Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Khóa luận tốt nghiệp ngành chính trị học xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc xin phòng covid 19 tại thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 97 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ TRONG CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHỊNG COVID-19 Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI...7

1.1. Một số khái niệm cơ bản...7

1.2. Quy trình xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội...13

1.3. Sự cần thiết phải xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm phịng vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội...18

Tiểu kết chương 1...22

CHƯƠNG 2: XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN...23

2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và cơng tác tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay...23

2.2. Thực trạng xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay...47

2.3. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trong xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội...58

2.4. Nguyên nhân xuất hiện các hạn chế trong xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội...62

Tiểu kết chương 2...67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY...68

3.1. Một số giải pháp tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay...68

Tiểu kết chương 3...73

KẾT LUẬN...74

TÀI LIỆU THAM KHẢO...76

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 2.1: Những mạng xã hội thường được người dân thành phố Hà Nội sử dụng để tiếp cận thơng tin về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19...53 Biểu đồ 2.2: Nội dung chủ yếu của tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội...54 Biểu đồ 2.3: Mức độ xuất hiện của các tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay...64 Biểu đồ 2.4: Đánh giá cơng tác xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay...67

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Hình 2.1: Hình ảnh cơ gái “khoe” việc tiêm vắc-xin phịng Covid-19 mà khơng

<i>cần đăng ký (Ảnh báo Vietnamplus) ...57</i>

Hình 2.2: Đối tượng Vương Đức Toàn tại buổi làm việc với lực lượng cơ quan

<i>chức năng (Ảnh báo Tuổi trẻ Thủ đơ)...58</i>

Hình 2.3: Đối tượng N.T trong buổi làm việc tại cơ quan công an (Ảnh báo

<i>Cơng an nhân dân)...59</i>

Hình 2.4: Hai website lan truyền thơng tin giả về cơng tác tiêm vắc-xin phịng

<i>Covid-19 (Ảnh báo Thanh niên)...60</i>

Hình 2.5: Tài khoản mạng xã hội Zalo của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội – nơi cập nhập các thông tin thiết thực về tình hình dịch bệnh...64

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Nếu như trước đây chiến tranh hay đói nghèo chính là điều mà con người lo ngại, thì giờ đây, ở thời kỳ mà cơng nghệ số lên ngôi, mạng lưới thông tin bước vào thời kỳ bùng nổ thì những hệ lụy liên quan đến nó, đặc biệt là vấn nạn tin đồn, tin giả, lại càng trở nên sục sôi hơn bao giờ hết.

Trong thế kỉ 21, con người phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh kinh hồng mang tên Covid-19. Covid-19 là căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh và có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trên mặt trận truyền thông, một loại virus khác cũng đã xuất hiện cùng với đại dịch và để lại hệ lụy nghiêm trọng khơng kém, đó chính là vấn nạn tin đồn, tin giả.

Ở giai đoạn đầu, các loại tin đồn, tin giả chủ yếu xoay quanh việc phịng, chống dịch bệnh thì sang giai đoạn tiếp theo, khi vắc-xin xuất hiện và được đưa vào sử dụng, tình trạng tin đồn, tin giả lại bắt đầu có những diễn biến đặc biệt nghiêm trọng hơn. Trong tháng 7/2021, tại Nhật Bản đã có tới 110.000 bài đăng lan truyền thơng tin tiêm vắc-xin có thể dẫn tới vơ sinh. Indonesia phát hiện và gỡ bỏ 2.000 tin giả liên quan đến việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Tin giả cũng gây ra tâm lý lo ngại khi tiêm vắc-xin cho người dân. Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 6/2021 tại Philippines, có 36% người dân không muốn tiêm vắc-xin. Tại Nhật Bản tính đến tháng 7/2021, chỉ có khoảng 45% dân số trong độ tuổi 20, 30 đã tiêm hoặc muốn tiêm phịng. Đầu tháng 9/2021, có khoảng 30% dân số ở Anh, Israel chưa được tiêm vắc-xin và con số này ở Mỹ lên tới 40%. [1]

Tại Việt Nam, mặc dù tỉ lệ bao phủ vắc-xin được WHO đánh giá cao khi tính đến tháng 11/2021 tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc-xin của Việt Nam/dân số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore, Campuchia và Brunei) [9]. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhiên, tình trạng tin đồn, tin giả liên quan đến chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 trên cả nước nói chung và đặc biệt là thành phố Hà Nội nói riêng đã gây nên những tác động tiêu cực đến cơng tác phịng, chống dịch bệnh của cả nước.

Ngày 07/5/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 118/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố năm 2021 - 2022. Đến ngày 21/7/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành phương án “Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố” với những quy định rõ ràng.

Tuy nhiên ngay trong giai đoạn triển khai chính sách tại thành phố, hàng loạt những thông tin trái chiều, chưa được kiểm chứng xuất hiện trôi nổi trên Internet, mạng xã hội,… như vắc-xin khơng an tồn vì được tạo ra q nhanh, vắc-xin sẽ làm thay đổi DNA của con người, phân bổ vắc-xin khơng đồng đều, vắc xin có thể gây vơ sinh,…khiến cho dư luận vô cùng hoang mang, lo lắng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình tiêm vắc-xin của thành phố Hà Nội.

Đứng trước thực trạng tin đồn, tin giả tràn lan, đặc biệt là trong thời kỳ tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh, nhiều quốc gia đã đặt ra những biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với loại “virus” trên mặt trận thông tin này. Singapore ban hành đạo luật chống thông tin sai trái và thao túng trên mạng, với án tù lên tới 10 năm; Thái Lan đề ra mức phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 5 năm,… [21]. Tại Việt Nam, ở Hà Nội cũng như tất cả các tỉnh thành, việc cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,… trong thời kỳ Covid-19, sẽ bị phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng đối với các cá nhân, 10-20 triệu đồng đối với các tổ chức theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vơ tuyến điện, cơng nghệ thơng tin và giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, tùy vào tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chất, mức độ vi phạm, hành vi tung tin giả liên quan đến dịch Covid-19 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 7 năm tù theo Điều 288 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Có thể thấy, thực trạng tin đồn, tin giả đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là ở thành phố lớn, trung tâm thủ đô của đất nước như Hà Nội. Những thơng tin giả nhằm vào các chính sách bao phủ vắc-xin phòng ngừa Covid-19 ở thành phố đã và đang là những mối hiểm họa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cả đời sống tinh thần của người dân. Nếu Covid-19 cần có mũi vắc-xin để ngăn chặn sự phát triển của nó thì loại virus mang tên tin đồn, tin giả cũng cần có những quy trình xử lý nghiêm ngặt để có thể hạn chế sự lây lan của nó trong cộng đồng đến mức tối đa. Việc bao phủ vắc-xin có thể đạt được hiệu quả tốt hay khơng, người dân có thể tiếp cận với nguồn thơng tin chính thống về vắc-xin hay không, một phần quan trọng là phụ thuộc vào khả năng xử lý những con virus trên mặt trận thông tin của thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung. Vì vậy, tác giả muốn tiến hành nghiên cứu thực trạng của việc xử lý tin tức đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 ở thành phố Hà Nội hiện nay để từ đó phát hiện những vấn đề đang còn tồn tại cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm tăng cường xử lý vấn nạn tin đồn, tin giả, đem lại một không gian mạng trong sạch, lành mạnh -nơi cung cấp thông tin hiệu quả nhất cho người dân. Tác giả lựa chọn đề tài

<i><b>“Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thànhphố Hà Nội hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa nhất định về mặt lý</b></i>

luận và thực tiễn.

<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b>

Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài mà tác giả đã tìm hiểu bao gồm:

<i>- Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thơng, Nxb</i>

Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội: Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu của

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Giáo sưMichael Schudson – giảng viên ngành Thông tin liên lạc và Xã hội học của đại học California (Mỹ). Cuốn sách là góc nhìn của ơng về tin tức hay sự lan tỏa của thông tin trong thời đại mới. Với ông, tin tức truyền thông đơn giản chỉ là phản ánh thế giới nhưng đơi khi nó cũng là khẩu hiệu tuyên truyền, đề cao quan điểm của các đảng phái. Bên cạnh đó. cuốn sách cịn đề cập đến sự phát triển của báo chí, truyền thơng, hoạt động đưa tin hay bản chất và thông lệ của phỏng vấn.

<i>- Vaxilépva và L.A (2004), Chúng tôi làm tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội:</i>

Cuốn sách đề cập đến các phương diện quan trọng của báo chí hiện nay, điển hình như các cơng tác thu thập, đưa tin. Một số phương pháp lấy tin, đưa tin, nguyên tắc tiếp xúc chọn lọc thông tin cơ bản của nhà báo trong những tình huống khác nhau.

<i>- Ngơ Thị Hồng Hạnh (2019), Tin tức giả trên mạng xã hội và vai trị địnhhướng của báo chí Việt Nam (Nghiên cứu các trường hợp trên mạng xã hội từ3/2017 - 3/2019), luận văn thạc sĩ ngành Báo chí, Viện Báo chí, Học viện Báo</i>

chí và Tuyên truyền. Luận văn khái quát về mối quan hệ giữa các đặc tính và cơ chế lan truyền tin tức của các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam với một góc nhìn chân thực, khách quan; đồng thời xác định rõ tin tức giả là gì, khảo sát các trường hợp tin tức giả điển hình trên mạng xã hội trong thời gian từ tháng 3/2017 - 3/2019. Ngồi ra, luận văn cịn đánh giá mức độ ảnh hưởng, cách ứng phó với tin tức giả trên mạng xã hội và rút ra các bài học kinh nghiệm cụ thể từ những đánh giá trên.

<i>- Phan Văn (2000), Thông tin học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội:</i>

Đây là cuốn sách nêu lên góc nhìn bao qt về ngành thơng tin học. Thơng tin học trình bày những quy luật, phương pháp, phương tiện trong q trình xử lý thơng tin nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này trong nhiều lĩnh vực hoạt động như: sản xuất, quản lý, văn hóa, khoa học và cơng nghệ,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Hoàng Hà My (2021), Tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hội đối với công chúng của Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ ngành Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn nghiên cứu về thực trạng tin giả trên mạng xã hội hiện nay, những tác động tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tin giả trên nền tảng không gian mạng hiện nay.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Mục đích </b></i>

Mục đích của khóa luận là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, khố luận đề xuất một số giải pháp tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

<i>Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận liên quan đến thực trạng xử lý tin</i>

đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội.

<i>Thứ hai, nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của công tác xử lý tin</i>

đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội hiện nay.

<i>Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác xử lý tin đồn, tin</i>

giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội hiện nay.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Khóa luận nghiên cứu hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại Hà Nội hiện nay.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

+ Không gian: Tiến hành nghiên cứu hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong phạm vi thành phố Hà Nội.

+ Thời gian: Từ 7/5/2021 – 1/5/2022

<b>5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Cơ sở lý luận</b></i>

Khóa luận được thực hiện dựa trên đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương và chính sách của thành phố Hà Nội về tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố.

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

+ Phương pháp luận: Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay.

+ Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu kết hợp với phương pháp logic- lịch sử, phương pháp anket sử dụng câu hỏi đóng để tiến hành khảo sát.

<b>6. Đóng góp mới của khóa luận</b>

Khóa luận làm rõ thực trạng của công tác xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay, đánh giá ưu điểm cũng như hạn chế cịn tồn tại trong q trình xử lý, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội.

<b>7. Kết cấu khóa luận</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài luận gồm 3 chương và tiết.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xử lý tin đồn, tin giả trong chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 ở thành phố Hà Nội.

Chương 2: Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và nguyên nhân.

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương 1</b>

<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ TRONG CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHỊNG COVID-19 </b>

<b>Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Một số khái niệm cơ bản</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm tin đồn, tin giả</b></i>

<i>1.1.1.1. Tin đồn (Rumor)</i>

Tin đồn (rumor) có lẽ là khái niệm phổ biến với chúng ta trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi chúng ta tập trung phân tích về cụm từ này.

<i>“Tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội và là một hiện tượng dễ nhầm lẫn vớidư luận xã hội. Theo hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Allport và Postman thìtin đồn là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà khơng có đủbằng chứng đáng tin cậy được đưa ra”. [30; tr.54]</i>

<i>Ngồi ra cũng theo hai ơng, “tốc độ lan truyền về một chủ đề lan truyềntrong một nhóm tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và sự mập mờ của chủ đề nàytrong cuộc sống các thành viên trong nhóm”. [30; tr.55] Nói một cách dễ hiểu,</i>

nếu như vấn đề mà tin đồn đề cập đến càng quan trọng, hấp dẫn, đáng quan tâm hay mơ hồ bao nhiêu thì càng nhiều tin đồn xuất hiện bấy nhiêu.

Theo hai nhà nghiên cứu khoa học Peterson và Gist, tin đồn được hiểu

<i>theo một cách thơng thường nhất đó là “thơng tin chưa được xác minh hoặc lờigiải thích về các sự kiện, lan truyền từ người này sang người khác và liên quanđến một đối tượng, sự kiện hoặc vấn đề công chúng quan tâm”. [31, tr.42]</i>

<i>Theo Shibutani, “tin đồn là tin tức ngẫu hứng xuất phát từ quá trình cânnhắc tập thể, dựa trên một thực tế quan trọng và mơ hồ. Đó là một hành động</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>tập thể để đưa ra ý nghĩa cho các sự thật khó hiểu. Tuy nhiên, nhiều lần, nhữngtin đồn tự nó là sự thật hoặc tạo ra một sự thật, thay vì trả lời trước đó.” [28]</i>

Theo ơng Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phịng Dư luận xã hội – Ban Tuyên

<i>giáo Thành ủy Hà Nội “tin đồn thường là dạng thơng tin khơng ᴄhính thứᴄ, bịađặt ᴠà khơng đáng tin ᴄậу. Tin đồn thường có bản chất là đánh vào mặt tâm lý,tình cảm nhiều hơn thay vì lý trí. Ngồi ta, tin đồn thường dựa trên sự tị mò củacác cá nhân trong xã hội. Sự tò mò kết hợp với yếu tố tâm lý, tình cảm là cơ sởthúc đẩy hình thành và lan truyền tin đồn.” [10]</i>

Đối với Phó Giáo sư Lê Văn Hảo của Viện tâm lý Việt Pháp, ơng cho rằng khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại thiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì cách lý giải chưa được kiểm chứng, khơng chính thức và có phần “bán tín, bán nghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn. [32, tr.45]

Từ những nhận xét trên, tác giả có thể tóm gọn lại rằng tin đồn là những tin tức về một hiện tượng hay sự kiện có thể có thật hoặc khơng có thật hoặc chỉ có một phần là sự thật được lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác.

Về bản chất, cơ chế hình thành của nó có thể bị nhào nặn, chỉnh sửa theo khuynh hướng cá nhân của người truyền tin. Nó thường mang đậm sắc màu chủ quan của đối tượng truyền tin. Tin đồn có thể được truyền tải dưới nhiều hình thức như truyền miệng giữa các cá nhân, qua các trang mạng không được kiểm duyệt, qua các phương tiện truyền thông đại chúng,…

Tin đồn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực như: chính trị, tài chính, tội phạm, văn hóa, nghệ thuật,… Tin đồn tiêu cực thường dễ lan truyền hơn trong cộng đồng so với các tin đồn tích cực.

<i>1.1.1.2. Tin giả (Fake news)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Tin giả (Fake news) có lẽ là một khái niệm khá mới và đang dần trở nên phổ biến trong thời gian gần đây khi các phương tiện truyền thông thường xuyên sử dụng cụm từ này. Vào năm 2017, cụm từ này được trang từ điển Collins lựa chọn là cụm từ nổi bật trong năm bởi tần suất sử dụng của nó. Đây cũng là cụm từ được cựu Tổng thống Mỹ - Donal Trump - sử dụng phổ biến khi ông giữ chức vụ cao nhất tại đây.

<i>Theo trang từ điển Collins, “tin giả là những thông tin giả mạo, sai lệch,giật gân, được phát tán đi dưới hình thức tin tức.” [33]</i>

Trong tài liệu hướng dẫn “Journalism, Fake News and Disinformation” (2018) của UNESCO, các nhà nghiên cứu chia tin giả thành hai khái niệm cụ thể là thông tin sai lệch (misinformation) và tin dắt mũi (disinformation).

Tin sai lệch (misinformation) là những thông tin sai được cung cấp một cách tự nhiên, có thể do người nói hoặc người đọc hiểu sai vấn đề.

Tin dắt mũi (disinformation) là thông tin được các đối tượng cố ý đưa ra nhằm làm người khác hiểu sai, hiểu nhầm vấn đề để có thể đạt được mục đích chính trị, vụ lợi, lừa đảo, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. [12]

Theo Claire Wardle của First Draft News - dự án “chống lại sự sai lệch thông tin trực tuyến” được thành lập vào năm 2015 bởi chín tổ chức do Phịng thí nghiệm Google News tập hợp lại thì có bảy loại tin giả khác nhau:

+ Châm biếm/giễu nhại: Đây là loại thơng tin khơng có ý định gây hại nhưng có thể gây nhầm lẫn.

+ Các yếu tố liên quan đến bài viết bị sai: Tin tức có các tiêu đề, hình ảnh hoặc chú thích khơng đúng với nội dung bài viết.

+ Nội dung sai lệch: sử dụng thông tin sai lệch để đánh giá về một vấn đề hoặc một cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

+ Bối cảnh sai: Nội dung được chia sẻ với thông tin ngữ cảnh sai. + Tin mạo danh: Dựng tin tức mạo danh từ các nguồn đáng tin cậy.

+ Nội dung bị thao túng: Khi thơng tin hoặc hình ảnh chân thực bị thao túng, bị chỉnh sửa để đánh lừa người đọc.

+ Nội dung bịa đặt: Các thông tin đưa ra hồn tồn khơng đúng, được tạo ra để đánh lừa và chuộc lợi. [11]

Như vậy từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng thực chất tin giả chỉ là một danh từ chung chỉ những thông tin sai lệch, không đúng sự thật, được lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

Mặc dù là một cụm từ mới nhưng về bản chất tin giả đã xuất hiện và tồn tại từ hàng thập kỉ trước. Vào những năm 1971, Marc-Antoine Calas, con trai 22 tuổi của một thương nhân theo đạo Tin lành ở Toulouse đã tự sát. Vào thời điểm đó, các nhà hoạt động Công giáo loan đi tin tức rằng ông Jean cha của Calas -đã giết cậu vì cậu muốn cải đạo. Nhà chức trách tư pháp địa phương đăng cáo thị kêu gọi các nhân chứng hợp tác, qua đó chính thức biến tin đồn thành sự thật. Sau đó, người cha đã bị tra tấn tàn nhẫn và xử tử. Mãi đến sau này khi điều tra lại sự việc, người ta mới xác nhận lại rằng Marc-Antoine tự sát vì nợ nần do cờ bạc mà không phải bị sát hại. [18]

Và cho đến thời điểm hiện tại, thời đại mà cơng nghệ chiếm sóng, internet cùng với mạng xã hội là thứ tất yếu, thì dường như tin giả lại càng có thêm đất dụng võ cho mình.

Với khả năng cung cấp thơng tin nhanh chóng, lan tỏa, tự do và khó kiểm sốt, thật khơng khó để tin rằng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube… dường như là các nền tảng được công chúng sử dụng nhiều nhất trong thời điểm hiện nay.Và cũng chính bởi những đặc điểm riêng biệt này mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nơi đây dường như trở thành mảnh đất màu mỡ của trú chân của các thể loại tin đồn, tin giả.

Viện công nghệ Massacusetts (MIT) cho biết: Một nghiên cứu về 126.000 tin đồn và tin giả với sự tham gia của hơn 3 triệu người trên mạng Twiter trong 11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh hơn, xa hơn, sâu hơn và rộng hơn so với tin chính thống. [19]

Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng năm 2017 của công ty công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng BKAV cho thấy 63% người dùng thường xuyên tiếp xúc với tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày. [34]

Tin giả có tốc độ lan truyền nhanh gấp 10-20 lần so với các tin thật và chúng thường xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống thơng qua các hình thức khác nhau, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội.

Ngun nhân của tình trạng này được ơng Nguyễn Hồng Nhật (Phó Tổng

<i>biên tập báo điện tử VietnamPlus) nhận định là do một số nền tảng mạng xã hội</i>

phổ biến có xu hướng ưu tiên lượt tiếp cận những tin tức, bài mua quảng cáo, bất chấp những thông tin đó có thể là giả. Bên cạnh đó, một số lượng lớn độc giả cũng ưu tiên việc tương tác và chia sẻ những thơng tin có nội dung “hot”, câu “view” mà không xác minh nguồn thông tin. Điều này đã dẫn dến hiện tượng những thông tin đúng tới từ các nguồn chính thống thường có chỉ số tiếp cận thấp. [20]

Tại Việt Nam, có thể thấy tin giả xuất hiện ở khắp mọi nơi, xâm nhập mọi ngành nghề, lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh,… Đặc biệt, tin giả còn được các đối tượng xấu, phản động thường xuyên sử dụng khi đất nước có những sự kiện quan trọng như: Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội, các chính sách pháp luật mới ban hành, sự xuất hiện của thiên tai, dịch bệnh,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Cụ thể hơn, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang hồnh hành ở nước ta hiện nay, có thể nói bên cạnh sự lây lan nhanh chóng của mầm bệnh thì tốc độ phát tán của các “virus thơng tin” mang tên tin đồn, tin giả cũng là thứ khiến chúng ta phải đau đầu và cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chăn, xử lý kịp thời.

<i><b>1.1.2. Khái niệm về chính sách</b></i>

Cụm từ “chính sách” có lẽ không phải là một cụm từ quá xa lạ với chúng ta khi mỗi người có lẽ đều đã nghe truyền thông hay các bản tin thời sự nhắc đến ít nhất một lần. Chính sách là một khái niệm với nhiều những lớp nghĩa khác nhau mỗi khi chúng ta tiến hành phân tích, mổ xẻ chúng dưới những góc nhìn riêng biệt.

<i>Theo Từ điển tiếng Việt, “chính sách là một đường lối, chủ trương của một</i>

chính phủ hay một chính đảng căn cứ vào đặc điểm tình hình trong và ngồi nước mà đặt ra”. [22]

<i>Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chính sách là những chuẩn mực, quy</i>

tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ, được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. [13]

<i>Trong cuốn Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động củavăn bản quy phạm pháp luật, tác giả Hồng Thế Liên cho rằng chính sách được</i>

hiểu một cách chung nhất là các “chủ trương và các biện pháp của đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội. [18]

<i>Trong cuốn Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, trích lời của tác</i>

giả Vũ Cao Đàm “chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra định hướng hoạt động cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của xã hội”. [8, tr. 38]

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Theo Giáo sư Dean G. Kilpatrick người Anh, ơng cho rằng chính sách là hệ thống pháp luật, các đo lường quy tắc, chuỗi hành động, và ưu thế tài trợ có tương quan đến chủ đề nhất định được Chính phủ hay đại diện Chính phủ ban hành. [20]

Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng chính sách tựu trung lại là các chương trình, hành động do các tổ chức, nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Hiện nay, trên thế giới, chính sách được chia làm hai loại là chính sách cơng và chính sách tư. Chính sách cơng (public policy) là các chính sách do Chính phủ ban hành. Chính sách tư (private policy) là các chính sách do nhóm xã hội, đảng phái chính trị, các tập đồn, cơng ty,… ban hành nhằm phục vụ lợi ích cho các nhóm, tổ chức đó. [21, tr.10]

Trên các phương tiện báo chí nước ngồi, có thể thấy được rất nhiều các ý kiến quan điểm riêng biệt khi tiến hành phân tích các khái niệm xung quanh cụm từ chính sách và đặc biệt là chính sách cơng.

Theo nhà nghiên cứu chính trị Thomas D.Dye, “chính sách cơng là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm”.

Với ông William N. Dunn (Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Pittsburgh), “chính sách cơng là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. Wiliam Jenkin đưa ra định nghĩa về chính sách cơng đó là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đồng tình với ý kiến đó, Charle L. Cochran and Eloise F. Malone khẳng định chính sách cơng bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội. [6]

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, mặc dù chúng ta vẫn thấy những điểm riêng biệt khi tiến hành phân tích những vấn đề xoay quanh cụm từ “chính sách cơng”, nhưng khi tập hợp lại những góc nhìn ấy, theo giáo trình lý thuyết và kỹ năng trun thơng chính sách, chúng ta có thể tóm gọn lại những điểm chung nhất liên quan đến khái niệm này đó là chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt ra. [45, tr.11]

Khác với một số quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam do tính chất đặc thù của hệ thống chính trị khi chỉ có duy nhất một Đảng lãnh đạo, cầm quyền là Đảng Cộng sản. Đây cũng được xem là hạt nhân duy nhất lãnh đạo và đi vào vận hành toàn bộ hệ thống chính trị. Theo đó, tại Việt Nam, chính sách được hiểu theo hai hàm nghĩa khác nhau là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Dưới hàm nghĩa rộng, chính sách được hiểu là các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo hàm nghĩa hẹp, chính sách được nói đến ở đây là chỉ các chủ trương cụ thể trong một cái lĩnh vực cụ thể nào đó do Nhà nước (Quốc hội hay Chính phủ) ban hành. Điều này là khác với một số quốc gia có rất nhiều Đảng thay nhau cầm quyền. Bởi tại các nước ấy, chính sách đưa ra từ các đường lối, quan điểm của các Đảng chính trị khác nhau là các chính sách tư bởi chúng sinh ra để phục vụ lợi ích cho các thành viên, giai cấp cầm quyền của Đảng ấy.

<b>1.2. Quy trình xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịngCovid-19 tại thành phố Hà Nội</b>

Nếu nói tin đồn, tin giả là một loại “virus” lây lan nhanh và nguy hiểm thì quá trình xử lý, giải quyết chúng cũng là một cuộc chiến cam go và thử thách. Tin đồn, tin giả có thể thâm nhập, xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện thì làn sóng này lại xuất hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Ngay từ giai đoạn đầu, bên cạnh cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước ta cũng như chính quyền thành phố Hà Nội đã tập trung tăng cường cơng tác rà sốt, quản lý thơng tin, ngăn khơng cho tình trạng tin đồn, tin giả lan tỏa và có những tác động tiêu cực đếm cộng đồng trong thời kì dịch bệnh.

Có thể thấy, tại Hà Nội trong giai đoạn đầu khi dịch Covid-19 bắt đầu chuyển biến phức tạp, thật khơng khó để nhìn thấy những bài viết với thơng tin sai lệch về dịch bệnh như số lượng ca mắc tăng nhanh, số lượng ca tử vong cao, lan truyền tin tức giả mạo về khu vực phong tỏa, cách ly… được truyền tải một cách nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, … Và giờ đây, khi vắc-xin phòng chống dịch bắt đầu xuất hiện thì cũng là lúc vấn nạn này trở nên nhức nhối hơn khi các tin tức giả mạo chủ yếu nhằm vào chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội mà điển hình là tin tức giả về chính sách phân bổ vắc-xin tại thành phố, đồn thổi về tính hiệu quả của các loại vắc-xin sử dụng trong tiêm chủng,…

Để có thể xử lý tốt vấn nạn tin đồn, tin giả trên, ngay từ giai đoạn đầu Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường cơng tác rà sốt, phát hiện và có quy trình xử lý cụ thể các tin đồn, tin giả liên quan đến tình hình dịch bệnh nói chung và các chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 nói riêng.

Theo Công văn số 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT ban hành ngày 20/7/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về Covid-19 trên mạng, chúng ta có quy trình xử lý các thể loại tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung như sau:

<i>Thứ nhất, khi phát hiện tin đồn, tin giả được các đối tượng đăng tải trên</i>

các phương tiện thơng tin đại chúng, chậm nhất trong vịng 2 giờ, lực lượng công an và các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan tại thành phố Hà Nội hay

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

các tỉnh thành khác sẽ tiến hành xác minh kịp thời thông tin về các đối tượng phát tán tin giả, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin đồn, tin giả; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn. Trong trường hợp không xác minh được danh tính, nhân thân của các đối tượng vi phạm, các cơ quan ban ngành có liên quan cần phải phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, lực lượng cơng an của tỉnh thành để có biện pháp ngăn chặn nội dung vi phạm trên không gian mạng.

<i>Thứ hai, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội căn cứ thẩm</i>

quyền được giao, xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, trang thơng tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đăng tải các thông tin giả, sai sự thật gây hoang mang, hiểu lầm về tình hình dịch bệnh, chính sách ban hành hay cơng tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 15/4/2020 của Chính phủ về quy định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vơ tuyến điện, cơng nghệ thông tin và giao dịch điện tử” với 124 điều, 09 chương, trong đó đáng chú ý là điều khoản quy định rõ mức xử phạt vi phạm đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận. Theo đó, chúng ta có các quy định về mức phạt cụ thể đối với hành vi tung thông tin giả mạo như sau:

- Chế tài hành chính:

+ Tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân của các trang tin điện tử vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

+ Tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 100 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm.

+ Tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

+ Tại Điểm n, Khoản 3, Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

+ Tại Điều 116 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP nêu rõ thẩm quyền xử phạt của các cấp trong lực lượng công an nhân dân, trong đó, lực lượng cơng an nhân dân có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thơng, tần số vơ tuyến điện, cơng nghệ thơng tin, bưu chính, giao dịch điện tử; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính... [7]

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Ngồi ra, đối tượng vi phạm phải tiến hành gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận đồng thời đính chính lại thơng tin chính xác đến dư luận.

- Chế tài hình sự:

+ Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thơng, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống" theo Khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 01 năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng những thông tin trái với quy định của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng" theo Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử lý về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, Bộ luật Hình sự; người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 05 đến 12 năm. [26]

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Bên cạnh đó, theo Điều 8 Luận An ninh mạng số 24/2018/QH14, nghiêm cấm các hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành vi này, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, viễn thông, mạng Internet với mức phạt tù lên đến 3 năm. [27]

Cần phải nhấn mạnh rằng, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân cần hết sức tỉnh táo, chọn lọc các nguồn thơng tin chính thống để tìm hiểu, khơng chia sẻ những thơng tin chưa được kiểm chứng, xác thực, kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng các tài khoản, tổ chức đăng tải thơng tin bịa đặt, sai sự thật, có như vậy cuộc chiến chống tin giả trong thời kỳ dịch bệnh mới có thể đạt được kết quả tốt.

<b>1.3. Sự cần thiết phải xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm phịngvắc-xin phịng Covid-19 ở thành phố Hà Nội</b>

Covid-19 là một cuộc chiến trường kỳ trên mọi mặt trận và mặt trận truyền thông cũng là một trong những chiến trường gian nan mà chúng ta phải đối mặt. Từ thời điểm dịch bệnh bùng nổ cho đến khi cuộc chiến đã bước vào chặng đường mới với các chính sách cũng như chỉ thị về tiêm vắc-xin phịng tránh Covid-19 ra đời, thì trên mặt trận truyền thông, những tin tức giả mạo vẫn luôn là điểm “nóng” khiến dư luận nhức nhối.

Thực tế cho thấy, trong khi các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển khai chiến dịch tiêm chủng đại trà nhằm chống lại Covid-19 thì lượng thơng tin đồn, tin giả mạo về chính sách tiêm vắc-xin trên khơng gian mạng cũng gia tăng theo chiều hướng xấu. Chính vì vậy, việc tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng vấn đề cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các luồng thông tin sai lệch, tin giả liên quan đến vắc-xin Covid-19 đang gây tổn hại cho các chương trình tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia. Tin giả được ví như một loại virus khác trên mặt trận truyền thông, chúng đang tấn công và làm suy yếu cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia, thậm chí đẩy tính mạng của người dân vào vùng nguy hiểm.

Khi chiến dịch tiêm vắc-xin được các nước triển khai, các chủ đề liên quan tới chiến dịch tiêm chủng như các loại vắc-xin được sử dụng, hiệu quả của vắc-xin, cách thức vắc-xin hoạt động, lời khuyên sau khi tiêm vắc-xin,… được nhiều người quan tâm, tìm kiếm trên mạng.

Sự gia tăng về nhu cầu tìm kiếm thơng tin cũng là địn bẩy khiến các luồng tin đồn, tin giả, khơng có căn cứ khoa học nổi lên hàng loạt thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,… với mục đích gây ra tâm lý e ngại, nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin. Đây cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng người dân khơng tin tưởng vào vắc-xin hay thậm chí là tẩy chay vắc-xin.

Trung tâm Chống thù ghét trên mạng xã hội (CCDH) - tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm chống lại những phát ngôn gây thù ghét và tin giả trên không gian mạng - đang hối thúc các nền tảng như Facebook, Google, Twitter, … chặn tài khoản của 12 cá nhân tại Mỹ - các tài khoản được cho là đã tạo ra đến 65% thông tin sai lệch về các chính sách cũng như thơng tin về vắc-xin ngừa Covid-19. Được biết nhóm này có nhiều tài khoản khác nhau với hơn 59 triệu người theo dõi, khiến cho các tin tức sai lệch được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây nên hiệu ứng lo ngại về vắc-xin cho người dân. Theo khảo sát từ quỹ Kaiser Family cho thấy, có tới 42% người Mỹ tham gia khảo sát không muốn tiêm hoặc do dự khi tiêm vắc-xin. [23]

Tại Nga, những thông tin bịa đặt hay xuyên tạc xuất hiện dày đặc với nội dung chủ yếu như vắc-xin là sản phẩm chống lại con người, tiêm vắc-xin có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

gây tử vong đối với phụ nữ mang thai,… Điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến người dân nơi đây khơng tích cực đi tiêm chủng, dẫu cho Nga là nước đầu tiên cấp phép sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 từ tháng 8/2020 và cũng là nước tự sản xuất ra nhiều loại vắc-xin. [4]

Tại Nhật Bản, thông tin sai lệch về các chính sách vắc-xin như tiêm chủng gây vô sinh đã được lan truyền rộng rãi trên Internet với tốc độ chóng mặt. Hậu quả là những thơng tin này làm suy yếu lịng tin của người dân, ảnh hưởng khơng nhỏ đến nỗ lực của Chính phủ nước này với mong muốn hoàn thành chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn vào tháng 11/2021 và đạt được miễn dịch cộng đồng.

Ở Indonesia, những tranh cãi về hiệu quả của vắc-xin trên mạng xã hội khiến cho nhiều người dân hoang mang khơng muốn tiêm phịng vì cho rằng việc tiêm có thể khiến họ mắc bệnh nặng hơn hoặc tử vong. Khơng ít người Hồi giáo ở Indonesia không chịu tiêm chủng sau khi đọc những thông tin sai lệch như vắc-xin không được sản xuất theo tiêu chuẩn Halal của đạo Hồi.

Hồi tháng 4/2021, nhà chức trách Campuchia đã bắt giữ đối tượng ở xã Chak Angre Krom, huyện Meanchey vì đăng video lên mạng xã hội với nội dung “nhiều người Campuchia tử vong sau khi tiêm vắc-xin và kích động mọi người khơng nên tiêm vắc-xin”. [2]

Tại Việt Nam, sau khi các chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 được ban hành và triển khai, vấn nạn tin đồn, tin giả bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trên các nền tảng không gian mạng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, phát triển như thủ đô Hà Nội.

Lợi dụng sự rộng mở với độ lan tỏa cao của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube,… khơng ít các đối tượng phản động đã tung lên hàng loạt các tin bài với nguồn thông tin sai lệch nhằm vào các chính sách, chiến lược tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại thành phố Hà Nội. Các bài viết trên đều được

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

xây dựng với nội dung, thông tin giả mạo cho rằng Chính phủ chỉ ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, đảng viên hay các đối tượng “con ông, cháu cha” chứ không hề quan tâm đến sức khỏe của người dân, người yếu thế trong xã hội. Bên cạnh đó, nhiều thơng tin thậm chí cịn vu cáo chính quyền thành phố Hà Nội sử dụng quỹ vắc-xin không đúng mục đích, hay cho rằng vắc-xin Sinopharm của Trung quốc là không tốt,… Một số những thông tin sai lệch được phát tán rộng rãi trên mạng liên quan đến chất lượng của vắc-xin như: vắc-xin ngừa Covid-19 có thể làm thay đổi ADN, vắc-xin có thể khiến cho phụ nữ vơ sinh hay sảy thai, vắc-xin ngừa Covid-19 có chứa vi mạch hay thiết bị theo dõi,… cũng là những thông tin sai lệch nguy hiểm xuất hiện trên không gian mạng mà chúng ta cần phải bàn tới.

Hậu quả là hàng loạt thông tin trên đã khiến cho không ít người dân tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung cảm thấy hoang mang, lo lắng về các chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 đang được triển khai như chính sách phân bổ vắc-xin, hiệu quả của các loại vắc-xin sử dụng, biến chứng có thể gặp phải sau khi tiêm,… Với tâm lý trên, khơng ít gia đình, đặc biệt là những gia đình có con trẻ, người già, người mắc bệnh nền, mang tư tưởng e ngại, khơng dám tiêm vắc-xin. Từ đó khiến cho tỉ lệ bao phủ vắc-xin trên cả nước nói chung và Hà nội nói riêng gặp ảnh hưởng, nguy hiểm hơn chúng còn là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội.

Chính vì vậy, ngay từ khi làn sóng virus độc hại mang tên tin giả bắt đầu lây lan trong cộng đồng, Đảng, Nhà nước cũng như Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần phải tập trung tăng cường, hỗ trợ, có những biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời thực trạng này, không để loại “virus” độc hại này có cơ hội phát triển, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng cũng như tồn xã hội. Có như vậy thì chính sách liên quan đến tiêm vắc-xin phịng Covid-19 mới có thể được triển khai một cách hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc-xin, tăng khả năng nhanh chóng dành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đại dịch thế kỉ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Tiểu kết chương 1</b>

Tại Hà Nội, tình trạng tin đồn, tin giả liên quan đến chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Chính vì sự nguy hiểm của nó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh, tăng cường triển khai hoạt động rà soát, kiểm tra và xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19.

Để người đọc có thể hiểu rõ hơn, tác giả đã xây dựng và làm rõ hệ thống lý thuyết về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của đề tài trong Chương 1 này, bao gồm: khái niệm về tin đồn, tin giả, chính sách; các chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 ở thành phố Hà Nội (giai đoạn năm 2021); quá trình xử lý tin đồn, tin giả hiện nay; cũng như những phân tích cụ thể về những hệ lụy mà vấn nạn tin đồn, tin giả sẽ đem lại khi chúng nhắm tới các chính sách tiêm vắc-xin phịng, ngừa Covid-19 tại thành phố để từ đó nêu lên sự cần thiết của việc tăng cường xử lý tình trạng tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phịng, ngừa Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay. Những phân tích, đánh giá cơ bản này sẽ là cơ sở để tác giả khảo sát và tiến hành phân tích sâu hơn thực trạng xử lý các thông tin đồn, tin giả nhằm vào chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 tại Hà Nội cũng như đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại Hà Nội hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>Chương 2</b>

<b>XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ CHÍNH SÁCH </b>

<b>TIÊM VẮC-XIN PHỊNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN</b>

<b>2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và công tác tiêm vắc-xin phòngCovid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay</b>

<i><b>2.1.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội</b></i>

- Vị trí địa lý:

Hà Nội nằm lệch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh thành là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; Hà Nam, Hịa Bình ở phía nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía đơng; Hịa Bình, Phú Thọ phía tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8/2008, hiện tại thành phố có diện tích là 3.358,6 km<small>2 </small>.

Địa hình thành phố thấp dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ tây sang đơng. Nhờ phù sa bồi đắp, ¾ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, cịn lại phần diện tích đồi núi phần lớn tập trung ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp như gị Đống Đa, núi Nùng. [35]

- Khí hậu:

Khí hậu Hà Nội mang nét đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh với bốn mùa rõ ràng là xuân, hạ, thu và đông.

- Giao thông:

Là thủ đô của đất nước, Hà Nội nằm ở vị trí khu vực trung tâm miền Bắc bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh thành khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường hàng không, đường bộ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đường thủy và đường sắt.Giao thơng đường khơng, ngồi sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố cịn có sân bay Gia Lâm ở phía đơng, thuộc quận Long Biên, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Ngoài ra, Hà Nội cịn có sân bay qn sự Hịa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Chương Mỹ.

Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc). Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam.

- Dân số:

Tính đến năm 2020, dân số Hà Nội là 8,25 triệu người, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km<small>2</small>. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hịa mật độ dưới 1.000 người/km². [14]

- Văn hóa - Du lịch:

Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều tiềm năng về tự nhiên, văn hóa, kinh tế, chính trị,… Với 8 tuyến đường bộ, 6 tuyến đường sắt lại có cảng hàng không quốc tế và nội địa, Hà Nội là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền Bắc với nhau. Với lợi thế sở hữu các trục giao thơng chính và quan trọng mà Hà Nội vừa là thị trường tiếp nhận du khách của khu vực, đồng thời cũng là thị trường cung ứng du khách cho du lịch của cả nước.

<i><b>2.1.2. Các chính sách tiêm vắc-xin phịng Covid-19 triển khai tại thànhphố Hà Nội hiện nay</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>Thứ nhất, Công văn số 3141/BYT-DP ngày 21/4/2021 của Bộ Y tế về việc“Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho đối tượng thuộc các Bộ, ngành và tổ chứcquốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”.</i>

Ngày 19/4/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1906/QĐ-BYT về việc phân bổ, sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 đợt 2 trong số 20.000 liều giao cho Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó giao cho Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật Hà Nội 12.880 liều để tiêm chủng cho cán bộ nhân viên thuộc các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Liên Hợp Quốc,... trên địa bàn Hà Nội.

Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung:

- Sở Y tế thực hiện việc tiếp nhận 12.880 liều vắc-xin phòng Covid-19 theo Quyết định số 1906/QĐ-BYT ngày 19/4/2021 của Bộ Y tế; phối hợp với các Bộ ngành, tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, Liên Hợp Quốc tại Hà Nội để xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo Điều 2, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ trong đợt này.

- Sở Y tế chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, lập kế hoạch và tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng trên địa bàn Hà Nội bao gồm đối tượng ở Trung ương và địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ theo các đợt phân bổ vắc-xin tiếp theo của Bộ Y tế. [5]

<i>Thứ hai, Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 7/5/2021 của Ủy ban nhândân thành phố Hà Nội về việc “Triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chongười dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2022”.</i>

* Mục tiêu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Mục tiêu chung: Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng.

- Mục tiêu cụ thể:

+ 95% đối tượng nguy cơ và người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiêm chủng đủ mũi vắc-xin phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ vắc-xin.

+ Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc-xin phòng Covid-19. * Kế hoạch triển khai:

- Nguyên tắc:

+ Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm các cơ sở y tế trên toàn thành phố, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng.

+ Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc-xin.

+ Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn tiêm chủng và tiếp cận công bằng cho người dân.

- Thời gian: Năm 2021 và năm 2022. - Đối tượng triển khai:

+ Đối tượng 1: Đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

+ Tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên.

+ Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động.

+ Tổ chức tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên. - Lộ trình triển khai:

+ Tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vắc-xin của Bộ Y tế. + Tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vắc-xin (nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước).

* Tổ chức thực hiện:

- Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của thành phố Hà Nội).

- Sở Thông tin và Truyền thơng - Sở Tài chính

- Các sở, ngành

- UBND các quận, huyện, thị xã

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể phối hợp thực hiện. [36]

<i>Thứ ba, Công văn số 1712/UBND-KT ngày 02/6/2021 củaUỷ ban Nhândân thành phố Hà Nội về việc “Huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiệnphòng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19”.</i>

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 02/6/2021 về cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Hà Nội; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc; để triển khai tập trung và có hiệu quả phong trào vận động theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và thành phố, góp phần kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố; UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo:

Một là, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:

- Khẩn trương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan để xây dựng phương án và tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ kinh phí cho Quỹ phịng, chống dịch Covid-19 của các quận, huyện, thị xã để phục vụ cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch Covid-19 cho người dân địa bàn các quận, huyện, thị xã.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn chủ động nguồn kinh phí để đảm bảo việc tiêm vắc-xin cho cán bộ, công nhân, người lao động của doanh nghiệp, đơn vị.

Hai là, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội nội dung công việc nêu trên và cân đối nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. [37]

<i>Thứ tư, Công văn số 1835/UBND – KGVX ngày 11/6/2021 của Ủy bannhân dân thành phố Hà Nội về việc “Quán triệt kế hoạch tiêm vắc-xin phòngCOVID-19 cho người dân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2022”.</i>

Nhằm đảm bảo việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2022 theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 07/5/2021 của 118/KH-UBND Thành phố, đảm bảo đúng quy định, công bằng, minh bạch; tiêm miễn phí cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm một số nội dung sau:

Một là, UBND các quận, huyện, thị xã cần:

- Triển khai xây dựng kế hoạch, rà soát, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn theo đúng chỉ đạo tại Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 07/5/2021 của UBND Thành phố.

- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả phong trào vận động theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và thành phố; huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện phịng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19 theo chỉ đạo tại văn bản số 1712/UBND-KT ngày 02/6/2021 của UBND thành phố.

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và kịp thời chấn chỉnh việc ban hành văn bản không rõ nội dung, không thống nhất với chủ trương, kế hoạch của thành phố đã ban hành.

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, đổi mới, sáng tạo các hình thức, biên tập nội dung, tăng cường tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn để kịp thời nắm bắt, thực hiện và ủng hộ chủ trương của Chính phủ và thành phố.

Hai là, Sở Thông tin và Truyền thông cần:

- Tiếp tục phối hợp Sở Y tế và các Sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động truyền thơng; chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thành phố phối hợp các cơ quan báo chí, truyền thơng của Trung ương tăng cường tun truyền ý nghĩa, mục đích và các chính sách của thành phố để người dân hiểu, kịp thời nắm bắt thông tin và ủng hộ chủ trương của Chính phủ và thành phố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng các nội dung, thông điệp, kịp thời cập nhật, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh tại cơ sở.

- Nắm bắt các thông tin phản ánh của nhân dân, dư luận, chủ động trao đổi, kịp thời hướng dẫn các quận, huyện, thị xã.

Ba là, Sở Y tế cần:

- Thực hiện các nhiệm vụ của ngành Y tế theo chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố.

- Tổ chức việc thực hiện, triển khai Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo đúng lộ trình, hiệu quả, kịp thời.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan trong hoạt động truyền thông, xây dựng nội dung thông điệp truyền thông, thông cáo báo chí, phóng sự truyền thơng về chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phịng Covid-19. [38]

<i><b>Thứ năm, Cơng văn 2105/UBND-KGVX ngày 2/7/202 của Uỷ ban Nhân</b></i>

<i>dân thành phố Hà Nội về việc “Rà sốt, đăng ký tiêm chủng vắc-xin phịngCOVID-19 đối với người dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã”.</i>

Thực hiện chỉ đạo Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19. Để sẵn sàng tiếp nhận vắc-xin từ Bộ Y tế và chủ động triển khai tiêm chủng cho nhân dân Thủ đô trong năm 2021 đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện việc rà soát, đăng ký tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đối với người dân trong độ tuổi 18-65 trên địa bàn, cụ thể:

- Yêu cầu người dân đăng ký tiêm chủng qua phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử” theo đường link: class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Thực hiện đăng ký bằng giấy (theo mẫu gửi kèm) đối với những người không sử dụng điện thoại thông minh và gửi về UBND xã, phường, thị trấn.

- Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn chỉ đạo các lực lượng của địa phương để nhập nội dung tại bản đăng ký giấy vào phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử”. [39]

<i>Thứ sáu, Phương án số 170/PA-UBND ngày 21/7/2021của Ủy ban nhândân thành phố Hà Nội về việc “Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòngCovid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.</i>

* Mục đích, yêu cầu:

- Mục đích: Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phịng Covid-19 trên quy mơ lớn để phòng ngừa chủ động, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

- Yêu cầu:

+ Tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất với yêu cầu thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày.

+ Đảm bảo an tồn phịng chống dịch cho các lực lượng tham gia tiêm chủng và người dân.

+ Huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các Ban, ngành, Đồn thể,... tham gia vào chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19.

* Đối tượng, thời gian, phạm vi và hình thức triển khai:

- Đối tượng tiêm chủng: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

+ Hiện tại Việt Nam đang sử dụng các loại vắc-xin phòng Covid-19 của các hãng Astra Zeneca, Pfizer, Modema và Sinopharm; theo hướng dẫn của Bộ Y tế các vắc-xin này đều được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, riêng vắc-xin Astra Zeneca, theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tiêm cho người từ 18-65 tuổi (người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần thận trọng trong tiêm chủng).

+ Về thứ tự ưu tiên đối tượng tiêm: Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác và đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vắc-xin.

- Thời gian:

Trong năm 2021, triển khai chiến dịch ngay khi tiếp nhận vắc-xin đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu. Thời gian cụ thể theo các đợt phân bổ vắc-xin của Bộ Y tế và nguồn cung ứng vắc-xin (nhập khẩu và sản xuất trong nước) của thành phố Hà Nội.

- Phạm vi triển khai:

Thứ nhất, phụ thuộc vào lượng vắc-xin cung ứng, phạm vi triển khai sẽ được thực hiện theo đề xuất của ngành Y tế.

+ Khi nguồn vắc-xin chưa đủ: phân bổ số lượng vắc-xin cho các quận, huyện, thị xã theo thứ tự ưu tiên: có ca F0 mới, có nhiều khu cơng nghiệp, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung…

+ Khi có đủ vắc-xin: triển khai đồng loạt trên toàn thành phố.

Thứ hai, nguyên tắc phân bổ vắc-xin trong trường hợp tiếp nhận cùng lúc nhiều loại vắc-xin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

+ Tiêm mũi 01 bằng loại vắc-xin nào thì tiêm trả mũi 02 bằng loại vắc-xin đó. Với người được tiêm mũi 01 bằng vắc-xin của Astra Zeneca, có thể tiêm mũi 02 bằng vắc-xin của Pfizer, khoảng cách từ 8-12 tuần sau tiêm mũi 01.

+ Vắc-xin có hạn sử dụng ngắn cấp phát trước.

- Hình thức tổ chức và bố trí nhân lực cho điểm tiêm chủng:

+ Tổ chức tại các điểm tiêm chủng cố định đã đủ điều kiện tiêm chủng bao gồm: trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tiêm chủng dịch vụ, phòng khám đa khoa cả trong và ngồi cơng lập.

+ Thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn như: thực hiện tiêm cho công nhân tại các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, khu vực có nhiều cơ quan, đơn vị, các trường Đại học, Cao đẳng, hoặc khu vực đơ thị có mật độ dân cư lớn trong khi các điểm tiêm cố định không đáp ứng được u cầu (diện tích khơng đảm bảo cho giãn cách với số lượng người đông trong cùng một thời điểm).

- Bố trí nhân lực trong dây chuyền tiêm chủng:

+ Tại điểm tiêm chủng cố định: Một dây chuyền tiêm cần tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành Y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên chun môn từ y sỹ trở lên.

+ Tại điểm tiêm chủng lưu động: Một dây truyền tiêm cần tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành Y, trong đó nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng:

+ Các dây chuyền tiêm chủng đều thực hiện cơng tác an tồn tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời tăng cường 100 tổ cấp cứu từ các

</div>

×