Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÀI THẢO LUẬN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CHỦ ĐỀ 1: VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.93 KB, 38 trang )

Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
Học Viện Ngân Hàng
Khoa Tài chính- ngân hàng
Bài thảo luận
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Chủ đề 1: Vai trò của ngân hàng trung ương
trên thị trường tiền tệ và kinh nghiệm các nước.

NHÓM 6 (Ca 2 thứ 5 D8)
Phạm Thị Lan
Đàm Thị Hằng
Nguyễn Đình Tài
Nguyễn Thị Mai Hà
Đặng Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Diệu Hương

Hà nội, 2012
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 1 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của thị
trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng. Sự phát triển năng động với tốc độ cao của
kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để
đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Thị trường tiền tệ được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được trao
quyền sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao cho chủ
thể khác sử dụng trong thời hạn bao lâu được gọi là ngắn thì còn phụ thuộc vào mỗi
nước. Nhưng thông thường trên thị trường tiền tệ người ta chuyển giao quyền sử dụng
nguồn tài chính có thời hạn từ một ngày đến một năm. Chính vì tính chất ngắn hạn đó
nên thị trường tiền tệ cung ứng các nguồn tài chính có khả năng thanh toán cao và những
người tham dự ít bị rủi ro.


Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục đích khác
nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường.
Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ; Ngân hàng
trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết
để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân
hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền
tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ
dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức tín dụng, quản lí lãi suất của các ngân hàng thương
mại… làm cho chính sách tiền tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.
Tại tất cả các nước, Ngân hàng trung ương được sử dụng như một công cụ quan
trọng trong điều chỉnh kinh tế của nhà nước vì ngân hàng trung ương nắm trong tay các
mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất. Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch từ nền
kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường, trong những
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 2 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
năm qua thị trường Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện theo xu hướng
năng động, tích cực phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Mặc dù đến
nay quy mô của thị trường này còn rất khiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định
trong việc kết nối cung cầu về vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp .v.v Đặc
biệt thị trường tiền tệ Việt Nam Ngân hàng trung ương đã góp phần tháo gỡ khó khăn
cho các ngân hàng trong việc bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống cũng như
mở rộng hệ thống cho vay.
Đạt được những kết quả đó, một phần lớn là do vai trò điều tiết tiền tệ của Ngân
hàng trung ương. Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong , kiểm
soát thị trường những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tài
chính và phát triển thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện vai trò điều tiết
tiền tệ của ngân hàng trung ương còn có những hạn chế. Những hạn chế này ở một chừng
mực nhất định sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết tiền tệ
của Ngân hàng trung ương.

Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 3 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NHTW TRÊN
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Ngân hàng trung ương là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước được độc quyền phát
hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ,
tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý không chỉ đơn
thuần bằng các luật lệ các biện pháp hành chính, mà còn thông qua các nghiệp vụ mang
tính kinh doanh sinh lời.
Ngân hàng trung ương có các khoản thu nhập từ tài sản của mình như: chứng khoán
chính phủ, cho vay chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối….Hầu hết các khoản
thu nhập của Ngân hàng trung ương, sau khi trừ các chi phí hoạt động đều phải nộp vào
ngân sách nhà nước.
TTTT là một bộ phận của thị trường tài chính, ở đó diễn ra sự trao đổi mua án các
công cụ tài chính (thường dưới 1 năm). Cũng có thể hiểu TTTT là thị trường ở đó diễn ra
việc chuyển giao các khoản vốn ngắn hạn giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh
khoản và đầu tư ngắn hạn.
Chủ thể NHTW tham gia thị trường tiền tệ với vai trò điều tiết, quản lý thị trường,
điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo thị trường tiền tệ hoạt động theo đúng
mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các công cụ quản lý tiền tệ như:
− Nghiệp vụ trưởng mở
− Lãi suất cho vay chiết khấu
− Dự trữ bắt buộc
− Chính sách tiền mặt
Mọi họat động của ngân hàng trung ương đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng
tiền trong nền kinh tế. Cung ứng tiền thay đổi làm biến động giá cả, sản lượng quốc
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 4 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
gia, do đó một cách gián tiếp mọi họat động ngân hàng ảnh hưởng sâu sắc đến thị

trường tiền tệ.
1.1. Ảnh hưởng của cung ứng tiền đến thị trường tiền tệ
Sự khác biệt trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa chính sác cung
ứng nới lỏng và chính sách cung ứng thắt chặt.
Giả sử vào thời điểm ta nghiên cứu, đường cung ứng tiền tương ứng của ngân
hàng là LS0 ứng với nhu cầu tiền trong nền kinh tế là LD. Nền kinh tế đạt bình quân
tạm thời trên thị trường tiền tệ tại điểm bình quân E0 cho biết: với mức bình quân ấy
lượng cung ứng tiền là L0 và lãi suất là R0.
Bây giờ, cho rằng ngân hàng trung ương quyết định thắt chặt cung ứng tiền để
hạn chế lạm phát (LS0 tới LS1) trong khi LD vẫn không thay đổi. Chính điều này đã
làm cho lãi suất tăng vọt từ R0 đến R1. E0 di chuyển đến E1. Lúc này tiền sẽ khan
hiếm hơn (do lượng cung giảm). Tiền khan hiếm thì giá trị của đồng tiền sẽ tăng
theo do đó lạm phát sẽ giảm.
Ngược lại, giả sử sau một khỏang thời gian chống lạm phát với cái giá là sự suy
thoái (tiền khan hiếm, lãi suất cao bên cạnh đó sự thắt chặt tiền tệ của ngân hàng
khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay), ngân hàng trung ương bắt đầu
chuyển sang cung ứng tiền nới lỏng. Tổng cung tiền tệ tăng từ LS1 lên LS2, cắt LD
tại E2, lúc này lượng tiền tệ tăng lên L2 và lãi suất giảm xuống còn R2. Lúc này thì
nền kinh tế phải đối mặt với thách thức mới là lạm phát có thể gia tăng (do có quá
nhiều tiền trong lưu thông). Vì thế cho nên mỗi lần áp dụng mức lãi suất hay lượng
cung ứng tiền ngân hàng trung ương phải đắn đo suy nghĩ những tác hại thiệt hơn
cho mỗi chính sách tiền tệ.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 5 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào hơn. Điều này
kích thích tiêu dùng cho cuộc sống và cho đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng tiêu dùng
và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng, tuyển mộ thêm công nhân, giảm thất
nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế tăng trưởng với giá cả tăng cao
hơn trước. Chính sách cung ứng tiền thắt chặt làm cho chi phí để có tiền cao hơn và
tiền trở nên khan hiếm. Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm

chi tiêu và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả hạ. Cái giá phải trả là
sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vào
tình trạng suy thoái.
Do đó cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của ngân hành trung ương. Khi
ngân hàng trung ương điều tiết cung ứng tiền tức là nó bắt đầu tiến hành điều tiết
nền kinh tế.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 6 -
Thị trường tiền tệ

R1

R2

R3
E1
E0
E1
LS1
LS2
L0
LS3
L1 L2
LD
Cung ứng tiền
Lãi suất
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
1.2. Phương thức điều tiết thị trường tiền tệ bằng cung ứng tiền của ngân
hàng trung ương.
 Mục tiêu:
- Chính sách tiền tệ phải phục vụ cho mục đích đảm bảo cho nền kinh tế có

tăng trưởng, tức là giảm thất nghiệp, gia tăng thu nhập quốc dân và mở rộng tiềm
năng sản xuất, chống suy thoái…
- Chính sách tiền tệ phải hướng về ổn định giá cả: Giá cả có lạm phát thấp là
mục tiêu của mọi nền kinh tế vì mức tăng thu nhập thực tế của nhân dân sẽ dương,
do đó đời sống của người lao động sẽ tốt hơn và người dân sẽ tin chính phủ hơn. Sản
xuất sẽ có vốn với chi phí hạ và nền kinh tế sẽ có sức bật về đầu tư lâu dài, giá trị
đồng tiền nội địa sẽ ổn định.
- Phải tạo cho nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn định: Nền tảng tài chính
ổn định được hiểu là bằng chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương phải ổn định
họat động tài chính của hệ thồng tài chính trong nước một cách gián tiếp… hướng
quản lý các họat động của nó phù hợp với các mục tiêu kinh tế. Làm hài hòa các lợi
ích của các tổ chức tài chính để nó phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của cả nền
kinh tế.
- Góp phần mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế: Các tiềm năng như
đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người… mục tiêu cuối cùng của chính
sách là khai thác và phát triển các ngưồn lực một cách có hiệu quả nhất.
Khi xem xét mục tiêu trung gian (lãi suất,dự trữ,tỷ giá) trong họat động điều tiết
kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương, thì những mục tiêu này thực chất chỉ là
phương tiện giúp cho ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu là điều tiết nền kinh
tế. Xét về ngắn hạn lãi suất, dự trữ, tỷ giá thay đổi ảnh hưởng một cách nhanh chóng
đến tiêu dùng và đầu tư và đến nền kinh tế. Từ đó về mặt ngắn hạn các nhà kinh tế
học xem ba tác nhân trên là những mục tiêu trung gian.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 7 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
1.2.1. Lãi suất
Lãi suất là tỉ lệ phần trăm giữa khoản tiền người đi vay trả cho người cho vay
trên tiền vốn trong một khoảng thời gian nhất định như 1 tháng, 1 năm.
Giả sử lúc đầu lãi suất của thị trường tiền tệ là R0, ở mức lãi suất này nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân là AD0 và sản lượng quốc gia là Y0.
Bây giờ cho rằng ngân hàng trung ương và chính phủ quyết định nâng lãi suất để

giảm lạm phát. Lãi suất cao hơn làm cho việc vay tiền trở nên khó khăn hơn do thế
sản xuất không dám tiêu dùng nhiều vốn và sản xuất có xu hướng giảm sút. Do lãi
suất cao nên người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và nhu cầu tiêu dùng giảm
xuống. Đường cầu AD0 dịch chuyển đến AD1. Tiêu dùng và đầu tư giảm làm giá cả
giảm từ P0 xuống P1, sản lượng tụt xuống Y1 và nền kinh tế đi vào tình trạng suy
thoái.
Ngược lại khi lãi suất hạ xuống R2, sản xuất sẽ tiêu dùng nhiều vốn hơn, sản
xuất được đẩy mạnh, lãi suất thấp người tiêu dùng sẽ tiết kiệm ít hơn và đầu tư và
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 8 -
P1
P2
P3
E1
E0
E2
Y0 Y1 Y2
AD0
GDP
Giá cả
AD1
AD2
45
0
Thị trường hàng hóa
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
chi tiêu nhiều hơn do đó cầu sẽ tăng lên. Giá cả cũng sẽ tăng và sản lượng quốc gia
do đó cũng tăng lên.
1.2.2. Dự trữ:
Khi ngân hàng trung ương sử dụng tỷ lệ dữ trự bắt buộc như một công cụ, nó tác
động trực tiếp đến cung ứng tiền. Lúc đó dự trữ bắt buộc là công cụ mà cung ứng

tiền là mục tiêu.
Khi ngân hàng trung ương không sử dụng cách điều tiết trực tiếp bằng việc áp
đặt tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, nó có thể tác động đến dự trữ bắt buộc bằng cung ứng tiền.
Đó là cách điều tiết gián tiếp. Bằng việc bán chứng khoán ra để thu tiền về (giảm
lượng tiền trong lưu thông, tiền từ đó khan hiếm dần), từ đó mà lãi suất tăng lên và
làm giảm việc cho vay. Khi ngân hàng trung ương xuất tiền ra để mua chứng khóan
(tăng cung ứng tiền cho nền kinh tế, tiền dễ dàng để có hơn) do đó làm giảm lãi suất,
tăng khả năng cho vay. Trong trường hợp này cung ứng tiền là công cụ mà dự trữ là
mục tiêu.
1.2.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được xem là giá của một đồng tiền trên sự so sánh với một đồng
tiền nước khác ( kí hiệu là E ).
Bằng việc thay đổi cung ứng tiền, ngân hàng trung ương có thể làm tăng hay
giảm giá đồng tiền nội địa so với nước ngoài. Khi ngân hàng trung ương tăng cung
ứng tiền từ LS0 lên LS2, có quá nhiều đơn vị tiền nội địa trong sự so sánh với nước
ngoài, hay nói cách khác chỉ cần ít tiền nước ngoài hơn để đổi lấy một đơn vị đồng
nội tệ, do vậy giá trị đồng tiền trong nước giảm từ RV0 xuống RV2 ( tỉ giá trao đổi
từ E0 lên E2 ). Trong trường hợp ngược lại, khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền
tệ, giảm cung ứng tiền xuống còn LS1, đồng tiền trong nước trở nên khan hiếm hơn
và từ đó giá trị đồng tiền trong nước tăng lên đến RV1. Tỉ giá trao đổi giảm xuống
E1.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 9 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
Hay cũng có cách khác, là cách như Hoa Kì làm trong năm 1995. Hoa Kì bán
ngọai tệ để rút tiền nội địa về (thu hẹp cung ứng tiền) nhằm tăng giá đồng tiền nội
địa. Và bán đồng nội tệ để mua ngoại tệ (tăng cung ứng tiền) nhằm giảm giá đồng
nội tệ.
Khi đồng tiền trong nước bị mất giá (tức là với một đơn vị ngọai tệ có thể đổi
nhiều đồng nội tệ hơn) lúc đó sẽ làm gia tăng xuất khẩu (bán hàng ra nước ngòai và
thu tiền về bằng ngọai tệ, khi đổi ra nội tệ sẽ có lợi hơn do đồng nội tệ đã mất giá

hơn trước ), do đó sẽ làm tăng GDP. Và khi đồng tiền nội tệ tăng giá sẽ làm tăng
nhập khẩu.
Do những lý do trên tỉ giá hối đoái có tác động đến kinh tế vĩ mô và nắm được tỉ
giá hối đoái này chính phủ cần ngân hàng trung ương điều tiết lượng cung ứng tiền.
1.3. Các công cụ điều tiết thị trường tiền tệ
1.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở có 2 lọai: được phép mua bán chứng khóan vào những
thời điểm nhất định sau khi nghiệp vụ được tiến hành và lọai không được phép mua
bán lại.
Khi ngân hàng trung ương đem chứng khóan ra thị trường mở để bán nó thu tiền
hay séc về, cho nên:
1. Giảm lượng cung tiền mắt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của
các ngân hàng trung gian.
2.Khi ngân hàng trung gian mua chứng khóan của ngân hàng trung ương thì dự
trữ tiền của nó sẽ giảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt.
3. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ giảm
xuống, lãi suất của nó sẽ tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân hàng
phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư
vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng giảvà do đó tiền
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 10 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
trở nên khan hiếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống. Và ngược lại khi
ngân hàng trung ương ra thị trường mở để mua chứng khoán.
Như vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung
ứng tiền, tăng lãi suất, giảm tỉ giá và giá cả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện
nghiệp vụ mua.
1.3.2. Lãi suất cho vay chiết khấu
Được ngân hàng trung ương quyết định trong cả hai trường hợp:
1. Cho vay bình thường với kí quỹ khi ngân hàng trung gian kẹt thanh toán.
2. Cho vay dưới hình thức cứu cánh cuối cùng.

Lãi suất cho vay chiết khấu có cả hai tác dụng: trực tiếp và gián tiếp. Tác động
gián tiếp là nó làm tăng, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian và do đó tác
động đến cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó làm tăng hay giảm dự
trữ của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu
tư trong kinh tế.
Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu thì đó là biến cố quan trọng.
Lãi suất tăng khiến ngân hàng trung gian không thể vay mượn của ngân hàng trung
ương nhiều và dễ dàng như trước. Do đó nó phải giảm lượng cho vay và hậu quả là
tổng cầu và sản lượng giảm theo. Điều này cũng làm cho ngân hàng trung gian ý
thức rằng khi cần vay thì ngân hàng trung gian phải trã lãi suất cao, do đó ngân hàng
trung gian sẽ từ từ nâng lãi suất của mình để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay của
ngân hàng trung ương. Lãi suất tiếp tục thắt chặt lượng cung tiền và tác động đến
nền kinh tế. Và ngược lại khi giảm lãi suất chiết khấu.
1.3.3. Dự trữ bắt buộc
Sự thay đổi trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng cung của tiền và ảnh
huởng sâu sắc đến nền kinh tế.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 11 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
1.3.4. Chính sách tiền mặt
Ngòai việc có thể thay đổi cơ số tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở và cho
vay chiết khấu ngân hàng trung ương có thể có những cách khác như:
Khi ngân hàng tung tiền mặt ra mua ngọai tệ trên thị trưởng ngọai tệ, tức khắc
nó làm tăng giá trị của đồng ngọai tệ (ngọai tệ trong lưu thông ít đi, lượng tiền nội tệ
thì tăng thêm ), nâng tỉ giá lên cao. Cung ứng tiền nội tệ tổng thể lập tức bành
trướng sau đó và ngược lại khi bán ngọai tệ.
Khi ngân sách chính phủ thâm hụt nó sẽ cho chính phủ vay, lượng tiền mặt nó
cho vay làm tăng lượgn tiền trong lưu thông và tăng cung ứng tiền trong nền kinh tế
thông qua việc chi tiêu của chính phủ.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 12 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG TIỀN
TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2.1. Diễn biến thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của NHNN VN
Trong năm 2010, góp phần trong các kết quả khả quan của kinh tế cả nước, NHNN
đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội,
chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các
mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, năm 2011, trước dự báo của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế thế
giới tăng trưởng không mấy khả quan, thậm chí còn có thể chậm hơn năm 2010, bất ổn
kinh tế vĩ mô và biến động phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu dự kiến tiếp
tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Trong khi, kinh tế trong nước
đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải như lạm phát, nhập siêu ở mức cao, tình
trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, một số bộ phận của khu vực tài chính (thị trường bất
động sản, chứng khoán, ngoại hối ) diễn biến còn phức tạp Để tháo gỡ dần các khó
khăn đó, đồng thời góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 51/2010/QH12 ngày
8/11/2010 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, ngay từ đầu
năm, Chính phủ chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành chức năng trong nền kinh tế, đặc biệt là
ngành ngân hàng tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội. Chủ trương của Chính phủ được thể hiện rõ nét thông qua Nghị quyết 02/NQ-CP
ngày 09/01/2011 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số
15/TB-VPCP ngày 14/02/2011 về điều hành CSTT và đặc biệt là Nghị quyết 11/NQ-CP
ngày 24/02/2011 của Chính phủ.
Trên cơ sở đó, ngay từ đầu năm 2011, NHNN đã xác định mục tiêu định hướng
trong việc điều hành CSTT là điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm
mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng
kinh tế. Các công cụ CSTT và các biện pháp điều hành được thực hiện phù hợp với quy
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 13 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
định của Luật NHNN, chỉ đạo của Chính phủ và điều kiện thực tế của thị trường tài chính
- tiền tệ.

Quán triệt tinh thần đó, ngay từ những tháng đầu năm 2011, NHNN đã quyết liệt
trong việc thay đổi chính sách điều hành, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, công
cụ lãi suất. Đồng thời cũng rất chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, nhằm đảm bảo
tính kịp thời, thích ứng của các chính sách ban hành phù hợp với thực tế và chỉ đạo của
Chính phủ trong từng giai đoạn. Chính vì vậy cho đến thời điểm này, sau gần nửa năm
thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, thông qua công tác điều hành CSTT,
NHNN Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo sự ổn định,
tính thông suốt của thị trường tiền tệ, kiểm soát được lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng
và tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đã đề ra.
2.1.1. Nâng cao tính hiệu quả của công cụ lãi suất (đặc biệt là lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường mở - OMO), kết hợp hài
hòa với các công cụ gián tiếp nhằm đảm bảo tính thanh khoản trong hệ
thống, kiểm soát được sức ép gia tăng lãi suất.
Nếu như trong năm 2008, để kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt thị trường tín dụng, lãi
suất cơ bản được sử dụng như là công cụ chính yếu với tần suất và mức độ điều chỉnh
lớn, thì trong những tháng đầu năm 2011, để phù hợp với tinh thần của Luật NHNN ban
hành năm 2010 chủ yếu sử dụng lãi suất cơ bản làm công cụ chống cho vay nặng lãi nên
NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Cho đến
thời điểm này, NHNN đã 4 lần điều chỉnh tăng đối với lãi suất tái cấp vốn và 3 lần điều
chỉnh tăng đối với lãi suất tái chiết khấu kể từ đầu năm 2011. Hiện tại, lãi suất tái cấp vốn
là 14% và lãi suất tái chiết khấu lên mức 13%.
Lãi suất điều hành của NHNN và diễn biến CPI trong 6 tháng đầu năm 2011
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 14 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ

Xu hướng điều hành này là một bước tiến tích cực của NHNN trong công tác điều
hành lãi suất, từng bước cơ cấu lại các mức lãi suất cho phù hợp với thông lệ quốc tế,
giúp cho NHNN thực hiện tốt hơn vai trò người cho vay cuối cùng của mình, cũng như
ngăn chặn được sự ỷ lại và lạm dụng nguồn vốn giá rẻ của một số NHTM từ NHNN.
Đồng thời, các mức lãi suất này cũng đã phát được tín hiệu điều hành CSTT của NHNN,

thực hiện tương đối tốt vai trò là lãi suất định hướng trên thị trường (lãi suất trên thị
trường OMO dao động bình quân trong khoảng 13 - 14%; lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng dao động từ 12 - 13,18%). Nhờ đó mà hoạt động điều tiết thị trường của
NHNN qua thị trường mở trong những tháng đầu năm vận hành tương đối trôi chảy, giữ
vững được thanh khoản cả hệ thống, kết hợp hài hòa giữa thị trường và quản lý. Thành
công đầu tiên phải kể đến đó là hiện tại NHNN đã hút về gần hết lượng tiền cung ứng
phục vụ Tết Nguyên đán (toàn bộ lượng tiền cung ứng cho dịp Tết khoảng 130 nghìn tỷ
đồng đã được NHNN rút về hơn 100 nghìn tỷ đồng) khi mà lượng tiền gửi dịp Tết 2011
tăng mạnh so với Tết 2010, NHNN đã quyết định tăng mức tiền mặt ra lưu thông và
chuyển tiền đến những khu vực có nhu cầu lớn.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 15 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
1.1.1.1. Lượng tiền cung ứng ròng
Thông qua OMO, NHNN tiến hành những động thái bơm tiền ra và hấp thụ về
nhằm tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.
Bảng 1: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 06/2011
Cung ứng 1.014.196 966.879 2.108.715 2.300.062
Hấp thụ 913.692 844.049 1.814.411 2.287.006
Cung ứng
ròng
100.504 122.830 294.304 13.056
(Nguồn: NHNN)
NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với quyết tâm kiềm chế lạm
phát, điều này thể hiện ở lượng tiền cung ứng ròng trong 6 tháng đầu năm 2011.
Từ bảng 1 ta thấy, từ năm 2008 NHNN đã bơm ròng 100.504 tỷ đồng, năm 2009
cũng bơm ròng tới 122.830 tỷ đồng, năm 2010 bơm ròng 294.304 tỷ đồng. Trong khi đó,
6 tháng đầu năm 2011 chỉ bơm ròng 13.056 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ NHNN quyết
tâm thực hiện CSTT thắt chặt, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Lãi suất NVTTM (hay

lãi suất OMO) tính đến hết tháng 6/2011, vẫn được giữ nguyên ở mức 15%/năm. Từ
những biện pháp đó, kết quả bước đầu khi CPI tháng 6/2011 CPI tăng 1,09%, giảm so với
mức tăng 2,21% của tháng 5/2011 đã đem lại tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế.
1.1.1.2. Số lượng, doanh số các phiên giao dịch trên OMO
Từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ này, tần suất số phiên GD trên OMO được tổ
chức 10 ngày/phiên, từ phiên thứ 14 ngày 29/11/2000, nghiệp vụ này được rút ngắn còn 1
tuần/phiên vào thứ 4 hàng tuần. Trong năm 2005, NHNN đã tổ chức được 159 phiên,
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 16 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
tăng 36 phiên và 28,5% so với năm 2004. Đến năm 2007, 355 phiên, tăng thêm 293
phiên so với năm trước, về số tương đối đã tăng gấp 2,19 lần.
Bảng 2: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Doanhsố mua Doanh số
bán
Tổng DS
GD
% so với
năm
trước
Số
phiên
DSố
BQ/phiên
2008 947.205,9 88.859 1.036066 260.1% 402 2.577
2009 966.880,46 100.162 966.980 - 329 2.939
2010 2.101.420,401 7.294,919 2.108.715 211.5% 491 3.240
06/2011 2.300.062 0 2.303.062 241 9.544
(Nguồn: NHNN )
Qua bảng số liệu 2 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN đã thực hiện 241

phiên giao dịch mua có kỳ hạn. Để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD nên
NHNN chỉ chào các phiên giao dịch mua có kỳ hạn và chủ yếu là kỳ hạn ngắn, chỉ có 7
ngày và tất cả các phiên đều đấu thầu khối lượng.
Doanh số giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở liên tục tăng, năm sau cao hơn
năm trước theo cả hai chiều mua và bán. Năm 2008, tổng doanh số trúng thầu là
1.036.066 tỷ đồng, đến cuối năm 2010, tổng doanh số trúng thầu là 2.108.715 tỷ đồng.
Trong các hình thức giao dịch thị trường mở thì hình thức NHNN mua các GTCG -
“bơm” tiền ra là chủ yếu, có thời điểm là 100% trong tổng doanh số trúng thầu như 6
tháng đầu năm 2009 và năm 2010. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2011, NHNN lại “hút” là
chủ yếu, (tháng 5 và 6); NHNN chỉ bơm ra khoảng 13.056 tỷ đồng. Điều này cho thấy
thị trường mở là một “kênh” cung ứng hoặc thu hút tiền về quan trọng của NHNN nhằm
thực hiện mục tiêu của CSTT. Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 17 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
tăng từ bình quân 2.577 tỷ đồng/phiên năm 2008 lên 3.240 tỷ đồng/phiên năm 2010 và
9.544 tỷ đồng/phiên năm 2011.
Các chủ thể tham gia thị trường trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng tăng mạnh, gần
như các chủ thể đăng ký tham gia thị trường, nếu có đủ điều kiện đều được giao dịch và
đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Các chủ thể tham gia gồm: 05 NHTM Nhà nước, 32
NHTMCP, 01 ngân hàng liên doanh, 07 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 công ty tài
chính.
Như vậy, khi các TCTD thiếu hụt nghiêm trọng vốn khả dụng thì thị trường mở thực
sự là “phao” hỗ trợ cho các TCTD này, bảo đảm khả năng thanh toán cho các TCTD
trong trường hợp thị trường có những biến động đột xuất. Điều này đã góp phần ổn định
thị trường tiền tệ ngay tức thì, đáp ứng yêu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên
tham gia thị trường mở.
Trong gần 3 năm trở lại đây, NHNN chủ yếu thực hiện đấu thầu khối lượng với khối
lượng được công bố trước trong những phiên chào mua. Khối lượng giao dịch bình quân
trong từng phiên tăng dần trong các năm chứng tỏ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng
đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng lượng tiền trong nền kinh tế (M2).

Diễn biến lãi suất VNĐ một số kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng năm 2010 và
6 tháng đầu năm 2011
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 18 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ

Bên cạnh việc điều hành lãi suất nội tệ, NHNN cũng đã chủ động trong việc điều
hành lãi suất ngoại tệ theo nguyên tắc góp phần đảm bảo mức ngang giá của đồng nội tệ
và ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần đảm bảo sự ổn định của tỷ giá, tạo niềm tin vào
giá trị đồng nội tệ. Tinh thần đó được thể hiện rõ nét qua Thông tư số 14/2011/TT-
NHNN ngày 1/6/2011 giảm mức trần lãi suất huy động USD của cá nhân từ mức 3%
xuống 2%, của tổ chức từ 1% xuống 0,5%.
Các biện pháp điều hành công cụ lãi suất trong nửa đầu năm cho thấy, NHNN đã
kiên quyết bảo vệ quan điểm sử dụng các biện pháp quyết liệt để giảm tổng cầu, kiểm
soát lạm phát. Trong đó, NHNN đã điều hành tăng các lãi suất chủ đạo nhằm tác động
vào thị trường theo hướng thu hút được tiền vào hệ thống, và chọn lọc các dự án cho vay
có hiệu quả.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 19 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng các lãi suất điều hành này đã tác động nhất định
( không lớn) đến việc tăng của lãi suất huy động và cho vay trong nền kinh tế. Xác định
được tác động bất lợi này, cùng với những hành vi cạnh tranh tăng lãi suất để chiếm giữ
thị phần của các NHTM (các hành vi này có thể gây mất an toàn hệ thống), NHNN đã
chủ động đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ, cụ thể là ban hành Thông tư số
02/2011/TT-NHNN ngày 03/3/2011 quy định lãi suất huy động bằng VNĐ của các tổ
chức tín dụng (TCTD) không vượt quá 14%/năm; Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày
10/3/2011 quy định TCTD áp dụng lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn thấp nhất của TCTD theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền
gửi trước hạn
Việc quy định này đã ngăn chặn được đà tăng của lãi suất huy động, song bước sang
những tháng của Quý II/2011, làn sóng tăng lãi suất huy động lại âm ỉ tăng dưới nhiều

hình thức khuyến mại. Lãi suất đầu vào tăng sẽ tác động làm lãi suất đầu ra gia tăng và
nếu không được kiểm soát kịp thời thì sẽ có tác động xấu đến mục tiêu tăng trưởng kinh
tế của đất nước. Trước thực tế đó, NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành chủ trương duy trì trần lãi suất huy động và nghiêm túc xử lý các TCTD vi
phạm quy định này. Hiện tại, lãi suất cho vay VNĐ bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm
(tăng thêm 2%/năm so với lãi suất bình quân 16,23% của quý I, tăng 3%/năm so với cuối
năm 2010); trong đó lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 16,5 -17%/năm;
đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 18 - 20%/năm; đối với lĩnh vực phi sản
xuất từ 22 - 25%/năm.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất trên vẫn được đánh giá là còn cao, tuy nhiên trong bối
cảnh hiện này, khi lạm phát ở mức cao thì thực tế này là một điều không thể tránh khỏi,
và điều đó cũng đã được Chính phủ nhận định rõ trong Nghị quyết số 83 về phiên họp
Chính phủ thường kỳ tháng 5/2011: lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của
doanh nghiệp và hộ gia đình là điều không thể tránh khỏi. Bởi không có quốc gia nào lạm
phát cao mà lãi suất lại thấp cả. Để giảm tổng cầu thì lãi suất phải cao, phải giảm tốc độ
tăng trưởng tín dụng. Và NHNN chỉ có thể sử dụng các công cụ điều hành để tác động
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 20 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
giảm dần lãi suất theo hướng đạt được sự ổn định tương đối vững chắc khi chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) giảm dần.
2.1.2. Điều hành tỷ giá ổn định, linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị
trường, tăng cường quản lý ngoại hối tập trung, đảm bảo tính thanh khoản
ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối; Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh
vàng, thị trường vàng trong nước theo sát thị trường vàng thế giới.
Công tác quản lý ngoại hối trong thời gian qua được đánh giá là có những bước
chuyển biến lớn, đã thể hiện sự chủ động của NHNN trong công tác đón đầu những rủi ro
tiềm ẩn của thị trường ngoại hối. Quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá
bình quân liên ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp
chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và
nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối được nhìn nhận là văn bản pháp lý

ngoại hối quan trọng đầu tiên, tạo bước ngoặt cho xu hướng tỷ giá USD/VNĐ trong nửa
đầu năm 2011. Năm 2011 chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước
điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng (tăng 9.3%) và
thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày 11/02/2011. Việc tăng tỷ giá
bình quân liên ngân hàng đã giúp thu hẹp tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường
chợ đen vốn đã duy trì khoảng cách từ 7%-8% trong vòng hai tháng trước đó. Để đảm
bảo ổn định tỷ giá, Chính phủ ban hành nghị định 95, phạt hành chính tới 500 triệu đồng
cho vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân đã bị bắt vi
phạm, thu giữ và phạt hành chính.
Tháng 10 ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi NHNN
điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN nâng tỷ giá với mức tăng
tổng cộng 175 đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ngoại tệ của DN để trả các khoản
vay từ 2 qúy đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu
cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá
vàng quốc tế. Thêm vào đó cung ngoại tệ cũng giảm sút do nhiều DN không muốn bán
ngoại tệ cho ngân hàng khi niềm tin về đồng nội tệ chưa cao. Sau loạt tăng 14 lần liên
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 21 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
tiếp đầu tháng 10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND đã kéo dài 5 tuần
cố định.
Trong tháng 12 NHNN bất ngờ điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên mức cao
nhất 20.828 đồng. Đây là mức điều chỉnh thứ hai trong tháng này và tính từ thời điểm
NHNN đưa ra cam kết không tăng tỷ giá quá 1% thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã
tăng 0,97%, khá sát với chỉ tiêu. Như vậy, khả năng sẽ không còn lần điều chỉnh tỷ giá
trong tuần cuối cùng của năm, do dự địa còn lại khá thấp (khoảng 0,03%). Mặc dù vậy,
nhu cầu ngoại tệ cuối năm vẫn còn khá cao, bên cạnh đó do chênh lệch giữa giá vàng
trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức hấp dẫn (xoay quanh 2 triệu đồng/lượng) có
thể làm tăng nhu cầu gom USD để nhập lậu vàng, vì vậy khả năng điều chỉnh tỷ giá
USD/VND vào đầu năm 2012 hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm qua, để ổn định tỷ giá, chính phủ đã áp dụng nhiều

biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, cấm kinh
doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ
chức tín dụng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1 điểm phần trăm, từ
6% lên 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, lãi
suất huy động tối đa bằng USD từ 1%/năm xuống còn 0,5%/năm đối với tổ chức và
3%/năm xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những giải pháp có phần hành chính trên
đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với
mức chênh lệch rất nhỏ (0.5%), thậm chí có thời điểm giao dịch thấp hơn tỷ giá bình
quân của các ngân hàng thương mại.
Năm 2011 cũng là năm đánh dấu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kết
qủa khả quan, thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra và tạo sự hỗ trợ lớn cho việc ổn định tỷ
giá. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan công bố tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11
tháng năm 2011 đạt gần 87,36 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ và vượt so với chỉ tiêu
kế hoạch cả năm đề ra là 10%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu đã đạt gần 96,2 tỷ USD,
tăng 26,5% so với cùng kỳ và vượt mức kế hoạch cả năm là 2,9%. Điều đáng mừng là tỷ
trọng nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm rất mạnh so với các năm trước
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 22 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
và dưới khá xa so với mục tiêu phấn đấu do Quốc hội và Chính phủ đưa ra. Bên cạnh đó
kiều hối cũng đang góp phần đáng kể trong việc cải thiện dự trữ ngoại hối, ước tính vừa
công bố của Ngân hàng Thế Giới (WB) cho thấy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam
trong năm 2011 đạt gần 9 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam thuộc top 10 các nước nhận
được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico,
Philippines, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban). Điều này chứng tỏ sự hấp
dẫn và ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là rất cao.
Năm vừa qua Việt Nam cũng chứng kiến những cơn sốt vàng gây náo loạn thị
trường. Theo đà tăng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu tháng
8. Ban đầu, giá vàng mới nhích lên 42 triệu, rồi thẳng tiến đạt mức 45-46 triệu
đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt đỉnh:
trên 49 triệu đồng/lượng. Cả xã hội náo loạn với vàng. Để hạ nhiệt cơn sốt này, Ngân

hàng Nhà nước đã tung ra một lượng vàng từ dự trữ và mở quota cho nhập khẩu. Sau đó,
giá vàng mới giảm dần và ổn định quanh mức 44-45 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, do mức cầu khá cao, sự biến động tỷ giá USD/VND trong những tháng
cuối năm, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn ở mức cao. Để điều trị
căn bệnh trên thị trường vàng, NHNN sử dụng khá nhiều liều thuốc. Ngày 06/10/2011,
NHNN ban hành Thông tư 32, sửa đổi Thông tư 11, đưa ra gói giải pháp đặc trị thị
trường vàng. Theo đó, có 5 ngân hàng được kinh doanh vàng qua tài khoản là
Sacombank, ACB, Techcombank, DongABank và Eximbank, đồng thời cơ quan quản lý
ấn định giá bán vàng bình ổn không chênh lệch quá 400.000 đồng/lượng so với thế giới…
Về nguồn ngoại tệ nhập vàng, cơ quan quản lý có thể xem xét hỗ trợ một phần nhu cầu.
Cũng theo Thông tư 32, quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng
của tổ chức tín dụng tại Thông tư 11 ngày 29-4-2011, cũng được sửa đổi, theo hướng khi
thị trường vàng có biến động, NHNN cho phép tổ chức tín dụng được chuyển đổi tối đa
30% số dư tồn vàng huy động, quy thành tiền trong thời hạn nhất định. Quy định này, tạo
cơ chế linh hoạt hơn cho việc huy động vàng trong dân không bị thành vốn “chết”.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 23 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
Bên cạnh đó, nhiều bất cập trong thị trường vàng đã được giải quyết bằng dự thảo
quản lý thị trường vàng của NHNN, chỉ còn chờ phê duyệt. Quy định mới sẽ siết lại việc
sản xuất vàng miếng, tập trung việc dập vàng miếng về 1 mối SJC. NHNN cũng chủ
trương sẽ dùng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Người dân được sở hữu vàng
miếng. Các loại vàng miếng phi SJC được phép sản xuất trước đây vẫn được lưu thông.
Không chỉ điều hành để ổn định tỷ giá, các giải pháp chính sách quản lý ngoại hối
còn tập trung giảm thiểu dần hiện tượng đô-la hóa trong nền kinh tế. Bắt đầu từ tháng
3/2011, NHNN và các cơ quan chức năng có liên quan đã thực hiện các biện pháp tăng
cường giám sát, kiểm tra và xử lý các điểm kinh doanh ngoại tệ trái phép, làm hoạt động
mua - bán ngoại tệ trên thị trường tự do giảm mạnh và nhiều điểm mua - bán USD đã
phải ngưng giao dịch. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân,
NHNN đã có văn bản số 2033/2011/NHNN-QLNH yêu cầu các TCTD được phép hoạt
động ngoại hối chỉ đạo toàn hệ thống tăng cường hoạt động mở thẻ thanh toán quốc tế và

chủ động bán ngoại tệ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu hợp pháp như đi công tác, học
tập, chữa bệnh… của cá nhân theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, ngày
29/4/2011, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN quy định về chấm
dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD.
Mặc dù diễn biến thị trường ngoại hối là ổn định nhưng để tăng cường tính chủ
động trong công tác điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện nhập siêu còn lớn, lạm
phát gia tăng, vốn FDI có xu hướng giảm,… cuối tháng 5/2011, NHNN đã ban hành
những chính sách mới với kỳ vọng là sẽ hỗ trợ tốt cho công tác điều hành CSTT để kiềm
chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô theo chủ trương của Chính
phủ, tiếp tục duy trì được sự ổn định cho tỷ giá, tăng cường dự trữ ngoại hối, giảm mức
độ đô-la hóa, cụ thể gồm có:
+ Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 quy định các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước có nghĩa vụ bán ngoại tệ cho TCTD được phép hoạt động ngoại hối theo quy
định của pháp luật từ ngày 1/7/2011.
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 24 -
Bài thảo luận môn: Thị trường tiền tệ
+ Quyết định số 1209/2011/QĐ-NHNN ngày 1/6/2011 điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ dự
trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, áp dụng kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng
6/2011.
+ Thông tư số 14/2011/TT-NHNN ngày 1/6/2011 giảm mức trần lãi suất huy động
USD của cá nhân từ mức 3% xuống 2%, của tổ chức từ 1% xuống 0,5%.
+ Trong Quý II/2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh
doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng
qua biên giới.
2.1.3. Quyết tâm thực hiện hiệu quả công cụ hạn mức tín dụng, hạn chế
cung tiền thông qua kênh tín dụng, kết hợp hài hòa với công cụ lãi suất
nhằm thực hiện mục tiêu giảm tổng cầu theo tinh thần của Nghị quyết 11
Quyết tâm đó được thể hiện rõ nét thông qua các mục tiêu cụ thể để kiểm soát tín
dụng trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt

động ngân hàng, cụ thể là:
- Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% (Từ đầu năm đến nay, xu
hướng gia tăng của lạm phát khó có dấu hiệu dừng nên mục tiêu tốc độ tăng trưởng tín
dụng đã được điều chỉnh giảm từ 23% xuống còn 20%).
- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nông
nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ
và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến
30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ mục tiêu tập trung vốn vay cho phát triển sản xuất kinh
doanh và nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, NHNN còn ban hành 02
Thông tư số 07/2011/TT-NHNN ngày 24/3/2011 về hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của
TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú và số 08/2011/TT-NHNN ngày 08/4/2011
hướng dẫn chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo. Đồng thời để hạn chế tốc độ
Vai trò NHTW trên TTTT và kinh nghiệm các nước. - 25 -

×