Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vụ tranh chấp trọng tài tại trung tâm trọng tài quốc tế việt nam (viac) theo quy tắc tố tụng trọng tài của viac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.43 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<i><b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b></i>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>BÀI DỰ THI VÒNG SƠ LOẠI CUỘC THI PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VMOOT CẤP QUỐC GIA NĂM 2022 </b>

<b>Mã số đội: 2225 </b>

<b>Vai trò: Bản tự bảo vệ </b>

<b>Hà Nội, tháng 10/2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2

<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<b>VỤ TRANH CHẤP TRỌNG TÀI </b>

<b>TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIAC) THEO QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI CỦA VIAC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Kính gửi: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) </b>

<b>A. THÔNG TIN BỊ ĐƠN TRONG VỤ TRANH CHẤP </b>

Chúng tôi là Trần Phạm Hồng Bách và Cơng ty Cổ phần Hotu, là Bị đơn trong Vụ tranh chấp với Moonshine Investment Holding PTE. LTD. tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với thông tin cụ thể như sau:

<b>CÔNG TY CỔ PHẦN HOTU </b>

Địa chỉ: __________________________________, Việt Nam

<b>Đại diện theo pháp luật: (Ơng) Trần Phạm Hồng Bách </b>

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

<i><b>(Sau đây gọi là “Hotu”) </b></i>

<b>Ơng TRẦN PHẠM HỒNG BÁCH </b>

Địa chỉ: __________________________________, Việt Nam Căn cước công dân số: ______________________

<i><b>(Sau đây gọi là “ông Bách”) </b></i>

<i><b>(Nguyên đơn và Bị đơn sau đây được gọi chung là “các Bên”) </b></i>

<b>Bị đơn trong vụ tranh chấp này được đại diện bởi Ông Phạm An Thiên, Bà Nguyễn </b>

<b>Yến Vy và Bà Thị Nguyễn Phương Thảo theo Giấy uỷ quyền ngày 05 tháng 03 năm </b>

2021.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4

Ngày 03/03/2021, Bị đơn nhận được Thông báo số 16 đề ngày 01/03/2021 của VIAC về vụ tranh chấp với Nguyên đơn là Moonshine Investment Holding PTE. LTD. Theo yêu cầu của VIAC, bằng văn bản này, Bị đơn thực hiện quyền tự bảo vệ của mình như trình bày dưới đây.

<b>B. TĨM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP </b>

1. <b>Ngày 28/7/2015, Moonshine ký kết Hợp đồng Mua bán cổ phần (“HĐMBCP”) </b>

với ông Bách và Hotu để mua lại 3.600.000 cổ phần trong Hotu từ ông Bách. Hợp đồng bao gồm các điều khoản tương ứng Đơn khởi kiện:

1.1. Hotu cam đoan và bảo đảm tình hình tài chính cơng ty đúng như tại Báo

<b>cáo tài chính năm 2014 được kiểm tốn (“BCTC”) và Dự án đầu tư xây dựng Khu Phức hợp Du lịch và Nghỉ dưỡng Dreamy (“Dự án Dreamy”) </b>

được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm ký kết và Ngày Hoàn tất.

1.2. Hotu cam kết sẽ nỗ lực tối đa để tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng (IPO) sau 5 năm kể từ Ngày Hồn tất với định giá sao cho

<b>Moonshine được hưởng mức IRR 12%/năm (“Cam kết IPO”). Nếu Hotu </b>

không thực hiện được cam kết và Moonshine có u cầu thì ơng Bách sẽ mua lại Cổ phần Chuyển nhượng với mức giá để Moonshine được hưởng

<b>IRR 12%/năm (“Cam kết Mua lại”). </b>

1.3. <b>Ơng Bách cam kết khơng cạnh tranh với Hotu (“Cam kết Không Cạnh </b>

<b>tranh”). </b>

2. Ngày 10/10/2015, ông Bách nhận được công văn của Cục thuế Thành phố H số 24680/CT-TTHT ngày 8/10/2015 xác nhận Dự án Dreamy được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên cơ sở công văn này, Moonshine đã chấp nhận

<b>hoàn tất giao dịch vào ngày 24/12/2015 (“Ngày Hoàn tất”) </b>

3. Tháng 01/2016, ngay sau khi Cục Thuế Thành phố H xác định Dự án Dreamy không được hưởng ưu đãi thuế, Hội đồng quản trị của Hotu đã lập tức báo cáo thông tin này cho Moonshine tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

5

Từ thời điểm nhận được thông tin đến trước ngày 19/8/2020, Moonshine không gửi bất kỳ khiếu nại nào về sự thay đổi ưu đãi thuế này.

4. Ngày 28/02/2016, Ban kiểm soát của Hotu đã kiểm tra lại các chỉ số tài chính của Hotu và phát hiện sai sót của BCTC, Hotu đã ngay lập tức gửi báo cáo tới Moonshine.

5. Vào năm 2019, ông Bách góp vốn thành lập Cơng ty Cổ phần Bất động sản K

<i><b>(“Công ty K”). </b></i>

6. Ngày 28/7/2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid và tình hình thị trường chứng khốn khơng thuận lợi, Hotu tiến hành IPO đạt mức IRR 8%/năm.

7. Ngày 20/08/2020, ngay khi nhận được khiếu nại của Moonshine, Ông Bách và Hotu đã lập tức gửi văn bản đề xuất các bên thỏa thuận lại do hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi Covid-19 đã gây ảnh hưởng bất lợi đáng kể cho Bị đơn.

8. Ngày 01/03/2021, sau khi Hotu và ông Bách nỗ lực và thiện chí đàm phán nhưng khơng hiệu quả nên chuẩn bị yêu cầu tiến hành hòa giải thì Moonshine lại khởi kiện tại VIAC với những yêu cầu được nêu trong đơn khởi kiện.

<b>C. CƠ SỞ TỰ BẢO VỆ </b>

<b>CÁC BÊN </b>

<b>I.1. Việc Moonshine đưa tranh chấp ra giải quyết tại VIAC khi chưa hòa giải vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận của các Bên </b>

9. Tại Điều 8.5 HĐMBCP, các Bên đã ấn định thương lượng và hòa giải là điều kiện bắt buộc phải được thực hiện trước khi phát sinh thủ tục trọng tài. Vì thỏa thuận giải quyết tranh chấp này không vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội,

<b>trọng tài viên hay Hội đồng trọng tài (“HĐTT”) phải tơn trọng trình tự giải quyết </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

tranh chấp giữa các bên<small>1</small> và coi việc thực hiện thương lượng và hòa giải là cơ sở để phát sinh thẩm quyền của HĐTT.

10. Sau khi có tranh chấp phát sinh, các Bên đã tiến hành thương lượng qua thư điện tử nhưng không thành. Đáng lẽ, tiếp theo các Bên phải nỗ lực giải quyết vụ việc bằng hòa giải thương mại. Tuy nhiên, Moonshine đã tự ý khởi kiện Bị đơn ra VIAC mà hoàn tồn khơng tiến hành thủ tục hịa giải thương mại.

11. Theo thỏa thuận tại Điều 8.5 HĐMBCP, trong trường hợp chưa tiến hành đủ các điều kiện tiên quyết là "hòa giải", thỏa thuận trọng tài chưa phát sinh hiệu lực, do đó, HĐTT chưa có thẩm quyền.

12. Ngồi ra, việc bắt đầu thủ tục trọng tài vi phạm thỏa thuận của các bên có thể dẫn đến phán quyết bị hủy theo Điều 68.2.(b) Luật Trọng tài thương mại 2010

<b>(“LTTTM”). Quan điểm này được ủng hộ bởi Quyết định số 10/2014/QĐ – </b>

PQTT ngày 28/10/2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội<small>2</small>.

13. Dựa vào những lập luận trên, Bị đơn kính đề nghị HĐTT xem xét lại thẩm quyền của chính mình<small>3</small> và đi đến kết luận rằng HĐTT không có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên.

<b>I.2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại của Moonshine đối với Người quản lý doanh nghiệp không thuộc phạm vi của thỏa thuận trọng tài </b>

14. Phạm vi của thỏa thuận trọng tài giữa các Bên sẽ quyết định thẩm quyền xét xử của HĐTT. Theo Điều 8.5 HĐMBCP, phạm vi của thỏa thuận trọng tài bao gồm

<i><b>các yêu cầu phát sinh từ hoặc liên quan đến HĐMBCP, tức là yêu cầu xuất phát </b></i>

từ sự vi phạm bất kỳ nghĩa vụ, điều khoản nào trong hợp đồng<small>.</small> Chúng tôi khẳng

<small>1 Điều 4.1 LTTTM </small>

<small>2</small><i><small> Tòa án đã quyết định việc khởi kiện trọng tài là “chưa tuân thủ đúng thỏa thuận của các bên, trái với các quy </small></i>

<i><small>định tại Điều 68.2.(b) Luật TTTM. [...] HĐTT cho thụ lý vụ kiện khi chưa đầy đủ điều kiện tiền tố tụng, các điều kiện thụ lý chưa đầy đủ là không đúng quy định pháp luật Việt Nam”. </small></i>

<small>3 Điều 28.1 Quy tắc VIAC </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

định yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nằm ngoài phạm vi của thỏa thuận trọng tài.

15. Ông Bách tham gia giao kết, thực hiện HĐMBCP với tư cách là Bên bán, chứ khơng phải người quản lý doanh nghiệp. Ngồi ra, HĐMBCP không quy định minh thị hay ngầm định nghĩa vụ của ơng Bách với vai trị là người quản lý doanh nghiệp.

16. Vì thế, nghĩa vụ của ông Bách dưới tư cách người quản lý doanh nghiệp không phát sinh từ HĐMBCP mà phát sinh từ Điều lệ Hotu và Luật Doanh nghiệp. 17. Mặt khác, việc giải thích phạm vi thỏa thuận trọng tài bao hàm cả việc khởi kiện

người quản lý là vô lý. Giả sử người khác không phải là ông Bách làm người quản lý Hotu, họ khơng biết gì về thỏa thuận trọng tài mà bị khởi kiện theo thỏa thuận này. Điều này trái với nguyên tắc thỏa thuận trong trọng tài<small>4</small>.

18. Tóm lại, yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm trách nhiệm người quản lý

<i><b>không phát sinh từ hoặc liên quan đến HĐMBCP. Do đó, yêu cầu này của </b></i>

Moonshine không thuộc phạm vi của thỏa thuận trọng tài.

<b>DO CAM ĐOAN VÀ BẢO ĐẢM SAI </b>

<b>II.1. Yêu cầu bồi thường thiệt hại của Moonshine đã quá thời hiệu khởi kiện </b>

19. <i><b>Điều 33 LTTTM quy định: “…thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. </b></i>

20. Moonshine đã phát hiện ra sự khơng chính xác của cam đoan và bảo đảm vào năm 2016<small>5</small>. Tuy nhiên, mãi đến ngày 01/03/2021, Moonshine mới tiến hành khởi kiện hành vi vi phạm này ra VIAC. Kể từ thời điểm Moonshine biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm đến thời điểm Moonshine khởi kiện theo thủ

<small>4 Điều 5.1 LTTTM </small>

<small>5 Chi tiết tại Đoạn 3, Đoạn 4 trong Tóm tắt tranh chấp </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8

tục trọng tài đã là 05 năm, tức là vượt quá 03 năm so với thời hiệu được quy định

<b>theo LTTTM. </b>

21. Vì thời hiệu khởi kiện đã kết thúc nên Moonshine khơng có quyền khởi kiện địi bồi thường thiệt hại do cam đoan và bảo đảm sai từ Hotu<small>6</small>.

22. Kể cả khi HĐTT cho rằng Moonshine vẫn còn thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thì yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với Hotu là khơng có căn cứ dựa trên hai lý do: (i) Hotu không cam đoan, bảo đảm sai và (ii) Hotu được miễn trách

<b>nhiệm được chứng minh sau đây. </b>

<b>II.2. Hotu không cam đoan và bảo đảm sai về tính chính xác của BCTC năm 2014 và việc hưởng ưu đãi thuế của Dự án Dreamy </b>

23. <b>Thứ nhất, Hotu đã tuân thủ cam đoan và bảo đảm về tính chính xác của BCTC </b>

năm 2014. BCTC này được tiến hành kiểm tốn, tức là được xác nhận về tính trung thực, hợp lý bởi một bên thứ ba khách quan có chun mơn. Như vậy, cơng

<i><b>ty đã “nỗ lực tối đa” để đảm bảo rằng cam đoan về tình hình tài chính là chính </b></i>

xác như cam kết tại Điều 5.1.(e) HĐMBCP. Mặt khác, Moonshine đã tiến hành thẩm định tình hình tài chính của Hotu. Sau đó, Moonshine vẫn quyết định ký kết và hoàn tất HĐMBCP. Ngồi ra, Moonshine khơng đưa ra bất kỳ cơ sở nào cho

<i><b>thấy BCTC có sự chênh lệch ở mức đáng kể để gây ra một ảnh hưởng bất lợi </b></i>

<b>theo Điều 4.1.(g) HĐMBCP. </b>

24. Thứ hai, cam đoan và bảo đảm về việc được hưởng ưu đãi thuế của Dự án Dreamy

<i><b>là hoàn toàn đúng và chính xác vào Ngày ký kết và Ngày Hồn tất. Cam đoan </b></i>

và bảo đảm này được đưa ra dựa trên cơ sở khách quan, được xác nhận bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Công văn của Cục Thuế Thành phố H. Công văn đã được gửi vào ngày 10/10/2015, tức là trước thời điểm hoàn tất giao dịch, là căn cứ rõ ràng cho việc cam đoan của Hotu về ưu đãi thuế chính

<small>6</small><b><small> Điều 150.3 Bộ luật dân sự 2015 (“BLDS”) </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

9

xác vào thời điểm Ngày Hoàn tất. Ngoài ra, Moonshine khi nhận được Cơng văn vẫn chấp nhận hồn tất giao dịch mà khơng có thắc mắc hay ý kiến gì<small>7</small>.

25. <i>Ngồi ra, theo đúng cam kết tại Điều 5.1.(e) HĐMBCP: “nếu vào bất kỳ thời </i>

<i>điểm nào mà cam đoan đó khơng cịn đúng và chính xác, Cơng ty sẽ ngay lập tức thơng báo cho Bên mua bằng văn bản”, Hotu đều thông báo cho Moonshine ngay </i>

khi có thay đổi xảy ra. Đối với thay đổi trong BCTC, Ban kiểm soát của Hotu đã ngay lập tức gửi báo cáo cho Moonshine khi phát hiện ra sai lệch. Đối với thay đổi về ưu đãi thuế, Hội đồng quản trị của Hotu báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

<b>II.3. Hotu được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Moonshine không gửi thông báo yêu cầu bồi thường thiệt hại tới Hotu trong thời gian hợp lý theo quy định hợp đồng </b>

26. Nếu HĐTT cho rằng Hotu cam đoan và bảo đảm sai thì Hotu vẫn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thời gian Moonshine gửi thông báo yêu cầu bồi

<i><b>thường thiệt hại không đáp ứng được điều kiện “hợp lý”. </b></i>

27. <i>Theo Điều 7.(b).(i) HĐMBHH, “Bên Bồi thường sẽ không phải bồi thường cho </i>

<i><b>Bên được Bồi thường … trừ khi yêu cầu được Bên được Bồi thường đưa ra bằng </b></i>

<i><b>văn bản trong một thời gian hợp lý sau ngày Bên được Bồi thường biết được về </b></i>

<i><b>Vi phạm”. </b></i>

28. Khoảng thời gian hợp lý sẽ được giải thích theo ý chí của các bên trong tồn bộ q trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng<small>8 </small>do HĐMBCP không

<i><b>quy định cụ thể thế nào là thời gian hợp lý. Theo đó, thời gian hợp lý để Bên bán </b></i>

chịu trách nhiệm do cam đoan và bảo đảm sai phải là khoảng

<i><b>thời gian kịp thời </b></i>

để

kiểm tra và thẩm định lại tính chính xác của cam đoan và bảo đảm, đưa ra

<i><b>cách giải quyết hợp lý và nhanh chóng khắc phục hậu quả xảy ra. </b></i>

<small>7 Đoạn 4 Hồ sơ vụ việc </small>

<small>8 Điều 404.1 BLDS </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10

29. Moonshine gửi văn bản yêu cầu Hotu bồi thường thiệt hại sau 4 năm kể từ khi

<b>biết được về sự sai lệch trong cam đoan và bảo đảm. Đây không phải là một thời </b>

<i><b>gian hợp lý để Hotu khắc phục kịp thời những bất lợi có thể xảy ra đối với Moonshine cũng như để nhanh chóng kiểm tra lại tính đúng đắn của cam đoan, </b></i>

bảo đảm. Nói cách khác, thời gian yêu cầu bồi thường thiệt hại đã bị kéo dài một

<i><b>cách bất hợp lý. </b></i>

30. Vì vậy, Hotu được miễn trách nhiệm này do thông báo yêu cầu bồi thường thiệt hại được Moonshine gửi trong khoảng thời gian không hợp lý.

31. <i><b>Hotu cam kết sau 5 năm kể từ Ngày Hoàn tất sẽ nỗ lực tối đa tiến hành IPO để </b></i>

Moonshine hưởng IRR 12%/năm<small>9</small>. Nếu Hotu không thực hiện được nghĩa vụ này và Moonshine có yêu cầu thì ơng Bách sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần đã chuyển nhượng cho Moonshine<small>10</small>.

32. Ông Bách chỉ phải thực hiện nghĩa vụ mua lại cổ phần khi Hotu không thể thực

<i><b>hiện được cam kết nỗ lực tối đa. Trên thực tế, Hotu chỉ đạt IRR 8%/năm nhưng </b></i>

Hotu đã thực hiện trong mọi khả năng và bằng tất cả năng lực của mình. Do đó, Hotu khơng vi phạm Cam kết IPO dẫn đến không phát sinh điều kiện buộc ông

<i><b>Bách mua lại số cổ phần. </b></i>

33. Trong trường hợp HĐTT xác định Hotu vi phạm cam kết thì ơng Bách vẫn khơng phải thực hiện nghĩa vụ mua lại cổ phần vì có sự xuất hiện của Covid 19. Covid 19 đáp ứng đủ các điều kiện để được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản<small>11</small><b>: </b>

33.1. Covid là nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng vì nó chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào ngày 23/01/2020<small>12</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

11

33.2. Tại thời điểm giao kết HĐMBCP, các bên không thể lường trước về sự xuất hiện của Covid;

33.3. Nếu như Bị đơn biết trước về sự thay đổi hồn cảnh do Covid thì đã không cam đoan mức IRR 12%/năm hoặc sẽ thỏa thuận khác về thời hạn tiến hành IPO;

33.4. Nếu tiếp tục thực hiện HĐMBCP mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp đồng thì ơng Bách sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng. Cụ thể, ông Bách sẽ phải mua lại tồn bộ số cổ phần của Ngun đơn tại Cơng ty với mức IRR 12% trong khi mức IRR thực tế chỉ là 8%. Điều này đồng nghĩa với việc ông Bách phải chịu khoản thiệt hại tương đương 11 tỉ đồng. Mức chênh lệch

<i><b>này đủ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho ơng Bách khi nó chiếm gần 30% </b></i>

tổng giá trị HĐMBCP.

33.5. Hotu và ơng Bách đã áp dụng mọi biện pháp có thể nhưng thiệt hại xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát. Covid xảy ra khiến nhu cầu mua bất động sản giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lãi suất của Công ty. Mức định giá IPO ngồi phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thì cịn bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế vĩ môvà môi trường ngành. Vào thời điểm Covid, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng<small>13</small> với sự suy yếu của hầu hết các lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Đây là tình hình khách quan nên thiệt hại xảy ra nằm ngồi tầm kiểm sốt của Hotu và ơng Bách. Từ đó, mức định giá IPO cũng bị giảm dẫn đến IRR không được như mức kỳ vọng.

34. Để đảm bảo quyền lợi của mình, Hotu đã đã nỗ lực và thiện chí trao đổi qua thư điện tử với Moonshine để yêu cầu sửa đổi HĐMBCP cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng các Bên chưa đi đến được thỏa thuận chung.

<small> </small>

</div>

×