Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.19 KB, 108 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỞ ĐẦU...1</b>
<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...20</b>
1.1. Thao tác hóa khái niệm...20
1.2. Lý thuyết áp dụng...24
Tiểu kết chương 1...29
<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜICAO TUỔI TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI HIỆN NAY...30</b>
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu...30
2.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Đông Anh...34
2.3. Thực trạng tiếp cận dịch vụ khám/chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện Đông Anh, Hà Nội...51
Tiểu kết Chương 2...62
<b>CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬNDỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI...64</b>
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học xã hội người cao tuổi ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh...64
3.2. Tình trạng sức khỏe người cao tuổi ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh...75
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">NCT: Người cao tuổi
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><small>Bảng 2.2. Tình trạng sức khỏe thể chất của NCT theo độ tuổi (%)...35</small>
<small>Bảng 2.3. Tình trạng sức khỏe tinh thần của NCT theo độ tuổi (%)...37</small>
<small>Bảng 2.4. Tình hình bệnh tật của NCT (%)...38</small>
<small>Bảng 2.5. Lý do NCT không đi khám sức khỏe định kỳ năm qua (%)...41</small>
<small>Bảng 2.6. Lý do NCT tại địa bàn khảo sát chọn cơ sở y tế để đi...42</small>
<i><small>Bảng 2.7. Đánh giá mức độ hài lòng của NCT dịch vụ khám sức khỏe định kỳ (%)...44</small></i>
<small>Bảng 2.8. Thông tin và kiến thức về CSSK NCT quan tâm nhất (%)...45</small>
<small>Bảng 2.9. Đánh giá của NCT về tính hữu ích của hoạt động, chương trình tư vấnCSSK cho NCT tại địa bàn khảo sát (%)...47</small>
<small>Bảng 2.10. Lựa chọn của NCT tại địa bàn khảo sát về nơi khám/chữa bệnh mãn</small>
<i><small>Bảng 2.14. Hỗ trợ, ưu tiên dành cho NCT khi đi KCB cấp tính/nghiêm trọng (%)...58</small></i>
<small>Bảng 2.15. Đánh giá sự hài lòng của NCT về dịch vụ...58</small>
<small>KCB cấp tính/nghiêm trọng (%)...58</small>
<small>Bảng 2.16. Lý do NCT khơng có thẻ BHYT (%)...60</small>
<small>Bảng 2.17. Nơi đăng ký BHYT ban đầu của NCT (%)...61</small>
<small>Bảng 2.18. Sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB (%)...61</small>
<small>Bảng 3.1. Sự khác biệt về nhóm tuổi của NCT ảnh hưởng đếnsố lượng bệnh mãntính (%)...64</small>
<small>Bảng 3.2. Sự khác biệt về nhóm tuổi của NCT ảnh hưởng đến thông tin và kiến thứcvề CSSK mà NCT quan tâm (%)...65</small>
<small>Bảng 3.3. Sự khác biệt về nhóm tuổi của NCT ảnh hưởng đến số lần đi KCB trongnăm vừa qua (%)...66</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><small>Bảng 3.8. Khác biệt về giới trong số lần đi KCB trong năm vừa qua (%)...69Bảng 3.9. Khác biệt về giới trong cách chữa bệnh thơng thường (%)...69Bảng 3.10. Sự khác biệt giữa trình độ học vấn vớicách chữa bệnh thông thường (%)70Bảng 3.11. Sự khác biệt về trình độ học vấn với sử dụng BHYTvào KCB (%)...71Bảng 3.12. Sự khác biệt về trình độ học vấn với sử dụng BHYT vào điều trị bệnh lâudài (nằm viện)...72Bảng 3.13. Sự khác biệt giữa thu nhập với sử dụng BHYT vào KCB...73Bảng 3.14. Sự khác biệt giữa NCT sống cùng/không sống cùng con cháu với việc tiếpcận kiến thức CSSK qua tivi (%)...74Bảng 3.15. Sự khác biệt giữa sức khỏe thể chất với việc quan tâm đến các thông tinCSSK cho NCT (%)...75Bảng 3.16. Sự khác biệt giữa tình trạng sức khỏe thể chất và kiến thức...76Bảng 3.17. Sự khác biệt giữa sức khỏe thể chất và tham gia các hoạt động CSSK ở dịaBảng 3.21: Mơ hình 1 hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ các đặc điểm sức khỏeNCT với số lần đi KCB trong năm vừa qua...80</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người luôn là trung tâm, trong đó sức khỏe là nguồn vốn quý giá nhất của mỗi người và của toàn xã hội. Do đó, đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu là mục tiêu của các nước đang phát triển. Tuyên bố năm 1978 của Alma Ata nhấn mạnh rằng tiếp cận các dịch vụ y tế (DVYT) được coi là quyền con người nhằm chăm sóc sức khỏe (CSSK) cá nhân và duy trì sức khỏe tốt về thể chất, tinh thần và xã hội. Điều 38 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh” [42]. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng có các điều khoản nhằm bảo đảm mọi người được tiếp cận các dịch vụ CSSK ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các DVYT chất lượng cao, hướng tới cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.
Hiện nay, người cao tuổi (NCT) trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Theo kết quả Điều tra dân số và Nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, năm 1989 tỷ trọng của nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên là 4.7% và tăng lên đến 7.7% vào năm 2019; chỉ số già hóa trong giai đoạn này cũng tăng 2,6 lần, từ 18.2% lên 48.8%; điều này cho thấy xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh trong hơn ba thập kỷ qua và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới [38]. Việt Nam vừa mới bước vào giai đoạn dân số vàng đã phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số, chính thức bước vào giai đoạn này từ năm 2011, nhanh hơn 6 năm so với dự báo và chỉ mất khoảng 20 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn cấu trúc dân số già [39].
“Già hóa dân số là một thành tựu xã hội to lớn của nhân loại và của mỗi quốc gia trong việc nỗ lực kéo dài tuổi thọ của con người” [40]. Bên cạnh là thành cơng của nhân loại, già hóa dân số nhanh sẽ gây ra nhiều thách thức cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">cơ sở hạ tầng và các dịch vụ an sinh xã hội. Dân số già sẽ đi đôi với việc nhà nước phải chi tiêu nhiều hơn cho CSSK, hưu trí, trợ cấp xã hội, nhu cầu đối với các dịch vụ cộng đồng cho NCT,... Trong khi đó, thời gian để Việt Nam chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng ngắn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia khơng kịp đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, phần lớn NCT đều mắc bệnh mãn tính khơng lây truyền như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, thối hóa khớp, lỗng xương, sa sút trí tuệ,... đây là những bệnh mất nhiều thời gian điều trị và phải điều trị suốt đời. Trung bình 1 NCT Việt Nam mắc 3 bệnh. Trong khi đó, năm 2019, Việt Nam có khoảng 42.2% NCT có thu nhập thơng qua các chính sách của Nhà nước gồm: 1.8 triệu NCT được trợ cấp xã hội hằng tháng, 1.4 triệu NCT hưởng chế độ người có cơng với cách mạng, gần 2 triệu NCT đang hưởng lương hưu và chế độ bảo trợ xã hội hằng tháng [41]. Như vậy, gần 60% NCT khi về già khơng có thu nhập, sống phụ thuộc vào con cái. Vì vậy, NCT đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là tiếp cận với dịch vụ CSSK, dịch vụ DVYT.
Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đơ thị hóa và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, người dân trong huyện có điều kiện để chăm lo đến sức khỏe của bản thân hơn, nhất là nhu cầu muốn được tư vấn, cung cấp kiến thức, CSSK định kỳ. Nhiều hoạt động, chương trình chính sách CSSK của chính quyền dành cho người dân, đặc biệt là NCT đã được ban hành, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện, khoảng 70% NCT là nông dân và làm nông nghiệp, không có tích lũy vật chất, chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Do đó, việc biết đến và sử dụng các DVYT của NCT vẫn còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu
<i><b>“Tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay (Nghiên cứutrường hợp tại huyện Đơng Anh, Hà Nội)” để tìm hiểu thực trạng tiếp cận</b></i>
DVYT và những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVYT của NCT ở
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">nông thôn tại huyện Đông Anh. Kết quả nghiên cứu góp một phần vào tư vấn, đề xuất các giải pháp tích cực cho việc tiếp cận DVYT của NCT tại huyện Đơng Anh.
<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>
<i><b>2.1. Thực trạng tiếp cận DVYT của NCT</b></i>
Nghiên cứu về tiếp cận DVYT là một hướng nghiên cứu quan trọng, được xem là chỉ số đánh giá chất lượng và sự tiến bộ của hệ thống y tế. Chủ đề này đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này mới được tập trung nghiên cứu khoảng gần hai thập kỷ trở lại đây. Một số hướng nghiên cứu chính về thực trạng tiếp cận DVYT được tổng quan dưới đây.
<i><b>Báo cáo nghiên cứu “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và tháchthức”, đã đưa ra những quan điểm liên quan đến chăm sóc y tế cho NCT trong</b></i>
đó có việc tiếp cận DVYT có chất lượng của NCT. Báo cáo nhấn mạnh đến việc NCT phải được tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc y tế, có khả năng chi trả và đáp ứng nhu cầu của bản thân nhằm giúp NCT nhận thức quyền được hưởng đời sống thể chất và tinh thần có chất lượng cao. Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ CSSK, phòng ngừa, điều trị lâu dài. Hoạt động cải thiện sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh và điều trị bệnh là những hoạt động CSSK hàng ngày nhằm giúp NCT có cuộc sống lành mạnh, tránh xa bệnh tật. Vì vậy, cần có các chính sách nhằm tăng cường lối sống khỏe mạnh cho NCT. Bên cạnh đó, cần tập trung đào tạo cho đội ngũ cán bộ, những cán bộ CSSK cho NCT nhằm đảm bảo những cán bộ làm việc với NCT được tiếp cận thơng tin và có trình độ chun mơn chất lượng cơng tác chăm sóc NCT. [3]
<i><b>Kết quả nghiên cứu “Thực trạng và thách thức của y tế cho người caotuổi trên tại Nhật Bản” của tác giả Yutaka Kajiwara cho thấy: vấn đề già hóa</b></i>
dân số hiện nay ở Nhật Bản đang là một trong những thách thức lớn, gây sức ép lên hệ thống y tế, an sinh xã hội ở quốc gia này. Theo đó, tác giả đã sơ lược về chế độ chăm sóc y tế của Nhà nước đối với NCT: người trên 75 tuổi phải tự chi trả 10% tổng chi phí KCB, từ 70 đến 74 tuổi tự chi trả 20% tổng chi phí KCB.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Ngồi ra, nghiên cứu cũng đưa ra mơ hình CSSK trong tương lai, đó là: phân bổ lại chức năng của các loại phòng bệnh, các bệnh viện sao cho phù hợp với nhu cầu, mong muốn của NCT; thúc đẩy mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ sở chăm sóc y tế, cán bộ địa phương, gia đình và NCT; để từ đó có thể gây dựng được một hệ thống dịch vụ chăm sóc y tế, CSSK một cách có hiệu quả, năng suất và chất lượng cao. [35]
<i><b>Kết quả nghiên cứu “Tình trạng sức khỏe và việc sử dụng các dịch vụ ytế ở người cao tuổi Hàn Quốc” cung cấp thơng tin về tình trạng sức khỏe và</b></i>
các yếu tố dự báo về việc sử dụng các dịch vụ y tế ở những NCT Hàn Quốc. Qua phân tích hồi quy logistic, nghiên cứu này chỉ ra rằng nhiều NCT nữ (29,3%) hơn NCT nam (14,5%) đánh giá sức khỏe của họ là kém hoặc rất kém. Ngồi ra, nghiên cứu cịn phát hiện phụ nữ Hàn Quốc lớn tuổi ít có khả năng sử dụng các DVYT, dịch vụ CSSK hơn những người khác. Cụ thể hơn, nam giới có xu hướng đi khám bác sĩ nhiều hơn phụ nữ. Họ cũng có khả năng đã sử dụng y học cổ truyền của Hàn Quốc cao gấp hai lần so với phụ nữ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố nhu cầu liên quan đến sức khỏe, ủy quyền cho nhu cầu (tuổi, giới tính) và thu nhập quyết định việc sử dụng các dịch vụ y tế. [36]
<i><b>“Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chi tiêu chăm sóc sức khỏecủa người cao tuổi Nepal” của tác giả Sabnam Acharya (2019) cùng cộng sự</b></i>
là một trong những nghiên cứu có nhiều phát hiện mới về chủ đề này. NCT tham gia nghiên cứu mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp (37,7%), viêm dạ dày (28,4%), hen suyễn (25,4%) và viêm khớp (23,4%) được báo cáo trong quá khứ 12 tháng nhưng chỉ 70% đến cơ sở y tế. Một tỷ lệ đáng chú ý (30%) người tham gia đã khơng sử dụng các DVYT mặc dù có vấn đề về sức khỏe. Tỷ lệ sử dụng DVYT ngoại trú và nội trú là 87,5% và 14,6%. Tỷ lệ sử dụng các cơ sở y tế tư nhân (56,4%) cao hơn so với việc sử dụng các cơ sở y tế của chính phủ (35,7%). Dân tộc, tình trạng hơn nhân, thu nhập hàng năm cao hơn, hiểu biết về bảo hiểm xã hội và bệnh đa tật có liên quan đến tỷ lệ sử dụng các dịch vụ y tế cao hơn. Những người tham gia thuộc nhóm dân tộc đặc quyền, có thu nhập
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hộ gia đình cao hơn, đi khám tại các cơ sở y tế tư nhân và mắc nhiều bệnh có mức chi tiêu cho y tế cao hơn đáng kể. [34]
<i><b>Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụxã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại cácvùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” của Bộ Lao động - Thương binh và</b></i>
Xã hội (2011-2012) đã chỉ ra rằng: Chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản đã có, những tổ chức cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập; hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản ở vùng dân tộc thiểu số còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Người nghèo tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội từ các chính sách, chương trình giảm nghèo. Ngồi ra, tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo ở hai vùng trên còn rất hạn chế. Tuy BHYT và KCB miễn phí đã được bao phủ gần 100% người nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đầu tư hệ thống DVYT và đội ngũ y bác sĩ được ưu tiên quan tâm nhưng cơ sở hạ tầng, cán bộ y tế ở những nơi này còn thiếu và kém cả về số lượng và chất lượng; công tác CSSK ban đầu vẫn còn nhiều khoảng cách với người dân. Đặc biệt, ý thức và nhận thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, điều trị và chữa bệnh của người nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa cao. Một bộ phận NCT dân tộc thiểu số vẫn giữ phong tục tự chữa bệnh không khoa học như chữa bệnh bằng lá rừng, cúng bái hoặc xin thuốc thầy lang khiến cho bệnh càng trầm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. [2]
<i><b>Nghiên cứu “Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội” của</b></i>
PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội (2011) đã phân tích làm rõ về thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nghèo Hà Nội, từ đó đánh giá cơ hội khai thác những tiềm lực về y tế. Bài viết hướng đến bàn luận về thực trạng sử dụng BHYT của người nghèo trong những năm gần đây. Độ che phủ BHYT ở toàn thành phố rất cao do có 60% số người nghèo, người tàn tật, người có hồn cảnh khó khăn được phát thẻ bảo hiểm y tế, 40% còn lại được các quận, huyện cân đối ngân sách và vận động các nguồn kinh phí khác để mua. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt ở mức lý
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">tưởng nhưng người nghèo hiếm khi sử dụng bảo hiểm y tế trong KCB. Từ đó, tác giả đã rút ra nghịch lý trong việc KCB có sử dụng BHYT của người nghèo là khi bị đau ốm, quyết định của người nghèo về việc có chữa trị hay khơng, đến bệnh viện nào, lựa chọn hình thức KCB nào là xuất phát từ yếu tố kinh tế chứ không phải là yếu tố sức khỏe. [32]
Một nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ CSSK NCT tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy khi mắc bệnh, NCT có xu hướng tự điều trị khi mắc bệnh thông thường (30,67%), chọn trạm y tế khi mắc bệnh cấp tính và bệnh viện tỉnh khi mắc bệnh mãn tính (32,76%). Lựa chọn sử dụng các DVYT của NCT chủ yếu là do con cháu, gần nhà và ít tốn kém. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện ra sự khác biệt trong việc tiếp cận với các DVYT của NCT dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác [26]. Trong khi người Kinh chủ yếu chọn các cơ sở y tế Nhà nước làm nơi điều trị thì NCT dân tộc thiểu số chủ yếu tự điều trị bằng các phương thuốc dân gian. Kết quả này cũng phù hợp với số liệu rút ra từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuân Trang tại Buôn Ma Thuột. [26]
Tác giả Hoàng Trung Kiên (2014) khi nghiên cứu về nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của NCT và thử nghiệm mơ hình can thiệp cộng đồng đã chỉ ra một số căn bệnh NCT hay gặp phải cũng như nhu cầu CSSK của NCT là rất lớn. NCT có nhu cầu được CSSK tồn diện cả về thể chất và tinh thần; nguyện vọng chủ yếu của NCT là được KCB với chi phí phải chăng, được cung cấp thơng tin về phịng bệnh, CSSK. Mơ hình can thiệp chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho NCT tại cộng đồng góp phần giảm tải tại bệnh viện và NCT tự trang bị cho mình kiến thức chăm sóc sức khỏe cần thiết. [15]
Nghiên cứu về NCT tại xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã phân tích và làm rõ khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK tại địa phương. Kết quả khảo sát chỉ ra khả năng tiếp cận các hoạt động CSSK NCT tại địa phương khoảng 75% NCT, số còn lại chỉ được con cháu hỏi thăm qua loa, ốm đau tự mình lo. Khi đau ốm phần đơng NCT có thẻ BHYT ra ngồi trạm y tế khám và
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">mua thuốc vì NCT được khám và cấp thuốc miễn phí. Nhưng chỉ là khám và chuẩn đoán sơ qua của bác sĩ, thuốc được phát là những loại thuốc thông dụng. Khi ốm đau nặng hơn thì NCT đến bệnh viện huyện, tỉnh hoặc lên bệnh viện TW để chữa trị. Đa phần những NCT trong gia đình con cái khá giả hoặc có lương hưu thì thường xun đi khám sức khỏe định kỳ, cịn lại những NCT khơng có điều kiện kiểm tra sức khỏe hoặc đi khám xét. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các hoạt động tư vấn và CSSK tinh thần của NCT tại xã vẫn chưa được xem trọng. [6]
<i><b>Đề tài “Đánh giá của người cao tuổi về chính sách và việc thực hiệnchính sách chăm sóc sức khỏe người dân ở nông thôn hiện nay” đã cung cấp</b></i>
những số liệu thống kê rất đa dạng và phong phú về NCT tại địa bàn nghiên cứu. NCT trên địa bàn xã Hưng Hòa hiện nay đều mắc cả các bệnh mãn tính lẫn bệnh thơng thường. Họ có nhu cầu CSSK cao nhưng việc CSSK cho NCT hiện nay ở các cơ sở y tế của mang tính thụ động. Dù tỷ lệ NCT được hưởng chính sách phổ biến kiến thức giúp nâng cao kỹ năng phòng chữa bệnh và tự CSSK khá cao xong NCT vẫn đánh giá chất lượng hoạt động này chỉ nằm ở mức trung bình do nội dung tuyên truyền chỉ là những hoạt động hướng dẫn các bài tập thể dục phù hợp cho NCT; nhận biết và phòng tránh các loại bệnh thông thường chứ chưa hỗ trợ được NCT trong việc điều trị hoặc phịng các bệnh mãn tính. Chính sách KCB định kỳ được trạm y tế xã Hưng Hòa phối hợp với các bệnh viện tuyến trên để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT với mức độ là 1 lần/năm. Có 62% NCT quan tâm và tham gia hoạt động này. Tuy nhiên NCT vẫn đánh giá chất lượng hoạt động này chỉ ở mức trung bình vì trên thực tế hoạt động KCB định kỳ cho NCT xã Hưng Hòa chưa đáp ứng đủ cho việc nâng cao chất lượng CSSK của NCT do việc liên hệ phối hợp với các bệnh viện tuyến trên cịn chậm. NCT cũng khơng được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại trạm y tế xã. [16]
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân (2019) đã tái hiện một bức tranh sinh động về thực trạng CSSK của NCT. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra những phát hiện thú vị cho thấy nhận thức, hành vi CSSK của NCT. Đa số NCT tự đánh giá sức khỏe của mình đang ở mức bình thường,
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">tỷ lệ NCT tự cho rằng sức khỏe của mình ở mức yếu khơng cao, chỉ có khoảng 15,5%. So với những người cùng tuổi, cùng giới tính, đa số NCT đánh giá sức khỏe của mình ở mức ngang bằng nhau. Tỷ lệ đăng ký khám sức khỏe định kỳ vẫn còn thấp, chỉ có chưa đến 1/4 NCT trong nghiên cứu đã tham gia khám sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ này thấp là do NCT cảm thấy chưa cần thiết phải khám sức khỏe định kỳ và do chưa có đủ điều kiện về kinh tế. NCT chủ yếu khám sức khỏe định kỳ ở bệnh viện tuyến huyện vì tin tưởng chất lượng dịch vụ y tế và đi lại thuận tiện. Khi gặp vấn đề về sức khỏe, đa số NCT đến khám bệnh ở bệnh viện tuyến huyện, sau đó là trạm y tế, tiếp đến là tự ra hiệu mua thuốc. Tỷ lệ NCT có đăng ký khám BHYT khá cao, khoảng 95%. NCT chủ yếu đăng ký BHYT ở trạm y tế xã. Một bộ phận NCT cảm thấy không cần thiết phải sử dụng thẻ BHYT, một bộ phận khác lo sợ dùng BHYT sẽ không được sử dụng thuốc tốt. [31]
<i><b>2.2. Các nghiên cứu phân tích các yếu tố xã hội tác động đến tiếp cậndịch vụ y tế</b></i>
Trước thực trạng về tiếp cận các DVYT như vậy, nổi lên một số phân tích và nhận định về các yếu tố tác động đến việc tiếp cận DVYT của những nhóm xã hội.
<i>- Ảnh hưởng của cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ y bác sĩ, chất lượngKCB tới tiếp cận DVYT</i>
Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2011- 2012 của PGS. TS Nguyễn Bá Ngọc
<i><b>“Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhómngười nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương đặc biệt là tại các vùng sâu, vùngxa, vùng dân tộc thiểu số” đã đưa ra những phát hiện thú vị khi cho thấy thể chế</b></i>
chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến tiếp cận KCB có sử dụng BHYT của người dân. Từ góc độ cung ứng dịch vụ, những khó khăn về cơ cấu tổ chức, nhân lực, trang thiết bị y tế, thuốc men đã làm hạn chế dịch vụ kỹ thuật và chất lượng khám chữa bệnh của tuyến cơ sở. Ngoài ra, người dân ở vùng dân tộc thiểu số và ở các vùng sâu, vùng xa đưa ra một số những khó khăn khác như thủ tục phiền hà, phương thức chi trả, thanh toán KCB bằng BHYT cịn bất cập, dẫn đến kìm
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">hãm sự phát triển các kỹ thuật mới khiến quyền lợi của người dân bị hạn chế, làm giảm sút niềm tin của người dân vào y tế cơ sở và các lợi ích của KCB có sử dụng BHYT. [2]
Cơ sở y tế, năng lực khám chữa bệnh của đội ngũ y bác sĩ là những yếu tố
<i><b>chính được chỉ ra trong đề tài nghiên cứu “Năng lực y tế cơ sở trong việc đápứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Thanh Hóa” năm 2017 của</b></i>
tác giả Nguyễn Thị Hoài An. Cơ sở y tế hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân, các phòng ban như quầy thuốc, phòng tiêm ngừa, phịng hành chính, phịng nghỉ… đều dùng chung 1 phịng. Tỷ lệ cán bộ qua đào tạo Đại học là 29% còn lại là Cao đẳng và dạy nghề cho thấy sự thiếu hụt trong đội ngũ y bác sĩ có chun mơn. Năng lực KCB của đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở y tế được người dân đánh giá không tốt thể hiện qua 54.2% người dân cho rằng năng lực đội ngũ y bác sĩ ở mức trung bình và có đến 32.6% người dân đánh giá rằng không tốt. Về phương tiện, trang thiết bị của cơ sở y tế có 22.9% người dân chọn còn thiếu và 34.3% trả lời rằng tạm đủ. Bệnh nhân đánh giá quy trình đến khám bệnh rất lâu và khám bệnh qua loa. Đó chính là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận của người dân với các DVYT và nhu cầu khám chữa bệnh.[1]
<i>* Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu xã hội tới tiếp cận DVYT</i>
<i><b>Kết quả nghiên cứu “Rào cản đối với việc chăm sóc sức khỏe người caotuổi ở Nhật Bản” của tác giả Chiyoe Murata cùng các cộng sự đã thể hiện rằng</b></i>
thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiếp cận các DVYT, dịch vụ CSSK của NCT. Kết quả khẳng định rằng đối tượng NCT ở nhóm có thu nhập thấp có tình trạng sức khỏe kém hơn so với nhóm thu nhập trung bình hoặc cao nhưng họ không đi khám sức khỏe thường xun và có nhiều khả năng hỗn hoặc ngừng nhận CSSK. Ngoài ra, khoảng cách và phương tiện đi lại cũng là một rào cản lớn đối với việc tiếp cận DVYT. Khảo sát của nghiên cứu cho thấy 15,8% đối tượng NCT có thu nhập thấp cho biết khoảng cách là lý do so với chỉ 9,2% đối tượng thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, 13,9% đối tượng NCT có thu nhập thấp cũng nêu vấn đề là phương tiện đi lại tương ứng với 6,9% và 7,2% người cao tuổi có thu nhập trung bình trở lên. [33]
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Một loạt các yếu tố có liên quan đến việc sử dụng các DVYT của NCT tại
<i><b>Iran đã được đưa ra trong nghiên cứu “Rào cản người cao tuổi sử dụng dịch vụy tế”. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố liên quan đến khuynh hướng (ví dụ:</b></i>
tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, dân tộc), khả năng (ví dụ: thu nhập, bảo hiểm, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, mạng xã hội, hỗ trợ xã hội) và nhu cầu (ví dụ như mắc bệnh mãn tính, tình trạng sức khỏe tự đánh giá, mức độ bệnh, số bệnh, khuyết tật, lối sống khơng lành mạnh) theo mơ hình hành vi sử dụng DVYT của Andersen. [37]
Tác giả Ma Thu Thủy năm 2016 trong luận văn thạc sĩ Xã Hội học của
<i><b>mình đã nghiên cứu “Tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tạiHà Nội” với một đối tượng nhạy cảm và đặc thù thì các yếu tố tác động chính</b></i>
đến hành vi tiếp cận các dịch vụ CSSK là vị trí địa lý, sự thụ động trong việc bị lây nhiễm và sự kỳ thị từ chính người chồng/bạn tình. Khoảng cách địa lý như nhà xa, phương tiện đi lại không thuận lợi sẽ khiến các bệnh nhân khó đến lấy thuốc đúng ngày hẹn được. Đó chính là những yếu tố rào cản tác động đến sự khó khăn trong tiếp cận các DVYT của phụ nữ bị nhiễm HIV. [23]
<i><b>Luận án thạc sĩ xã hội học “Những yếu tố tác động đến việc tiếp cậndịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị” của Phan Thị Thúy Hà năm 2015 nghiên</b></i>
cứu tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đã cho thấy một bức tranh sinh động khi phân tích. Với khách thể nghiên cứu là các hộ nghèo đề tài đã chỉ ra các yếu tố chính tác động đến tiếp cận DVYT là kinh tế hộ gia đình, chi phí cho y tế, thực trạng và quan niệm của hộ nghèo về bệnh tật và các chính sách về y tế. Ngồi ra, kinh tế là một yếu tố quan trọng có tác động lớn đến việc tiếp cận DVYT của hộ nghèo. Khi không ốm đau, điều kiện kinh tế hạn hẹp đã hạn chế việc cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế việc việc tiếp cận với các dịch vụ phòng chống và CSSK. Khi bị bệnh, cũng chính điều kiện kinh tế hạn hẹp đã cản trở việc tiếp cận với các dịch vụ khám, dịch vụ chữa và dịch vụ thuốc; làm hạn chế khả năng tiếp cận với các DVYT tuyến trên hay DVYT tư nhân theo mong muốn của chính hộ nghèo. Bên cạnh đó, thẻ BHYT có tác động rất lớn tới
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">việc tiếp cận DVYT của họ, hộ nghèo phần lớn lựa chọn các DVYT có dùng thẻ BHYT trong quá trình KCB. [7]
Cũng nghiên cứu tiếp cận ở một nhóm đối tượng đặc thù khác luận văn
<i><b>tiến sĩ “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nơngthơn vào thành phố” của Nguyễn Như Trang cũng có những nét tương đồng.</b></i>
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố chủ yếu là do chính sách BHYT, sự khác biệt về văn hóa giữa nơng thơn và thành thị, sự khó khăn về kinh tế (thu nhập, điều kiện sống). Theo phân tích của tác giả, chính sách BHYT được đánh giá là có ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của nhóm dân số này. Tuy nhiên, luật BHYT đã có nhiều sửa đổi về điều kiện tham gia BHYT, nơi KCB, kinh phí chi trả, tạo điều kiện tăng độ bao phủ BHYT và tăng tỷ lệ người nhập cư tiếp cận và sử dụng các DVYT tại đô thị. Đặc biệt, khi mắc các bệnh thông thường hoặc bệnh nhẹ, người nhập cư vẫn có thói quen tự điều trị, tự mua thuốc mà không đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Ngoài ra, tâm lý e ngại và xem thường sức khỏe đã ảnh hưởng đến hành vi tích cực trong chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ sở y tế để điều trị bệnh tật. Điều này có thể có những tác động tiêu cực và lâu dài khi người lao động tuổi cao, sức khỏe suy giảm và có nhiều bệnh tích lũy. [28]
<i><b>“Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ di cưđến từ các khu công nghiệp hiện nay” đề tài tiến sĩ Xã hội học của Nguyễn</b></i>
Văn Hùng năm 2019 đã chỉ ra những yếu tố tác động đến rào cản cho lao động trẻ em di cư tại các khu công cộng là những vấn đề thuộc về đời sống thực tiễn như: cơ sở hạ tầng (như nhà ở, đường xá, phương tiện đi lại, các trung tâm cung cấp dịch vụ còn yếu kém), mức lương thu thập và giá cả sinh hoạt khơng tương thích, thời gian làm việc thất thường, khơng ổn định, chưa có sự kết hợp giữa tổ chức cơng đồn, chính quyền địa phương và các chủ doanh nghiệp, các thủ tục hành chính nhất là việc đăng ký và nhập hộ khẩu cịn phiền hà, phức tạp...Bên cạnh đó đề tài cũng chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình chuyển đổi từ lối sống công nông nghiệp cổ truyền sang lối sống công nghiệp và hiện đại khi họ
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">chủ yếu xuất thân từ các làng xã, mang theo lối sống của làng xã, họ chưa quen với lối sống và tác phong của công nghiệp, làm bất cứ điều gì cũng bị chi phối bởi các thói quen tập tục của làng xã như tiếp cận thông tin từ mạng lưới xã hội quen thuộc là gia đình, người thân, bạn bè hay trong việc lựa chọn các biện pháp tránh thai. [12]
<i><b>Luận văn tiến sĩ Xã hội học “Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám,chữa bệnh bảo hiểm y tế ở tuyến cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng” nghiên cứu</b></i>
trường hợp tại Hải Dương và Bình Định tập trung vào phân tích khả năng tiếp cận dịch vụ KCB có sử dụng BHYT ở tuyến cơ sở của người dân. Tỷ lệ bao phủ BHYT ở Hải Dương và Bình Định tương đối cao nhưng có khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học cá nhân như tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế và khu vực sống. Nghiên cứu cịn phát hiện người dân có xu hướng sử dụng DVYT của khu vực tư nhân nhiều hơn công lập. Cũng như kết quả của một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này chỉ ra tuy mức độ bao phủ BHYT cao nhưng với việc người dân sử dụng BHYT trong KCB còn thấp, chỉ chiếm khoảng hơn 1/3 số người sử dụng. Cơ sở y tế công lập được người dân lựa chọn chủ yếu khi đi KCB là trạm y tế xã và bệnh viện huyện. Khi đi khám ở những cơ sở này, đại bộ phận người dân đều sử dụng dịch vụ KCB có sử dụng BHYT. Với những người sử dụng BHYT trong KCB, mức độ đánh giá hài lịng rất cao, vì những lý do như được chi trả một phần viện phí, chất lượng dịch vụ tốt, y bác sĩ có trình độ cao và khoảng cách vị trí thuận tiện cho KCB. Những phân tích, lý giải phát hiện của đề tài đã giúp cho nhóm nghiên cứu có những hiểu biết chung về lĩnh vực này để có thể áp dụng vào nghiên cứu của mình. [4]
<i><b>Bài viết “Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe của ngườicao tuổi hộ cận nghèo vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh” đã tập trung</b></i>
phân tích thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK của NCT hộ cận nghèo vùng ven đô TPHCM. Theo kết quả tại địa bàn khảo sát NCT hộ cận nghèo đang bị bệnh và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các DVYT. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tiếp cận dịch vụ CSSK của NCT tại vùng ven đơ thành phố Hồ Chí Minh là hạn chế về điều kiện kinh tế; bên cạnh
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">đó là các hạn chế về chất lượng dịch vụ KCB tại địa phương, khoảng cách địa lý, tiếp cận thơng tin, trình độ học vấn thấp và việc ít tham gia các hoạt động xã hội bên ngồi là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc CSSK cho bản thân của những NCT hộ cận nghèo. [30]
<i><b>Kết quả nghiên cứu “Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế củangười cao tuổi ở nông thôn hiện nay” đã thể hiện rằng NCT vẫn cịn gặp nhiều</b></i>
khó khăn trong vấn đề tự CSSK cho bản thân vì nhiều lý do. Đầu tiên là sự thiếu hiểu biết về tình hình bệnh tật và tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ, phòng và điều trị bệnh mãn tính, bệnh cấp tính/nghiêm trọng. Thứ hai là do thủ tục KCB phức tạp đã khiến cho việc tiếp cận và sử dụng DVYT của NCT ở khu vực nơng thơn gặp nhiều khó khăn. Thứ ba là khó khăn vè kinh tế, việc sử dụng DVYT ở các tuyến khác nhau hiện nay vẫn bị ảnh hưởng bởi khả năng chi trả của NCT. Hầu hết, NCT ở nơng thơn có mức sống thấp và một bộ phận vẫn đang phải lao động để kiếm thêm thu nhập. Chính vì thế, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận và sử dụng các DVYT và dịch vụ CSSK của NCT ở nông thơn. [17]
Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu trên, có thể thấy các nghiên cứu đã được thực hiện trên nhiều đối tượng, lĩnh vực, thời gian, địa điểm khá đa dạng như bệnh viện (địa phương, huyện, trung ương), trung tâm y tế… trên nhiều đối tượng khác nhau: phụ nữ, người nghèo, trẻ em, NCT... Hầu hết các nghiên cứu sử dụng những chỉ báo để đo mức độ tiếp cận DVYT bao gồm các yếu tố: mức độ hiểu biết về DVYT, tần suất tham gia các dịch vụ, sự hài lòng với nhân viên y tế, đánh giá cơ sở vật chất bệnh viện,... ở mỗi nhóm đối tượng nghiên cứu đặc thù sẽ có những tác động khác nhau đến tiếp cận DVYT của họ. Đó là các nhóm yếu tố về thể chế, chính sách: các chính sách về y tế, bảo hiểm y tế; nhóm yếu tố về văn hóa: tập quán và thói quen chăm sóc sức khỏe, vấn đề về giới; nhóm yếu tố về kinh tế: thu nhập, chi phí kinh tế.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa có hệ thống nên việc so sánh sơ bộ về tiếp cận dịch vụ y tế ở các địa phương, các nhóm người vẫn cịn khó khăn. Các nghiên cứu trên đã có những phát hiện mới, những kết quả có ý nghĩa nhưng
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá chi tiết, đặc biệt với các nghiên cứu về tiếp cận DVYT của NCT hầu hết mới chỉ là các nghiên cứu cắt ngang hoặc một phần nhỏ trong đề tài. Do đó chưa đánh giá được khách quan mức độ tiếp cận các DVYT, mức độ hài lòng, nhu cầu của NCT về các DVYT để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị phù hợp.
<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>
<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>
Nghiên cứu hướng tới mục đích mơ tả thực trạng tiếp cận các DVYT của NCT tại huyện Đơng Anh, tìm hiểu một số các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận các DVYT của NCT, nguyên nhân của vấn đề. Kết quả nghiên cứu góp phần đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng DVYT cho NCT tại huyện Đông Anh nói riêng và NCT trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra trong đề tài, tác giả thực hiện
<i>Thứ ba, phân tích một số yếu tố xã hội tác động đến việc tiếp cận DVYT</i>
của NCT, lý giải vấn đề nghiên cứu từ góc độ tiếp cận xã hội học.
<i>Thứ tư, đưa ra các gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao mức độ tiếp cận</i>
DVYT của NCT trên địa bàn huyện Đơng Anh nói riêng và tồn thành phố Hà Nội nói chung.
<b>4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu</b>
<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>
Đề tài đi sâu nghiên cứu về tiếp cận DVYT của NCT tại huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay
<i><b>4.2. Khách thể nghiên cứu</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Khách thể nghiên cứu của đề tài là NCT sống tại xã Đông Hội và xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
<i><b>4.3. Phạm vi nghiên cứu</b></i>
- Phạm vi không gian: xã Đông Hội và xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2021 - tháng 4 năm 2022
<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>
<i><b>5.1. Phương pháp luận</b></i>
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như hệ thống các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước
<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học</b></i>
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu thực hiện giữa giữa phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính và được thực hiện trước, phương pháp định tính thực hiện sau và mang tính bổ sung cho phương pháp định lượng.
<i>a. Phương pháp định lượng</i>
Sử dụng phương pháp Anket (điều tra bằng bảng hỏi): Nhằm mơ tả, lượng hóa và làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng tiếp cận DVYT của NCT huyện Đơng Anh hiện nay. Phân tích những yếu tố xã hội tác động đến việc tiếp cận DVYT của NCT thơng qua phân tích tương quan mối quan hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc.
<i>b. Phương pháp định tính</i>
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: Với phương pháp này, kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket. Đồng thời khai thác các thông tin thông qua lời chia sẻ, câu chuyện liên quan đến việc tiếp cận DVYT của NCT nhằm tìm hiểu thêm về động cơ, nguyên nhân cũng như khó khăn, vướng mắc, sự hài lòng hoặc chưa hài lòng của NCT khi tiếp cận với các DVYT hiện nay.
<i><b>5.3. Phương pháp chọn mẫu</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i>a. Chọn mẫu với phương pháp định lượng</i>
Để chọn mẫu tham gia vào nghiên cứu, đề tài lựa chọn 3 bước chọn mẫu như sau:
Bước 1: Lựa chọn địa điểm tham gia vào nghiên cứu.
Huyện Đơng Anh có 1 Thị trấn và 23 xã, dựa trên mục đích nghiên cứu, tác giả lựa chọn khảo sát tại 2 xã là xã Kim Chung và xã Đông Hội - đại diện cho khu vực nông thôn tham gia vào nghiên cứu với tổng số phiếu điều tra là 200 phiếu
Bước 2: Lựa chọn thôn tham gia vào nghiên cứu
Xã Kim Chung có 3 thơn, xã Đơng Hội có 6 thơn. Lập danh sách các thôn của 2 địa bàn khảo sát. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản khơng hồn lại lựa chọn ra 2 thôn thuộc xã Kim Chung và 2 thôn thuộc xã Đông Hội tham gia nghiên cứu. Mỗi thôn lựa chọn 50 mẫu nghiên cứu. Tổng số mẫu nghiên cứu là: 200 NCT
Bước 3: Chọn người tham gia nghiên cứu
Trong 4 thơn đã được chọn, lập tồn bộ danh sách NCT tại mỗi thôn, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy K.
<i>b. Chọn mẫu với phương pháp định tính</i>
Phỏng vấn sâu 8 NCT với phương pháp chọn mẫu thuận tiện với các nhóm tuổi từ 60 trở lên, bao gồm cả nam và nữ tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể: 4 nam, 4 nữ chia đều ở hai xã Kim Chung và xã Đông Hội.
<b>6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu</b>
<i><b>6.1. Câu hỏi nghiên cứu</b></i>
Đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- NCT ở huyện Đông Anh tiếp cận và sử dụng DVYT hiện nay như thế nào: cụ thể họ tiếp cận những dịch vụ nào, hạn chế trong tiếp cận những dịch vụ nào? Mức độ hài lòng của họ đối với các dịch vụ đã được sử dụng, tiếp cận?
- Những yếu tố xã hội nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các DVYT trong khám chữa bệnh của NCT tại huyện Đơng Anh, cụ thể: yếu tố chính sách, những đặc điểm kinh tế - xã hội của NCT và gia đình, yếu tố thơng tin truyền thơng, văn hố - xã hội khác?
- Cần có những khuyến nghị và giải pháp gì để tạo điều kiện tốt hơn cho NCT tiếp cận với các DVYT?
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i><b>6.2. Giả thuyết nghiên cứu </b></i>
- Đa số NCT có sự quan tâm đến thông tin, kiến thức CSSK. Tuy nhiên, NCT là nữ giới quan tâm đến các thông tin này nhiều hơn NCT là nam giới.
- Hầu hết NCT tại địa bàn khảo sát đánh giá cao sự cần thiết của khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT đi khám sức khỏe định kỳ chưa cao.
- Khi lựa chọn cơ sở KCB cấp tính/nghiêm trọng, NCT coi trọng yếu tố như nơi đăng ký BHYT, trình độ chun mơn của đội ngũ y bác sĩ và bệnh viện lớn, uy tín. Trong đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ là yếu tố được NCT ưu tiên lựa chọn nhiều nhất.
- Tuổi của NCT ảnh hưởng đến thực trạng tiếp cận dịch vụ KCB mãn tính: người ở nhóm 80 tuổi trở lên sẽ tiếp cận dịch vụ KCB mãn tính nhiều hơn các nhóm tuổi cịn lại, trong khi các nhóm trẻ hơn quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ.
<b>7. Khung nghiên cứu, biến số nghiên cứu</b>
<i><b>7.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số</b></i>
<i><b>7.2. Biến số nghiên cứu</b></i>
<b><small>Tiếp cận DVYT của NCT ở nông thôn tại huyện Đơng Anh, </small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Nhóm biến số độc lập bao gồm:
- Đặc điểm nhân khẩu học của NCT: giới tính, nhóm tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng đang sống cùng ai (hiện sống cùng con cháu/khơng sống cùng con cháu).
- Đặc điểm tình trạng sức khỏe của NCT: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tình trạng mắc bệnh mãn tính.
<i>7.2.2. Biến phụ thuộc</i>
Tiếp cận DVYT của NCT tại huyện Đông Anh, Hà Nội, trong đó phân tích trên các nội dung cơ bản:
- Tiếp cận dịch vụ khám sức khỏe định kỳ của NCT. - Tiếp cận dịch vụ tư vấn, CSSK hàng ngày của NCT. - Tiếp cận dịch vụ KCB mãn tính/cấp tính/nghiêm trọng.
<i>7.2.3. Biến can thiệp</i>
- Các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
- Mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội.
<b>8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài</b>
<i><b>8.1. Ý nghĩa lý luận</b></i>
Đề tài góp phần hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời bổ sung những quan điểm lý luận về NCT, DVYT trong nghiên cứu Xã hội học.
<i><b>8.2. Ý nghĩa thực tiễn</b></i>
- Nghiên cứu giúp nhận diện tình hình thực tế về tiếp cận DVYT của NCT, những mong muốn của NCT về DVYT hiện nay, chỉ ra những yếu tố chi phối việc tiếp cận DVYT của NCT.
- Đóng góp, bổ sung và là nguồn tham khảo cho những đề tài liên quan đến NCT, DVYT, tiếp cận DVYT.
<b>9. Kết cấu đề tài</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung chính của nghiên cứu gồm những phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của NCT tại huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay.
Chương 3: Một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>CHƯƠNG 1</b>
<b> CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Thao tác hóa khái niệm</b>
<i><b>1.1.1. Dịch vụ y tế</b></i>
Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về DVYT. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm như sau: “dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ giao dịch về các chuẩn đoán và điều trị bệnh, hoặc thúc đẩy, duy trì và phục hồi sức khỏe. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và phi cá nhân”. Khái niệm đã đề ra DVYT bao gồm dịch vụ chuẩn đoán bệnh (khám bệnh), điều trị bệnh (chữa bệnh) và thúc đẩy, duy trì, phục hồi sức khỏe (chăm sóc, bảo vệ sức khỏe) [14].
Còn tại Học viện Nghiên cứu Dịch vụ Y tế và Chính sách Y tế Mỹ, Hội đồng quản trị của Hiệp hội nghiên cứu DVYT mặc dù chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ y tế, tuy nhiên họ đã đưa ra quan niệm về “nghiên cứu DVYT” như sau: “Nghiên cứu dịch vụ y tế là lĩnh vực nghiên cứu khoa học đa ngành, nghiên cứu về hệ thống tài chính, cơ cấu tổ chức và quy trình, cơng nghệ y tế, và cuối cùng là sức khỏe và hạnh phúc”. Từ đó, ta có thể hiệu “dịch vụ y tế” theo quan niệm này là một hệ thống bao gồm: tài chính, cơ cấu tổ chức và quy trình, cơng nghệ y tế trong mối quan hệ với hành vi tiếp cận y tế của người dân, mối quan hệ với chất lượng và chăm sóc y tế để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho người dân.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm này. Tác giả Đặng Thị Thùy Duyên đã đề cập đến “DVYT là các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng, để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe như: KCB, phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe ở các cơ sở y tế Nhà nước và các cơ sở y tế tư nhân” trong nghiên cứu “Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” (2014) định nghĩa. [5]
Tác giả Nguyễn Ngọc Thụy đã định nghĩa DVYT là “loại hình dịch vụ mà người dân phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (các cơ sở y tế). Cụ thể là khi người bệnh có nhu cầu KCB, phịng bệnh, thuốc chữa bệnh hoàn toàn do thầy
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">thuốc (bên cung cấp) quyết định. Mặt khác, DVYT là loại hình dịch vụ đặc biệt, nó gắn chặt chẽ với sức khỏe, tính mạnh của con người nên dẫu khơng có tiền người bệnh vẫn phải KCB, khác hẳn với các loại hình dịch vụ khác, ở đó người sử dụng có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí là khơng sử dụng nếu tình hình tài chính eo hẹp” [25]. Cách quan niệm này của Nguyễn Ngọc Thụy gói gọn phạm vi của DVYT là các dịch vụ cung ứng việc KCB cho người dân khi người dân có bệnh, và theo tác giả, người dân có ít quyền chủ động trong việc lựa chọn các DVYT, thậm chí bị phụ thuộc hồn tồn vào các thầy thuốc (bên cung cấp dịch vụ).
Tác giả Đặng Kim Khánh Ly đã mô tả DVYT là “ tổ hợp của một hay nhiều hoạt động bao gồm các hành vi, q trình, cách thức thực hiện có tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK của người dân tại môi trường bệnh viện cơng. Cụ thể các DVYT đó bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin khám chữa bệnh, thời gian khám chữa bệnh, trình độ chun mơn, thái độ chăm sóc và cơ sở vật chất trang thiết bị y tế mà người dân có thể tiếp cận dưới các hình thức khác nhau trong mơi trường bệnh viện”. [18]
Như vậy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm về DVYT, các quan niệm tuy không mâu thuẫn với nhau nhưng cũng chưa có một quan điểm thống nhất chung khi hiểu về DVYT. Nhận thức và kế thừa các quan điểm trên, trong nghiên cứu này, tác giả hiểu DVYT là một hệ thống bao gồm: tài chính, cơ cấu tổ chức và quy trình, công nghệ y tế cung cấp các dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Chúng bao gồm các cơ sở y tế Nhà nước (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện, các cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân (Phòng khám tư, bệnh viện tư, hiệu thuốc tư nhân).
<i><b>1.1.2. Tiếp cận dịch vụ y tế</b></i>
Tiếp cận là một khái niệm quan trọng và cơ bản trong các nghiên cứu về y tế đặc biệt là mảng dịch vụ y tế và chính sách y tế. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm tiếp cận liên quan đến cơ hội sử dụng các dịch vụ theo nhu cầu (Campbell S. M. và cộng sự, 2000). Owen O’Donnell lại định nghĩa tiếp
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">cận là cơ hội sử dụng các dịch vụ y tế. Culyer A. J và cộng sự (1992) coi tiếp cận các dịch vụ y tế là nhu cầu thực có và khả năng có thể tiếp cận được. Mooney G và cộng sự (1991) phân biệt cung ứng dịch vụ, cơ hội sử dụng dịch vụ với việc thực sự sử dụng dịch vụ. [28]
Định nghĩa của Viện Y học Mỹ lại cho rằng: “Tiếp cận DVYT là việc sử dụng kịp thời các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân để có được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể” [24]. Định nghĩa này xem xét ở hai khía cạnh, đó là có khả năng tiếp cận và thực sự tiếp cận. Việc có khả năng tiếp cận sẽ xem xét đến số lượng và các loại hình nhân lực y tế, chương trình y tế có đủ đáp ứng nhu cầu KCB của người dân hay khơng. Trong khi đó, yếu tố thực sự tiếp cận sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng sử dụng dịch vụ này hay. [24]
Cũng định nghĩa về tiếp cận dịch vụ y tế, Lê Thị Hồng Thơm cho rằng tiếp cận DVYT là “khả năng mà người sử dụng DVYT khi cần có thể đến sử dụng y tế tại nơi cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng việc KCB”. Theo quan điểm này tiếp cận DVYT được xem như khả năng sử dụng được các loại hình DVYT tại các cơ sở cung cấp DVYT cơng hay tư nhân của người dân khi họ có nhu cầu KCB, tư vấn CSSK.
Tác giả Nguyễn Văn Tập trong cuốn “Nhu cầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn” đã đề cập đến dịch vụ y tế là “khả năng tới được DVYT, nơi đáp ứng việc KCB của NCT, tiếp cận cả về hai phía, phía NCT có đến được DVYT và ngược lại”. Tác giả cũng đã chỉ ra sự tiếp cận DVYT được đánh giá bằng các yếu tố khơng gian, thời gian, chi phí, sự sẵn có dịch vụ và chất lượng dịch vụ,...
- Về chi phí: như đắt, rẻ, chi trả được, khơng có khả năng chi trả,... Đây là điều mà người sử dụng DVYT rất quan tâm, họ sẽ đến cơ sở nào giá thành chấp nhận được, chất lượng KCB bảo đảm, tin cậy.
- Khoảng cách: gần xa, dễ đến, khó đến,... nó khơng phải là yếu tố quyết định khả năng tiếp cận khi ca bệnh nặng, hiểm nghèo. Tuy nhiên, nếu trên địa bàn có những cơ sở cung cấp DVYT có chất lượng khơng cách xa nhau thì khoảng cách là yếu tố được ưu tiên lựa chọn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">- Sự sẵn có và chất lượng DVYT: về trình độ chun mơn và thái độ của đội ngũ y bác sĩ, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất của các cơ sở y tế,... là các điểm mấu chốt trong sự lựa chọn. Hầu hết những mong muôn của người dân là cán bộ y tế có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm và thái độ phục vụ tốt yếu tố cần thiết để chọn lựa.
- Ngồi ra, cịn có nhiều yếu tố khác như văn hóa, tập quán,...
Vận dụng các quan điểm trên của các tác giả vào nghiên cứu đề tài này, ta có thể hiểu “tiếp cận DVYT” là sự thể hiện mức độ tiếp cận khi NCT tham gia và nhận được các lợi ích trong các điều kiện về đặc điểm nhân khẩu xã hội, các chính sách về y tế hay các cơ sở cung cấp DVYT. Và mức độ tiếp cận DVYT khi NCT có nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ (DVYT nhà nước, DVYT tư nhân hay DVYT chất lượng cao,...) trong các cơ sở cung cấp DVYT.
Cụ thể, trong những điều kiện về những đặc điểm nhân khẩu xã hội của NCT, các chính sách về y tế hay các cơ sở cung cấp DVYT, NCT có tiếp cận được với các dịch vụ KCB hay không? Mức độ tiếp cận với các dịch vụ này như thế nào? Có thỏa mãn được các nhu cầu và mang lại lợi ích cho NCT hay khơng? Khi có nhu cầu KCB tại các DVYT công hoặc tư, mức độ tiếp cận của họ như thế nào?
<i><b>1.1.3. Người cao tuổi</b></i>
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về NCT. Xem xét dưới góc độ sinh học, NCT là các cá nhân có sự lão hóa đã bộc lộc ở các mức khác nhau, thể hiện cụ thể ở tuổi thọ của họ. Một số quốc gia có tuổi thọ trung bình cao như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc…, NCT được tính bắt đầu từ tuổi 65. Ở một số nước công nghiệp kém phát triển hơn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ…, những người 60 tuổi được coi là NCT. [31]
WHO cũng khẳng định hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về NCT trên thế giới, nhưng UN cũng thừa nhận trên 60 là độ tuổi để xác định một NCT. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là độ tuổi mà ở tất cả các quốc gia thừa nhận bởi lẽ khơng phù hợp với hồn cảnh thực tế của họ, cụ thể, WHO dẫn ví dụ một số quốc gia do đặc thù dân số mà NCT tại đó cịn được xác định
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i>là người từ 50 tuổi trở lên. “Người cao tuổi - nhìn chung được xác định theomột loạt các đặc điểm bao gồm: độ tuổi, thay đổi trong vai trò xã hội và nhữngthay đổi trong khả năng thực hiện chức năng tương ứng. Ở những nước giàu,người cao tuổi thường được xác định trong mối quan hệ với việc về hưu vànhận lương hưu, ở khoảng 60 - 65 tuổi. Do sự gia tăng tuổi thọ, một số nướcđã xác định một nhóm riêng những người cao tuổi nhất, từ 85 tuổi trở lên. ởnhững nước nghèo hơn, với độ tuổi trung bình thấp hơn, người cao tuổi có thểđược xác định là những người từ 50 tuổi trở lên”. [31]</i>
Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International encyclopedia of sociology) phần Người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội khi đưa ra khái niệm về NCT các tác giả đã phân chia theo độ tuổi như sau: từ 65 -74 tuổi gọi là người cao tuổi trẻ (young-old), 75 - 84 tuổi gọi là trung cao tuổi (middle-old) và từ 84 tuổi trở lên gọi là nhóm già (very old). [27]
Tại Việt Nam, Luật Người cao tuổi (Luật số 39/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thơng qua
<i>ngày 23/11/2019 có hiệu lực ngày 1/7/2010) quy định: “Người cao tuổi là cơngdân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [19].</i>
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng khái niệm NCT được định nghĩa chính thức trong Luật về người cao tuổi Việt Nam năm 2009: “Những người từ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi”.
<b>1.2. Lý thuyết áp dụng</b>
<i><b>1.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý </b></i>
Thuyết lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học. Thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng con người ln hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực của bản thân một cách hợp lý để đạt được kết quả mong muốn với chi phí tối thiểu [11].
Thuyết sự lựa chọn hợp lý coi con người là chủ thể ra quyết định hành động dựa trên cơ sở xem xét, so sánh, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Thuyết sự lựa chọn hợp lý địi hỏi mỗi cá nhân cần phải phân tích hành động lựa chọn của bản thân trong mối liên hệ với các cá nhân khác với nhu cầu
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">và mong đợi của mình. Vì vậy, hành vi xã hội của mỗi người thường bị chi phối bởi các nguyên tắc, định đề sau:
(1) Định đề thành cơng: hành vi càng được khen thưởng thì càng có khả năng lặp lại. [21]
(2) Định đề kích thích: tương đồng giữa nhóm kích thích mới và cũ và khả năng lặp lại hành động. Nếu trong quá khứ, một kích thích đem lại một hành động được tưởng thưởng thì trong hiện tại kích thích càng giống kích thích trong quá khứ, càng có khả năng cá nhân lặp lại hành động tương tự. [21]
(3) Định đề giá trị: hành động càng có giá trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu. [21]
(4) Định đề duy lý: cá nhân lựa chọn hành động nào có khả năng lớn nhất đạt được kết quả. [21]
(5) Định đề thiếu hụt – chán chê: càng thường xuyên nhận được một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động. [21]
(6) Định đề bất mãn – hài lòng: nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì người ta sẽ hài lịng và ngược lại. Khi hành động của cá nhân không nhận được thưởng mong đợi, hay bị chế tài cá nhân sẽ bất mãn và có thể có hành động gây hấn. Khi hành động của cá nhân được tưởng thưởng như mong đợi hay không bị trừng phạt, cá nhân sẽ bằng lòng. [21]
Các định đề trên đều nhấn mạnh con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và lựa chọn hành động. Con người ln tính tốn giữa mức độ của giá trị và tính khả thi của hành động.
Tóm lại, lý thuyết chọn lựa duy lý của Homans chủ yếu đề cập đến hành vi cá nhân và tương tác xã hội ở cấp độ vĩ mô. Việc áp dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý vào nghiên cứu tiếp cận DVYT của NCT sẽ giúp nhà nghiên cứu phân tích q trình lựa chọn DVYT của NCT trên cơ sở xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Ví dụ, trong việc lựa chọn cơ sở y tế để KCB, NCT sẽ dựa trên nguồn lực của bản thân bao gồm: NCT sẽ tự đi khám bệnh hay được người khác đưa đi, dựa trên ai là người đưa NCT đi khám bệnh
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">sẽ quyết định lựa chọn cơ sở y tế nào khám bệnh, gần hay xa để tiết kiệm nhất về chi phí và thời gian đi lại. Khi lựa chọn một hành động NCT sẽ dựa trên các nguồn lực vốn có của mình và phân tích, tính tốn, xem xét đâu là cách tiết kiệm chi phí nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất. Từ đó, xác định những yếu tố có tác động mạnh đến sự lựa chọn và sử dụng các DVYT của NCT như yếu tố thiên về kinh tế, lợi ích hay yếu tố thiên về vốn xã hội.
<i><b>1.2.2. Lý thuyết chức năng - cấu trúc</b></i>
Lý thuyết cấu trúc - chức năng là lý thuyết dùng để giải thích về các tương tác xã hội. Các tác giả của thuyết này đều thống nhất quan điểm cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành xã hội cần phân tích cấu trúc - chức năng của nó có nghĩa là phải chỉ ra các thành phần cấu thành và cơ chế hoạt động của chúng [13].
Quan điểm này cho rằng y tế là một thiết chế xã hội có chức năng kiểm soát xã hội. Trong xã hội hiện đại, y học trở thành một cơ chế kiểm soát xã hội, kiểm soát những hành vi lệch chuẩn của một nhóm hay một cá nhân khác [13].
Theo các nhà chức năng, cả bác sĩ và bệnh nhân đều đóng những vai trị đóng góp và tạo lập trật tự xã hội. Họ giúp ngăn cản việc ốm đau có thể làm phá vỡ hệ thống sản xuất, mối quan hệ gia đình và các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống y tế và tồn bộ những người làm trong hệ thống này đóng góp quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng. Kể cả những phát minh trong ngành y như phát minh về vi khuẩn, việc tìm ra thuốc và vắc-xin đã có đóng góp quan trọng trong việc chữa trị các bệnh lây truyền, giúp duy trì một xã hội khoẻ mạnh. [13]
Để tạo lập được trật tự xã hội, cả bệnh nhân và bác sĩ phải hoàn thành tốt vai trị của mình. Gắn liền với những vai trị khác nhau đó là những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định. [13]
Talcott Parsons là một trong những tác giả tiêu biểu của thuyết cấu trúc-chức năng, cũng là một trong những người tiên phong trong việc đưa ra các quan điểm xã hội học về y tế, sức khoẻ từ góc độ tiếp cận cơ cấu chức năng. Ơng đã tiếp cận mối quan hệ bệnh nhân và bác sỹ như một mối quan hệ xã hội
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">được đặt trong một thiết chế với những vai trò được xác định, bao gồm các hành vi chuẩn mực được mong đợi cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe để thực hiện những nhiệm vụ, bổn phận thông thường. [13]
Bệnh nhân trong mối quan hệ với bác sĩ là mối quan hệ phụ thuộc, họ khơng có khả năng tự chữa trị. Theo phân tích của ơng thì mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ là mối quan hệ khơng bình đẳng, giữa những người có kiến thức chuyên sâu, có quyền lực và những người phải nghe theo, phụ thuộc, cần đến gặp họ để tư vấn và chữa bệnh. Bác sĩ là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ thực hiện và làm theo những lời khuyên của bác sĩ. Đồng thời bệnh nhân cũng phải có trách nhiệm lắng nghe và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục, trở lại với những cơng việc và bổn phận, trách nhiệm hàng ngày. [13]
Vai trò của cả bác sĩ và bệnh nhân đều dựa trên các khuôn mẫu nhất định. Khuôn mẫu hành vi của bác sĩ và bệnh nhân được thiết chế hóa nhằm giải quyết những vấn đề thuộc chức năng trong hệ thống xã hội và để đảm bảo sự thực hiện có hiệu quả. Nếu người bệnh thực hiện đúng vai trò đã được thiết chế hố thì sẽ tạo điều kiện cho các vai trò của bác sĩ được thực hiện tốt. Tất cả những điều này sẽ tạo thành cấu trúc xã hội gồm các vai trò xoay quanh trục quan hệ bác sỹ-người bệnh.
Vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng vào việc phân tích mối quan hệ xã hội giữa bác sĩ và người bệnh để lý giải cho sự tác động của yếu tố này đến sự hài lòng của NCT khi tiếp cận các DVYT. Qua đó nhằm khẳng định ngồi trình độ chun mơn thì thái độ ứng xử của bác sĩ cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng DVYT.
<i><b>1.2.3. Lý thuyết nhu cầu của Maslow </b></i>
Lý thuyết nhu cầu của Maslow đã phân chia các nhu cầu của mỗi người theo tầm quan trọng và sắp xếp vào các nhóm theo trật tự thứ bậc. Maslow đã đưa ra năm cấp bậc nhu cầu, đó là:
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">- Nhóm nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh lý là những nhu cầu đảm bảo sự tồn tại của con người như thức ăn, đồ uống, quần áo và các nhu cầu của cơ thể khác. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Maslow cho rằng những nhu cầu cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ hối thúc, chế ngự, giục giã một người hành động khi nhu cầu này chưa được đáp ứng.
- Nhóm nhu cầu về an tồn là nhu cầu khơng bị đe dọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ.
- Nhóm nhu cầu được chấp nhận (nhu cầu xã hội) là các nhu cầu được chấp nhận về tình yêu, bạn bè, quan hệ xã hội.
- Nhóm nhu cầu được tơn trọng là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác và ngược lại, địa vị…
- Nhóm nhu cầu thể hiện bản thân là khi tất cả các nhu cầu được đáp ứng con người bắt đầu muốn thể hiện mình.
Theo Maslow, khi những nhu cầu ở các tầng trên được thỏa mãn, con người có xu hướng suy nghĩ và hành vi tập trung hướng vào các tầng sau. Có thể nói, các nhu cầu ở nấc cao hơn muốn xuất hiện thì nhu cầu ở nấc thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Qua 5 bậc nhu cầu của Maslow có thể nhận thấy đây là các nhóm nhu cầu này gắn liền với mong muốn và nhu cầu của NCT. Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào nghiên cứu này nhằm để xác định các yếu tố đo lường sự mong muốn của NCT về các DVYT. Mức độ đáp ứng về nhóm nhu cầu thứ nhất của NCT (nhu cầu về thể chất và sinh lý) trong nghiên cứu thực trạng tiếp cận DVYT của NCT sẽ được đo lường thông qua các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất như phòng chờ, bàn ghế, quạt và các vật dụng hỗ trợ, trang thiết bị cung cấp dịch vụ, vệ sinh môi trường tại địa điểm cung cấp dịch vụ. Nhóm nhu cầu thứ hai (nhu cầu về an toàn và được bảo vệ) được thể hiện qua yếu tố đo lường cảm nhận của NCT về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế, điều kiện về trang thiết bị, cung cấp thuốc của cơ sở. Nhóm nhu cầu thứ ba và thứ tư được đo lường thông qua cảm nhận của người bệnh về thái độ ứng xử và
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">kỹ năng làm việc của nhân viên y tế. Nhóm nhu cầu thứ năm là nhóm về kết quả điều trị.
<b>Tiểu kết chương 1</b>
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu đưa ra các lý thuyết để luận giải thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi. Bên cạnh đó cũng đã thao tác làm rõ các khái niệm có liên quan được sử dụng trong nghiên cứu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>CHƯƠNG 2</b>
<b> THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔITẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI HIỆN NAY</b>
<b>2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu</b>
<i><b>2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu</b></i>
<i>- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Huyện Đơng Anh là huyện ngoại thành</i>
nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội. Đơng Anh có diện tích tự nhiên là 182.3km2 và được phân chia thành 23 xã và 1 thị trấn. Với diện tích tự nhiên khá rộng, tiếp giáp với nhiều địa phương như huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh; giáp sông Hồng, sông Đuống, quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, quận Long Biên và huyện Gia Lâm, huyện Mê Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội nên Đơng Anh có vị trí và vai trị chiến lược trong định hướng phát triển đô thị của Hà Nội những năm gần đây.
<i>- Điều kiện kinh tế, xã hội: Đông Anh đang là địa bàn trọng điểm trong</i>
thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu cơng nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của thủ đơ Hà Nội. Đó là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội. Trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Đông Anh là đô thị cốt lõi, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Những năm qua, diện tích đất trồng trọt tại huyện Đơng Anh bị thu hẹp dần để xây dựng các khu chung cư đô thị, nhà máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp và cụm công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và ngoài nước, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương và của vùng. Dân số huyện Đông Anh năm 2019 là hơn 399.000 người, trong đó NCT chiếm 8.8% dân số [46]. Hiện tại, đời sống kinh tế xã hội và dân trí của người dân ở mức độ trung bình và tương đối đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Mơ hình bệnh tật đang có chiều hướng chuyển dịch sang các bệnh khơng lây nhiễm, mãn tính chiếm tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu bệnh tật chung của toàn huyện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>+ Một số đặc điểm về y tế: Huyện Đơng Anh có nhiều cơ sở y tế công</i>
như Trung tâm y tế huyện (để chỉ quản lý, chỉ đạo tuyến), các trạm y tế xã/thị trấn đều có bác sĩ và đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, các trạm được xây dựng khang trang, được đầu tư trang thiết bị phục vụ KCB. Ngoài ra, huyện cịn có 2 bệnh viện đa khoa là Bệnh viện đa khoa Đông Anh và Bệnh viện Bắc Thăng Long; có gần 100 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Đặc biệt, trên địa bàn huyện cịn có Bệnh viện nhiệt đới Trung ương góp phần quan trọng trong việc tiếp cận các DVYT, dịch vụ CSSK cho người dân, đặc biệt là NCT. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, tổ chức triển khai kế hoạch CSSK cho nhân dân cũng như cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19 vẫn luôn được quan tâm, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đồng bộ. Trong năm qua, Trung tâm y tế huyện đã phối hợp các trạm y tế xã tổ chức các buổi tư vấn, khám bệnh định kỳ cho NCT và cấp thuốc miễn phí tại 23 trạm y tế xã. Ngoài ra, tháng 3/2022, trung tâm y tế huyện đã phối hợp với Bệnh viện mắt Hà Nội 2 khám sàng lọc bệnh và hỗ trợ 1 phần kinh phí đục thủy tinh thể cho hơn 50 NCT trên địa bàn huyện.
Xã Đông Hội và xã Kim Chung huyện Đơng Anh là 2 xã có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp đang chuyển dần sang hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ. Hai xã cùng là những địa phương tích cực trong cơng tác tuyên truyền CSSK NCT. Bên cạnh đó, đây là hai xã đều tương đồng về dân số, số NCT, số thơn trong xã. Do đó, 2 xã đủ điều kiện đại diện cho huyện Đông Anh.
<i><b>2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu, mẫu nghiên cứuBảng 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo đặc điểm (%)</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Tổng số mẫu nghiên cứu là 210 NCT tại 2 xã nghiên cứu, NCT nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với NCT nam (51,4% và 48.6%).
Về cơ cấu nhóm tuổi, tỷ lệ NCT thuộc nhóm từ 60 - 69 tuổi chiếm 38.1%; tiếp theo là nhóm từ 70 - 79 tuổi chiếm 35.7%; thấp nhất là nhóm từ 80 tuổi trở lên chiếm 36.2%.
<i>Về tình trạng hơn nhân, tỷ lệ NCT có vợ/chồng cao nhất, chiếm 60%; tiếpđến là góa, chiếm 37.1%; có một số ít chưa có vợ/chồng và ly hơn, lần lượt là</i>
1% và 1.9%.
Về trình độ học vấn, đa số NCT đều biết chữ (89%), trong đó NCT có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (41.9%), tiếp đến là trung học cơ sở (37.6%). Số NCT có trình độ trung học phổ thông, trung cấp/cao đẳng và đại học/trên đại học chiếm tỷ lệ thấp (5.7%; 2.4% và 1.4%). Kết quả cho thấy, trình độ học vấn của NCT tại địa bàn nghiên cứu chưa cao.
Thu nhập hàng tháng của NCT chủ yếu là từ 3 - 4 triệu (46.7%); còn lại là 0 - 2 triệu và từ 5 triệu trở lên chiếm 34.3% và 19%.
Khi tự đánh giá về điều kiện kinh tế của gia đình mình hầu hết NCT cho biết thuộc gia đình đủ ăn, chiếm tỷ lệ 82.4%; có 12.4% NCT tự đánh giá thuộc gia đình khá giả và có ít NCT đánh giá gia đình nghèo (5.2%).
Tỷ lệ NCT sống cùng con cháu chiếm 69% và không sống cùng con cháu chiếm 31%. Do quá trình đơ thị hóa, việc những người trẻ tuổi có xu hướng di cư
đến những nơi khác làm ăn hoặc lối sống tự do, khơng sống cùng NCT, vì vậy tỷ lệ NCT không sống cùng con cháu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao
Như vậy, một số các phân tích về cơ cấu mẫu theo đặc điểm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, điều kiện kinh tế của NCT được chọn vào mẫu nghiên cứu cho thấy mẫu này đáp ứng cơ bản và đại diện cho cộng đồng lựa chọn nghiên cứu, do vậy kết quả nghiên cứu có thể sử dụng đại diện cho NCT tại huyện Đông Anh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><b>2.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Đơng Anh</b>
<i><b>2.2.1. Thực trạng tiếp cận dịch vụ khám sức khỏe định kỳ của ngườicao tuổi tại huyện Đơng Anh</b></i>
<i>a. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Đơng Anh</i>
Sức khỏe bao giờ cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của NCT. Mong muốn được khỏe mạnh và khi có bệnh được chữa khỏi bệnh là nhu cầu cơ bản và thường xuyên của mỗi NCT. Cùng với sự phát triển của kinh tế -xã hội, với những thành tựu trong kinh tế, giáo dục, y tế…con người có dinh dưỡng đầy đủ hơn, có ý thức giữ gìn vệ sinh và được bảo vệ, CSSK tốt hơn nên tuổi thọ cao hơn. Qua số liệu khảo sát 210 NCT tại địa bàn nghiên cứu về đánh giá của cá nhân NCT với tình trạng sức khỏe hiện tại nhận thấy, đa số NCT
<i>trong mẫu khảo sát đều cho rằng sức khỏe của mình hiện tại đang ở mức bìnhthường (64.8%), tiếp đến là mức độ tốt chiếm tỷ lệ 22.9%. Tỷ lệ NCT tự đánh</i>
giá sức khỏe ở mức yếu chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 12.4%.
<b>Biểu đồ 2.1. Tình trạng sức khỏe thể chất theo đánh giá của NCTtại huyện Đông Anh (%)</b>
Như vậy, nhìn chung tình trạng sức khỏe thể chất của NCT tại huyện Đông Anh được đánh giá khá tốt. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự ổn định về tình hình sức khỏe của NCT tại địa bàn khảo sát.
Khi tự đánh giá về sức khỏe của bản thân so với những người cùng tuổi
<i>và cùng giới tính, có tới 70% NCT cho rằng sức khỏe của mình ở mức ngangbằng với những người cùng tuổi. Tỷ lệ NCT cho rằng sức khỏe thể chất của</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><i>mình tốt hơn những người cùng tuổi ở mức tương đối cao, chiếm 20.5% và NCTđánh giá sức khỏe yếu hơn chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 9.5%. Một số đánh giá của</i>
NCT về sức khỏe của bản thân so với NCT cùng tuổi, cùng giới tính như sau:
<i>“Các ơng ở đây cũng khỏe lắm, có ơng vẫn cịn đi làm bốc vác ở cuốilàng. Ơng thấy sức khỏe ông không bằng được, suốt ngày ốm vặt linh tinh thôi”</i>
<i>(PVS4_Nam_66 tuổi)“So với các bà cùng tuổi á, bà thì thấy như nhau. Bà nào cũng mắc bệnh,tháng nào cũng đi lấy thuốc cùng nhau đấy.”</i>
<i>(PVS 2_Nữ_72 tuổi)“Sức khỏe cũng như mọi người thôi, tầm tuổi này có làm ăn được gì nữađâu”</i>
<i>(PVS1_Nữ_68 tuổi)</i>
<b>Biểu đồ 2.2. Đánh giá của NCT về thực trạng sức khỏe hiện tại so với nhữngngười có cùng tuổi và cùng giới tính tại địa bàn nghiên cứu (%)</b>
Tuổi tác là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp với tình trạng sức khỏe của con người [17]. Thực tế cho thấy, ở độ tuổi càng cao thì sức khỏe của NCT càng có sự suy giảm hơn so với ở độ tuổi trẻ.
<b>Bảng 2.2. Tình trạng sức khỏe thể chất của NCT theo độ tuổi (%)Độ tuổi người được hỏiTự đánh giá tình trạng sức khoẻ của NCT</b>
</div>