Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 89 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b><small>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...13</small></b>
<b><small>1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...13</small></b>
<b><small>1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...14</small></b>
<i><b><small>1.2.1 Nghiên cứu quốc tế ...14</small></b></i>
<i><b><small>1.2.2 Nghiên cứu Việt Nam ...17</small></b></i>
<i><b><small>1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu ...18</small></b></i>
<b><small>1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...19</small></b>
<i><b><small>1.3.1 Mục tiêu chung ...19</small></b></i>
<i><b><small>1.3.2 Mục tiêu cụ thể ...19</small></b></i>
<b><small>1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...20</small></b>
<i><b><small>1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...20</small></b></i>
<i><b><small>1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...20</small></b></i>
<b><small>1.5 Phương pháp nghiên cứu ...20</small></b>
<i><b><small>1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ...20</small></b></i>
<i><b><small>1.5.2 Mơ hình nghiên cứu ...21</small></b></i>
<i><b><small>1.5.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ...27</small></b></i>
<i><b><small>1.5.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ...28</small></b></i>
<b><small>1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu ...32</small></b>
<b><small>CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HỌC HỎI VÀ THÍCH NGHI VỚI KHÁC BIỆT VĂN HÓA ...33</small></b>
<b><small>2.1 Cơ sở lý luận về văn hóa ...33</small></b>
<i><b><small>2.1.1 Khái niệm về văn hóa...33</small></b></i>
<i><b><small>2.1.2Đặc điểm của văn hóa ...34</small></b></i>
<i><b><small>2.1.3 Chức năng của văn hóa ...37</small></b></i>
<i><b><small>2.1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hóa ...39</small></b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i><b><small>2.1.5 Các yếu tố cấu thành văn hóa ...41</small></b></i>
<i><b><small>2.1.5 Một số khái niệm liên quan đến văn hóa...45</small></b></i>
<i><b><small>2.1.6 Ý nghĩa của văn hóa ...45</small></b></i>
<b><small>2.2 Sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ...46</small></b>
<i><b><small>2.2.1 Khái niệm ...46</small></b></i>
<i><b><small>2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ...46</small></b></i>
<i><b><small>2.2.3 Các giai đoạn của sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ...47</small></b></i>
<i><b><small>2.2.4. Ý nghĩa của sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ...48</small></b></i>
<b><small>CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN BÀN ...49</small></b>
<b><small>3.1 Mô tả mẫu ...49</small></b>
<b><small>3.2 Phân tích Cronbach's Alpha ...51</small></b>
<b><small>3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...56</small></b>
<b><small>3.4 Kiểm định mơ hình ...58</small></b>
<i><b><small>3.4.1. Phân tích tương quan Pearson ...58</small></b></i>
<i><b><small>3.4.2 Phân tích hồi quy đa biến ...60</small></b></i>
<i><b><small>3.4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...66</small></b></i>
<i><b><small>3.4.4 Kiểm định ANOVA ...70</small></b></i>
<b><small>CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...74</small></b>
<b><small>4.1 Tóm tắt lại các phát hiện của nghiên cứu ...74</small></b>
<b><small>4.2 Những đóng góp của nghiên cứu ...74</small></b>
<i><b><small>4.2.1 Đóng góp vào lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...74</small></b></i>
<i><b><small>4.2.2 Đóng góp vào thực tiễn vấn đề nghiên cứu ...74</small></b></i>
<b><small>4.3 Một số khuyến nghị ...74</small></b>
<i><b><small>4.3.1 Khuyến nghị dành cho Chính phủ ...75</small></b></i>
<i><b><small>4.3.2 Khuyến nghị cho các trường đại học ...75</small></b></i>
<i><b><small>4.3.3 Khuyến nghị cho sinh viên quốc tế ...77</small></b></i>
<b><small>TÀI LIỆU THAM KHẢO ...79</small></b>
<b><small>PHỤ LỤC ...82</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i><b> Để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu sự học hỏi văn hố và thích nghi với khác </b></i>
<i><b>biệt văn hoá của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội.”, nhóm chúng em xin gửi lời </b></i>
cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, tập thể cán bộ và chuyên viên Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường đại học Thương Mại vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thơng tin hướng dẫn thuận lợi cho q trình làm nghiên cứu của nhóm.
Đồng thời, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. Trần Ánh Ngọc – giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến vơ cùng sâu sắc cũng như cung cấp những nguồn thông tin khoa học cần thiết cho đề tài của nhóm.
Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã ln bên cạnh ủng hộ, động viên tinh thần và tạo điều kiện cho nhóm trong suốt q trình thực hiện bài nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm xin cảm ơn sự hợp tác từ những người tham gia khảo sát, góp phần cung cấp những số liệu khách quan giúp nhóm hồn thiện đề tài này.
Do giới hạn về kiến thức cũng như khả năng lập luận, bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cơ để đề tài nghiên cứu của nhóm được hồn thiện hơn.
<i> Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn! </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i><b>Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu sự </b></i>
<i><b>học hỏi văn hố và thích nghi với khác biệt văn hố của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội.” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của chúng tôi; các dữ liệu </b></i>
được sử dụng trong đề tài trung thực, khách quan; các tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng; kết quả nghiên cứu của đề tài khơng sao chép của bất kì cơng trình khác.
Nếu khơng đúng sự thật, chúng tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của nhóm.
<i>Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2023 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 11 </b>
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ... 11
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ... 12
<i>1.2.1 Nghiên cứu quốc tế ... 12 </i>
<i>1.2.2 Nghiên cứu Việt Nam ... 14 </i>
<i>1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu ... 16 </i>
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ... 17
<i>1.3.1 Mục tiêu chung ... 17 </i>
<i>1.3.2 Mục tiêu cụ thể ... 17 </i>
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 17
<i>1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ... 17 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ... 18 </i>
<i>1.5.2 Mơ hình nghiên cứu ... 18 </i>
<i>1.5.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ... 23 </i>
<i>1.5.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ... 24 </i>
1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu ... 27
<b>CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HỌC HỎI VÀ THÍCH NGHI VỚI KHÁC BIỆT VĂN HÓA ... 29 </b>
2.1 Cơ sở lý luận về văn hóa ... 29
<i>2.1.1 Khái niệm về văn hóa ... 29 </i>
<i>2.1.2 Đặc trưng cơ bản của văn hóa ... 30 </i>
<i>2.1.3 Chức năng của văn hóa ... 32 </i>
<i>2.1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hóa ... 34 </i>
<i>2.1.5 Một số khái niệm liên quan đến văn hóa ... 39 </i>
<i>2.1.6 Ý nghĩa của văn hóa ... 39 </i>
2.2 Sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ... 40
<i>2.2.1 Khái niệm ... 40 </i>
<i>2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ... 41 </i>
<i>2.2.3 Các giai đoạn của sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ... 41 </i>
<i>2.2.4. Ý nghĩa của sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa ... 42 </i>
<b>CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN BÀN ... 44 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">3.1 Mô tả mẫu ... 44
3.2 Phân tích Cronbach's Alpha ... 46
3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ... 51
3.4 Kiểm định mơ hình... 53
<i>3.4.1. Phân tích tương quan Pearson ... 53 </i>
<i>3.4.2 Phân tích hồi quy đa biến ... 55 </i>
<i>3.4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ... 60 </i>
<i>3.4.4 Kiểm định ANOVA ... 63 </i>
<b>CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 66 </b>
4.1 Tóm tắt lại các phát hiện của nghiên cứu ... 66
4.2 Những đóng góp của nghiên cứu ... 66
<i>4.2.1 Đóng góp vào lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ... 66 </i>
<i>4.2.2 Đóng góp vào thực tiễn vấn đề nghiên cứu ... 66 </i>
4.3 Một số khuyến nghị ... 67
<i>4.3.1 Khuyến nghị dành cho Chính phủ ... 67 </i>
<i>4.3.2 Khuyến nghị cho các trường đại học ... 68 </i>
<i>4.3.3 Khuyến nghị cho sinh viên quốc tế ... 69 </i>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 71 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Bảng 1.1.2: Các biến số và thang đo
Bảng 3.2.1: Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Sự đồng cảm văn hóa Bảng 3.2.2: Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Sự cởi mở
Bảng 3.2.3: Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Tính linh hoạt trong xã hội Bảng 3.2.4: Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Sự ổn định cảm xúc
Bảng 3.2.5: Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Trình độ Tiếng Việt Bảng 3.3: Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp EFA Bảng 3.4.1: Kết quả phân tích tương quan Pearson
Bảng 3.4.2.1: Bảng Model Summary Bảng 3.4.2.2: Bảng ANOVA
Bảng 3.4.2.3: Bảng Coefficients
Bảng 3.4.3: Mức độ ảnh hưởng β của các nhân tố Bảng 3.4.4.1: Test of Homogeneity of Variances Bảng 3.4.4.2: ANOVA của biến DDTN
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Hình 1.1.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất Hình 2.1.1: Các yếu tố cấu thành văn hóa
Hình 3.1.1: Thống kê mơ tả về giới tính của sinh viên Hình 3.1.2: Thống kê mơ tả về năm học của sinh viên
Hình 3.1.3: Thống kê mơ tả về thời gian theo học của sinh viên Hình 3.4.2.4: Biểu đồ Histogram
Hình 3.4.2.5: Biểu đồ Scatterplot
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới, rất nhiều lĩnh vực có sự thay đổi, trong đó có cả mảng giáo dục, khi mà việc mơi trường học tập nghiên cứu có sự gia nhập của các du học sinh đến từ các nền văn hoá khác nhau. Tại Hà Nội - Thủ đơ nghìn năm văn hiến và là nơi tụ họp của rất nhiều các dụ học sinh đến từ các nền văn hoá khác nhau như Nga, Anh, Trung Quốc,... Thì việc nghiên cứu về sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế tại một đơ thị đa văn hóa tại Hà Nội khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giáo dục mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội đối với quá trình tương tác xã hội và văn hóa tồn cầu. Bản thân chúng em khi giao lưu cùng các du học sinh đến từ Trung Quốc trong môi trường đại học cũng thấy được sự tiếp xúc văn hoá và giao lưu, giao thoa văn hoá giữa hai bên là cần thiết. Mặt khác, các khía cạnh như giao tiếp hiệu quả và thấu hiểu văn hóa có thể được minh họa thơng qua nghiên cứu của Gudykunst về "bức tranh giao tiếp giữa các văn hóa", trong đó đề cập đến khả năng hiểu biết và đồng cảm với người khác với nền văn hóa khác nhau. Những khía cạnh này có thể đóng vai trị quan trọng trong q trình xây dựng mối quan hệ giữa sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước cùng thúc đẩy tạo ra sự đa dạng văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, thông qua việc khám phá cách sinh viên quốc tế thích nghi với sự đa dạng văn hóa, nghiên cứu có thể giúp những chiến lược hỗ trợ và cải thiện mơi trường học tập đa văn hóa trở nên tốt hơn và dần được cải thiện môi trường đa văn hoá cho các sinh viên quốc tế sinh sống và làm việc.
Cho đến hiện tại, các nghiên cứu về đa văn hố cũng có khá ít so với các đề tài khác, và hơn nữa, các nghiên cứu về đa văn hoá cũng cần có sự cụ thể hố vào từng nghiên cứu thì mới có thể áp dụng các lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn được. Vì vậy,
<i><b>nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự học hỏi văn hóa và thích nghi với </b></i>
<i><b>sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội” không chỉ mang lại </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">hiểu biết sâu sắc hơn về tương tác văn hóa của sinh viên quốc tế tại Hà Nội, mà còn đề xuất những hệ quả quan trọng về việc xây dựng một mơi trường học tập tồn cầu và bền vững, nơi sự đa dạng văn hóa được coi là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển cá nhân và xã hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu</b>
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra vơ cùng mạnh mẽ trên thế giới, một số quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á ngày càng tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của sự dịch chuyển kinh tế. Tại Việt Nam, các trường đại học đang tích cực thay đổi các chủ trương và chính sách hội nhập quốc tế với mong muốn thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế đến tham gia các hoạt động đào tạo. Theo Cục Hợp tác quốc tế đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác tiếp nhận, trong năm 2022 Việt Nam đang tiếp nhận đào tạo hơn 45.000 sinh viên quốc tế đến từ 102 vùng quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, trung bình hàng năm nước ta đón nhận từ 4.000 đến 6.000 lưu học sinh đến Việt Nam học tập. Tuy nhiên trong giai đoạn Covid-19, trong hai năm 2020 và 2021, Việt Nam chỉ tiếp nhận khoảng 3.000 lưu học sinh mỗi năm, và trong những năm gần đây số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trở lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đa phần sinh viên quốc tế theo học trình độ đại học và các ngắn hạn, số lượng sinh viên theo học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khá khiêm tốn.
Với sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng sinh viên quốc tế tại Việt Nam, Hà Nội đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút lưu học sinh bởi chất lượng đào tạo và số lượng trường đại học đa dạng. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, tư tưởng, lối sống sẽ là một trở ngại lớn đối với những người con xa xứ khi họ phải thích nghi với một mơi trường hồn tồn mới. Khi đứng trước những khó khăn, rất nhiều câu hỏi tất yếu sẽ được đặt ra, đó là “Khn mẫu của sự thích nghi với khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế tại Hà Nội là gì?”, “Đặc điểm chính của sự thích nghi của sinh viên quốc tế với giáo dục tại Hà Nội là gì?”. Đó cũng chính là câu hỏi mà nhóm nghiên cứu
<i><b>muốn giải quyết khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự học hỏi văn hố và thích nghi </b></i>
<i><b>với khác biệt văn hoá của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội”. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu </b>
<i><b>1.2.1 Nghiên cứu quốc tế </b></i>
Có nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau về sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu và hướng tiếp cận chính của đề tài này là đi theo hướng các bài nghiên cứu có liên quan được công bố ở nước ngồi và được cơng bố trong nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tổng quan của đề tài này cũng được chia thành 2 phần: Tổng quan các nghiên cứu quốc tế và tổng quan các nghiên cứu trong nước.
<i><b>Theo nghiên cứu của Shiao-Yun Chiang (2019) với tên đề tài "International </b></i>
<i><b>students’ culture learning and cultural adaptation in China", tiến hành nghiên cứu </b></i>
định lượng đánh giá dựa trên 330 sinh viên quốc tế đến từ hơn 57 quốc gia khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác giả đã kết luận ra 3 mô hình thích ứng văn hóa của sinh viên Trung Quốc là (1) Sinh viên quốc tế tại Trung Quốc đã trải qua những thay đổi đáng kể nhất trong việc thích ứng về mặt cảm xúc/tâm lý thơng qua chuỗi đường cong chữ U; (2) Độ nhạy cảm liên văn hóa và trình độ tiếng Trung được nâng cao đáng kể theo thời gian trong khi khả năng thích ứng về nhận thức và hành vi có thể khơng ảnh hưởng và (3) Giai đoạn quan trọng nhất phải là năm đầu tiên cư trú.
Tác giả Chen và Jang đã dựa trên mơ hình đường cong chữ U, mơ hình đường
<i><b>cong chữ W và mơ hình kép để thực hiện đề tài "Theoretical models of culture shock </b></i>
<i><b>and adaptation in international students in higher education". Bài báo này sử dụng </b></i>
phương pháp tổng quan hệ thống (systematic review) để đánh giá các mơ hình lý thuyết về sốc văn hóa và thích nghi của sinh viên quốc tế trong giáo dục đại học. Tác giả xác định q trình thích ứng văn hóa bao gồm sự chuyển đổi từ cú sốc văn hóa sang trạng thái cân bằng, trong đó có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">mơ hình hình chữ U, với sự nhiệt tình ban đầu, sau đó là thời kỳ suy thối và cuối cùng
<i>là phục hồi. Mơ hình đường cong W đề xuất một quy trình thích ứng phức tạp với mức độ điều chỉnh dao động và những trở ngại tiềm ẩn trong quá trình thực hiện. Mơ hình quy trình kép phân biệt giữa các khía cạnh nhận thức và tình cảm của sự thích ứng, </i>
nhấn mạnh sự tương tác giữa sức khỏe cảm xúc và các chiến lược giải quyết vấn đề.
<i><b>Năm 2011, "A study of international students' perspectives on cross-cultural </b></i>
<i><b>adaptation" của Smith và Khawaja thực hiện nghiên cứu định lượng kết hợp định tính </b></i>
với 12 sinh viên quốc tế tại Đại học Massey ở New Zealand và đưa ra những trở ngại mà sinh viên quốc tế phải đối mặt. Tác giả chỉ ra rằng sinh viên quốc tế tại New Zealand ảnh hưởng tâm lý bởi hiện tượng sốc văn hóa, ngồi ra sự bất đồng ngơn ngữ và sự thích ứng nền văn hóa mới khiến họ cảm thấy không đủ linh hoạt để đáp ứng trong môi trường xã hội hoặc học thuật.
<i><b>Nghiên cứu "Learning and growing in a 'foreign' context: Intercultural </b></i>
<i><b>experiences of international students" (tạm dich: Học tập và phát triển trong bối cảnh </b></i>
'xa lạ') của tác giả: Qing Gua, Michele Schweinfurt, Christopher Day, bài nghiên cứu đã được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân và nhóm với 35 sinh viên quốc tế và cựu sinh viên đến từ 15 quốc gia Những trải nghiệm giao thoa văn hóa của sinh viên quốc tế) vẽ nên bức tranh sinh động về hành trình du học đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa.Bước vào môi trường đại học mới mẻ, sinh viên quốc tế đối mặt với nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, học tập và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để họ trải nghiệm giao thoa văn hóa, học hỏi và phát triển bản thân. Q trình thích nghi của sinh viên quốc tế diễn ra theo hướng phức tạp, đan xen giữa các yếu tố cá nhân, sư phạm, tâm lý và văn hóa xã hội. Ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ và tham gia vào các hoạt động học tập. Cảm giác được công nhận và tôn trọng bản sắc văn hóa là chìa khóa cho sự thành cơng trong học tập và hịa nhập.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i><b>Theo nghiên cứu “Predicting multicultural effectiveness of international </b></i>
<i><b>students: the Multicultural Personality Questionnaire”, nhóm tác giả Jan Pieter Van </b></i>
Oudenhoven và Karen I. Van der Zee đã dùng thang đo MPQ để nghiên cứu về sự hiệu quả trong việc thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên quốc tế có tỷ lệ học tập tốt hơn sinh viên bản sứ, theo kết quả phản ứng (như sự cởi mở với xã hội hay sự lạc lõng,...) đối với thang đo MPQ có thể là đại diện cho một biểu hiện tâm trí-hành vi thường xuyên của mỗi đặc điểm tính cách đối với mơi trường cụ thể. Nhóm tác giả chỉ ra rằng những biểu hiện thường xuyên này của tính cách được gọi là điều chỉnh đặc tính. Những điều chỉnh đặc tính này phụ thuộc vào cả xu hướng tính cách cơ bản và mơi trường và có thể thay đổi theo thời gian.
Nhóm tác giả Elena S. Yakunina, Ingrid K. Weigold, Arne Weigold, Sanja Hercegovac và Noha Elsayed đã có nghiên cứu khảo sát với hơn 341 sinh viên quốc tế
<i><b>tại Hoa Kỳ về đề tài “The multicultural personality: Does it predict international </b></i>
<i><b>students’ openness to diversity and adjustment?”. Nhóm tác giả kết luận rằng sự ổn </b></i>
định cảm xúc và sáng kiến xã hội đóng góp trực tiếp vào sự điều chỉnh thái độ của sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ. Ngoài những hiệu ứng trực tiếp này, dữ liệu còn đưa ra những hiệu ứng gián tiếp của sự cởi mở, linh hoạt và sự đồng cảm văn hóa thơng qua ảnh hưởng của chúng đối với đa văn hóa. Cụ thể, những sinh viên có tinh thần cởi mở, linh hoạt và đồng cảm thể hiện sự hứng khởi với sự đa dạng văn hóa nhiều hơn, điều này lại dẫn đến điều chỉnh thái độ tốt hơn.
Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ sinh viên quốc tế vượt qua những thách thức trong quá trình du học. Các trường đại học cần xây dựng môi trường học tập đa văn hóa, hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng giao lưu văn hóa và tạo điều kiện cho họ hòa nhập. Du học khơng chỉ là hành trình học tập mà cịn là hành trình khám phá bản thân, mở rộng tầm nhìn và tỏa sáng trong môi trường mới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i><b>1.2.2 Nghiên cứu Việt Nam</b></i>
Trần Thị Bích Hằng và cộng sự (2016) nghiên cứu với 150 sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường đại học ở Hà Nội bằng phương pháp định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sinh viên quốc tế gặp phải một số thách thức trong quá trình học hỏi văn hóa và thích nghi với khác biệt văn hóa, bao gồm: Khó khăn trong việc giao tiếp và hiểu ngơn ngữ Việt Nam; Khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng người Việt Nam; Khó khăn trong việc thích nghi với lối sống và văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, sinh viên quốc tế có thể cải thiện khả năng học hỏi văn hóa và thích nghi với khác biệt văn hóa thơng qua các hoạt động giao lưu, học tập và tham Sự cởi mở hoạt động ngoại khóa.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng và cộng sự (2022) đã thực hiện phỏng vấn và khảo sát câu hỏi với 200 sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường đại học ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sinh viên quốc tế có những trải nghiệm khác nhau trong quá trình học hỏi văn hóa và thích nghi với khác biệt văn hóa. Một số sinh viên có trải nghiệm tích cực, trong khi một số sinh viên có trải nghiệm tiêu cực. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, có một số yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của sinh viên quốc tế trong quá trình học hỏi văn hóa và thích nghi với khác biệt văn hóa, bao gồm: Các đặc điểm cá nhân của sinh viên quốc tế,sự khác biệt văn hóa giữa quốc gia bản địa và quốc gia tiếp nhận, các yếu tố của cơ sở giáo dục đại học.
<i><b>Báo cáo "Nghiên cứu Thế hệ Trẻ Việt Nam" do Hội đồng Anh thực hiện năm </b></i>
2020 vẽ nên bức tranh chân dung đầy ấn tượng về thế hệ trẻ Việt Nam, lứa tuổi từ 18 đến 24, với những quan điểm, giá trị, mong muốn và hành vi độc đáo. Báo cáo được xây dựng dựa trên khảo sát 1.000 người trẻ trên khắp Việt Nam, mang đến nguồn thông tin quý giá cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thấu hiểu và hỗ trợ thế hệ này phát triển.Niềm tự hào dân tộc và tinh thần lạc quan là điểm sáng nổi bật của thế hệ trẻ Việt Nam. Họ tự hào về truyền thống và
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">lịch sử của đất nước, đồng thời tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước. Giáo dục được xem là chìa khóa thành cơng, là ưu tiên hàng đầu để họ phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội. Mong muốn tham gia vào xã hội là một khát vọng mạnh mẽ của thế hệ trẻ. Họ mong muốn được đóng góp tiếng nói, sức lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển chung của đất nước.
Các nghiên cứu về đề tài này đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học hỏi văn hóa và thích nghi với khác biệt văn hóa đối với sinh viên quốc tế. Các nghiên cứu này cũng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc hỗ trợ sinh viên quốc tế học tập và sinh sống tại Việt Nam.
<i><b>1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu </b></i>
<i>1.2.3.1. Khoảng trống về phạm vi </i>
Trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu về một số sinh viên đến từ các quốc gia nhất định hay phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong một quốc gia; chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trong phạm vi Hà Nội.
<i>1.2.3.2. Khoảng trống về nội dung </i>
Nghiên cứu cụ thể về sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế tại Hà Nội đến nay vẫn chưa có, các cơng trình trước đây chủ yếu đánh giá về những cơ hội và trở ngại chung của sinh viên quốc tế khi đến với một nền văn hóa mới hoặc định hướng chính sách tăng cường trao đổi sinh viên quốc tế. Hiện tại rất ít cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ về sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế tại Hà Nội theo cách tiếp
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">trạng, triển vọng,... và đề xuất giải pháp cho sinh viên quốc tế nói chung, khá ít nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp từ phía nhà trường, địa phương hay Nhà nước cho vấn đề này.
<i>1.2.3.3. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu </i>
Hiện nay, khơng có nghiên cứu định lượng nào về sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế tại Hà Nội được tiến hành, để bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề này, thì bên cạnh các nghiên cứu định tính thì phân tích định lượng là cần thiết. Điều này cho thấy, bài nghiên cứu của nhóm khơng chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà cịn thể hiện được tính cấp thiết, giải quyết được một phần thiếu sót các nghiên cứu trước đây.
<b>1.3 Mục tiêu nghiên cứu </b>
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhắm đến những mục tiêu sau:
<i><b>1.3.1 Mục tiêu chung </b></i>
Nghiên cứu sự học hỏi văn hoá và thích nghi với khác biệt văn hoá của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội nhằm:
- Hiểu rõ hơn về q trình học hỏi văn hố và thích nghi với khác biệt văn hoá của sinh viên quốc tế tại Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế trong q trình học hỏi văn hố và thích nghi với khác biệt văn hoá.
<i><b>1.3.2 Mục tiêu cụ thể </b></i>
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">- Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về sự học hỏi và thích nghi với khác biệt về văn hóa.
- Tìm ra khn mẫu về sự thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế học tập và sinh sống tại Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế trong q trình học hỏi văn hóa và thích nghi với văn hóa tại Hà Nội.
<b>1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>1.4.1 Đối tượng nghiên cứu </b></i>
<b>Đối tượng nghiên cứu: Sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn </b>
hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội.
<i><b>1.4.2 Phạm vi nghiên cứu </b></i>
<b>Phạm vi khơng gian: Nhóm chúng tơi đã lựa chọn địa bàn thành phố Hà Nội để </b>
thực hiện nghiên cứu. Thành phố Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều các trường đại học lớn nhỏ và các sinh viên quốc tế đổ về học tập, rất thuận tiện cho việc khảo sát và thực hiện lấy số liệu.
<b>Phạm vi thời gian: 2018 - 20231.5 Phương pháp nghiên cứu </b>
<i><b>1.5.1 Phương pháp nghiên cứu </b></i>
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng giúp đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự học hỏi văn hóa và thích nghi với sự khác biệt văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Từ mô
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, các dữ liệu được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được xem là khách quan khoa học và hợp lý (Carr, 1994; Denscombe, 2010). Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp trong các trường hợp vấn đề cần nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó (Đinh Văn Sơn và cộng sự, 2015).
Vì vậy, phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp với đề tài của bài nghiên cứu này.
<i><b>1.5.2 Mơ hình nghiên cứu </b></i>
Dựa vào kết quả nghiên cứu của một số công trình thì nhóm tác giả đề xuất mơ hình gồm các nhân tố bên trong và bên ngồi có khả năng tác động đến sự học hỏi và thích nghi như dưới đây:
<i><b>- Nhân tố sự đồng cảm văn hóa </b></i>
Sự đồng cảm là một yếu tố quan trọng của việc nhận thức văn hóa. Điều đó được định nghĩa như sự tích cực tiếp nhận thơng tin đối với các văn hóa khác, đây là một thái độ mà yếu tố cảm xúc chiếm ưu thế. Do đó, sự đồng cảm khơng thể được học hoặc dạy thông qua việc tiếp thu dần dần khả năng ngơn ngữ hoặc hiểu biết văn hố, mà nó phải dựa vào sự phát triển của các đặc điểm cảm xúc (...). Sự đồng cảm với các nền văn hố khác có thể đứng trước các kỹ năng ngôn ngữ và thực tế văn hoá. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ vượt trội và sự am hiểu văn hố lại khơng phải lúc nào cũng đi kèm với một sự đồng cảm sâu sắc (Hall, Edward T.). Do đó, đồng cảm văn hóa có thể nói là một yếu tố khó mà có thể đốn trong q trình học tập hay làm việc của người nước ngoài tại xứ người.
Trong nghiên cứu này, sự đồng cảm về văn hóa truyền thống của Hà Nội, chính sách hỗ trợ của Chính phủ (học bổng, ưu đãi,...), phương pháp học tập, thói quen ăn uống hàng ngày (như ăn thịt chó, mắm tôm,...) hay hành vi ứng xử con người sinh sống
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">tại Hà Nội được xem là những đặc điểm của sự đồng cảm văn hóa của sinh viên quốc tế. Vì vậy, giả thuyết H1 được xây dựng như sau:
<i>H1: Nhân tố sự đồng cảm văn hóa có tác động thuận chiều đến sự học hỏi và thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội (+) </i>
<i><b>- Nhân tố sự cởi mở </b></i>
Do sự phức tạp của q trình thích ứng văn hóa, điều quan trọng là sinh viên quốc tế phải tìm cách giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sinh sống tại nước ngồi, duy trì thái độ cởi mở về văn hóa và đưa ra các cách giải quyết tối ưu. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu xác định một tập hợp các đặc điểm tính cách có thể dự đốn sự thích nghi tích cực giữa các nền văn hóa trong nhiều nhóm người học tập tại các quốc gia (Van der Zee và Van Oudenhoven, 2000, Van Oudenhoven và Van der Zee, 2002). Những phẩm chất này được gọi chung là tính cách đa văn hóa và bao gồm sự ổn định về mặt cảm xúc, sáng kiến xã hội, tư duy cởi mở, linh hoạt và sự đồng cảm về văn hóa (Van der Zee và Van Oudenhoven, 2000, Van der Zee và Van Oudenhoven, 2001). Có thể thấy rõ, họ có thái độ cởi mở đối với các thế giới quan đa dạng hơn khi sinh sống tại một quốc gia khác (Cultural Empathy; Van der Zee & Van Oudenhoven, 2001). Nhận thấy việc có thái độ cởi mở khi làm việc/theo học tại một nước khác có ảnh hưởng đến sự học hỏi và thích ứng văn hóa của cá thể.
Trong nghiên cứu này, trải nghiệm ẩm thực Hà Nội, mở rộng các mối quan hệ, phương pháp học tập và định hướng công việc tại Hà Nội được cho là những đặc điểm của sự cởi mở. Giả thuyết H2 được xây dựng như sau:
<i>H2: Nhân tố sự cởi mở có tác động thuận chiều đến sự học hỏi và thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội (+) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i><b>- Nhân tố sự ổn định cảm xúc </b></i>
Sự ổn định về cảm xúc đề cập đến việc giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng thay vì có xu hướng thể hiện cảm xúc hay phản ứng mạnh mẽ trong hoàn cảnh đó. Trong nghiên cứu của Jan Pieter Van Oudenhoven với đồng nghiệp, Tung (1981) xác định sự ổn định về mặt cảm xúc là một khía cạnh quan trọng cho sự thành cơng ở nước ngoài qua các chức năng khác nhau. Hammer et al. (1978) đề cập đến khả năng giải quyết căng thẳng tâm lý như một khía cạnh quan trọng giúp tăng tỷ lệ hiệu quả trong đa văn hóa. Ngồi ra, trong một nghiên cứu của Abe và Weisman (1983) và trong bài đánh giá của Church (1982), khả năng giải quyết với căng thẳng thực sự dường như là một khía cạnh quan trọng với người ngoại quốc làm việc và học tập tại quốc gia khác.
Trong bài nghiên cứu này, sự cô đơn của người theo học tại Hà Nội, phương pháp học tập và giảng dạy và điều kiện môi trường học tập là những đặc điểm của sự ổn định cảm xúc của sinh viên quốc tế theo học trên địa bàn Hà Nội. Giả thuyết H3 được xây dựng như sau:
<i>H3: Nhân tố sự ổn định cảm xúc có tác động thuận chiều đến sự học hỏi và thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội (+) </i>
<i><b>- Nhân tố tính linh hoạt trong xã hội </b></i>
Tính linh hoạt trong văn hóa của sinh viên quốc tế có thể được quyết định bởi nhiều yếu tố từ cá nhân hoặc tâm lý, bao gồm quan niệm về bản thân, thái độ, và các giá trị khác (LaFramboise, Coleman, và Gerton 1993; Sussman 2000), hay các yếu tố xã hội hoặc bối cảnh, chẳng hạn như tổ chức xã hội của họ giữa các đồng nghiệp và bạn bè (Hallinan và Teixeira 1987; Moody 2002). Việc linh hoạt trong một môi trường học tập mới ảnh hưởng đến việc thích ứng và học hỏi văn hóa của sinh viên quốc tế bởi nó tác động đến cơ hội và dự định của họ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng cũng đặc điểm như ký hiệu chỉ dẫn tại Hà Nội, quy tắc ứng xử của người dân, vấn đề giao tiếp và phương pháp làm việc/học tập có ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Giả thuyết H4 được xây dựng như cau:
<i>H4. Nhân tố tính linh hoạt trong xã hội có tác động thuận chiều đến sự học hỏi và thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội (+) </i>
<i><b>- Nhân tố trình độ tiếng độ Tiếng Việt </b></i>
Về cơ bản, các các trường đại học nước sở tại cố gắng tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ kỹ năng ngôn ngữ và học thuật như một nguồn tài nguyên quan trọng cho sinh viên quốc tế, với hy vọng điều này sẽ tăng cơ hội thành công trong việc học tập của họ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng các kết quả không nhất quán về mối quan hệ giữa kỹ năng ngôn ngữ của nước sở tại và sự học hỏi và thích ứng văn hóa trong cuộc sống cá nhân của sinh viên quốc tế (Anita S. Mak, Peter Bodycott, and Prem Ramburuth, 2015). Tuy nhiên, thông qua ngôn ngữ của nước sở tại sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm tài liệu học tập hay trong các mối quan hệ đời sống với người bản địa. Vậy nên có thể rằng trình độ thành thạo về ngôn ngữ của nước sinh quốc tế học tập có thể đóng một vai trị quan trọng hơn trong sự thích ứng và học hỏi của sinh viên quốc tế với cuộc sống đại học cũng như cuộc sống cá nhân.
Trong bài nghiên cứu này, các đặc điểm như trình độ nghe hiểu, trình độ nói, trình độ đọc, trình độ viết trong quá trình học tập tại Hà Nội của sinh viên quốc tế được kỳ vọng là những đặc điểm có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Giả thuyết H5 được xây dựng như sau:
<i>H5: Nhân tố trình độ Tiếng Việt có tác động thuận chiều đến sự học hỏi và thích nghi văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội (+) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><b>Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất </b>
<i>Nguồn: Nhóm tóc giả đề xuất </i>
Danh mục các biến số và thang đo biến số được thể hiện trong bảng dưới đây:
<i><b>Bảng 1.1: Các biến số và thang đo </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">CM2: Phát triển mối quan hệ với người dân ở
3 Sự ổn định cảm xúc CX1: Sự thích nghi với cô đơn
CX2: Làm quen với cách học tập và giảng dạy CX3: Thích nghi với mơi trường mới
4 Tính linh hoạt trong xã hội LH1: Hiểu được ký hiệu chỉ dẫn LH2: Làm theo quy tắc ứng xử
LH3: Giải quyết khó khăn trong giao tiếp
LH4: Giải quyết khó khăn trong học tập, làm
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">TN4: Văn hóa truyền thống
<i><b>1.5.3 Phương pháp thu thập dữ liệu </b></i>
<i>1.5.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp </i>
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài này được thu thập từ một số nguồn sau: - Trong các thư viện: sách, luận án, cơng trình nghiên cứu được lưu trữ trong Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Thương mại, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Và một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị tham khảo khác.
<i>1.5.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp </i>
Hai phương pháp được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ cấp này bao gồm phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
<i>- Đối tượng điều tra: Các sinh viên quốc tế đang theo học trên địa bàn Hà Nội - Nội dung điều tra: Các thông tin chung về sinh viên (giới tính, thời gian sinh </i>
sống, sinh viên năm mấy), các nhân tố ảnh hưởng tới sự học hỏi và thích ứng văn hóa của sinh viên quốc tế trên địa bàn Hà Nội và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức “hồn tồn khơng đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i>- Xây dựng phiếu hỏi: Phiếu hỏi được xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên </i>
cứu đã được công bố trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu và ý kiến đóng góp của các chuyên gia được nhóm tác giả phỏng vấn.
<i>- Chọn mẫu: Bài nghiên cứu xác định kích thước mẫu theo EFA. Theo Hair và </i>
cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là n = 5m (n là cỡ mẫu, m là số quan sát của các biến độc lập, m=24, n=120).
<i>- Tiến hành điều tra: Tổng số phiếu thu hồi là 209. Sau khi kiểm tra và chọn lọc </i>
thì có 43 phiếu bị loại do điền thiếu thông tin hoặc không đảm bảo. Như vậy, điều tra bằng phiếu hỏi thu về 166 phiếu hợp lệ (đảm bảo điều kiện cỡ mẫu tối thiểu là 120).
<i><b>1.5.4 Phương pháp xử lý dữ liệu </b></i>
Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 theo các bước như sau:
<i>- Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu </i>
Mã hoá dữ liệu: Các câu trả lời thu thập được từ phiếu khảo sát bằng Google Form được mã hoá thành các con số và được lưu tại bảng Excel.
Tải dữ liệu lên: Bảng dữ liệu Excel sau khi được mã hoá sẽ đưa lên phần mềm SPSS 20 để tiến hành các bước xử lý tiếp theo.
Làm sạch dữ liệu: Dữ liệu trong q trình thu thập có thể xảy ra các sai sót như xuất hiện ơ trống (thiếu câu trả lời), các giá trị bị nhập sai hoặc câu trả lời không hợp lý. Nếu dữ liệu không được làm sạch sẽ dẫn tới khơng chính xác trong kết quả thống kê, phân tích thậm chí khiến toàn bộ dữ liệu khảo sát bị huỷ bỏ. Việc phát hiện sai sót và làm sạch dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.
<i>- Bước 2: Phân tích thống kê mơ tả </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">dùng để thống kê các chỉ số phân tích như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), độ lệch chuẩn (standard deviation), …
<i>- Bước 3: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha </i>
Phân tích này phản ánh mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Một nhân tố có kết quả Cronbach’s Alpha tốt thể hiện rằng thang đo xây dựng cho nhân tố đó là tốt. Theo Hair và cộng sự (2009), một thang đo phải đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên. Hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao.
Một chỉ số quan trọng khác là hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Giá trị này biểu thị mối tương quan giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo. Chỉ số này càng cao thì sự tương quan thuận càng mạnh, biến quan sát đó càng tố. Theo Cristobal và cộng sự (2007), một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên. Các biến quan sát có giá trị này nhỏ hơn 0,3 cần xem xét loại bỏ.
<i>- Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA </i>
Phân tích này dùng để đánh giá giá trị của thang đo, từ đó xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát của tất cả các nhân tố. Các tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): kiểrm tra sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải thoả mãn 0,5 ≤ KMO ≤ 1 để phân tích nhân tố là phù hợp, nếu khơng phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): có ý nghĩa để bác bỏ giả thuyết (các biến khơng có tương quan với nhau). Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Bartlett’s Test < 0,05) điều này chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mơ hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cơ đọng được bao nhiêu % và bị thất thốt bao nhiêu % của các biến quan sát.
Factor Loading hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Theo Hair và cộng sự (2009) hệ số tải từ 0,5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0,3. Bài nghiên cứu này lựa chọn hệ số tải là 0,5.
<i>- Bước 5: Phân tích tương quan Pearson </i>
Mục đích của phân tích này là kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập và phát hiện đa cộng tuyến. Tương quan Pearson r có giá trị dao động 0 ≤ r ≤ 1 (r chỉ có ý nghĩa khi sig nhỏ hơn 0,05).
Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.
Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.
Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Nếu r = 0: khơng có mối tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có 2 tình huống có thể xảy ra: khơng có một mối liên hệ nào giữa 2 biến hoặc giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.
<i>- Bước 6: Phân tích hồi quy đa biến </i>
Phân tích này nhằm mục đích xác định quan hệ phụ thuộc của một biến phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến độc lập, từ đó ước lượng hoặc tiên đốn giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biến trước giá trị của biến độc lập.
hay adjusted ( hiệu chỉnh) có mức dao động từ 0 đến 1. hay hiệu chỉnh đều có mức dao động trong đoạn từ 0 đến 1. Nếu càng tiến về 1, các biến độc lập giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc, và ngược lại, càng tiến về 0, các biến độc lập giải thích càng ít cho biến phụ thuộc.
Đánh giá hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập có ý nghĩa trong mơ hình hay không dựa vào kiểm định t (student) với giả thuyết : Hệ số hồi quy của biến độc lập bằng 0. Mô hình hồi quy có bao nhiêu biến độc lập thì sẽ kiểm tra bấy nhiêu giả thuyết . Kết quả kiểm định nếu Sig < 0,05: Bác bỏ giả thuyết , nghĩa là hệ số hồi quy của biến khác 0 một cách có ý nghĩa thống kê, biến có tác động lên biến phụ thuộc; Sig > 0,05: Chấp nhận giả thuyết , nghĩa là hệ số hồi quy của biến bằng 0 một cách có ý nghĩa thống kê, biến không tác động lên biến phụ thuộc.
Nếu hệ số hồi quy Beta mang dấu âm, nghĩa là biến độc lập đó tác động nghịch chiều lên biến phụ thuộc. Khi xem xét mức độ tác động giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc, chúng ta sẽ dựa vào trị tuyệt đối hệ số Beta, trị tuyệt đối Beta càng lớn, biến độc lập tác động càng mạnh lên biến phụ thuộc.
Nếu VIF < 10 thì khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Tuy nhiên, mốc đánh giá ở mức 10 sẽ phù hợp với những đề tài về kỹ thuật, vật lý không sử dụng thang
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">đo Likert. Còn ở các đề tài về kinh tế, xã hội, các nhà nghiên cứu cho rằng VIF > 2 sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
<b>1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu </b>
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về sự học hỏi và thích nghi với khác biệt văn hóa - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đánh giá
- Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><b>2.1 Cơ sở lý luận về văn hóa </b>
<i><b>2.1.1 Khái niệm về văn hóa </b></i>
Văn hóa là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Từ
<i>điển Tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa là "tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với tự nhiên và xã hội". Định nghĩa này mang đến một góc nhìn tổng quan, </i>
khẳng định tính sáng tạo, tích lũy và vai trị thiết yếu của văn hóa trong đời sống của con người.
Với Tylor, nhà nghiên cứu tiên phong về văn hóa nguyên thủy, văn hóa hiện lên như một tổng thể phức tạp bao hàm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người có được trong vai
<i><b>trị thành viên xã hội. Định nghĩa này, xuất hiện trong tác phẩm "Primitive Culture" </b></i>
(Văn hóa nguyên thủy) năm 1871, đã mở ra cánh cửa cho những nghiên cứu sâu rộng về văn hóa nguyên thủy, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành nhân chủng học.
Giữa vô vàn định nghĩa về văn hóa, góc nhìn của Clifford Geertz (1973) mang đến một lăng kính độc đáo, với Geertz, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Mỹ, văn hóa khơng chỉ là tập hợp những giá trị vật chất và tinh thần, mà còn là hệ thống các biểu tượng ý nghĩa được con người sử dụng để diễn giải và ứng xử với thế giới xung
<i><b>quanh. Định nghĩa này, được đề xuất trong tác phẩm "The Interpretation of Cultures" </b></i>
(Giải thích về các nền văn hóa) năm 1973, đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho nghiên cứu văn hóa, tập trung vào vai trị của con người trong việc tạo ra và sử dụng văn hóa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Theo Geertz, văn hóa giống như một mạng lưới ý nghĩa được con người dệt nên để hiểu và hành động trong thế giới đầy biến động. Các biểu tượng văn hóa, từ ngôn ngữ, nghi lễ, đến nghệ thuật, đều mang ý nghĩa nhất định và đóng vai trị quan trọng trong việc định hình hành vi của con người.
Nhìn từ góc độ của UNESCO, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc, văn hóa được định nghĩa là tổng thể các đặc trưng tinh thần và vật chất, tri thức và xúc cảm mà con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lịch sử. Định nghĩa này,
<b>được đưa ra trong Tuyên bố Phổ quát về Đa dạng Văn hóa năm 2001, đã khẳng định </b>
tính sáng tạo, tích lũy và vai trị định hình của văn hóa trong đời sống con người. Nó bao hàm cả yếu tố vật chất (như nghệ thuật, kiến trúc) và phi vật chất (như giá trị, niềm tin), đồng thời nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng văn hóa trong thế giới hiện đại.
<i>Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đưa ra khái niệm về văn hóa, “văn hóa là cái gì cịn ại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. Câu nói này mang ý nghĩa rằng văn hóa là phần cốt lõi, là bản sắc riêng biệt của </i>
một dân tộc, tồn tại vĩnh cửu sau bao thăng trầm lịch sử. Khi tất cả những thứ vật chất, những kiến thức hay kỹ năng ta học được đều phai nhạt theo thời gian, thì văn hóa vẫn là giá trị trường tồn, là linh hồn của một dân tộc.
Như vậy, có thể hiểu văn hóa là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, phong tục, tập quán,... được hình thành và phát triển trong q trình lịch sử của con người. Văn hóa là một đặc trưng của lồi người, nó khơng chỉ là sự biểu hiện của đời sống tinh thần của con người mà còn là một lực lượng thúc đẩy sự phát triển xã hội.
<i><b>2.1.2 Đặc điểm của văn hóa</b></i>
Văn hóa là một hệ thống phức tạp với nhiều đặc điểm khác nhau. Đặc biệt, có
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>Văn hóa là kết quả do con người sáng tạo ra bởi con người là chủ thể sáng tạo ra </i>
văn hóa để đáp ứng nhu cầu sinh tồn, phát triển và hoàn thiện bản thân. Đồng thời, mang tính xã hội, chủ quan và có thể thay đổi theo thời gian. Văn hóa là một hệ thống các giá trị, niềm tin, và hành vi do con người sáng tạo ra và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác bên cạnh đó văn hóa ln phát triển và thay đổi theo thời do con người luôn sáng tạo ra những giá trị và hành vi mới.
<i>Văn hóa có thể học hỏi được: Việc học hỏi văn hóa giúp con người hiểu biết thêm </i>
về thế giới xung quanh, mở rộng tầm nhìn và nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Văn hóa là một hệ thống các giá trị, niềm tin và hành, những giá trị, niềm tin và hành vi này có thể được học hỏi thông qua giáo dục, giao tiếp và tiếp xúc với người khác, những thay đổi này có thể được học hỏi thông qua việc tiếp cận thông tin và kiến thức mới. Những giá trị, niềm tin và hành vi của một nền văn hóa có thể lan sang các nền văn hóa khác thông qua giao lưu, tiếp xúc và học hỏi. Con người có khả năng tiếp thu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới và khả năng này giúp con người học hỏi thêm hiểu biết về văn hóa của các dân tộc khác nhau.
<i>Văn hóa có tính cộng đồng: Văn hóa là sản phẩm của cộng đồng, được hình thành </i>
và phát triển trong quá trình tương tác giữa con người với nhau. Con người là sinh vật xã hội, luôn sống và hoạt động trong cộng đồng. Văn hóa được hình thành và phát triển từ những nhu cầu, giá trị và niềm tin chung của cộng đồng. Văn hóa được tạo ra bởi con người, được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó gắn bó với con người và cộng đồng, thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng.
<i>Văn hóa có tính dân tộc: Văn hóa được hình thành và phát triển trong lịch sử của </i>
mỗi dân tộc: Mỗi dân tộc có một lịch sử riêng biệt, với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị khác nhau. Những điều kiện này ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa của mỗi dân tộc. Văn hóa cũng thể hiện bản sắc riêng của dân tộc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><i>Văn hóa có tính chủ quan: Văn hóa được hình thành từ những quan niệm, giá trị, </i>
niềm tin và cách nhìn nhận thế giới của con người. Những quan niệm, giá trị, niềm tin và cách nhìn nhận thế giới này có thể khác nhau giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và các nền văn hóa. Văn hóa cũng được thể hiện qua các biểu tượng, nghi lễ và phong tục tập quán có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Bên cạnh đó, Văn hóa có thể thay đổi theo thời gian và theo quan điểm của con người, vậy nên khi con người thay đổi quan điểm về thế giới, văn hóa cũng thay đổi theo. Ngồi ra, văn hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục, những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến cách con người nhìn nhận thế giới và cách họ thể hiện văn hóa của mình.
<i>Văn hóa có tính khách quan: văn hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau </i>
như kinh tế, chính trị, xã hội và giáo dục, những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến cách con người nhìn nhận thế giới và cách họ thể hiện văn hóa của mình. Các nhà khoa học xã hội có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu và phân tích văn hóa một cách khách quan. Văn hóa cũng có thể được so sánh, đối chiếu các giá trị, niềm tin, hành vi, biểu tượng, nghi lễ và phong tục tập quán của những dân tộc khác nhau.
<i>Văn hóa có tính kế thừa: văn hóa được hình thành và phát triển trong lịch sử, mỗi </i>
thế hệ con người tiếp thu những giá trị văn hóa của thế hệ trước và phát triển nó lên qua quá trình tích lũy kinh nghiệm của con người. Bên cạnh đó, các thế hệ tiếp thu và phát huy những giá trị văn hóa phù hp với điều kiện mới.
<i>Văn hóa ln có sự biến động để thích ứng: là bởi văn hóa là một hệ thống các giá </i>
trị, niềm tin và hành vi được hình thành và phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa là sản phẩm của con người, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và là một hệ thống mở.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><i>Văn hóa có sự tương đồng mà khác biệt: con người là sinh vật xã hội và có những </i>
nhu cầu chung, nhưng con người cũng sống trong môi trường tự nhiên và xã hội khác nhau, có những khả năng sáng tạo khác nhau và văn hóa luôn giao lưu và tiếp biến. Môi trường tự nhiên và xã hội khác nhau ảnh hưởng đến cách con người sống và suy nghĩ. Do đó, các nền văn hóa cũng có những điểm khác biệt về các giá trị, niềm tin và hành vi.
<i>Văn hóa có tính đa dạng: Văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có những </i>
đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc của dân tộc đó. Văn hóa là một hiện tượng đa dạng, phong phú, nó phản ánh những đặc trưng của tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội,... của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.
<i><b>2.1.3 Chức năng của văn hóa </b></i>
Văn hóa có những chức năng cơ bản sau:
<i>- Chức năng giáo dục: Văn hóa có vai trị giáo dục con người về tri thức, đạo </i>
đức, thẩm mỹ,... giúp con người hình thành nhân cách và lối sống lành mạnh. Văn hóa giáo dục con người về những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của nhân loại, giúp con người
<i>phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. </i>
Ví dụ, văn hóa giáo dục con người về đạo đức, lối sống lành mạnh thông qua những câu tục ngữ, ca dao, tục lệ,... Văn hóa cũng giáo dục con người về tri thức, khoa học thơng qua những sách vở, giáo trình,...
<i><b>- Chức năng điều tiết: Văn hóa có vai trị điều tiết các mối quan hệ xã hội, giúp </b></i>
duy trì trật tự, ổn định xã hội. Văn hóa tạo ra những chuẩn mực, giá trị đạo đức, pháp luật,... giúp con người điều chỉnh hành vi của mình, phù hợp với lợi ích chung trong
<i><b>cộng đồng. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Ví dụ, văn hóa góp phần duy trì trật tự xã hội thông qua những quy tắc, luật lệ,... Văn hóa cũng giúp con người sống hịa hợp với nhau thông qua những phong tục, tập quán khác nhau,...
<i><b>- Chức năng giải trí: Văn hóa có vai trị giải trí, giúp con người cân bằng cuộc </b></i>
sống, nâng cao đời sống tinh thần. Văn hóa cung cấp cho con người những sản phẩm
<i><b>văn hóa, nghệ thuật, giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. </b></i>
Ví dụ, văn hóa giúp con người giải trí thơng qua những bộ phim, chương trình truyền hình,...Văn hóa cũng giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng thông qua những hoạt động văn hóa, nghệ thuật,...
<i><b> - Chức năng thẩm mỹ: Văn hóa có vai trị tạo ra những giá trị thẩm mỹ, giúp </b></i>
con người cảm nhận cái đẹp, nâng cao đời sống tinh thần. Văn hóa cung cấp cho con người những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, giúp con người cảm nhận được cái đẹp của
<i><b>thiên nhiên, con người, cuộc sống. </b></i>
Ví dụ, văn hóa giúp con người cảm nhận cái đẹp thông qua những tác phẩm văn học, nghệ thuật,... Văn hóa cũng giúp con người nâng cao đời sống tinh thần thơng qua những hoạt động văn hóa, nghệ thuật,...
Ngồi ra, văn hóa cịn có những chức năng khác như:
<i>- Chức năng sáng tạo: Văn hóa là cơ sở cho sự sáng tạo của con người, giúp con </i>
người phát triển trí tuệ, tài năng.
<i>- Chức năng truyền thơng: Văn hóa giúp con người giao tiếp, trao đổi thông tin với </i>
nhau, góp phần gắn kết cộng đồng.
<i>- Chức năng định hướng: Văn hóa giúp con người định hướng hành vi, lối sống, </i>
góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><i><b>2.1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hóa </b></i>
Hệ thống văn hóa được cấu thành bởi các thành tố sau:
<i>- Văn hóa vật chất: Là những giá trị vật chất do con người tạo ra trong quá trình lao </i>
động, sản xuất, sinh hoạt,... bao gồm: nhà cửa, cơng trình kiến trúc, đồ dùng,...
<i>- Văn hóa tinh thần: Là những giá trị tinh thần do con người tạo ra trong q trình </i>
hoạt động tinh thần, bao gồm: ngơn ngữ, văn học, nghệ thuật, khoa học,...
Ngoài ra, hệ thống văn hóa cịn có thể được phân chia thành các thành tố cấu thành khác, như:
<i>- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng cấu thành nên văn hóa. Ngơn ngữ </i>
lưu giữ và truyền tải văn hóa, thể hiện bản sắc văn hóa, ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ và hành động, gắn kết cộng đồng
<i>- Tơn giáo và tín ngưỡng: Tơn giáo và tín ngưỡng định hình hệ thống giá trị, niềm </i>
tin, ảnh hưởng đến phong tục tập quán, là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và gắn kết cộng đồng. Do vậy, tôn giáo và tín ngưỡng là một trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa.
<i>- Giá trị và thái độ: Giá trị và thái độ định hình cách con người nhìn nhận thế giới, </i>
hành động trong cuộc sống, thể hiện bản sắc văn hóa.
<i>- Phong tục tập quán: Phong tục tập quán phản ánh hệ thống giá trị, niềm tin, góp </i>
phần duy trì bản sắc văn hóa.
<i>- Thói quen và cách ứng xử: Là những giá trị văn hóa liên quan đến thói quen và </i>
cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội, bao gồm: đạo đức, phong tục, tập quán, niềm tin...
<i>- Thẩm mỹ: Là những giá trị văn hóa liên quan đến sự sáng tạo của con người, bao </i>
gồm: nghệ thuật, văn học, ...
</div>