Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Sự vận dụng một trong những nguyên tắc về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác Lênin của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.89 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b> Tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như cũ kĩ nhưng thực chất lại luôn </b>

mới mẻ bởi vì tơn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của lồi người mà tơn giáo cũng có những sự biến đổi không ngừng. Tôn giáo - một hiện tượng xã hội phức tạp cần phải được giải thích một cách khách quan, khoa học dựa trên những quan điểm nền tảng Triết học duy vật về lịch sử cũng như nhận thức duy vật khoa học. Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác thì những quan điểm về tôn giáo là một trong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết này. Nó thể hiện thơng qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, nguồn gốc, chức năng...của tôn giáo. Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tơn giáo, qua đó làm rõ một trong những nguyên tắc này mà Đảng, Nhà nước ta hiện nay đã và đang vận dụng để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.

<b>NỘI DUNG</b>

<b>Chương I: Những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo</b>

<b>1. Khái niệm tôn giáo</b>

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung, bất cứ tơn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tơn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.

Với tư cách là một hình thức xã hội, “tất cả mọi tơn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể. Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiện và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.

<b>2. Những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo</b>

<i> Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã </i>

hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mác – Lênin và hệ tư tưởng tơn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

<i> Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân. Khi </i>

tín ngưỡng tơn giáo cịn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của mọi cơng dân. Cơng dân có tơn giáo hay khơng có tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.

<i> Ba là, thực hiện đồn kết những người có tơn giáo với những người </i>

khơng có tơn giáo, đồn kết các tơn giáo, đồn kết những người theo tơn giáo với những người khơng theo tơn giáo, đồn kết tồn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tôn giáo.

<i> Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo.</i>

Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tơn giáo. Trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi dụng tơn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.

<i> Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.</i>

Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sự - cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo.

<b>Chương II. Sự vận dụng một trong những nguyên tắc về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo</b>

Trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng có hiệu quả những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực

<i>tiễn đất nước, trong đó phải kể đến ngun tắc “Tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân”.</i>

<b>1. Vài nét về tơn giáo ở Việt Nam</b>

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo. Với vị trí địa lý nằm giữa ngã ba Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hố khác nhau, có địa hình phong phú đa dạng... lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ, đồng thời là một nước có 54 dân tộc cư trú ở nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục khác nhau nên Việt Nam có điều kiện du nhập nhiều tín ngưỡng tôn giáo lớn trên thế giới. Hơn nữa, bản tính người Việt vốn cởi mở nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau, cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Việt Nam có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ của 13 tơn giáo, chiếm 27% dân số. Những tơn giáo chính ở Việt Nam là: Phật giáo, Cơng giáo, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hịa Hảo, Đạo Tin lành,...Ngồi các tơn giáo trên, cịn có một số nhóm tơn giáo địa phương. Có thể nói, tình hình tơn giáo ở nước ta hiện nay là cơ sở quan trọng để hoạch định các chính sách tơn giáo và thực hiện cơng tác tơn giáo nhằm thực hiện mục tiêu “ Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

<i><b>2. Những thành tựu đạt được trong q trình vận dụng ngun tắc “Tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân”</b></i>

Theo Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Điều 24 đã quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật.”. Có thể nói, Đảng và Nhà nước đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo khi đưa nguyên tắc trên của Chủ nghĩa Mác - Lênin quy định trong Hiến Pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất ở Việt Nam. Việc làm đó đã đã thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân, phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân, thể hiện tinh thần dân chủ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nhà nước ta luôn kế thừa và phát triển để quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân, thể hiện sự nhất qn trong chính sách tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân. Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 (Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014) lần thứ XI được tổ chức tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 07 đến 11 tháng 05 chính là sự kiện khẳng định chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định đường lối đối ngoại rộng mở, góp phần nâng cao vị thế của Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Nam nói chung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế, khẳng định đường hướng đồng hành với dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Việc Đảng và Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân cịn thể hiện ở chỗ Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chức tơn giáo hoạt động có hiệu quả: Những cơ sở thờ tự luôn được nhà nước bảo hộ và cho phép tu bổ và xây dựng mới ngày càng khang trang, sạch đẹp; việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng có hiệu quả hơn; khơng những thế, Nhà nước cịn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo in ấn, phát hành kinh sách và đồ dùng việc đạo; hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế của các cá nhân, tổ chức tôn giáo ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK 2014 và 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017; tự do tơn giáo tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số được bảo đảm; với sự hỗ trợ của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ (năm 2017)...và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.

Tín ngưỡng, tơn giáo cũng là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà cịn làm cho văn hố các dân tộc được bảo tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người mà tín ngưỡng, tơn giáo đã tơ đượm cho văn hố dân tộc nhiều sắc màu. Trên lĩnh vực văn hóa vật thể, Phật Giáo góp phần tạo ra một hệ thống di sản kiến trúc chùa tháp, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên tạo nên những danh lam nổi tiếng trong cả nước: Chùa Trấn Quốc, Chùa Hương, hệ thống thiền phái Trúc Lâm Yên tử, chùa Hoằng Ân...Những tác phẩm tượng Phật của chùa Bút Tháp mang đầy tính nghệ thuật còn tương đối nguyên vẹn là một di sản in đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn được trùng tu và bảo tồn đến ngày nay, loại hình mỹ thuật di tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

văn hóa này được các nhà nghiên cứu cũng như các du khách đánh giá rất cao về kỹ thuật kiến trúc, điêu khắc tinh sảo này

<i>Như vậy, việc Đảng và Nhà nước vận dụng ngun tắc “Tơn trọng tự dotín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân” của Chủ nghĩa Mác - Lênin,</i>

đưa nguyên tắc trở thành quan điểm nhất quán thể hiện trong Hiến Pháp đã thể hiện sự thừa nhận, tiếp thu, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân góp phần to lớn trong việc quản lý xã hội, dân cư, qua đó đồng thời cũng lấy được lịng tin của nhân dân giúp họ có thái dộ tự giác tuân thủ quy định của pháp luật, của nhà nước tạo động lực phát triển đất nước hưng thịnh, văn minh, dân chủ. Điển hình ở Nam Định là nơi có Thiên Chúa giáo phổ biến, giáo dân đã hưởng ứng tích cực, có hiệu quả tinh thần bức thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam về chăm lo học tập của con em “Vì chúng sẽ có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho xã hội và Hội thánh. Các họ đạo nên có những nỗ lực chung cho con em đi học”. Nếu như trước đây hầu như các gia đình giáo dân khơng quan tâm đến học văn hố của con em, hoặc chỉ cần cho con em học đến hết cấp 1 để đọc được kinh bổn là đủ, thì ngày nay giáo dân lại tích cực cho con em đi học, đóng góp cho việc xây dựng trường lớp của con em. Nhiều xứ đạo đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động phong trào "Người công giáo thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo", "Xứ họ tiên tiến, gia đình cơng giáo gương mẫu", "Tồn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống ở khu dân cư "...Trong thực tiễn đời sống hôm nay, giáo dân Nam Định là minh chứng quan trọng về tinh thần "Kính Chúa, yêu nước", "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào".

Đối với nhân dân, việc được Đảng và Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng thể hiện được ý nguyện lòng dân, sự thừa nhận, tiếp thu ý kiến nhân dân, thể hiện tính dân chủ, tạo sự đồn kết, gắn bó mặt thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, giữa những theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, nhân dân có thái độ tự giác tuân thủ pháp luật về tôn

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

giáo và giữ vững đạo đức khơng mê tín dị đoan, xun tạc, truyền bá đạo trái pháp nhằm chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. Có thể nói, nội dung trên là những thành tựu quan trọng nhất mà Đảng và Nhà nước đã đạt được trong quá

<i>trình vận dụng nguyên tắc “Tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân” của Chủ nghĩa Mác - Lênin.</i>

<i><b>3. Những hạn chế trong quá trình vận dụng nguyên tắc “Tơn trọng tự do tínngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân”</b></i>

<i><b> Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình vận dụng nguyên </b></i>

tắc trên còn bộc lộ một số hạn chế. Các thế lực thù địch cùng các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lại ra sức tung tin xun tạc, bịa đặt về chính sách tơn giáo tại Việt Nam. Một số tổ chức ở nước ngoài đã dựa trên những thông tin bịa đặt từ một nhóm người có hoạt động chống Nhà nước Việt Nam để đưa ra những luận điệu vu cáo “Việt Nam đàn áp, tấn công tôn giáo”. Gần đây nhất, trong phiên điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về các cộng đồng Thiên Chúa Giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới, ơng Cơ-rít X-mít lại cố tình đưa vấn đề hồn tồn trái với sự thật rằng: Nhà nước Việt Nam đang có sự phân biệt đối xử về tôn giáo; rằng Việt Nam đang đi những bước lùi về tôn giáo...

Bên cạnh sự chống quá của các thế lực thù địch thì nhận thức của một số người dân trong vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo cịn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân bị các thế lực phản động lợi dụng nhằm xuyên tặc, truyền đạo trái phép tiêu biểu như Hội Thánh Đức Chúa Trời. Theo quan niệm của tà đạo này, con người không phải do cha mẹ sinh ra mà hòn đất nặn ra con người. Con người chết về với cát bụi hết. Ai mà chết sớm thì được lên thiêng đàng bằng con tàu Seon, chỉ chở được 30 người/chuyến. Bất kỳ tôn giáo nào khi sinh ra cũng nhằm mục đích hướng thiện, tuy nhiên giáo lý của Hội tự xưng là Hội Thánh Đức Chúa Trời đã đi ngược với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Những kẻ cầm đầu đang lôi kéo, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin, nhất là nữ sinh viên và phụ nữ trẻ có chồng, khiến bao gia đình rơi vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cảnh vợ chồng, cha con, mẹ con ly tán, học hành dang dở, cuộc sống bị đảo lộn. Thế lực phản động tất nhiên đáng bị trừng trị và xử lý thích đáng nhưng chúng không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu đi sự ủng hộ của một bộ phận ít người. Vì vậy, nhận thức hạn hẹp và sự mê muội của một bộ phận người dân khi đi theo chúng cũng rất đáng trách. Đành rằng Đảng và Nhà nước tơn trọng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân nhưng khơng phải tín ngưỡng, tơn giáo nào cũng được chấp nhận. Những tín ngưỡng, tơn giáo khơng phù hợp, đi ngược lại với lợi ích, thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây mất trật tự an ninh xã hội sẽ bị ngăn chặn và xử phạt thích đáng.

Khơng có gì phải bàn cãi khi nhận định, phần đơng người dân Việt Nam có niềm tin đối với đạo Phật - lý do là vì giáo lý của Phật nhân văn, văn hóa Phật giáo gần gũi với phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên từ ngàn xưa. Nói một chút về tinh thần Bi-Trí của đạo Phật để trở lại với vấn đề nóng hổi trên dịng thời sự suốt thời gian vừa qua liên quan tới chùa Ba Vàng (Quảng Ninh). Như những gì báo chí phản ánh, những thông tin thu thập được của các cơ quan chức năng cùng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì việc thực hành pháp “thỉnh oan gia trái chủ” của chùa Ba Vàng là trái với truyền thống Phật giáo. Theo kết luận, đâu đó cịn có bóng dáng của việc lợi dụng niềm tin để trục lợi, buộc người tham gia phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức cơng đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả - lao động tại chùa.

<i>Qua những sự việc trên, chúng ta có thể kết luận rằng nguyên tắc “tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân” sẽ không thực sự </i>

hiệu quả nếu như Đảng và Nhà nước khơng có biện pháp đúng đắn để ngăn chặn kịp thời các hành vi gây hậu quả xấu đối với đất nước, dân tộc.

<b>4.Ý nghĩa sự vận dụng nguyên tắc “Tôn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân” của Đảng và Nhà nước</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Sự vận dụng ngun tắc “Tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân” của Chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng và Nhà nước ta có ý nghĩa to lớn:

<i>Thứ nhất, chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và đảm bảo quy </i>

luật vận động khách quan của tơn giáo. Do vậy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ vững tình hình sinh hoạt tơn giáo nhìn chung bình thường, ổn định ở Việt Nam trong bối cảnh tôn giáo, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.

<i>Thứ hai, sự vận dụng trên thể hiện sự tiếp thu, sáng tạo Chủ nghĩa Mác </i>

-Lênin phù hợp với thực tiễn vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.

<i>Thứ ba, sự vận dụng nguyên tắc trên đáp ứng được nguyện vọng của </i>

nhân dân, thể hiện ý Đảng lòng dân tạo sự hịa hợp, đồn kết dân tộc, góp phần không nhỏ trong việc quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước

<i><b>5.Giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn ngun tắc “Tơn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân”</b></i>

<i>Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn </i>

giáo của Đảng, Nhà nước về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân.

<i>Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững </i>

định chính trị - xã hội, chăm lo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.

<i>Ba là, phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị; của những người có uy </i>

tín trong các dân tộc, tơn giáo

<i> Bốn là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm </i>

mưu lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Năm là, tích cực xây dựng các văn bản pháp luật về tôn giáo, bổ sung</i>

kịp thời những chính sách đối với tơn giáo ở những vùng, miền khác nhau.

<i>Sáu là, thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tạo</i>

điều kiện giúp đỡ Đại hội, Hội nghị thường niên của các tổ chức tôn giáo.

<b>KẾT LUẬN</b>

Hiện nay, trên thế giới chỉ cịn một số nước theo mơ hình nhà nước phi thế tục, còn lại hầu hết theo mơ hình nhà nước thế tục. Trong đó, Indonesia nhấn mạnh niềm tin Thượng Đế là một trong năm nguyên tắc của nền cộng hòa, và gần như bắt buộc mỗi người dân phải theo một trong năm tôn giáo đang được nhà nước cho hoạt động. Ở Thái Lan, Phật giáo được xác định là quốc giáo, học sinh đều phải học luân lí nhà Phật. Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, một số nước có những sai lầm khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Hiến Pháp Liên Xô năm 1936 ghi: “Tự do tôn giáo và tự do chống tôn giáo”. Nhưng với Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm xuyên suốt, nhất quán là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Qua những biến chuyển thăng trầm của lịch sử, Đảng và Nhà nước ta đã khơng ngừng hồn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tơn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mình. Tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề nhạy cảm, phức tạp vì vậy để giải quyết có hiệu quả Đảng và Nhà nước ta cần linh hoạt trong quá trình vận dụng những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam một cách hợp lý để đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cũng là góp phần quản lý xã hội của Nhà nước. Tín ngưỡng khơng phải là tin một cách mù quáng mà phải hiểu mới tin, muốn hiểu phải học, từng chút một…

</div>

×