Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Chuyên đề kinh tế học: Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.67 KB, 28 trang )

Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
1
















Luận Văn



Đề Tài: Chuyên đề kinh tế học



Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
2
Mục lục


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ
SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) 5
Khái niệm 5
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng và cách tính toán chỉ số
giá tiêu dùng ở Việt Nam 5
Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng. 8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG QUA CÁC
NĂM 2007 – 2008 10
2.2. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2008 17
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
Kết luận 28
Kiến nghị 28

Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
3
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy
nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối
với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá
cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát
hay không. Chỉ số giả cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một
vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng.
Tuy trong năm 2007 Chính phủ Việt Nam đã kịp thời có hàng loạt các

biện pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng CPI các tháng còn lại nhằm làm cho
CPI 2007 sẽ không vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế (8,5%). Nhưng, kết
thúc 2007, bên cạnh những thành công, lần đầu tiên sau hơn 10 năm CPI
tháng 12 năm 2007 tăng so với tháng 12 năm trước là hai chữ số: 12,63%, và
Việt Nam đã không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông
qua: “CPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế”.
Trong năm 2008 vừa qua tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động
như tình hình lạm phát lên cao vào những tháng đầu năm nhưng chúng ta lại
phải lo lắng về nguy cơ giảm phát vào những tháng cuối năm. Cùng với sụ
biến động của giá cả thì chỉ số giá tiêu dùng trong năm vừa qua cũng liên tục
biến động vào tháng 5 chỉ số này tăng cao nhưng tố độ tăng lại chậm lại khi
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 ở mức 2,14%, là mức thấp so với những
tháng đầu năm 2008. Diễn biến chỉ số CPI tăng chậm đã mang lại nhiều hy
vọng sáng sủa hơn của kinh tế nửa cuối năm.
CPI dù đã tăng chậm lại trong tháng 6, có thể nói là rất đáng mừng khi các
biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng, song nhìn nhận
một cách công bằng, thì xu hướng chung từ rất nhiều năm nay là trong tháng 5,
tháng 6, CPI bao giờ cũng tăng chậm điều này cho thấy CPI tăng chậm lại là có yếu
tố khách quan chứ không phải hoàn toàn do tác động của giải pháp chủ quan. Một
phân tích khác cho rằng, cơn sốt lương thực vào tháng này dịu đi so với tháng trước
đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm CPI do nhóm hàng lương thực, thực
phẩm chiếm 42,8% trong chỉ số tính giá tiêu dùng. Hơn nữa, tuyên bố của Thủ
tướng về việc giữ ổn định giá điện, nước từ nay đến cuối năm cộng với một số
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
4
biện pháp tiếp tục tăng cung, giảm cầu cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến CPI 6 tháng
cuối năm. Vậy đâu là nguyên nhân chính trong việc làm giảm tốc độ tăng của CPI
vào những tháng cuối năm
CPI bình quân cả năm 2008 tăng 22,97 % so với cùng kỳ năm 2007. Vậy khi

CPI tăng lên như thế sẽ tác động đến nền kinh tế trong nước? Những thắc mắc đó
chúng ta sẽ tìm hiểu ro hơn trong bài chuyên đề này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Phân tích chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 2 năm 2007 và năm
2008
2. Mục tiêu cụ thể
 Xem xét cách tính CPI và phương pháp tính CPI của nước ta.
 Tìm hiểu những nguyên nhân làm chỉ số giá tăng cao vào năm 2007 và
tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2008 nhưng lại chậm lại vào
những tháng cuối năm 2008.
 Phân tích tình hình biến động lên của CPI trong năm 2007 và 2008.
 Đánh giá tác động của CPI đến nền kinh tế và hoạt động kinh tế trong
nước.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo
kinh tế trên các báo, tạp chí như: báo công an nhân dân, báo thanh
niên, thời báo Kinh tế Sài Gòn, internet trang số liệu của tổng cục
thống kê, và một số nguồn khác như: Vietnamnet, google…
2. Phương pháp phân tích số liệu: dựa vào các số liệu thứ cấp đã thu
thập em sẽ thốgn kê lại so sánh và phân tích từ đó đưa ra các kết luận
để làm rõ những mục tiêu đã đề ra.
I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:Do kiến thức và thời gian có hạn nên trong chuyên
đề này tôi chỉ nguyên cứu về chỉ số giá CPI của Việt Nam trong 2 năm
2007 và 2008.
Thời gian nghiên cứu: thu thập và phân tích số liệu CPI từ 2007-2008

Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

5
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)
Khái niệm
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh
Consumer Price Index là một chỉ tiêu là chỉ số tính theo phần trăm thống kê
phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố
định các loại hàng hoá dịch vụ (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại
diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân, qua thời
gian.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự
thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức
giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều
chỉnh GDP).
Trước 1998, Việt Nam sử dụng chỉ số giá bán lẻ - RPI). Đên năm 1998
Việt Nam bắt đầu tính toán và sử dụng CPI để phản ánh mức độ tăng giá tiêu
dung, từ đó đến nay, số lượng và quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng
hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được
chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 với 296 mặt hàng, năm
2000 là 390 mặt hàng và năm 2005 là 494 mặt hàng. Các mặt hàng trong rổ
hàng hóa CPI hiện được phân chia thành các nhóm, chi tiết theo các cấp: cấp
1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm. Hiện nay số
liệu CPI của Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn: 1998-2000, 2001-2005,
2006-nay.
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng và cách tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở
Việt Nam
1.2.1. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo
công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm

được điều đó phải tiến hành như sau:
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
6
a) Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
b) Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá
tại mỗi thời điểm.
c) Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
d) Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng
bằng công thức sau:



Thời kỳ gốc
sẽ được thay đổi
trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công
thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1)/ CPI thời kỳ T-1
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá
tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng
hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để
tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng
tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc
một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
1.2.2. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt nam
Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. CPI của
nước ta đã và đang được tính cho cả nước, 8 vùng kinh tế và 64 tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương.
Ở nước ta, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5
năm và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục mặt
hàng, dịch vụ đại diện). Trong thời kỳ 2006-2010 năm gốc so sánh là năm
2005, do đó giá kỳ gốc theo danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện mới, quyền
số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2005.
CPI
t

=
100 x
Chi phí đ
ể mua giỏ hàng hoá thời
kỳ t
Chi phí đ
ể mua giỏ hàng hoá kỳ
cơ sở
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
7
Quyền số năm 2005 được tổng hợp từ kết quả cuộc điều tra Mức sống dân
cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, năm 2005 Tổng cục Thống
kê đã tiến hành điều tra mẫu bổ sung tại 10 tỉnh, thành phố để phân chia các
nhóm chi tiêu nhỏ hơn theo yêu cầu tính chỉ số giá tiêu dùng.
Trước đây nước ta áp dụng tính CPI theo công thức Laspeyres tính CPI dài
hạn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc) do công thức đó có nhiều ưu điểm như cách
tính dễ hiểu, ngắn gọn. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm khi giải
quyết vấn đề như: chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán
trên thị trường; hàng thời vụ hoặc hàng thay đổi chất lượng do mọi so sánh
đều phải thông qua một kỳ gốc đã chọn (ví dụ kỳ gốc 2000, kỳ gốc 2005 ).

Để khắc phục những nhược điểm trên. Hiện nay, CPI được tính theo công
thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn.
Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức Laspeyres gốc. Dạng tổng
quát như sau :













1
1
10
t
i
t
i
n
i
t
i
t
p

p
WI

Trong đó:











0
1
0
i
1-t
i
WW
i
t
i
p
p

Trong đó:
0t

I
chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0;
t
i
p
:
giá mặt hàng i kỳ báo cáo t;
0
i
p là giá mặt hàng i kỳ gốc;
0
i
W : quyền số cố định năm 2005.
Chú ý: Điểm mới trong công thức là thay cho việc tính chỉ số cá thể mặt
hàng kỳ báo cáo so trực tiếp với kỳ gốc bằng việc tính chỉ số cá thể mặt hàng
kỳ báo cáo so với kỳ trước sau đó nhân với chỉ số cá thể mặt hàng đó kỳ
trước so với năm gốc.
1010 

tt
pi
t
pi
t
pi
iii

Trong đó:
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

8
0t
pi
i
: là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với kỳ gốc 0;
01t
pi
i
: là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo so với kỳ
gốc 0;
1tt
pi
i
: là chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước;

+ Tính chỉ số giá các vùng kinh tế: Tính CPI khu vực nông thôn và thành
thị của các vùng (8 vùng) từ báo cáo CPI khu vực nông thôn và thành thị của
các tỉnh trong vùng, sau đó tính CPI vùng chung cho cả hai khu vực (8 vùng).
+ Tính chỉ số giá cả nước: Tính CPI khu vực nông thôn và thành thị cả
nước, từ CPI khu vực nông thôn và thành thị của 8 vùng, sau đó tính chỉ số
giá Chung cả nước từ chỉ số giá của hai khu vực.
Công thức tổng quát như sau:







m

1k
k
0
k
0
1
0
0
W
W*
m
k
t
k
t
V
I
I
Trong đó:
0
0
t
V
I là chỉ số giá cả nước kỳ báo cáo so với kỳ gốc;
0
1
t
V
I là chỉ số giá vùng 1 kỳ báo cáo so với kỳ gốc;
0

2
t
V
I là chỉ số giá vùng 2 kỳ báo cáo so với kỳ gốc;
0t
k
I là chỉ số kỳ báo cáo của tỉnh k so với kỳ gốc;
k là tỉnh tham gia tính chỉ số, m là số tỉnh tham gia tính chỉ số giá;
k
0
W là quyền số cố định của tỉnh k.
Lưu ý: Cấp tỉnh, thành phố tính CPI từ giá bình quân hàng tháng. Cấp
vùng và cả nước tính CPI từ chỉ số giá của các địa phương, không tính trực
tiếp từ giá bình quân vùng hoặc cả nước.
Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng.
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
9
 CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá
cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng
khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở
nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này
làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
 CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó
sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một
đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản
ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức
giá cao hơn thực tế.

 Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức
giá của một hàng hoá cụ nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng
thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá
dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng
đại mức giá.








Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
10
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG QUA CÁC
NĂM 2007 – 2008
2.1. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007
2.1.1. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 so với các kì gốc, với cùng kì
năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Bảng 1: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2007(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
a) Nhận xét:
 Giá tiêu dùng tháng 01/2007 tăng cao hơn mức tăng của các tháng
trước.CPI của tháng 1 so với tháng trước tăng 1,1%, So với tháng 01/2006
giá tiêu dùng tháng này tăng 6,5%. Sự tăng lên của CPI trong tháng này phù
hợp với tập quán tăng tiêu dùng vào tháng Chạp của năm âm lịch, do đó tăng
đột biến ở các nhóm hàng phục vụ đón Tết như hàng lương thực, thực phẩm;

đồ uống và thuốc lá; đồ dùng cá nhân và vật liệu xây dựng phục vụ việc hoàn
thiện các công trình xây dựng dân dụng.
 Trong tháng 2 CPI tăng so với tháng trước. Nhìn chung xu hướng tăng giá
của 2 tháng đầu năm không có biến động bất thường so với xu hướng tăng giá
của 2 tháng đầu các năm 2005 và 2006. So với tháng 01/2007 tăng 2,2%,
nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,5%
(trong đó: lương thực tăng 2,8% và thực phẩm tăng 3,8%); thứ đến là đồ uống
và thuốc lá tăng 2,5; riêng phương tiện đi lại, bưu điện chỉ tăng 0,1%, trong
đó phân nhóm bưu chính viễn thông giá ở mức gần như không thay đổi so với
Tháng
x/2007
Kì gốc
2005
Tháng
x/2006
Tháng
trước
Tháng
12/006
1 109.31

106.45

101.05

101.05
2 111,7

106,5


102,2

103,2
3 111,4

106,8

99,8

103,0
4 112,0 107,2

100,5

103,5
5 112.8 107.3

100.8

104.3
6 113,8 107,8

100,9

105,2
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
11
giá tháng trước. So với cuối năm 2006, giá tiêu dùng tháng 02/2007 tăng
3,2%. Tăng hơn so với kì gốc là 11,7%.

 Tuy nhiên, giá tiêu dùng tháng 3/2007 lại giảm 0,2% so với tháng 2 trước
đó. Trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, giá lương thực, thực phẩm
tháng 3/2007 giảm 0,4% so với tháng trước và giá phân nhóm bưu chính, viễn
thông tiếp tục giảm. Dù trong tháng 3/2007 CPI giảm hơn so với các tháng
đầu năm nhưng so với tháng 12 năm trước, giá tiêu dùng tháng 3/2007 tăng
3% và tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa.
 Tình hình giảm giá tiêu dùng trong tháng thay đổi khi giá tiêu dùng tháng
4/2007 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng 4/2007 của hầu hết các nhóm hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng, nhưng với các mức độ khác nhau. So với
tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 4/2007 tăng 3,5% và tăng ở tất cả các
nhóm hàng hóa.
 Giá tiêu dùng tháng 5/2007 lại tiếp tục tăng 0,77% so với tháng trước, tăng
4,32% so với tháng 12/2006 và tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước. So với
tháng trước, giá tiêu dùng tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ, trong
đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,04% (lương thực tăng 0,62%; thực
phẩm tăng 0,95% và ăn uống ngoài gia đình tăng gần 2%, là tác nhân chính
của tăng giá nhóm này cũng như tăng giá chung so với tháng trước). So với
tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 5/2007 cũng tăng ở tất cả các nhóm nhưng
với mức độ khác nhau So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 5 của
các nhóm có mức tăng cao có xu hướng tương tự như so với tháng 12/2006.
 Giá tiêu dùng tháng 6/2007 tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 5,2% so
với tháng 12/2006 và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu dùng tăng
do giá của tất cả các nhóm hàng hóa đều tăng với các mức độ khác nhau.
 Nhìn chung thì chỉ số giá trong 6 tháng đầu năm 2007 tăng nhẹ và
kết thúc 6 tháng đầu năm 2007 thì giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 này so
với 6 tháng đầu năm trước, giá tiêu dùng bình quân tăng 7%, thấp hơn mức
tăng bình quân 8,6% trong 6 tháng đầu năm 2005 và 7,9% trong 6 tháng đầu
2006 và thấp hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008

SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
12
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm này tuy tăng nhẹ nhưng xu
hướng tăng lại mạnh: Mặc dù tốc độ tăng bình quân CPI 6 tháng đầu năm
2007 ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm 2005 và năm 2006, nhưng các năm
trước, CPI có xu hướng giảm từ mức 9,7% (năm 2005) và 8,8% (năm 2006)
của tháng 1 xuống còn 7,5% của tháng 6 , còn 6 tháng đầu năm 2007 có xu
hướng tăng từ mức 6,45% tháng 1/2007 lên 7,8% vào tháng 6/2007. Từ đó
gây ra những lo ngại tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Nguyên nhân khởi xướng của sự gia tăng này bắt đầu là từ cú sốc về
năng lượng và một số vật liệu nhập khẩu tăng do giá thế giới tăng mạnh. Tiếp
đến là sự gia tăng giá lương thực - thực phẩm do giá lương thực thế giới tăng,
cùng với dịch cúm gia cầm bùng phát, thêm vào đó là một số nguyên nhân do
đầu cơ tăng giá và yếu tố kỳ vọng. Lạm phát trong suốt 3 năm 6 tháng qua
cho thấy, sự gia tăng giá lương thực - thực phẩm và nhóm nhà ở, điện nước,
chất đốt và vật liệu xây dựng có đóng góp lớn vào biến động của CPI, nhất là
giá thực phẩm, vì các nhóm này có quyền số lớn trong rổ CPI (quyền số của
lương thực là 9,86%, của thực phẩm là 25,2%). Ngoài ra, các nhóm hàng khác
cũng đều tăng cao trên dưới 10% (ngoại trừ giá bưu chính - viễn thông là
giảm).
Từ sự tăng giá của các nhóm hàng trong rổ hàng hoá tính CPI cho thấy,
CPI của Việt Nam tại sao lại tăng ở mức cao trong thời gian tương đối dài,
nhất là diễn biến 6 tháng đầu năm 2007
b) Nguyên nhân về sự tăng CPI trong 6 tháng đầu năm là:
CPI của Việt Nam tăng cao hơn các nước trong khu vực là do tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đã vượt sản lượng tiềm năng, năng suất lao động
thấp hơn các nước trong khu vực, nên CPI tăng cao chịu tác động chủ yếu của
yếu tố tiền tệ.
Mặt khác, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự gia tăng CPI như
hiện nay là khó tránh khỏi, bởi hội nhập kinh tế buộc Việt Nam phải nới lỏng

quản lý một số mặt hàng chủ lực, như xăng dầu, sắt thép, xi măng, điện,
than và cũng chịu tác động mạnh của giá thế giới.
Ngoài ra, giá lương thực gia tăng do tác động tăng giá lương thực thế giới tiếp
tục tăng cao; trong nước dịch bệnh trong nông nghiệp tiếp tục diễn biến phức
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
13
tạp; dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương làm thiếu cung đẩy giá
thực phẩm lên cao.
Tuy nhiên, với xu hướng tăng giá như 6 tháng đầu năm và các biến động
khó lường về giá trên thị trường quốc tế để việc kiềm chế tốc độ tăng giá thấp
hơn tốc độ tăng trưởng. Thì tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ trong 6
tháng đầu 2007 tăng 22,9%, cao hơn mức 19,2% của cùng kỳ năm 2006, thu
nhập của người dân tăng cao cùng với nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng do
đầu tư, khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế vẫn có sức ép gia tăng do:
(i) Nhiều khoản chi ngân sách tiếp tục tăng hơn so với những tháng đầu năm;
(ii) Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tín dụng xóa đói, giảm nghèo
tiếp tục được mở rộng.
(iii) luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Điều này tiếp tục tăng sức ép lên giá cả trong những tháng cuối năm 2007 và
đầu năm 2008.
2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2007
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2007 so với các kì gốc, với cùng kì
năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng
x/2007
Kì gốc
2005
Tháng
x/2006

Tháng
trước
Tháng
12/2006
7
114,87 108,39 100,94 106.19
8
115,50 108,57 100,55 106.78
9
116,09 108,80 100,51 107.32
10
116,95 109,34 100,74 108,12
11
118,39 110,01 101,23 109,45
12
121,83 112,63 102,91 112.63
Bảng 2: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2007(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
Nhận xét:
 Giá tiêu dùng tháng 7/2007 tăng 0,94% so với tháng trước, do giá tiếp tục
tăng cao ở tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ, trong đó giá nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống là nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong tiêu dùng của dân cư tăng
mạnh, đặc biệt là thực phẩm: riêng lương thực tăng 0,5% (tăng nhẹ so với
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
14
mức tăng 0,4% của tháng 6), thực phẩm tăng 2,3% phương tiện đi lại, bưu
điện chỉ tăng 0,2% (riêng phân nhóm bưu chính, viễn thông tiếp tục giảm
0,1%). So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 7 tăng 6,2%, cao hơn mức
tăng của tháng 6 là 1 điểm phần trăm, trong đó tất cả các nhóm hàng đều có

xu hướng tăng cao hơn tháng 6, tăng cao nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng
(+9%), tiếp đến là các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ,đồ uống và thuốc lá,
may mặc giày dép mũ nón, phương tiện đi lại, bưu điện
 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 so với tháng trước tuy vẫn còn tăng 0,55%
nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 0,8-0,9% của những tháng vừa qua.
Đây là kết quả bước đầu của việc biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá
thị trường. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ thì giá lương thực tháng này
so với tháng trước vẫn còn tăng 0,86% và giá thực phẩm tăng 0,92%; tiếp đến
là giá dược phẩm và dịch vụ y tế, đồ uống và thuốc lá. Các nhóm hàng hóa và
dịch vụ còn lại chỉ tăng ở mức thấp, thậm chí giá dịch vụ bưu chính, viễn thông
còn giảm 0,07%.
 Tính chung 8 tháng, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/2006 đã tăng
6,78%. Nếu so với tháng 8/2006 thì giá tiêu dùng tháng này tăng 8,57% và
tính chung 8 tháng chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 7,37%/tháng, trong đó
tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng lương thực với tốc độ tăng bình quân
14,74%/tháng; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 10,01%; hàng thực phẩm tăng
7,20%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,74%-6,40%/tháng.
 CPI tháng 9 tăng 0,51% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng của tháng 8 và
thấp nhất trong 5 tháng gần đây. Trong tháng 9, ngoài giá lương thực tiếp tục tăng
cao, còn có hai nhóm hàng hóa và dịch vụ khác là: Thực phẩm tăng 1,26%, cao
hơn tốc độ tăng 0,92% của tháng trước và nhóm hàng dược phẩm và dịch vụ y tế
tăng 0,91% so với tốc độ tăng 0,65% của tháng trước. Các nhóm hàng hóa và
dịch vụ còn lại tăng phổ biến 0,3-0,4%, trong đó nhà ở và vật liệu xây dựng tăng
0,43%; giáo dục tăng 0,39%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%. Trong
tháng này đã có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá, đó là phương tiện đi lại,
bưu điện giảm 0,84%; văn hóa, thể thao giải trí giảm 0,89%. Đáng lưu ý là giá
mũ bảo hiểm tháng này tăng tới 6,43%.
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
15

 Tính chung 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/2006 tăng
7,32%. Nếu so với bình quân 9 tháng năm 2006 thì chỉ số giá tiêu dùng bình
quân 9 tháng năm nay tăng 7,53%, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng
lương thực với tốc độ tăng bình quân 14,9%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng
9,95%; hàng thực phẩm tăng 7,86%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng
3,44-6,37%.
 So với tháng trước giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,74%, trong đó giá nhóm
nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 1,51%; giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
1,09%. So với tháng 12/2006 giá tiêu dùng 10 tháng tăng 8,12%, trong đó
thực phẩm tăng 13,52%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,32%; lương thực
tăng 9,15%; dược phẩm, y tế tăng 6,06%; các nhóm còn lại tăng phổ biến ở
mức 5% hoặc thấp hơn.
 Giá tiêu dùng tính bình quân cho 10 tháng năm nay đã tăng 7,71% so
với bình quân 10 tháng năm trước, trong đó lương thực tăng 15,01%; nhà ở và
vật liệu xây dựng tăng 10,13%; thực phẩm tăng 8,49%; các nhóm hàng hóa và
dịch vụ khác tăng ở mức phổ biến từ 3-6%.
 Trong tháng 11 giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm; nhà ở và vật
liệu xây dựng tiếp tục tăng cao, là nhân tố chủ yếu đưa giá tiêu dùng tháng 11
tăng 1,23% so với tháng trước, trong đó giá lương thực tăng 2,66%; thực phẩm
tăng 1,95% (giá thịt gia súc tăng 3,17%, gia cầm tăng 1,41%); giá nhà ở và vật
liệu xây dựng tăng 1,87%. Giá tiêu dùng tháng 11 so với tháng 12 năm trước
tăng 9,45%.
 Tuy nhiên, cần đặc biệt quan tâm là giá tiêu dùng bình quân 11 tháng chỉ
tăng 7,92% so với bình quân 11 tháng năm 2006, trong đó giá bình quân 11
tháng của nhóm hàng lương thực tăng 14,98%; thực phẩm tăng 9,17%; nhà ở
và vật liệu xây dựng tăng 10,48%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng
3-6%; riêng dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 2,74%.
 Giá tiêu dùng năm nay diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các
tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm nay tăng 2,91% so với tháng
trước.So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong

đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng
tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%.
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
16
 Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong
đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng
tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.
Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công chỉ số giá tiêu dùng (CPI)của tháng
12/2007 tăng tới 2,91% so với tháng 11, nâng tổng mức lạm phát của cả năm
2007 lên tới 12,63%, vượt xa mức tăng trưởng 8,55% và là mức tăng cao kỷ
lục trong suốt 10 năm qua.
b) Nguyên nhân về sự tăng CPI trong 6 tháng cuối năm 2007 là:
Giá tiêu dùng tháng 12 tăng cao bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do giá
lương thực, thực phẩm tăng cao thì việc tăng giá xăng dầu hồi tháng 11 đã
khiến rất nhiều mặt hàng tăng giá theo, trong đó tiêu biểu là nhóm phương
tiện đi lại, bưu điện tăng tới 4,38%.
Nguyên nhân khách quan, của việc giá cả leo thang trong năm 2007 là trình
độ phát triển của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế, chất lượng,
hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, vì thế rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
tác động từ bên ngoài.
 Giá thị trường thế giới liên tục tăng cao trong suốt thời gian từ đầu
năm đến nay và vẫn trong xu thế tăng đã kéo giá trong nước tăng theo: Đây là
yếu tố khó tránh khỏi trong điều kiện nền kinh tế nước ta đã hội nhập với kinh
tế thế giới trong điều kiện quy mô của nền kinh tế nhỏ, mặt khác trong rổ
hàng hóa nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu quá mà à những mặt
hàng thường bị “sốt” giá, nên mỗi khi những mặt hàng này “sốt” giá thì biến
động giá ấy cũng kéo theo vào thị trường trong nước làm biến động giá trong
nước.
 Bên cạnh đó, các yếu tố bất khả kháng như thiên tai diễn biến phức tạp,

dịch bệnh ở gia súc, gia cầm tuy được khống chế trong một số tháng qua,
nhưng đã xuất hiện trở lại ở một số tỉnh và đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
dịch trở lại; giá thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi tăng cao cũng đã ảnh hưởng
tới việc khôi phục và phát triển đàn gia súc, gia cầm; thời tiết không thuận lợi
nên lượng đánh bắt hải sản giảm dẫn đến nguồn cung thực phẩm thiếu hụt
khiến giá một số thực phẩm vẫn ở mức cao.
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
17
Nguyên nhân chủ quan.
 công tác phân tích dự báo còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được sự
biến động giá cả của thị trường thế giới, nhất là giá xăng dầu.
 Chính sách điều hành tiền tệ đã tác động nhất định đến chỉ số giá tiêu
dùng. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, tuy tạo cơ hội lớn cho phát
triển kinh tế của đất nước, nhưng cũng đã gây sức ép tăng giá đồng Việt Nam,
đồng thời góp phần làm tăng tổng phương tiện thanh toán; việc điều hành các
công cụ tiền tệ để rút tiền từ lưu thông về nhằm trung hòa với lượng tiền đưa
ra mua ngoại tệ chưa thật nhịp nhàng, ăn khớp đã tạo sức ép tăng giá.
 Ngoài ra còn các yếu tố khác như thu nhập của dân cư tăng 5,8% so
với năm 2006 (đã trừ yếu tố trượt giá) và Nhà nước chủ động điều chỉnh lộ
trình giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản. Trong khi đó,
giá thị trường còn bị tác động của các yếu tố tâm lý khá mạnh trong thời gian
vừa qua.
2.2. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2008
2.21. Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 so với các kì gốc, với cùng kì
năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng
x/2008
Kì gốc

2005
Tháng
x/2007
Tháng
trước
Tháng
12/2007
1
124.73 114.11 102.38 102.38
2
129,17 115,67 103,56 106,02
3
133,04 119,39 102,99 109,19
4
135,96 121,42 102,20 111,60
5
141,28 125,20 103,91 115,96
6
144,30 126,80 102,14 118,44
Bảng 3: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2008(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
 Trong tháng 1/2008, nhu cầu tiêu dùng tháng giáp Tết nguyên đán tăng mạnh,
cùng với sức mua tăng do tăng lương, tiền thưởng và lượng kiều hối cuối năm
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
18
về nhiều đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng giá ở hầu hết các nhóm hàng hoá và
dịch vụ. Giá tiêu dùng cả nước tháng này tăng 2,38% so với tháng trước, trong
đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất ở mức 3,76%; giá lương
thực tăng 3,35% do giá lúa và giá gạo xuất khẩu tăng; giá thực phẩm tăng

3,75% do chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến nguồn cung chưa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, nhà ở và vật liệu xây dựng , đồ uống và
thuốc lá , hàng may mặc, mũ nón và giầy dép cũng tăng đáng kể, các nhóm
hàng chủ yếu khác tăng nhẹ ở mức từ 0,06% đến 0,85%; riêng bưu chính viễn
thông giảm mạnh, ở mức 8,6% do giá dịch vụ viễn thông của mạng di động
VNPT giảm. So với tháng 01/2007, giá tiêu dùng tháng này tăng 14,11%,
cao hơn hai lần mức tăng 6,5% của cùng kỳ năm trước.
 Chỉ số giá 2 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 114,89% tăng
14,89%.
 Giá tiêu dùng tháng 02/2008 tăng 3,56% so với tháng trước, cao hơn
mức tăng giá tiêu dùng 2,38% của tháng 01/2008 so với tháng 12/2007. Trong
các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
tăng cao nhất, ở mức 6,18% và là mức tăng giá cao nhất so với mức tăng giá
của nhóm này các tháng gần đây. Trong tăng chủ yếu là nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống, giá thực phẩm tăng 7,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng
5,7%; lương thực tăng 3,25%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng khác
tăng không nhiều. Riêng giá phân nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục
giảm 0,22% so với tháng trước. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng
02/2008 tăng 6,02% và bình quân hai tháng đầu năm giá tiêu dùng đã tăng
14,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng cao nhất vẫn là nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống.
 Chỉ số giá quí I năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 116,38% tăng
16,38%
 Giá tiêu dùng tháng 3/2008 tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước nhưng
nhiều mặt hàng vẫn đứng ở mức giá cao. So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng
3/2008 tăng 2,99%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng cao và bất thường so với
mức tăng giá tiêu dùng tháng 3 của các năm trước đây. Trong các nhóm hàng
hóa và dịch vụ tháng này, tăng mạnh đẩy giá lên là các nhóm hàng lương
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

19
thực; phương tiện đi lại, bưu điện; nhà ở và vật liệu xây dựng với các mức
tăng so với tháng trước từ 10,5% - 3,55%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ
khác chỉ tăng ở mức 0,3%-1,5%. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng 3 tháng
đã tăng 9,19%, trong đó tăng chủ yếu là hàng lương thực, thực phẩm, nhà ở,
vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, bưu điện. Các nhóm khác tăng phổ biến
từ 0,6% đến 4,4%. Bình quân mỗi tháng trong quí I năm nay, giá tiêu dùng đã
tăng ở mức 16,38% so với quí I năm trước.
 Chỉ số giá 4 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 117,61%
 Giá tiêu dùng tháng 4/2008 đã tăng thấp hơn mức tăng của các tháng trước
nhưng vẫn còn tăng và nhiều mặt hàng đứng ở mức giá cao. So với tháng
trước, giá tiêu dùng tháng 4/2008 tăng 2,2%. Trong các nhóm hàng hóa và
dịch vụ, tăng mạnh và góp phần đẩy giá lên cao vẫn là giá các nhóm lương
thực; nhà ở và vật liệu xây dựng; phương tiện đi lại, bưu điện và thực phẩm.
So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 tăng 11,6%, trong đó hàng
lương thực tăng 25,1%; thực phẩm tăng 15,6%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng
10,8%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 9,8%; các nhóm khác tăng phổ biến
từ 1% đến trên 5%. So với tháng 4 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 năm 2008
tăng 21,42%. Giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2008 tăng 17,6% so
với 4 tháng đầu năm trước. giá cả có dấu hiệu đi xuống chủ yếu là do tác động
tức thời của các biện pháp hành chính Chính phủ đưa ra thời gian qua
 Chỉ số giá 5 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 119,09%
CPI tháng 5 tăng 3,91%
 Giá cả thị trường đang diễn biến phức tạp. Giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với
tháng trước tăng 3,91%, tăng cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay, Đây là điều
đáng lo ngại vì tháng có CPI tăng cao nhất thường rơi vào dịp Tết Nguyên
đán (tháng 2, CPI tăng 3,56%). đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao tại các
vùng phía Nam với mức từ 4% đến trên 6% (Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tăng
4,33%, Tây Nguyên tăng 6,24%, Đông Nam Bộ tăng 4,5%, đồng bằng sông Cửu
Long tăng 5,66%). Như vậy, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, CPI tăng

15,96%. So với tháng 5-2007, CPI tháng 5-2008 đã tăng 25,2%, chủ yếu vẫn
do tác động tăng giá của nhóm lương thực, thực phẩm và tác động của nhóm
hàng vật liệu xây dựng như thép, xi măng Giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
20
uống tăng cao nhất với 7,25%, trong đó lương thực tăng đột biến ở mức
22,19%; giá thực phẩm tăng 2,28% do chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng. Giá
các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng phổ biến từ 0,3% đến dưới 2%, tuy
vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với mức tăng 2,62% của tháng trước. So với
tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 5/2008 tăng 15,96%. So với cùng kỳ năm
2007, giá tiêu dùng tháng này tăng 25,2%. Giá tiêu dùng bình quân 5 tháng
đầu năm 2008 tăng 19,09% so với 5 tháng đầu năm 2007.
 Chỉ số giá 6 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 120,34%
 Giá tiêu dùng tháng 6/2008 đã tăng chậm lại, ở mức tăng 2,14% so với tháng
trước. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng vẫn
là mức tăng cao nhất so với chỉ số giá tháng 6 của một số năm gần đây. Trong
các nhóm hàng hoá và dịch vụ, giá lương thực tháng 6 /2008 tuy tăng thấp hơn
nhiều so với mức tăng 22,19% của tháng trước nhưng vẫn là nhóm hàng có mức
tăng cao nhất với 4,29%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ có giá tăng thấp hơn mức
tăng của tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá, may mặc, mũ nón, giầy dép, văn
hoá, thể thao, giải trí, Giá nhóm hàng phương tiện đi lại, bưu điện giữ mức tăng
0,35%, trong đó bưu chính viễn thông giảm 0,1%. So với tháng 12 năm 2007,
giá tiêu dùng tăng 18,44% (cùng kỳ năm trước tăng 5,2%), trong đó các nhóm
hàng hoá có giá tăng cao là: Lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây
dựng, phương tiện đi lại, bưu điện, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng
từ 2,12% đến 8,21%. So với giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2007,
giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 20,34% (cùng kỳ năm
trước tăng 7%).
Trong 6 tháng đầu năm 2998 thì CPI tăng đột biến trong những tháng đầu

năm nhật là trong tháng 5 nhưng sau đó lại tăng chạm lại trong tháng 6 theo
nhận định đó là do:
 Những giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đề ra là phù hợp và
đã phát huy tác dụng.
 Nền kinh tế 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, nhất là tin đồn về
khủng hoảng tiền tệ xuất hiện thời điểm tháng 4
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
21
 Theo xu hướng chung từ rất nhiều năm nay là trong tháng 5, tháng 6,
CPI bao giờ cũng tăng chậm. Điều này cho thấy CPI tăng chậm lại là có yếu
tố khách quan chứ không phải hoàn toàn do tác động của giải pháp chủ quan.

2.2.2. Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2008 so với các kì gốc, với cùng kì
năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng
x/2008
Kì gốc
2005
Tháng
x/2007
Tháng
trước
Tháng
12/2007
7
145,93 127,04 101,13 119,78
8
148,21 128,32 101,56 121,65

9
148,48 127,90 100,18 121,87
10
148,20 126,72 99,81 121,64
11
147,07 124,22 99,24 120,71
12
146,07 119,89 99,32 119,89
Bảng 4: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2008(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
a) Nhận xét:
 Chỉ số giá 7 tháng năm 2008 so với cùng kỳ nam 2007 là: 121,28%. Giá
tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2008 so với 7 tháng năm 2007 tăng 21,28%.
 Giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng 1,13% so với tháng trước. Đây là tháng có
tốc độ tăng giá thấp nhất trong vòng 7 tháng đầu năm nay. Trong đó các nhóm
hàng hoá và dịch vụ có giá tăng cao hơn mức tăng chung là: Dược phẩm, y tế
tăng, nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình Giá các nhóm
hàng hoá và dịch vụ khác giảm hoặc tăng thấp hơn mức tăng chung, gồm: Giáo
dục, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thực phẩm đáng lưu ý là mặt hàng lương
thực giảm 0,37%, do giảm lượng nhập khẩu gạo từ cơn sốt gạo của những
tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng
27,04%. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng 19,78%.
 Đến tháng 7 thì các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ tiếp tục
phát huy tác dụng. Do đó, giá tiêu dùng đã giảm dần. Tuy nhiên, giá xăng
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
22
dầu tăng sẽ tác động đến giá của nhiều hàng hoá và dịch khác trong những
tháng tới.
 Chỉ số giá 8 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là: 122,14%. Giá

tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2008 so với 8 tháng năm 2007 tăng 22,14%.


 Giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 1,56% so với tháng trước, cao hơn mức
tăng 1,13% của tháng 7 do giá xăng dầu tăng cuối tháng 7 đã ảnh hưởng đến
giá tiêu dùng tháng này, trong đó giá nhóm phương tiện đi lại, bưu điện chịu
tác động trực tiếp nên tăng mạnh ở mức 9,07% (Tháng 7 tăng 0,55%), giá của
các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng nhẹ. Nhóm hàng hoá và dịch vụ có
giá giảm hoặc tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước là: Lương thực giảm,
thực phẩm tăng, tiếp đến là: đồ uống và thuốc, may mặc, mũ nón, giày
dép…So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 28,32%; so
với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 21,65%.
 Chỉ số giá 9 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là: 122,76%.
Giá tiêu dùng bình quân 9 tháng 2008 so với 9 tháng năm 2007 tăng 22,76%.
 Giá tiêu dùng tháng 9/2008 tăng 0,18% so với tháng trước, là mức tăng thấp
nhất trong vòng 17 tháng gần đây và cũng là mức tăng thấp nhất so với mức
tăng tháng 9 của các năm từ 2004 đến nay. Giá tiêu dùng tháng 9 tăng chậm
lại là do 2 nguyên nhân chính sau :
 Giá trên thị trường thế giới của một số hàng hoá nước ta nhập khẩu đã
giảm và sản xuất nông nghiệp trong nước được mùa.
 Do những nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện 8 nhóm
giải pháp của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong 9 tháng vừa qua giá hàng hoá và dịch vụ đã tăng với tốc độ
cao. Giá tiêu dùng tháng 9/2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 21,87%; so
với cùng kỳ năm trước tăng 27,9%.
 Chỉ số giá 10 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là:123,15. Giá
tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2008 so với 10 tháng năm 2007 tăng
23,15%
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm

23
 Giá tiêu dùng tháng 10/2008 giảm 0,19% so với tháng trước, là lần giảm đầu
tiên kể từ đầu năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu một mặt do 8 nhóm giải
pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng; mặt khác do
giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới giảm đã tác động đến giá tiêu dùng trong
nước.
Các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá giảm là: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống giảm 0,42%. Lương thực giảm 1,91%tiếp đến là : nhà ở và vật liệu xây
dựng, phương tiện đi lại, bưu điện. Giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác
tăng nhẹ ở mức dưới 1%: Đồ uống và thuốc lá, may măc, giày dép và mũ nón,
thiết bị và đồ dùng gia đình…So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng
10/2008 tăng 26,72%; so với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 10/2008 tăng
21,64%.
 Chỉ số giá 11 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là:123,25%.
Giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2008 so với 11 tháng năm 2007 tăng
23,25%
 Sau tháng 10/2008 thì giá tiêu dùng tháng 11/2008 tiếp tục giảm 0,76% so
với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu là do :
 Giá của các mặt hàng đã đứng ở mức cao.
 Nhu cầu tiêu dùng giảm.
 Lượng tồn kho của một số mặt hàng nhiều.
 Giá một số mặt hàng trên thế giới giảm.
 Đặc biệt giá dầu thô giảm mạnh đã tác động đến giá tiêu dùng trong
nước.
 Mặt khác, do 8 nhóm giải pháp của Chính phủ tiếp tục phát huy tác
dụng.
Trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá giảm so với tháng trước, giá
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhiều nhất với 4,86%; tiếp đến là
nhóm phương tiện đi lại, bưu điện, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Giá các
nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng nhẹ ở mức dưới 1% là: Đồ uống và

thuốc lá, may mặc, giày dép và mũ nón, thiết bị và đồ dùng gia đình… So với
cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 11/2008 tăng 24,22%; so với tháng
12/2007, giá tiêu dùng tháng 11/2008 tăng 20,71%.
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
24
 Chỉ số giá bình quân năm 2008 so với năm 2007 là: 122,97%. Chỉ số
giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.
 Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng trước tiếp tục giảm 0,68%,
trong đó các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá giảm là: Hàng ăn và dịch vụ ăn
uống, nhà ở và vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, bưu điện. Giá các nhóm
hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ như : May mặc, mũ nón, giày dép.đồ uống
và thuốc lá …
Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác
thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ
quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên
tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%,
tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12
năm 2007 tăng 19,89%.
b) Nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng của CPI nhưng tháng cuối năm.
Mặc dù giá tiêu dùng năm 2008 tăng khá cao, nhưng xu hướng diễn biến theo
chiều hướng tích cực vào các tháng cuối năm là do:
 Kết quả thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong
đó ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát với giải pháp thắt chặt tiền tệ là
nguyên nhân cơ bản giữ cho lạm phát thấp hơn 20%. Điều này cũng khẳng
định những giải pháp mà Chính phủ đề ra là hoàn toàn đúng hướng, kịp thời
và đạt kết quả tích cực, giá tiêu dùng đã giảm dần từ tháng 10 năm 2008.
 Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu hàng hoá khác trên thị trường
thế giới nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn cũng đã giảm mạnh vào những

tháng cuối năm, tạo thuận lợi cho giảm giá đầu vào của sản xuất trong nước.
 Tình hình sản xuất trong nước những tháng cuối năm cũng đã bớt khó
khăn hơn, do tiếp cận các nguồn vốn và mức độ giải ngân khá hơn.
2.3. Những nguyên nhân tác động đến CPI
2.3.1. Năm nguyên nhân làm cho giá tiêu dùng tăng đột biến trong những
tháng đầu năm 2008 :
Về tiền tệ, năm 2007 tổng dư nợ cho vay tăng tới 53,8%, cao gấp rưỡi tốc độ
tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ tăng GDP. Năm tháng đầu
Chuyên đề kinh tế học Phân tích CPI năm 2007 & năm 2008
SVTH: Đặng Nguyễn Thiên Hoàng GVHD: Nguyễn Hồng Diễm
25
năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng vốn huy
động và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP. Mãi tới 19/5/2008 mới bỏ
trần lãi suất huy động, nên tiền từ lưu thông vào ngân hàng có thể tăng cao
hơn tiền từ ngân hàng ra lưu thông.
Về chi phí đẩy vẫn tiếp tục tăng cao, trong đó có chi phí vay vốn, chi phí thuê
nhà xưởng, chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển, làm tăng chi phí sản
xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
Về cầu kéo, nếu tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu
dùng tăng tới 29,5%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ vẫn còn
tăng trên 10%, tuy tăng thấp hơn mấy năm trước, nhưng vẫn cao gấp rưỡi tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
“Nhập khẩu lạm phát” tiếp tục gia tăng do hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
tăng, do tỷ giá VND/ngoại tệ của nhiều nước tăng mà nước ta nhập khẩu lớn;
riêng tỷ giá VND/USD tăng thấp, có thời gian ngắn giảm, nhưng gần đây lại
tăng trở lại.
Một lượng tiền lớn đầu tư vào chứng khoán trong năm trước và đầu tư vào bất
động sản từ năm trước đến đầu năm nay, nay do hai thị trường này giảm giá
nên đã chuyển sang thị trường hàng hoá, dịch vụ, tạo áp lực tăng giá tiêu
dùng.

2.3.2. Những nguyên nhân làm tốc độ tăng giảm lại trong những tháng
cuối năm:
Nguyên nhân của tốc độ tăng có chiều hướng giảm một phần phản ánh đúng
chu kỳ cùng thời điểm mọi năm cũng giảm do cao điểm về nhập khẩu cho sản
xuất và chi tiêu cho đời sống đã rơi vào những tháng đầu năm.
Do việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong nước, những biện pháp
kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Hơn nữa, tuyên bố
của Thủ tướng về việc giữ ổn định giá điện, nước cộng với một số biện pháp
tiếp tục tăng cung, giảm cầu lý lo ảnh hưởng tích cực CPI 6 tháng cuối năm.
Kinh tế toàn cầu suy thoái và biến động giảm giá trên thị trường thế giới cũng
được coi là nguyên nhân quan trọng của diễn biễn đi xuống này.
Giá lương thực thực phẩm giảm mạnh do cả nước được mùa lớn không gây
sức ép lên giá lương thực như tháng trước và cơn sốt lương thực tháng này dịu

×