Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.26 MB, 41 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMHỌC KỲ I NĂM HỌC 2021- 2022</b>
<b>Câu 1: Vì sao nói “Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu của sự phát triển” ? Ýnghĩa của nhận định trên trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Văn hóa tácđộng như thế nào tới sự phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường? Phântích và lấy ví dụ minh họa.</b>
<b>Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu của sự phát triển</b>
Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa là gì? Theo UNESSCO đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển”. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam dã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước manh, xã hội công bằng,
- Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh chính là mục tiêu của văn hóa.
- - Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con
- Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ mơi trường. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa – xã hội mới đảm bảo sự bền vững và trường tồn.
- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trìđộ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là
- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng
- Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thức - Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thức
đúng bản chất của văn hóa và quan niệm đúng về sự phát triển, bởi mục tiêu cuối cùng của một xã hội có một nền văn hóa tiên tiến chính là phát triển con người, đó cũng chính là quy luật phát triển của lịch sử. Con người đó phải là con người thật sự có hạnh phúc, đó là con người tồn diện theo chuẩn mực giá trị văn hóa. Con người là yếu tố quyết định nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, mà nguồn lực này lại nằm trong văn hóa bởi văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người. cho nên xây dựng nền văn hóa VN cũng chính là xây dựng và phát huy nguồn lực con người, đó là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển. tiềm năng sángtạo của con người chính là tiềm lực văn hóa xã hội, nên khi xây dựng đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phải lấy việc phục vụ con người là mục đích, lấy văn hóa là mục tiêu và động lực. con người đã sáng tạo văn hóa thơng qua hoạt động thực tiễn có ý thức của chính mình, khi đó con người là chủ thể của văn hóa. Nhưng đồng thời những giá trị văn hóa lại phục vụ cho mục đích nâng cao giá trị cuộc sống của con người, khi đó con người là khách thể của văn hóa.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên, hồn thiện mơi trường xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị. Bản sắc văn hóa của Việt Nam là tổng hợp bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểu hiện ở phương thức sinh hoạt vật chất, ở những giá trị văn hóa tinh thần, qua thế ứng xử trong quan hệ với tự nhiện và xã hội. Cái chung của văn hóa VN để làm nên bản sắc dân tộc, làm nên tính thống nhất của văn hóa chính là các dân tộc cùng một cội nguồn từ nền văn hóa bản địa, có mẫu số chung là nền văn hóa lúa nước. Cùng sinh tụ lâu đời trên một khu vực địa lý, cùng chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên, nhưng với sự phát triển trong những khơng gian văn hóa khác nhau, văn hóa dân tộc vừa có sự tiếp thi các yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, vừa lưu trữ yếu tố nội sinh đã trở thành truyền thống, bản sắc
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn liền với bảo vệ mơi trường tự nhiên, hồn thiện mội trường xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị. Bản sắc văn hóa của VN là tổng hợp bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểu hiện ở phương thức sinh hoạt vật chất, ở những giá
<b>Văn hóa tác động tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường</b>
<i><b>Đối với phát triển kinh tế:</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Thứ nhất, văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế là kết quả của văn hóa và văn hóa cũng là kết quả của kinh tế. Thực tiễn ngày càng cho thấy văn hóa khơng thể đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa khơng chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay trong quá trình phát triển kinh tế. Mỗi nấc thang của tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước phát triển mới về văn hóa; văn hóa phát triển lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển kinh tế. Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển con người. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển tồn diện. Vì vậy, văn hóa đóng vai trị là mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự phát triển kinh tế. Văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trước hết vì nó là nền tảng tinh thần, động lực và thơng qua mục tiêu cứu cánh mà nó đặt ra cho tất cả chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế: Mọi kế hoạch phát triển kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo yêu cầu cơ bản nhất là bảo vệ con người, phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bất cứ chính sách, biện pháp kinh tế nào về sản xuất, luu thông hay phân phối, về giá, lương, sản phẩm hàng hóa đều phải thực hiện mục tiêu cao nhất đó yêu cầu cơ bản đó, tức là vì chính lợi ích của con người. Để kinh tế bền vững phải có một mơ hình tăng trưởng xuất phát từ văn hóa và bằng tố chất văn hóa, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bằng nguồn tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người, chúng ta có thể làm chủ được khoa học và công nghệ, tạo ra sức mạnh tác động vào hoạt động kinh tế theo chiều sức mạnh thúc đẩy.
Thứ ba, văn hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định. Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách toàn diện. Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều. mật thiết với nhau, cùng lúc phát huy nhiều năng lực khác nhau. Với luận điểm này, văn hóa thể hiện trước hết thơng qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân và cộng đồng. Chính vì thế mà văn hóa sẽ là điều kiện khơng thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định. Thiếu một nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh sẽ không có sự phát triển kinh tế bền vững.
<i><b>Đối với phát triển xã hội:</b></i>
Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội. Điều tiết xã hội: Với hệ giá trị tốt đẹp chân thiện mỹ của mình, văn hóa ln làm trịn trách nhiệm của mình đối với việc điều tiết sự vận hành của xã hội. Văn hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện nay. Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Với tính lịch sử, các giá trị, chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Chẳng hạn, khi nói bản sắc văn hóa của con người Việt Nam, chúng ta đặt lên hàng đầu lòng yêu nước với những khía cạnh như yêu quê hương, xứ sở; lấy dân làm gốc; trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; chiến đấu vì độc lập, tự do. Những giá trị đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp được truyền bá, kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Thứ hai: Văn hóa là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội. Chìa khóa của sự phát triển, cũng như phát triển bền vững bao gồm những nhân tố như: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người, trong đó nguồn lực con người đóng vai trị chủ chốt. Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã nêu lên 8 nguyên tắc chính cần thực hiện trong quá trình phát triển, thì quy nguyên tắc đầu tiên được nêu ra đầu tiên là con người, nguồn lực con người có vai trị quyết định, đây là chìa khố của mọi chìa khố.
Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
Vì vậy có thể nhận thấy việc xây dựng con người mới, có đủ phẩm chất, năng lực đạo đức, vừa hồng vừa chuyên là rất cần thiết trong quá trình phát triển bền vững.
Thứ ba, hệ Giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa tác động mạnh đến q trình phát triển xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tinh thần nhân văn nhân đạo xây dựng một xã hội toàn diện hơn.
<i><b>Đối với bảo bệ mơi trường:</b></i>
<b>Thứ nhất, văn hóa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên</b>
là vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất mơi trường sống của con người. Nam đã có mối liên hệ đặc biệt , phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, con người có mối quan hệ gắn bó vơ cùng mật thiết với tự nhiên. Tự nhiên chính là môi trường sống của con người. Môi trường sống không chỉ cung cấp những điều kiện cơ bản cho con người sinh hoạt như: ăn, mặc, ở… Như vậy, có thể nhìn nhận thấy tầm quan trọng của mơi trường tự nhiên đối với con người. Trong quá trình phát triển bền vững, vơ tình sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. Điều này sẽ đe dọa đến sự sống của con
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">người. Con người luôn nhận thức rõ mối quan hệ hài hịa của mình với tự nhiên. Cần phải giữ gìn và bảo vệ tài nguyên là vấn đề cấp bách để có thể phát triển bền vững.
<b>Thứ hai, xây dựng con người tự ý thức, tự giác đối với việc bảo vệ môi trường</b>
là vai trị quan trọng của văn hóa. đang trở thành thách thức. bảo vệ môi trường đang trở thành những rào cản lớn đối với sự phát triển của chính con người Việt Nam- được hiểu như q trình không ngừng mở rộng cơ hội và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người. Thứ nhất, sức khỏe, tính mạng người dân bị đe dọa trực tiếp do tình trạng nhiễm khuẩn khơng khí, đất, nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh. Thứ hai, suy thối mơi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con người như biển, sông, hồ, đất màu, rừng,... Thứ ba, bất bình đẳng xã hội gia tăng do những doanh nghiệp gây ơ nhiễm tạo ra chi phí kéo theo về bệnh tật, giảm thu nhập lên những người khác, đặc biệt là nhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số… Thứ tư, khủng hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người. Chính vì vậy xây dựng ý thức tự giác của con người đối với việc bảo vệ môi trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đến sự sống cịn của con người. Văn hóa xây dựng ý thức tự giác của con người, trước hết bởi chức năng nhận thức của nó. Con người là trung tâm của văn hóa, tất cả hành vi, hoạt động của con người đều liên quan đến văn hóa. Văn hóa tạo dựng cho con cách ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, mơi trường.
<b>Câu 2: Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa văn hóa du mục và văn hóanơng nghiệp qua một số đặc trưng văn hóa. Hiện nay, dịch Covid đangbùng phát mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Phân tích sự tác động củavăn hóa tới cách ứng phó với Covid khác nhau tại một số quốc gia trên thế</b> hợp với thiên nhiên
Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">hịa trong đối phó
Độc tôn trong tiếp nhận;
Khí hậu lạnh khơ, địa hình chủ yếu là thảo nguyên thích hợp cho chăn nuôi nhiên mong muốn hòa hợp với thiên xuất phụ thuộc vào
-Sống du cư .nên có thói
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">nhiều yếu tố tự nhiên
Như ta biết Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo và có rất nhiều tín ngưỡng lạ được người dân sung bái và tin tưởng. Trong khi dịch covid 19 ở Ấn độ đang có diễn biến rất căng thẳng và phức tạp, mỗi ngày nước này lên đến 100 nghìn ca nhiễm covid thì có rất nhiều người dân vẫn chủ quan tổ chức những lệ hội có sự tham gia của đám đông bất chất sự ngăn cản của chính phủ. Khi mà chính phủ kêu gọi người dân hãy ở nhà và chỉ ra ngoài khi cần thiết thì lại có hàng nghìn người theo các tơn giáo khác nhau đã đổ ra sông Hằng tham gia nghi lễ tắm sông bất chấp sự lây lan dịch bệnh. Ấy vậy ở một nghi lễ đông đúc và chen lấn như thế họ lại không đeo khẩu trang, không giãn cách, điều này đã làm cho một làn sóng dịch covid tăng cao ở đất nước bắt nguồn từ dịng sơng Ấn này. Một người Ấn đã chia sẻ họ khơng sợ trận đại dịch này vì họ tin rằng các nghi lễ tắm sông sẽ giúp họ được các vị thần bảo vệ, che chở, nước sông Hằng sẽ giúp họ thanh tẩy đi những bụi bẩn, vi khuẩn và có thể khiến họ chống lại covid 19. Khi người dân trên thế giới đều không đồng tình với nghi lễ này thì người Ấn vẫn tin vào niềm tin và tín ngưỡng của mình, cũng vì thế mà Ấn độ đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mĩ về số người mắc covid
Hay như ở các nước châu Âu cũng vậy, vốn từ đầu người châu Âu đã có tư tưởng thống hơn châu Á rất nhiều, họ ln thích tự do, ghét những việc bị bắt ép và hay chống đối chính phủ. Chính tư tưởng thoáng này mà số người nhiễm covid ở nước châu Âu đã tăng cao một cách chóng mặt, chỉ trong một tuần ngắn ngủi, khi mà Việt Nam chưa đến 1000 ca trên cả nước thì ở các quốc gia ở trời Âu đã có trăm nghìn ca mắc mỗi ngày. Nguyên nhân của sự khác biệt này nằm ở chỗ WHO cơng bố đại dịch trên tồn cầu quá muộn khiến chính phủ của các nước châu Âu có sự chủ quan khơng hề nhẹ, chính việc này đã làm lỡ mất thời điểm vàng để ngăn chặn dịch bệnh. Cịn tại Việt Nam thì ngay từ khi biết Trung Quốc có ca nhiễm và Việt Nam có ca mắc đầu tiên, nhà nước đã ngay lập tức cho dừng tất cả hoạt động và giãn cách tồn xã hội, học sinh thì học online và người lớn cũng làm việc ở nhà. Thời điểm đầu của dịch chính phủ
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Anh đã từng từ chối các hoạt động chống dịch, thậm chí tổng thống Donald Trump cịn phát ngơn rằng mình sẽ khơng đeo khẩu trang vì xung quanh khơng có ai nhiễm covid, từ sợ lơ là này đã làm cho người dân có nhận thức sai lệch về bệnh dịch, rất nhiều người dân Anh đã coi thường, chỉ nghĩ nó là một bệnh cúm mùa, có thể chữa khỏi. Mọi người đã không đeo khẩu trang và vẫn tham gia các hoạt động cộng đồng chỉ đến khi chính phủ nước Anh phong tỏa 4 tuần thì người dân mới dần ý thức được tính nghiêm trọng của sự việc.
Khi mà người dân Việt Nam chấp hành giãn cách xã hội và nghe theo các chỉ thị của nhà nước thì ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức, Itali..một bộ phận người dân lại đi biểu tình phản đối các lệnh cấm của chính phủ cũng như khơng đồng ý với việc tiêm vaccine làm dấy lên một làn sóng mạnh mẽ phản đối chính phủ và là nguyên nhân của số ca nhiễm tăng cao đột ngột.
Mặc dù mỗi người đã được tiêm 2 mũi vaccine nhưng dường như người Việt ta vẫn còn rất e dè với dịch bệnh và ngại đi đến những nơi đông người có thể là vì những tổn thất và mất mát quá lớn của nước ta khi bắt đầu đại dịch đã khiến nhiều người sợ hãi và trở thành nỗi ám ảnh hoặc do chủ chương cứng rắn cương quyết của chính phủ ta như ín sâu vào tâm trí mỗi người. Ngược lại với đó, các nước ở châu Âu quay lại với cuộc sống bỉnh thường mới rất sớm, mặc kệ số ca nhiễm có tăng mỗi ngày cũng không cản trở họ tham gia các hoạt động xã hội. Họ tin rằng covid đã trở thành một bệnh cúm mùa và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
<b>Câu 3: Tại sao “làng” ở Việt Nam được gọi là “quốc gia thu nhỏ”? Phântích những nét đặc sắc của “văn hóa làng” Việt Nam. Trong bối cảnh hộinhập quốc tế hiện nay, những đặc trưng văn hóa làng có sự biến đổi nhưthế nào? Cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong bốicảnh hội nhập quốc tế?</b>
<b>“làng” ở Việt Nam được gọi là “quốc gia thu nhỏ” vì</b>
Làng xã Việt Nam xuất hiện từ cuối thời Nguyên Thủy, đầu thời dựng nước. Chính vì thế làng là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. - Làng tồn tại tính cộng đồng, chủ nghĩa trọng lão và trọng nữ - Dưới các vương triều phong kiến, làng là đơn vị hành chính quốc gia,
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"> Làng có tính tự quản, tính cộng đồng có cơ sở làm nền móng cho truyền thống
- Địa giới về mặt hành chính: các làng ngăn cách nhau bởi cổng làng, các con sông, đê…như tạo thành một quốc gia thu nhỏ
- Kinh tế ở những làng thuần nông là kinh tế bán tự túc - Chính trị: tồn tại song song 2 hình thức chính quyền.
- Làng cũng có thủ lĩnh, bộ máy tổ chức, nơi làm việc của lãnh đạo như một quốc gia. Người đứng đầu của làng là ơng lý trưởng, kì mục, già làng trưởng bản. Các cuộc họp làng thường được diễn ra ở đình làng. Làng xã cịn là cộng đồng cố kết và tự quản về văn hóa truyền thống
- Tơn giáo: mỗi làng sẽ có một Thành Hồng Làng riêng – vị thần che chở và bảo vệ cho ngôi làng, người dân sẽ thờ cúng Thành Hồng Làng.
- Khơng gian linh thiêng của làng là đình, chùa, miếu, nghĩa trang - Trong làng người dân thường sống theo phong tục tập quán cổ truyền
mềm dẻo đối trọng với pháp nước cứng rắn
- Nếu như mỗi quốc gia đều có một biểu tượng riêng thì làng cũng vậy. Mỗi làng có một biểu tượng riêng gắn với hình ảnh làng, ví dụ như cây tre, bến nước, sân đình là nơi mọi người truyện trò, sinh hoạt tập
- Trong năm làng tổ chức nhiều đám rước, đám tế, lễ hội, có những bữa cỗ tập thể đình đám như tục hương ẩm, dịp khao vọng, cheo cưới đều thu hút đông đảo mọi tầng lớp trong làng tham gia, nghiêm trang, vui vẻ nhưng lãng phí, hình thức thì hủ tục.
<b>Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những đặc trưng văn hóalàng có sự biến đổi</b>
- Biến đổi không gian làng:
Từ xa xưa, làng ở các vùng châu thổ Bắc Bộ có đặc trưng khơng gian tương đối khép kín, lũy tre bao quanh được xem như ranh giới giữa không gian cư trú và không gian sản xuất của làng. Trong thời đại ngày nay, quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra liên tục, cùng với sự thu hẹp đáng kể của diện tích đất nơng nghiệp đã làm khơng gian cảnh quan ở các làng quê biến đổi rõ rệt. Bên cạnh không gian cư trú truyền thống được định vị theo các xóm, ngõ là những
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">những hình thức tập trung dân cư mới theo nghề nghiệp: những xóm mới, phố -làng mới… khiến cho khơng gian cư trú và không gian sản xuất ở các -làng hiện nay gắn bó chặt chẽ với nhau, khơng phân biệt rõ ràng như trước kia. Những ao, hồ, mương máng có vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt của người nông dân xưa hiện cũng bị san lấp, thu hẹp đáng kể do sức ép của sự gia tăng dân số cũng như nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Các cơng trình như trường học, nhà văn hóa, sân chơi, thư viện, chợ… được xây dựng, mở mang cùng hệ thống đường giao thông quy hoạch rộng rãi khiến cho làng quê mang dáng dấp của các đơ thị. Ta có thể thấy, khơng gian cảnh quan ở các làng quê hiện đại đã khơng cịn khép kín mà ngày càng trở nên mở, linh hoạt hơn…
- Biến đổi quan hệ gia đình, họ hàng, làng xã
Cùng với những tác động và ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thiết chế gia đình, họ hàng, làng xã và những mối quan hệ xã hội liên quan ở các làng quê hiện nay cũng đang chứng kiến những thay đổi rõ nét. Sự đa dạng hóa và khác biệt về lao động, việc làm cùng những mối quan tâm, ưu tiên riêng của các thành viên khiến cho những hoạt động chung của các thành viên trong gia đình ngày càng ít đi. Sự gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên, gia đình trong họ tộc, hàng xóm láng giềng, nhất là mỗi khi có cơng việc quan trọng như tang ma, cưới xin tuy vẫn được coi trọng, duy trì nhưng khơng cịn đóng vai trị là nhân tố thiết yếu như trước đây
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội chuyển đổi, sự đa dạng của các hoạt động nghề nghiệp, việc làm khiến cho ai cũng bận rộn với cơng việc riêng của mình, mọi người ít thời gian rảnh rỗi để qua lại, thăm hỏi nhau như trước kia. Bên cạnh đó đời sống vật chất ngày càng được nâng lên, những ngôi nhà kín cổng cao tường ngày càng phổ biến, khiến cho hoạt động, gặp gỡ, trò chuyện giữa những người hàng xóm với nhau bị hạn chế, dẫn đến nhiều người dân, hộ gia đình vốn gần gũi thân tình thì nay trở nên xa cách hơn. Ngày nay mạng lưới dịch vụ ngày càng được mở rộng, phát triển ở các làng quê khiến cho nhiều người có thói quen sử dụng các dịch vụ, tiện ích có sẵn mỗi khi có cơng việc thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ từ họ hàng, láng giềng như trước kia. Điều đó khiến cho mức độ phụ thuộc, ràng buộc của các thành viên, gia đình trong họ tộc cũng như giữa những người hàng xóm có xu hướng suy giảm
- Biến đổi di tích, tín ngưỡng, lễ hội và các phong tục tập quán
Đời sống kinh tế của người dân ngày càng khởi sắc vì thế mà người dân ở các làng quê có điều kiện quan tâm hơn đến việc bảo tồn giữ gìn các di tích cũng như phục dựng các lễ tiết, lễ hội của làng. Các di tích được đầu tư nhiều tiền của, cơng sức tu bổ, làm mới, được đưa trở lại với ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Các sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là lễ hội cổ truyền được tiếp nối, duy trì, ngày càng trở nên đặc sắc hơn với nguồn kinh phí tổ chức và nhân lực tham gia khơng ngừng được tăng cường, xã hội hóa. Bên cạnh các nghi lễ, trò vui truyền thống, lễ hội làng cũng được bổ sung nhiều
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">hoạt động mới mang hơi thở cuộc sống đương đại, các trò chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ đặc sắc.
Phong tục tập quán, lối sống của người dân ở làng quê có sự biến đổi rõ nét khi ngày càng ít người làm lĩnh vực nơng nghiệp, cùng với đó là xu hướng đa dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm. Dường như nhịp sống, lối sống của dân làng cũng trở nên sôi động, khẩn trương hơn, việc tuân thủ giờ giấc được chú trọng với tác phong nhanh nhẹn, năng động vì một bộ phận dân cư đã chuyển hẳn sang các hoạt động kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ, làm công nhân trong các khu công nghiệp. Người dân ở các làng quê ngày nay cũng quen với tư duy cần gì là có thể mua được chứ khơng cần chạy sang làng xóm vay, mượn như trước kia. Chính vì lẽ đó mà xuất hiện lối ứng xử, lối sống theo kiểu dịch vụ, thị trường, coi trọng sự minh bạch, song phẳng song lối sống nghĩa tình vẫn khơng hề bị mất đi.
Các phong tục tập quán truyền thống như ma chay, cưới xin, giỗ chạp… vẫn được coi trọng, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng đã có sự giản lược và cải biến theo hướng hiện đại, giản tiện hơn về thời gian cũng như những nghi lễ phức tạp, rườm rà để phù hợp với nhịp sống, lối sống công nghiệp, đô thị
- Biến đổi trong hoạt động tiếp cận thông tin và giải trí
Hiện nay hệ thống đài truyền thanh cũng được phủ sóng đến từng thơn xóm, hệ thống thư viện, phịng đọc đáp ứng nhu cầu thơng tin, tri thức đa dạng của người dân, các gia đình ngày càng sử dụng phương tiện nghe nhìn hiện đại như tivi, radio, điện thoại máy tính có kết nối internet…Xuất hiện nhiều hoạt động, loại hình câu lạc bộ, hội nhóm văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó những hình thức giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi vốn thường thấy ở các dân cư đô thị như mua sắm, tham quan, du lịch cũng dần phổ biến trong đời sống cộng đồng dân cư ở các làng quê.
Tuy nhiên bên cạnh những biến đổi tích cực, q trình cơng nghiệp, hiện đại hóa cũng cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sốn dân cư ở làng quê hiện nay: việc sử dụng đất nơng nghiệp tùy tiện, lãng phí ở nhiều nơi dẫn tới tình trạng dư thừa lao động, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của một bộ phận người dân; tình trạng san lấp, lấn chiếm các ao, hồ, mương máng cùng sự yếu kém trong xử lý nước thải, rác thải... đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn và đời sống, sức khỏe của nơng dân. Ngồi ra, có thể thấy, ở nhiều làng quê, mặc dù bắt nhịp được với quá trình chuyển đổi, nhưng với sự xuất hiện của nhiều thành phần, tầng lớp dân cư trong làng đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội...
<b>Một số những giải pháp cụ thể sau đây:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">- Một là, chúng ta phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác trong mỗi người. - Hai là, bản thân chúng ta phải thích nghi dần với văn hóa cơng nghiệp,
phải có những thay đổi phù hợp, không chạy theo lối sống hưởng thụ, xa hoa phù phiếm
- Ba là, phải biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý, bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam. Phải bảo tồn giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của người Việt như: lịng u nước, đồn kết, tự tơn dân tộc, thương người,…
- Bốn là, mỗi người nên không ngừng học tập để nâng cao nhận thức của bản thân trong quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta càng hiểu biết, nội lực của ta càng mạnh thì ta càng có nhiều cơ hội và khả năng để tiếp nhận, chọn lọc và hợp tác với các nền văn hóa khác nhau mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
- Năm là, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn khơng gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.
<b>Câu 4: Khái quát những thành tựu của quá trình giao lưu và tiếp xúc vănhóa Việt Nam với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới? Trong bối cảnhĐảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnhvực, văn hóa Việt Nam đang đặt ra những vấn đề gì? Vì sao? </b>
<b>Những thành tựu của quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa ViệtNam với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới</b>
<b>- Thành tựu văn hóa Việt – Hán</b>
Trung quốc đã đơ hộ nhân dân ta trong 1000 năm, trong khoảng thời gian đó văn hóa Trung Hoa đã có nhiều ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến đất nước ta. Sự giao lưu văn hóa đã diễn ra thơng qua hai con đường đó là cưỡng bức và phi cưỡng bức. Điều này được thể hiện qua nhiều bình diện khác nhau trong đời sống của người Việt. Người Việt đã có sự kế thừa chọn lọc các văn hóa tốt đẹp của người Trung và chuyển hóa nó để phù hợp văn hóa mình:
+ Về tơn giáo và đời sống tâm linh: Trung Quốc cũng có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng. Rất nhiều trong số đó đã ảnh hưởng đến Việt Nam như Phật giáo đại thừa, các hệ tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo… và cho đến nay những điều này vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong học tập, đời sống, nghiên cứu hay quản lý nhà nước. + Về thế giới quan:
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"> Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ xưa, bắt đầu từ thời Hồng Đế (2897-253 trước cơng ngun), tương đương thời 18 đời vua Hùng tại Việt Nam. Không một nhà sử học nào có thể chắc chắn về thời điểm thuyết âm dương du nhập vào Việt Nam nhưng tất cả tài liệu đều cho rằng người Việt Nam đã nhận thức được về Âm dương từ rất sớm và đã biết vận dụng vào đời sống hàng ngày.
Không những vậy trong thời kì Bắc thuộc chúng ta cịn bị ảnh hưởng từ Trung quốc bởi cách dùng lịch âm. Âm lịch là loại lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc cổ xưa. Qua các thời đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ và nhà Lê, có nhiều giai đoạn người Việt ta vẫn sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kì chúng ta tự tính âm lịch của mình cho đúng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng ngun tắc tính lịch khác nhau nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Học thuyết tam tài hình thành từ thời cổ đại Trung Quốc và chi
phối đến tư tưởng quan điểm của đại bộ phận cư dân nông nghiệp nguyên thủy. Học thuyết này đề cao mối quan hệ hài hòa giữa trời-người-đất., con người vừa chịu ảnh hưởng của trời đất vừa tác động ngược trở lại trời đất tạo thành một thế rất vững vàng. Dần dần thuyết tam tài này đã du nhập vào Việt Nam và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Việt Nam như: muốn năm đó mùa màng bội thu, mưa thuận gió hịa thì người dân ta thường hay làm các các lễ cúng trời đất, dâng lên trời đất như lễ vật như lợn, trâu để tỏ lòng biết ơn của mình với thiên địa.
+ Về chuẩn mực đạo đức
Một trong những ảnh hưởng nổi bật của văn hóa Trung Hoa vào văn hóa Việt Nam là chuẩn mực đạo đức với quan điểm của Nho giáo như Tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức. Và cho đến ngày nay những chuẩn mức đạo đức này vẫn được người Việt Nam đề cao, lấy đó làm gốc rễ để dạy bảo con cháu qua các thế hệ, góp phần giúp nước ta có nhiều người tài đức, giúp đất nước ngày càng hưng thịnh.
Nho giáo cũng cho ra nội dung giáo dục đối với người phụ nữ thông qua thuyết Tam tòng, Tứ đức. Học thuyết này được truyền vào nước ta thời kì Bắc thuộc. Khi vào Việt Nam nó đã được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ơn hịa của người việt. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến vai trị, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam, nó giúp giá trị của người phụ nữ được nâng cao, giúp người
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">phụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp hình thức và nội dung đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
+ Về ngôn ngữ: Ngay từ khi xâm lược nước ta và trong suốt một ngàn năm phương Bắc đô hộ, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch đồng hóa, áp đặt chúng ta sử dụng chữ Hán với ý nghĩa như chữ quốc ngữ. Tuy nhiên mưu đồ này đã bất thành vì ngươi Việt dùng chữ Hán nhưng đã sáng tạo ra ngơn ngữ riêng của mình đó là chữ Nơm. Sự ra đời của chữ Nôm trên cơ sở cải biến từ chữ Hán được xem là một thành tựu quan trọng của văn minh Đại Việt. Bởi chữ Nôm vừa mang đậm tính dân tộc nhưng cũng chứa đựng văn hóa dân gian ở trong đó. Do đó, chữ Nơm cũng được xem là Quốc ngữ, quốc âm của VN thời đó. Mặc dù vậy ta cũng khơng thể phủ nhận sự chi phối, ảnh hưởng của chữ Hán tới hệ thống văn học nghệ thuật. Từ chữ Hán, tiếng Hán mà ở Việt Nam biết tới thể thơ Đường Cổ trong văn học Trung Hoa
+ Về ăn, mặc, ở:
Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn tới nền ẩm thực Việt Nam. Trong đó có nhiều món của người Việt được biến tấu từ ẩm thực Trung Hoa như vịt quay, bún nước, lẩu,.. Có nhiều gia vị của ta cũng bắt nguồn từ Trung Quôc như dầu hào, xì dầu, dấm trắng, cam thảo, dầu mè…
Sau 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục cổ Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu – một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới. Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng thế
giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cung điện,.. Khi du nhập vào Việt Nam, các hình thức nghệ thuật này khơng chỉ là sự kế thừa mà nó cịn là sự phát triển, giao thoa cùng với đặc trưng nghệ thuật của chính người Việt, từ đó tạo nên những thành tựu độc đáo như: trong Kiến trúc chúng ta có những cơng trình nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số cơng trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng)…
<b>- Thành tựu văn hóa Việt - Ấn</b>
Khơng như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ thẩm thấu rất sâu vào trong tâm thức người Việt vì bản tính hịa bình, giá trị nhân đạo và con đường du nhập tự nhiên, phi cưỡng chế của nó
<small>+</small> Phật giáo không chỉ du nhập vào nước ta từ Trung Quốc mà nó cịn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Từ xa xưa các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Những tư tưởng từ bi, hỉ xả… trong giáo lý của nhà Phật khá gần gũi với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đạo lý truyền thống của người Việt. Chính vì có sự tương đồng đó mà ngay từ buổi đầu mới du nhập, Phật giáo đã nhanh được nhân dân ta tiếp nhận và cải biến đi rất nhiều để phù hợp với cư dân bản địa, khiến Đạo Phật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm bản sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo – tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ thần Tứ pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nơng nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nơng nghiệp lệ thuộc hồn toàn vào thiên nhiên. Hệ thống chùa Tứ pháp hiện chỉ thấy trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
<small>+</small> Phật giáo dạy chủ trương diệt dục khơng có nghĩa là diệt tất cả những ham muốn mà chỉ là diệt cái đam mê ngũ dục (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ). Đặt vào thời điểm lịch sử thì chủ trương này đã góp phần đấu tranh giải phóng đất nước.
+ Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ nhưng lại đọc kinh phật qua bản dịch bằng chữ Hán => Muốn giỏi kinh phật phải học chữ Hán qua nho giáo. + Văn hóa kiến trúc Ấn Độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối kiến trúc của
người Việt Nam, điều này được thể hiện qua các cơng trình có tính chất tơn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam. + Ở Việt Nam người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa
Ấn. Vì vậy những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm + Còn với ẩm thực, đặc biệt là món cà ri Ấn Độ sau khi du nhập vào Việt
Nam thì đã được người Việt biến tấu bằng cách nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.
<b>- Giao lưu văn hóa Việt – phương Tây</b>
Trong mấy thế kỉ tiếp xúc, văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam. Tuy tùy lúc tùy nơi, người Việt Nam có thể chấp nhận hay chống đối, nhưng cuối cùng bao giờ cũng là sự thâu hóa tiếp nhận những gì có ích và biến đổi cho phù hợp.
+ Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ 19, đô thị Việt Nam từ mơ hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">theo mơ hình đơ thị cơng nghiệp – thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Ở các đơ thị lớn dần hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc, nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến nông lâm sản…). Các đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần phát triển. + Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương
Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Ví dụ như các tịa nhà của trường ĐH Đơng Dương (nay là ĐH Quốc Gia Hà Nội) đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác…làm nổi bật tính dân tộc.
<small>+</small> Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ gặp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Bởi vậy, họ đã dùng bộ chữ cái Latinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt, tạo nên chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha, Ý, Pháp… và những người Việt Nam đã giúp họ học tiếng Việt. Tuy chữ Quốc ngữ ban đầu chỉ là công cụ truyền đạo của các giáo sĩ, nhưng do có ưu điểm là dễ học, nên đã được các nhà Nho tiến bộ tích cực truyền bá để phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí cho người dân.
+ Sự ảnh hưởng tiếp theo từ văn hóa phương Tây vào Việt Nam đó là sự ra đời của báo chí. Việc này trước hết để nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp. Gia định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ quốc ngữ. Sau đó ở Sài Gịn và Hà Nội lần lượt xuất hiện nhiều tờ báo khác bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt Nam. <small>+</small> Tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã khiến cho Tiếng Việt có nhiều
các từ ngữ vay mượn để diễn tả những khái niệm trong cuộc sống thường ngày như xà phòng, kem, ga, tivi, radio,…
<small>+</small> Giao thoa với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại – vốn là cái truyền thống VN ko có, khởi đầu là tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Quản viết bằng chữ Quốc Ngữ, tiếp đó là hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh….Chất văn xi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng vào cả một lĩnh vực có truyền thống lâu đời như thể dẫn đến sự bùng nổ của dòng thơ mới với những tên tuổi như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… vào nhữn năm 30
<b>Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh giao lưuquốc tế trên nhiều lĩnh vực, văn hóa Việt Nam đang đặt ra nhữngvấn đề là</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><small>-</small> <b>Thứ nhất, trong quá trình phát triển, mối quan hệ biện chứng giữa</b>
phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thực sự được tôn trọng. Phát triển kinh tế cịn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khn mẫu mà chưa tính hết tính đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duy phát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa. Sự trì trệ của cơng nghiệp văn hóa đã dẫn đến hệ quả "kép" về cả hiệu quả kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tất yếu hình thành thứ văn hóa "ăn theo", "bắt chước" văn hóa phương Tây một cách thiếu chọn lọc, tạo điều kiện cho chúng thâm nhập vào đời sống của dân ta. Đó là một nguy cơ làm nghèo nàn đi bản sắc văn hóa dân tộc, làm mất đi sức sáng tạo của dân tộc thời hiện đại.
<small>-</small> <b>Thứ hai, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện rõ nét</b>
trong quá trình phát triển dẫn đến “sức khỏe” của nền văn hóa dân tộc chưa đủ mạnh. Mà khi chưa đủ mạnh thì đời sống tinh thần của dân tộc dễ bị cái mới lạ từ bên ngoài mê hoặc một cách mù quáng, từ đó con người dễ có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là nguy cơ khiến chúng ta bị "hịa tan", tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do công tác giáo dục, tuyên truyền và nhiều biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống, nhiều khi chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt.
<small>-</small> <b>Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cịn mang tính</b>
"bao cấp", dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóa dân tộc. Trong khi đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ln gắn với vai trò của các chủ thể sinh ra và lưu giữ chúng.
<small>-</small> <b>Thứ tư, đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà</b>
chưa có điều kiện đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Đầu tư cịn thấp dẫn đến việc nghiên cứu, bảo tồn những giá trị thuộc bản sắc văn hóa dân tộc cịn thiếu tính tồn diện, hoặc không kịp thời. Một thực tế nữa trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là từ nhận thức chưa thấu đáo về những giá trị văn hóa dân tộc, dẫn đến việc xuất hiện những sản phẩm văn hóa "khơng giống ai", khơng rõ bản sắc văn hóa dân tộc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>Câu 5: Phân tích và giải thích những khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩmthực phương Đơng và phương Tây? Anh/chị hãy giới thiệu những nét đặcsắc trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam? </b>
<b>Khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực phương Đơng và phương Tây:</b>
<i><b>Thức ăn chính </b></i> Một bữa ăn truyền thống sẽ bao gồm cơm – canh –
-Bữa ăn thường kèm theo nước mắm/ nước tương để -Ăn kèm theo nước sốt, mỗi món ăn sẽ có một loại nước sốt riêng biệt
<i><b>Quan niệm ẩm thực </b></i> “Quan niệm ẩm thực thẩm mỹ”: đánh giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình thức, bát đĩa, ưu tiên tính ngon miệng, ít quan tâm đến chất lượng lượng dinh dưỡng trong đó cung cấp cho một bữa ăn
<i><b>Văn hóa ăn uống </b></i> <sup>-Dùng đũa là chủ yếu</sup>
-Ăn chung theo mâm, tức -Ăn riêng theo từng phần -Tuyệt đối khơng nói chuyện trong khi ăn, tránh gây mất lịch sự, khiếm nhã
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">-Thường nói chuyện trong bữa ăn, tạo sự gần gũi, vui vẻ và thân mật
-Ăn nhẹ nhàng, từ tốn, tránh phát ra tiếng động; tuy nhiên, với một số món ăn tại một số quốc gia, đũa-cái thìa có thể được sử dụng cho toàn bộ bữa khăn ăn, đồ uống,… -Mỗi món ăn sẽ yêu cầu
-Thường để nguyên miếng to, và người dùng phải dùng dao, nĩa để cắt nhỏ khi ăn
-Đơn giản hóa các món ăn
<i><b>Xu hướng ăn uống</b></i> -Tự chế biến -Thức ăn tươi sống
-Mua sẵn về nhà ăn -Đồ hộp, thức ăn nhanh <b>Đặc trưng ẩm thực VN:</b>
<i><b>Tính hồ đồng hay đa dạng</b></i>
Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam. Người Việt ta đã có nhiều món chế biến đặc sắc như: dưa, cà, nem, gỏi…
<i><b>Tính ít mỡ</b></i>
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), khơng dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i><b>Tính đậm đà hương vị</b></i>
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
<i><b>Tính tổng hồ nhiều chất, nhiều vị</b></i>
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngồi ra cịn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
<i><b>Tính ngon và lành</b></i>
Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…Một điều đặc biệt trong ẩm thực của người Việt là các món “non” đang giữa q trình chuyển hóa và giàu dinh dưỡng, ví dụ như vịt lôn, măng, giá, cốm, dồi, tràng, heo sữa, nhộng…
<i><b>Dùng đũa</b></i>
Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đơi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…
<i><b>Tính cộng đồng hay tính tập thể</b></i>
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
<i><b>Tính hiếu khách</b></i>
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
<i><b>Tính dọn thành mâm</b></i>
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ khơng như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra. Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những
</div>