Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của việt nam sang thị trường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.92 KB, 65 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b>¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN </b>

<b>TÊN ĐỀ TÀI </b>

<b>NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU TRÁI CÂYCỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC </b>

<b> Sinh viên thực hiện: Đỗ Quỳnh Chi Lớp: K57E2 </b>

Lê Thị Ly Lớp: K57E1 Đỗ Hoài Ninh Lớp: K57E1

Phạm Thị Thanh Loan Lớp: K57E1

Trong quá trình để hoàn thành được bài báo cáo nghiên cứu khoa học này, nhóm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình từ các thầy cô giáo và nhà trường. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô đang giảng dạy tại Đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

học Thương Mại.

<b>Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths.Nguyễn Đức Xuân Lâm </b>

đã tận tình giúp đỡ nhóm để có thể hoàn thành được bài báo cáo khoa học này.

Vì kiến thức và kỹ năng của nhóm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các quý thầy cô của Đại học Thương Mại nói chung và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng có thể cho chúng em những ý kiến đóng góp để nhóm có thể hoàn thiện bài nghiên cứu của mình.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

<b>Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2024 </b>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan rằng, bài báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn toàn

<b>là sản phẩm độc lập của nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths.Nguyễn Đức Xuân Lâm. Các số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và đã được </b>

công bố ở những nguồn chính thống. Kết quả trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực do nhóm tự tìm hiểu và phân tích, nhóm xin chịu trách nhiệm nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

DANH MỤC HÌNH ... vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT... vii

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...1</b>

<b>1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...1</b>

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

1.4 Phương pháp nghiên cứu ...3

1.5 Những đóng góp mới và hạn chế của bài nghiên cứu ...3

1.6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu ...4

1.7 Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan...11

1.8 Cấu trúc bài nghiên cứu...12

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY...13</b>

<b>2.1 Các khái niệm liên quan ...13</b>

2.1.1 Xuất khẩu...13 2.1.2 Hình thức xuất khẩu ...13 2.1.3 Trái cây...14 2.1.4. Vai trò của xuất khẩu trái cây đối với quốc gia...18

2.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc...19

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...29</b>

<b>3.1 Mô hình nghiên cứu...29</b>

3.2 Câu hỏi nghiên cứu...30

iv 3.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ...31

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu...31

3.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu...32

<b>CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2022 ...35 </b>

4.1 Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2022 <b>...35 </b>

4.1.1 Đặc điểm thị trường Trung Quốc ...35

4.1.2 Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam ra thế giới ...38

4.1.3 Thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc...43 4.1.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

sang Trung Quốc...46

4.2 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái <b>cây Việt Nam sang Trung Quốc 2000 – 2022...49 </b>

<b>CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC ...53 </b>

5.2.1 Giải pháp với nhà nước ...61

5.2.2 Giải pháp với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu...62

<i>Bảng 2.1 : Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO </i>

<i>Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa Bảng 3.1: Nguồn thu thập dữ liệu của các yếu tố tác động xuất khẩu trái cây Bảng 3.2: Kỳ vọng xu hướngtác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Bảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu trái cây của Trung Quốc từ 2016-2022 Bảng 4.2: Các loại hoa quả nhập khẩu chính của Trung Quốc năm 2022 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến được sử dụngtrong mô hình </i>

<i>Bảng 4.4: Kết quả đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc</i>

vi

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

<i>Hình 3.1: Khung nghiên cứu đề xuất </i>

<i>Hình 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam năm 2019 Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam từ năm 2000-2010 (USD) Hình 4.3: Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam từ năm 2011-2022 (USD) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Hình 4.4: Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc từ 2000-2010 (USD) </i>

<i>Hình 4.5: Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc từ 2011-2019 (USD) Hình 5.1: Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2013- </i>

vii

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt/ </b>

<b>ký hiệuTên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt</b>

ACFTA ASEAN-China Free Trade Area

APEC ASIA-Pacific Economic Cooperation

ASEAN Association of South East Asian Nations

CER Certified Emission Reduction

FAO Food and Agriculture Organization of United Nations

GACC General Administration of Customs of the People's Republic

OLS Ordinary Least Square WHO World Health Organization WTO World Trade Organization

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

EVIPA Vietnam - EU Investment Protection Agreement

Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU

SMETA Sedex Members Ethical Trade Audit Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành đạo đức kinh doanh

và trách nhiệm xã hội

GlobalGAP Global Good Agricultural Practice Thực hành nơng nghiệp tớt tồn cầu.

1

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài </b>

Tại thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới. Nước ta là một quốc gia có nền nông nghiệp với nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, về đất đai, lao động, khí hậu và các điều kiện sinh thái khác cho phép ta phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đa ngành, đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn.

Trong đó, trái cây là một trong những mặt hàng nông sản được nhà nước quan tâm đầu tư, đẩy mạnh sản xuất cũng như xuất khẩu hiện nay. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này nhìn chung vẫn luôn có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua và hoạt động xuất khẩu mặt hàng này được đánh giá là một trong những ngành hàng triển vọng của Việt Nam. Nước ta có thể được công nhận là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu trái cây và các đối tác nhập khẩu mặt hàng này đều là những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU, …

Nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu hoa quả hàng đầu của Việt Nam. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu trái cây của nước ta sang thị trường này đạt hơn 167 triệu USD và con số này đã lên đến 632 triệu USD vào năm 2012. Đến năm 2016, xuất khẩu rau quả từ nước ta sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng đột biến, một phần lý do lớn là đến từ ảnh hưởng tích cực của hiệp định ACFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc). Trong đó, chỉ riêng năm 2016, nước ta xuất khẩu sang thị trường này gần 1,09 triệu tấn trái cây tươi; đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD và Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu trái cây lớn thứ tới Trung Quốc (sau Chile, Thái Lan). Năm liền kề sau đó, Việt Nam chạm mốc kim ngạch xuất khẩu trái cây là 2,9 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch gần gấp đôi so với năm 2016. Cho tới năm 2022, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chỉ đạt gần 1,54 tỷ USD mặc dù năm liền kề trước đó thì con số này đã lên đến hơn 2 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu giảm 19,8% so với năm 2021. Tuy nhiên, một điểm sáng trong những tháng cuối năm 2022 đó chính là các loại quả như sầu riêng, thanh long, chuối đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây dường như là tín hiệu tích cực cho ngành xuất khẩu trái cây Việt Nam khi mà tại từ 2022 đến nay, nước ta

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây bao gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, ch́i, xồi, mít, chơm chơm, măng cụt, chanh dây, sầu riêng.

Vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid 19 và chính sách Zero - COVID mà Trung Quốc từng kiên trì áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, mà giá trị xuất khẩu trái cây cũng bị thụt giảm đáng kể. Đặc biệt là từ năm

2

2020, đại dịch hầu như đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến kim ngạch trái cây xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm từ 2,7 tỷ USD (năm 2019) xuống còn hơn 1,9 tỷ USD (năm 2020). Qua tới năm 2022, giá trị xuất khẩu chỉ còn khoảng 1,54 tỷ USD.

Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” nhằm chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. Và dựa trên cơ sở là kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả xây dựng hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trái cây của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc nói riêng, cũng như nêu ra các đề xuất thúc đẩy ngành hàng này của Việt Nam nói chung.

<b>1.2 Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i>1.2.1 Mục tiêu chung </i>

Nghiên cứu các yếu tố tác động hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. Từ đó, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

<i>1.2.2 Mục tiêu cụ thể </i>

- Xác định các yếu tố tác động hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc.

- Đánh giá thực trạng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2022.

- Đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây các biện pháp để đối phó với thách thức, rào cản từ phía Trung Quốc và nắm bắt những cơ hội để phát triển hơn trong hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang quốc gia này.

<b>1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>1.3.1 Đối tượng nghiên cứu </i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc”.

<i>1.3.2 Phạm vi nghiên cứu </i>

- Phạm vi không gian: Việt Nam và Trung Quốc. - Phạm vi thời gian: Năm 2000 - 2022.

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Phạm vi nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, mức độ tác động của các yếu tố đó và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

- Phạm vi mặt hàng: Nhóm các sản phẩm trái cây thuộc chương 08 trong Hệ thống phân loại HS.

<b>1.4 Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu được được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa 2 phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

<b>1.5 Những đóng góp mới và hạn chế của bài nghiên cứu </b>

<i>1.5.1 Những đóng góp mới của bài nghiên cứu </i>

• Đóng góp về mặt lý luận

Thứ nhất, đề tài xác định được các yếu tố có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn hơn 20 năm trở lại đây, từ năm 2000 – 2022. Từ đó, đề tài xây dựng được mô hình và phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đóng góp thêm nguồn thông tin hữu ích vào khung lý luận và nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng. Bởi vì các bài nghiên cứu trước đây đa phần nghiên cứu các yếu tố về nông sản nói chung, một vài nghiên cứu có tính cụ thể hơn là về ngành rau quả của Việt Nam. Qua đó, ta có thể chỉ ra những tiêu chí để đánh giá về các yếu tố tác động đến xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc.

Thứ ba, nghiên cứu cho chúng ta thấy được cái nhìn khách quan về hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam và 1 điều không thể phủ nhận là: một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất của ta trong ngành này suốt 20 năm trở lại đây chính là Trung Q́c.

• Đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, bài nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì trái cây vốn là 1 mặt hàng quan trọng trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và đối tác Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam.

Thứ hai, bài nghiên cứu cũng cung cấp các dữ liệu phong phú về tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc trong 23 năm trở lại đây, từ đó nghiên cứu

4

có đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp nội địa trong ngành xuất khẩu trái cây.

<i>1.5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bài nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tổng hòa của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... Việc sử dụng mô hình định lượng trong bài nghiên cứu gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu, vì vậy nhóm nghiên cứu mới chỉ đưa vào một số biến dễ lượng hóa để làm minh chứng và tính toán phần nào những đánh giá tác động của các yếu tố đến hoạt động xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc của Việt Nam.

<b>1.6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu </b>

Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu và hướng tiếp cận chính của đề tài này là đi theo hướng các bài nghiên cứu có liên quan được công bố ở nước ngồi và được cơng bớ trong nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tổng quan của đề tài này cũng được chia thành 2 phần: Tổng quan các nghiên cứu quốc tế và tổng quan các nghiên cứu trong nước.

<i>1.6.1 Tổng quan các nghiên cứu quốc tế </i>

Grant và Lambert (2008) đã tiến hành đo lường đồng thời các hiệp định khu vực (gồm: ASEAN, NAFTA, MERCOSUR, EU, Andean Pact, CER) đến hoạt động thương mại nông sản trên phạm vi toàn cầu. GDP, khoảng cách giữa hai quốc gia, biên giới chung, ngôn ngữ chung, vị trí địa lý đất liền và các FTA là các nhân tố được đo lường trong nghiên cứu này. Kết quả nêu ra tác động của các hiệp định trên có độ trễ khác nhau đến xuất khẩu nông sản. Cụ thể, ASEAN thúc đẩy xuất khẩu nông sản giữa các nước thành viên có thế mạnh về nông nghiệp hơn là các thành viên phi nông nghiệp; NAFTA giúp tăng 137% thương mại về nông sản của các nước tham gia nhưng một phần ba số thành viên chỉ tác động sau hơn 20 năm ký kết hiệp định; tương tự, tác động của Andean Pact cũng có độ trễ về thời gian, cụ thể là sau 8 năm ký kết hiệp định này mới đem lại lợi ích cho các nước thành viên; trong khi đó, ngay khi có hiệu lực, EU đã thúc đẩy dòng chảy thương mại giữa các quốc gia thành viên.

Nghiên cứu của các tác giả Helian Xu, Do Trong Nghia và Nguyen Hoang Nam

<i>(2023) với tên đề tài “Determinants of Vietnam’s potential for agricultural export tradeto Asia-Pacific economic cooperation (APEC) members” (Các yếu tố quyết định tiềm </i>

5

năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)) sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu bảng cho 19 nền kinh tế với 399 biến quan sát trong khoảng thời gian 2008 - 2018. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phân tích biên ngẫu nhiên để ước tính hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam với APEC. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến GDP của nước nhập khẩu tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tương tự, việc Việt Nam gia nhập WTO và giá trị nông nghiệp của nước nhập khẩu có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu của hàng nông sản của Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi nước nhập khẩu là thành viên của WTO, xuất khẩu của Việt Nam nông sản tăng lên. Chỉ có yếu tố khoảng cách giữa hai nước tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Nghiên cứu của E Yusiana, DB Hakim, Y Syaukat, T Novianti (2021) với đề tài

<i>“Analysis of factors influencing Thai rice trade based on Gravity model” đã phân tích các</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

yếu tố ảnh hưởng đến gạo Thái Lan xuất khẩu với 6 biến được đưa vào mô hình trọng lực. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng thuận chiều là GDP của nước nhập khẩu và tỷ giá hối đoái thực, trong khi đó thì các nhân tố GDP nước xuất khẩu, giá gạo, sản lượng gạo của nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý lại tác động ngược chiều tới hoạt động xuất khẩu này.

Năm 2014, nhóm tác giả Cemal Atici và Bulent Guloglu đã tiến hành nghiên cứu bằng mô hình trọng lực đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu rau quả tươi và chế

<i>biến của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU thông qua nghiên cứu “Gravity Model of Turkey's Freshand Processed Fruit and Vegetable Export to the EU”. Nghiên cứu dựa vào dữ liệu bảng</i>

từ năm 1995 đến năm 2001 của 13 nước thành viên EU. Kết quả chỉ ra rằng quy mô nền kinh tế, dân số EU, dân số Thổ Nhĩ Kỳ ở EU và việc giải quyết thị hiếu cũng như sở thích của các nước ngồi Địa Trung Hải là những ́u tớ quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy các chiến lược tiếp thị nhắm vào dân số Thổ Nhĩ Kỳ ở các nước EU và các nước thành viên ngoài Địa Trung Hải sẽ nâng cao hiệu quả xuất khẩu rau quả. Kết quả cho thấy rằng, dân số thành viên các nước EU và dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, các quốc gia không thuộc địa trung hải, quy mô kinh tế của các đối tác thương mại có ảnh hưởng tích cực đến tổng giá trị rau quả xuất khẩu sang EU từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi, khoảng cách địa lý lại không ảnh hưởng đáng kể.

Nhóm tác giả Nguyen, B. H. Lee (2020) sử dụng phương pháp nghiên cứu định

<i>lượng phân tích “Analyses of the potential capabilities and factors affecting Vietnamesefruit exports” (Các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam) với</i>

9 biến (8 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh, GDP bình quân đầu người có tác động tích cực đến lượng

6

trái cây xuất khẩu của Việt Nam; biến DUMMY (DUMMY=1 nếu quốc gia nhập khẩu là Trung Quốc, nếu không thì DUMMY=0) có phản hồi tích cực cho thấy Trung Quốc có vai trò quan trọng trong thị trường trái cây xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa nước nhập khẩu và Việt Nam, tỷ giá hối đoái, giá trị trái cây nhập khẩu từ nước khác, giá trái cây xuất khẩu của Việt Nam và diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của nước nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Nghiên cứu đề xuất một chiến lược hiệu quả nhằm phát triển nền công nghiệp trái cây Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu trái cây.

Tác giả Lina Cui (2010) dựa trên mô hình hiệu chỉnh sai số và tự tương quan thực

<i>hiện đề tài “Trade Factors Affecting Apple Exports from China to Thailand” (tạm dịch:</i>

Các nhân tố thương mại ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu táo từ Trung Quốc tới Thái Lan) đã chỉ ra các nhân tố: Giá xuất khẩu táo của Trung Quốc, tỷ giá hối đoái thực, GDP bình quân đầu người của Thái Lan có ảnh hưởng tới việc xuất khẩu táo từ Trung Quốc sang Thái Lan. Tuy nhiên, giá xuất khẩu táo của Mỹ và giá xuất khẩu lê của Trung Quốc thì không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

<i>1.6.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước </i>

Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. Các bài nghiên cứu bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Tác giả Lâm Thanh Hà (2021) đã nghiên cứu “Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởngđến việc xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”</i>

bằng mô hình dự phòng với 8 biến (7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc) và 307 quan sát. Kết quả phân tích cho thấy đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, chiến lược Marketing xuất khẩu, mối quan hệ kinh doanh, đặc điểm thị trường nước ngoài, thị trường trong nước và đặc điểm ngành hàng xuất khẩu ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất khẩu. Trong đó kết quả hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất bởi đặc điểm thị trường nước ngoài, chịu ít ảnh hưởng nhất bởi đặc điểm ngành hàng xuất khẩu. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp cho chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhằm thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam.

<i>Tác giả Nguyễn Tuấn Đạt và các cộng sự (2022) đã nghiên cứu “Các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc của các công tyxuất nhập khẩu Việt Nam”. Nghiên cứu này được thông qua khảo sát 400 đối tượng là các</i>

quản lý của các công ty xuất nhập khẩu nông sản thị trường Trung Quốc, của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là thảo luận chuyên gia để thống nhất thang đo lập bảng câu hỏi và nghiên cứu định lượng sử dụng số liệu sơ cấp được xử lý thông qua phần mềm thống kê SPSS 22, đồng thời kết

7

quả nghiên cứu được kết luận thông mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. N. Nhóm tác giả đã vận dụng Học thuyết nguồn lực (BRV); Lý thuyết dự phòng (CoT), từ đó phân tích các nhân tố của bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, chiến lược marketing xuất khẩu, mối quan hệ kinh doanh, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm ngành đều ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giao thương nông sản sang thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Nhóm tác giả Đỗ Thị Hòa Nhã , Nguyễn Thị Thu Hà (2019) sử dụng mô hình trọng

<i>lực mở rộng và dữ liệu mảng để thực hiện nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đếnxuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU” trong giai đoạn 2005 - 2016. Tổng</i>

số biến của mô hình là 8 biến (1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập) với tổng số quan sát là 312. Kết quả ước lượng mô hình chỉ ra rằng các yếu tố: GDP bình quân đầu người, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động thuận chiều, trong khi đó, khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu nông sản. Yếu tố tác động mạnh nhất là dân số: khi hệ số này tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu tăng 1,136%, do dân số đại diện cho cả quy mô thị trường và quy mô lao động. Từ đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số gợi ý giải pháp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU trong giai đoạn tiếp theo.

Năm 2018, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Hoàng Linh, Bùi Thị Thanh

<i>Hải tiến hành nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của ViệtNam sang thị trường Liên minh Châu Âu” với phương pháp ước lượng bình phương tối</i>

thiểu tổng quát khả thi (FGLS) trên 27 mẫu dữ liệu quốc gia EU, kim ngạch, GDP và nhiều nguồn số liệu khác đa chỉ ra GDP, GDP bình quân đầu người, mức độ tự do thương mại có tác động thuận chiều. Đồng thời, biến khoảng cách địa lý và tình trạng tiếp giáp biển có tác động ngược chiều đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

EU. Trong đó, 2 biến khoảng cách địa lý và GDP bình quân đầu người không có ý nghĩa thống kê. Tóm tắt lại, nghiên cứu khẳng định tác động thúc đẩy xuất khẩu của nhân tố quy mô kinh tế thể hiện qua biến GDP, tự do thương mại và tác động hạn chế xuất khẩu của tình trạng tiếp giáp biển của nước nhập khẩu đối với hàng nông sản Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.

Năm 2016, nhóm tác giả Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên đã tiến hành nghiên cứu

<i>“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam qua cáchtiếp cận của mơ hình trọng lực”. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định </i>

8

tính kết hợp định lượng và mô hình trọng lực được tác giả sử dụng và chỉ ra rằng các nhân tố GDP, dân số, khoảng cách về trình độ kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, độ mở nền kinh tế của Việt Nam, tỷ giá hối đoái, việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu nông sản Việt Nam; trong khi những nhân tố như khoảng cách địa lý giữa Việt Nam với nước nhập khẩu nông sản, diện tích đất nông nghiệp có tác động tiêu cực đối với việc xuất khẩu mặt hàng này của nước ta.

Nhóm tác giả Lê Quỳnh Hoa, Phan Tấn Lực kết hợp phương pháp nghiên cứu định

<i>tính và định lượng nhằm xác định và đo lường các yếu tố tác động trong “Xuất khẩu nôngsản Việt Nam: Ảnh hưởng tử các hiệp định thương mại tự do”. Mục tiêu của nghiên cứu là</i>

sử dụng mô hình trọng lực và phương pháp ước lượng PPML để đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Kết quả cho thấy những nhân tố nhân tố tác động tích cực: GDP của đối tác, dân số của đối tác và lao động ngành nông nghiệp của Việt Nam. Cả những nhân tố tác động tiêu cực: khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, tác động của quy mô diện tích đất nông nghiệp Việt Nam lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy xu hướng tác động của hầu hết các nhân tố khá phù hợp với kỳ vọng mà các giả thuyết đã đưa ra. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại thế hệ mới FTA đem lại hiệu quả khác nhau và không phải hiệp định nào cũng đem lại tác động tích cực đến nông nghiệp. Cụ thể, trong khi hầu hết các hiệp định tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thương mại, FTA VN - EAEU lại không có tác động và FTA VN - Chile lại làm giảm xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các đối tác.

<i>Nhóm tác giả Lê Tấn Bửu và Phạm Ngọc Ý đã nghiên cứu về “Các yếu tố tácđộng đến xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam” năm 2019 với phương pháp</i>

nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi cùng 12 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 236 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu tác động trực tiếp bởi 5 yếu tố: chiến lược marketing xuất khẩu; đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp; định hướng công nghệ; sự khác biệt môi trường và cường độ cạnh tranh. Trong đó, 4 yếu tố: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, định hướng công nghệ, và cường độ cạnh tranh có tác động cùng chiều đến kết quả xuất khẩu trong khi sự khác biệt môi trường lại có tác động ngược chiều với kết quả xuất khẩu ở mức ý nghĩa 1%, độ tin cậy 99%. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu hiểu và đánh giá được các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

9

Nhằm xác định và đo lường những ́u tớ bên ngồi doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại các tỉnh Nam Bộ và Lâm Đồng, tác giả

<i>Phạm Ngọc Ý (2019) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tácđộng đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam” với 2 phương pháp</i>

nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi cùng 10 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 186 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp chịu sự tác động của 4 ́u tớ bên ngồi doanh nghiệp: Đặc điểm ngành và cường độ cạnh tranh có tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu; trong khi rào cản xuất khẩu và sự khác biệt môi trường có mối quan hệ tiêu cực với kết quả xuất khẩu. Như vậy, so với mô hình lý thuyết của Cavusgil và Zou (1994); Katsikeas và cộng sự (1996); Chen và cộng sự (2016) thì nghiên cứu này đã khám phá ra được yếu tố rào cản x́t khẩu là ́u tớ bên ngồi doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu hiểu và đánh giá được các ́u tớ bên ngồi doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả có đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp thông qua đó làm gia tăng kết quả xuất khẩu phát triển nền công nghiệp trái cây Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu trái cây.

<i>“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”</i>

của tác giả Đinh Cao Khuê (2021) đã thực hiện khảo sát đối với các đối tượng chính, bao gồm các nhà quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Rau quả Việt Nam; các cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản, hộ sản xuất rau quả. Nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đó là: (1) đặc điểm thị trường mục tiêu (quy mô thị trường và đặc điểm về cầu về rau quả, luật pháp, các quy định và chính sách của thị trường mục tiêu), (2) đặc điểm và tiềm năng rau quả của nước xuất khẩu, (3) các dịch vụ hậu cần phục vụ xuất khẩu rau quả của quốc gia xuất khẩu (sự phát triển của khoa học công nghệ, giao thông vận tải và việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất, xuất khẩu), (4) đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả sang thị trường mục tiêu (năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, năng lực của các đối thủ cạnh tranh) và (5) sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả sang thị trường mục tiêu. Kết quả cho thấy chỉ có biến đánh giá về năng lực của các đối thủ cạnh tranh (trong yếu tố đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả sang thị trường mục tiêu) càng có năng lực tốt thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả

10

xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Còn lại các nhóm yếu tố đều có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê, có tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc và khi các doanh nghiệp đánh giá về các yếu tố này tốt lên sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

<i>Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Phương với bài nghiên cứu “Quan hệ kinh tế thương</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>mại Việt Nam - Trung Quốc và định hướng đến năm 2015” (2008) đã chỉ ra các nhân tố</i>

ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Q́c là: Nhân tớ tồn cầu (sự ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, sự gia tăng quan hệ kinh tế thương mại đa phương giữa các nước thông qua các hình thức tổ chức hợp tác kinh tế tồn cầu…); Nhân tớ khu vực: Tác động của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); Nhân tố Trung Quốc; Nhân tố Việt Nam. Tài liệu này đã đưa ra một cái nhìn khái quát quan hệ Việt - Trung trong lịch sử, cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất tạo tiền đề cho mối quan hệ này, cũng như là những phân tích chi tiết mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong những năm gần đây (từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay). Từ đó, tác giả có kết luận những yếu tố ảnh hưởng như trên và đưa ra định hướng phát triển cùng giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ láng giềng hữu hảo Việt – Trung cho đến năm 2015.

<i>“Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada– áp dụng mô hình trọng lực” của tác giả Dương Thị Thanh Thái (2019) đã chỉ ra thực</i>

trạng tiêu biểu của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001 - 2017, đo lường được xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả chọn hướng tiếp cận bằng nghiên cứu định lượng ứng dụng mô hình trọng lực. Trong đó phương pháp hồi quy với bộ dữ liệu bảng gồm 17 quốc gia đối tác nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam qua 17 năm giai đoạn 2001 - 2017. Công cụ hỗ trợ là phần mềm STATA 14. Tác giả đã sử dụng mô hình SMART, mô hình GTAP, và mô hình trọng lực để thực hiện nghiên cứu. Mô hình SMART được sử dụng để ước lượng tác động của FTA, rằng việc ký kết các FTA sẽ giúp thay đổi kim ngạch nhập khẩu giữa các quốc gia. Mô hình GTAP giải quyết câu hỏi các FTA sẽ tác động ra sao tới cán cân thương mại, GDP, giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong một ngành hàng và thay đổi như thế nào. Mô hình trọng lực: được đánh giá cao là có thể xem xét tác động đồng thời của 3 nhóm nhân tố bao gồm nhóm thuộc về quốc gia xuất khẩu, nhóm thuộc về quốc gia nhập khẩu và nhóm nhân tố cản trở, hấp dẫn. Đồng thời đưa ra các biến đưa vào có thể ở cả hai dạng định tính và định lượng. Kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy: Trong 7 nhân tố đưa vào nghiên cứu thì có 3 nhân tố là GDP nước nhập khẩu, GDP Việt Nam , chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu Việt Nam có mới tương quan thuận chiều. Ngược lại khoảng cách trình độ phát triển kinh tế , tỷ giá, khoảng cách địa lý có mối quan hệ tương

11

quan ngược chiều với giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam. Biến mức độ tự do hóa thương mại nước nhập khẩu không có ý nghĩa thống kê (p-value>0.1). Căn cứ vào xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình, tác giả đã kiến nghị giải pháp lên cấp Nhà nước, Cộng đồng doanh nghiệp và Người nông dân nhằm giúp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023.

<b>1.7 Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan </b>

<i>1.7.1 Khoảng trống về phạm vi </i>

Trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã có một vài công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của quốc gia. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu liên quan đến đề tài chỉ tập trung vào phạm vi các mặt hàng có tính tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quát như sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng nông sản hoặc nghiên cứu về một mặt hàng cụ thể như gạo, cà phê…; các nghiên cứu một cách có hệ thống về doanh nghiệp hoặc quốc gia xuất khẩu trái cây nhìn chung không nhiều.

Các nghiên cứu trước đều liên quan đến nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam nằm trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2020, vì vậy các giải pháp và nhận định ở các bài nghiên cứu đó có thể không còn phù hợp với tình hình thực tế nhiều biến động như xu hướng hội nhập kinh tế q́c tế tồn cầu, cơng nghiệp hóa cũng như hiện đại hóa nền kinh tế thị trường như hiện nay.

<i>1.7.2 Khoảng trống về nội dung </i>

Trái cây là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, rau quả nói chung mà ít đề cập cụ thể đến các yếu tố tác động hoạt động xuất khẩu trái cây của doanh nghiệp, quốc gia Việt Nam.

Trung Quốc là 1 đối tác lớn, 1 thị trường quan trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng hiện nay không có nhiều nghiên cứu có liên quan đến ngành xuất khẩu trái cây vào thị trường này. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu đã được công bố liên quan thị trường này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng... và đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông sản hoặc cụ thể hơn là rau quả nói chung. Đồng thời, đứng ở góc độ quản lý kinh tế, hiện nay có ít nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

12

Tóm lại, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và chỉ ra khoảng

<i>trống trong các nghiên cứu đó, nhóm đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” với phương</i>

pháp tiếp cận phù hợp để phân tích một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2000 -2022. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các thông tin về những cơ hội, thách thức đặt ra trong hoạt động xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc để đảm bảo chất lượng sản phẩm trái cây phù hợp với các quy định mà đối tác đặt ra, cũng như duy trì khối lượng xuất khẩu tới thị trường này và thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia.

<b>1.8 Cấu trúc bài nghiên cứu </b>

<i>Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. </i>

<i>Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. </i>

<i>Chương 4: Thực trạng và tác động của các yếu tố đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2022. </i>

<i>Chương 5: Đánh giá và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp vượt qua những thách thức khi xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

13

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNGĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY </b>

<b>2.1 Các khái niệm liên quan </b>

<i>2.1.1 Xuất khẩu </i>

Belay S. (2009) đã từng viết trong cuốn “Lý thuyết Xuất - Nhập khẩu: Các thực tiễn và thủ tục” (tái bản lần 2) rằng “xuất khẩu” là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương. Nói một cách tổng quát, xuất khẩu hàng hoá là việc đưa hàng hoá ra nước ngoài để thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu.

Theo Office of Compliance at the University of Pittsburgh, America (Văn phòng Tuân thủ Thương mại tại Đại học của Pittsburgh, Mỹ), xuất khẩu được định nghĩa là một chuyến hàng hoặc quá trình vận chuyển thực tế các mặt hàng ra khỏi Hoa Kỳ. Điều này bao gồm việc di chuyển vật lý tiêu chuẩn của hàng hoá, dịch vụ qua biên giới bằng xe tải, ô tô, máy bay, đường sắt hoặc xách tay.

Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Hiểu theo cách khái quát, xuất khẩu là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia.

Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên (2016) cho rằng xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.

Vậy ta thấy rằng, có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu trên toàn thế giới. Dưới góc độ tiếp cận của bài nghiên cứu, xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới, dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia.

<i>2.1.2 Hình thức xuất khẩu</i>

14

Trong thực tế, xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu tại chỗ, tái xuất khẩu và gia công xuất khẩu (Đỗ Đức Bình & Ngô Thị Tuyết Mai, 2016). Tương tự như vậy, trái cây cũng được xuất khẩu theo những cách thức này. Theo Nguyễn Minh Sơn (2010) và Đỗ Thị Hòa Nhã (2017) các hình thức xuất khẩu nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

được chia thành các hình thức sau:

- Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu và người mua trực tiếp thực hiện các giao dịch kinh tế với nhau (gặp mặt, qua thư từ, điện tín). Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới đều được trao đổi thông qua xuất khẩu trực tiếp (trên 2/3 tổng kim ngạch). Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải thông qua khâu trung gian. Trong điều kiện thương mại quốc tế hiện nay, với vai trò bán hàng trực tiếp, người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng các loại nông sản cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả, hàng rào phi thuế quan,...) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng có thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi...

- Xuất khẩu qua trung gian: là việc xuất khẩu hàng hóa được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian và bên thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định. Đơn vị trung gian này sẽ thay mặt chủ hàng ký hợp đồng với đối tác và thực hiện các thủ tục hải quan, thanh toán… Với hình thức này, hai bên cần ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác và quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên được thỏa thuận trong hợp đồng.

- Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng cho đối tác nước ngoài ngay tại đất nước mình.

- Tái xuất khẩu: là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu mua hàng hóa ở nước này rồi bán lại giá cao hơn ở nước khác để thu lợi nhuận (mà không thực hiện gia công, chế biến). - Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế): là khi doanh nghiệp nhận gia công sẽ nhập khẩu nguyên liệu (hoặc bán thành phẩm) của doanh nghiệp đặt gia công để tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của bên đặt gia công.

<i>2.1.3 Trái cây </i>

Trái cây và rau quả được coi là các bộ phận ăn được của thực vật (ví dụ: các cấu trúc mang hạt, hoa, chồi, lá, thân, chồi và rễ), được trồng hoặc thu hoạch ở dạng hoang dã, ở trạng thái thô hoặc ở dạng chế biến tối thiểu (theo định nghĩa được thống nhất cho Năm quốc tế của Rau Quả - dự án do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập nhằm nâng

15

cao nhận thức về lợi ích dinh dưỡng của trái cây và rau). Trái cây và rau quả đã trải qua quá trình chế biến tối thiểu với các hoạt động như rửa, phân loại, cắt tỉa, gọt vỏ, cắt lát hoặc cắt nhỏ mà không ảnh hưởng đến hầu hết các đặc tính vật lý, hóa học, cảm quan và dinh dưỡng vốn có của của chúng (Gil, Kader và Tomás - Barberán, 2008).

Theo đó, trái cây nhiệt đới được Tổ chức Trái cây nhiệt đới quốc tế (International Tropical Fruit Network) định nghĩa là những loại được trồng ở vùng nóng ẩm, trong khu vực nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam. Chúng được trồng bao phủ hầu hết các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribbean và Châu Đại Dương với đa dạng các chủng loại như: nhãn, vải, chôm chôm, thanh long, mít, me, mãng cầu, ổi, xồi, măng cụt, sầu riêng, ch́i, dưa, dừa, dứa, … Với mục đích cung cấp thực phẩm và chất dinh dưỡng, FAO và tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị tiêu thụ trái cây nhiệt đới cho chế độ ăn uống giúp cân bằng và phòng tránh các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và một số loại ung thư. Trong đó, các loại trái cây nhiệt đới chính được

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

giao dịch tồn cầu như ch́i, xồi, dứa, bơ và đu đủ, ổi, chôm chôm, sầu riêng, mít, thanh long và chanh dây được trồng rất đại trà và phổ biến.

Bên cạnh đó, mặt hàng trái cây được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) định nghĩa như sau: Trái cây bao gồm các loại trái và quả mọng được đặc trưng bởi hương vị ngọt ngào (trừ một số ngoại lệ). Hầu hết đều là từ cây trồng lâu năm, chủ yếu mọc từ cây, bụi rậm và cây bụi, cũng như dây leo hoặc từ cọ (như trái dừa). Cây trồng cho lĩnh vực thương mại thường được trồng trong các nông trại, đồn điều, nhưng cũng có một lượng lớn số trái cây được thu thập từ các cây mọc dại. Dưa và dưa hấu dù thường được coi là trái cây nhưng thực ra, FAO xếp chúng vào nhóm rau vì chúng là loại cây được trồng và thu hoạch như rau. Đặc tính của trái cây là chứa hàm lượng nước rất cao,khoảng 70-90% trọng lượng, nhiều vitamin, khoáng chất và axit hữu cơ; một số loại có hàm lượng chất xơ cao. Chúng cũng rất dễ hỏng. Mặc dù vậy, thời hạn sử dụng của chúng có thể được kéo dài thông qua việc sử dụng hóa chất ức chế phát triển và kiểm soát nhiệt độ, áp suất cũng như độ ẩm môi trường sau khi được thu hoạch.

FAO liệt kê 36 loại cây ăn quả chính. Mã và tên của mỗi loại được liệt kê dưới bảng sau đây:

<i>Bảng 2.1 : Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO</i>

<b>STT FAO TÊN STT FAO TÊN</b>

16

<b>3 490 Cam 21 550 Lý chua</b>

<b>5 </b> 497 Chanh và Chanh tây <b>23 </b> 554 Nam việt quất

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>15 </b> 534 Đào và Xuân Đào <b>33 </b> 591 Đào lộn hột

<i>Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) </i>

Trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS CODE) – hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới về tên gọi và mã số, với mục đích phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới – trái cây được phân vào Chương 8: Quả và quả hạch (Nuts) ăn được.

<i>Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa</i>

<b>HS </b>

<b>CODEPRODUCT LABLE MƠ TẢ HÀNG HÓA</b>

08.01 Coconuts, Brazil nuts and cashew nuts, fresh or dried, whether or not shelled or

Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột

Other nuts, fresh or dried, whether or not

Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc 08.02

shelled or peeled (excl. coconuts, Brazil

khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc nuts and cashew nuts)

lột vỏ

08.03 Bananas, incl. plantains, fresh or dried Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

08.04 Dates, figs, pineapples, avocados, guavas, mangoes and mangosteens, fresh or dried

Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi

hoặc khô

08.05 Citrus fruit, fresh or dried Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô

08.06 Grapes, fresh or dried Quả nho, tươi hoặc khô 08.07 Melons, incl. watermelons, and papaws

"papayas", fresh

Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

08.08 Apples, pears and quinces, fresh Quả táo (apples), lê và quả mộc qua, tươi

08.09 Apricots, cherries, peaches incl. nectarines, plums and sloes, fresh

Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận

gai 08.10 Fresh strawberries, raspberries,

blackberries, back, white or red currants, gooseberries and other edible fruits

Dâu tây tươi, quả mâm xôi, quả mâm xôi, quả lý chua trắng hoặc đỏ, quả lý gai và các loại trái cây ăn được khác

08.11 Fruit and nuts, uncooked or cooked by steaming or boiling in water, frozen, whether or not containing added sugar or

other sweetening matter

Quả và quả hạch, đã luộc hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc

chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác

08.12 Fruit and nuts, provisionally preserved, e.g. by sulphur dioxide gas, in brine, in sulphur water or in other preservative solutions, but

unsuitable in that state for immediate consumption

Quả và quả hạch (nuts), được bảo quản tạm thời nhưng

không ăn ngay được

18

Quả mơ khô, mận khô, táo, đào, Dried apricots, prunes, apples, peaches,

lê, đu đủ, me và các loại trái cây pears, papaws "papayas", tamarinds and

ăn được khác, và hỗn hợp các other edible fruits, and mixtures of edible

loại trái cây ăn được và khô 08.13

and dried fruits or of edible nuts (excl. nuts,

hoặc các loại hạt ăn được (trừ bananas, dates, figs, pineapples, avocados,

các loại hạt, chuối, chà là, sung, guavas, mangoes, mangosteens, citrus fruit

dứa, bơ, ổi, xoài, măng cụt, trái and grapes, unmixed)

cây họ cam quýt và nho, chưa trộn lẫn)

08.14 Peel of citrus fruit or melons, incl. watermelons, fresh, frozen, dried or

Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

provisionally preserved in brine, or in water with other additives

(kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm

thời trong

nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch

bảo quản khác

<i>Nguồn: Tổ chức Hải quan Thế Giới </i>

Dữ liệu xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong nghiên cứu này sẽ được lấy từ nguồn UN Comtrade dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (phiên bản 1996) vì đây là hệ thống được thống nhất trên toàn thế giới sẽ cho ra kết quả có ý nghĩa cao.

<i>2.1.4. Vai trò của xuất khẩu trái cây đối với quốc gia </i>

Xuất khẩu nông sản nói chung hay xuất khẩu trái cây nói riêng là hoạt động kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tác động lớn đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế của một quốc gia như: người nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, các bên trung gian và toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, do sự khác nhau về lợi thế về vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của mỗi quốc gia mà tỷ trọng xuất khẩu trái cây trong tổng kim ngạch xuất khẩu của họ cũng khác nhau.

Có thể kể đến rằng, với một số quốc gia có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên, lao động và công nghệ, kỹ thuật trồng trọt thì hoạt động xuất khẩu trái cây nói riêng và rau quả nói chung sẽ đóng góp vai trò rất lớn vào sự phát triển của họ, cụ thể như: (i) Xuất khẩu rau quả góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của một quốc gia; (ii) Xuất khẩu rau quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia; (iii)

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Xuất khẩu rau quả có tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống của 19

nhân dân trên cơ sở tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; (iv) Xuất khẩu rau quả góp phần mở rộng thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới; (v) Xuất khẩu rau quả thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hoá quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới; (vi) Xuất khẩu rau quả góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế (theo Balassa, 1978, Balassa, B., & Bauwens, L.,1985 và Bhagwati, 1978). Theo đó, các lợi ích của xuất khẩu trái cây đối với một quốc gia cũng được bao hàm trong nội dung trên.

<b>2.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc </b>

Thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu đi trước, nhóm có thể rút ra một vài kết luận như sau: Đa số các công trình đều sử dụng mô hình trọng lực để lượng hoá tác động của các yếu tố tới hoạt động ngoại thương nông sản và trong số các yếu tố đó, 3 nhân tố cơ bản không thể thiếu là GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu (thường ảnh hưởng thuận chiều đến xuất khẩu) và khoảng cách địa lý giữa các quốc gia (thường ảnh hưởng ngược chiều đến xuất khẩu). Xét về phạm vi đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc”, nhóm quyết định sẽ không đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu của bài. Bởi vì đối với các công trình nghiên cứu đi trước, phần lớn phạm vi các quốc gia mà họ nghiên cứu đều là giữa các khu vực kinh tế khác nhau và họ lựa chọn một số nước đại diện nên mới có sự khác biệt về khoảng cách giữa các nước để phân tích ảnh hưởng tới thương mại. Mặt khác, đối với Trung Quốc và Việt Nam, đây là 2 quốc gia láng giềng, có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ và khoảng cách địa lý tính từ thủ đô giữa 2 nước là khoảng 1300km (một khoảng cách khá gần và cũng không có sự kiện nào làm thay đổi yếu tố này hoặc là gây biến động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong phạm vi thời gian của bài nghiên cứu) nên sự khác biệt về mặt khoảng cách gần như là không có, nên yếu tố này không thể được lượng hoá trong mô hình bài nghiên cứu này.

Theo đó, xét đến các nghiên cứu thực nghiệm đi trước và các thực trạng tồn tại trong ngành xuất khẩu trái cây Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết các nhân tố giải thích được đưa vào mô hình kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc như sau:

<i><b>2.2.1. Khả năng sản xuất của nước xuất khẩu (GDP bình quân đầu người) </b></i>

GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ số quan trọng để đo đạc sức khỏe kinh tế của một quốc gia, bao gồm tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

20

GDP bình quân đầu người có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của 1 quốc gia. Các nhà nghiên cứu như Dương Thị Thanh Thái (2019), nhóm tác giả Nguyen, B. H. Lee (2020) đã chỉ ra tác động thuận chiều của yếu tố này tới hoạt động thương mại. Trong khi đó, bài nghiên cứu của E Yusiana, DB Hakim, Y Syaukat, T Novianti (2021) lại cho thấy

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

ảnh hưởng ngược chiều của GDP quốc gia xuất khẩu tới hoạt động thương mại của họ. Xét theo tác động thuận chiều, thường là đối với 1 nước lấy xuất khẩu hàng hoá là mục tiêu thương mại, khi GDP bình quân đầu người tăng tức là thu nhập và mức sống của người dân đã được nâng cao, khi đó khả năng sản xuất để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của quốc gia đó sẽ tăng. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả nông sản, trong nước và trên thị trường q́c tế. Ngồi ra, GDP bình quân đầu người cao thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Điều này có thể dẫn đến tăng cường nhu cầu tiêu thụ trái cây và các sản phẩm liên quan tại các quốc gia có GDP cao. Vì vậy, nếu xét theo thực trạng Việt Nam là 1 nước lấy xuất khẩu là mục tiêu, thì ta có thể tận dụng được cơ hội này và tăng cường xuất khẩu trái cây đến các thị trường có GDP bình quân đầu người cao như Trung Quốc.

Tuy nhiên ở khía cạnh phân tích khác, thì khi GDP bình quân đầu người tăng, đối với 1 quốc gia không lấy xuất khẩu làm mục tiêu chính, thì nó sẽ có tác động khác tới xuất khẩu. Cụ thể, các hàng hoá, dịch vụ trong nước sản xuất chưa hẳn đã phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nên kim ngạch xuất khẩu và GDP bình quân đầu người ít liên quan tới nhau. Còn khi khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng mà kim ngạch xuất khẩu giảm thì trường hợp này GDP bình quân đầu người sẽ có tác động ngược chiều tới xuất khẩu.

Tóm lại, xét trên phương diện lý thuyết, GDP bình quân đầu người của nước xuất khẩu có thể tác động cả thuận chiều và ngược chiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và trái cây nói riêng của quốc gia đó.

<i><b>2.2.2 Khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu (GDP bình quân đầu người) </b></i>

Bài nghiên cứu của Atif và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng, GDP của nước nhập khẩu tăng dẫn tới khả năng thanh toán cao hơn, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của quốc gia cũng tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao để đáp ứng được nhu cầu trong nước và sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu mà nhóm tìm hiểu được cũng đã chỉ ra mối tương quan thuận chiều liên quan đến yếu tố GDP của nước nhập khẩu ảnh hưởng đến xuất khẩu của một quốc gia như Ekrem Erdem & Saban Nazlioglu (2008), GS.TS.Nguyễn Đông Phong (2022) và Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên (2016).

21

Có thể thấy rằng, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu mà cao thì thường đi kèm với những lợi ích dành cho người dân như mức sống cao và thu nhập tăng, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ và khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tại thị trường đó. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu trái cây của mình đến các khu vực nước ngoài. Bên cạnh đó, việc mức sống được nâng cao sẽ tác động đến nhu cầu đa dạng về hàng hóa của người dân và họ thường có khả năng mua hàng cao hơn, cũng như có thể trả giá tốt hơn. Hơn nữa, GDP bình quân đầu người cao thường đi kèm với một nền kinh tế phát triển và yêu cầu đa dạng hoá nguồn cung sản phẩm. Xét trong hoạt động xuất nhập khẩu trái cây giữa Việt Nam và Trung Quốc thì điều này có nghĩa là quốc gia (Trung Quốc) có thể chi tiêu nhiều hơn để nhập khẩu các loại trái cây từ các quốc gia khác (Việt Nam) để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Tóm lại, với cách phân tích này, GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu có tác động tích cực tới việc xuất khẩu của một quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Mặt khác, ta có thể thấy Trung Quốc là 1 quốc gia đông dân, có thế mạnh về hoạt động trồng các loại trái cây ăn quả và chuyên nhập khẩu mặt hàng này từ nhiều quốc gia bên cạnh Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến tác động ngược chiều giữa GDP bình quân đầu người của Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, vì khi khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu cao hơn, thì nhu cầu đi kèm với những đòi hỏi của họ về sản phẩm cũng ngày càng nhiều. Việt Nam cần đáp ứng được những yêu cầu đó để có thể tiếp tục mối quan hệ thương mại này, nếu không thì kim ngạch xuất khẩu trái cây của nước ta sang thị trường này sẽ bị giảm.

Tóm lại, xét trên phương diện lý thuyết, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu có thể tác động cả thuận chiều và ngược chiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và trái cây nói riêng của quốc gia đối tác của họ.

<i><b>2.2.3 Dân số nước xuất khẩu </b></i>

Dân số của nước xuất khẩu hàng hoá là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của quốc gia đó. Mức độ tác động của dân số đến khả năng xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng có thể phân tích ở các góc độ khác nhau:

Ở góc độ nguồn lao động, cụ thể là dân số càng lớn sẽ dẫn đến lực lượng lao động được mở rộng và phát triển, từ đó ảnh hưởng tích cực đến năng suất sản xuất và tổng lượng cung hàng tăng lên. Các nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên (2016), Lê Quỳnh Hoa và Phan Tấn Lực (2020) đã chỉ rõ tác động cùng chiều của dân số nước sản xuất hàng hoá đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó. Khi dân số nước xuất khẩu tăng thì quy mô lực lượng lao động tăng, điều này góp phần tăng khả năng sản xuất và tăng lượng hàng xuất khẩu của quốc gia đó. Tuy nhiên, việc tăng lượng hàng hóa xuất

22

khẩu sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhiều hơn. Đây là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cần phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm của mình để góp phần làm lượng cung hàng tăng lên, từ đó đó xuất khẩu mới có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, điều này cũng đòi hỏi nguồn lao động không chỉ tăng về mặt số lượng mà còn phải nâng cao về chất lượng bởi vì nguồn lao động có trình độ cao sẽ dần thay thế lao động phổ thông. Do đó, khi xem xét nhân tố này cần có sự kết hợp cả số lượng và chất lượng thì kết quả phản ánh mới đầy đủ và chính xác. Như vậy, ở góc độ này dân số nước xuất khẩu, tức lực lượng lao động có tác động cùng chiều với khả năng xuất khẩu của quốc gia đó.

Ở một chiều hướng khác được chỉ ra, đó là yếu tố dân số này có tác động ngược chiều đến xuất khẩu như nghiên cứu của Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak Lehmann D (2003) hay của Jacob A.Bikker & De Dreu, J. (2009). Theo đó, việc dân số tăng nhanh đại diện cho quy mô thị trường lớn dần, tức nhu cầu hàng hóa trong nước tăng sẽ gây ra ảnh hưởng đến việc bán hàng ra thị trường quốc tế, làm giảm tính năng động của các doanh nghiệp trong nước dẫn đến kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Điều này có nghĩa, hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước bởi vì quốc gia đó ít quan tâm đến xuất khẩu hơn. Vì thế, trong trường hợp này, dân số có tác động ngược chiều tới khả năng xuất khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, dân số của một nước với các đặc điểm như quy mô dân số, tỷ lệ phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

chia dân số theo độ tuổi, giới tính, tỷ lệ lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn tạo nên cung lao động khác nhau cho ngành sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, về thực nghiệm thì chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động khác nhau của các yếu tố này lên xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu trái cây nói riêng của nước xuất khẩu.

Như vậy, theo cơ sở lý thuyết, dân số nước xuất khẩu có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với khả năng xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng của một quốc gia.

<i><b>2.2.4 Dân số nước nhập khẩu </b></i>

Tương tự với yếu tố dân số nước xuất khẩu hàng hoá, yếu tố dân số quốc gia đối tác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhập khẩu và cả khả năng sản xuất, tiêu dùng của quốc gia đó. Các nghiên cứu của Đỗ Thị Hồ Nhã và Nguyễn Thu Hà (2019), Ngơ Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên (2016) chỉ rõ tác động cùng chiều của dân số hoạt động thương mại (xuất khẩu, nhập khẩu nông sản). Cụ thể là dân số lớn sẽ dẫn đến tổng nhu cầu nhập khẩu của quốc gia đó tăng lên. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu của Linnerman (1966), Oguledo&Macphee (1994) và Endoh (1999, 2000) cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của yếu tố dân số đến luồng thương mại.

23

Mức độ tác động của dân số đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nói chung và trái cây nói riêng có thể phân tích như sau:

Ở góc độ lực lượng tiêu dùng, yếu tố dân số ảnh hưởng cùng chiều tới lượng cầu. Dân số đông thì lượng cầu hàng hóa nói chung và trái cây nói riêng sẽ tăng lên về số lượng, sự đa dạng chủng loại sản phẩm … do vậy lượng cầu hàng hóa nhập khẩu cũng ngày càng lớn. Khi lượng cầu và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nước nhập khẩu lớn dần thì kim ngạch xuất khẩu của các đối tác cũng được tăng lên.

Tuy nhiên, khi dân số nước nhập khẩu càng nhiều, quy mô lao động trong nước cũng càng lớn thì nó sẽ thúc đẩy khả năng sản xuất và tăng quy mô cùng kết quả sản xuất của quốc gia đó. Khi ấy, hoạt động sản xuất trong nước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu giảm (cũng tức là kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đối tác giảm).

Như vậy, trên phương diện lý thuyết dân số nước nhập khẩu có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu trái cây của một quốc gia.

<i><b>2.2.5. Tỷ giá hối đối </b></i>

Tỷ giá hới đoái là tỷ lệ giữa giá trị của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác. Nó thường bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát quốc gia, thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của một nước, thu nhập quốc gia, lãi suất ngân hàng…Bên cạnh đó, các tỷ giá này thường thay đổi liên tục theo thời gian và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của kinh tế, đời sống của nhân dân. Có nhiều phương pháp tiếp cận yếu tố tỷ giá hối đoái và trong đề tài này, nhóm nghiên cứu dưới khía cạnh quyết định nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của đối tác Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) so với đồng Đô la Mỹ (USD). Theo đó, dữ liệu được đưa vào mô hình nghiên cứu của bài nghiên cứu là tỷ giá hối đoái được thể hiện dưới dạng kết quả của 1 CNY bằng bao nhiêu USD tại thời điểm được xét.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đa số các tài liệu trước đây chỉ xét tỷ giá giữa các quốc gia được nghiên cứu trong bài với nhau và ít có tài liệu xét tỷ giá với một nước thứ 3 như bài nghiên cứu của nhóm. Một vài tài liệu nghiên cứu có thể kể đến đó là của Ngô Thị Mỹ và Trần Nhuận Kiên (2016), Dương Thị Thanh Thái (2019) cùng Claudio Candia Campano và các cộng sự (2018) có chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia được nghiên cứu có mối tương quan tích cực với kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước xuất khẩu.

Thực tế thường cho thấy, khi đồng nội tệ của quốc gia giảm giá so với ngoại tệ, tức là khi xuất khẩu cùng một lượng hàng hoá thì sẽ thu về số ngoại tệ tương đương nhưng đổi ra được nhiều nội tệ hơn. Việc này dẫn đến các doanh nghiệp có cơ sở để

24

giảm giá thành sản phẩm và thúc đẩy xuất khẩu hơn để thu ngoại tệ. Nếu áp dụng thực tế này với Trung Quốc và Hoa Kỳ thì khi đồng CNY giảm giá tức là tỷ giá hối đoái CNY/USD giảm, hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng của Trung Quốc cũng tăng, còn Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ diễn biến này, do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc đối với các nguyên liệu từ Việt Nam gia tăng. Một số tính toán cho thấy rằng, nếu đồng CNY giảm giá 1% thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể tăng theo khoảng 1%. Điều ngược lại có thể sẽ xảy ra, cụ thể là khi tỷ giá hối đoái giữa Trung Quốc và Mỹ tăng thì nó sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đây chính là tác động ngược chiều của yếu tố này khi xét ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Mặt khác, nếu tỷ giá hối đoái tăng, tức 1 đồng CNY đổi được càng nhiều đồng USD hơn thì giá trị của 1 CNY đã tăng lên. Khi đó, giá hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khi tính bằng Nhân dân tệ sẽ giảm so với trước đây. Tức người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chi ít tiền hơn so với trước đây để mua 1 lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này giúp hàng hoá Việt Nam có thể trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hoá của nước khác, từ đó có thể thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

<i><b>2.2.6 Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc </b></i>

Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia láng giềng, có mối quan hệ ngoại thương mật thiết và đã ký kết một số hiệp định, thoả thuận thương mại với nhau. Trong số đó, có thể nói, ACFTA (Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc) là hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất giữa 2 nước này khi bao gồm rất nhiều các cam kết về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… và nhờ có hiệp định này mà Trung Quốc đã cắt, giảm thuế nhập khẩu trái cây từ Việt Nam, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của nước ta. Có thể thấy rằng, việc 2 nước tham gia ký kết hiệp định ACFTA là có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam nên nó sẽ được đưa vào và trở thành một yếu tố trong mô hình của bài nghiên cứu.

Hiệp định ACFTA là một cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Theo đó, bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019) khi phân tích tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của nước ta đã cho ra kết quả hiệp định ACFTA có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

<i>2.2.6.1 Tổng quan về Hiệp định ACFTA </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Hiệp định ACFTA là Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, được ký kết bởi các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.

25

Trên cơ sở hai bên đã ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002, ta tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa, Hiệp định về Thương mại Dịch vụ, Hiệp định về Đầu tư nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Hiệp định này có hiệu lực từ tháng 5/2016. Thông qua Hiệp định ACFTA, hai bên sẽ hướng đến tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn. Đồng thời, các thành viên cũng đảm bảo giảm thiểu các rào cản thương mại và tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc.

Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm sẽ tìm hiểu các cam kết mà Hiệp định ACFTA đặt ra với mặt hàng trái cây nói riêng, đối với sản phẩm hàng hoá hữu hình nói chung. Theo đó, Trung Quốc và ASEAN sẽ tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Đặc biệt, các bên tiến hành cam kết về tự do thuế quan giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc, lộ trình tự do thuế quan được chia thành 4 loại gồm: - Danh mục hàng hóa loại trừ hoàn toàn.

- Danh mục hàng hóa thu hoạch sớm (EHP) bao gồm các mặt hàng mà cả hai bên đều có lợi thế, có khả năng xuất khẩu và bổ sung hàng hóa tiêu dùng ở mỗi nước, gồm các mặt hàng nông sản và thủy sản từ chương 1 đến chương 8 trong biểu thuế, cụ thể như sau:

<small>• </small>Động vật sớng như trâu, bò, cừu, dê, ngựa, gà…

<small>• </small>Thịt và các phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ

<small>• </small>Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác

<small>• </small>Sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, mật ong tự nhiên, sản phẩm ăn được gớc động vật

<small>• </small>Các sản phẩm khác gớc động vật

<small>• </small>Cây sớng và các loại cây trồng khác, rễ, củ và các loại tương tự, cành hoa và loại cành lá trang trí

<small>• </small>Rau và một sớ loại thân củ, củ, rễ ăn được

<small>• </small>Quả và quả hạch ăn được, vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa - Danh mục hàng hóa nhạy cảm.

- Danh mục hàng hóa thông thường.

<i>2.2.6.2 Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam và Trung Quốc dành cho đối phương khi tham gia Hiệp định ACFTA</i>

26

Là một trong những thành viên của ASEAN và Hiệp định ACFTA, Việt Nam tiến hành các cam kết về thuế quan đối với dòng hàng hoá mua bán với Trung Quốc như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>• </small>Xóa bỏ th́ quan của 90% sớ dòng thuế trong giai đoạn 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Đối với các dòng thuế còn lại, cam kết cắt giảm về mức từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020.

<small>• </small>Kể từ ngày 1/1/2015, cắt giảm thêm 3.691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014, tăng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7.983 dòng thuế, tập trung vào các mặt hàng sản xuất công nghiệp như chất dẻo và chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng…

<small>• </small>Kể từ ngày 1/1/2018, tiếp tục cắt giảm thêm 588 dòng thuế xuống 0%, nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên đến 8.571 dòng.

<small>• </small>Tính đến giai đoạn năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm về 5%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhận được nhiều ưu đãi về thuế quan, trong đó Trung Quốc cũng đã tiến hành nhiều cam kết cắt giảm cho Việt Nam, cụ thể như sau:

<small>• </small>Xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế cho Việt Nam vào năm 2011, số dòng thuế còn lại Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% - 50% vào cuối lộ trình năm 2018.

<small>• </small>Đến năm 2015, Trung Quốc đã cắt giảm 7.845 dòng thuế về 0% cho Việt Nam. <sub>• </sub>Một sớ mặt hàng còn duy trì thuế suất bao gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, gia vị, chè, cà phê, xăng dầu, nhựa nguyên liệu, phân bón các loại, vải may mặc, nguyên liệu dệt may, da giày, máy móc thiết bị, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô, đồ nội thất…

<i>2.2.6.3 Ý nghĩa của ACFTA đối với Việt Nam. </i>

Hiệp định ACFTA mang lại cơ hội trên nhiều khía cạnh đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, ACFTA giúp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trái cây nói riêng và các ngành hàng hoá nói chung sang thị trường rộng lớn và tiềm năng như Trung Q́c. Ngồi ra, Trung Q́c cũng đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, không chỉ riêng ngành xuất - nhập khẩu nơng sản, mà tồn bộ các hàng hoá, dịch vụ giữa 2 quốc gia cũng được mua bán với số lượng lớn. Từ đó, Việt Nam cũng có thể tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như nông sản, thủy sản, dệt may, giày da, điện tử, máy móc, thiết bị… sang Trung Quốc với mức thuế quan ưu đãi hoặc bằng 0%.

27

Thứ hai, Việt Nam có thể thu hút dòng vớn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) từ Trung Quốc và các nước ASEAN khác, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng, hạ tầng, dịch vụ… Hiệp định ACFTA cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Thứ ba, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và trao đổi văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ với Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Hiệp định ACFTA không chỉ bao gồm các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mà còn bao gồm các lĩnh vực mới như hợp tác kinh tế, hợp tác kỹ thuật, hợp tác nông nghiệp, hợp tác du lịch, hợp tác văn hóa…

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Bên cạnh những cơ hội mà hiệp định này mang lại thì đi kèm cũng sẽ là những thách thức về tính cạnh tranh, về hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng và về các quy định, tiêu chuẩn mà Trung Quốc yêu cầu đối với Việt Nam. Bởi vì, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước ASEAN khác, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chủ lực như nông sản, dệt may, giày da, điện tử… Đồng thời, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh cải cách thể chế, cơ sở hạ tầng và phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động… cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ta phải đảm bảo tuân thủ các quy định về quy tắc xuất xứ, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường… để hưởng ưu đãi thuế quan và tránh bị áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại.

Để phản ánh sự thay đổi về chính sách thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, ACFTA được đưa vào mô hình bằng cách thực hiện biến giả. Theo đó, biến sẽ nhận giá trị bằng 1 kể từ khi hiệp định cuối cùng có hiệu lực (cụ thể là vào năm 2016), ngược lại biến sẽ nhận giá trị bằng 0 (cụ thể là từ giai đoạn 2000 - 2015).

<i><b>2.2.7. Diện tích vùng trồng cây ăn quả của nước xuất khẩu </b></i>

Diện tích đất trồng trái cây là diện tích đất được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả và là diện tích đất đai dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất hoa quả của một quốc gia. Do vậy, diện tích lớn hay nhỏ không chỉ quyết định đến quy mô sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng tới chiến lược xuất nhập khẩu hoa quả tại quốc gia đó.

Theo đó, bài nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) khi phân tích các tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN đã cho thấy kết quả rằng: diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Mặt khác, các bài nghiên cứu của Lê Quỳnh Hoa và Phan Tấn Lực (2021), Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2014) thì lại cho thấy yếu tố diện tích

28

đất nông nghiệp không có ý nghĩa thống kê hoặc là có tác động ngược chiều đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của quốc gia xuất khẩu.

Nếu xét yếu tố này về mặt tổng quát, đối với nước xuất khẩu thì diện tích đất trồng trái cây thường sẽ có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu trái cây. Bởi vì khi diện tích đất trồng trái cây tăng, quy mô sản xuất sẽ được mở rộng dẫn đến việc ta có thể được hưởng lợi từ tính kinh tế theo quy mô. Bên cạnh đó, sản lượng hàng hóa cũng được tạo ra nhiều hơn làm cho lượng cung trái cây xuất khẩu tăng lên còn nhu cầu nhập khẩu hàng sẽ giảm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhân tố này cũng cần căn cứ vào thực tế hiện nay, đó là tình trạng quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến khả năng để tăng về mặt quy mô diện tích đất trồng cây ăn quả có thể nói là rất khó.

29

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu </b>

<i>3.1.1 Khung nghiên cứu </i>

Dựa vào việc tổng quan công trình nghiên cứu và mô hình lý thuyết kết hợp với

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam như đã đề cập ở chương 1 và 2 cùng với các điều kiện thực tế hiện nay, bài nghiên cứu đi đến xây dựng khung phân tích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Q́c như sau:

<i>Hình 3.1: Khung nghiên cứu đề xuất </i>

<i>Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất </i>

Sơ đồ trên là mô tả về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam mà nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu. Cụ thể, khi Việt Nam là nước xuất khẩu thì đối tác nhập khẩu là Trung Quốc. Theo đó, ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm các nhân tố chính như: GDP bình quân đầu người 2 nước, dân số 2 nước, tỷ giá hối đoái, việc tham gia hiệp định ACFTA và diện tích vùng trồng cây ăn quả của Việt Nam.

<i>3.1.2 Cơ sở lựa chọn mô hình </i>

Việc lựa chọn mơ hình này được dựa trên cơ sở của mô hình trọng lực, kết hợp với các nghiên cứu trước đây như của Anderson (1979), Bergstrand (1985) để chứng minh được việc cần phải lượng hóa mô hình cụ thể khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch trao đổi trong thương mại quốc tế.

Mô hình trọng lực được xây dựng dựa trên ý tưởng về Luật hấp dẫn của Isaac Newton, hàm ý rằng thương mại giữa 2 quốc gia chịu tác động của quy mô của nền kinh

30

tế và khoảng cách giữa 2 đối tác thương mại/đầu tư. Tức là, đây là một hàm số thể hiện các đặc tính của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và những cản trở giữa 2 quốc gia này. Do vậy, mô hình này là công cụ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về thương mại quốc tế, để giải thích sự thay đổi của khối lượng hoặc chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia. Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc do tính phổ biến cũng như tính phù hợp của nó đối với nghiên cứu này. Những nghiên cứu trước đây về mặt hàng nông sản, trái cây như của Grant & Lambert (2008); B. H. Lee (2020) và của Dương Thị Thanh Thái (2019) cũng đã ứng dụng mô hình này để nghiên cứu.

<i>3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu </i>

<i><b>Giả thuyết H01: GDP bình quân đầu người của nước xuất khẩu tác động thuận chiều tới </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<i><b>Giả thuyết H02: GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu tác động thuận chiều tới</b></i>

<i>hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<i><b>Giả thuyết H03: Dân số của nước xuất khẩu tác động thuận chiều tới hoạt động xuất </b></i>

<i>khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<i><b>Giả thuyết H04: Dân số của nước nhập khẩu tác động thuận chiều tới hoạt động xuất </b></i>

<i>khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<i><b>Giả thuyết H05: Tỷ giá hối đoái tác động ngược chiều tới hoạt động xuất khẩu trái cây </b></i>

<i>của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<i><b>Giả thuyết H06: Hiệp định ACFTA tác động thuận chiều tới hoạt động xuất khẩu trái cây</b></i>

<i>của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<i><b>Giả thuyết H07: Diện tích vùng trồng cây ăn quả của nước xuất khẩu tác động thuận </b></i>

<i>chiều tới hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. </i>

<b>3.2 Câu hỏi nghiên cứu </b>

Hệ thống các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

+) Các yếu tố nào tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc bằng mô hình trọng lực? Xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến hoạt động trên trong thời gian qua như thế nào?

+) Thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc trong 23 năm từ năm 2000 – 2022 như thế nào? Các thành công đã đạt được và những khó khăn, thách thức phải đối mặt là gì? Những triển vọng trong tương lai về ngành này như thế nào?

31

+) Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc đối với từng chủ thể tham gia hoạt động này tại nước ta là gì?

<b>3.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu </b>

Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận định tính và định lượng.

− Phương pháp tiếp cận định tính: Nhóm thu nhập tài liệu từ các bài báo uy tín, các bài nghiên cứu đã được kiểm chứng ở trong và ngoài nước để thu thập thông tin và tìm hiểu chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc. Từ đó, nhóm vận dung các kết quả nghiên cứu có trước để tăng cường cơ sở khoa học và tính đúng đắn của đề tài.

− Phương pháp tiếp cận định lượng: Nhóm tiếp cận mô hình Gravity, sử dụng phương pháp PPML để tiến hành phân tích hồi quy, định lượng hoá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc. Những ước lượng này được thực hiện thông qua phần mềm Stata và các dữ liệu thứ cấp cần thiết cho bài nghiên cứu thì được tổng hợp từ nhiều nguồn đa dạng như internet, báo...

<b>3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu cần dữ liệu về thương mại của 2 quốc gia là Việt Nam và Trung Quốc nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ các doanh nghiệp, chuyên gia khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, bài nghiên cứu chỉ sử dụng những dữ liệu thứ cấp đã được công bố từ những tổ chức uy tín trên thế giới và ở Việt Nam để phân tích tác động của các biến. Cụ thể như sau:

<i>Bảng 3.1: Nguồn thu thập dữ liệu của các yếu tố tác động xuất khẩu trái cây</i>

1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của 2

quốc gia

Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Trung tâm thương mại quốc tế

(International Trade Center – ITC) 2 GDP bình quân đầu

người của 2 quốc gia

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

3 Dân số của 2 quốc gia

4 Tỷ giá hối đoái Exchange – rates (Trang thông tin điện tử Quy đổi tỷ giá hối đoái thực)

32 5 Diện tích đất trồng cây

ăn quả

Báo cáo kinh tế - xã hội theo quý và Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt

<b>3.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu </b>

<i>3.5.1 Phương pháp phân tích định tính </i>

Đây là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội, dùng để phân tích các dữ liệu định tính không thể (hoặc rất khó) lượng hóa được bằng con số cụ thể. Theo đó, nhóm nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích lý luận, kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố để đưa ra những đánh giá, nhận xét cho hiện tượng nghiên cứu.

Để thực hiện phương pháp phân tích này, nhóm sử dụng hai công cụ là phương pháp chuyên gia và phương pháp quan sát. Trong đó, phương pháp chuyên gia thực chất là việc thu thập, chắt lọc thông tin qua ý kiến đánh giá của các tác giả, các chuyên gia từ nhiều bài nghiên cứu về những lý thuyết và mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Còn phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác của người nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam đến Trung Q́c.

<i>3.5.2 Phương pháp phân tích định lượng </i>

</div>

×