Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ YẾN NHI

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRANG PHỤ BÌA

NGUYỄN THỊ YẾN NHI

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh – Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN QUANG THU


Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty
Cổ phần Nhựa Bình Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài
liệu trong luận văn là trung thực. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích
dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
................................................................................................................................ 5
1.1. Vốn lưu động ............................................................................................. 5
1.1.1.

Khái niệm vốn lưu động ................................................................... 5


1.1.2.

Các thành phần vốn lưu động ........................................................... 5

1.1.2.1. Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn ............................................... 5
1.1.2.2. Khoản phải thu.............................................................................. 5
1.1.2.3. Hàng tồn kho ................................................................................ 6
1.1.2.4. Nợ ngắn hạn.................................................................................. 6
1.1.2.5. Các tài khoản lưu động khác ......................................................... 6
1.1.3.

Phân loại vốn lưu động ..................................................................... 6

1.1.3.1. Vốn lưu động thường xuyên .......................................................... 6
1.1.3.2. Vốn lưu động thay đổi .................................................................. 6
1.1.4.

Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động .................................................... 6

1.2. Quản trị vốn lưu động................................................................................. 7


1.2.1.

Khái niệm quản trị vốn lưu động ...................................................... 7

1.2.2.

Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động........................................ 9


1.2.3.

Các nguyên tắc quản trị vốn lưu động ............................................. 10

1.2.4.

Phân tích vốn lưu động ................................................................... 12

1.2.4.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................. 12
1.2.4.2. Khoản phải thu............................................................................ 13
1.2.4.3. Hàng tồn kho .............................................................................. 16
1.2.4.4. Khoản phải trả ............................................................................ 18
1.2.4.5. Tiền ............................................................................................ 20
1.2.4.6. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy .................................. 22
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH ................................................................................. 24
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. .................................... 24
2.1.1.

Thông tin chung ............................................................................. 24

2.1.1.1. Tầm nhìn..................................................................................... 24
2.1.1.2. Sứ mạng ...................................................................................... 24
2.1.1.3. Giá trị cốt lõi ............................................................................... 24
2.1.2.

Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động. ................................ 24

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh. ............................................................. 24
2.1.2.2. Danh mục sản phẩm chính. ......................................................... 24

2.1.2.3. Địa bàn hoạt động. ...................................................................... 25
2.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh....................................................................... 25
2.1.3.

Mô hình quản trị và bộ máy quản lý. .............................................. 25

2.1.4.

Kết quả kinh doanh những năm gần đây. ........................................ 26


2.1.5.

Định hướng phát triển ..................................................................... 27

2.1.6.

Nhận diện vấn đề về quản trị vốn lưu động tại Công ty. .................. 27

2.2. Phân tích vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh ................. 28
2.2.1.

Phân tích thống kê mô tả ................................................................ 28

2.2.2.

Khoản phải thu ............................................................................... 29

2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu ......................................... 29
2.2.2.2. Phân tích thực trạng quản trị khoản phải thu ............................... 31

2.2.3.

Hàng tồn kho .................................................................................. 36

2.2.3.1. Đánh giá hiệu quả hàng tồn kho .................................................. 36
2.2.3.2. Phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho .................................. 37
2.2.4.

Khoản phải trả ................................................................................ 43

2.2.4.1. Đánh giá hiệu quả khoản phải trả ................................................ 43
2.2.4.2. Phân tích thực trạng nợ phải trả................................................... 44
2.2.5.

Tiền ................................................................................................ 46

2.2.5.1. Đánh giá tính thanh khoản .......................................................... 46
2.2.5.2. Phân tích thực trạng quản trị tiền mặt .......................................... 47
2.2.6.

Phân tích tương quan ...................................................................... 50

2.2.7.

Phân tích hồi quy ............................................................................ 51

2.3. Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình
Minh 52
2.3.1.


Khoản phải thu ............................................................................... 52

2.3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................... 52
2.3.1.2. Nhược điểm ................................................................................ 53
2.3.2.

Hàng tồn kho .................................................................................. 55


2.3.2.1. Ưu điểm ...................................................................................... 55
2.3.2.2. Nhược điểm ................................................................................ 55
2.3.3.

Khoản phải trả ................................................................................ 56

2.3.3.1. Ưu điểm ...................................................................................... 56
2.3.3.2. Nhược điểm ................................................................................ 57
2.3.4.

Tiền ................................................................................................ 57

2.3.4.1. Ưu điểm ...................................................................................... 57
2.3.4.2. Nhược điểm ................................................................................ 58
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2018 .................................................... 60
3.1. Giải pháp quản trị cho các thành phần vốn lưu động................................. 60
3.1.1.

Quản trị hàng tồn kho ..................................................................... 60


3.1.2.

Quản trị các khoản phải thu ............................................................ 62

3.1.3.

Quản trị khoản phải trả ................................................................... 64

3.1.4.

Quản trị tiền mặt ............................................................................. 65

3.2. Các giải pháp quản trị tổng thể ................................................................. 67
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Tỷ lệ thanh toán BMP, NTP và ngành Bao bì – Nhựa giai đoạn 2008 2016
Bảng 2.2 : Thống kê mô tả
Bảng 2.3 : Nợ xấu và dự phòng nợ phải thu khó đòi năm 2015
Bảng 2.4 : Nợ xấu và dự phòng nợ phải thu khó đòi năm 2016
Bảng 2.5 : Trích đánh giá kiểm soát nội bộ nợ phải thu lần 1 năm 2016
Bảng 2.6 : Phạm vi thẩm quyền phê duyệt bán hàng
Bảng 2.7 : Đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho
Bảng 2.8 : Trích đánh giá kiểm soát nội bộ hàng tồn kho lần 1 năm 2016
Bảng 2.9 : Thống kê mô tả tình hình tồn kho tối đa, tối thiểu
Bảng 2.10 : Thống kê chi phí vận chuyển
Bảng 2.11 : Chi phí do tất toán tiền gởi ngân hàng trước hạn

Bảng 2.12 : Tiền tồn quỹ giai đoạn 2008 – 2016
Bảng 2.13 : Phân tích tương quan
Bảng 3.1 : Chi phí lãi vay và chi phí phát hành bảo lãnh
Bảng 3.2 : Dự báo khoản phải thu năm 2017
Bảng 3.3 : Dự báo dòng tiền vào năm 2017


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chu kỳ hoạt động và chuyển đổi tiền mặt
Hình 2.1: Thị phần ngành nhựa trên cả nước năm 2012
Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận 2006 – 2016
Hình 2.4: Biểu đồ tăng tưởng nguồn vốn 2006 – 2016
Hình 2.5: Hiệu quả quản trị khoản phải thu của BMP, NTP giai đoạn 2008 – 2016
Hình 2.6: Hiệu quả quản trị hàng tồn kho giai đoạn 2008 – 2016
Hình 2.7: Chi phí vận chuyển giai đoạn 2012 – 2016
Hình 2.8: Đánh giá nợ phải trả giai đoạn 2008 – 2016
Hình 2.9: Sơ đồ quy trình đánh giá nhà cung ứng
Hình 2.10: Biểu đồ tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR) 2008 – 2016
Hình 2.11: Biểu đồ tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) 2008 – 2016


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Thủ tục mua hàng TT-010
Phụ lục 2.2: Chi phí nhận hàng nhập khẩu tháng 1 năm 2016
Phụ lục 2.3: Báo cáo tình hình hàng thiếu năm 2016
Phụ lục 2.4: Danh mục hàng tồn kho tối thiểu năm 2016
Phụ lục 2.5: Trích báo cáo chi tiết thanh toán cho nhà cung cấp tháng 9 năm 2016
Phụ lục 2.6: Báo cáo tình hình tiền gởi kỳ hạn từ 01/06/2016 đến 31/12/2016
Phụ lục 2.7: Kết quả phân tích hồi quy

Phụ lục 2.8: Bảng câu hỏi phỏng vấn về quản trị vốn lưu động


DANH MỤC VIẾT TẮT
BMP

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

CCC

Kỳ luân chuyển tiền

CR

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn

DR

Tỷ lệ nợ

Đvt

Đơn vị tính

ERP

Giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp

FATA


Tỷ số tài sản cố định

GROSS

Lợi nhuận gộp

IP

Kỳ lưu kho

NTP

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

PP

Kỳ trả tiền

QR

Tỷ lệ thanh toán nhanh

RP

Kỳ thu tiền


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Mullins và Komisar (2009) xác định mô hình kinh doanh làm nền tảng kinh tế cho
việc kinh doanh của một công ty có thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn: mô hình doanh
thu, mô hình lợi nhuận gộp, mô hình hoạt động, mô hình vốn lưu động và mô hình
đầu tư. Một trong số đó, mô hình vốn lưu động hiệu quả có thể là cơ sở của một mô
hình kinh doanh sáng tạo và có lợi thế cạnh tranh (Mullins, 2009). Cũng bởi vì quản
trị vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp
do ảnh hưởng của nó đối với khả năng sinh lợi và tính thanh khoản (Akoto và cộng
sự, 2013) nên được các nhà quản trị xem xét đánh giá hằng ngày trong việc ra quyết
định tài chính. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy một công ty trung bình có 40% tài sản
được sử dụng là tài sản ngắn hạn, và người quản lý tài chính doanh nghiệp tiêu biểu
dành 80% thời gian của mình để quản lý nguồn tài chính ngắn hạn hàng ngày
(Dandapani và cộng sự,1993). Sự thành công của bất kỳ một tổ chức nào cũng phụ
thuộc phần lớn vào khả năng của các nhà quản lý tài chính để quản lý các khoản phải
thu, tồn kho và các khoản phải trả có hiệu quả (Filbeck và Krueger, 2005). Vốn lưu
động được coi là huyết mạch của một công ty bởi vì các thành phần của nó được sử
dụng để tài trợ cho hoạt động hàng ngày của công ty so với tài sản dài hạn - các khoản
đầu tư dài hạn - do đó không được sử dụng trong các quyết định tài chính ngắn hạn
(Dong và Su, 2010). Vì vậy, điều quan trọng là các công ty phải đảm bảo tính bền
vững của khoản đầu tư ngắn hạn vì nó sẽ giúp họ tồn tại trong nhiều năm kinh doanh
(Bhunia và Das, 2012).
Ở Việt Nam, vấn đề quản trị vốn lưu động cũng đã không còn mới mẻ. Tuy nhiên
trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam đang
phải đối mặt với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc nâng cao
hiệu quả quản trị công ty trong đó quản trị vốn lưu động lại trở thành một chủ đề thu
hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ nhà quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Thị Uyên
Uyên và cộng sự, 2014). Hơn bao giờ hết, quản trị vốn lưu động như thế nào trong
điều kiện hiện nay là vấn đề nên được đặc biệt chú trọng khi mà hàng loạt các doanh



2

nghiệp Việt Nam phải lận đận tìm hướng giải quyết cho những khó khăn tài chính
đang bủa vây, nhiều đơn vị phải ngưng sản xuất, đóng cửa nhà máy… Như Siddiquee
và Khan (2009) đã chỉ ra rằng việc quản trị vốn lưu động không hiệu quả không chỉ
làm giảm khả năng sinh lợi mà còn có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, do đó mọi
tổ chức, bất kể định hướng về lợi nhuận, quy mô và tính chất kinh doanh, đều cần
một lượng vốn lưu động cần thiết. Do đó, quản trị vốn lưu động hiệu quả là yếu tố
quan trọng nhất trong việc duy trì sự sống còn, thanh khoản, khả năng thanh toán và
lợi nhuận của tổ chức kinh doanh.
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) - một doanh nghiệp lớn trong ngành
Nhựa – Bao bì hiện nay – cùng với Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
(NTP) đã và đang thống lĩnh phần lớn thị trường trong nước. BMP luôn có tỷ lệ tăng
trưởng lợi nhuận tương đối ổn định qua các năm, đặc biệt là giai đoạn 2012 – 2016,
song, BMP có lẽ sẽ đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn nữa nếu như quản trị tốt
nguồn tài sản công ty. Minh chứng rằng, chỉ số ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản) của ngành Nhựa – Bao bì giai đoạn 2012 -2016 có xu hướng tăng dần thì với
BMP lại có xu hướng ngược lại, giảm dần từ 25% xuống còn 20% trong năm 2014
và không cải thiện nhiều trong hai năm tiếp theo. Đặc biệt, xét về vốn lưu động, hiệu
suất sinh lợi trên vốn lưu động của công ty cũng có cùng xu hướng với chỉ số ROA,
công ty đạt được 40% ở năm 2012, tuy nhiên, đến năm 2014 thì chỉ số này chỉ còn là
30%, các năm 2015, 2016 lần lượt là 35% và 39%. Một điều đáng quán tâm nữa là
BMP luôn có tỷ trọng vốn lưu động trong tổng tài sản trên Bảng Cân đối kế toán
những năm gần đây (2012 - 2016) luôn rất cao, dao động từ 55% đến 66%, bên cạnh
nợ ngắn hạn là một con số hạn chế, dẫn đến tỷ lệ thanh toán hiện hành của BMP ở
mức rất cao (từ 3,68 đến 7,08), tuy rằng con số này có xu hướng giảm dần nhưng so
sánh với tỷ lệ của ngành (1,48 – 1,71) thì BMP vượt quá xa. Đánh giá chỉ số này ở
mức 1-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với
việc thực hiện các nghĩa vụ về nợ nhưng chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng
không phải là dấu hiệu tốt, bởi vì điều đó cho thấy tài sản bị “cột chặt” vào tài sản

lưu động quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không


3

cao. Thiết nghĩ, cần phân tích, đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại BMP,
nhận định ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản
trị vốn lưu động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động và ngày càng củng cố
giá trị công ty trên thị trường. Vì các lí do trên, đề tài “Giải pháp quản trị vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.
Các mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
giai đoạn 2006 – 2016 bằng bộ dữ liệu được công bố theo quy định của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Nhựa Bình Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình
Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu Báo cáo tài chính của Công ty
Cổ phần Nhựa Bình Minh trong giai đoạn 2006 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu
Sử dụng dữ liệu thứ cấp là Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty được công bố trên

website của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006
– 2016.
Thông tin thu thập từ phỏng vấn Trưởng phòng Tài chính - Kế toán và Ban lãnh
đạo.


4

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả, phân tích
tương quan và phân tích hồi quy.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn có kết cấu các phần và các chương như sau:
Phần Mở đầu.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động
Chương 2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
Chương 3. Giải pháp nâng cao quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình
Minh
Phần Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1.

Vốn lưu động


1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là lĩnh vực quan trọng nhất trong quản lý tài chính bởi vì nó bao
gồm các thành phần khác nhau phải được quản lý cùng nhau, tức là các khoản phải
thu, phải trả, hàng tồn kho và tiền mặt (Mutaju I.M, 2014). Vốn lưu động thể hiện
sức khoẻ tài chính của một công ty và có liên quan đến khả năng sinh lợi và tính thanh
khoản (Sagner, 2014).
Vốn lưu động được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản, những tài sản
gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng
chuyển hóa qua tất cả các dạng – tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu
và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt (Nguyễn Thị Uyên Uyên và cộng sự,
2014).
Vốn lưu động thường được đề cập đến qua hai khái niệm: tổng vốn lưu động và
vốn lưu động thuần. Vốn lưu động là tổng tất cả tài sản lưu động, trong khi vốn lưu
động thuần là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Các thành phần chính
của vốn lưu động là tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Đây được xem là một khái niệm
truyền thống về vốn lưu động. Dựa trên giả định này, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
là những khái niệm ngắn hạn, do đó vốn lưu động cũng được xem là một khái niệm
ngắn hạn (Preve và Sarria-Allende, 2010). Vậy, vốn lưu động được mô tả là vốn có
sẵn để đáp ứng các hoạt động hàng ngày, các nhà quản lý phải tìm ra cách thức hiệu
quả đảm bảo cho các hoạt động hằng ngày đạt được hiệu quả tối ưu.
1.1.2. Các thành phần vốn lưu động
1.1.2.1.

Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn

Khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng và các khoản đầu tư
ngắn hạn kỳ hạn đến một năm.
1.1.2.2.


Khoản phải thu


6

Khoản mục này bao gồm tất cả các khoản tín dụng bán hàng mà công ty sẽ thu
được từ khách hàng trong tương lai. Thời gian chuyển đổi từ khoản phải thu thành
tiền tùy thuộc vào thời hạn tín dụng của doanh nghiệp đối với từng khách hàng.
1.1.2.3.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành
phẩm, hàng hóa… Hàng tồn kho là khoản mục quan trọng để duy trì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
1.1.2.4.

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ dưới một năm. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải
trả nhà cung cấp; vay ngắn hạn ngân hàng (hay các tổ chức tín dụng); lương phải
trả… Trong bài viết này chủ yếu xem xét và đánh giá khoản nợ phải trả nhà cung cấp.
1.1.2.5.

Các tài khoản lưu động khác

Chi phí trả trước và chi phí phải trả là những tài khoản thường xuyên xuất hiện
trên bảng cân đối kế toán. Chi phí trả trước là những tài sản được trả trước khi chi phí
phát sinh. Chi phí phải trả là những chi phí đã phát sinh thực tế tính đến ngày lập
bảng cân đối kế toán nhưng chưa được thanh toán.

1.1.3. Phân loại vốn lưu động
1.1.3.1.

Vốn lưu động thường xuyên

Là nguồn vốn có nhu cầu thường xuyên trong ngắn hạn. Đây là nhu cầu vốn tối
thiểu cho sản xuất – kinh doanh.
1.1.3.2.

Vốn lưu động thay đổi

Theo tính chất mùa vụ, vào một số thời điểm trong năm tài chính doanh nghiệp sẽ
có nhu cầu vốn tăng thêm.
1.1.4. Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động
Mối quan hệ giữa các thành phần vốn lưu động được thể hiện trong hình 1.1.


7

Hình 1.1: Chu kỳ hoạt động và chuyển đổi tiền mặt
(Nguồn: David Mathuva (2010))
Chu kỳ luân chuyển tiền tệ là khoảng thời gian tính từ lúc thanh toán tiền để mua
nguyên vật liệu và thu các khoản phải thu liên quan đến việc bán thành phẩm (Moss
và Stine, 1993). Chu kỳ này dài hơn có nghĩa là đầu tư nhiều hơn vào vốn lưu động.
Giảm chu kỳ này đến mức hợp lý tối thiểu, nói chung, sẽ giúp tăng khả năng sinh lợi
(Karaduman và cộng sự, 2010; Jose và cộng sự, 1996). Chu kỳ luân chuyển tiền tệ
được tính theo phương trình (1.1).
Chu kỳ luân chuyển tiền tệ = Thời gian tồn kho + Thời gian thu tiền bình quân –
Thời gian thanh toán bình quân


(1.1)

Thời gian tồn kho là thời gian trung bình nguyên vật liệu, hàng hóa, bán thành
phẩm và thành phẩm được lưu kho. Thời gian thu tiền bình quân (kỳ thu tiền bình
quân) là thời gian trung bình cần thiết để các khoản phải thu của doanh nghiệp chuyển
thành tiền. Thời gian thanh toán các khoản phải trả (kỳ trả tiền bình quân) là khoản
thời gian trung bình tính từ khi mua nguyên liệu, thuê lao động cho đến khi thanh
toán các hóa đơn mua hàng và trả lương cho người lao động.
1.2.

Quản trị vốn lưu động

1.2.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động
Quá trình quản trị vốn lưu động liên quan đến tất cả các quyết định ảnh hưởng đến
quy mô và hiệu quả của vốn lưu động (Kaur, 2010); bao gồm các quyết định về các
khía cạnh khác nhau như đầu tư tiền mặt, duy trì mức tồn kho nhất định và quản lý


8

tài khoản phải thu; phải trả. Giá trị vốn lưu động thường cao tương ứng với tổng số
tài sản được sử dụng, điều quan trọng là phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả (Padachi,
2006). Do đó, ở nhiều doanh nghiệp, việc quản trị vốn lưu động là một trong những
vấn đề quan trọng hàng đầu và các nhà quản trị có thể tăng giá trị của một công ty
bằng cách giữ mức vốn lưu động tối ưu. Quản trị hiệu quả vốn lưu động được định
nghĩa là việc vốn lưu động được sử dụng đầy đủ và hiệu quả để ổn định công ty và
đạt được mục tiêu lợi nhuận (Ramachandran và Jankirman, 2009). Đây là một chiến
lược quản trị tập trung vào việc duy trì mức độ hiệu quả của tài sản lưu động và nợ
ngắn hạn để đảm bảo rằng một công ty có đủ dòng tiền để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn
hạn của công ty.

Các nhà quản trị tốn nhiều thời gian vào các vấn đề hàng ngày liên quan đến các
quyết định về vốn lưu động (Raheman và Nasr, 2007). Hầu hết thời gian và nỗ lực
của các nhà quản lý tài chính được phân bổ trong việc đưa mức tài sản và nợ về mức
tối ưu (Lamberson, 1995). Một lý do cho điều này là tài sản lưu động là các khoản
đầu tư ngắn hạn liên tục được chuyển thành các loại tài sản khác (Rao, 1989). Đối
với nợ ngắn hạn, công ty chịu trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này một cách kịp
thời. Cùng với đó, các quyết định về mức độ các thành phần vốn lưu động khác nhau
trở nên thường xuyên, lặp đi lặp lại và tốn thời gian (Appuhami, 2008).
Quản trị vốn lưu động hiệu quả là việc lập kế hoạch và kiểm soát tài sản ngắn hạn
và các khoản nợ ngắn hạn theo cách làm giảm nguy cơ của việc không có khả năng
đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn và tránh đầu tư quá nhiều vào các tài sản này (Eljelly,
2004). Quản trị vốn lưu động với mục tiêu chính là đảm bảo đủ dòng tiền để các công
ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro
mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Do vậy, hiệu quả của
quản trị vốn lưu động phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Uyên Uyên và cộng sự, 2014). Sự thiếu hụt
vốn lưu động có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn lưu động thì lại làm giảm rủi ro thanh khoản,
sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, Van Horne và Wachowicz (2004) cũng chỉ ra


9

rằng mức độ tài sản vãng lai quá mức có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh
lợi của một công ty, trong khi tài sản ngắn hạn thấp có thể dẫn đến giảm thanh khoản
và tồn kho, dẫn đến những khó khăn trong việc duy trì hoạt động một cách trơn tru.
Thế nên, bằng cách tối ưu hóa các mức vốn lưu động, các công ty có thể giảm thiểu
rủi ro, chuẩn bị cho sự không chắc chắn, tạo ra một khoản dự trữ tiền mặt sẵn sàng
hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn và nâng cao hiệu suất tổng thể.
1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động

Quản trị vốn lưu động hiệu quả được công nhận là một khía cạnh quan trọng trong
thực tiễn quản trị tài chính trong tất cả các hình thức tổ chức. Để thừa nhận tầm quan
trọng này, tạp chí CFO đã xuất bản một nghiên cứu hàng năm về hoạt động quản lý
vốn lưu động của công ty ở nhiều quốc gia. Tài liệu chỉ ra rằng nó ảnh hưởng trực
tiếp đến tính thanh khoản của doanh nghiệp (Kim, Mauer và Sherman 1998; Opler,
Pinkowitz, Stulz, và Williamson 1999), lợi nhuận (ví dụ như Shin và Soenen 1998;
Deloof 2003; Lazaridis và Tryfonidis 2006) khả năng thanh toán (ví dụ Berryman
1983; Peel và Wilson, 1994).
Quản trị vốn lưu động có vai trò quan trong đối với lợi nhuận, rủi ro cũng như giá
trị của công ty . Shin và Soenen (1998) cũng nhận định cách quản trị vốn lưu động
có thể có ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản và khả năng sinh lời của công ty.
Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ công ty nào là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc
duy trì tính thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng (Shin và Soenen, 1998;
Raheman và Nasr, 2007), chiến lược của công ty phải là sự cân bằng giữa hai mục
tiêu trên, bởi vì tầm quan trọng của lợi nhuận và tính thanh khoản là như nhau. Nếu
chúng ta bỏ qua mối quan tâm lợi nhuận, chúng ta không thể tồn tại trong một thời
gian dài. Ngược lại, nếu chúng ta không quan tâm đến tính thanh khoản, chúng ta có
thể phải đối mặt với vấn đề mất khả năng thanh toán (Dong và Su, 2010). Không phải
là một nhiệm vụ đơn giản cho các nhà quản trị để đảm bảo rằng trong việc quản trị
vốn lưu động, thanh khoản được duy trì trong hoạt động hàng ngày và đồng thời hoạt
động kinh doanh vận hành hiệu quả và theo cách có lợi (Zariyawati và cộng sự, 2009).
Các mục tiêu tài chính, như doanh thu và lợi nhuận, vẫn là mục đích chính của các


10

công ty hay chính là mục tiêu tăng giá trị thị trường, giá trị cổ đông, và việc quản trị
hiệu quả vốn lưu động là một phần cơ bản của chiến lược tổng thể để tạo ra giá trị cổ
đông. Nói chung, các công ty cố gắng giữ một mức vốn lưu động tối ưu để tối đa hóa
giá trị đó (Deloof, 2003, Afza & Nazir, 2007).

Theo Padachi (2006), quản trị vốn lưu động là điều quan trọng đối với sức khoẻ
tài chính của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình và quy mô. Như đã
nói, quản trị vốn lưu động là một phần thiết yếu trong quản lý tài chính và góp phần
đáng kể vào việc tạo ra của cải cho doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận và tính thanh khoản của tổ chức (Raheman và Nasr, Naser và cộng sự, 2013).
Nhưng điều quan trọng là quản trị vốn lưu động không hiệu quả có thể không chỉ làm
giảm khả năng sinh lợi mà còn dẫn đến những cuộc khủng hoảng tài chính và những
ảnh hưởng liên quan khác. Ví dụ, Dell và Wal-Mart tuyên bố rằng thực tiễn quản lý
vốn lưu động của họ là một điều quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh (Ruback và
Sesia, 2000 ). Wal-Mart và Kmart có cấu trúc vốn tương tự vào năm 1994, nhưng
Kmart có chu kỳ luân chuyển tiền tệ khoảng 61 ngày trong khi Wal-Mart có chu kỳ
luân chuyển tiền tệ trong 40 ngày. Có thể vì lý do đó, Kmart phải đối mặt với khoản
$ 198,3 triệu chi phí tài chính mỗi năm. Những bằng chứng như vậy chứng minh rằng
việc quản lý kém vốn lưu động của Kmart đã góp phần dẫn đến sự phá sản.
Do đó, quản trị vốn lưu động hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì
sự sống còn, thanh khoản, khả năng thanh toán và lợi nhuận của tổ chức kinh doanh.
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng cách tiếp cận trong quản trị vốn lưu động có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của công ty.
1.2.3. Các nguyên tắc quản trị vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động hiệu quả đã được nhấn mạnh với kết luận rằng các công ty
nên nhằm vào mức vốn lưu động (hàng tồn kho và các khoản phải thu) thấp nhất có
thể để tự do về vốn (ví dụ Deloof, 2003; Mullins, 2009) và tín dụng thương mại như
là một nguồn tài chính (như Kestens và cộng sự, 2012; Niskanen và Niskanen, 2006),
có thể đáp ứng với những thay đổi của thị trường một cách linh hoạt (Walters, 2004).
Tài sản ngắn hạn quá cao có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của


11

công ty trong khi tài sản ngắn hạn quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thanh khoản và

tồn kho thấp hơn dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động một cách trơn tru
(Van Horne và Wachowicz, 2004). Đầu tư vào tài sản lưu động càng lớn thì rủi ro
càng thấp, nhưng lợi nhuận thu được càng thấp (Falope và Ajilore, 2009). Quản trị
vốn lưu động thực hiện thông qua việc quản trị khoản phải thu tương ứng với kỳ thu
tiền; chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu; thời gian hoãn lại nợ phải trả.
Chu kỳ luân chuyển tiền tệ là một công cụ hữu ích để đánh giá dòng tiền của công
ty vì nó đo lường thời gian đầu tư vào vốn lưu động, công cụ này phản ánh tính thanh
khoản mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn so với các công cụ truyền thống ví dụ như tỷ
lệ thanh toán hiện hành và tỷ lệ thanh toánh nhanh, chúng chỉ tập trung vào các giá
trị tĩnh trên bảng cân đối kế toán, chu kỳ luân chuyển tiền tệ đánh giá tổng thể khả
năng của các công ty (Moss và Stine 1993). Thời gian chuyển đổi tiền mặt càng trễ
thì sự đầu tư vào vốn lưu động càng lớn. Một nguyên tắc quản lý vốn lưu động là cần
phải giữ từng thành phần vốn lưu động ở mức tối ưu và cố gắng rút ngắn chu kỳ luân
chuyển tiền tệ. Chu kỳ luân chuyển tiền tệ có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời
gian chuyển đổi hàng tồn kho bằng việc xử lý và bán hàng nhanh hơn; hoặc giảm thời
gian thu tiền bằng cách tăng tốc thu hồi các khoản nợ phải thu; hoặc kéo dài thời gian
trì hoãn việc thanh toán các khoản phải trả cho các nhà cung cấp (Nobanee, 2009).
Mặt khác, lượng tồn kho lớn và chính sách tín dụng thương mại hào phóng có thể
mang lại doanh thu cao hơn. Lượng hàng tồn kho lớn làm giảm nguy cơ thiếu hụt
hàng. Trong cuộc điều tra năm 1996 về chính sách tín dụng thương mại ở châu Âu,
Svensson (1997) nhận thấy rằng 75% các công ty Bỉ đã giảm giá cho thanh toán ngay
(trong vòng 10 ngày) và mức chiết khấu trung bình là 3%. Thời gian tín dụng hợp
đồng trung bình là 41 ngày, nhưng thời gian thanh toán trung bình thực tế là 61 ngày,
49% tổng số tín dụng thương mại đã được trả quá muộn. Trong một cuộc điều tra
năm 2001 của Viện Quản lý Tín dụng của trường Vlerick Leuven Ghent về Quản lý
các chính sách tín dụng thương mại của các công ty Bỉ, người ta thấy rằng công ty Bỉ
trung bình cho phép giảm giá 2/10n30 để thanh toán nhanh.Việc giảm thời gian
chuyển đổi hàng tồn kho có thể làm tăng chi phí thiếu hàng. Khi thực hiện các hành



12

động để giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho, công ty nên cẩn thận để tránh tình
trạng thiếu hàng tồn kho có thể khiến khách hàng mua từ đối thủ cạnh tranh; khi giảm
thời gian thu phải thu, công ty nên cẩn thận không để mất khách hàng tín dụng tốt;
và khi kéo dài thời gian trì hoãn phải thanh toán một công ty nên cẩn thận không để
làm ảnh hưởng uy tín công ty.
Tóm lại, để quản trị vốn lưu động hiệu quả, thứ nhất, các nhà quản trị cần cố gắng
rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền tệ. Trong đó, rút ngắn thời gian tồn kho, thời gian
thu hồi nợ phải thu và trì hoãn thanh toán các khoản trả nhà cung cấp; thứ hai, duy trì
các thành phần của vốn lưu động ở mức tối ưu nhất để cải thiện lợi nhuận công ty.
1.2.4. Phân tích vốn lưu động
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp trong các môi trường khác nhau. Shin và Soenen (1998) đã
tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực mạnh giữa độ dài của chu kỳ kinh doanh ròng và
lợi nhuận của công ty. Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ
giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lời của công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Athens. Kết quả từ phân tích hồi quy cho thấy có ý nghĩa thống kê giữa
lợi nhuận, được đo bằng lợi nhuận hoạt động gộp và chu kỳ luân chuyển tiền tệ. Từ
những kết quả này, họ cho rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông
bằng cách xử lý đúng chu trình chuyển đổi tiền mặt và giữ từng thành phần khác nhau
của vốn lưu động ở mức tối ưu. Tại Việt Nam, Dong và Su (2010) đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa quản trị vốn huy động và khả năng sinh lợi của các công ty trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Dong và Su (2010) cho rằng các nhà quản lý có thể
tăng lợi nhuận bằng cách giảm số ngày phải thu, hàng tồn kho và kéo dài thời gian
thanh toán cho các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ.
1.2.4.1.

Phân tích thống kê mô tả


Bài viết sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tổng quan về các thành phần của
vốn lưu động, so sánh với đại diện ngành hoặc trung bình ngành để có được cái nhìn
tổng quát về tình hình quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp.
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn (CR) = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn


13

Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Kỳ thu tiền (RP) = (Khoản phải thu / Doanh thu thuần)*365
Kỳ lưu kho (IP) = (Hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán)*365
Kỳ trả tiền (PP) = (Phải trả người bán / Giá vốn hàng bán)*365
Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) = RP + IP – PP
Tỷ lệ nợ (DR) = Tổng nợ / Tổng tài sản
Tỷ số tài sản cố định (FATA) = Tổng số tài sản cố định / Tổng tài sản
Lợi nhuận gộp (GROSS) = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / (Tổng tài sản – Tài sản
tài chính).
1.2.4.2.

Khoản phải thu

Trong thế giới hiện đại, tín dụng thương mại là công cụ nổi bật nhất trong kinh
doanh hiện nay. Mục đích của việc áp dụng phương pháp này là đạt được sự tăng
trưởng về doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh mà nhiều nghiên cứu đã
chứng minh. Tuy nhiên mặt trái là thời hạn tín dụng dài hơn, mức nợ lớn hơn, và sự
căng thẳng về thanh khoản của công ty càng lớn. Tiền bị cột chặt trong các khoản
phải thu và tăng cơ hội nợ khó đòi. Để giảm thiểu các khoản nợ xấu, cần phải phân
tích cẩn thận và quản lý hợp lý. Đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng là một trong
những yếu tố chính trong quản lý tín dụng. Sự không phù hợp có thể gây ra những
sai sót đáng kể trong quản lý khoản phải thu (M. Kannadhasan, 2011).

Đánh giá hiệu quả các khoản phải thu
Chỉ số tài chính thường sử dụng để đánh giá khoản phải thu là vòng quay nợ phải
thu và kỳ thu tiền bình quân. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng chính là một trong những vấn
đề cần quan tâm khi đánh giá nợ phải thu.
Vòng quay nợ phải thu
Vòng quay nợ phải thu =

Doanh thu
(1.2)
Nợ phải thu

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp
áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp
được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng


14

ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng
vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung
cấp thời gian tín dụng dài hơn.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =

Giá trị khoản phải thu
∗ 365 (1.3)
Doanh thu tín dụng

Nợ phải thu khó đòi và dự phòng nợ phải thu
Công tác quản trị nợ phải thu cần được xây dựng chặt chẽ để tín dụng thương mại

tạo ra một khoản phải thu có tính thu hồi cao, giảm thiểu sự xuất hiện của nợ xấu. Nợ
xấu chính là khoản tài chính mà công ty hiện đang bị chiếm dụng và có khả năng mất
đi không thể thu hồi được.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị khoản phải thu
Chính sách tín dụng
Chính sách về các khoản phải thu hợp thức hóa các quyết định về tín dụng thương
mại, chính sách bằng văn bản đảm bảo sự nhất quán trong việc ra quyết định và tránh
khả năng phân biệt đối xử với một số khách hàng nhất định. Theo Sagner (2014) các
quy tắc cần được thiết lập đó là: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, thời
hạn nợ, hạn mức nợ, chính sách thu tiền…
Tiêu chuẩn và quy trình đánh giá khách hàng
Phân tích báo cáo tài chính, người bán có thể đánh giá những điểm mạnh và điểm
yếu của người nợ. Hơn nữa, bằng cách thường xuyên theo dõi các báo cáo tài chính
của khách hàng, các công ty có thể đo lường sự phát triển của khách hàng theo thời
gian.
Phân tích thông tin có trong hồ sơ theo dõi khách hàng. Các khách hàng đã thiết
lập mối quan hệ lâu dài, công ty có khuynh hướng ghi nhận về khả năng trả nợ của
họ. Việc thu thập và phân tích tất cả các thông tin có trong hồ sơ của khách hàng có
thể mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn, hiểu được lí do một khách hàng chậm trễ một
số khoản thanh toán nợ trong quá khứ có thể giúp dự đoán sự chậm trễ trong tương
lai, đặc biệt là trong trường hợp có thể dự đoán nguyên nhân của sự chậm trễ này.
Chính sách thu nợ


×