Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Ảnh hưởng của báo chí trên mạng xã đối với lối sống giới trẻ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 44 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN MƠN: XÃ HỘI HỌC BÁO CHÍ

TÊN ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN MẠNG XÃ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên phụ trách: TS.Nguyễn Thị Tuyết Minh Sinh viên: Bùi Thị Trang My

Mã sinh viên: 62DBC11010 Mã lớp: VB6011 - Lớp: BC11B

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỤC LỤC Mở Đầu

1. Lý do lựa chọn đề tài (Tính cấp thiết)

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (Tổng thuật tài liệu) 2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới 2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng - khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng - khách thể nghiên cứu 4.2 Phạm vi nghiên cứu

5. Giả thuyết nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu

6.1 Cơ sở lý luận 6.2 Phương pháp cụ thể 7. Mô tả mẫu khảo sát

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 8.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9. Kết cấu nội dung báo cáo dự kiến 10. Khung lý thuyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm công cụ liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm mạng xã hội 1.1.2 Khái niệm Facebook 1.1.3 Khái niệm giới trẻ 1.1.4 Khái niệm lối sống

1.2 Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rationl choice theory) 1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá

1.2.3 Lý thuyết hành vi

1.2.4 Lý thuyết nhu cầu con người

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định về pháp luật liên quan đến

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

1. Bảng hỏi anket hoàn chỉnh 2. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH Cơng nghiệp hóa

KHXH&NV KT – XH Khoa học Xã hội và Nhân văn Kinh tế - Xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN MẠNG XÃ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

1.Lý do lựa chọn đề tài (Tínhcấpthiết)

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, các trang mạng xã hội cũng đã gây ra những hệ lụy khơng tốt, khó lường. Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội là trách nhiệm của cả cộng đồng, chủ yếu là trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng của gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng và quan trọng là trách nhiệm của chính bản thân người sử dụng. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, cơng nghệ thơng tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… trong đó, phổ biến nhất là Facebook. Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thơng tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thơng tin xấu, thiếu tính định hướng thơng tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đồn kết dân tộc, tơn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lơi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà khơng hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.

Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đơng Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùng internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam còn là quốc gia có lượng người dùng internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% người sử dụng ở độ tuổi 15 – 24, độ tuổi người dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32%. Theo Trung tâm internet Việt Nam (VNNIC), người dùng internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, cơng chức, viên chức. Khi ngồi trước máy tính, người đọc thường có nhu cầu học tập, tìm kiếm thơng tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thơng tin điện tử chính thống trong nước và các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội (MXH), các trang web nước ngồi. Giới trẻ ln là một trong những nhóm cơng chúng đích của truyền thơng đại chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thơng tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ... các báo điện tử đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Với sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều được truyền tải tới bạn đọc từng giây, từng phút.

Chính vì thế, những thơng tin trên mạng xã hội có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tình cảm nhân văn cho giới trẻ. Với thế giới của báo chí trên mạng xã hội, giới trẻ được sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng. Thông qua đó, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đang sống. Báo chí trên mạng xã hội nói riêng và báo chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâm của cộng đồng vơ cùng to lớn.

Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện tử, báo trên mạng xã hội nói riêng đã tạo nên một thế hệ “cơng dân toàn cầu” (Global citizen) ở Việt Nam. Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thơng minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt và cập nhật công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữ vững lập trường và chưa đủ tinh tế để nhận biết những thơng tin thiếu chính thống. Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thơng tin của báo điện tử, báo chí tại mạng xã hội rất dễ khiến giới trẻ như “lạc lối” nếu không được định hướng, giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đưa tin, làm ảnh hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ.

Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có khơng ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người. Những bạn trẻ khơng có bản lĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo có tính giải trí rẻ tiền, vơ bổ và thậm chí là độc hại. Nhiều nhà báo đã phải tâm sự, đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất của họ về một đề tài thời sự nóng hổi thì lượng người đọc khơng đáng kể, trong khi đó, một thơng tin dạng “chó cắn xe” lại trở thành tin nhiều người đọc nhất. Việc các ngôi sao, người mẫu, diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng được xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học địi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Khơng ít bạn trẻ bị ảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hưởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng nước ngồi trên báo chí. Sự ảnh hưởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn nhưng lại chưa được quan tâm đúng mực. Đến nay cũng chưa có bất cứ cơng trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu cũng như những ảnh hưởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ. Lãnh đạo của các tòa soạn cũng chưa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hưởng tới lối sống của giới trẻ; các phóng viên, BTV cũng chưa lần tốt chức năng, nhiệm vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ, trong khả năng hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của báo chí trên mạng xã hội đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (Tổngthuậttàiliệu) 2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới

Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng internet và các PTTT khác. Tất cả đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với người dân nói chung và đặc biệt là người trẻ hoặc trẻ em nói riêng. Trong cuốn sách “Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới" của hai tác giả Philippe Breton và Serge Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa học cơng nghệ đã có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống truyền thơng (hệ thống các media). Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công chúng, đồng thời dễ dàng làm ảnh hưởng tới tư tưởng, nhận thức của công chúng. Bởi vậy, tùy thuộc vào nền văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thống media được sử dụng một cách linh hoạt, phủ hợp với tiêu chí hoạt động của từng tổ chức, cá nhân sử dụng.

Bài viết “Study Shows How internet Use Affects Today's Youth" của tác giả Michael Harper đăng trên cho thấy: các thanh thiếu niên ngày nay đang tích cực sử dụng internet thông qua các thiết bị thông tin hiện đại trong cuộc sống của mình. Bên cạnh việc cung cấp một lượng thông tin

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

phong phú, internet cũng mang lại sự lạc hướng về thông tin đối với giới trẻ. Điều này cho thấy, internet nói chung và loại hình báo điện tử trên mạng xã hội nói riêng đã có ảnh hưởng nhất định đối với giới trẻ.

Ngồi ra cịn có thể kể tới một số cơng trình nghiên cứu, bài viết khác về sự ảnh hưởng của internet, của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với lối sống, hành vi của giới trẻ. Đơn cử như: “The Impact of Social Media on Children, Adolescents, and Families" (Tạm dịch: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình) của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe,KathleenClarke-Pearson (đăng tại phân tích về thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; “Impact of media use on children and youth" (Tạm dịch: “Tác động của việc sử dụng phương tiện truyền thông đối với trẻ em và thanh thiếu niên) được đăng trên

có những phân tích sâu sắc về sự ảnh hưởng của các PTTT đại chúng như: tivi, trò chơi điện tử, video âm nhạc, Internet... đối với trẻ em và thanh thiếu niên; "Effects of Media on Teens: A Look at the Research" (Tạm dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với giới trẻ: Một góc nhìn nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge đăng trên website của trường Đại học North Park ngày 01/05/2012, trong đó đã chỉ ra rằng, PTTT đại chúng đã đưa ra những “chỉ số” để những người trẻ định hình cái gì là “bình thường” và “khơng bình thường”, củng cố kiến thức, giúp họ nhận thức rõ về bản thân và những người xung quanh mình.

2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam

Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng báo điện tử, báo chí trên MXH lại nhanh chóng có được chỗ đứng nhất định, vững vàng trong lịng bạn đọc. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, báo điện tử đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Bởi vậy, báo chí trên MXH, báo điện đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều người từ học sinh – sinh viên cho đến các cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu, các phóng viên, BTV... Trước hết, về

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

mặt lý luận và những vấn đề cơ bản của báo điện tử như: sự ra đời và phát triển của báo điện tử, khái niệm và đặc trưng của báo điện tử, phương thức sáng tạo tác phẩm báo điện tử... phải kể đến các cuốn sách tiêu biểu như:“Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” – TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” – TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Bảo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” - TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2014); “Các thủ thuật làm bảo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận biên soạn. Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” – TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, tháng 06/2014 đã giới thiệu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm — nhiều thập kỷ qua như: truyền thông xã hội, các lý thuyết về truyền thơng, hội tụ truyền thơng, xu hướng tịa soạn báo hội tụ và những kỹ năng cần thiết trong viết báo đa phương tiện.

Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của internet và các thiết bị truyền thông hiện đại đối với báo chí. Trong cuốn “Phương tiện truyền thơng mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam" – Bùi Hoài Sơn, Nxb Khoa học Xã hội năm 2008 đã khẳng định: “Dù biết rằng, cơng nghệ ln ln là cơng nghệ, nó khơng hồn tồn tốt cũng khơng hồn tồn xấu, mà chỉ giúp con người trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới đã khiến nhân loại lo lắng về một khả năng con người trở thành nạn nhân của máy móc”. Hay trong cuốn “Ảnh hưởng của internet đối với hành vi của thanh niên Hà Nội”, Nxb Khoa học Xã hội (2006), tác giả trên có giết: “Trên thực tế, đối với bất kỳ một công nghệ mới nào, bản chất của cơng nghệ đều mang tính trung tỉnh. Việc con người sử dụng nó trong những hồn cảnh cụ thể và vì những mục đích cụ thể sẽ quyết định nó có lợi hay có hại đối với bản thân người sử dụng hay lợi ích của tồn bộ xã hội”. Tuy nhiên, cả hai tài liệu nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới sự ảnh hưởng của mạng internet mà vẫn chưa nói tới báo điện tử hay báo chí đối với lối sống của giới trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

“Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên" (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Trương Thị Tuyên, năm 2008) đã trình bày cơ sở lý luận của báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, mối quan hệ giữa báo chí và sinh viên. Tìm hiểu thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên qua hệ thống báo chí cho sinh viên; nội dung chuyển tải và hình thức thể hiện của của hệ thống báo chí cho sinh viên. “Cơng chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng” (Luận văn thạc sĩ Truyền thơng đại chúng của Hồng Thị Thu Hà, năm 2011) đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của các PTTT hiện đại đối với thế hệ trẻ, những người có khả năng tiếp thu cơng nghệ nhanh chóng. Tuy nhiên, trong các đề tài trên, báo điện tử đóng vai trị như một trong những PTTT nên luận văn không chỉ ra chi tiết, cũng không có những thơng tin mang tính chất nghiên cứu chun về loại hình này đối với giới trẻ hiện nay.

Tác giả Nguyễn Văn Thọ (2011) có viết bài: “Suy nghĩ về tính tự chủ của học sinh trong thời đại thơng tin và truyền thơng đa phương tiện”. Trong đó đã đề cập đến việc sự du nhập và sử dụng truyền thông đa phương tiện như hiện nay, các nhà tâm lý đang nhìn về khía cạnh cảm xúc và hành vi. Các phương tiện truyền thông đa phương tiện là biểu hiện của sự phát triển công nghệ của nên văn minh hiện đại.Với tác dụng vô cùng to lớn của nó, nhiều người, nhất là thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều vào cuộc sống hàng ngày, trở thành công cụ đắc lực phục vụ công việc của họ... Bản thân internet là tốt nhưng MXH có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực do bản thân chính mỗi chúng ta sử dụng. Cùng năm 2011, tác giả Lê Minh Công đã nghiên cứu “Tác động của internet đến nhận thức và hành vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên”. Nghiên cứu cho thấy intetnet xuất hiện giúp cho mỗi cá nhân thể hiện được cái tơi trong tình dục và giới tính với người khác, trên các trường hợp lâm sàng, các phân tích đã cho thấy internet làm thay đổi tiêu cực đến các mối quan hệ cuộc sống, gia đình, học tập, công việc,..làm một bộ phận thanh thiếu niên có những nhận thức sai lệch về giới, hành vi tình dục và các mối quan hệ.

Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thái Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã khái quát

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

chung về tình hình sử dụng MXH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Qua nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, MXH trong xã hội ngày nay đóng một vai trị to lớn trong đời sống của mỗi người và có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sống và học tập của sinh viên.

Tác giả Đoàn Thùy Dương đã nghiên cứu Đề tài: Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về tiến triển vốn xã hội. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích đánh giá từ đó nêu bật được thực trạng sinh viên với mạng xã hội Facebook, từ đó chỉ ra khía cạnh về tiến triển vốn xã hội. Đề tài đã chỉ ra một hướng tác động mới của mạng xã hội Facebook với giới trẻ đặc biệt là sinh viên.

Trong đề tài luận văn “Tình hình sử dụng Facebook của giới trẻ ngày nay” do học viên Đỗ Thị Minh Hằng thực hiện đã chỉ ra tình hình sử dụng Facebook của giới trẻ nói chung, những tích cực mà FB đem lại cho giới trẻ, và cả những tiêu cực còn tồn tại. Đồng thời nghiên cứu còn đề xuất một vài giải pháp khắc phục tình trạng sử dụng FB chưa hiệu quả.

Trong đề tài luận văn “Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên” do nhóm sinh viên trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Diệu Linh đã làm rõ thực trạng sử dụng FB của sinh viên hiện nay một cách chưa hiệu quả, bên cạnh đó cịn là nguồn thơng tin hữu ích cho những ai đã và đang sử dụng FB với mục đích marketing, biết được những đánh giá của sinh viên về FB, đồng thời chỉ ra những tồn tại và giải pháp khắc phục tình trạng sử dụng FB chưa đúng cách.

Trong khả năng giới hạn của mình, tác giả đã cố gắng đọc và tìm hiểu về các tài liệu nghiên cứu trên, coi đó là những kiến thức bổ sung để làm sáng tỏ những ảnh hưởng của báo chí trên mạng xã hội đối với lối sống của giới trẻ hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu của luận văn hướng tới làm sáng tỏ các lý thuyết về báo điện tử, nêu bật lên mối quan hệ của loại hình báo chí này đối với lối sống của giới trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đặt dưới góc độ báo chí. Đánh giá về vai trò và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ảnh hưởng của báo chí trên MXH đối với giới trẻ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ như sau:

- Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm về báo điện tử, khái niệm về ảnh hưởng, khái niệm về giới trẻ, khái niệm về lối sống; nội dung về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ; đồng thời phân tích những ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.

- Khảo sát thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của thông tin trên các tờ báo điện tử trên MXH. Từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

- Thông qua kết quả khảo sát thực tế và những nghiên cứu chuyên sâu, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lượng thông tin, nâng cao mức ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay, góp phần vào việc định hướng lối sống tích cực cho giới trẻ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là những tác động tích cực và tiêu cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Tác giả tiến hành khảo sát nội dung tin, bài và phản hồi trên các tờ báo điện tử trên MXH.

Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với những bạn trẻ có độ tuổi từ 15 – 28 tuổi, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau như: học sinh – sinh viên, kinh doanh – bn bán, nhân viên văn phịng,... để làm rõ sự khác biệt trong sở thích tiếp cận thơng tin, nhận thức, hành vi của họ sau khi tiếp nhận thông tin. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu sự tác động của báo điện tử đối với giới trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Trong khả năng giới hạn của mình, cũng như điều kiện thời gian và kinh phí khơng cho phép, tác giả tập trung khảo sát giới trẻ sinh sống chủ yếu ở thành phố lớn là Hà Nội. Sở dĩ như vậy là bởi, đây là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất cả nước, tập trung đông đảo lực lượng lao động đến từ nhiều tỉnh thành. Đây cũng được coi là cái nôi của văn hóa, có nhịp sống sơi động, trẻ trung và thường xuyên đổi mới.

Mặc dù công nghệ và internet giờ đã trở nên phổ biến, cập nhật đến từng ngõ nhỏ nhưng để tiếp cận được với báo điện tử thường xun, liên tục thì địi hỏi độc giả phải có trình độ nhất định và biết về cơng nghệ thơng tin. Do đó, những người trẻ tuổi sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ đáp ứng được tiêu chí này nhiều hơn so với những người trẻ ở khu vực khác.

5. Giả thuyết nghiên cứu

- Nhìn chung, mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên, là phương tiện hỗ trợ học tập hữu ích cho việc học tập của sinh viên hiện nay. Đặc biệt làm thay đổi nhiều khía cạnh cơ bản trong cách thức học tập truyền thống của sinh viên, giúp sinh viên có thể chủ động hơn trong học tập và rèn luyện. Sinh viên tìm kiếm tài liệu, tra cứu thơng tin lớp học, trao đổi với bạn bè và giảng viên một cách nhanh chóng mà khơng cần trực tiếp gặp mặt. - Mạng xã hội Facbook giúp tăng khả năng kết nối giữa sinh viên với gia đình và bạn bè dù sống cùng hay sống xa gia đình, cải thiện hiệu quả việc tổ chức và tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Mặc dù vậy, những hệ lụy tiêu cực của Facebook trong đời sống sinh viên vẫn tồn tại và cần được lưu tâm.

6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận

Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:

- Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thơng.

- Lý luận báo chí, lý luận truyền thông. 6.2. Phương pháp cụ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thơng tin từ nguồn tài liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu do tòa soạn báo cung cấp. Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát được.

- Phương pháp phân tích nội dung văn bản trong nghiên cứu báo chí – truyền thơng: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như: các quy định, Nghị định, Thông tư, kế hoạch, báo cáo... để lấy thông tin và số liệu cho q trình viết luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài trên các báo điện tử từ trang page trên MXH khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online, VTV,... Dựa vào kết quả thu được, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá, tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm giúp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tịa soạn, phóng viên chun phụ trách chun mục dành cho giới trẻ của một số báo điện tử, chuyên gia văn hóa, học sinh THPT, sinh viên đại học về thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tượng là giới trẻ về việc đọc báo điện tử hàng ngày, về cách thức tiếp cận và xử lý thông tin của giới trẻ trên báo điện tử. Từ đó, đề tài xác định được phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

6.3. Khung phân tích đề tài

Từ những phương pháp nghiên cứu như trên, tác giả luận văn đã tự xây dựng cho mình một khung phân tích luận văn theo mơ hình như sau:

(Báo chí trên MXH)

Thơng tin Báo chí

Giới trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Nhận thức

Theo khung phân tích này, báo điện tử đóng vai trị là nơi tạo ra thơng tin (nguồn) về các lĩnh vực trong cuộc sống. Những thông tin này tiếp cận với giới trẻ thông qua các PTTT đại chúng, giới trẻ cũng tiếp cận thông tin trên báo điện tử dưới nhiều hình thức khác nhau và cũng xử lý thông tin theo cách riêng của mình. Những thơng tin trên báo điện tử, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến nhận thức của giới trẻ. Chính những nhận thức này là yếu tố tạo nên lối sống cho giới trẻ, được thể hiện qua: Cách thức tiếp nhận thông tin, cách thức thể hiện bản thân, cách thức học tập và làm việc, cách thức giải trí và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Khung phân tích là cái nhìn tổng quan nhất về sự ảnh hưởng của báo chí trên mạng xã hội đối với lối sống của giới trẻ. Khung phân tích này sẽ được diễn giải chi tiết trong các chương của đề tài.

7. Mô tả mẫu khảo sát Bảng 7.1 Tần suất sử dụng MXH

Lối sống của giới trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Bảng 7.3 Mức độ tìm kiếm thơng tin báo chí trên MXH

< 10% 30 % 50% > 80%

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài

Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sự ảnh hưởng của báo chí trên MXH đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề tài cũng góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể nhằm nâng cao sự ảnh hưởng tích cực của báo chí trên MXH đối với lối sống của giới trẻ.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lược về thực trạng ảnh hưởng của báo chí trên MXH bao gồm cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Từ đó, những người làm báo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, BTV chuyên về những chuyên mục dành cho giới trẻ sẽ thấy được ưu và nhược điểm của những thông tin khi đưa lên báo. Luận văn cũng đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc truyền tải, tiếp nhận và quản lý thông tin trên báo điện tử nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Ngồi ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử; phóng viên, BTV báo điện tử và những người quan tâm tới lĩnh vực này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ hữu ích đối với những cơ quan báo điện tử muốn tham khảo về sự ảnh hưởng của thông tin trên báo điện tử tới công chúng của mình.

9. Kết cấu của nội dung báo cáo dự kiến

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về báo chí trên MXH ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của báo chí trên MXH đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Chương 3: Xu hướng phát triển và giải pháp phát huy vai trị tích cực của báo chí trên MXH trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay.

10. Khung lý thuyết

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ TRÊNMẠNG XÃ ĐỐI VỚI LỐI SỐNGGIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn

1.1.1 Khái niệm mạng xã hội

Nếu sử dụng từ khóa “mạng xã hội” và tìm kiếm từ khóa đó trong Google, sẽ nhận được khoảng 253 triệu kết quả. Điều đó khẳng định rằng cụm từ mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay. Nhưng để định nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau. Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng. Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thơng tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm.

Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại họcToronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội”

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Mạng xã hội, tiếng Anh: Social networking service là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

Mạng xã hội, hay cịn có thể biết đến dưới những tên gọi khác như "cộng đồng ảo" hay "trang hồ sơ", là một trang web mang mọi người đến với nhau để nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay làm quen với những người bạn mới. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

1.1.2 Khái niệm Facebook

Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xun. Trong đó khơng thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay. Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog... thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này. Bên cạnh đó chúng ta có thể kinh doanh, tích lũy thêm nhiều kiến thức mới về nhiều chủ đề khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Facebook là một websitedịch vụ mạng xã hộivàtruyền thông xã hội do công ty Facebook, Inc điều hành với trụ sở tại Menlo Park, California.Mark Zuckerberg lập trang Facebook ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng với bạn bè là sinh viên khoakhoa học máy tínhvà bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard.Tên Facebook bắt nguồn từ cuốn sổ có hình mặt (face book) của tất cả các sinh viên trong các trường đại học Mỹ.

Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho sinh viên ở Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Sau khi Facebook mở rộng ra tồn thế giới thì độ tuổi tối thiểu có được thay đổi phù hợp theo từng đặc thù của từng quốc gia.

Tính đến tháng 9 năm 2012, Facebook hiện có hơn một tỷ người sử dụng tích cực trên khắp thế giới. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter. Con số này tiếp tục tăng, đạt 1.19 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên vào tháng 10 năm 2013 , 1.44 tỷ người dùng vào tháng 4 năm 2015 , 1.71 tỷ người dùng vào tháng 7 năm 2016, 1.94 tỷ người dùng vào tháng 3 năm 2017, 2 tỷ người dùng vào tháng 6 năm 2017 và 2.2 tỷ người dùng vào tháng 1 năm 2018 . Hiện tại, Facebook có số lượt truy cập đứng thứ hai trên tồn thế giới chỉ sau Google.

Facebook có thể truy cập được từ hầu như mọi thiết bị có khả năng kết nối Internet, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng cho đến điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký tài khoản trên Facebook, người dùng có thể tạo ra một hồ sơ tùy chỉnh cho biết tên của họ, nghề nghiệp, trường học... Người dùng có thể Thêm bạn bè (hay Add Friends), trao đổi tin nhắn, đăng status, chia sẻ ảnh, video và liên kết, cũng như nhận thông báo về hoạt động của những người dùng khác. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng giữa những người cùng có một sở thích chung nào đó (được gọi là Fanpage)

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

giúp họ có thể tương tác với những người dùng khác dễ hơn. Người dùng cũng có thể phân loại bạn bè của họ, báo cáo hoặc chặn những người khó chịu. Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã bị cấm một thời gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria, Trung Quốc và Iran.

Hầu hết doanh thu của Facebook có từ các quảng cáo xuất hiện trên phần newfeed, tiếp cận tiếp thị cho khách hàng đến người dùng và cung cấp các cơ hội quảng cáo có tính chọn lọc cao

Facebook cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng dịch vụ mà không chú tâm làm việc.Quyền riêng tư trên Facebook cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Do khối lượng lớn dữ liệu cá nhân mà người dùng gửi đến dịch vụ này, Facebook đã bị các tổ chức quan tâm đến quyền riêng tư theo dõi chặt chẽ.

1.1.3 Khái niệm giới trẻ

Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Họ là những người sẽ kế cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ - thanh niên cũng là lực lượng “đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ được coi là lực lượng nhạy cảm và năng động trong xã hội hiện đại. Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời với mong muốn được cống hiến, sáng tạo nhưng cũng là lúc dễ bị lôi kéo và cám dỗ nhất.

“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ.

Về phương diện sinh học: Người trẻ là người nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu niên (dưới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi). Giới trẻ là một cộng đồng gồm những người trẻ.

Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức khơng cịn ấu trĩ con trẻ nữa nhưng cũng chưa đủ chín muồi của một người trưởng thành, chín muồi về mọi phương diện. Người trẻ là người đang trong

</div>

×