Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.06 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỤC LỤC</b>
<b>1.2.1 Khái niệm và nội dung quản trị vốn lưu động15</b>
<small>1.2.1.1Khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu và ý nghĩa của quản trị vốn lưu động15</small>
<b>1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động261.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động31</b>
<small>1.2.3.2Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp31</small>
<small>1.2.3.3Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 32</small>
<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG</b>
<b>2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh332.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty33</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>2.1.1.2Q trình hình thành và phát triển của Công ty332.1.1.3Điều kiện địa lý, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu34</small>
<b>2.1.3 Tình hình tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty39</b>
<small>2.1.3.2Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý của Công ty40</small>
<b>2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây của Công ty442.2 Vốn lưu động và tình hình quản trị vốn lưu động trong Cơng ty Cổ phần</b>
<b>2.2.2 Tình hình quản trị vốn lưu động trong Công ty50</b>
<b>2.2.3 Ảnh hưởng của việc quản trị và sử dụng vốn lưu động đến hoạt động</b>
<b>2.2.4 Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh quản trị vốn lưu động trong Công ty69</b>
<b>2.3 Đánh giá chung về quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưuđộng của Cơng ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 202085</b>
<b>3.1.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh853.1.2 Quan điểm mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động873.1.3 Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh</b>
<b>3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý vốn lưu động của</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CAM ĐOAN</b>
Tác giả xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế mà đơn vị tác giả đang công tác.
<b>Tác giả luận văn</b>
Phạm Duy Hiếu
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>LỜI CẢM ƠN</b>
Trong 02 năm vừa qua, tác giả đã may mắn được biết và tham gia chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ điều hành cao cấp EMBA do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thày cô trong Ban Lãnh đạo nhà trường, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội và cơ sở Quảng Ninh đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho tập thể lớp EMBA K1 nói chung và cá nhân tác giả nói riêng.
Trong thời gian nghiên cứu tại Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Cơng ty để tác giả hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ cịn hạn chế và thời gian có hạn nên luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thày cơ để luận văn của tác giả hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy đã chỉ bảo tận tình, cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh và các anh chị của các phòng ban nghiệp vụ đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu để viết luận văn cuối khóa.
<i><b>Tác giả xin chân thành cảm ơn!</b></i>
<i>Quảng Ninh, Ngàythángnăm 2018</i>
Học viên
Phạm Duy Hiếu
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆUST</b>
<b>T<sup>Ký hiệu viết tắt</sup><sup>Tên của ký hiệu viết tắt</sup></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ</b>
<b>Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất nước sạch</b> 38
<b>Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP nước sạch Quảng Ninh</b> 39
<b>Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty</b>
<b>Bảng 2.2: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng</b>
<b>Bảng 2.4: Cơ cấu hàng tồn kho từ năm 2013 – 2017 của Công ty Cổ phần</b>
<b>Bảng 2.5: Lịch trình đặt mua nguyên vật liệu của Cơng ty</b> 59
<b>Bảng 2.6: Chi phí tồn kho Cơng ty CP nước sạch Quảng Ninh</b> 59
<b>Bảng 2.7: Bảng cơ cấu Khoản phải thu năm 2013-2017 Công ty CP nước</b>
<b>Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu động</b>
khác năm 2008 – 2010 của Công ty CP nước sạch Quảng Ninh <sup>66</sup>
<b>Bảng 2.9: Khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty Cổ phần Nước sạch</b>
<b>Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh vòng quay của vốn lưu động giai đoạn</b>
2013 – 2017 Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh <sup>73</sup>
<b>Bảng 2.11: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động giai đoạn 2013 – 2017 Công ty</b>
<b>Bảng 2.12: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giai đoạn 2013 – 2017 Công ty</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>Bảng 2.13: Kỳ thu tiền bình qn của Cơng ty CP nước sạch QN giai</b>
<b>Bảng 2.14: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty CP nước sạch QN 2013 </b>
<b>Bảng 3.1: Mục tiêu sản xuất nước sạch của Công ty đến năm 2020</b> 86
<b>Bảng 3.2: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển Công ty Cổ</b>
phần Nước sạch Quảng Ninh đến năm 2018, tầm nhìn đến năm 2020 <sup>86</sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
Quản lý vốn lưu động là một thành phần rất quan trọng của tài chính doanh nghiệp, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó. Trong thời gian làm việc và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, tác giả nhận thấy quản trị vốn lưu động tại Cơng ty có nhiều ưu điểm nhưng vẫn cịn hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn đã đề cập đến những khía cạnh của quản trị vốn lưu động qua đó rút ra nhận xét, những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra được nguyên nhân đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu đó.
- Những khía cạnh luận văn đã đề cập: Cơ sở lý luận và vốn lưu động và quản trị vốn lưu động; Thực trạng quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh bao gồm: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty từ năm 2013 đến năm 2017, tình hình quản trị vốn bằng tiền, tình hình quản trị hàng tồn kho, tình hình quản trị các khoản phải thu; Các chỉ số đánh giá quản trị vốn lưu động.
- Những điểm mạnh đạt đã đạt được: Quản trị vốn lưu động được các lãnh đạo quan tâm, các chỉ số vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động và các chỉ số sinh lời đều đạt mức tốt cho thấy trình độ quản trị vốn lưu động của bộ máy lãnh đạo Cơng ty.
- Những điểm yếu có thể kể đến: Cơ cấu vốn lưu động chưa thật hợp lý; Giá trị nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất ngày càng giảm; Tỷ lệ nợ gia tăng; Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm.
- Một số giải pháp đưa ra: Xây dựng và hoàn thiện các quy chế quản lý tài chính, quản lý nợ phải thu. Ban hành quy trình vận hành dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và phù hợp với nhu cầu thực tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>LỜI MỞ ĐẦU</b>
<b>1.Tính cấp thiết của đề tài</b>
Với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào, vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời mà còn là một trong những yếu tố giữ vai trị quyết định trong q trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp đó. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nếu như vốn cố định được ví như bộ xương sống của một doanh nghiệp thì vốn lưu động chính là huyết mạch của doanh nghiệp đó. Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở mức độ nào đó.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh thì nhu cầu vốn cho đầu tư, cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra thuận lợi và ổn định. Bài toán về việc quản trị vốn lưu động và tăng cường quản trị vốn lưu động ln là bài tốn hóc búa đối với doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận của nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Vốn lưu động có các đặc điểm: thời gian luân chuyển nhanh; hình thái biểu hiện ln thay đổi qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh; giá trị được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sau mỗi chu kỳ kinh doanh; giá trị được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Vì những đặc điểm trên mà vốn lưu động được ví như dịng huyết mạch của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là một bộ phận cực kỳ quan trọng của vốn kinh doanh, và quản trị vốn lưu động cũng là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Quản trị vốn lưu động sao cho có hiệu quả tốt nhất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Việc sử dụng và quản lý vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được một lượng vốn tồn
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">cho doanh nghiệp. Như vậy quản trị vốn lưu động càng có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định thành bại của doanh nghiệp.
Hiện nay, quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh chưa thực sự phát huy hết hiệu quả Ban lãnh đạo Công ty mong đợi. Quản trị vốn lưu động chưa được quan tâm đúng mức. Vốn lưu động quay vòng chưa nhanh. Nhiều thời điểm, lượng tiền gửi ngân hàng khơng cịn đủ để thanh tốn các khoản nợ đến hạn trả, có lúc lượng vật tư dự trữ trong kho không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới cấp nước, thi công các dự án cấp nước dẫn đến chậm tiến độ theo kế hoạch đề ra. Thậm chí xảy ra tình trạng nhiều loại vật tư khơng có nhu cầu sử dụng lại tồn nhiều trong kho còn loại vật tư cần để khắc phục sự cố khẩn cấp lại phải chờ đặt hàng đã gây thiệt hại không nhỏ cho q trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp và qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần Nước sạch
<i>Quảng Ninh, tác giả chọn đề tài: “Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phầnNước sạch Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ.</i>
<b>2.Tổng quan tình hình nghiên cứu</b>
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số cuộc hội thảo, cơng trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề quản trị vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Cụ thể dưới đây là một số cuộc hội thảo và bài viết trên các tạp chí:
Hội thảo chuyên đề “Tối ưu hóa vốn lưu động” do VCCI chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Irving Seminar and Training Limited và S.J.Grand tổ chức tại khách sạn Duxton Saigon, TP.Hồ Chí Minh ngày 13/01/2011, với 3 chủ đề chính gồm: Các nguyên tắc tối ưu hóa các khoản thu, tồn kho và công nợ phải trả.
Bài viết “Thực trạng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng niêm yết” đăng trên tapchitaichinh.vn ngày 24 tháng 9 năm 2016 của ThS.Nguyễn Đình Hồn – Học viện Tài chính nói về vịng quay vốn lưu động, và chỉ tiêu số ngày của vòng quay vốn lưu động.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Bài viết “Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa” của tác giả</i>
Thu Hương đăng trên báo tinnhanhchungkhoan.vn ngày 17/2/2009 nói về cơng cụ và chính sách của nhà quản lý trong việc quản trị vốn lưu động.
Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản trị vốn lưu động trên tạp chí Phát triển
<i>Khoa học và Công nghệ tập 10, số 10: “Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệpnhựa thành phố Hồ Chí Minh” của Hàng Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy,</i>
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh, 2007. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài này khác với đề tài của luận văn này.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều luận văn thạc sĩ, chuyên đề viết về đề tài sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp khác nhau, trong đó có cả các luận văn của chuyên ngành tài chính kế toán và các luận văn chuyên ngành quản trị kinh doanh. Dưới đây là một số đề tài đã được nghiên cứu:
- Luận văn “Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)” của Phạm Xuân Hải, Đại học Ngoại thương năm 2012.
- Luận văn “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây dựng tổng hợp Tiên Lãng” của Nguyễn Thị Thêu, Đại học Hàng hải Việt Nam năm 2015.
- Luận văn “ Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn lưu động tại Công ty cổ phần dược phẩm Thống nhất” của Nguyễn Thị Bích Hạnh Học viện Tài chính năm 2018.
- Luận văn “Tổ chức quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty quản lý và xây dựng đường bộ 234” của Nguyễn Minh Nguyệt, Học viện Tài chính năm 2009.
- Luận văn “Một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô Hoa Mai” của Nguyễn Thị Hạnh, Học viện Tài chính năm 2009.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về vốn lưu động và những
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">và tốc độ quay vòng của vốn lưu động. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân chưa được phân tích kỹ càng, các biện pháp đưa ra cịn mang tính vĩ mơ. Nghiên cứu dưới góc độ quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh chưa được thực hiện và đề tài không bị trùng lặp.
<b>3.Mục tiêu nghiên cứu</b>
+ Hệ thống hóa lý luận cơ bản về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.
+ Phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, chỉ ra những thành tích cũng như hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
+ Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh cũng như bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh.
<b>4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng của một số vấn đề cơ bản liên quan đến quản trị vốn lưu động như tình hình huy động, sử dụng, phân phối vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh.
-Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu báo cáo của Công ty trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. Từ đó, tác giả có thểđề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh.
<b>5.Phương pháp nghiên cứu</b>
Để thu thập và phân tích dữ liệu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng phương pháp: Vận dụng lý thuyết về vốn lưu động, tài sản ngắn hạn, quản trị vốn lưu động, áp dụng hệ thống các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp và kế thừa một số nghiên cứu đã có.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Các phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: Các số liệu dùng trong luận văn này được thu thập từ báo cáo tài chính, kế hoạch mua vật tư và các báo cáo khác của của Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh từ năm 2013 đến năm 2017. Từ đó dùng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích kết hợp với sử dụng hệ thống bảng biểu để minh họa rõ nét nhất thực trạng quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Các phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập được các thông tin, dữ liệu thì cần chọn lọc thu thập các yếu tố chính, sau đó dùng phương pháp so sánh, tổng hợp, các chỉ số phù hợp để phân tích, đánh giá và trình bày lại các ý tưởng nghiên cứu phục vụ cho đề tài.
<b>6.Cấu trúc của luận văn</b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
<i><b>Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động.</b></i>
<i><b>Chương 2: Thực trạng về quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nước</b></i>
sạch Quảng Ninh.
<i><b>Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ</b></i>
phần Nước sạch Quảng Ninh.
<b>CHƯƠNG 1:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ</b>
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới đương đại. Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ khơng phải là sản phẩm mang tính đặc thù của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện mơ hình kinh tế thị trường trên thế giới rất phong phú, đa dạng. Ở các nước tư bản phát triển, mơ hình kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật, ngày nay là cách mạng khoa học – cơng nghệ. Các mơ hình kinh tế thị trường của các nước này có những sự biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển. Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, trong đó mỗi doanh nghiệp được ví như một tế bào với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng sự kết hợp cả 3 yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì khơng thay đổi hình thái biểu hiện ban đầu, giá trị được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm và chỉ được thu hồi qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Về mặt hiện vật, tư liệu lao động là các tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…).Về mặt
<i>giá trị thì được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp (Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ,2009).</i>
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh ln thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được
</div>