Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu chọn tạo 3 dòng gà Lương Phượng tại trại thực nghiệm gia cầm Thống Nhất - Đồng Nai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.92 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO 3 DÒNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI THỰC
NGHIỆM GIA CẦM THỐNG NHẤT- ĐỒNG NAI
Nguyễn Văn Bắc
1
, Đinh Công Tiến
1
, Dương Xuân Tuyển
1
, Phạm Văn Thìn
1
,
Hoàng Văn Thắng
1
, Trần Công Xuân
2

1
Trung tâm NC và chuyển giao TBKT chăn nuôi TP Hồ Chí Minh
2
Trung tâm NC gia cầm Thuỵ Phương

Tác giả để liên hệ: TS. Nguyễn Văn Bắc; ĐT: 088958864 / 0918357683; Fax: 088958864;
E-mail:

ABSTRACT
Thanks to the selection through 3 generations, their productive traits were achieved as follows: the body
weight at 20 weeks old of the male line (LP1) was 3271g (male) and 2301g (female); the egg weight was
57.1g and egg yield at 68 weeks-old was 143.2 pieces per hen. The body weight at 20 weeks old of the
female line (LP2) was 3062g (male) and 2172.6g (female); The egg weight was 56.2g and egg yield at 68
weeks old was 153,3pieces per hen. The body weight at 20weeks-old of the female lines (LP3) was 2172g
(male) and 1917g (female); The egg weight was 54g and egg yield at 68 weeks-old was 173.9 pieces per


hen. Egg yield of the parent stock was 168.4-172.3 pieces per hen with the heterosis. The body weight at
85-87 days of old of commercial stock was 1.72-2.11 kg; The feed consumption per kg weight gain was
2.67-2.91kg; Alive rate was 91-96%. During 1999-2004, the Dongnai poultry farm has distributed 51
thousands of breeding chicken to farmer s house holds in the south of Vietnam.
Keywords: selection; Luong Phuong lines; body weight; egg yield; feed consumption
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ tạo dòng cao sản đã được áp dụng trong gia cầm tại một số nước chăn
nuôi tiên tiến (Mỹ, Anh, Hà Lan, Đức, Nhật, Israel ). Ở Mỹ người ta đã tạo ra các dòng
gà Arbor Acres (AA) nổi tiếng. Còn ở Hà Lan, Đức, Nhật là các dòng gà cao sản hướng
trứng, Israel là các dòng gà lông màu nhiệt đới Kabir. Ở Việt Nam, công nghệ tạo dòng
vẫn chưa được sử dụng nhiều, mặc dù đây là công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sử
dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để áp dụng công nghệ tạo các dòng gà thả vườn là hết sức
cần thiết và cấp bách trong điều kiện của nước ta hiện nay vì sẽ góp phần hạn chế tối đa
việc dùng ngoại tệ để nhập giống. Gà Luơng Phượng (LP) là giống gà thịt lông màu có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 1998, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc thuộc
Viện Chăn nuôi đã nhập 1900 con. Từ 1999, giống gà này đã và đang được nuôi giữ
giống tại trại gà Thống Nhất, Đồng Nai thuộc Trung tâm N/C và chuyển giao TBKT chăn
nuôi TP Hồ Chí Minh. Gà có màu lông đen đốm hoa và vàng, da và chân màu vàng. Theo
kết quả nghiên cứu bước đầu của Nguyễn Huy Đạt (1999) (trang 62), tuy mới được nhập
vào nước ta, nhưng gà LP có màu sắc lông da, tốc độ sinh trưởng, khả năng kháng bệnh
rất phù hợp với điều kiện chăn thả và được người chăn nuôi, người tiêu dùng Việt Nam
ưa chuộng. Chính vì vậy, việc tạo các dòng LP thuần chủng là rất cần thiết. Đề tài nhằm
tạo dòng gà thả vườn thuần chủng từ nguồn nguyên liệu nhập nội, tiết kiệm được ngoại tệ
nhập giống, chủ động trong khâu giống trong nước và có thể tiến tới xuất khẩu, có được
kết quả khoa học, làm cơ sở cho công nghệ giống sau này.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gà Lương phượng: công thức LP1 để tạo dòng trống và LP2, LP3 để tạo dòng mái.
Phương pháp nghiên cứu
Từ nguồn nguyên liệu, tiến hành đánh giá, kiểm tra ngoại hình, khối lượng (KL) cơ

thể, KL trứng, năng suất (NS) trứng, chọn ra nhóm đực và mái đầu dòng. Cho giao phối
cận huyết để cố định các tính trạng mong muốn ở từng dòng. Lập 20 gia đình mỗi dòng,
chọn lọc, nhân thuần từng dòng để nâng cao NS và dùng ghép phối tránh đồng huyết.
Dòng trống LP1: chọn lọc định hướng về KL cơ thể, màu lông nâu, nhiều đốm đen ở cổ
và thân. Sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể. Dòng mái LP2: chọn lọc định hướng về
KL trứng, màu lông nâu, ít đốm đen ở cổ, thân. Chọn lọc cá thể kết hợp với chọn lọc
trong gia đình. Dòng mái LP3: chọn lọc định hướng về sản lượng (SL) trứng, màu lông
vàng. Sử dụng phương pháp chọn lọc trong gia đình.
Thời gian nghiên cứu: 1999-2004

1999 Nguyên liệu tạo dòng




Kiểm tra cá thể (ngoại hình,
NS trứng, KL trứng, KL cơ
thể)


Dòng trống LP1 Dòng mái LP2 Dòng mái LP3

Tự giao Tự giao Tự giao






Lập 20 gia đình Lập 20 gia đình Lập 20 gia đình

TH1 (2002)

Chọn lọc, ghép luân
chuyển trống mái
Chọn lọc, ghép luân
chuyển trống mái
Chọn lọc, ghép luân chuyển
trống mái
TH2 (02-03)

Chọn lọc, ghép luân
chuyển trống mái
Chọn lọc, ghép luân
chuyển trống mái
Chọn lọc, ghép luân chuyển
trống mái
TH3 (03-04)

Chọn lọc, ghép luân
chuyển trống mái
Chọn lọc, ghép luân
chuyển trống mái
Chọn lọc, ghép luân chuyển
trống mái

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả chọn tạo các dòng
Đặc điểm ngoại hình
Bảng 1: Đặc điểm ngoại hình 3 dòng gà Lương Phượng
Mô tả Dòng LP1 Dòng LP2 Dòng LP3

Thân hình Cân đối, hướng thịt Cân đối Nhỏ, hướng trứng
Màu lông Nâu, nhiều đốm đen ở cổ Nâu, ít đốm đen
ở cổ, thân
Vàng pha đốm
đen nâu
Màu da Vàng Vàng Vàng
Màu chân Vàng Vàng Vàng
Tỷ lệ nuôi sống
Bảng 2: Tỷ lệ nuôi sống các giai đoạn tuổi (%)
TH1 TH2 TH3
Tuần tuổi


LP1 LP2 LP3 LP1 LP2 LP3 LP1 LP2 LP3
1-8 tuần

93,8 96,2 96,1 95,1 95,9 97,1 96,2 96,1 96,9
9-20 tuần

95,3 96,0 97,2 95,8 96,8 96,8 95,4 97,2 96,8
Sinh sản

90,5 91,6 91,4 91,3 90,9 92,4 91,2 92,3 92,0
Nhận xét: tỷ lệ nuôi sống cao ở các giai đoạn: gà con (93,8-97,1%), hậu bị (95,4-
97,2%) và gà đẻ (90,5-92,4%), chứng tỏ các dòng gà LP thích ứng với điều kiện Nam Bộ
.
Khối lượng cơ thể
Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi dòng
trống LP1


Bảng 3: Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi
dòng trống LP1
Tính
biệt Chỉ tiêu TH1 TH2 TH3
So sánh
TH1 -TH3
KL 8 tuần tuổi (g) 804,2 839,7 866,4 62,2
Tỷ lệ chọn lọc (%) 62,6 62 61,5
Ly sai chọn lọc (g) 42,1 40,3 39,8
Mái
Hiệu quả chọn lọc (R) (g) 35,5 26,7 23
KL 8 tuần tuổi (g) 804,2 855,2 901,2 97,0
Tỷ lệ chọn lọc (%) 20 20 20
Ly sai chọn lọc (g) 116,5 111,2 106,5
Trống
Hiệu quả chọn lọc (R) (g) 51 46 43,9
Qua Bảng 3 thấy tỷ lệ chọn lọc 61,5-62,6% (mái) và 20% (trống) đã mang lại hiệu
quả chọn lọc. Hiệu quả chọn lọc ở thế hệ (TH) 1 đạt cao nhất ở cả trống và mái, một
trong các nguyên nhân phải kể đến là ở TH 1, hệ số biến dị KL cao, gà ít đồng đều. KL
cơ thể gà 8 tuần tuổi đã tăng 62,2g đối với con mái và 97g đối với con trống sau 3 TH
chọn lọc.

Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi của các dòng gà qua 3 thế hệ
Từ Bảng 4 nhận thấy: qua 3 TH chọn lọc, KL cơ thể gà 20 tuần tuổi dòng LP1 đã tăng
251,4g (trống) và 217,6g (mái), KL gà trống đạt 3271g và gà mái đạt 2301g. So với KL cơ
thể dòng LV1 tạo ra tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, thì dòng trống LP1
cao hơn.
Bảng 4: Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi của các dòng gà qua3 thế hệ
Trống Mái
Dòn

g
Thế hệ
n (con) Mean±SE (g) CV(%) n (con) Mean±SE (g) CV(%)
LP1 TH1 35 3020,0±24.9 4.89 185 2083,4±13,1 8,57
TH2 39 3121,8±18,8 3,77 184 2176,9±9,4 5,85
TH3 37 3271,4±17,9 3,33 185 2301,0
a
±8,2 4,87
TH3-TH1 251.4 217.6
LP2 TH1 36 2852,8±27,8 5,84 185 1976,1±10,0 6,87
TH2 39 2974,1±19,1 4,02 185 2053,6±9,4 6,20
TH3 38 3062,4±16,5 3,32 180 2172,6
b
±8,2 5,05
LP3 TH1 40 2685,5±19,1 4,49 182 1952,1±9,6 6,66
TH2 36 2708,1±20,0 4,44 182 1969,6±6,7 4,59
TH3 33 2700,0±16,1 3,42 186 1917,7
c
±7,2 5,11
(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong một cột dọc thì khác nhau có ý nghĩa thống kê)
Dòng trống LV1 đạt 2664,1-2672,2g (trống) và 2106,4-2143,1g (mái) (Trần Công
Xuân và Phùng Đức Tiến, 2004). KL cơ thể trống, mái của dòng mái LP2 và LP3 lần lượt
là 3062,4g; 2172,6g và 2700g; 1917,7g. Sau 3 TH chọn lọc, KL trống và mái có sai khác
P<0,05. KL cơ thể gà khá đồng đều, thể hiện ở CV thấp: 3,33-3,42% (trống) và 4,87-
5,11% (mái), hệ số biến dị có xu hướng giảm dần.
Tuổi đẻ qua các thế hệ
Bảng 5. Tuổi đẻ của các dòng gà qua 3 thế hệ
TH1 TH2 TH3
Tuổi đẻ
(ngày) LP1 LP2 LP3 LP1 LP2 LP3 LP1 LP2 LP3

Tuổi đẻ 5% 175 168 162 177 169 161 178 171 159
Tuổi đẻ 50% 217 214 203 216 215 202 219 218 199
Bảng 5 cho thấy: tuổi đẻ 5% của các dòng gà sau 3 TH chọn lọc đạt thấp nhất ở
dòng mái LP3 (159 ngày) và cao nhất là ở dòng trống LP1 (178 ngày). Với dòng trống
LP1, tuổi đẻ có xu hướng tăng dần qua các TH chọn lọc (TH 1: 175 ngày, TH 3: 178
ngày), điều này phù hợp với việc chọn lọc định hướng nâng cao KL của dòng LP1.
Tuổi đẻ của các dòng tăng nhanh: ở TH 3, thời gian đạt tỷ lệ đẻ 50% của LP1, LP2 và
LP3 lần lượt là 41, 47 và 40 ngày. So sánh với tuổi đẻ của các dòng gà LV1, LV2 và
LV3 (Trần Công Xuân và Phùng Đức Tiến, 2004) thì tuổi đẻ của các dòng gà tại Trại
thực nghiệm gia cầm thống nhất Đồng Nai dài hơn, một trong các nguyên nhân phải kể
đến là KL của các dòng gà này lớn hơn.
Khối lượng trứng
Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi
của dòng mái LP2
Bảng 6.Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc KL trứng lúc 38 tuần tuổi
dòng mái LP2
Chỉ tiêu TH1 TH2 TH3
Tỷ lệ chọn lọc (%) 69,3 66,1 66,6
Ly sai chọn lọc (g) 2,68 2,24 1,92
Hiệu quả chọn lọc (g) 0,8 0,8 0,7

Từ Bảng 6 thấy qua 3 TH, việc chọn lọc KL trứng đã mang lại hiệu quả chọn lọc
đạt 0,7-0,8g/ TH.
Bảng 7. Khối lượng trứng 38 tuần tuổi của các dòng qua 3thế hệ
Dòng Thế hệ n (con) Mean±SE
(g)
CV(%) So sánh
với gốc (g)
Tỷ lệ đạt
(%)

TH1 620 55,6±0,19 8,58
TH2 620 56,4±0,18 7,76
LP1
TH3 620 57,1
a
±0,12 5,21 54 105,7
TH1 562 54,8±0,19 8,16
TH2 637 55,3±0,15 6,74
LP2
TH3 620 56,9
a
±0,13 5,62 54 105,3
TH1 620 53,9±0,16 7,37
TH2 620 54,1±0,13 5,89
LP3
TH3 620 54,0
b
±0,13 6,09 54 100,0
Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau cùng một cột dọc thì khác nhau có ý nghĩa thống kê
Nhờ chọn lọc định hướng, KL trứng của dòng mái LP2 nâng lên qua các TH: 54, 8g
ở TH 1 và 56, 9g ở TH 3 (+ 2,1g). Không có khác biệt (P>0,05) về KL trứng sau 3 TH
của dòng mái LP2 so với dòng trống LP1, mặc dù KL gà mái của 2 dòng này có sai khác,
điều này cho thấy tác động của việc chọn lọc định hướng KL trứng với dòng LP2. KL
trứng của LP1, LP2 đều đạt cao hơn số liệu gốc, sau 3 TH chọn lọc đạt 105,3-105,7%.
LP3 có KL trứng ở TH 3 là 54g, bằng nguyên gốc (100%). Trứng qua các TH chọn lọc
giảm dần qua các TH và khá đồng đều với hệ số biến dị thấp (5,21-6,09% ở thế hệ 3).
Năng suất trứng
Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc và hiệu quả chọn lọc NS trứng 12 tuần đẻ dòng mái LP3
Từ Bảng 8 thấy: việc chọn lọc NS trứng 12 tuần đẻ đầu đã mang lại hiệu quả chọn
lọc (đạt 1,8-2, 5 qủa/thế hệ). Sau 3 TH, NS trứng 12 tuần đẻ đầu tăng +3,9 qủa/mái.

Bảng 8: Tỷ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc, hiệu quả chọn lọc năng suất trứng 12 tuần đẻ đầu
dòng mái LP3
Chỉ tiêu TH1 TH2 TH3 So sánh TH3 -TH1
NS trứng 12 tuần đẻ đầu (quả/mái)

42,5 44,3 46,4 3,9
Tỷ lệ chọn lọc (%) 56,6 56,9 50,3
Ly sai chọn lọc (quả) 15,33 13,79 14,64
Hiệu quả chọn lọc (R) (quả) 2,5 1,9 1,8
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng bình quân (quả /mái/68 tuần tuổi) của 3 dòng gà Lương
phượng qua 3 thế hệ.
Bảng 9. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng bình quân (quả /mái/68tuần/tuổi) của 3 dòng gà Lương
Phượng qua 3 thế hệ
Dòng Thế
hệ
Số gà
mái
NS trứng (quả
/mái/68 tuần
tuổi
% đẻ
bình quân
So với
gốc (g)
% đạt
TH1 145 151.6 50.3
TH2 147 146.7 48.7
LP1
TH3 152 143.2 45.9 155 89.00
TH1 147 156.4 50.7

TH2 146 155.6 50.5
LP2
TH3 159 155.3 50.4 175 88.70
TH1 149 161.8 51.3
TH2 162 167.4 53.1
LP3
TH3 174 173.9 55,2 175 99.30
Bảng 9 cho thấy: qua 3 TH chọn lọc định hướng, NS trứng bình quân (quả/mái/68
tuần tuổi) của dòng LP3 nâng lên 12,1 quả (TH 1: 161,8 quả, TH 3: 173,9 quả), đạt
99,3% so với nguyên gốc. So với NS trứng dòng LV3 (Trần Công Xuân và Phùng Đức
Tiến, 2004) (trang 332) kết quả này cao hơn 0,7quả.
Trong khi đó, NS trứng bình quân (quả/mái/68 tuần tuổi) của dòng LP1 có xu
hướng giảm (TH 1: 151,6 quả, TH 3: 143,2 quả) (≈89% nguyên gốc). Điều này cho thấy
việc chọn lọc định hướng về KL cơ thể gà đã ảnh hưởng và làm giảm NS trứng. Kết quả
này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây. NS trứng bình quân (quả/mái/68tuần tuổi)
của dòng LP2 đạt 155,3-156,4 qủa (≈88,7% nguyên gốc).
Khả năng sản xuất của gà bố mẹ, thương phẩm trong sản xuất
Công thức lai tạo tạo gà bố mẹ, thương phẩm
Công thức lai tạo tạo gà bố mẹ, thương phẩm
Dòng thuần LP1 LP3 LP2
Ông bà Trống 3 x Mái 2

Bố mẹ Trống 1 x

Mái 32

Gà thương phẩm 3 máu TP132
Khả năng sản xuất của gà bố mẹ
Khả năng sản xuất của gà bố mẹ Lương Phượng được trình bày ở Bảng 10.


Bảng 10. Khả năng sản xuất của gà bố mẹ
Tên hộ Năm Trai Hai Phòng Năm Phát Hai Ẩn
Địa phương Tiền Giang Long An Long An Long An
Số mái đầu kỳ (con) 300 530 400 220
Số trống đầu kỳ (con) 33 58 44 24
Tên hộ Năm Trai Hai Phòng Năm Phát Hai Ẩn
Số mái BQ (con) 280 490 373 204
KL gà mái (20 t/tuổi) (g)

2057,1±7,0 2045,5±8,2 2017,4±6,3 2064,8±5,8
% nuôi sống 96,7 94,5 97,3 95,5
% loại thải 10,3 9,6 11,0 10,5
Tuần tuổi đẻ 5% 23 23 23 23
% đẻ bình quân 54,3 54,6 53,4 55,3
SLtrứng
(quả/mái/68t/tuổi)
171,2 172,3 168,4 174,5
% phôi 98,2 97,6 98,5 97,9
% nở/trứng ấp 84,5 85,2 86,7 85,9
Từ Bảng 10 thấy gà mái bố mẹ có KL vào đẻ bình quân 2017,4-2064,8g, có tỷ lệ
nuôi sống cao (94,5-97,3%) trong suốt thời gian đẻ trứng, chứng tỏ các dòng gà LP thích
ứng tốt trong điều kiện khí hậu Miền Nam. Tỷ lệ loại thải trong quá trình sinh sản thấp
(9,6-11%). SL trứng bình quân đạt 168,4-172, 3 quả/mái/ 68 tuần tuổi, cao hơn trung
bình của 2 dòng gà ông bà là LP2 và LP3 (164,6 quả), cho thấy bước đầu gà bố mẹ đã thể
hiện được ưu thế lai. Tỷ lệ phôi của các đàn gà đạt cao (97,6-98,5%). Tỷ lệ nở trên tống
số trứng vào ấp là 84,5-86,7%.
Khả năng sản xuất của gà thương phẩm.
Qua Bảng 11 thấy, gà thương phẩm nuôi trong nông hộ có tỷ lệ nuôi sống cao (91-
96%) lúc bán thịt. KL gà 85-87 ngày tuổi đạt 1,72 -2,11kg, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng
khối lượng là 2,67-2,91kg. So với một số giống gà thả vườn khác, gà thương phẩm LP có

ưu thế hơn hẳn. Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân (1999) (trang 146) trên gà Tam
Hoàng Jiangcun vàng nuôi thịt cho biết thời gian giết thịt dài hơn (12 tuần), KL cơ thể
nhỏ hơn (1,464-1,51kg) và tiêu tốn thức ăn cao hơn (3,01-3,25kg).
Bảng 11. Khả năng sản xuất của gà thương phẩm nuôi trong các hộ gia đình
Tên hộ

Chỉ tiêu
Phan Thị Lựu
(Thuận An -
Bình Dương)
Nguyễn Trung
Nghĩa (Củ chi
- TP HCM)
Hồ Thanh
Sang (Củ chi -
TP HCM)
Phạm Văn Bửu
(Hóc môn –
TPHCM)
Số sơ sinh (con) 200 200 200 500
Số cuối kỳ (con) 190 182 192 460
% nuôi sống 95 91 96 92
Thời gian nuôi (ngày)
86 85 85 87
KL BQ (kg) 2,0 1.72 1.81 2.11
Tiêu tốn t/ăn (kg/kg P) 2,74 2,91 2,82 2,67
Kết quả chuyển giao ra ngoài sản xuất trong 2 năm 2003-2004
Bảng 12. Kết quả chuyển giao ra sản xuất trong hai năm 2003-2004
Địa danh Gà bố mẹ


% Gà thương phẩm

% Tổng %
1. Bình Dương 11178 10,7 39199 9,6 50377 9,8
2. Bình Phước 443 0,4 9796 2,4 10239 2,0
3. Bình Thuận 2245 2,1 39111 9,6 41356 8,0
4. Cần Thơ 3876 3,7 0 0,0 3876 0,8
Địa danh Gà bố mẹ

% Gà thương phẩm

% Tổng %
5. Cà Mau 0 0,0 2040 0,5 2040 0,4
6. Lâm Đồng 0 0,0 23659 5,8 23659 4,6
7. Long An 3060 2,9 2040 0,5 5100 1,0
8. Đắc Lắc 1020 1,0 31703 7,7 32723 6,4
9. Đà Lạt 1530 1,5 510 0,1 2040 0,4
10. Đồng Nai 32209 30,7 107316 26,2 139525 27,1
11. Sóc Trăng 1020 1,0 0 0,0 1020 0,2
12. Tây Ninh 2856 2,7 4080 1,0 6936 1,3
13. Tiền Giang 0 0,0 75455 18,4 75455 14,7
14. TP Hồ ChíMinh
39678 37,9 25575 6,2 65253 12,7
15. Trà Vinh 1020 1,0 36220 8,8 37240 7,2
16. Vĩnh Long 0 0,0 9180 2,2 9180 1,8
17. Vũng Tàu 4692 4,5 3590 0,9 8282 1,6
Tổng số 104827 100 409474 100 514301 100

Qua Bảng 12 nhận thấy trong 2 năm (2003-2004) đã có 514.301 gà giống LP (hơn
20.000 con / tháng) từ Trại thực nghiệm gia cầm Thống nhất được chuyển giao đến 17

tỉnh thành ở các tỉnh phía Nam, nhiều nhất là Đồng Nai (chiếm 27,1%), rồi Tiền Giang
(14,7%) và TP Hồ Chí Minh (12,7%). Trong số 514.301 con, có 79,6% là gà thương
phẩm, số còn lại là gà bố mẹ (104.827 con). Trong số gà bố mẹ, có 37,9% tập trung ở TP
Hồ Chí Minh (trước khi dịch cúm gà xảy ra đầu năm 2004 thì ở TPHCM tập trung rất
nhiều các cơ sở giống của nhà nước cũng như của tư nhân), sau đó là Đồng Nai (30,7%).
Tất cả số gà này đã đóng góp đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu, nâng cao đời sống
của nông dân.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sau 3 TH chọn tạo, bước đầu đã hình thành 3 dòng gà LP có đặc điểm ngoại hình
và NS ổn định. Dòng trống LP1: KL cơ thể 20 tuần tuổi: 3271g (trống) và 2301g (mái);
tỷ lệ nuôi sống cao (gà con: 96,2%, gà dò: 95,8%, gà đẻ: 91,2%; tuổi đẻ 5%: 178 ngày;
KL trứng: 57,1g; SL trứng: 143,2 quả/mái/68 tuần tuổi. Dòng mái LP2: KL cơ thể 20
tuần tuổi: 3062,4g (trống) và 2172,6g (mái); tỷ lệ nuôi sống cao (gà con: 96,1%, gà dò:
97,2%, gà đẻ: 92,3%); tuổi đẻ 5%: 171ngày; KL trứng: 56,9g (cao hơn 5,3% so với gốc);
SL trứng: 155,3 quả/mái/68 tuần tuổi. Dòng mái LP3: KL cơ thể 20 tuần tuổi: 2172,6g
(trống) và 1917,7g (mái); tỷ lệ nuôi sống cao (gà con: 96,9%, 96,8% gà dò: gà đẻ:
92,0%); tuổi đẻ 5%: 159 ngày; KL trứng: 54,0g; SL trứng: 173,9 qủa/mái/68tuần tuổi
(99,3% so với gốc). Gà mái bố mẹ có KL vào đẻ bình quân 2017,4-2064,8g; tỷ lệ nuôi
sống cao; tỷ lệ loại thải thấp (9,6-11%); SL trứng bình quân: 168,4-172,3 qủa/mái/ 68
tuần tuổi [cao hơn trung bình của 2 dòng gà ông bà LP2 và LP3 (164,6 qủa)], bước đầu
gà bố mẹ đã thể hiện được ưu thế lai. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở trên tống số lần lượt là 97,6-
98,5% và 84,5-86,7%. Gà thương phẩm nuôi trong nông hộ có tỷ lệ nuôi sống cao (91-
96%) lúc bán thịt; KL gà: 1,72-2,11 kg (85-87 ngày tuổi), tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối
lượng: 2,67-2, 91 kg. Có ưu thế so sánh với một số giống gà thả vườn khác.
Trong 2 năm (2003-2004) đã có tổng số 514.301 gà giống Lương Phượng, (bình
quân hơn 20000 con/tháng) từ Trại thực nghiệm gia cầm Thống nhất (Đồng Nai) được
chuyển giao đến 17 tỉnh thành ở các tỉnh phía Nam, đóng góp đáng kể vào việc chuyển
dịch cơ cấu, nâng cao đời sống của nông dân Nam bộ. /.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Huy Đạt. 1999 Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà màu Lương

Phượng hoa nuôi tại thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000 (tr 62)
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến. 2004 - Kết quả chọn tạo ba dòng gà LV1, LV2, LV3, Báo cáo khoa học
chăn nuôi thú y (Phần chăn nuôi gia cầm), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (tr 332) /.
Trần Công Xuân. 1999 - Một số đặc điểm và tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng Jiangcun vàng, Chuyên
san chăn nuôi gia cầm, Hội Chăn nuôi Việt Nam (tr 146).

×