Tỷ giá hối đối sẽ có tác động đến giá của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thương mại quốc tế. Theo kinh tế vĩ mơ, phá giá đồng nội tệ thì giá của hàng hóa xuất khẩu ở nước ngồi rẻ hơn. Vì vậy, lượng xuất khẩu của quốc gia tăng lên khi có sự tăng lên về tỷ giá. Trong thương mại quốc tế, tỷ giá hối đối có tác động đến hầu hết các ngành hàng xuất khẩu, trong đó có sản phẩm gỗ.
<i>b) Tình hình kinh tế thế giới: </i>
Diễn biến kinh tế thế giới ảnh hưởng đến toàn bộ kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trên toàn cầu. Khi nền kinh tế có khủng hoảng, thương mại quốc tế cũng theo đó gặp khó khăn trong việc trao đổi buôn bán. Chẳng hạn năm 2008-2009 cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, năm 2020-2021 ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19, đã có những tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
<i>c) Mức độ tự do thương mại giữa Mỹ và Việt Nam: </i>
Mức độ tự do thương mại giữa 2 quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu là yếu tố được quan tâm nhiều trong hầu hết các nghiên cứu về xuất nhập khẩu. Mức độ tự do thương mại giữa 2 quốc gia là yếu tố thúc đẩy thương mại quốc tế và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa 2 nước. Nhiều ngành khác như dệt may, cà phê, nông sản,…đã gia tăng xuất khẩu sang Mỹ mạnh mẽ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và kí kết các hiệp định thương mại với Mỹ: BTA, CPTPP,...
</div>